Jump to content







Advertisements




Tháng 9 âm lịch năm 2018 Mậu Tuất có 29 ngày hay 30 ngày?


1 reply to this topic

#1

administrator



 

    LCG

  • Lao Công
  • 522 Bài viết:
  • 2934 thanks

 

Gửi vào 03/11/2018 - 10:57

Tháng 9 âm lịch năm 2018 Mậu Tuất có 29 ngày hay 30 ngày?

Để có thể giải thích cặn kẽ thì đòi hỏi rất nhiều thông tin từ chuyên gia lịch pháp. Bài viết này viết cơ bản nhất để phục vụ nhu cầu thiết yếu của mọi người lấy lá số tử vi hay coi ngày tốt xấu, khi đó mọi người có thể hiểu được lý do vì sao.
Đầu tiên, các bạn cần tìm hiểu thêm một số thông tin về cách tính lịch âm, lịch dương và lịch âm dương.


Chúng ta cần phải hiểu và đồng ý cách tính chuyển đổi âm lịch hiện hành như sau:
Âm lịch Việt Nam hay Trung Quốc đang sử dụng là một loại lịch thiên văn dựa trên sự chuyển động giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Nguyên tắc đang áp dụng là:
1- Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc. Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời. (Như thế góc giữa mặt trăng và mặt trời bằng 0 độ). Gọi là "hội diện" vì mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất. Chu kỳ của điểm Sóc là khoảng 29,5 ngày. Ngày chứa điểm Sóc được gọi là ngày Sóc, và đó là ngày bắt đầu tháng âm lịch.
2- Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch.
3- Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch. Tính toán tiết khí là tính toán vị trí của mặt trời trên quỹ đạo của nó. Vị trí mặt trời được sử dụng để chia năm thời tiết thành 24 Khí (12 Tiết khí và 12 Trung khí).
4- Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận.
5- Tính toán thời gian dựa trên kinh tuyến của mỗi quốc gia. Việt Nam đang sử dụng kinh tuyến 105 độ đông (GMT+7). Bắc Kinh kinh tuyến 120 độ đông (GMT+8).

Diễn giải thêm:
- Ngày giờ dương lịch địa phương, mỗi nơi trên thế giới sử dụng ngày giờ chung hệ thống lịch Gregorian calendar (Dương lịch), do chênh lệch múi giờ giữa các nơi nên cùng 1 thời điểm trên thế giới thì giờ địa phương sẽ khác nhau.
- Âm lịch Việt Nam được tính toán chuyển đổi từ dương lịch sang âm lịch, bản chất không phải là âm lịch thuần tuý (âm lịch thuần gọi là lịch mặt trăng) mà được gọi là âm dương lịch.
- Âm lịch Việt Nam được tính toán trên cơ sở múi giờ GMT+7 hiện nay. Trước đây, do trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nên có nhiều múi giờ khác nhau GMT+7,GMT+8, GMT+9 tuỳ thời điểm.
- Đổi từ ngày giờ dương lịch (múi giờ GMT+7) sang ngày âm lịch. Từ xưa đến nay, mặc định ngầm là không ghi thêm múi giờ trong việc chuyển đổi này. Nên không được phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Thỉnh thoảng chúng ta có nghe báo đài nhắc đến lịch Việt Nam khác lịch Trung Quốc là lý do này. Việt Nam dùng múi giờ GMT+7, TQ dùng múi giờ GMT+8. Do 2 múi giờ khác nhau nên tính toán sẽ cho kết quả khác nhau.
- Ngày Âm lịch nói chung được tính toán dựa trên ngày dương lịch có múi giờ đi kèm thì phải hiểu đây là ngày âm lịch địa phương. Như là chúng ta đã chấp nhận ngày giờ dương lịch địa phương.

Cụ thể ví dụ ngày 07 tháng 11 năm 2018 DL:
- ở VN đổi sang ngày âm lịch là 01/10 Mậu Tuất, ngày Quý Mão.
- ở TQ đổi sang ngày âm lịch là 30/09 Mậu Tuất, ngày Quý Mão.

Để tính được kết qua đó thì phải tính điểm sóc. Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc.
Theo tính toán 2 điểm sóc liền kề nhau trong thời điểm đó là
1/- Điểm sóc A bắt đầu từ 18:02:06 GMT ngày 09/09/2018
2/- Điểm sóc B bắt đầu từ 03:47:15 GMT ngày 09/10/2018
3/- Điểm sóc C bắt đầu từ 16:02:17 GMT ngày 07/11/2018
4/- Điểm sóc D bắt đầu từ 07:21:07 GMT ngày 07/12/2018

Quan tâm điểm sóc B và C.
Điểm sóc B bắt đầu từ 03:47:15 GMT ngày 09/10/2018
b- tính cho múi giờ GMT+7(múi giờ VN) thì sẽ thành lúc 10:47:15 GMT+7 ngày 09/10/2018.
b- tính cho múi giờ GMT+8 (múi giờ TQ) thì sẽ thành lúc 11:47:15 GMT+8 ngày 09/10/2018.

Điểm sóc C bắt đầu từ 16:02:17 GMT ngày 07/11/2018
c- tính cho múi giờ GMT+7(múi giờ VN) thì sẽ thành lúc 23:02:17 GMT+7 ngày 07/11/2018.
c- tính cho múi giờ GMT+8 (múi giờ TQ) thì sẽ thành lúc 24:02:17 GMT+8 ngày 07/11/2018 -> 00:02:17 GMT+8 ngày 08/11/2018.

Cho nên:
b- ở VN: ngày mùng 1 tháng 09 âl bắt đầu từ ngày 09/10/2018.
b- ở TQ: ngày mùng 1 tháng 09 âl bắt đầu từ ngày 09/10/2018.

c- ở VN: ngày mùng 1 tháng 10 âl bắt đầu từ ngày 07/11/2018
c- ở TQ: ngày mùng 1 tháng 10 âl bắt đầu từ ngày 08/11/2018 (khác ngày).
==> tháng 9 âm lịch năm 2018 ở VN có 29 ngày. Còn ở TQ có 30 ngày.

Tiếp tục tính toán cho điểm sóc D:
Điểm sóc D bắt đầu từ 07:21:07 GMT ngày 07/12/2018
d- tính cho múi giờ GMT+7(múi giờ VN) thì sẽ thành lúc 14:21:07 GMT+7 ngày 07/12/2018.
d- tính cho múi giờ GMT+8 (múi giờ TQ) thì sẽ thành lúc 15:21:07 GMT+8 ngày 07/12/2018.

Ta thấy ở điểm sóc D này thì ở VN và TQ: ngày mùng 1 tháng 11 âl bắt đầu giống nhau cùng ngày 07/12/2018.
==> tháng 10 âm lịch năm 2018 ở VN có 30 ngày. Còn ở TQ có 29 ngày.

Qua hai tháng 9 và 10 thì kể từ ngày 07/12/2018 lịch âm dương đã khớp lại với nhau.

Qua đó, ta thấy các loại lịch lưu hành trên các app điện thoại hoặc các website thì có thể xác định được lịch âm đó tính theo lịch VN hay lịch TQ. Kể cả rất nhiều đầu sách lịch tiếng Việt dịch thuật lại từ các cuốn lịch vạn niên TQ mà không nêu rõ thì cũng rất dễ gây nhầm lẫn cho độc giả.


Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho quý vị giải toả phần nào thắc mắc.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo thuật toán âm lịch của ông Hồ Ngọc Đức và công cụ tính toán âm dương lịch phát triển bởi huygen.

Admin

#2

danhkiem



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

 

Gửi vào 07/11/2018 - 19:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hồi nhỏ, khi còn ở quê (trước 2/1964) thấy bà tôi thường nhắc “Mỗi tháng, hai ngày sóc vọng phải thắp hương cho các cụ tại nhà và bà lên chùa” tôi chẳng hiểu như thế nào. Sau này, khi tìm hiểu về phép đo thời gian, về tâm linh mới dần vỡ vạc ra đôi điều và thấy rất bổ ích.

Trong phép làm lịch, Lịch thư (H: 曆書, A: Almanac, P: Almanach), hiện nay phổ biến là Dương lịch (陽曆, The sun calendar/Le calendrier solaire) và Âm lịch (陰曆, lunar calendar/ Le calendrier lunaire). Trong đó việc Cúng, Giỗ, xem ngày chọn giờ lại phải dựa vào âm lịch. Âm lịch chúng ta đang dùng thực chất là Âm Dương lịch 陰陽曆 hay Âm Dương Hợp lịch (陰陽合歷, Lunisolar calendar) bởi nó dựa vào chuyển động tương đối của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất và gắn bó Thái âm (太陰,Mặt Trăng) với Thái dương (太陽, Mặt trời). Lịch này làm ra cốt phục vụ việc trồng cấy của nông dân phương Đông nên còn gọi là “Nông lịch” 農歷. Âm lịch chia thời gian ra làm Hoa Giáp 花甲, Giáp 甲, Năm 年, Tháng 月, Ngày 日, Giờ 時.
Trong đó, khái niệm “tháng” xuất hiện sau khái niệm “ngày”. Tháng là khoảng thời gian từ ngày hoàn toàn không trăng này đến ngày không trăng tiếp theo. Đó chính là khoảng thời gian xấp xỉ một vòng quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất nên tháng được hiểu theo nghĩa là tuần trăng với chu kỳ 29,530588 ngày. Độ dài ngót 30 ngày đó là “sóc thực” 朔實 mà Hoàng Xuân Hãn gọi là “sóc sách” (朔策, viết theo “Nguyên sử”).
Nhưng mục đích của phép làm tính Âm Dương lịch là hợp một số nguyên “Ngày” thành “Tháng”, phù hợp với “Tuần Trăng” rồi lại hợp một số nguyên “Tháng” thành “Năm” sao cho phù hợp với chu kỳ thời tiết. Ta đã biết, Âm lịch theo vòng quả đất quay chung quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng quay chung quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày, cứ hết mỗi một vòng Quả Đất quay chung quanh Mặt Trời thì Mặt Trăng đã quay chung quanh Quả Đất được mười hai vòng và một phần ba vòng nữa, cho nên mỗi năm lại thừa ra hơn mười ngày. Như vậy, hai năm rưỡi thừa ra một tháng, tháng thừa ấy gọi là “nhuận nguyệt” 閏月. Để phù hợp hơn, trong phép tính Âm lịch còn có tháng đủ (Nguyệt đại 月大) dài 30 ngày và tháng thiếu (Nguyệt tiểu 月小) là 29 ngày và sinh ra “năm nhuận” 閏年. Việc tính tháng đủ, tháng thiếu, năm nhuận của Âm lịch khá phức tạp.
Nhớ rằng Dương lịch theo Mặt Trời tính năm, cứ hết một vòng Quả Đất xoay quanh Mặt Trời thì nó tự xoay mình được 365,242216 vòng. Do đó nếu 1 vòng xoay là 1 ngày thì cứ 365 ngày lại dư suýt soát một phần tư ngày, cho nên bốn năm thì lại thừa một ngày gọi là “nhuận nhật” 閏日. Ngày nhuận đó, các nhà làm lịch cho vào tháng Hai là 29 ngày, còn các tháng Hai của 3 năm kia chỉ có 28 ngày. Trừ tháng Hai còn các tháng khác của Dương lịch có 7 tháng 31 ngày (T1, 3, 5, 7, 8, 10, 12) và 4 tháng 30 ngày (T4, 6, 9, 11). Các năm mà số chỉ năm “chia hết cho 4”, trừ năm xx00, là năm nhuận.
Về thuật ngữ: người Trung Hoa gọi “Tháng” là “Nguyệt” 月 trùng với nghĩa là mặt trăng, người Việt dùng từ “Tháng” là từ âm cổ “Tlăng” sau này biến âm thành “Trăng” và “Tháng”. Còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã có tìm hiểu riêng.

Trong quá trình Trái Đất vừa tự xoay quanh trục mình vừa quay quanh Mặt trời, Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên vị trí tương quan của chúng trong vũ trụ khác nhau từng thời điểm trong một Chu kỳ dẫn đến hiện tượng “Trăng tròn”, “Trăng khuyết”. Trong đó có 2 điểm quan trọng:
- Thời điểm Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và chúng thẳng hàng nhất (Giao hội, 結合, Conjunction). Khi đó phần chiếu sáng của Mặt Trời lên nó ở phía sau nên từ Trái đất không nhìn thấy Mặt Trăng, dân gian gọi là Trăng non, chữ là Sóc nhật 朔日. Ngày ấy tính là ngày Mồng Một, khởi đầu của tháng (Nguyệt cát月吉).
- Thời điểm Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng (Xung đối, 衝是, Opposition). Khi đó phần chiếu sáng của Mặt Trời lên Mặt Trăng hướng về Trái đất nên ta nhìn rõ nhất và Mặt Trăng “tròn vành vạnh”, gọi là “vọng”, chữ Hán làVọng nhật 望日.Ngày ấy rơi vào giữa tháng âm lịch ta gọi là Rằm. Có người cho rằng xưa gọi là ngày “đầu klăm”, sau biến bớt mà thành “ngày Rằm” hoặc rằng điệp tự “Mười Lăm” bị thu lại thành “M Lăm” rồi biến ra “Rằm”.
- Ngày cuối tháng là Nguyệt tận月盡 có thể rơi vào ngày 30 (Đại tận大盡) nếu đó là tháng đủ hay vào ngày 29 (Tiểu tận 小盡) nếu đó là tháng thiếu. Liền sát ngày Nguyệt tận là ngày Sóc tiếp của chu kỳ mới.
Khoảng giữa Hai ngày quan trọng trên người xưa cũng đã đặt ra tên gọi:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Thời kỳ giữa ngày Sóc và ngày Vọng hình ảnh nhìn thấy của Trăng lớn dần gọi là Thượng huyền 上弦,bắt đầu từ sau ngày “Mồng Sáu thật trăng”.Tên gọi những ngày này trước số chỉ ngày có một tiền tố mà chữ Hán đọc là “Sơ” 初 còn người Việt gọi là “Mồng” hay “Mùng” và chưa rõ vì sao dân ta lại gọi thế?
- Ngược lại giữa ngày Vọng tới ngày Sóc liền kề trăng “mọc” muộn và hình ảnh nhỏ dần gọi là Hạ huyền 下弦, tính từ sau ngày “Hăm Hai gà gáy”. Những ngày này chữ Hán không ghi là “Nhị Thập…” (“二十...” mà viết là “Chấp...” (廿…”) còn người Việt lại thường đọc là “Hăm…” chưa rõ vì sao?


Chữ “huyền” 弦 nguyên chỉ “dây cung” mà mặt trăng những ngày đó có hình dạng giống nửa cái cung nên gọi là “huyền”.
Người Babilon lại chia tháng thành 4 tuần trăng: tuần trăng đầu (First quarter), tuần trăng tròn (Full Moon), tuần trăng cuối (Last Quarter) và tuần trăng mới (New moon).
Do vậy nói “Sóc Vọng” là chỉ ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch và ngày này các thiên nam tín nữ đều thắp hương tại nhà hay lên chùa.
Thực tế tên gọi “Trăng non”, “Trăng đầu” và “Trăng già”, “Trăng cuối” là để chỉ hình ảnh “khuyết”, tròn” của Mặt Trăng từ Trái đất nhìn thấy được trong tháng đó chứ tuổi của “Ông Trăng” hay “Bà Nguyệt” hoặc “Chị Hằng” đều rất cao. Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore của Mỹ khi phân tích một viên đá mà tàu Apollo 16 mang từ mặt trăng về trái đất cho thấy tuổi thực của Mặt Trăng là 4 tỷ 360 triệu năm!
Dù thế nào, Mặt Trăng luôn gắn với tuổi thơ, nhất là tuổi thơ nơi, những khi không có “đèn điện sáng át trăng sao”. Vào tuổi trưởng thành, làm chủ gia đình thì vầng Thái âm này và chu kỳ quay của nó gắn với ngày Sóc Vọng, gắn với việc thờ cúng hằng tháng của các Thiện nam tín nữ.
Hạ tuần tháng Ngâu Tân Mão, 8/2011
(BS từ nhiều nguồn TK )

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |