Jump to content

Advertisements




Trung Quốc dùng sông Mêkông làm công cụ bành trướng tại Đông Nam Á


5 replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 12/10/2018 - 04:36

Trung Quốc dùng sông Mêkông làm công cụ bành trướng tại Đông Nam Á


Nhật Bản và 5 nước khu vực sông Mêkông (Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện) ngày 09/10/2018 đã họp thượng đỉnh tại Tokyo để thúc đẩy một chính sách mới nhằm phát triển toàn vùng theo hướng kết nối khu vực, lấy trọng tâm là cư dân bên sông và bảo vệ môi trường. Dù không nói ra, nhưng đề án do Tokyo chủ trì là một nỗ lực nhằm hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc trên vùng lục địa Đông Nam Á. Đài phát thanh Mỹ NPR ngày 06/10/2018 vừa qua đã có một bài phân tích chi tiết về điều được gọi là « Trung Quốc định hình lại sông Mêkông để tăng cường đà bành trướng – China Reshapes The Vital Mekong River To Power Its Expansion ».

Bài viết của NPR nêu bật một loạt hoạt động của Trung Quốc nhằm « chiếm hữu » dòng sông Mêkông, từ việc cho tàu tuần tra xuống đến tận cửa ngõ vào Thái Lan, tiếng là để bảo vệ an ninh cho tàu bè đi lại trên sông, cho đến việc xây đập vô tội vạ để làm điện, bất chấp tổn hại môi trường cho các nước láng giềng ở hạ nguồn.
Nhận xét đầu tiên của phóng viên đài NPR khi đến Thái Lan, một trong những quốc gia ven bờ Mêkông là tình trạng tràn ngập du khách Trung Quốc, được ghi nhận là đông đảo hơn bất kỳ du khách đến từ nơi khác. Đấy cũng là tình trạng chung tại hầu hết các nước Đông Nam Á khác.

Tàu Trung Quốc tuần tra trên sông: Mục tiêu hù dọa
Vấn đề tuy nhiên không chỉ là du khách : Hàng tháng đều có một vài chiếc tàu Trung Quốc có võ trang, từ cảng Quan Lũy (Guanlei) ở Vân Nam (Trung Quốc), xuôi dòng sông, qua Miến Điện và Lào để đến tận khúc vào Thái Lan.
Chiến thuyền Trung Quốc hụ còi inh ỏi để báo trước sự hiện diện, rồi đánh một vòng chữ U dài ngay sát đường ranh giới với Thái Lan, tàu tuần tra Thái Lan có mặt tại chỗ chỉ lặng yên quan sát. Trước khi rời đi, tàu Trung Quốc lại cho còi hụ một tràng dài và lớn. Đôi khi người ta thấy bóng dáng một chiếc tàu tuần giang của Lào tháp tùng theo tàu Trung Quốc.
Đối với phóng viên đài NPR, khu Tam Giác Vàng khét tiếng là một trung tâm buôn bán ma túy, và theo Bắc Kinh, mục tiêu các chiến dịch tuần tra hàng tháng của lực lượng Trung Quốc, quyết định từ năm 2011, sau vụ 13 thủy thủ bị giết chết, chỉ nhằm « giúp cho dòng sông biên giới an toàn hơn ».
Thế nhưng, theo một số nhà phân tích, lý do bảo đảm an ninh chỉ là cái cớ, còn thực ra mục tiêu chính là hù dọa, răn đe các nước trong vùng.
Chuyên gia Elliot Brennan, thuộc Học Viện Chính Sách Phát Triển và An Ninh, có trụ sở tại Bangkok, cho rằng sự hiện diện của chiến thuyền Trung Quốc trên sông Mêkông chỉ nhằm « nhắc nhở các láng giềng về trọng lượng và uy lực cứng cũng như sắc bén ngày càng tăng của Bắc Kinh… Trung Quốc ».

Đập thủy điện giúp Trung Quốc khống chế láng giềng
Bài phân tích của đài NPR không ngần ngại xem vùng Đông Nam Á là sân sau của Trung Quốc : « Ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, sân sau của họ. Sáng kiến Một ​​Vành Đai và Một Con Đường đang mở rộng thêm ảnh hưởng của Bắc Kinh, với việc xây dựng đường xá, tàu cao tốc và hải cảng đang được rốt ráo tiến hành ở Đông Nam Á, giúp cho hàng hóa Trung Quốc tiếp cận tốt hơn với các thị trường cả trong khu vực lẫn xa hơn nữa ».
Mặt khác, Trung Quốc cũng đang xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mêkông, mà theo các nhà phân tích, sẽ sản xuất ra điện cần thiết, nhưng đặt ra các mối đe dọa lớn cho môi trường, và đặc biệt là tiếp tục cho phép Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát của họ trong khu vực.
Theo NPR, đà bành trướng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đã được cảm nhận và trong nhiều trường hợp, làm dấy lên sự sợ hãi.
Chuyên gia Brennan nhận định : « Việc Trung Quốc đồng thời kiểm soát cả Biển Đông lẫn sông Mêkông, về mặt chiến lược, sẽ kẹp khu vực Đông Nam Á trong gọng kềm ». Đối với ông Brennan, âm mưu của Bắc Kinh nhằm kiểm soát các dòng sông tại Đông Nam Á là « phần nửa còn lại của cái gọi là chiến lược tằm ăn dâu (hay cắt lát xúc xích – salami-slicing) của Trung Quốc trong khu vực. »

Bắc Kinh không có cản lực trong vùng Mekong
Theo chuyên gia Brennan, điều đáng ngại là trên đất liền Đông Nam Á, Trung Quốc không có đối thủ, trong lúc tại Biển Đông, Bắc Kinh đang vấp phải cản lực từ Mỹ và các đồng minh.
Chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc ở Biển Đông thể hiện qua việc từng bước bối đắp và xây dựng trên các rạn san hô trong vùng biển có tranh chấp của Biển Đông. Tuy nhiên Hoa Kỳ và các đồng minh hiện đang nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng biển rộng lớn mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Trong hồ sơ Mêkông, Trung Quốc có một lợi thế tự nhiên : Đó là việc con sông – tên tiếng Hoa là Lan Thương Giang - đã bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, trước khi chảy qua năm nước Đông Nam Á trước khi đổ ra Biển Đông.
Chuyên gia Thitinan Pongsudhirak thuộc Đại Học Chulalongkorn của Thái Lan so sánh như sau : « Không giống như trường hợp Biển Đông, vùng sông Mêkông không có các cường quốc khu vực quan trọng khác… Vì vậy, Trung Quốc không phải tranh đấu với Hoa Kỳ hay Úc hoặc Ấn Độ và tất cả các quốc gia khác, như là ở Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông, trên lãnh thổ của họ. Mười con đập đã được xây xong, với nhiều con đập đã được lên kế hoạch.
Đối với chuyên gia Thitinan, vốn đã nghiên cứu sâu về vấn đề Mêkông và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc dọc theo con sông thì tình trạng đó là một hiểm họa cho các nước Đông Nam Á.
« Tôi thấy rằng đó là một tình huống có thể xấu đi… Nếu có thêm nhiều con đâp được xây dựng, và nước khan hiếm đi thì... Trung Quốc có thể sử dụng vị trí của họ ở thượng nguồn làm phương tiện gây sức ép, thậm chí làm công cụ cưỡng chế » các quốc gia ở hạ nguồn.
Theo ông Thitinan, sinh kế của khoảng 60 triệu người ở khu hạ lưu sông Mêkông - Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam - phụ thuộc vào dòng sông.

Mở rộng con sông để phục vụ lợi ích thương mại
Hiện nay, tác hại của các con đập đã bắt đầu được cảm nhận, nhưng theo NPR, vấn đề không chỉ ngừng ở đó, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch mở rộng và đào sâu một số khúc sông để cho tàu bè lớn hơn cho thể di chuyển được, từ Vân Nam xuống đến tận Luang Prabang ở Lào, phục vụ cho lợi ích thương mại của Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa là phải phá ghềnh, nạo vét những đoạn sông hẹp, và các nhà môi trường cảnh báo rằng điều đó sẽ làm thiệt hại nhiều hơn cho dòng Mêkông và số cư dân lệ thuộc vào con sông.
Trước phong trào phản đối việc mở rộng con sông, một số đề án đã bị tạm dừng, nhưng chuyên gia Thitinan cho rằng việc dựng sẽ không lâu do việc chính quyền Thái Lan bị sức ép rất lớn từ phía Trung Quốc.
« Đối với Thái Lan, đó là điều mà Trung Quốc ... từng đòi hỏi, và Trung Quốc có một mức giá khá cao buộc (Thái Lan) phải trả nếu không đáp ứng. Áp lực sẽ tiếp tục ».
Vấn đề, theo ông Thitinan, Bangkok hiện đang bị kẹt giữa hai áp lực, vì bản thân các doanh nghiệp Thái Lan cũng muốn có thêm giao dịch với Trung Quốc…

Thanked by 4 Members:

#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 15/10/2019 - 11:59

Xây đập chặn dòng Mê-Kông nhưng không lấy điện, Trung Quốc toan tính gì?

Lan Ngọc - 08:28, 09/10/2019
TheLEADERMặc dù lượng điện có sự lãng phí lớn tại các công trình thủy điện của Trung Quốc, nước này vẫn tiếp tục xây dựng với tính toán cho vài thập kỷ tới.

Được khởi công xây dựng từ năm 2002 và kết thúc vào cuối thập kỷ trước tại tỉnh Vân Nam, đập Tiểu Loan (Xiaowan) của Trung Quốc gây choáng ngợp bởi công suất 4.200MW, trở thành đập thủ điện lớn nhất trên sông Mê Kông và có công suất lớn thứ 3 thế giới.
Không chỉ có con đập này, hàng loạt đập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khác đã và đang được Trung Quốc tiếp tục xây dựng tại khu vực sông Mê Kông. Tại thượng nguồn, 11 đập đã được hoàn thành trong tổng số 19 đập.
Điều đáng chú ý là mặc dù các đập thủy điện nổi lên với nhiều công trình có công suất lớn, sản phẩm điện được tạo ra lại không được sử dụng.
Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mê Kông” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ cho biết, năm 2018, có tình trạng lãng phí điện tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn.
Tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việc xây dựng các đập thủy điện tại thượng nguồn khiến dòng chảy bị chặn lại.
Những nhà máy nằm tại khu vực đường bờ biển của Trung Quốc không sử dụng lượng điện trên mà thay vào đó là điện than vì lý do cuộc sống của người lao động, người dân xung quanh. Cùng với đó, việc vận chuyển điện cũng gặp khó khăn do khoảng cách địa lý xa.
Ông Brian Eyler suy luận rằng, việc xây thêm các đập nhằm mục tiêu tích trữ nước cho lục địa này, dự đoán rằng, trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần.
Mặc dù những dòng chảy sẽ kết thúc tại Việt Nam, một viễn cảnh khác sẽ diễn ra nếu Trung Quốc tiến hành khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.
Ông Brian Eyler nhấn mạnh các đập thủy điện dọc sông Mê Kông không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn mà còn khiến giảm dòng phù sa, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất tính đa dạng sinh học của dòng sông.
Tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, việc thiếu nước từ thượng nguồn, thiếu phù sa bù đắp cùng với xâm nhập mặn của nước biển gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng bị thu hẹp diện tích. Ước tính cứ 1 mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% diện tích đất.
Dự kiến có khoảng 374 đập thủy điện sẽ được xây dựng tại hạ nguồn sông Mê Kông, trong đó có hơn 300 đập tại Lào. Trung Quốc và Thái Lan sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư tại các dự án này.
Trước tình trạng trên, ông đề xuất Việt Nam có thể hợp tác với Lào và Campuchia điều chỉnh theo hướng giảm số lượng đập thủy điện.
Trong khi Thái Lan không tham gia hợp đồng xây mới hay mua điện từ Lào và Campuchia, Việt Nam trở thành khách hàng chính, từ đó có thể "đặt hàng" để Lào và Campuchia phát triển các năng lượng sạch khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hóa sinh.
Chuyên gia của Trung tâm Stimson cho rằng, tình trạng hiện nay cần giải pháp toàn diện, có sự phối hợp giữa các bên, tuy nhiên cũng lưu ý rằng, an ninh nguồn nước liên quan đến những nỗ lực ngoại giao và điều này lại không hề dễ dàng.

Thanked by 2 Members:

#3 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 29/11/2019 - 15:11

Phải nghĩ sao đây ?


DIPLOMAT 26-11-19 Did Vietnam Just Doom the Mekong? A policy reversal on Mekong dams has put Hanoi’s credibility – and the river’s fate – on the line. By Tom Fawthrop The recent decision by a Vietnamese oil company, Petrovietnam, to invest in a huge dam close to the much-loved World Heritage Site in Luang Prabang, Laos, has caused confusion and dismay for many Mekong experts, civil society groups, and some government officials in Hanoi. A cascade of dam projects on the Lower Mekong in Laos has triggered consistent expressions of critical concern from Vietnam, with its delta highly vulnerable to such dams’ damaging downstream impacts. Back in 2011, the former Vietnamese prime minister publicly called for all construction to stop on the Xayaburi dam. Vietnam has also called upon Laos to rethink all subsequent dams. Now, however, the Vietnamese government has switched sides and slipped into bed with the dam developers through its promotion of the largest dam yet on the lower Mekong – the 1,410 MW Luang Prabang dam. “I am very disappointed by this development,” Dr. Le Tuan Anh, vice director of the Institute for Climate Change Research at Can Tho University, told The Diplomat. He pointed out that the government had recently passed resolution 120 to strengthen Hanoi’s sustainable development plan for the delta. The resolution specifically cited efforts to combat to the dual threats of upstream hydropower and climate change “Already reeling from the impact of upstream Mekong dams, Vietnam actually joining in building one does not make sense.” Vietnamese environmentalists declared in a press release last month. “If Vietnam participates in the construction of the Luang Prabang Dam, it will also contribute to the negative impact on the Mekong Delta. [The] Vietnam Rivers Network proposes the Vietnam Oil and Gas Corporation (PV Power) and authorities to reconsider investing in the Luang Prabang Hydropower Project in Laos.” The Luang Prabang dam is the fifth hydropower dam submitted by Laos to the Mekong River Commission (MRC) for prior consultation with the other three member states (Cambodia, Thailand, and Vietnam). The four previous dam projects came under fire from Vietnam on the grounds that they blocked nutrient-rich sediment from reaching the fragile ecosystem of the delta. 18 million Vietnam citizens are desperately dependent on this delta, the rice-bowl of the nation, for their livelihood and survival. Dr. Philip Hirsch, the former director of the Mekong Research Center at Sydney University, commented that “the involvement of a major state owned company in developing hydropower on the Mekong mainstream undermines earlier official positions that such development poses great risks to the millions of people living, farming and fishing in the Mekong Delta.”
This astonishing policy reversal caused VN Express, an online newspaper, to refer to the move as “Vietnam shooting itself in the foot” in a post that has since been removed from the website. The change to embrace Luang Prabang dam puts Hanoi’s diplomatic credibility on the line at a time when Southeast Asia’s longest river is still trying to recuperate from the massive drought in July, which led to plummeting fish stocks. Water levels in the Mekong in the current dry season are still alarmingly low, with no monsoon rains expected until June next year. Water shortages have been declared in many provinces in Cambodia and Thailand. Dam Diplomacy and the Geopolitics of the Mekong The World Wildlife Fund’s water resources specialist Marc Goichot warns that the costs of going ahead will be very high both for Laos and Vietnam. “The Luang Prabang dam would have many impacts, notably drowning an amazingly beautiful riverscape, and a mosaic of ecosystems; causing the relocation of communities, whose culture is so intimately linked to the ecology of the river; and changing water flows and river appearance will disfigure the priceless World Heritage site of Luang Prabang,” Goichot said. This huge dam will force the evacuation of 17,700 villagers to make way for the dam’s huge reservoir. Given that the Luang Prabang dam will also inevitably worsen the suffering of 18 million Vietnamese citizens in their sediment-starved and sinking delta, what mysterious force could have driven Hanoi to apparently act against its own interests? A well-informed source working inside Vietnam’s energy sector (who requested anonymity) explained to this correspondent the government’s logic over the Lang Prabang dam: “Vietnam had no choice. Yes, it is bad for the delta, but if we don’t develop the dam, then China will. Absolutely sure! And that would be a threat to Vietnam’s sovereignty. It is all about geopolitics.” Vietnam has long been worried by China’s steady expansion of commercial interests along the Mekong and especially their investment and construction plans for three dams on the lower Mekong in Laos – the Don Sahong (under construction), the Pak Beng, and Pak Lay. It is this fear of China, a country that already controls so much of the water flow down the Mekong, snapping up another downstream dam project that has triggered Vietnam’s improbable foray into dam-building on the mainstream Mekong. The prospect of another Chinese dam located at Luang Prabang has caused near-panic in Hanoi’s corridors of power. After pressure from Laos, the Vietnamese government signed on the dotted line a dam contract that virtually threw overboard 19 years of diplomatic efforts to defend the Mekong delta and Vietnam’s bid to curb the damming frenzy on the mainstream. Many Vietnamese critics of this policy change say that this geopolitical calculation may cost Vietnam dearly in terms of their international credibility. Can Tho University’s Dr. Tuan laments that “this policy contradiction on the Mekong will make Vietnam’s voice in international affairs and forums much weaker.” Energy Politics In the government’s energy circles, officials argue that Vietnam “would be better able to regulate the water flow and harm from the dam” with Vietnamese company Petrovietnam playing a key role in regulating running the water flow from the Luang Prabang dam. This claim is dismissed by Mekong water resource experts. A source from Petrovietnam admitted that, just like any other dam, “it will reduce sediment and water flow to the delta.” A far greater concern is that, by the time this dam is operational in 2027, the Mekong’s water flow will already be so reduced that the dam might not be able to function at all. The author of the widely-acclaimed The Last Days of the Mighty Mekong, Brian Eyler, told The Diplomat that “Vietnam should use its economic and diplomatic relationship with Laos to avoid mainstream dams, not build them.” Eyler also argued, “Hydropower technology is becoming obsolete technology,” which he predicts will happen “in five years or less, long before this Luang Prabang will be completed.” Energy experts now point to clean energy renewables as increasingly more cost effective than hydropower, and both Vietnam and Thailand are rapidly increasing the role of renewables in their national energy mixes. Dr. Tuan has already raised this question with the Vietnamese government and proposed that Hanoi put pressure on Laos to invest in clean energy and stop dams on the mainstream Mekong. Vietnam’s Communist Party leaders and government, while always maintaining an appearance of unity in public, are often bitterly divided over water resource issues and their once-close relationship with longtime ally Laos. The old guard conservatives in the politburo are strongly committed to what is left of the special relationship with Vientiane’s communist leaders, in spite of the landlocked nation’s comprehensive dependence and indebtedness to China. But any attempt to please Laos with investment in this dam at the expense of their own people in the delta is likely to prove extremely controversial at home and could trigger social unrest. This is the worst of times to be investing in new dams. WWF’s Marc Goichot, a veteran researcher of the Mekong, points out that “six out of the 13 Mekong delta provinces have just either declared emergencies or cordoned off long stretches of land on the Mekong’s edge because of the serious large scale erosion, and it has also just been established that large parts of the delta are sinking under the rising sea much faster than anticipated.” The dam site is located only 25 kilometers from the World Heritage Site and only 5 km from a popular tourist site, the Pak Ou caves. Experts say it would only take one extreme weather event to contribute to a dam accident and this priceless UNESCO recognized cultural asset, the ancient royal capital of Luang Prabang, could be savagely inundated and destroyed. On November 20, an earthquake registering 6.1 on the Richter Scale hit western Laos, with the epicenter only 155 km from Luang Prabang. It was a timely reminder of one more among the many risks and dangers of hydropower. Laos is particularly unprepared for preventing dam breaks as the 2018 disaster in Attapeu province demonstrated. According to the U.S. Stimson Foundation, eight Lao dams are under construction or have been completed within 100 km of the epicenter of this recent earthquake. With extreme weather becoming the new norm, it is time for the CEO of the Mekong River Commission to act responsibly and sound the alarm in public forums, not sit back and wait for member states to come to their senses. International Rivers, the U.S.-based conservation agency, thinks “It is well past time for a strong and clear call [to halt dams] be made.” Maureen Harris, the regional coordinator for the Mekong region, urged that “for the sake of public safety, for the protection of the Mekong’s priceless

ecosystem and for economic reasons – current planned projects must be halted and a moratorium declared on all new dams on the Mekong mainstream.” Yet Vietnam seems to be moving in the opposite direction. How much worse does the water crisis have to get before regional policymakers wake up to the ecological disaster caused by this frenzied damming of the Mekong? Tom Fawthrop has been a correspondent in the Mekong region since the 1980s for many UK media including The Economist, the Guardian and the BBC and also contributed features to the South China Morning Post. He has directed the TV documentary “Killing The Mekong Dam By Dam.”

Thanked by 1 Member:

#4 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3085 Bài viết:
  • 7514 thanks

Gửi vào 22/03/2020 - 22:28

Một giải pháp cho sông Mékong ?




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Năng lượng mặt trời nổi” cứu nguy cho sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long

RFA
2020-03-13



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


In trang này
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Đoạn sông Mekong ở quận Sungkom, tỉnh Nong Khai, Thái Lan cách đập thủy điện Xayaburi (Lào) hơn 300km. Không ảnh chụp ngày 28/10/19.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    AFP

    “Năng lượng mặt trời nổi” cứu nguy cho sông Mekong và ĐBSCL




    00:00/07:22

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt (Viet Ecology Foundation), Kỹ sư Phạm Phan Long thực hiện một đề án nghiên cứu về “năng lượng mặt trời nổi” ở Biển Hồ, Campuchia và ở Hồ Nam Ngum, Lào để cứu dòng Mekong và ĐBSCL.
    ___________
    RFA: Theo ghi nhận của RFA, Lào đã hoàn thành hàng trăm đập thủy điện lớn nhỏ trên các phụ lưu sông Mekong, làm xong 2 con đập lớn và dự tính xây thêm 7 đập nữa . Campuchia đồng thời lên kế hoạch xây dựng 2 đập thủy điện. Tất cả là 11 đập thủy điện lớn trên dòng chính. Dưới góc độ chuyên môn, ông đánh giá mức độ tác hại nghiêm trọng như thế nào cho các quốc gia trong khu vực sông Mekong?
    Kỹ sư Phạm Phan Long: Tất các đập phụ lưu và dòng chính đều giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây sói lở bờ sông, để mặn lấn sâu vào thềm lục địa vào mùa khô và bỏ rơi để duyên hải cho biển sói mòn. Thuỷ điện không phải là năng lượng tái tạo sạch vì khí thải từ quy trình rữa mục trong hồ chứa ngang hàng với khí thải điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM kết luận chuỗi đập hạ lưu Mekong không còn có lợi nếu tính tổn thất xã hội vào sẽ bị thiệt hại (net loss) lên đến 7 tỉ USD.[indent]Tất các đập phụ lưu và dòng chính đều giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây sói lở bờ sông, để mặn lấn sâu vào thềm lục địa vào mùa khô và bỏ rơi để duyên hải cho biển sói mòn. Thuỷ điện không phải là năng lượng tái tạo sạch vì khí thải từ quy trình rữa mục trong hồ chứa ngang hàng với khí thải điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM kết luận chuỗi đập hạ lưu Mekong không còn có lợi nếu tính tổn thất xã hội vào sẽ bị thiệt hại (net loss) lên đến 7 tỉ USD
    -Kỹ sư Phạm Phan Long[/indent]
    Viện Di sản Thiên nhiên (NHI), một viện nghiên cứu tại Hoa Kỳ, đã đánh giá dự án Sambor và khuyến cáo Chính phủ Campuchia nên hoãn bất cứ hợp đồng nào về Sambor, tìm thay vào đó phương án khác tốt hơn. NHI khuyến cáo rằng:
    -Trong tổng sản lượng thủy sản ở mức ổn định của Campuchia và Việt Nam là 1,2 triệu tấn/năm thì có tới 38% loài di ngư. 70% trong số này sẽ bị mất trắng vì bãi đẻ trứng của chúng là ở trên Sambor, và số cá này sẽ mất trắng vì việc di cư không tiếp tục được. Với mức thu nhập cơ bản cho ngư dân là 1,5 USD/kg ngư sản thì thiệt hại kinh tế của họ sẽ là 479 triệu USD/năm.
    -Căn cứ vào sự khác nhau về năng suất của các vựa lúa ở tỉnh An Giang, có và không có phù sa thì với khả năng giữ lại 62% lượng phù sa tại hồ chứa Sambor sẽ gây thiệt hại kinh tế từ 74 triệu USD/năm.
    Điều quan trọng là tất cả lợi nhuận từ thủy điện Lào và đối tác chia với nhau, họ không phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho 30 triệu dân cư Campuchia và Việt Nam. Khối dân cư này phải mất kế sinh nhai, bị đe dọa an ninh lương thực và thất thoát nguồn nước ngọt sinh hoạt và canh tác.
    RFA: Đề án nghiên cứu “Điện mặt trời nổi” của ông được phổ biến trên Tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine, và được giới chuyên môn đánh giá sẽ mang lại hiệu quả năng lượng cũng như giải cứu cho sông Mekong. Trước hết, ông có thể cho biết cụ thể về Dự án “Điện mặt trời Nam Ngum” ở Lào?
    Kỹ sư Phạm Phan Long: Lào được Trung Quốc và Thái Lan yểm trợ tài chính và kỹ thuật đã bất chấp tác động nói trên lao mình vào thủy điện biến Lào thành bình điện cho Đông Nam Á. Trước cảnh xung khắc và bất công về phân phối quyền lợi giữa các dân tộc rất khó giải quyết, tôi đi tìm một giải pháp năng lượng khác cho khu vực.
    Tôi đã làm một nghiên cứu với tính toán kỹ thuật và kinh tế về độ khả thi cho một công trình điên mặt trời nổi quy mô 11.400 MW, trên hồ Nam Ngum chia ra trong 15 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Pak Bang, Pak Lay and cả Luang Prabang với phí tổn sản xuất điện sẽ tương đương với chi phí của chúng. Nhất là đề án này không phải mất đất để làm hồ, di dân, ngăn nước phù sa hay thủy sản. Công trình này sẽ có lợi cho tất cả khu vực. Tôi đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí kỹ thuật PV-Magazine đầu tháng 11 năm ngoái.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Nghiên cứu Đề án “Năng lượng mặt trời nổi” của Kỹ sư Phạm Phan Long đăng trên Tạp chí PV Magazine ngày 03/12/19. Courtesy: Ảnh chụp màn hình pv-magazine.com

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    RFA: Còn về Dự án “Điện mặt trời trên Biển Hồ” sẽ mang lại những hiệu quả nào?
    Kỹ sư Phạm Phan Long: Tương tự Nam Ngum, vào tháng 12 vừa qua, tôi đã công bố cũng trên PV-Magazine một nghiên cứu cho Biển Hồ Tonle Sap. Đây là một công trình điên mặt trời nổi quy mô 28.400 MW, chia ra trong 25 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Sambor và Stung Treng.
    RFA: Đề án nghiên cứu của ông được Chính phủ Lào và Campuchia cũng như các nhà đầu tư đón nhận ra sao?
    Kỹ sư Phạm Phan Long: Tôi được nhiều phản hồi từ những chuyên gia thẩm quyền và học giả ủng hộ cho cả hai đề án, nhưng chưa được phản ứng từ chính phủ Lào hay Campuchia. Tuy nhiên, trong một buổi hội thảo quốc tế cuối năm ngoái ở Hà Nội, đề án của tôi đã được Tiến sĩ Lillian Corredor thuộc tổ chức Scientist4Mekong ủng hộ, bà đem vào bàn thảo và đề nghị cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin giới thiệu sáng kiến này với quan chức Lào và Trung Quốc.
    Tình cờ vào tháng 2 Lào vừa qua, tôi nhận được thông tin về Lào đã ký với tập đoàn Hangzhou Safefound Technology, thực hiện một dự án tiền thiết kế dự án 1200 MW này trên hồ Nam Ngum sẽ là lớn nhất thế giới, nhưng đó mới chỉ ngang 1/10 dự án 15 năm tôi phác thảo.[indent]Chính phủ Việt Nam cần hành động cứu lấy ĐBSCL trước họa sinh tử này, cần phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc
    -Kỹ sư Phạm Phan Long[/indent]
    RFA: Việt Nam là quốc gia ở cuối cùng hạ nguồn sông Mekong và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ được “giải cứu” qua các dự án “năng lượng mặt trời nổi” không? Và, Chính phủ Việt Nam cần phải có hành động gì đối với các dự án này?
    Kỹ sư Phạm Phan Long: Về kinh tế và kỹ thuật, nghiên cứu tôi đã thực hiện chứng minh là năng lượng mặt trờI hoàn toàn có thể thay thế và từ bỏ tất cả các con đập thủy điện dự tính trên sông Mekong. Nếu các chính phủ Lào và Campuchia hợp tác và chuyển đổi quy hoạch thì châu thổ Tonle Sap và ĐBSCL sẽ được giải cứu.
    Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và ao cá của dân tộc đã lâm nguy nay trở thành vùng đất đói phù sa thừa phèn, thiếu nước sạch, thừa nước bẩn, thiếu nược ngọt thừ nước mặn, sụt lún dần dần. Chính phủ Việt Nam cần hành động cứu lấy ĐBSCL trước họa sinh tử này, cần phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc.

    RFA: Cảm ơn Kỹ sư Phạm Phan Lòng dành thời gian cho cuộc trao đổi này với

    Thanked by 1 Member:

    #5 Ngu Yên

      Guru Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPip
    • 3085 Bài viết:
    • 7514 thanks

    Gửi vào 17/04/2020 - 03:08

    Bài dịch từ NY times

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Thanked by 1 Member:

    #6 Ngu Yên

      Guru Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPip
    • 3085 Bài viết:
    • 7514 thanks

    Gửi vào 24/04/2020 - 01:56

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








    Similar Topics Collapse

    2 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |