Jump to content

Advertisements




"HAI BÀ TRƯNG" hay "HAI BÀ TRĂNG"



7 replies to this topic

#1 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 68 thanks

Gửi vào 26/07/2020 - 22:20

Hôm nay, ngày lưỡng lục, mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau một thời gian tìm hiểu, tại hạ đã nhận ra ý nghĩa tên gọi của hai vị nữ anh hùng dân tộc lỗi lạc trong lịch sử tộc Việt, Hai Bà Trưng, những thủ lĩnh đã khởi binh chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán, lập ra một quốc gia của người Việt khoảng 2000 năm về trước. Tại hạ muốn viết vài dòng để chia sẻ với chư vị.

Suốt hàng nghìn năm qua, các thế hệ người Việt biết đến tên gọi của Hai Bà Trưng dựa trên cuốn Hậu Hán Thư của người Hán. Người Hán từ việc nghe người Việt gọi tên Hai Bà, đã dùng những chữ Hán có cách đọc gần như tương đồng để ghi chép lại. Sau đó, người Việt lại sử dụng phiên âm Hán Việt để đọc chữ Hán. Cuối cùng, đến giờ, chúng ta biết tên gọi của Hai Bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Rõ ràng, Trưng Trắc và Trưng Nhị không phải là những cái tên thuần Việt, không thể là tên gốc mà người Việt cổ gọi Hai Bà Trưng. Cái tên tương xứng với tầm vóc của hai vị vua bà khi đọc lên phải mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng, cao quý với hầu hết con dân Việt.

Tại hạ cho rằng, việc Hai Bà Trưng xưng vương khởi nghĩa không phải là một hành động mang tính bộc phát, mà đằng sau đó, là sự tính toán hết sức tỉ mỉ của giới tinh hoa Việt lúc bấy giờ. Tại sao không phải là Một Bà Trưng, mà phải là Hai Bà Trưng? Trưng Trắc và Trưng Nhị là tên thật của Hai Bà Trưng, hay là những tên hiệu được tạo ra nhằm hội tụ lòng người? Tư tưởng của người Hán, đặc biệt là tầng lớp tinh hoa, suốt hàng nghìn năm, bị chi phối bởi những triết lý trong Kinh Dịch. Thời của Hai Bà Trưng, nước ta đã bị nhà Hán đô hộ đến cả 200 năm, Kinh Dịch vì thế mà có ảnh hưởng nhất định đến tầng lớp tinh hoa người Việt. Bên cạnh đó, hệ tư tưởng triết học của nền văn minh lúa nước Việt cổ vốn cũng có rất nhiều điểm tương đồng với hệ tư tưởng triết học trong Kinh Dịch. Và giới tinh hoa người Việt lúc bấy giờ đã vận dụng chính Kinh Dịch để đấu trí với giới tinh hoa người Hán.

Xét về vị trí địa lý, nước ta thời Hai Bà Trưng nằm ở phía Tây, nhà Đông Hán nằm ở Trung Nguyên phía Đông. Chiếu theo Tiên Thiên Bát Quái trong Kinh Dịch, phía Đông tương ứng với quái Ly, đại diện cho mặt trời, lửa, dương, nam, số lẻ. Còn phía Tây tương ứng với quái Khảm, đại diện cho mặt trăng, nước, âm, nữ, số chẵn. Người Trung Hoa từ xưa luôn quan niệm vua của họ như ông mặt trời. Chính vì thế, người Việt cổ đã dựng nên hình ảnh bà trăng để đối lại. Mặt trời chiếu sáng ban ngày, chỉ có duy nhất một hình thái. Mặt trăng chiếu sáng ban đêm, có hai hình thái: trăng tròn và trăng khuyết. Vừa hay, theo Kinh Dịch, mặt trời là dương hợp với số một - số lẻ, mặt trăng là âm hợp với số hai - số chẵn. Hai Bà Trăng, chị là Trăng Chắc - trăng tròn và em là Trăng Nhì - trăng non, đã trở thành vua của người Việt, chúa phương Tây điều khiển sức mạnh của nước, đối kháng với Một Ông (Mặt) Trời, vua của nhà Đông Hán, chúa phương Đông điều khiển sức mạnh của lửa. Khác biệt với người Hán, người Việt ta có tín ngưỡng thờ Mẫu từ thời thượng cổ. Và việc người Việt suy tôn hai nữ nhân lên làm vua được xem là sự đối chọi quyết liệt với tư tưởng "trọng nam khinh nữ" của người Hán. Bên cạnh đó, "nước" đối với người Việt mang ý nghĩa sống còn, quốc gia chính là nước, nước mất nhà tan. Có thể thấy, bằng việc vận dụng tài tình Kinh Dịch để phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng bản địa của người Việt, Hai Bà Trăng nhanh chóng có được sự ủng hộ từ những thủ lĩnh và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ, để rồi chiếm được 65 thành trì, làm rúng động triều đình Đông Hán vừa mới thành lập, buộc vua nhà Đông Hán lúc bấy giờ là Hán Quang Vũ Đế phải dồn sức để trấn áp. Trước thế lắm người nhiều của của nhà Đông Hán, cuối cùng, Hai Bà Trăng thất thủ. Âu cũng là cái lẽ nhân sinh, con người chuộng sinh hoạt vào ban ngày, nghỉ ngơi vào ban đêm, Hai Bà Trăng rốt cuộc vẫn đứng sau Một Ông (Mặt) Trời. Dù vậy, Hai Bà Trăng luôn là biểu tượng cho tinh thần độc lập dân tộc của người Việt ta suốt hàng nghìn năm qua.

6 là con số biểu tượng của thủy, âm, mặt trăng. Người Việt đã lấy ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm để làm ngày giỗ hay lễ hội tưởng nhớ Hai Bà Trăng.

#2 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 68 thanks

Gửi vào 28/07/2020 - 20:00

Từ việc hiểu được ý nghĩa tên gọi của Hai Bà Trăng, tại hạ hiểu ra ý nghĩa của một hình tượng quen thuộc đối với người Việt Nam, đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh và trở thành một biểu tượng văn hóa Việt, được thể hiện ở hình vẽ, phù điêu, và hay được gặp nhất ở trên nóc đền, đình, miếu, bia đá - LƯỠNG (THỦY) LONG TRIỀU NGUYỆT. Hai rồng nước ngước đầu nhìn mặt trăng chính là bản thể của Long Nữ hay Long Mẫu, mẹ của Lạc Long Quân. Sự phổ biến của hình tượng LƯỠNG (THỦY) LONG TRIỀU NGUYỆT là minh chứng rõ nét cho sự tồn tại của một tín ngưỡng bản địa lâu đời của người Việt - tín ngưỡng thờ Long Mẫu.

#3 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 29/07/2020 - 00:23

徵 trưng
月 trăng
khác biệt , ở mê linh có đền hai bà trưng , trong sách sử cũng ghi là hai bà trưng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2970 Bài viết:
  • 26871 thanks

Gửi vào 29/07/2020 - 23:34

Trưng hay Triệu là những họ có thật ,như họ Thi là chồng của bà Trưng Trắc cũng vậy ,
ko phải là tên ( first name ) , vì thế ko có lý gì lại đi đổi họ của 1 danh nhân .
họ Nguyễn , Lê ,trần, hoàng ,hồ, châu ,lý ..etc bên Tàu cũng có đầy , ko lẽ nói vì những họ này ko thuần Việt thì lại bắt đổi sang 1 họ khác ??
**khi nghiên cứu mà ko rõ cái chữ đó là Tên hay Họ , lầm lẫn giữa tên & họ là ko nên .

( quote : Rõ ràng, Trưng Trắc và Trưng Nhị không phải là những cái tên thuần Việt, không thể là tên gốc mà người Việt cổ gọi Hai Bà Trưng. Cái tên tương xứng với tầm vóc của hai vị vua bà khi đọc lên phải mang ý nghĩa
hết sức thiêng liêng, cao quý với hầu hết con dân Việt. )

như Lý công Uẩn nghe ra ko có gì thuần Việt , chắc phải đổi ra Li co Oản cho nó có vẻ thuần Việt hơn .
họ Nguyễn cũng ko có gì thuần Việt , vì họ Nguyễn cũng có xuất xứ từ Kinh xuyên , Cam túc bên tàu .
vậy nên đổi họ Nguyễn thành Ngu -yên cho nó có vẻ thuần Việt .
họ Trần cũng ko thuần Việt , vì có Trần hồ công là thuỷ tổ bên tàu .
chắc phải đổi họ Trần thành Tru - ồng ,cho nó trong sáng & chứa nhiều chất Việt hơn .
họ Hoàng thì đổi = Hòn . họ Hồ = Ao ..etc

Pó tai . i'm surrendered .

#5 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 30/07/2020 - 01:18

Các họ ở VN đều có ảnh hưởng từ trung quốc, các nước trước đây có chữ viết gốc tàu đều bị ảnh hưởng văn hóa này, vì dụ cựu tổng thư ký LHQ Ban ki moon dịch ra tiếng việt là Phan Tử Văn, Ồng ta đã về việt nam tìm đển tổ nhà họ Phan ở khu gần chùa Thầy để thăm viếng, ký sổ.....
Họ tên chữ viết chỉ là ảnh hưởng văn hóa cổ, điều này không thể không bị vì sự giao lưu nghìn năm bắc thuộc. Thậm chí sử, rồi các môn học theo tư tưởng trị quốc đạo khổng thấy rõ từ thời phong kiến là ảnh hưởng từ phía bắc, ngay cả tam thức rồi tử vi phong thủy thuốc đều ảnh hưởng từ phía bắc,
Nhưng chúng ta có khác,
thứ nhất bộ gien đã được chính phủ công bố chúng ta không có nguồn gốc hán tộc
thứ hai tiếng nói khác biệt
thứ ba chữ viết khác biệt (cái này cảm ơn giáo sĩ dòng tên phương tây đã cải hoá thành latinh{
thứ 4 lãnh thổ trên đất liền rõ ràng
thứ 5 là tinh thần độc lập dân tộc
có 5 điều trên thì chỉ có kể điên mới nghĩ đến hai chữ xâm chiếm và đồng hóa tộc việt
Ngay cả bộ môn tử vi về đến VN các cụ nhà ta phát triển thành Nam phái, hệ riêng có bổ xung phát triển đặc thù, Binh pháp tôn tử rất hay, nhưng việt nam dùng kiểu việt nam, chả ai bảo nó là dặc thù trung quốc,,,,thuốc thì định rõ nam dược trị nam nhân,,,,
nên đâu cần phải lo lắng gốc gác này nọ, cứ dùng tốt là thành của riêng,
Quan trọng là có hiểu mà biến nó thành của riêng được hay không? nếu làm được thì dù tứ hóa phi tinh hay tử vi bắc phái cũng thành hồn Việt hết!

Thanked by 2 Members:

#6 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 68 thanks

Gửi vào 09/08/2020 - 17:50

Trước tại hạ, có nhiều tiền bối đã bỏ công sức để tìm hiểu cội nguồn tên gọi của Hai Bà Trăng. Tại hạ sưu tầm, tổng hợp ý kiến của các vị đó, bổ sung ý kiến cá nhân và chia sẻ để chư vị tham khảo.

Có 3 luận điểm chính mà tại hạ bám vào:
- Thứ nhất, tên của Hai Bà Trăng không phải là tên thật, mà là tên hiệu được tạo ra để hội tụ lòng người, phục vụ cho việc khởi nghĩa.
- Thứ hai, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trăng không chỉ đơn thuần là cuộc khởi nghĩa để giành lại lãnh thổ, mà là cuộc chiến chống lại tham vọng đồng hóa của chính quyền Đông Hán. Tên của Hai Bà Trăng như một thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng về ý chí độc lập dân tộc mà người Việt muốn truyền đến người Hán.
- Thứ ba, tên hiệu của Hai Bà được tạo ra trên cơ sở vận dụng Dịch học.

#7 KinhHinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 224 Bài viết:
  • 116 thanks

Gửi vào 09/08/2020 - 19:02

Mình có đọc một số tài liệu nói người Kinh (Lạc Việt) mình là một trong số những tộc thuộc Bách Việt (100 tộc Việt), từng thuộc nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương. Hai Bà Trưng bây giờ vẫn có đền thờ ở Động Đình Hồ (Hồ Nam Trung Quốc). Bach Việt bị Hán Tộc đánh bại và đồng hoá (hoặc ăn cướp) văn hoá thời cổ đại (2). Người Hán vốn là dân du mục phía Bắc không có văn hoá trồng lúa nước. Hán tộc phía Bắc cũng có bộ gen(1) khác so với phía Nam mặc dù qua mấy ngàn năm đồng hoá phần nào bộ gen có chút pha tạp giống nhau. Mình tin nền văn minh lúa nước Trung Hoa do người Bách Việt sáng tạo và bị cướp bởi người Hán và gây sự ngộ nhận cùng hiểu lầm sau này.

(1)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(2)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 ngaichutich.cloud

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 28/09/2020 - 20:19

Chỉ là suy diễn.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |