Jump to content

Advertisements




Cách tính ngày Mùng 1 của người xưa và lá số 15/5 của Donald Trump


187 replies to this topic

#1 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 03/12/2016 - 14:40

Chuyện người xưa tính lịch:
Ở phương Đông, mặt trăng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tính lịch, là vì khác với mặt trời, mặt trăng khi tròn khi khuyết theo chu kỳ nhất định, điều này giúp cho việc tính lịch trở nên đặc biệt thuận lợi. Chỉ cần nhìn vào mức độ tròn khuyết là người ta có thể ước đoán được hôm đó là ngày nào.

Trong các vương triều an thịnh, thường có một vị Quan trông coi việc quan sát thiên văn, qua đó tính lịch để phục vụ cho nông nghiệp, các lễ hội, ngày đăng quang hay ngày băng hà của các vua...

Một tháng âm lịch bắt đầu tương ứng với trăng đầu tháng. Để quan sát trăng đầu tháng, người xưa phải đợi cho tới lúc hoàng hôn, khi đó mặt trời không còn chói lòa và mặt trăng sẽ hiện lên.

Tuy nhiên việc quan sát không phải luôn thành công, là vì có thể gặp thời tiết xấu. Trong tình huống như thế đành phải đợi tới tháng kế tiếp.

Trải qua hàng trăm năm quan sát, người xưa đã có thể xây dựng lịch có khả năng dự báo, tức là dù không quan sát được trăng đầu tháng thì vẫn có thể biết hôm đó là ngày nào. Nhưng cho dù như vậy, việc quan sát vẫn luôn cần thiết, là bởi số ngày trong tháng âm lịch không phải là số chẵn, điều này dẫn tới sai lệch nếu chỉ căn cứ vào dự báo.

Do ngày đầu tháng ứng với trăng lần đầu tiên quan sát thấy (tức là trăng non hay trăng mới), nên về bản chất âm lịch có tính địa phương, là vì các địa phương khác nhau sẽ nhìn thấy trăng non ở những thời điểm khác nhau.

Người xưa chưa có kỹ thuật in ấn để cấp lịch tới từng người, nhưng cổ nhân đã có cách khác, qua đó ai cũng có thể tính lịch cho mình. Đó là các bài Đồng dao truyền miệng. Hẳn người Việt nào cũng biết bài đồng dao dưới đây:
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng
Mồng bảy thượng huyền
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
Mười bảy sảy giường chiếu
Mười tám rám trấu
Mười chín đụn dịn
Hăm mươi giấc tốt
Hăm mốt nửa đêm
Hăm hai hạ huyền
Hăm ba gà gáy
Hăm bốn ở đâu
Hăm nhăm ở đấy
Hăm sáu đã vậy
Hăm bảy làm sao
Hăm tám thế nào
Hăm chín thế ấy
Ba mươi chẳng thấy
Mặt mày trăng đâu ?

Edited by MysteryFate, 03/12/2016 - 14:42.


Thanked by 2 Members:

#2 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 03/12/2016 - 20:58

Các pha của mặt trăng :

Các pha của mặt trăng được xác định từ vị trícủa người quan sát trên trái đất.

Theo qui ước, pha đầu tiên của mặt trăng ứng với trăng tối (dark moon) và tương ứng với ngày bắt đầu của một tháng âm lịch, pha này hoàn toàn KHÔNG quan sát thấy.

Sau đó trăng sẽ hiện ra và lớn dần qua từng ngày. Khi trăng đạt kích thước cực đại thì gọi là trăng tròn hay đầy (full moon).

Dân gian thường đồng nhất ngày Rằm (15 hàng tháng) với trăng tròn, tuy nhiên điều đó không phải lúc nào cũng đúng, full moon có thể xuất hiện trước hoặc sau ngày 15 âm lịch.

Từ vị trí full moon trăng sẽ nhỏ dần để cuối cùng lại hoàn toàn tối, tức là đến pha dark moon của tháng tiếp theo.

Như vậy một tháng âm lịch nằm giữa hai pha trăng tối liền kề.



Thanked by 2 Members:

#3 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 03/12/2016 - 21:23

Sóc và hiện tượng nhật thực:

1. Sóc là hiện tượng thiên văn mà khi đó Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời thuộc cùng một kinh tuyến hoàng đạo. (Giả thiết rằng người quan sát đứng ở trái đất thì mặt trăng sẽ nằm ở giữa trái đất và mặt trời).

2. Trên toàn trái đất, Mỗi tháng chỉ có MỘT thời điểm thỏa mãn định nghĩa nêu trên và được gọi là THỜI ĐIỂM SÓC. Trong tiếng Anh là The moment, mạo từ The trong trường hợp này nghĩa là độc nhất, có một không hai.

3. Mặc dù mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc, nhưng theo tháng thì hiện tượng sóc lại xảy ra ở những nơi khác nhau trên trái đất: Tháng 1 ở A, tháng 2 ở B....

4. Do mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc nên không có sóc trước hay sóc sau. Nói trước hay sau thực ra là đã qui đổi theo múi giờ.

5. Do mỗi tháng chỉ có Một thời điểm sóc, giả sử có ai đó muốn trực tiếp quan sát hiện tượng sóc, về lý thuyết anh ta phải đứng thật thẳng hàng với mặt trăng và mặt trời, thế nên cũng chỉ có Một điểm trên trái đất thỏa mãn điều này.

6. Mặc dù Sóc chỉ xảy ra tại Một điểm nào đó trên trái đất, nhưng theo âm lịch thì Toàn thế giới đều có Sóc, giờ để tính Sóc địa phương thực chất là giờ qui đổi từ thời điểm sóc duy nhất đã nói ở trên.

7. Thời điểm Sóc thuộc pha trăng tối (dark moon).

SÓC liên quan đến hiện tượng nhật thực, tức mặt trăng che lấp mặt trời. Ta kỳ vọng rằng mỗi khi có sóc là có nhật thực, tuy nhiên không hẳn thế, lý do mặt phẳng tạo bởi quỹ đạo mặt trăng có thể bị nghiêng đi so với mặt phẳng tạo bởi quĩ đạo trái đất. Khi đó bóng của mặt trăng có thể không in lên trái đất.



Thanked by 2 Members:

#4 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 04/12/2016 - 16:43

Thời điểm Sóc là Dark Moon hay là New Moon?

Thời điểm Sóc ứng với pha tối của mặt trăng, và có thể coi là thời điểm trăng tối nhất. Độ sáng của mặt trăng khi đó là 0%, tức là không có chút ánh sáng nào. Vậy sao không gọi là Dark Moon (trăng tối), mà gọi là New Moon (trăng non)?

Tại thời điểm Sóc trăng hoàn toàn "biến mất" dưới góc độ người quan sát, nhưng ngay sau đó sẽ hiện ra (độ sáng trên 0% và tăng dần). Nghĩa là trăng đầu tháng, về lý thuyết, sẽ xuất hiện ngay sau thời điểm Sóc, vì thế gọi là New Moon sẽ hợp lý và có ý nghĩa hơn.

Chú: về lý thuyết trăng non xuất hiện ngay sau thời điểm Sóc, tuy nhiên độ sáng còn rất yếu nên chưa thể quan sát ngay được. Phải mất một khoảng thời gian nhất định thì trăng mới xuất hiện trong tầm mắt của người quan sát.

Edited by MysteryFate, 04/12/2016 - 16:45.


#5 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 06/12/2016 - 14:35

Lịch Trung Hoa

Khi nhìn từ cực Bắc, trái đất quay ngược chiều kim đồng hồ theo quĩ đạo hình e-líp. Tuy nhiên nếu bỏ qua sai lệch nhỏ thì có thể coi quĩ đạo trái đất hình tròn. Mặt phẳng hình thành bởi quĩ đạo trái đất khi quay quanh mặt trời gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Khi quan sát từ trái đất, mặt trời sẽ đi theo một đường gọi là (đường) hoàng đạo. Ngoài ra, trái đất còn tự quay quanh một trục hợp với mặt phẳng hoàng đạo một góc xấp xỉ 23.5 độ.

Các vị trí trên trái đất được định vị thông qua các kinh tuyến và vĩ tuyến. Kinh tuyến là các đường nối giữa hai cực Bắc và Nam, vĩ tuyến là các đường “vuông góc” với kinh tuyến, tức bao quanh trái đất theo chiều Đông – Tây. Xích đạo là vĩ tuyến có độ dài lớn nhất, chia trái đất thành hai nửa Bắc và Nam, tức chia mỗi kinh tuyến thành 2 phần có độ dài như nhau.

Khi quan sát chuyển động của mặt trời trong vòng một năm, người ta nhận thấy có những thời điểm mặt trời xa xích đạo nhiều nhất, tương ứng với tọa độ vĩ tuyến gọi là chí tuyến. Có hai chí tuyến Bắc và Nam. Xuất phát từ một vĩ tuyến nào đó, mặt trời chuyển động và sau một khoảng thời gian lại hiện diện tại đó tuyến ấy là dấu hiệu cho thấy trái đất đã quay trọn một vòng quanh mặt trời, chính vì thế mà một năm hiện nay gọi là tropical year (năm chí tuyến).

Một năm chí tuyến có độ dài 365.242740 ngày (so giữa 2 điểm đông chí liền kề), hoặc 365.242374 ngày (giữa 2 điểm xuân phân liền kề). Sự khác biệt này đỏi hỏi phải có định nghĩa thế nào là một năm. Theo định nghĩa truyền thống, một năm được định nghĩa là khoảng thời gian giữa hai điểm xuân phân, tức có độ dài 365.242374 ngày.

Theo định nghĩa hiện đại, một năm là khoảng thời gian để kinh độ trung bình của mặt trời tăng 360 độ ( tức mặt trời “quay” được 360 độ theo đường hoàng đạo), khi đó một năm bằng 365.24219 ngày.

Năm thiên văn (sidereal year) thực hiện tham chiếu vị trí của trái đất với các vì sao và dường như chính xác hơn theo nghĩa thiên văn. Một năm chí tuyến không bằng với một năm thiên văn. Năm thiên văn dài hơn năm chí tuyến khoảng 20 phút.

Với lý do phục vụ mùa màng (theo mùa vụ), nhiều lịch cố gắng tính một năm xấp xỉ với năm chí tuyến, trong đó có lịch Gregori (dương lịch ngày nay) và lịch Trung Hoa. Tuy nhiên dương lịch Ấn độ lại khác, đó là loại lịch tính theo năm thiên văn.

Thanked by 2 Members:

#6 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 posts
  • 837 thanks

Posted 06/12/2016 - 18:05

Trước hết, tôi đặt câu hỏi.
Cách cục nào, ứng với sự kiện Donald trump bị kiện 3500 lần trong cuộc đời, ứng với lá số ÂM Dương?

#7 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 posts
  • 837 thanks

Posted 06/12/2016 - 18:46

Các fan của lá số ÂM Dương đâu hết rồi, sao bây giờ lại vắng vẻ thế nhỉ?

#8 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 06/12/2016 - 20:22

Cứ từ từ anh mikedo, còn chưa chắc lá số nào. Giờ mà luận e là loãng chủ đề. Phải lập luận xem đã. Ngay cả tôi cũng chưa biết chủ đề này sẽ cis cái kết thế nào.

#9 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 07/12/2016 - 00:15

Những bí ẩn khuất chìm cùng thời gian:
1. Ai là người thực sự phát minh ra tử vi? Khi nào?
Tương truyền là ngài Trần Đoàn thời Bắc Tống, nhưng không có bằng chứng thuyết phục chứng minh.
2. Lịch mà tử vi gia xưa dùng là lịch nào? Lịch chí tuyến (Nông lịch, phục vụ gieo trồng), hay lịch thiên văn? (Hay thậm chí lịch khác?).
Nghi vấn này không hề vu vơ, vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy giao lưu mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Trung-Ấn.

Thử làm các phép tính thô sau:
Bài toán 1: Giả sử tử vi có tuổi 1500 năm, nếu dùng lịch thiên văn thì sai lệch so với lịch chí tuyến là:
20*1500/60/24 =28,8 ngày. Tức xấp xỉ một tháng.
Bài toán 2: Người Trung quốc xưa qui định một năm chí tuyến bằng 365.24237 ngày, hiện nay qui định bằng 365.24219 ngày, sau 1500 năm thì sai lệch bằng:
(365.24237-365.24218)*1500 =0.27 ngày =6.6 giờ.

Tất nhiên những tính toán trên đây không nhằm mục đích thay đổi lịch, chúng chỉ cho thấy việc đưa dữ liệu thời gian vào lá số khó khăn và đáng ngờ ra sao.


Chú: lịch Trung Hoa đã trải qua trên 100 phiên bản khác nhau.

Thanked by 1 Member:

#10 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 posts
  • 2128 thanks

Posted 07/12/2016 - 08:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MikeDo, on 06/12/2016 - 18:05, said:

Trước hết, tôi đặt câu hỏi.
Cách cục nào, ứng với sự kiện Donald trump bị kiện 3500 lần trong cuộc đời, ứng với lá số ÂM Dương?

Sẽ không có cách cục ứng với vấn đề đó trên bất cứ lá số nào cả đâu ông anh ạ, vì đơn giản với một ông chủ lớn hay một công ty lớn ở Mỹ thì 3500 không phải con số to đâu. Nó là bất thường với UCV TT hay TT thôi, nhưng nói thể thì cũng như nói Reagan bất thường vì số lượng bộ phim ông ta đóng.

Còn ở Mỹ công ty thường được coi là bị kiện nhiều nhất là Wal-Mart, nhưng nếu nhà chủ công ty có cách cục bị kiện thì ắt là cũng nhẹ bởi vì tôi dám chắc là họ chẳng thấy bị ảnh hưởng thực sự từ nhiều hơn 0.1% số các vụ kiện đó, hay tự bỏ thời gian ra xử lý hay kể cả là biết là mình đang bị kiện.

By its own count, Wal-Mart was sued 4,851 times last year — or nearly once every two hours, every day of the year. Juries decide a case in which Wal-Mart is a defendant about six times every business day, usually in favor of the Bentonville, Ark., retail giant. Wal-Mart lawyers list about 9,400 open cases.

Nhân tiện:

Fact Check: Has Donald Trump (or one of his companies) been sued 3,500+ times?

The Trump Organization has more than 500 companies under its umbrella and like most large organizations they deal with lawsuits on a daily basis. Over the past 30 years Donald Trump’s companies have been sued a grand total of

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

— and lost 38 of those cases — an impressive record.
Hillary Clinton, on the other hand, has only been sued

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Most recently Hillary was

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

and defamation of two veterans — Trump has never been sued for wrongful death.

Bà Hillary mới là người có cách cục bị kiện nhiều vì kiện nhà bà ấy toàn kiện to, tốn tiền, đe dọa mất địa vị... lại còn những vụ mình là nạn nhân mà lại phải cắn răng đi bao che cho thủ phạm nữa.

Edited by LinnaeaBorealis, 07/12/2016 - 08:15.


Thanked by 3 Members:

#11 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 posts
  • 2949 thanks

Posted 07/12/2016 - 09:06

Những bí ẩn khuất chìm cùng thời gian:
1. Ai là người thực sự phát minh ra tử vi? Khi nào?
Tương truyền là ngài Trần Đoàn thời Bắc Tống, nhưng không có bằng chứng thuyết phục chứng minh.
2. Lịch mà tử vi gia xưa dùng là lịch nào? Lịch chí tuyến (Nông lịch, phục vụ gieo trồng), hay lịch thiên văn? (Hay thậm chí lịch khác?).
Nghi vấn này không hề vu vơ, vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy giao lưu mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Trung-Ấn.
3. Hoặc là bác V.E không tính đại hạn đầu tiên. Tức khởi đại hạn từ cung phụ mẫu. Lại thêm một lý thuyết tử vi mới nữa rồi.
--------------------------------------------------
câu 1 : tôi chưa có lời giải đáp nên đồng ý với anh là : không có bằng chứng thuyết phục chứng minh.
câu 2 : là Âm - Dương Lịch, tức là bộ lịch bao gồm 2 phần Nguyệt tính và Nhật tính.
câu 3 : tôi đang gõ trả lới, xin vui lòng chờ.

#12 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 07/12/2016 - 09:25

Bác V.E: Lịch Trung Hoa chính là lịch Âm Dương, nhưng vấn đề là các tử vi gia thời xưa tính Dương theo cách nào?

Nếu tính kiểu lịch chí tuyến thì khác, kiểu thiên văn lại khác. Khi đó độ dài 1 năm không như nhau.

Edited by MysteryFate, 07/12/2016 - 09:35.


#13 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 07/12/2016 - 10:03

Lịch Can-Chi ổn định nhất:

Can Chi là hệ lịch tính thời gian của người Trung Hoa và không thay đổi phương pháp tính qua hàng nghìn năm. Mỗi ngày luôn bắt đầu từ giờ Tí, là giờ bao lấy lúc nửa đêm, rồi lại kết thúc ở giờ Tí tiếp theo. Mà một ngày bao giờ cũng có khởi đầu, cứ mỗi ngày mới lại ứng với Can mới, Chi mới và chỉ lặp lại theo chu kỳ 60. Tương tự, Can Chi cũng dành cho năm, tháng, và các khoảng thời gian nhỏ hơn 1 ngày.

Đơn vị thời gian nhỏ hơn 1 ngày:
. Giờ: Là giờ kép có độ dài 120' nếu qui chiếu theo ngày nay, luật Can Chi cũng áp dụng cho giờ.
. Decidays: Một ngày chia thành 10 phần.
. centidays: Một ngày chia thành 100 phần.

Như vậy các môn bói toán dựa trên hệ lịch Can Chi cho kết quả thống nhất và ổn định nhất.


Thanked by 1 Member:

#14 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 posts
  • 311 thanks

Posted 07/12/2016 - 13:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 07/12/2016 - 09:06, said:

Những bí ẩn khuất chìm cùng thời gian:
1. Ai là người thực sự phát minh ra tử vi? Khi nào?
Tương truyền là ngài Trần Đoàn thời Bắc Tống, nhưng không có bằng chứng thuyết phục chứng minh.
2. Lịch mà tử vi gia xưa dùng là lịch nào? Lịch chí tuyến (Nông lịch, phục vụ gieo trồng), hay lịch thiên văn? (Hay thậm chí lịch khác?).
Nghi vấn này không hề vu vơ, vì có rất nhiều bằng chứng cho thấy giao lưu mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Trung-Ấn.
3. Hoặc là bác V.E không tính đại hạn đầu tiên. Tức khởi đại hạn từ cung phụ mẫu. Lại thêm một lý thuyết tử vi mới nữa rồi.
--------------------------------------------------
câu 1 : tôi chưa có lời giải đáp nên đồng ý với anh là : không có bằng chứng thuyết phục chứng minh.
câu 2 : là Âm - Dương Lịch, tức là bộ lịch bao gồm 2 phần Nguyệt tính và Nhật tính.
câu 3 : tôi đang gõ trả lới, xin vui lòng chờ.
Câu 1 theo cháu: Có những vấn đề thuộc về quan niệm, tục truyền. Xưa chưa có người nào giám nhận Tử Vi do mình viết, nay đa phần học giả đều coi Tr Đoan đạo sỹ là cha đẻ của tử vi chúng ta chẳng nên đòi hỏi bằng chứng làm gì hãy hiển nhiên công nhận đóng góp của đạo sỹ này cho giới học thuật.

#15 MysteryFate

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 416 posts
  • 410 thanks

Posted 07/12/2016 - 13:48

Lịch hồi giáo (Islamic calendar):

Lịch hồi giáo là loại lịch thuần âm, tức là chỉ dựa trên chu kỳ của mặt trăng.

Mỗi năm lịch hồi giáo có 12 tháng, mỗi tháng bắt đầu từ ngày đầu tiên nhìn thấy trăng lưỡi liềm thuộc giai đoạn trăng đầy dần, mỗi ngày bắt đầu từ lúc hoàng hôn và kết thúc ở hoàng hôn kế tiếp.

Đã có giai đoạn lịch hồi giáo chèn thêm tháng nhuận (tức tháng 13), tuy nhiên sau đó bị bỏ vì cho là "trái ý Chúa".

Ngày đầu tiên của tháng được xác định thông qua quan sát thiên văn.

Để xác định ngày đầu của một tháng, các nhà thiên văn hồi giáo quan sát vào lúc hoàng hôn. Ngay sau khi mặt trời lặn, nếu nhìn thấy trăng lưỡi liềm ở phía Tây xuất hiện lần đầu tiên thì hôm đó là ngày đầu tháng (tức Mùng 1 theo cách gọi của Việt Nam).

Như vậy, ngày đầu tiên của một tháng hồi giáo BẮT BUỘC phải tương ứng với sự kiện trăng lưỡi liềm lần đầu tiên xuất hiện ở phía Tây.

Từ cách quan niệm như vậy mà có sự khác biệt giữa Lịch hồi giáo và Lịch trung hoa:

1. Do Lịch trung hoa qui định ngày Mùng 1 ứng với pha trăng tối (không trăng), trong khi đó Lịch hồi giáo lại phải có trăng lần đầu, dẫn tới lịch hồi giáo CHẬM so với lịch trung hoa từ 1 đến 2 ngày.

Lý do thiên văn:
. New Moon là thời điểm trăng có độ sáng 0% (hoàn toàn tối), phải sau 15-20 giờ trăng lưỡi liềm mới có thể quan sát được.

. Thời điểm quan sát ngay sau mặt trời lặn, vào ngày đầu tháng trăng non hiện lên khoảng 6 phút rồi cũng lặn. Thời điểm mặt trời lặn thường trước 19h hàng ngày, tạm coi là 19h cho tiện trình bày. Nếu thời điểm New Moon từ 00:00 đến khoảng 4:00 của ngày hôm đó, hoặc từ 5:00 của ngày hôm trước, thì có cơ hội quan sát được trăng lưỡi liềm, như thế ngày Mùng 1 bắt đầu. Nếu thời điểm New Moon xuất hiện sau 4:00 thì không có cơ hội quan sát thấy trăng, và hôm sau sẽ là Mùng 1.

. Một ngày theo lịch hồi giáo bắt đầu từ hoàng hôn, như vậy ngày Mùng 1 hồi giáo luôn chậm hơn Mùng 1 trung hoa ít nhất 15 giờ. Vì thế tính theo ngày, lịch hồi giáo luôn chậm hơn lịch trung quốc ít nhất 1 ngày.

2. Lịch hồi giáo thuần thiên văn, trong khi lịch trung quốc tính theo mùa.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |