Jump to content

Advertisements




VĂN HÓA TIỀN

tien van hoa

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 Tuandung79

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 11/09/2020 - 22:34


Trong cuộc sống, chẳng ai không cần tiền. Tiền không chỉ là những đồng bạc xanh, đỏ, vàng, không chỉ là những đồng kẽm, đồng vàng, đồng xu chinh.

Tiền là mồ hôi, nước mắt, là trải nghiệm cuộc đời của ai đó trong kiếp người.

Vì thế, tiền có thể nhìn thấy trong miếng ăn, bát cháo, nhìn thấy trong từng trái cây ta đem cúng dường chư vị bề trên, tiền chuyển hóa trong các chi tiêu hàng ngày.

Ai không cần tiền? Bạn ư? Tôi ư? – Tôi thì cần tiền và đang dành không ít thời gian trong cuộc sống để kiếm tiền. Ai nữa không cần tiền? Các sư, sãi ở chùa, các cha cố, cha đạo, thầy tu, các bậc giác ngộ còn sống hay những người thầy tâm linh của tôi, của bạn? Họ cũng cần tiền, dù họ có nói gì đi nữa. Họ không dành thời gian để kiếm tiền vì đơn giản, họ có chúng ta cung tiến, cung phụng, có xã hội tôn kính lo lắng mọi lẽ để họ không phải lo lắng gì. Nhưng không có giấy thông hành dành riêng cho các vị này rằng cuộc sống của họ sẽ không phải chi trả bất cứ một khoản nào, từ ăn uống, đi lại, sinh hoạt. Họ vẫn còn mang thân người thì phải chấp nhận quy luật của thế giới con người thôi. Nếu họ coi thường tiền, coi thường vật chất mà bạn và tôi đang cung tiến, cung phụng thì bạn nghĩ sao? Bạn có còn cung cấp những thứ bạn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được hay không? Bạn có tiếp tục cung cấp những thứ mà rồi họ chẳng coi ra gì hay không? – Tôi thì không!

Vì thế, các vị giác ngộ vẫn còn sống cũng cần tiền.

Và nếu tiền có ích cho các vị ấy thì tiền không thể là thứ xấu xa được, không thể là thứ đáng khinh ghét được, không thể là biểu tượng của “Tham – Sân – Si” được. Vậy thì chúng ta đừng sợ tiền nhé. Và cũng đừng lung lạc, đừng để lôi kéo, vào hùa trước những thị phi, dèm pha của những kẻ đạo đức giả hay đang ngây ngô thật trước tiền.

Nếu bạn học Phật hay học các bậc giác ngộ, điều chắc chắn cần nhớ, họ không bao giờ dạy bạn cái tư duy, trí tuệ vào hùa. Nếu bạn phát hiện ra mình đang vào hùa trước một sự việc gì đó thì hay nên kịp thời biết xấu hổ.

Tiền là rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng tiếc rằng, chẳng mấy ai trong chúng ta được dạy dỗ phải kiếm tiền ra sao, tiêu tiền thế nào, quản lý tiền làm sao cho hiệu quả nhất. Chúng ta tự phát kiếm tiền, tự phát tiêu tiền, tự phát quản lý. Đấy, thứ quan trọng thế mà chúng ta biết về nó được bao nhiêu đâu. Khốn khổ thay kiếp người. Chúng ta làm sao mà hiểu biết nhiều về tiền – thứ rất quan trọng – cho đầy đủ và tốt đẹp cho được khi mà xung quanh chúng ta, những đồng môn, những bạn bè, những đồng nghiệp, những anh em, mẹ cha… đang tận hưởng một bầu không khí sợ hãi tiền, miệt thị tiền, ác cảm với tiền.

Thái độ khinh rẻ, miệt thị tiền thường thường thấy khi ai đó đang tỉnh táo, khi ai đó đang định lên lớp giáo huấn ai hay khi ai đó định dùng nó để lên lớp với chúng ta, định tỏ ra cao đạo hơn ta. Đó toàn là những lúc họ tỉnh táo. Đó toàn là lúc họ đã kiếm kha khá để dắt lưng. Đó toàn là lúc họ chẳng thể làm ăn được gì, thất bát, đổ vỡ, khốn cùng vì tiền rồi quay lại công kích tiền, công kích chúng ta kiếm tiền như một cách trả thù cuộc sống, như một cách động viên cho chính tổn thương của họ.

Còn khi họ không tỉnh táo, hãy nhìn họ lao vào tiền, lao vào vật chất như thế nào. Nếu họ kịp biết bạn đang quan sát họ những lúc mà họ thường mắng ta là “cái chữ người thì ít mà chữ con thì nhiều” thì bạn sẽ thấy họ lúng túng, họ xảo quyệt che đậy, họ vờ đóng kịch.

Tiền là cần thiết thì tại sao lại phải sợ tiền? tại sao phải lên án? tại sao phải vờ vịt, đóng kịch và đạo đức giả? – Tại sao vậy chúng ta? Chúng ta có bị ốm không? Có bị thần kinh không? Hay một bệnh tâm thần nào đó? Tại sao không nhìn thẳng vào tiền mà cứ loanh quanh, vờ vịt bên nó?

Thái độ đó là vì sự ng* d*t của chúng ta. Bạn đừng vội bê nguyên si đoạn kinh sách nào ra để chống đỡ. Nếu bạn học tâm linh, xin hãy dừng lại sau mỗi câu chữ, hãy tự vấn: – Thế nào là ý tại ngôn ngoại? Thế nào là Đạo không thể nói bằng lời? Nếu cứ bê nguyên si kinh sách, nếu cứ tầm chương trích cú thì chẳng hóa ra cái Đạo – học – tâm – linh – sâu – xa chỉ là những thứ nổi lềnh phềnh trên trang giấy, là những hết chấm lại phảy hay sao. Thế thì hãy nhớ, đọc xong thì gấp sách lại và cố gắng hiểu những gì không chỉ là câu là chữ.


Kinh sách dạy chúng ta đừng “ham mê” chứ không dạy chúng ta phải “bài xích”, phải “từ bỏ”, phải “lên án”, không dạy chúng ta phải “vừa thòm thèm lại phải vừa kinh bỉ”. Cái thái độ sống “vừa thòm thèm vừa khinh bỉ” mà đa phần chúng ta đang sống, đang diễn trước một số thứ như tiền, vật chất, tình dục,… chỉ làm cho chúng ta trở thành những loài ma bệnh hoạn.

Không ai nên làm cái việc là hàng ngày phải bê bát cơm lên ăn mà không dám quay mặt nhìn vào bát, thỉnh thoảng – để tỏ ra là ta đây cao đạo hay cũng đang “tiến bộ” – chúng ta quay về phía cái bát và nhổ nước bọt vào nó, rồi lại quay đi và xúc cơm thịt đổ vào cái lỗ mồm. Nếu ai dạy đạo cho bạn mà dạy bạn sống giả dối, sống bệnh hoạn như thế thì bạn hãy tỉnh táo mà từ bỏ ông thầy đó.

Cũng giống như với hầu hết những người đang học tâm linh, trong môn phái Thất Sơn Thần Quyền cũng có không ít những con người đạo đức giả, bệnh hoạn như tôi nói ở trên khi họ sống không thật trước vật chất, tiền bạc, ái tình,… Đây là căn bệnh phổ biến trong giới học đạo tâm linh, không riêng gì Thất Sơn Thần Quyền.

Tôi đã biết, trong anh em Thất Sơn Thần Quyền có nhiều người đang nỗ lực kiếm tiền. Tôi biết họ kiếm tiền trước tiên cho bản thân, cho gia đình. Nhưng trong số đó, rất nhiều người còn ấp ủ những điều thiêng liêng hơn, muốn kiếm tiền để phụng sự bậc trưởng môn mà họ thường gọi thân yêu bằng từ BA (cha), họ muốn dùng đồng tiền kiếm được để phụng sự cho môn phái phát triển, giúp đỡ anh em còn nhiều khó khăn khác cùng vươn lên trong cuộc sống.

Nhưng như tôi đã nói ở trên, do chúng ta chẳng mấy người được dạy dỗ đến nơi đến chốn về cách kiếm tiền, tiêu tiền, quản lý tiền cho nên, kiếm tiền đã khó mà giữ được tiền, sử dụng được nó cho hiệu quả còn khó biết bao. Cái lý là thế nên kính mong anh em trong môn phái, kính mong các bạn hữu đang học các môn phái tâm linh khác nên có thái độ thông cảm, chia sẻ với những ai không may đổ vỡ làm ăn, không may sa ngã vì tiền vì chúng ta vốn chẳng có hiểu biết gì về tiền ngoài cái thói a dua và học vẹt phải khinh ghét tiền của, vật chất.

Thông cảm là cần thiết. Xin bạn hữu và anh em đồng môn đừng tỏ ra nghiêm khắc với những ai không may sa ngã, đổ vỡ vì tiền bạc và vật chất. Chúng ta học đạo là để hiểu đời chứng không phải là để chửi đời, không phải là để tỏ ra cao đạo, trịch thượng khinh khi cuộc sống này. Ngay chính những người thoát tục để tu tâm đến hàng cao đạo như Tỳ Kheo, Thánh chúng mà còn có khi sa ngã. Không lẽ họ không đáng được thông cảm hay sao? Hay là nếu họ sa ngã thì chúng ta khinh khi còn sau đó, họ hướng thiện, sửa chữa rồi lại thành được chứng quả thì chúng ta mới quay đầu tôn kính, vái lạy… kẻ đã từng có lúc sa ngã.

Tại sao lại khinh khi cuộc sống này? Các bạn và tôi từ đâu mà ra nếu không phải từ chính cuộc sống này. Các vị Phật, Bồ Tát, Thánh chúng, các vị giác ngộ tâm linh khác cũng từ đâu mà ra nếu không phải là cuộc sống này?

Cuộc sống này là đáng sống hay đáng ruồng bỏ? Nếu bạn cho là đáng ruồng bỏ, đáng rời xa mãi mãi cái bể khổ này thì hãy nghĩ lại, điều đó liệu có đúng không? Nếu trần gian này đúng là thế, nhất quyết là thế và rồi phải thế… thì tại sao cái trần gian này vẫn chưa chấm dứt tồn tại? Tại sao các vị Thánh nhân lại cứ tiếp tục ra đời? Để cứu chúng ta ư? Không. Họ ra đời vì họ cần cuộc sống này và nên nhớ, phải có cuộc sống này mới có họ. Không có trần gian (mà ta quen gọi một chiều là “bể khổ”) này thì không có Phật, không có các vị giác ngộ khác – những con người tốt đẹp và đáng kính trọng. Họ là một phần của trần gian này, của cuộc sống này.

Thế thì thái độ với trần gian này, với cuộc sống này chính là thái độ với vật chất, với tiền bạc đó.

Trong cuộc sống, chẳng ai không cần tiền. Tiền không chỉ là những đồng bạc xanh, đỏ, vàng, không chỉ là những đồng kẽm, đồng vàng, đồng xu chinh.
Tiền là mồ hôi, nước mắt, là trải nghiệm cuộc đời của ai đó trong kiếp người.
Vì thế, tiền có thể nhìn thấy trong miếng ăn, bát cháo, nhìn thấy trong từng trái cây ta đem cúng dường chư vị bề trên, tiền chuyển hóa trong các chi tiêu hàng ngày.
Ai không cần tiền? Bạn ư? Tôi ư? – Tôi thì cần tiền và đang dành không ít thời gian trong cuộc sống để kiếm tiền. Ai nữa không cần tiền? Các sư, sãi ở chùa, các cha cố, cha đạo, thầy tu, các bậc giác ngộ còn sống hay những người thầy tâm linh của tôi, của bạn? Họ cũng cần tiền, dù họ có nói gì đi nữa. Họ không dành thời gian để kiếm tiền vì đơn giản, họ có chúng ta cung tiến, cung phụng, có xã hội tôn kính lo lắng mọi lẽ để họ không phải lo lắng gì. Nhưng không có giấy thông hành dành riêng cho các vị này rằng cuộc sống của họ sẽ không phải chi trả bất cứ một khoản nào, từ ăn uống, đi lại, sinh hoạt. Họ vẫn còn mang thân người thì phải chấp nhận quy luật của thế giới con người thôi. Nếu họ coi thường tiền, coi thường vật chất mà bạn và tôi đang cung tiến, cung phụng thì bạn nghĩ sao? Bạn có còn cung cấp những thứ bạn phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được hay không? Bạn có tiếp tục cung cấp những thứ mà rồi họ chẳng coi ra gì hay không? – Tôi thì không!
Vì thế, các vị giác ngộ vẫn còn sống cũng cần tiền.
Và nếu tiền có ích cho các vị ấy thì tiền không thể là thứ xấu xa được, không thể là thứ đáng khinh ghét được, không thể là biểu tượng của “Tham – Sân – Si” được. Vậy thì chúng ta đừng sợ tiền nhé. Và cũng đừng lung lạc, đừng để lôi kéo, vào hùa trước những thị phi, dèm pha của những kẻ đạo đức giả hay đang ngây ngô thật trước tiền.
Nếu bạn học Phật hay học các bậc giác ngộ, điều chắc chắn cần nhớ, họ không bao giờ dạy bạn cái tư duy, trí tuệ vào hùa. Nếu bạn phát hiện ra mình đang vào hùa trước một sự việc gì đó thì hay nên kịp thời biết xấu hổ.
Tiền là rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng tiếc rằng, chẳng mấy ai trong chúng ta được dạy dỗ phải kiếm tiền ra sao, tiêu tiền thế nào, quản lý tiền làm sao cho hiệu quả nhất. Chúng ta tự phát kiếm tiền, tự phát tiêu tiền, tự phát quản lý. Đấy, thứ quan trọng thế mà chúng ta biết về nó được bao nhiêu đâu. Khốn khổ thay kiếp người. Chúng ta làm sao mà hiểu biết nhiều về tiền – thứ rất quan trọng – cho đầy đủ và tốt đẹp cho được khi mà xung quanh chúng ta, những đồng môn, những bạn bè, những đồng nghiệp, những anh em, mẹ cha… đang tận hưởng một bầu không khí sợ hãi tiền, miệt thị tiền, ác cảm với tiền.
Thái độ khinh rẻ, miệt thị tiền thường thường thấy khi ai đó đang tỉnh táo, khi ai đó đang định lên lớp giáo huấn ai hay khi ai đó định dùng nó để lên lớp với chúng ta, định tỏ ra cao đạo hơn ta. Đó toàn là những lúc họ tỉnh táo. Đó toàn là lúc họ đã kiếm kha khá để dắt lưng. Đó toàn là lúc họ chẳng thể làm ăn được gì, thất bát, đổ vỡ, khốn cùng vì tiền rồi quay lại công kích tiền, công kích chúng ta kiếm tiền như một cách trả thù cuộc sống, như một cách động viên cho chính tổn thương của họ.
Còn khi họ không tỉnh táo, hãy nhìn họ lao vào tiền, lao vào vật chất như thế nào. Nếu họ kịp biết bạn đang quan sát họ những lúc mà họ thường mắng ta là “cái chữ người thì ít mà chữ con thì nhiều” thì bạn sẽ thấy họ lúng túng, họ xảo quyệt che đậy, họ vờ đóng kịch.
Tiền là cần thiết thì tại sao lại phải sợ tiền? tại sao phải lên án? tại sao phải vờ vịt, đóng kịch và đạo đức giả? – Tại sao vậy chúng ta? Chúng ta có bị ốm không? Có bị thần kinh không? Hay một bệnh tâm thần nào đó? Tại sao không nhìn thẳng vào tiền mà cứ loanh quanh, vờ vịt bên nó?
Thái độ đó là vì sự ng* d*t của chúng ta. Bạn đừng vội bê nguyên si đoạn kinh sách nào ra để chống đỡ. Nếu bạn học tâm linh, xin hãy dừng lại sau mỗi câu chữ, hãy tự vấn: – Thế nào là ý tại ngôn ngoại? Thế nào là Đạo không thể nói bằng lời? Nếu cứ bê nguyên si kinh sách, nếu cứ tầm chương trích cú thì chẳng hóa ra cái Đạo – học – tâm – linh – sâu – xa chỉ là những thứ nổi lềnh phềnh trên trang giấy, là những hết chấm lại phảy hay sao. Thế thì hãy nhớ, đọc xong thì gấp sách lại và cố gắng hiểu những gì không chỉ là câu là chữ.

Kinh sách dạy chúng ta đừng “ham mê” chứ không dạy chúng ta phải “bài xích”, phải “từ bỏ”, phải “lên án”, không dạy chúng ta phải “vừa thòm thèm lại phải vừa kinh bỉ”. Cái thái độ sống “vừa thòm thèm vừa khinh bỉ” mà đa phần chúng ta đang sống, đang diễn trước một số thứ như tiền, vật chất, tình dục,… chỉ làm cho chúng ta trở thành những loài ma bệnh hoạn.
Không ai nên làm cái việc là hàng ngày phải bê bát cơm lên ăn mà không dám quay mặt nhìn vào bát, thỉnh thoảng – để tỏ ra là ta đây cao đạo hay cũng đang “tiến bộ” – chúng ta quay về phía cái bát và nhổ nước bọt vào nó, rồi lại quay đi và xúc cơm thịt đổ vào cái lỗ mồm. Nếu ai dạy đạo cho bạn mà dạy bạn sống giả dối, sống bệnh hoạn như thế thì bạn hãy tỉnh táo mà từ bỏ ông thầy đó.
Cũng giống như với hầu hết những người đang học tâm linh, trong môn phái Thất Sơn Thần Quyền cũng có không ít những con người đạo đức giả, bệnh hoạn như tôi nói ở trên khi họ sống không thật trước vật chất, tiền bạc, ái tình,… Đây là căn bệnh phổ biến trong giới học đạo tâm linh, không riêng gì Thất Sơn Thần Quyền.
Tôi đã biết, trong anh em Thất Sơn Thần Quyền có nhiều người đang nỗ lực kiếm tiền. Tôi biết họ kiếm tiền trước tiên cho bản thân, cho gia đình. Nhưng trong số đó, rất nhiều người còn ấp ủ những điều thiêng liêng hơn, muốn kiếm tiền để phụng sự bậc trưởng môn mà họ thường gọi thân yêu bằng từ BA (cha), họ muốn dùng đồng tiền kiếm được để phụng sự cho môn phái phát triển, giúp đỡ anh em còn nhiều khó khăn khác cùng vươn lên trong cuộc sống.
Nhưng như tôi đã nói ở trên, do chúng ta chẳng mấy người được dạy dỗ đến nơi đến chốn về cách kiếm tiền, tiêu tiền, quản lý tiền cho nên, kiếm tiền đã khó mà giữ được tiền, sử dụng được nó cho hiệu quả còn khó biết bao. Cái lý là thế nên kính mong anh em trong môn phái, kính mong các bạn hữu đang học các môn phái tâm linh khác nên có thái độ thông cảm, chia sẻ với những ai không may đổ vỡ làm ăn, không may sa ngã vì tiền vì chúng ta vốn chẳng có hiểu biết gì về tiền ngoài cái thói a dua và học vẹt phải khinh ghét tiền của, vật chất.
Thông cảm là cần thiết. Xin bạn hữu và anh em đồng môn đừng tỏ ra nghiêm khắc với những ai không may sa ngã, đổ vỡ vì tiền bạc và vật chất. Chúng ta học đạo là để hiểu đời chứng không phải là để chửi đời, không phải là để tỏ ra cao đạo, trịch thượng khinh khi cuộc sống này. Ngay chính những người thoát tục để tu tâm đến hàng cao đạo như Tỳ Kheo, Thánh chúng mà còn có khi sa ngã. Không lẽ họ không đáng được thông cảm hay sao? Hay là nếu họ sa ngã thì chúng ta khinh khi còn sau đó, họ hướng thiện, sửa chữa rồi lại thành được chứng quả thì chúng ta mới quay đầu tôn kính, vái lạy… kẻ đã từng có lúc sa ngã.
Tại sao lại khinh khi cuộc sống này? Các bạn và tôi từ đâu mà ra nếu không phải từ chính cuộc sống này. Các vị Phật, Bồ Tát, Thánh chúng, các vị giác ngộ tâm linh khác cũng từ đâu mà ra nếu không phải là cuộc sống này?
Cuộc sống này là đáng sống hay đáng ruồng bỏ? Nếu bạn cho là đáng ruồng bỏ, đáng rời xa mãi mãi cái bể khổ này thì hãy nghĩ lại, điều đó liệu có đúng không? Nếu trần gian này đúng là thế, nhất quyết là thế và rồi phải thế… thì tại sao cái trần gian này vẫn chưa chấm dứt tồn tại? Tại sao các vị Thánh nhân lại cứ tiếp tục ra đời? Để cứu chúng ta ư? Không. Họ ra đời vì họ cần cuộc sống này và nên nhớ, phải có cuộc sống này mới có họ. Không có trần gian (mà ta quen gọi một chiều là “bể khổ”) này thì không có Phật, không có các vị giác ngộ khác – những con người tốt đẹp và đáng kính trọng. Họ là một phần của trần gian này, của cuộc sống này.
Thế thì thái độ với trần gian này, với cuộc sống này chính là thái độ với vật chất, với tiền bạc đó.

Sửa bởi Tuandung79: 11/09/2020 - 22:38


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |