Jump to content







Advertisements




Hòa Thượng Thích Trí Quang Viên Tịch, Thọ 96 Tuổi


8 replies to this topic

#1

FM_daubac



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6738 Bài viết:
  • 5562 thanks

 

Gửi vào 09/11/2019 - 08:22

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG VIÊN TỊCH, THỌ 96 TUỔI
Hoài Hương | VOA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hòa Thượng Thích Trí Quang, một nhân vật quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam cận đại, đặc biệt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, viên tịch lúc 21 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), ngày 8 tháng 11, 2019, theo thông báo phát đi vào ngày 8 tháng 11 từ chùa Từ Đàm, đứng tên Tỳ Kheo Thích Hải Ấn.

Hòa Thượng Trí Quang là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Mãi cho tới ngày nay, nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, báo chí, dư luận quốc tế, trí thức trong và ngoài nước vẫn chưa hết thắc mắc, không biết Hòa Thượng Thích Trí Quang theo quốc gia hay c.... s..; là cao tăng dấn thân vì đạo, bị c.... s.. Bắc Việt lợi dụng, hay là ‘CIA chiến lược’ như tố cáo của các cán bộ c.... s.., hoặc ‘c.... s.. nằm vùng’ hoạt động theo chỉ đạo từ Hà nội. Những thắc mắc đó vẫn là đề tài tranh cãi không dứt giữa các nhà khoa bảng, các nhà báo, cũng như trong giới tình báo Mỹ.

Nhưng điều mà dường như mọi người đều đồng ý là Hòa Thượng Thích Trí Quang là một lãnh đạo Phật giáo đầy quyền lực vào lúc mà sức mạnh của giáo hội Phật Giáo lên cao nhất trong những năm đầu và giữa thập niên 1960. Lúc đó, Time, tạp chí có uy tín của Mỹ, đã đăng ảnh của Hòa Thượng trên trang bìa với dòng chữ “người đã làm lung lay nước Mỹ”.

Thân thế và sự nghiệp

Theo quyển “Tiểu Truyện Tự Ghi” của Hòa Thượng Thích Trí Quang, thì ông sinh quán của tại làng Diêm Điền thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.

Tên thật là Phạm Quang, Thích Trí Quang sinh ngày 21/12/1923 tại Quảng Bình, xuất gia năm 1936, lúc 13 tuổi. Ông là đệ tử của Hòa Thượng Thích Trí Độ, Chủ tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc. Tham gia hoạt động của Hội Phật giáo này của Việt Minh, ông bị Pháp bắt giam năm 1946. Năm 1947, khi được thả, ông theo Việt Minh vào chiến khu chống Pháp. Nhưng sau đó ông bỏ Việt Minh, trở lại con đường tu hành cho tới năm 1963, ông ‘cảm thấy có trách nhiệm phải đứng lên bảo vệ Phật tử và Phật giáo’ sau sự kiện “Pháp Nạn Phật giáo’, khi 8 thanh niên Phật tử bị bắn chết vào đêm 8/5/1963 ở chân cầu Trường Tiền.

Làn sóng phản đối lan rộng, lên tới cao điểm khi xảy ra vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963, làm thế giới bàng hoàng xúc động, tên tuổi của Thượng tọa Thích Trí Quang lan sang Hoa Kỳ và thế giới.

Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) ra đời, đưa Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Đệ Nhất Tăng Thống, Thượng Tọa Thích Trí Quang là Chánh Thư ký Viện Tăng Thống, trong khi Thượng Tọa Thích Tâm Châu là Viện trưởng Viện Hóa Đạo.

Tranh cãi

Báo chí ngoại quốc gọi Hòa Thượng Thích Trí Quang là ‘người đã lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm’ vào năm 1963.

Các học giả cánh hữu cho rằng Thích Trí Quang có nhiều khả năng là cán bộ c.... s.. hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hà Nội. Còn các học giả cánh tả lại cho rằng ông là một Thủ lãnh tôn giáo đấu tranh bất bạo động cho hòa bình và để bảo vệ Phật giáo.

Trong bài tham luận mang tựa đề “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War” - “Tăng Sĩ làm chính trị: Phong trào đấu tranh Phật giáo trong Chiến tranh Việt Nam”, tác giả Mark Moyar của Đại học Cambridge viết trong phần tóm lược nội dung:

“Từ tháng 11/1963 cho tới tháng 7/1967, phong trào đấu tranh Phật giáo là nguyên nhân chính gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam. Trong khi nhóm Phật giáo đấu tranh cho rằng họ đại diện cho đại đa số Phật tử và chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo, trên thực tế họ chỉ là một thiểu số, không đủ tư cách đại diện, đang tìm cách khống chế cả chính trường.”

Một nữ phóng viên chiến trường, từng đoạt giải Pulitzer và làm phóng viên tại Toà Bạch Ốc, bà Marguerite Higgins, là một trong những người hiếm hoi đã trực tiếp phỏng vấn Hòa Thượng Trí Quang. Sau cuộc phỏng vấn tại Chùa Xá Lợi vào cuối năm 1963, bà Higgins không dấu vẻ hoài nghi của bà đối với Hòa Thượng. Bà viết trong quyển ‘Our Vietnam Nightmare - Cơn Ác mộng Việt Nam của chúng ta’, miêu tả vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam là “một Machiavelli thắp nhang.” Machiavelli ám chỉ một người quỷ quyệt, không có đạo đức, chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện.”

Nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật giáo Võ Văn Ái, cũng là một sử gia chuyên nghiên cứu về đạo Phật và lịch sử Việt Nam, nói cá nhân ông rất khâm phục Hòa Thượng Thích Trí Quang, vì ông là nhà sư am hiểu giáo lý Phật giáo rất thâm sâu, và có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái nói:

“Ngài là đại biểu, là tiếng nói của tinh thần Phật giáo qua suốt 2000 năm, mà qua suốt 2000 năm đó đã chứng tỏ sự kết hợp của Phật giáo Việt Nam, đối với dân tộc Việt Nam trên lĩnh vực tâm linh, văn hóa cũng như trong vấn đề chống ngoại xâm. Trong cuộc đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên phương diện tôn giáo, tôi thấy sự đóng góp của Hòa Thượng Trí Quang rất lớn và cho thấy tinh thần của Phật giáo Việt Nam.”

CIA nói gì về Hòa Thượng Trí Quang?

Theo một tài liệu được giải mật của CIA có tựa đề “Momorandum for the Director”- (Báo cáo lên Giám Đốc) ghi ngày 11/9/1964 về đề tài ‘Động cơ, Mục tiêu và Ảnh hưởng của Thích Trí Quang’ ký tên George A.Carver, Jr., đại diện nhóm ‘South Vietnam Working Group’, các tác giả nói về Hòa Thượng Thích Trí Quang như sau:

“Đầy tham vọng, khôn khéo, một người không ngần ngại dùng mọi mánh khóe để lôi kéo, vận động chính trị và là một kẻ mị dân bẩm sinh. Ông là một trong những người hiếm khi xuất hiện - một nhà lãnh đạo chính trị thiên bẩm.”

Sau khi phân tích, tài liệu này kết luận rằng ‘không có bằng chứng thuyết phục để kết luận Thích Trí Quang là c.... s..’. Các tác giả nói rằng những người tố cáo Hòa Thượng Trí Quang là c.... s.. thường là người của chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tuy cũng có một số nhà quan sát Mỹ hiểu biết và công tâm cũng tin như vậy.

“Sau khi suy xét cẩn thận, kết luận của chúng tôi là Trí Quang có phần chắc không phải là một người c.... s.., hoặc một gián điệp Việt Cộng.”

Kết luận đó được dựa trên cơ sở ‘Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Thầy Trí Quang, chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, và không ngừng tìm cách chứng minh ông là c.... s.., có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào giữa ông với c.... s...”

Đây cũng là ý kiến của nhà nghiên cứu James McAllister của Đại học Cambridge, trong bài tham luận “Thích Trí Quang và Chiến Tranh Việt Nam” (Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War) được Nhà Xuất Bản Modern Asian Studies ấn hành năm 2007. Bài tham luận viết:

“Nói tóm lại trong quá trình nghiên cứu của tôi, tôi không tìm ra được bất cứ quan chức Mỹ nào có thể nhận diện được, chưa nói tới bất cứ quan chức cấp cao nào, nghĩ Thích Trí Quang là người c.... s.. hay có cảm tình với c.... s...”


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




***


Theo bản tin trên báo Giác Ngộ, từ sau năm 1975, "Đại lão Hoà thượng ở tại chùa Ấn Quang, rồi tu viện Quảng Hương Già Lam (TP.H.C.M) độc cư, chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận…

Năm 2013, ở tuổi 91, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà sau hơn 60 năm xa cách và lưu lại chốn cũ là chùa Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.

Ngài cũng đã về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi được Bổn sư thế độ xuất gia, thăm lại mộ phần của song thân ở Quảng Bình.

Được biết, Đại lão Hòa thượng được Bổn sư phú pháp, Thiền tông Lâm Tế, Thiền hệ Đạo Mân Quốc sư, lưu xuất từ Tổ sư Nguyên Thiều, với pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, pháp húy Thiền Minh. Đạo hiệu Trí Quang là do Giáo thọ sư của ngài là Đại sư Trí Độ ban."

***

Theo thông báo ngày 8 tháng 11 của chùa Từ Đàm, di huấn của Cố Hòa Thượng Trưởng Lão là:

“Sau giờ chết rồi độ 6 giờ là liệm.

Liệm rồi các Pháp tử lạy 3 lạy rồi là đưa ra xe tang.

Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu.

Chuyển đến lò thiêu; thiêu rồi đem về chùa làm tuần, chung thất, trăm ngày, tiểu tường và đại tường.

Mỗi lễ chỉ tụng một trong các kinh: Địa tạng, Kim cương, Bồ tát giới, Pháp hoa và Thủy Sám.


Mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả.”

Hoài Hương | VOA


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2

administrator



 

    LCG

  • Lao Công
  • 522 Bài viết:
  • 2934 thanks

 

Gửi vào 10/11/2019 - 09:15

Gửi cả nhà tham khảo lá số:

Theo tiểu sử tự ghi của cố Hoà Thượng có ghi rõ giờ sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trích dẫn

Tôi sinh giờ thìn, ngày 14-11 Quí Hợi 2467 (21-12-1923). Xuất gia vào giờ giao thừa vía Đức Di Lặc năm Bính Tý 2480 (1936). Bổn sư là ngài Hồng Tuyên, đồng sư với cha mẹ tôi, sáng lập và trụ trì Phổ Minh Tự, nơi được kể như tổ đình của Phật giáo Quảng Bình mà ngày nay hầu như không có gì.

Nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Admin

#3

CaspianPrince



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

 

Gửi vào 10/11/2019 - 10:07

Cung mệnh, di, tài, và quan như thế, hợp cách nhập không môn.

Thanked by 2 Members:

#4

Ngu Yên



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

 

Gửi vào 11/11/2019 - 00:30

Ls này chịu nhiều ảnh hưởng của Di cung : thời thế tạo anh hùng.Mệnh rất đẹp vì Thủy đáo cung Thân là cung Trường Sinh.Cự là sao chủ cho người mệnh Thủy , cho nên Nhật Linh đắc địa chính là không hợp (nhất là Nhật Hỏa mới là đúng bộ).

Thanked by 2 Members:

#5

administrator



 

    LCG

  • Lao Công
  • 522 Bài viết:
  • 2934 thanks

 

Gửi vào 13/11/2019 - 07:08

Tro Cốt Xá Lợi của
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang sau lễ trà tỳ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tro Cốt xá lợi này (chỉ còn lại răng và xương sọ màu trắng bạch) được phân chia và tôn thờ 5 tự viện sau đây:
1/ Chùa Đại Giác tại Quảng Bình
2/ Chùa Từ Đàm tại Cố đô Huế
3/ Chùa Linh Mụ tại Cô đô Huế
3/ Tu Viện Quảng Hương Già Lam tại Sàigòn
4/ Chùa Phật Ân tại Long Thành (đệ tử của Ôn là HT Thích Minh Tâm)
5/ Chùa Linh Thái tại Sài gòn (đệ tử Ôn là HT Thích Trung Hậu)

Tin và ảnh: Tk. Thích Minh Thế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#6

FM_daubac



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6738 Bài viết:
  • 5562 thanks

 

Gửi vào 14/11/2019 - 12:31

THƯỢNG TOẠ THÍCH TRÍ QUANG
VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA PHẬT GIÁO NĂM 1963

Đỗ Kim Thêm




Bài viết là một trích đoạn trong bài John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963, chỉ nêu lên phần có liên hệ đến Thương Toạ Thích Trí Quang trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo. Bài đang được tu chỉnh và phần tài liệu tham khảo sẽ bổ sung khi đuợc in thành sách.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phật tử thành phố Huế hân hoan đón mừng Phật đản Phật lịch 2527 năm 1963 và hy vọng cờ Phật giáo cũng được kéo lên để làm lể một cách trang trọng tương xứng. Trước đó, trong các lễ của Thiên Chúa giáo trong toàn quốc, cờ tôn giáo và quốc kỳ được chính phủ khuyến khích sử dụng. Gần nhất là để kỷ niệm Lễ Ngân Khánh, 25 năm ngày ông Ngô Đình Thục thụ phong linh mục và nhậm chức Tổng Giám Mục Huế, cờ Toà thánh Vatican được kéo lên để chào mừng.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, theo chỉ thị của Tổng thống Diệm, Quách Tòng Đức, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống, đã gửi công điện số 5159 ngày 6 tháng 5 năm 1963 yêu cầu các địa phương không được treo cờ tôn giáo ngoài cơ sở. Căn bản pháp lý của việc cấm đoán là Dụ số 10 thời Bảo Đại, một Nghị định do Thủ tướng Trần Văn Hữu ký ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 mà hầu như rất ít được chính quyền sử dụng.

Vì cho là chính quyền dành quá nhiều ưu đãi cho Công giáo, nên 3000 Phật tử Huế xuống đường chống đối. Ngày 8 tháng 5 năm 1963, trong bài thuyết pháp tại lễ Phật đản ở chùa Từ Đàm, Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ trích chủ trương kỳ thị Phật giáo của chính quyền khi so sánh việc cờ Công giáo Vatican treo khắp đường phố vào các dịp lễ. Nhiều Phật tử yêu cầu chính quyền cho phát thanh lại bài thuyết pháp này, nhưng ông Ngô Ganh, Giám đốc Đài phát thanh Huế, không đồng ý vì nội dung còn được kiểm duyệt. Đang khi còn tranh cải trong cuộc biểu tình này, có 8 người chết và 15 người bị thương. Tổng thống Diệm giải thích cho việc tử thương là do Cộng quân chịu trách nhiệm vì trà trộn khích động, nhưng dân chúng tin chánh quyền là thủ phạm.

Theo điều tra sau này thì có ba vấn đề đuợc làm sáng tỏ. Một là, các nhân chứng cho biết là chính quyền không hề sử dụng xe thiết giáp để đàn áp như tường thuật, mà chỉ có xe tuần cảnh thường trực của cảnh sát địa phưong. Hai là, lúc đầu binh sĩ chính quy được lệnh đàn áp nhưng họ từ chối. Do đó, chính lực lượng Địa Phương Quân của Thiếu tá Đặng Sỹ đã nổ súng. Là Phó tỉnh trưởng Nội an, nhưng ông Sỹ nhận khẩu lệnh trực tiếp từ Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Bài thuyết pháp của Thượng toạ Thích Trí Quang không thể hiện tinh thần bất bạo động của Phật giáo, ngôn ngữ sử dụng là đấu tranh tuyên truyền của c.... s.. để đòi lật đổ chế độ, nên không được phép phát thanh.

Để phản ứng, giới lãnh đạo Phật giáo đã ra yêu sách có năm nội dung: Chính phủ thu hồi vinh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo, cho Phật giáo hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền Giáo Thiên Chúa, chấm dứt t́ình trạng bắt bớ và khủng bố Phật tử, Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo, bồi thưòng cho nạn nhân và áp dụng hình phạt cho phạm nhân.

Tổng thống Diệm đã nhận ra nguy cơ của vấn đề khi tầm vóc chống đối sẽ còn lan rộng và lâu dài, nhưng ông cố dùng biện pháp mạnh để dập tắt bằng cách bắt giam nhiều vị lãnh đạo Phật giáo và kiểm soát nhiều chùa tại Huế và các thành phố khác.

Ngày 10 tháng 5 năm 1963, cuộc biểu tình chống chính phủ đã có trên 10.000 người tham gia. Ngày 30 tháng 5 năm 1963, cảnh sát và mật vụ vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn và các chùa Từ Đàm, Báo Quốc, Linh Quang tại Huế. Ngày 31 tháng 5 năm 1963 một số sinh viên Viện Đại Học Huế họp tại chùa Từ Đàm và kiến nghị chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo. Ngày 31 tháng 5 năm 1963, tại Huế, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức. Tại Chùa Ấn Quang và Chùa Xá Lợi, Sài Gòn, 800 người tuyệt thực. Ngày 3 tháng 6 năm 1963, cảnh sát và quân đội vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa Từ Đàm, đoàn đồng loạt ngồi xuống đường cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay giải tán. Khi đoàn về tới Bến Ngự thì bị cảnh sát khác tấn công. Ngày 4 tháng 6 năm 1963 cảnh sát phong tỏa các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông đồng loạt ngồi xuống đường cầu nguyện. Cảnh sát dùng lựu đạn cay tấn công làm 142 người bị thương. Các chùa hoàn toàn bị cô lập và bị cắt điện nước. Chính quyền đưa tài liệu c.... s.. vào các chùa rồi lục soát để vu cáo các Tăng Ni và Phật tử theo c.... s... Tại các tỉnh, các chùa đều bị phong tỏa.

Tình hình ngày càng nghiêm trọng, nên Tổng thống Diệm đồng ý lập Ủy ban Liên Bộ để nghiên cứu nguyện vọng của Phật giáo. Nỗ lực đối thoại hai phía không có kết quả. Trong khi chính quyền vẫn duy trì quan điểm xiết chặt, vì thế Ủy Ban Liên Phái Phật giáo quyết định tiếp tục đấu tranh.

Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực hòa giải giữa Phật giáo và chính quyền, Tổng thống Diệm và Ḥoà Thượng Thích Tịnh Khiết ký kết Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963, nội dung quy định về treo cờ tôn giáo, sẽ tách các tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 để chờ đạo luật về tôn giáo sẽ do Quốc hội thông qua, chính phủ hứa thả các Phật tử bị bắt, bỏ luật khắt khe về xây chùa Phật giáo và cứu xét việc trừng phạt các viên chức có lỗi.

Nhưng thực tế trái ngược. Ngày 18 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Diệm gửi mật lệnh cho chính quyền tạm thời nhượng bộ cho Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công và thanh trừng những nhân viên ủng hộ Phật giáo.

Làn sóng chống đối lan rộng khi Thượng Toạ Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại ngả tư Lê văn Duyệt và Phan Đình Phùng Sài Gòn trước ống kính truyền hình của các ký giả ngoại quốc. Việc tự thiêu lan ra toàn quốc: Ngày 4 tháng 8 năm 1963, Đại đức Thích Nguyên Hương tại Phan Thiết, ngày 13 tháng 8, Đại đức Thích Thanh Tuệ tại Huế, ngày 15 tháng 8 năm 1963, Ni sư Thích Nữ Diệu Quang tại Ninh Hòa, ngày 16 tháng 8 năm 1963, Thượng tọa Thích Tiêu Diêu tại Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1963, nữ sinh Quách Thị Trang tử thương trong cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, ngày 7 tháng 9 năm 1963, học sinh các trường Trung học Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản bãi khóa, ngày 10 tháng 9 năm 1963, Thiền sư Thiện Mỹ tự thiêu trước Nhà thờ Đức Bà, ngày 5 tháng 10 năm 1963, Đại đức Thích Quảng Hương trước chợ Bến Thành. Cái chết của chư Tăng Ni là ngọn lửa châm ngòi cho Phật giáo đấu tranh mạnh mẽ hơn.

Tình hình sôi động khi Bà Ngô Đinh Nhu tuyên bố khích động chống lại cuộc đấu tranh. Ngày 1 tháng 8 năm 1963, khi trả lời phỏng vấn của đài CBS, bà tố cáo các lãnh tụ Phật giáo đang mưu toan lật đổ chính phủ và tự thiêu chỉ là việc "nướng thịt sư." Ngày 3 tháng 8 năm 1963, bà lên án Phật giáo vời lời lẽ thiếu lễ độ làm cho mối quan hệ giữa chính phủ với Phật tử và người dân xấu đi.

Cao điểm của tình hình là việc chính phủ ra lệnh thiết quân luật và tổng tấn công vào các chùa trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 8 năm 1963, bắt giam 1.426 Tăng ni và Phật tử. Hai vị lãnh đạo là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt. Thượng tọa Thích Trí Quang cũng bị bắt, nhưng sau đó trốn được vào Tòa Đại sứ Mỹ.

Do đâu mà có lệnh thiết quân luật? Trước tin đồn sinh viên sẽ tổ chức tổng biểu tình, ngày 18 tháng 8 mười tướng lãnh cao cấp đã họp để đối phó và quyết định đầu tiên là quân đội sẽ yêu cầu ông Diệm tuyên bố thiết quân luật. Luật sẽ cho phép quân đội đưa các chư Tăng Ni từ ngoại ô đang cư trú trong các chùa nội thành Sài Gòn về chùa địa phương của họ, trước khi sẽ có biện pháp khác kế tiếp; ông Diệm không tham khảo ý kiến nội các và chấp thuận.

Ngoài mọi dự liệu của quân đội, ngay trước khi chiến dịch bắt đầu, ông Nhu ra lệnh cho cắt đường dây điện thoại ở Ṭoà Đại sứ Mỹ cũng như nhà của các viên chức Mỹ. Mấy ngày sau, họ mới có thể liên lạc được nhau và biết mọi diễn biến.

Cuối cùng, Ṭoà Bạch Ốc phổ biến một bản tuyên bố lên án việc tấn công các chùa là vi phạm những cam kết theo đuổi chính sách ḥòa giải của chính phủ theo Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963. Không những biến động Phật giáo mà bất mãn của Quân đội cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc đảo chính làm sụp đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà. . . . .

Việc Thích Trí Quang được phép ở trong Toà Đại sứ Mỹ Sài gòn là điều ngạc nhiên, chứng tỏ là Kennedy và Henry Cabot Lodge đứng về phiá Phật giáo chống lại chế độ ông Diệm. Trong thư gửi cho Đại Sứ Henry Cabot Lodge để xin tị nạn, Thích Trí Quang bày tỏ sự biết ơn với hậu thuẫn của Mỹ và hi vọng “ đất nước của tự do ”sẽ không giao nộp ông cho chính phủ Diệm, “ nhất là khi Hoa Kỳ đang giúp nhân dân chúng tôi gìn giữ tự do.”

Trong ngôn ngữ của Thích Trí Quang có sự tương phãn rõ rệt. Khi còn ở Huế, ông lo đấu tranh chống đối chế độ để bảo vệ đạo pháp. Khi ở trong Toà Đại sứ, tránh đàn áp của cảnh sát, ông tỏ ra thân thiện với Mỹ và hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục can thiệp vào nội tình Miền Nam. Mỹ “phải tiếp tục gia tăng ảnh hưởng để ngăn ngừa đảo chánh hay chế độ Diệm hồi sinh và để bảo vệ nhân dân Việt Nam khỏi những lạm quyền của chính phủ”. Mỹ không nên lo sợ những luận điệu chủ nghĩa thực dân Mỹ bởi vì “ nhân dân sẽ thực sự cảm thấy an ninh hơn khi biết Mỹ hành động như một người bảo hộ". . . . .

Sau ngày cách mạng thành công, Thích Trí Quangrời khỏi Toà Đâi Sứ Mỹ. Ông và các lãnh tụ trong phong trào tranh đấu năm 1963 không nắm một chức vụ nào trong chính quyền mới, nhưng tiếp xúc với các toà Đại Sứ và các cơ quan thông tấn ngoại quốc dể dàng hơn. . . .

Vai trò của Thượng toạ trong phong trào Phật giáo đấu tranh có nhiều sách vở đã bàn đến: Muốn lật đổ chế độ để bảo vệ đạo pháp? Làm việc cho c.... s.. hay CIA? Tại sao thành công trong năm 1963 mà thất bại trong năm 1966 và thất sủng sau năm 1975? Trong sách Trí Quang tự truyện (2011), Thượng toạ lên tiếng cho hành động của mình, né tránh soi sáng các vấn đề mà độc giả quan tâm, gây thất vọng cho độc giả. “Tôi không biết gì, không có ý gì nên cuộc đời tôi không vẫn hoàn không“. Nay Thượng toạ đã ra đi, không ai có thể thay thế để lý giải vấn đề, một bí ẩn còn lại cho những người thiết tha với sự thật của lịch sử.

Đỗ Kim Thêm


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7

caocau



 

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1804 thanks

 

Gửi vào 17/11/2019 - 08:59

" thất sủng sau năm 1975 " = ông ta không phải là cán bộ công sản. Có ý kiến trái chiều thì trong phòng ông ta sẽ có vài túi ma túy, 2 cái bao cao su, 1 em bé 13 tuổi trần truồng. ; ông ta sẽ bị bắt và xét xử bị tôi buôn bán ma túy và giao cấu với trẻ em 13 tuổi ; thật là không tốt đạo pháp tí nào cả !!! Tác giả Đỗ Kim Thêm chưa biết đều này !

Thanked by 1 Member:

#8

tuphuongsg



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

 

Gửi vào 17/11/2019 - 20:24

Đọc trên mạng thì có 1 comment khá thú vị: Thích Trí Quang có thể ko phải là CS, nhưng ông ta là trái chanh! (Vắt chanh xong thì phải bỏ vỏ!)

#9

FM_daubac



 

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6738 Bài viết:
  • 5562 thanks

 

Gửi vào 26/11/2019 - 08:02

TOÀN CẢNH: Lễ trà-tỳ lần đầu tiên tại Huế và sự phân bố xá-lợi HT.Thích Trí Quang sau khi hỏa thiêu

[GNO - Video] Sau khi điểm tin trong bản tin truyền hình Giác Ngộ TV số 30, phát vào thứ Năm 21-11 vừa rồi, nhiều bạn đọc đã yêu cầu nói rõ hơn về việc trà-tỳ, lý do dời lại 2 ngày không đưa đi hỏa táng liền như di huấn của Đại lão HT.Thích Trí Quang đã được thông báo; xá-lợi đỉnh cốt và việc phân bố thờ tự ở những nơi nào…

Giác Ngộ TV đã thực hiện phóng sự ghi nhận toàn cảnh này theo yêu cầu của bạn đọc, trân trọng giới thiệu cùng quý vị quan tâm.



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |