←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Những suy nghiệm về mệnh lý học Phương Đông



1 2

lieutrai's Photo lieutrai 27/03/2020

Mình mới tiếp xúc với môn tứ trụ tử bình này, và xin chia sẻ thật rằng kiến thức còn quá nông để bàn luận về tứ trụ cùng các chuyên gia. Nhưng qua những trải nghiệm từ việc học tử vi, cùng nhiều lần ngụp lặn trong các diễn đàn về lý số, càng tìm hiểu huyền học, càng thấy những suy nghĩ tích tụ dần trong lòng cần được nói ra, cần được chia sẻ thật lòng bởi các bạn - những người học mệnh lý. Và cháu cũng rất mong những ý kiến chân thành của các cao nhân trên diễn đàn với mong muốn được toàn bị hơn trong suy nghĩ khi đến với huyền học.

Có mấy vấn để làm mình băn khoăn mãi đối với tử vi - tứ trụ học:


1/ Vừa đọc được một topic bên lyso.vn . Nội dung của topic đó không quá quan trọng mấy, nhưng lại có một comment khá tiêu cực bởi một nick tên: 4pillar như sau:

Trích dẫn

Tốt nhất là cô em cứ bị lừa 1 lần cho biết, bản thân anh đây những năm 2000 đi xem khắp đất hà nội, hải phòng, nam định. Cứ ở đâu có tiếng cao nhân tử vi là mấy anh em đồng sự lại đi xem, mối quan tâm duy nhất là vận số làm ăn của mấy người thế nào, công ty có phát triển không. Giờ đã gần nửa đời rồi, đắng cay đều nếm, loại người nào cũng gặp, kết lại xem cũng chẳng để làm cái mẹ gì, tốt vẫn đến mà xấu vẫn xảy ra, con người không có cái quyền gì quyết định hết cả mà bảo vận tốt thì mở rộng, vận xấu thì thu nhỏ quy mô. Cái trò xu cát tị hung chỉ là cái câu vớ vẩn của bọn đạo gia nửa mùa thôi

Làm quen với cộng đồng bên lyso.vn một thời gian, mình được biết người 4pillar này có sự hiểu biết về cả tử vi lẫn tứ trụ, trình độ thì chịu không đánh giá được cao thấp. Comment này của 4pillar đã khái quát được sự bất an và dè dặt của mình khi tìm hiểu đối với huyền học phương đông, về sự âm tính cùng ma giáo của nó. Một kết quả mà ai cũng từng tưởng tượng khi học được thứ học tri mệnh là phải đi đến sự "Đắc Đạo", đến sự bình an nào đó trong tâm hồn. Thay vào đó, nếu lướt qua những topic trên lyso cùng một vài diễn đàn tương tự, cái ta tìm được là những biểu hiện điên điên khùng khùng, tẩu hỏa nhập ma của những con người đang khủng hoảng trong cuộc sống khi tìm đến huyền học. Trớ trêu thay, những tưởng tìm được lối thoát cho cuộc sống, cho sự nghiệp, danh vọng, thì họ chỉ tìm thấy sự bế tắc kết tình trong câu bình luận của 4pillar như trên.

Mình thật sự không đủ khả năng cùng kiến thức về tử vi tứ trụ để phân định được quan điểm của 4pillar là đúng hay sai (và đây là thứ cần quan điểm chuyên sâu chân thành của các cao nhân), nhưng mình biết nếu đứng trên quan điểm khách quan mà nhìn nhận, 4pillar là một người bất mãn và bi quan với cuộc sống, và còn lây lan sự bi quan yếm thế này cho nhiều người khác, minh chứng bằng viêc có rất nhiều thành viên trên lyso.vn cảm ơn bài viết của 4pillar.

Nếu quả thật là như vậy, thì học tử vi tứ trụ có tác dụng gì chăng? Nếu ta đem lá số của mình cho một ông thầy phán, đó là ta đem vận mệnh của mình đặt vào tay kẻ khác để phán đúng sai rồi tự ám thị mình. Còn nếu ta tự học để tìm hiểu về mệnh lý, có khi nào ta lại rơi vào sự bế tắc, tẩu hỏa nhập ma?



2/ Là một người tò mò, mình có tìm hiểu qua vê chiêm tinh học của Phương Tây và Ấn Độ, qua việc thỉnh thoảng lại nghe một bài podcast về chiêm tinh học (Astrology) của một chiêm tinh gia khá nổi tiếng. Một điều mình nhận thấy rất rõ ràng đó là chiêm tinh học không quá chú trọng vào vận mệnh của con người cùng các vận hạn dự đoán tương lai. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm hiểu bản thể con người, tìm hiểu về nội lực cùng tính cách, tâm lý của cá nhân đó. Kể cả đối với nhưng chi phái Chiêm tinh học chuyên về dự đoán tương lai, cái mà một nhà chiêm tinh học quan tâm trước nhất đó là vấn để đạo đức, cùng triết lý liên quan đến việc dự đoán tương lai. Tỷ như việc có nên tự dự đoán tương lai cho chính bản thân? Nếu biết trước được sự việc sẽ diển ra trong tương lai, liệu có nên công bố nó? Mối quan hệ tương tác giữa các vì sao trên trời đối với vận mệnh con người là như thế nào?..... Theo mình đây là một cách nhìn lành mạnh hơn rất nhiều so với cách nhìn thông thường của các nhà huyền học phương Đông mà mình được biết.

Nói thể không phải để cổ súy nền học thuật của Tây mà khinh thường nền học thuật của Á Đông, mà để chúng ta nhìn nhận lại rằng có thật là ta đã hiểu hết về huyền học Á Đông? Khi mình lướt qua những topic bàn luận về tử vi tứ trụ, hầu hết chỉ là những topic liên quan đến vấn để "kỹ thuật" của mệnh lý, như việc sao này, hạn kia.... Mà lại ít quan tâm đến vấn đề đạo học trong mệnh lý, điều mà mình cho rằng quan trọng hơn cả. Phải chăng đây là tín hiệu của thời kỳ mạt pháp, khi mà thuật lấn át Đạo? Rằng những kẻ tưởng rằng mình tinh thông hơn ai hết thực chất lại là kẻ ngu độn hơn cả?



3/ Điều cuối cùng mà mình băn khoăn là nguồn gốc thật sự của huyền học và sự ma quái đi kèm với sự mờ ám của nó.

Một chiêm tình gia đã từng bình luận rằng:" Khi bạn thấy một vận hạn của một người trên tinh đồ, đó là bạn thấy được sự liên quan của các tinh thể đối với bản thân cá nhân của người đó, không có nghĩa là tinh thể đó gây ra sự kiện đó." Một định nghĩa tưởng chừng như đơn gian nhưng thật rất sâu sắc đối với mình. Nó đã giải tỏa được một khúc mắc trong lòng mình khi mới chỉ tìm hiểu về tử vi của Phương Đông. Đó là một quan điểm thoáng đạt của chiêm tinh gia đối với vấn đề vận mạng, điều mà mệnh lý Á Đông vẫn còn rất nghiêm khắc "giáo huấn" người học, điển hình là người học 4pillar ở ví dụ trên. Sự giáo huấn này vẫn rất hiệu quả cho đến tận ngày nay là bởi sự mờ ám trong nguồn gốc cùng các lý luận của học thuyết mệnh lý Á Đông, điều mà mình cho rằng có hại hơn có lợi. Vẫn biết huyền học thì phải "huyền". Nhưng nếu thay vì đi đến sự đắc, huyền lại thành "hắc", chúng ta có còn muốn níu giữ mãi chữ huyền đó không? Hay chúng ta muốn thật hiểu rõ cái học của người xưa để cải tiến cho phù hợp với ngày nay?

Ví dụ như việc trong 24 tiết khí thì có một tiết khí tên: Đại Tuyết. Vậy xin hỏi cái đất Việt Nam này có khi nào "Đại Tuyết"? Các bạn nghĩ thể nào về việc biến đổi khí hậu trái đất với việc ảnh hưởng lên tiết khí, ngũ hành? Tỷ như đến một ngày đứa trẻ sinh vào Đại Tuyết tiết khí nhưng trời nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu, vậy ta luận là thủy vượng hay hỏa vượng? Nếu đến tháng xuân cây cỏ tươi tốt như trong sách, nhưng thời nay tháng đấy chìm trong băng tuyết, vậy ta nên giải quyết vấn đề này như thể nào?
Thiệu Khang Tiết có nói về một chu kỳ đại hóa của vũ trụ cỡ 240000 năm (mình không nhớ được chính xác con số), vậy trong hai trăm ngàn năm đó không có sự biến dịch về ngũ hành ư? Khoa học nói mỗi vài nghìn năm tiết khí lại biến động lớn một lần, và chúng ta đang sống trong thời kỳ tiết khí biến đổi mạnh mẽ, vậy những điều này có ý nghĩa gì đối với mệnh lý học?

Trên đây là nhưng thắc mắc, trăn trở của mình, hoàn toàn không vì một mục đích dạy đời ai. Người học lý số khi đạt đến một ngưỡng nhất định thường sẽ tự phong cho mình làm "thầy" để được "phán". Nhưng nếu chúng ta lột đi lớp mặt nạ giả tạo đó, trần trụi làm những con người tò mò, thuần túy tò mò, liệu chăng sẽ có những chia sẻ thật lòng?
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 27/03/2020

@lieutrai thấy Tâm huyết của Bạn cùng ý kiến thú vị nên Tôi lăn vào chia sẻ vài điều :
1.Quan điểm cá nhân không đại diện cho cái toàn thể ; đôi khi cái toàn thể lấn át thiểu số nhưng không phải thiểu số ấy để cho lấn át mà đơn giản Họ đang đi trên con đường hoàn toàn khác.Sự thật lắm Thầy nhiều ma ở cái đất Á Đông này chẳng lạ gì ; nó đã tồn tại hàng ngàn năm ngay khi vừa sơ khai; khi nền kinh tế phát triển thì tính thực dụng lại càng được đề cao nên chuyện các Thầy bà chẳng có gì để nói - nó là xã hội là cái chợ thu nhỏ của đủ dạng Người.
-Vậy Cao thủ hay thấp thủ chỉ quy lại 2 Mệnh đề ;
+Muốn Người khác công nhận và thể kiếm lợi từ Nó hay đơn giản chỉ là kiếm lợi
+Danh lợi chỉ là phù du ; tri thiên Mệnh thể hiện cái Tôi xưng danh tạo thiên lập địa coi Nó như là đích đến . Như con cá chép muốn hóa rồng .Nhưng đa phần hóa rồng xong lại thấy nhạt toẹt với mấy cái mỹ từ Cao thấp
-Trong Ma y thần tướng đã nói rõ : đến với huyền đã là cái Duyên từ Âm đức - muốn kiếm trác từ Nó không chỉ tổn hao Nguyên thần mà còn là Nghiệp quả
2.Vấn đề Đạo Học nên miễn bàn : Mỗi Người tự xây dựng bộ khung Quy chuẩn trên thước đo của Mình nên không cần quan tâm Người khác nghĩ gì lam gì. Chỉ quan tâm làm thế nào với Mình và con đường Mình chọn
3.Ruốt cuộc mục đích cuối cùng cùa lieutrai là hiểu mình ; trở thành phiên bản Tốt nhất của Mình hay là ngắm hoa ngoài hiên cảm thán...nếu tập trung vào Mình thì kỹ thuật là thứ nên chú tâm . chỉ sợ ai cũng dấu kỹ thuật chứ không sợ trăm hoa đua nở
4.Bất kỳ môn chiêm tinh hay dự trắc nào cũng khai thác phần tương lai khả biến và quá khứ để kiểm nghiệm .Nên sự phân biệt Đông Tây có vẻ vô chừng ; vì thú thực Tôi đã xem các luận giải lá số chiêm tinh chẳng khác gì tử vi cả. Tarot bào giống với tâm lý Học hơn nhưng Tôi cũng phải thừa nhận sự chính xác của Nó trên dự trắc tương lai.
5.Vấn đề tiết khí: @lieutrai có từng nghĩ rằng trên thế giới bao nhiêu vùng có tứ thời ? riêng Việt Nam tứ thới tương đối rõ nét chỉ có phía bắc thôi.
Vậy Người Trung quốc không nhận thấy điều này khi xây dựng lý thuyết ư ? không hề !Kinh nghiệm chinh chiến chinh phục trung nguyên cùng các lần bị xâm lược thừa khả năng cho Người Trung quốc biết rằng khí hậu ở mỗi vùng khác nhau; đôi khi vài vùng chỉ có hai mùa phân ra rõ rệt. Họ xậy dựng học thuyết Trung Hoa giống như Địa cầu thu nhỏ vậy . Cái Tam tài - Thiên - Địa - Nhân cảm ứng chính là cái sườn để xây dựng nên thuyết toàn tri - toàn thể bao quát.Cùng là tháng 2-3 nhưng khí hậu mỗi nơi mỗi khác ; sự phân tầng cũng vậy nhưng sự liên kết chịu ảnh hưởng của các nhân trên những vùng chịu ảnh hưởng rõ rệt và những vùng chỉ còn đôi chút ảnh hưởng liệu còn có tương đồng ? Hay sự nghiệm lý chỉ ra rằng biên độ sai số trong vùng có thể chấp nhận được.
Tôi muốn chia sẻ vài điều thêm về Thái ất tại sao Phận dã địa lý chỉ gói gọn ở Trung nguyên Hoa Hạ mà không mở rộng ra hơn ; Người Trung Quốc không biết đến các vùng lãnh thổ khác ah ? Xin thưa không ? Họ đang làm viên đồ thu nhỏ của Trái đất từ đó lý tính chuyển động các sao tác động lên cái chung toàn thể.
Vậy trung cung có rất ít sao bay vào / tại sao ?Tại sao Thái Ất không bao giờ vào giữa ?Văn xương cũng vậy .Hay trung cung chính là cái tâm điểm của Nhân(trong tam tài)
Vài ý kiến thêm chúc bạn vui!
Vài ngày nay đọc được một cmt của Bạn trung quốc trên diễn đàn học thuật :
-Trước đây có Tả Ao ngửa trông - ngửa cúi tầm long mà sao năm trăm rồi vẫn chưa có Tả Ao thứ hai rạng danh tiên tổ Việt
-Truyền thống Khâm thiên kéo dài từ đời Hán : sách cho vua đọc 100%; sách cho Quan Học 85%; sách cho dân chúng 65%. Bảo vậy sao Mai hoa chỉ có năm - tháng - ngày - giờ lập quẻ đơn giản vậy
- Trích lời cụ HU : nước lớn chẳng bao giờ muốn chúng ta giỏi thuật số; chúng ta nhiều lắm cũng chỉ như dân chúng của họ thôi ...(mờ tịt về những điều chưa thấy..)
Sửa bởi babylon: 27/03/2020 - 12:37
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 27/03/2020

@babylon Trước hết xin cảm ơn bạn đã có những chia sẻ thật lòng và tâm huyết. Thú thật đăng lên để giải tỏa suy nghĩ thôi chứ không nghĩ sẽ được hồi đáp lại hay và đầy đủ vậy.

Tuy nhiên, có vẻ như bạn đang hiểu nhầm vế đầu trong post của mình. Bàn về quote của 4pillar, mình không quá chú trọng vào việc hắn là thầy bà phương nào, cao thủ hay thấp thủ mà về việc sau hơn 20 năm tìm hiểu tử vi lý số, hắn lại đi đến một suy nghĩ bi quan, bất mãn đến như vậy. Bình luận của 4pillar chắc hắn cũng chỉ viết ra rồi quên, nhưng đem lại cho mình khá nhiều suy nghĩ về sự nguy hiểm của huyền học. Và mình không nghĩ là 4pillar hành nghề đâu, vì theo mình được biết thì như vậy.

Cũng xin bình luận thêm về việc dùng tử vi, tứ trụ học, hay chiêm tinh học, tarot.... để hiểu mình thì mình lại không hoàn toàn cho là một mục tiêu hợp lý. Vì mệnh lý học, thứ học tầm thường trong một nền học thuật rộng lớn và vĩ đại của Á Đông làm sao có thể đủ tầm vóc để "hiểu mình", hiểu chính cái bản thể cá nhân hay cái tiểu càn khôn là mình cho được. Hermann Hesse có khái quát: tâm hồn con người là một quần thể của hàng triệu mảnh hồn đã từng tồn tại đâu đây. Phật ví thân tâm ta như quả hành nhiều lớp múi, bóc từng múi thì tưởng sẽ đi đến lõi, mà bóc hết thì chẳng thấy gì. Ta đâu thể lấy cái cố định mà tả được thứ vô cùng...

Thêm nữa, khi tớ bàn về chiêm tinh học, không phải bàn về độ chính xác hay kỹ thuật của môn đó, mà bàn về tinh thần tương đối lành mạnh của các chiêm tinh gia (một vài lưu phái nhất định thôi) đối với vấn đề vận mạng. Những tư tưởng của họ đã giải phóng tớ khỏi lớp khói u ám đang bao phủ Á Đông này.

Về Đạo học thì bạn đúng, đúng là không nên áp ai phải hiểu cái Đạo mà mình cho là đúng cả.

Tớ không nghĩ là người Trung Quốc tạo ra các môn huyền học chỉ để cho riêng họ dùng mà không áp dụng được cho nơi khác (Btw, khi ta nói đến khái niệm người Trung Quốc, có thật là có một thứ người gọi là người Trung Quốc?). Điều tớ muốn lưu ý ở đây là tinh thần kiểm nghiệm khi đứng trước một học thuyết của người xưa. Học thuyết này được lập ra ở Bắc bán cầu trong vùng ôn đới, trong một thời kỳ cỡ 3000 năm đổ lại khi nền văn minh của con người sinh sôi nảy nở (khoảng 5000 đổ lại) và trái đất đang ấm dần lên từ từ. Thời kỳ mà ta đang sống được đánh giá là một thời kỳ mà sự biến đổi khí hậu sẽ dần chuyển lạnh, đi kèm với nó là những tác động tiêu cực đến văn minh nhân loại. Khi đã biết được từng ấy thông tin, phải chăng chúng ta nên kiểm nghiệm lại cái học của người xưa để xem xem có thật còn hữu dụng?

Vả chăng nếu hữu dụng thì hữu dụng ở điểm nào? Chúng ta thường tưởng lầm rằng Tử vi lý số là cái học của Đaọ gia. Thực chất những mệnh lý gia đóng góp nhiều nhất cho nền học thuật này lại là các nho gia, các quan gia, những con người trần tục với nhưng tham vọng về giàu nghèo, quý tiện. Vậy cái học của các nho gia khi xưa liệu đúng được bao nhiêu phần trong xã hội hiện đại?

Lá số tử vi tứ trụ, 60 năm lặp lại 1 lần, 180 là trọn đủ tam nguyên, nhưng quý nhân mỗi thời mỗi khác, vĩ nhân mỗi thời mỗi mới...

Có một người bạn rất tốt đã từng khuyên mình như này: nếu chưa hiểu được lịch số cùng tinh tượng, địa lý, dịch tượng, thì đừng bàn đến mệnh lý, mà nếu đã hiểu được các môn trên rồi thì bàn đến mệnh lý làm gì? Ôi thật là sâu sắc mà trong lúc u mê không sao cảm nổi.

Oscar Wilde từng nói: mọi thứ nghệ thuật đều là vô dụng...
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 27/03/2020

Tại sao tính cách tôi như này ...mà không phài là thế khác ! Sao thủ Mệnh quyết định tính cách nhiều như vậy ư ; suy nghĩ thay đồi kết quả thay đổi -->vân tay thay đồi ?Liệu đây có phải là hiểu mình .Gieo quẻ dùng sự việc để kiểm nghiệm kết quả rồi ah hah : chung quy lại không rời xa quẻ Mông ; bói một lần thí cứng quyết ...bói hai ba lần thì bào nhàm .Vậy liệu đâu có phải là tri để thấu cái thiên cơ.
Nếu không tầm tứ bàn sở học ; hay kiểm nghiệm chúng ta vẫn lẩn quẩn trong cái vòng của Mình.Bàn về Mệnh lý chính là lúc xem cái sự hiểu - biết của Mình đến đâu .Đa phần chúng ta chỉ tâm huyết 1 vài Môn ; đợi Đại toàn mới bàn thì có chúng ta khó lòng mà tiến xa và nhanh được.Nên phân mục có lý do của Nó người giỏi Tử bình không cần nhất thiết phải biết tường tận Lịch số.Người giỏi Âm trạch không nhất thiết phải tường tận cả tứ trụ ; tứ trụ của Họ dừng lại ở Trạch cát
Sửa bởi babylon: 27/03/2020 - 13:33
Trích dẫn

langtuviolet's Photo langtuviolet 28/03/2020

Sách và người hiểu biết về 4pillar ở vn không nhiều, bạn muốn học thì trước hết phải tìm tài liệu mà xem lịch sử qua các đời vua nó thế nào còn hay mất ? Tất cả cái bạn viết với mình là chính xác 100%. Chỉ có điều bạn có đến được cái tầm đấy hay k thôi ! Nếu cố quả, không gia đình người thân thì có thể nghiên cưú. Nếu không mình khuyên bạn là nghỉ đi đường còn dài lắm !!!!! Học trường đời xong mới thông được số bạn ạ, không thì chỉ là sáo rỗng thôi !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 28/03/2020

Những bạn có một kết cục như nick 4pillar vậy cũng không phải là ít, họ nói không sai về thực trạng, chỉ là không đúng về khía cạnh học thuật. Tuy nhiên những người đến với mệnh lý với tư cách là người đi xem bói, chứ không phải là người trực tiếp nghiên cứu, tôi cho rằng một kết cục như vậy không phải là ngạc nhiên.
Trích dẫn

Tutrumenh's Photo Tutrumenh 28/03/2020

Tôi cũng hay đi xem bói, thực ra thì cũng vì tò mò thôi, với hình như mình thích mấy môn này, nên cũng hay tập tành đọc sách tìm hiểu. Với vị thế người đi xem bói thì thành viên 4pillar đó nói không có gì sai cả, chỉ có cái người ta hơi cực đoan ở câu cuối cùng, “xu cát tị hung của bọn đạo gia nửa mùa”, theo tôi là hơi cực đoan. Đành rằng thiên mệnh là bất biến, tuy nhiên đến với môn này để tu dưỡng đạo đức, theo tôi xu cát tị hung là cái ý hướng người ta tu dưỡng, nhưng chắc anh ta gặp quá nhiều thể loại yêu cầu mở phủ, tôn nhang, cúng bái giải hạn nên anh ta cực đoan thế chăng?
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 28/03/2020

 Tutrumenh, on 28/03/2020 - 18:35, said:

Tôi cũng hay đi xem bói, thực ra thì cũng vì tò mò thôi, với hình như mình thích mấy môn này, nên cũng hay tập tành đọc sách tìm hiểu. Với vị thế người đi xem bói thì thành viên 4pillar đó nói không có gì sai cả, chỉ có cái người ta hơi cực đoan ở câu cuối cùng, “xu cát tị hung của bọn đạo gia nửa mùa”, theo tôi là hơi cực đoan. Đành rằng thiên mệnh là bất biến, tuy nhiên đến với môn này để tu dưỡng đạo đức, theo tôi xu cát tị hung là cái ý hướng người ta tu dưỡng, nhưng chắc anh ta gặp quá nhiều thể loại yêu cầu mở phủ, tôn nhang, cúng bái giải hạn nên anh ta cực đoan thế chăng?

 AnKhoa, on 28/03/2020 - 18:18, said:

Những bạn có một kết cục như nick 4pillar vậy cũng không phải là ít, họ nói không sai về thực trạng, chỉ là không đúng về khía cạnh học thuật. Tuy nhiên những người đến với mệnh lý với tư cách là người đi xem bói, chứ không phải là người trực tiếp nghiên cứu, tôi cho rằng một kết cục như vậy không phải là ngạc nhiên.

Cám ơn các bác đã cho ý kiến cùng cảm nhận. Xin được đính chính là nick 4pillar bên lyso.vn là một ông "thầy" đi phán số người chính hiệu, cũng có thể coi là một người trực tiếp nghiên cứu, chỉ là đến trình độ nào thì mình cũng không biết được.

Đối với quan điểm của bác @Tutrumenh, mình xin được nêu một vài thắc mắc:

Tính riêng tỷ lệ dân số đất nước Việt Nam ta với gần 90 triệu dân như hiện nay, cứ một giờ trung bình có 5 đứa trẻ ra đời, một canh giờ có 10 đứa trẻ ra đời. Vậy số phận của 10 đứa trẻ đó có giống nhau? Khuôn mặt hình vóc đều giống nhau? Đều sinh ra trong hoàn cảnh gia đình giống nhau? Số lượng anh chị em giống nhau? Phúc âm phúc dương giống nhau? Thành tựu trong đời đều giống nhau?

Nếu có môt lá số tỷ phú đẹp nhất trong mọi lá số, có nghĩa là đất nước Việt Nam ta sẽ có 10 ông tỷ phú với cùng ngày tháng năm sinh, giờ sinh? Trong số các quan chức đang đương vị gộp 100 ông, thực ra chỉ có 10 ông, vì cứ 10 ông một chung một lá số đại quan. Lá số cụ tổng chắc canh giờ cụ sinh ra không có ai được quyền sinh vào canh giờ đó, không lại lòi ra 2-3 cụ tổng?

Bác giải thích sao về câu truyện Chu Nguyên Chương tìm giết những người có cùng lá số như mình? Phải chăng là câu truyện bịa đặt bởi người xưa hay có thâm ý gì?

Ông đại tỷ phú 60 năm trước có cùng lá số với ông đại tỷ phú 60 năm sau? Cứ 180 năm trọn đủ tam nguyên, ai làm quan đã có chung lá số, ai nên giàu đã có một lá số, 8 chữ can chi, sao không nhớ lấy, giờ đó ngày đó tháng đó năm đó, mò đến bệnh viện phụ sản, tìm ra kẻ đại tài, tìm ra bậc thánh nhân mà cầu thân.

Muốn tìm kẻ làm tướng trong quân đội, hãy đến bệnh viện nhi mà gom. Muốn tìm kẻ làm quan, hãy đến bệnh viện nhi mà gom về đào tạo để sau này an bang tế thế, xoay chuyển càn khôn mà đưa đất nước ta lên thành cường thịnh. Chí làm trai sao không được vây mà chỉ suốt ngày quanh quẩn nơi vận số cỏn con?
Trích dẫn

Tutrumenh's Photo Tutrumenh 29/03/2020

Tại sao bạn không nghĩ ngược lại, kẻ mang lá số tốt, tự nhiên khi lớn lên sẽ có biểu hiện xuất chúng, thiên địa nhân ngoài xã hội hợp thời thì tự sẽ khởi phát? Học ngoại ngữ thì ai cũng có thể học được, nhưng để giỏi và thuần thục một ngoại ngữ hay nhiều hơn thì nó yêu cầu năng khiếu bẩm sinh, đó là mệnh vậy.
Còn chuyện bạn cho rằng cùng một ngày giờ kẻ giàu người nghèo. Chủ đề này đã bàn không biết bao nhiêu lần ở các diễn đàn lý số. Bạn có thể tìm đọc
Sửa bởi Tutrumenh: 29/03/2020 - 09:01
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 29/03/2020

 Tutrumenh, on 29/03/2020 - 08:54, said:

Tại sao bạn không nghĩ ngược lại, kẻ mang lá số tốt, tự nhiên khi lớn lên sẽ có biểu hiện xuất chúng, thiên địa nhân ngoài xã hội hợp thời thì tự sẽ khởi phát? Học ngoại ngữ thì ai cũng có thể học được, nhưng để giỏi và thuần thục một ngoại ngữ hay nhiều hơn thì nó yêu cầu năng khiếu bẩm sinh, đó là mệnh vậy.
Còn chuyện bạn cho rằng cùng một ngày giờ kẻ giàu người nghèo. Chủ đề này đã bàn không biết bao nhiêu lần ở các diễn đàn lý số. Bạn có thể tìm đọc

Nếu bạn có một link topic nào bàn về chủ đề trên thì mong được chia sẻ. Bản thân mình cũng đã tìm kiếm chủ đề này rất nhiều lần nhưng những câu trả lời mình tìm được quá sơ sài và không thỏa đáng, thiếu chặt chẽ và nhiều phần suy tưởng, cho dù nó đến từ những bậc thầy tử vi mà mình kính trọng. Vậy nên mình mong topic này chúng ta bàn luận luôn về vấn đề đó, chứ không còn phải tìm đâu xa nữa. Nếu như bạn thầy đã có ai trả lời thỏa đáng câu hỏi học búa này, bạn có thể dẫn link hoặc chép nguyên xi câu trả lời đó.

Thế nào là mệnh tốt? Mệnh tốt là người được hưởng an nhàn sung sướng? Hay là một người trời phú cho thiên tư hơn người?

Có biết bao nhiêu thiên tài với trí tuệ trác tuyệt đã phải sống trong nghèo khó, trong bất mãn suốt cuộc đời? Ôi, nhiều vô kể, nhiều đến mức Tố Như đã phải thốt ra:"Chữ Tài liền với Chữ Tai một vần". Chúng ta biết được bằng số liệu y khoa rằng, những người với chỉ số IQ cao thường phải gánh chịu những căn bệnh quái ác về thần kinh cao hơn người có chỉ số IQ trung bình. Có nghĩa là, với "thiên tư trác tuyệt" đó, cho dù được hưởng giàu sang phú quý họ cũng sẽ bị giằng xé bởi bệnh tật (statistically), và tâm tưởng họ chắc sẽ chẳng lúc nào yên do suy nghĩ quá nhiều.

Có biết bao nhiêu kể khù khờ lại được hưởng sung sướng trọn đời? Phải chăng những kẻ ngây ngốc, vô lo vô nghĩ lại là những kẻ sung sướng nhất? Mệnh họ chắc phải đẹp lắm, vận đi chắc phải êm lắm, vì cả đời vô lo vô nghĩ thật chẳng phải là cái mà cổ nhân đã hằng ao ước ư?:" Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của đời người vậy". Phải tính thế nào đến việc những kẻ khù khờ không những được hưởng hạnh phúc sung sướng về mặt tinh thần, mà vật chất họ cũng chả thiếu.

Trích dẫn

Xưa có ông lão lúc về già thì khù khờ ngây độn, không nhớ cái gì quá một ngày. Con cháu đi tìm thầy chữa, ông họ Khổng tới nhà hứa chữa trị, nhưng phải để ông đóng cửa ở với ông lão hết 5 ngày 5 đêm. Qua 5 ngày, ông lão khỏi bệnh khù khờ, cái gì cũng nhớ được cả, tức quá cầm gậy đuổi đánh y nhân....

Nếu nói lá số tốt thì thiên tư xuất chúng, vậy là nói thành tựu đời người nằm trên lá số. Vậy sao thiên tài trên đời lại không cùng bát tự? Thống chế các nước lại khác ngày sinh? Tướng quân cầm lệnh, năm sinh cũng không đồng? Cứ giả như cho là có sai số, cũng không thể nào không có 2 tỷ phú có cùng lá số cho được, vì chẳng đã có câu:"tiểu phú do nhân, đại phú do thiên" đó sao?. Nếu thế chả lẽ cả thế giới này đui mắt mà không tìm ra được quy luật? Bill Gates là đại phú, tôi đồn rằng có một tỷ phú đô la ngầm nào đó cùng lá số với Bill Gates.

Còn nếu nói lá số tốt xấu chỉ thể hiện cát hung đời người, vậy tại sao anh em song sinh, kẻ xấu người tốt, kẻ thọ trường người đoản mạng? Người xưa tính một đời người cỡ 60 năm, sống đến 70 thì xưa nay hiếm. Vậy nên 60 năm giáp tý duyên khởi duyên diệt đã tính ra cả rồi. Nhưng chớ trêu thay, có một thằng gọi là khoa học Tây phương nó mò vào nhà, nó nâng tuổi thọ trung bình lên càng ngày càng cao, làm thiên nhân cổ đại học lúng túng. Dịch thì vứt qua một bên, đòi phải duyên khởi duyên diệt nơi xác chết can chi, nhưng lại tự nhận mình là thông mệnh trời.

Trích dẫn

Khuất Lăng bị phế, đến Tư Mã Quý Chủ coi bói. Quý Chủ hỏi: "Quân hầu bói việc gì?"
Đông Lăng nói: Nằm lâu muốn dậy, bị giam lâu thì muôn thong thả, buồn bực lâu rồi thì muôn ngáp hơi... Tôi nghe rằng: Sự chứa đựng lâu rồi thì phải tiết ra, sự bế tắc đến cùng cực rồi thì phải được thông đạt, sự nóng đến cùng cực rồi thì nổi gió, bị ứ đọng đến cùng cực rồi thì lại thông đông qua xuân đến, không gì co rồi mà không duỗi ra rồi thì trở lại, một đi, một về. Tôi còn có đều nghi, xin tiên sinh
chỉ bảo.
Quý Chủ đáp: "Nếu vậy thì quân hầu đã biết cả rồi, vậy còn coi bói làm gì".
Đông Lăng nói: "Tôi chưa biết rõ lẽ ảo điệu ấy, xin tiên
sinh dạy lại cho".
Quý hủ đáp: "Ôi! Đạo Trời thân với gì? Chỉ thân với Đức mà thôi. Quỷ thần linh nhờ đâu? Nhờ người mà linh. Cỏ thi là thứ cỏ khô, mai, mai rùa là thứ xương khô đều là vật vô tri. Quân sao không nghĩ đến ngày trước? Có ngày trước
tất phải có ngày nay. Cho nên đây, bây giờ là tường xiêu gạch nát, thì biết đâu ngày trước đây là cao lâu tửu quán, bây giờ đây là bụi hoang cành gãy, thì ngáy trước biết đâu là hoa quỳnh cây ngọc, bây giờ đây là tầm giải dưới sương, ve kêu trong gió, thì ngày trước biết đâu đây là những khúc Phượng sênh Long dịch, bây giờ đây là ma trơi, đom đóm, thì ngày trước biết đâu đây là đèn vàng nến bạc, bây giờ đây là rau đắng rau má mùa xuân thì ngày trước, biết đâu đây là cao lương mỹ vị, bây giờ đây là lá phong hồng bông địch trắng, thì ngày trước biết đâu đây chẳng là gấm xứ Thục, lụa xứ Tề. Trước kia không có mà nay có, đâu phải dư, trước kia có mà nay không, đâu phải thiếu. Vậy nên, hết ngày tới đêm, hoa nở lại tàn, xuân qua thu đến, vật cũ rồi mới, dưới dòng nước chảy mạnh tất có vực sâu, dưới chân núi cao tất có hang thẳm. Quân hầu đã biết rõ lẽ ấy rồi, còn coi bói làm gì!"

Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 29/03/2020

Mệnh lý là một lĩnh vực cực kỳ khó nhằn, theo tôi môn này xưa kia không phổ biến đại trà cũng hẳn có lý do của nó, vì hầu hết sẽ không có đủ khả năng và cơ duyên thẩm thấu nó, để rồi cuối cùng dễ phải buông xuôi chán nản rồi đâm ra chê trách.

Tôi cho rằng ngay tại tuvilyso.org số lượng người như vậy cũng hiếm, chứ đừng nói đến bên lyso.vn (bên này tôi không sinh hoạt từ gần 10 năm trước).

Cũng vẫn phải xin nhắc lại, là kể cả là người nghiên cứu và đi xem số, online lẫn offline, thì những người như 4pillar cũng không phải hiếm, mà thậm chí là phổ biến, khi không biết bao "anh tài" phải chán chê bỏ mệnh lý sau hàng chục năm nghiên cứu, rồi đôi khi quay lại chỉ vì rảnh rỗi hay đam mê chứ không hẳn vì thấy nó còn hữu ích gì đi nữa.

Tất nhiên, cái giá trị của nó vẫn nằm ở một tầng khác, cái mà bạn gọi là Đạo cũng không sai, chứ không phải là xem số đoán trước tương lai để hoạch định đời mình, hay đánh vài quả để kiếm chác chút lợi lộc.
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 29/03/2020

 AnKhoa, on 29/03/2020 - 11:59, said:

Mệnh lý là một lĩnh vực cực kỳ khó nhằn, theo tôi môn này xưa kia không phổ biến đại trà cũng hẳn có lý do của nó, vì hầu hết sẽ không có đủ khả năng và cơ duyên thẩm thấu nó, để rồi cuối cùng dễ phải buông xuôi chán nản rồi đâm ra chê trách.

Tôi cho rằng ngay tại tuvilyso.org số lượng người như vậy cũng hiếm, chứ đừng nói đến bên lyso.vn (bên này tôi không sinh hoạt từ gần 10 năm trước).

Cũng vẫn phải xin nhắc lại, là kể cả là người nghiên cứu và đi xem số, online lẫn offline, thì những người như 4pillar cũng không phải hiếm, mà thậm chí là phổ biến, khi không biết bao "anh tài" phải chán chê bỏ mệnh lý sau hàng chục năm nghiên cứu, rồi đôi khi quay lại chỉ vì rảnh rỗi hay đam mê chứ không hẳn vì thấy nó còn hữu ích gì đi nữa.

Tất nhiên, cái giá trị của nó vẫn nằm ở một tầng khác, cái mà bạn gọi là Đạo cũng không sai, chứ không phải là xem số đoán trước tương lai để hoạch định đời mình, hay đánh vài quả để kiếm chác chút lợi lộc.

Cám ơn bác Ankhoa đã chia sẻ lòng. Bản thân mình không hề muốn chê trách mệnh lý học, mà chỉ thật sự muốn phá vỡ cái lớp màng giáo điều đang phổ biến trong giới mệnh lý bây giờ. Khi chúng ta học một bộ môn, như xây dựng, kiến trúc, tài chính.... Sẽ luôn luôn có các bài mẫu, các thiết kế mẫu, các quy chuẩn... Nếu chúng ta chỉ làm theo các quy chuẩn đề ra mà không thật hiểu bản chất bên trong của vấn đề thì chúng ta vẫn sẽ sống, sống vẫn tốt. Nhưng đến một ngày, bằng một cú lừa kỹ thuật, sự mù mờ về nhận thức sẽ như một con rắn độc mà ta chỉ có thể nắm đằng đuôi quay lại cắn ngược ta. Sự khác biệt giữa kẻ dốt và người giỏi cũng chỉ nằm nơi tiểu tiết. Ngạn ngữ Tây phương đã chẳng có câu:"the Devil is in the detail".

Huyền học không phải là một môn kỹ thuật. Chúng ta chỉ có thể dùng tâm mà cảm, chứ sao có thể dùng trí thông thường. Nếu vậy thì bức tường được dựng lên khó leo qua đến cỡ nào?

Một anh kỹ sư xây dựng mua nhà, nhà của anh ta không thể không đạt chỉ tiêu cho được. Chúng ta luôn muốn những kiến thức chúng ta tích lũy được đem ứng dụng vào cuộc sống. Câu hỏi đặt ra là: liệu kiến thức về mệnh lý học có ứng dụng được như kiến thức về xây dựng? Và nếu có thể, đó là điều nên làm?
Sửa bởi lieutrai: 29/03/2020 - 13:40
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 30/03/2020

Trích dẫn

"The idea I have never ceased to develop is that in the end you are always responsible for what is made of you. Even if you can do nothing else besides assume this responsibility. I believe that a man can always make something out of what is made of him. This is freedom . . .. "
-Sartre
Trích dẫn

Lutuannghia's Photo Lutuannghia 30/03/2020


Thất phản cửu hoàn. Kim dịch đại hoàn đan chi đạo. Vi thiên địa sở bí. Vi quỷ thần sở kỵ. Lịch thánh khẩu khẩu tương truyền. Bất ký văn tự. Sở dĩ học đạo giả như ngưu mao, minh đạo giả như lân giác. Gia chi bàng môn tam thiên lục bách. Khúc kính thất thập nhị gia. Dĩ tà hỗn chính. Dĩ giả loạn chân. Tuy hữu nhất nhị chí sĩ. Ngọc thạch bất phân. Nhược phi phụ thiên túng chi tư. Cao minh chi kiến giả. Kỳ bất vi tà đạo sở cảm dã. Hữu kỷ nhân tai.
七 返 九 還. 金 液 大 還 丹 之 道. 為 天 地 所 秘 . 偽 眇 神 所 忌. 歷 聖 口 口 相 傳. 不 記 文 字 所 以. 道 者 如 牛 毛. 明 道 者 如 麟 角. 加 之 傍 門 三 千 六 百. 曲 徑 七十 二 家. 以 邪 混 正. 以 假 亂 真. 雖 有 一 二 志 士. 玉 石 不 分. 若 非 負 天 縱 舟 姿. 高 明 之 見 者. 其 不 為 邪 道 所 感 也. 有 幾 人 哉.

( Trích lời tựa Tham Đồng Khế của Lưu Nhất Minh )
Trích dẫn

lieutrai's Photo lieutrai 31/03/2020

Trích dẫn

Ngày kia, có một người đi tìm thầy học đạo. Gặp một người hướng dẫn, ông này căn dặn:
- Hãy kiên tâm ngồi tịnh nơi đây. Đúng năm nữa sẽ gặp mặt Thầy.

Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã gặp Thầy chưa?
- Thưa, đã gặp.
- Vậy, cứ tịnh thêm năm nữa, sẽ nghe thầy dạy đạo cho.

Năm sau, ông ấy đến hỏi:
- Đã nghe Thầy truyền đạo chưa?
- Thưa đã được Thầy truyền rồi.
- Vậy bây giờ hạy tịnh thêm năm nữa, đến khi nào không còn nghe Thầy nói nữa, bấy giờ anh mới chứng được đạo.

 Lutuannghia, on 30/03/2020 - 11:59, said:

Thất phản cửu hoàn. Kim dịch đại hoàn đan chi đạo. Vi thiên địa sở bí. Vi quỷ thần sở kỵ. Lịch thánh khẩu khẩu tương truyền. Bất ký văn tự. Sở dĩ học đạo giả như ngưu mao, minh đạo giả như lân giác. Gia chi bàng môn tam thiên lục bách. Khúc kính thất thập nhị gia. Dĩ tà hỗn chính. Dĩ giả loạn chân. Tuy hữu nhất nhị chí sĩ. Ngọc thạch bất phân. Nhược phi phụ thiên túng chi tư. Cao minh chi kiến giả. Kỳ bất vi tà đạo sở cảm dã. Hữu kỷ nhân tai.
七 返 九 還. 金 液 大 還 丹 之 道. 為 天 地 所 秘 . 偽 眇 神 所 忌. 歷 聖 口 口 相 傳. 不 記 文 字 所 以. 道 者 如 牛 毛. 明 道 者 如 麟 角. 加 之 傍 門 三 千 六 百. 曲 徑 七十 二 家. 以 邪 混 正. 以 假 亂 真. 雖 有 一 二 志 士. 玉 石 不 分. 若 非 負 天 縱 舟 姿. 高 明 之 見 者. 其 不 為 邪 道 所 感 也. 有 幾 人 哉.

( Trích lời tựa Tham Đồng Khế của Lưu Nhất Minh )

Đạo vốn đâu phải của riêng ai, không của Phật, cũng chả của Thánh. Thử tâm đồng, thử lý đồng. Cái gì tự mình tìm ra được mới thật là của mình, còn chỉ nghe mà thẩm thì vẫn mãi nhìn ngón tay thôi.
Sửa bởi lieutrai: 31/03/2020 - 16:41
Trích dẫn


1 2