←  Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Sao Bắc Cực (Tử vi trong đẩu số, Thái Sơn...

danhkiem's Photo danhkiem 23/05/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phía Bắc bán cầu, quan sát bầu trời hàng đêm sẽ thấy rằng: Có một chòm sao gồm 7 ngôi sao hình cái Gầu nước (Thất Tinh Bắc Đẩu)
Bạn hãy nối hai ngôi sao ngoài cùng của Bắc Đẩu là Dubhe (Tham Lang) và Merak (Cự Môn) , rồi đi tiếp một đoạn thẳng gấp khoảng 5 lần đoạn vừa nối, bạn sẽ gặp một ngôi sao có độ sáng trung bình.
Ngôi sao đó tên là Polaris, nó nằm ở vị trí thiên cực bắc nên được gọi là sao Bắc cực, nó nằm ngay hướng bắc của bầu trời nên hướng có mặt của sao Polaris là hướng bắc.
Đây chính là Tử Vi (Đế tinh). Nó gần như không dịch chuyển phía Bắc Cực (Tên gọi nó là sao Bắc Cực) trong suốt buổi đêm. Để cho cả Thiên Hà xoay vần quanh nó.
Khu vực tinh bàn nơi ở của nó được cho là tọa vị của Thần mặt trời (Đức Vua). Tinh bàn này được đặt tên Tử vi viên trong tam bàn (Tử vi - Thái Vi - Thiên Thi).
Tư vi viên (tập hợp các chòm sao) được chia là Tử vi Tả Viên và Tử vi Hữu Viên. (Điều này lý giải tại sao trong Tử vi đẩu số người ta lại đề cao: Tử vi ngộ tả hữu.)
Tuy nhiên Tử Vi (Bắc Cực) không nằm trong không gian của chòm Bắc Đẩu, mà nó nằm riêng biệt độc đoán (Vua chỉ có duy nhất một mà) trong khu vực Câu Trần.


Có một điều kì diệu là sao Bắc Cực (Tử vi trong đẩu số, Thái Sơn Bắc Đẩu trong chiêm tinh) không phải là...duy nhất một ngôi sao.
Sao Polaris thuộc chòm sao Ursa Minor (Tiểu Hùng), là một chú gấu nhỏ hay một cái đẩu nhỏ so với Ursa Major là một chú gấu lớn hay một cái đẩu lớn. Do Trái Đất tự quay quanh trục nên trong suốt đêm bạn sẽ thấy các ngôi sao di chuyển, trừ sao Polaris hầu như sẽ đứng yên để các ngôi sao khác di chuyển quanh nó.
Do hiện tượng tiến động, nên sao Bắc cực sẽ thay đổi theo thời gian, ngôi sao nào đủ sáng và nằm gần thiên cực bắc đều được gọi là sao Bắc cực. Năm 2787 TCN, ngôi sao Thuban mờ nhạt của chòm sao Draco nằm gần như chính xác ở thiên cực bắc, và nó được chọn làm sao Bắc cực. Hàng thế kỷ sau đó, bắc bán cầu không có sao Bắc cực nào cho tới năm 1100 TCN sao Kochab cũng thuộc chòm Ursa Minor trở thành sao Bắc cực.
Trong tương lai, người kế nhiệm của Polaris để trở thành sao Bắc cực là sao Errai (Gamma Cephei) vào khoảng năm 4000 và sao Alderamin (Alpha Cephei) khoảng vào năm 7500, cả hai đều thuộc chòm sao Cepheus.
Nghĩa là không có Đế tinh vĩnh viễn. Thiên cũng có Thiên vận...
Vì vậy thuật chiêm tinh/ Đẩu số tử vi cũng cần có những diễn tiến và quan sát mới để thêm vào điều đúng va lược bỏ điều sai.

Vô Thường Đại Sư.
Trích dẫn