

Trích Thiên Tủy - Phần II : Lục Thân Luận
#31
Gửi vào 30/04/2015 - 21:43
Hưu tù trói ở vận, nhất là trói ở tuế, xung chiến là ai hàng, hòa thuận là ai hợp.
Nguyên chú: Nhật chủ ví như thân ta, thần ở trong cục, ví như con người dẫn theo thuyền ngựa, đại vận ví như chỗ đất đến, cho nên coi trọng địa chi, chưa chắc là không có thiên can. Thái tuế ví như chỗ người gặp, cho nên coi trọng thiên can, chưa chắc không có địa chi. Tất trước tiên phải rõ một nhật chủ, phối hợp với 7 chữ, quyền lực khinh hay trọng, xem hành hỉ là hành vận nào, hành kỵ là hành vận nào. Như ngày Giáp lấy khí thế xem ở mùa xuân, lấy tâm người xem người, lấy vật lý xem mộc, đại để mà xem khí thế còn lại ở trong đó. Gặp mặt chữ Canh Tân Thân Dậu, như xuân mà hành ở mùa thu, thì mới chặt đi cái sinh cơ này, lại xem hỉ và không hỉ, mà đất hành vận sinh Giáp phạt Giáp, đoạn nào là tốt xấu vậy. Một khi đến Thái tuế, tốt xấu liền hiện ra, vì vậy tường luận xu thế xung chiến và hòa thuận, mà được cơ thích ứng thắng bại, thì tốt xấu rõ ràng ở ngay trước mắt.
Nhâm thị viết: Phú quý tuy định ở cách cục, cũng phải gắn liền với vận đồ thuận lợi nữa, chỗ gọi là Mệnh tốt không bằng vận tốt vậy. Nhật chủ là bản thân của ta, trong cục có hỉ dụng thần là chỗ người sử dụng, vận đồ chính là chỗ đất ta đến. Cho nên lấy địa chi làm trọng. Yêu cầu thiên can không nghịch, tương sinh tương phù là tốt, cho nên xem một vận gồm 10 năm không được ngăn ra trên dưới, không thể khiến cho cái đầu tiệt cước. Bất luận cái đầu tiệt cước, thì cát hung không nghiệm vậy.
Như hỉ hành mộc vận, tất cần Giáp Dần Ất Mão, kế đến là Giáp Thìn Ất Hợi, Nhâm Dần Quý Mão; Hỉ hành hỏa vận tất cần Bính Ngọ Đinh Mùi, kế đến là Bính Dần Đinh Mão, Bính Tuất Đinh Tị; Hỉ hành thổ vận, tất cần Mậu Ngọ Kỷ Mùi, Mậu Tuất Kỷ Tị, kế đến là Mậu Thìn Kỷ Sửu; Hỉ hành kim vận, tất cần Canh Thân Tân Dậu, kế đến là Mậu Thân Kỷ Dậu, Canh Thìn Tân Tị; Hỉ hành thuỷ vận, tất cần Nhâm Tý Quý Hợi, kế đến là Nhâm Thân Quý Dậu, Tân Hợi Canh Tý.
Thà rằng khiến cho thiên can sinh địa chi, không nên địa chi sinh thiên can; thiên can sinh địa chi mà phúc dày, địa chi sinh thiên can mà khí tiết.
Sao gọi là Cái Đầu ? Như hỉ mộc vận mà gặp Canh Dần Tân Mão; hỉ hỏa vận mà gặp Nhâm Ngọ Quý Tị; hỉ thổ vận mà gặp Giáp Tuất Giáp Thìn, Ất Sửu Ất Mùi; hỉ kim vận mà gặp Bính Thân Đinh Dậu; hỉ thủy vận mà gặp Mậu Tý Kỷ Hợi.
Sao gọi là Tiệt Cước ? Như hỉ mộc vận mà gặp Giáp Thân Ất Dậu, Ất Sửu Ất Tị; hỉ hỏa vận mà gặp Bính Tý Đinh Sửu, Bính Thân Đinh Dậu, Đinh Hợi; hỉ thổ vận mà gặp Mậu Dần Kỷ Mão, Mậu Tý Kỷ Dậu, Mậu Thân; hỉ kim vận mà gặp Canh Ngọ Tân Hợi Canh Dần, Tân Mão Canh Tý; hỉ thủy vận mà gặp Nhâm Dần Quý Mão, Nhâm Ngọ Quý Mùi, Nhâm Thìn Quý Tị vậy.
Bởi do can đầu hỉ chi, mà vận quan trọng ở Chi, tiền tài cát hung giảm nửa; Tiệt cước thì hỉ Can, chi không tải can, tất 10 năm đều xấu. Nếu như hỉ hành mộc vận, mà gặp Canh Dần Tân Mão, Canh Tân vận là hung vận, mà kim tuyệt ở Dần Mão, gọi là kim vô căn, tuy có hung hiểm mười phần, thì cũng giảm còn một nửa. Như nguyên cục thiên can có Bính Đinh thấu lộ, ngược lại vừa có thể chế kim, vừa có thể giảm được một nửa, hoặc lại gặp Thái Tuế phùng Bính Đinh, chế khắc Canh Tân, tất không có hung vậy. Dần Mão vốn là cát vận, bởi vì cái đầu có Canh Tân khắc địa chi, tuy cát lợi có 10 phần, cũng giảm còn một nửa. Như nguyên cục địa chi có một chút Dậu kim xung, chẳng những không cát lợi, mà lại hung họa vậy.
Lại như hỉ mộc vận, gặp Giáp Thân Ất Dậu, mộc tuyệt ở Thân Dậu, gọi là chi không tải can, cho nên vận Giáp Ất không cát lợi. Như nguyên cục thiên can lại thấu Canh Tân, hoặc thiên can Thái Tuế gặp Canh Tân, nhất định là hung hiểm cho nên gặp 10 năm xấu. Như nguyên cục thiên can thấu Nhâm Quý, hoặc thiên can Thái Tuế phùng Nhâm Quý, có thể tiết kim sinh mộc, tất an hòa không xấu vậy. Cho nên vận phùng cát không thấy cát, vận phùng hung không thấy hung, nguyên cớ đều do Cái Đầu, Tiệt Cước vậy.
Thái tuế quản tốt xấu trong một năm, như chỗ con người gặp gỡ, cho nên lấy thiên can làm trọng, tuy nhiên cũng không thể không xét địa chi, tuy có sinh khắc, không thể xung phá cùng nhật chủ vận đồ. Xấu nhất là thiên khắc địa xung, thái tuế xung khắc, nhật chủ vượng tướng tuy hung nhưng không đáng ngại, nhật chủ suy nhược tất gặp phải đại hung. Ngày phạm Tuế quân, nhật chủ vượng tướng không hung, nhật chủ hưu tù tất hung; Tuế quân phạm ngày, cũng giống như vậy. Cho nên lúc giao nhau nên hài hòa, không thể luận một mặt cùng đại vận vậy. Như vận phùng mộc là cát, ngược lại phùng mộc gặp hung nguyên do đều là xung phá bất hòa vậy. Theo lý này mà suy ra, tất cát hung không thể không nghiệm vậy.
483 - Canh Thìn - Đinh Hợi - Canh Thìn - Đinh Sửu
Mậu Tý/ Kỷ Sửu/ Canh Dần/ Tân Mão/ Nhâm Thìn/ Quý Tị
Nhật chủ Canh Thìn, sinh vào tháng Hợi, thiên can Đinh hỏa cùng thấu lộ, Thìn Hợi tàng Giáp Ất, đủ để dụng hỏa. Vận đầu Mậu Tý, Kỷ Sửu, hối hỏa sinh kim, không được toại nguyện như ý. Canh vận, năm Bính Ngọ, Canh tọa Dần tiệt cước, thiên can 2 Đinh hỏa, đủ để đối địch 1 Canh, lại gặp năm Bính Ngọ, chiến thắng. Đánh hạ Tri huyện, Dần vận bạc tiền tương đối; Tân Mão tiệt cước, trong cục Đinh hỏa hồi khắc Tân kim, làm quan cấp Quận; vận Nhâm Thìn, thuỷ sinh căn khố, năm Nhâm Thân gặp nguy, 2 Đinh đều bị thương khắc, hết lộc.
484 - Ất Mùi - Mậu Tý - Canh Thìn - Đinh Sửu
Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Ất Dậu/ Giáp Thân/ Quý Mùi/ Nhâm Ngọ
Nhật nguyên Canh Thìn, sinh vào tháng Tý, Mùi thổ phá Tý thủy, thiên can mộc hỏa, đều được Thìn Mùi dư khí, đủ để dụng mộc sinh hỏa. Bính vận nhập học. Vận Ất Dậu, năm Quý Dậu, Quý hợp Mậu hóa hỏa, theo thuyết xưa Dậu là nơi Đinh hỏa trường sinh, không biết rằng Ất Dậu mộc bị tiệt cước, không còn là mộc, mà thực ra là kim vậy. Năm Quý Dậu, thủy phùng kim sinh, lại sinh mùa đông, làm sao mà có thể hợp Mậu hóa hỏa? Tất là khắc Đinh hỏa không còn nghi ngờ Dậu là thuần kim, chính là nơi tử địa của hỏa, nói đến thuyết âm hỏa trường sinh ở Dậu, thật là sai lầm vậy; kim tháng 8 lại gặp Tân Dậu, mộc hỏa trong cục đều bị thương, đề phòng sinh họa bất trắc. Cuối cùng chết ở trung nguyên.
485 - Mậu Tý - Ất Mão - Bính Dần - Đinh Dậu
Bính Thìn/ Đinh Tị/ Mậu Ngọ/ Kỷ Mùi/ Canh Thân/ Tân dậu
Nhật nguyên Bính Dần, sinh vào tháng Mão, mộc hỏa đều vượng, thổ kim đều tổn thương, thủy cũng hưu tù. Vận Bính Thìn, Đinh Tị, sản nghiệp tiêu tan không còn; vận Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, không thể sinh kim tiết hỏa, kinh doanh mắc nợ vạn kim, xuất ngoại chạy trốn; giao vận Canh Thân, Tân Dậu 20 năm, lại đầu cơ tích trữ được lợi, phát tài hơn 10 vạn.
486 - Bính Thân - Quý Tị - Bính Ngọ - Giáp Ngọ
Giáp Ngọ/ Ất Mùi/ Bính Thân/ Đinh Dậu/ Mậu Tuất/ Kỷ Hợi
Nhật nguyên Bính Ngọ, sinh vào tháng Tị giờ Ngọ, bầy Kiếp tranh Tài, uy hiếp can Quý thủy. Vận đầu Giáp Ngọ, Nhận Kiếp điên cuồng hung tàn, cha mẹ chết sớm; Ất Mùi trợ Kiếp, gia nghiệp thất bại hoang tàn; giao Bính Thân, Đinh Dậu, nghèo khổ không chịu nổi; giao vận Mậu Tuất, hơi có chỗ đứng chút ít.
Sao gọi là chiến?
Nguyên chú: Như vận Bính năm Canh, gọi là vận phạt tuế. Nếu nhật chủ hỉ Canh, cần Bính hàng, được Mậu được Bính là cát; nhật chủ hỉ Bính, thì tuế không hàng vận, được Mậu Kỷ để hòa là tốt. Như Canh tọa Dần Ngọ, lực lượng Bính lớn, thì tuế cũng không thể không hàng, hàng cũng bảo vệ mà không có họa. Vận Canh năm Bính, gọi là tuế phạt vận, nhật chủ hỉ Canh, được Mậu Kỷ lấy Bính hòa là cát; nhật chủ hỉ Bính, thì vận không hàng tuế, lại không thể sử dụng Mậu Kỷ tiết Bính trợ Canh. Nếu Canh tọa Dần Ngọ, lực lượng Bính lớn, thì vận tự hàng tuế, cũng bảo vệ không có họa.
Nhâm thị viết: Chiến là khắc vậy. Như vận Bính năm Canh, là vận khắc Tuế, nhật chủ hỉ Canh, đòi hỏi Bính tọa Tý thủy, Canh tọa Thân kim, trong cục lại được Mậu Kỷ tiết Bính, được Nhâm Quý khắc Bính thì cát; nếu như Bính Ngọ, Bính Dần, trong cục lại không có thủy chế hỏa, tất hung; như vận Canh năm Bính, là Tuế khắc Vận, nhật chủ hỉ Canh tất hung; hỉ Bính tất cát; hỉ Canh đòi hỏi Canh tọa Thân kim, Bính tọa Tý Thìn, trong cục lại gặp thủy thổ chế hóa là cát, ngược lại tất hung; nhật chủ hỉ Bính cũng theo chỗ này mà suy.
487 - Tân Mão - Giáp Ngọ - Bính Thìn - Canh Dần
Quý Tị/ Nhâm Thìn/ Tân Mão/ Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý
Bính hỏa sinh tháng Ngọ, Dương Nhận nắm quyền, chi đủ Dần Mão Thìn, thổ tòng theo thế mộc; Canh Tân lưỡng kim không thông căn. Vận đầu Quý Tị, Nhâm Thìn, kim phùng sinh trợ, gia nghiệp giàu có, vui vẻ thoải mái. Vận Tân Mão kim tiệt cước, hình tang phá hao, gia nghiệp mười bại hết chín. Vận Canh năm Bính Dần khắc vợ, Canh tọa Dần tiệt cước; năm Bính Dần là tuế khắc vận, Canh lại tuyệt mà Bính sinh, trong cục không có thần chế hóa, ở tháng Giáp Ngọ mộc tòng theo thế hỏa, hung họa liên miên, mắc bệnh mà chết.
488 - Tân Mão - Giáp Ngọ - Ất Mão - Ất Dậu
Quý Tị/ Nhâm Thìn/ Tân Mão/ Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý
Ất mộc sinh tháng Ngọ, Mão Dậu kề cận xung, can tháng Giáp mộc lâm tuyệt, ngũ hành không có thủy, mùa hạ hỏa nắm quyền tiết khí mộc, Thương quan dụng Kiếp, kỵ kim vậy. Vận đầu Nhâm Thìn, Quý Tị, Ấn thấu sinh phù, đắc thời thuận lợi. Vận Tân Mão, duy chỉ có năm Tân Dậu, xung phá Mão mộc, hình tang khắc phá. Đến vận Canh Dần, năm Bính Dần, kỵ kim mà Bính hỏa khắc khử kim, trong cục không có thủy tiết chế Bính hỏa, hỏa lại phùng sinh, kim tọa tuyệt địa, nhập học, thong thả thoải mái vậy.
Sao gọi là Xung?
Nguyên chú: Như vận Tý năm Ngọ, chỗ này gọi là vận xung tuế, nhật chủ hỉ Tý, thì phải trợ giúp Tý, lại được can năm, gặp thần chế Ngọ, hoặc Ngọ nhiều phe đảng, can đầu gặp chữ Mậu Giáp tất hung. Như vận Ngọ năm Tý, chỗ này gọi là tuế xung vận, nhật chủ hỉ Ngọ, mà đảng Tý nhiều, can đầu trợ Tý tất hung; nhật chủ hỉ Tý, mà đảng Ngọ ít, can đầu trợ Tý tất cát, nếu Ngọ trọng Tý khinh, thì không hàng, cũng không có xấu.
Nhâm thị viết: Xung là phá vậy. Như vận Tý năm Ngọ, gọi là vận xung tuế. Nhật chủ hỉ Tý cần can đầu gặp Canh Nhâm, can đầu Ngọ gặp Giáp Bính, cũng không có xấu; như can đầu Tý gặp Bính Mậu, can đầu Ngọ gặp Canh Nhâm, cũng có xấu. Nhật chủ hỉ Ngọ, can đầu Tý gặp Giáp Mậu, can đầu Ngọ gặp Giáp Bính, thì cát; như can đầu Tý gặp Canh Nhâm, can đầu Ngọ gặp Bính Mậu, can đầu Tý gặp Giáp Bính, thì cát; như can đầu Ngọ gặp Bính Mậu, can đầu Tý gặp Canh Nhâm, tất hung. Còn lại dựa theo chỗ này mà suy.
Sao gọi là Hòa?
Nguyên chú: Như vận Ất năm Canh, vận Canh năm Ất là hòa, nhật chủ hỉ kim thì cát, nhật chủ hỉ mộc thì không cát, vận Tý năm Sửu, vận Sửu năm Tý, nhật chủ hỉ thổ thì cát, hỉ thủy thì không cát.
Nhâm thị viết: Hòa là Hợp vậy. Như vận Ất năm Canh, vận Canh năm Ất, hợp mà có thể hóa, hỉ kim thì cát, hợp mà không hội, lại là hợp trói, không thích quan tâm đến nhật chủ của ta, thì không cát vậy. Hỉ Canh cũng vậy, cho nên hỉ Canh tất cần mộc kim đắc địa, Ất mộc vô căn, thì hợp hóa là tốt vậy, nếu Tý hợp Sửu, không hóa cũng là khắc thủy, hỉ thủy thì không cát vậy.
Sao gọi là Tốt?
Nguyên chú: Như vận Canh năm Tân, vận Tân năm Canh, vận Thân năm Dậu, vận Dậu năm Thân, thì tốt. Nhật chủ hỉ dương, thì Canh và Thân là tốt, hỉ âm, thì Tân và Dậu là tốt, phàm chỗ này đều nên suy ra.
Nhâm thị viết: Tốt, là loại tương đồng vậy. Như vận Canh năm Thân, vận Tân năm Dậu, nói là thật tốt, là chi lộc vượng, tự quay trở về bản khí của ta, như người thân ở trong một nhà, như vận Canh năm Tân, vận Tân năm Canh, là trợ giúp thiên can, như bằng hữu giúp nhau, cuối cùng không thân thiện lắm, tất trước tiên cần phải thông căn vận vượng, dựa vào tự nhiên là tốt. Như vận không có căn khí, thấy thế suy mà không có tình dựa vào, thì không phải tốt vậy.
#32
Gửi vào 30/04/2015 - 21:56
Tạo hóa khởi ở Nguyên, cũng dừng ở Trinh. Lại sẽ khởi ở Trinh Nguyên, là mấu chốt hình thành thế hệ con cháu.
Ngyên chú: Tam nguyên đều có Trinh Nguyên. Như lấy Bát tự mà xem, lấy năm là Nguyên, tháng là Hanh, ngày là Lợi, giờ là Trinh. Năm tháng tốt, ½ cuộc đời ở trước là tốt, còn ngày giờ tốt thì ½ cuộc đời còn lại là tốt. Lấy đại vận xem, lấy 15 năm đầu là Nguyên, 15 năm tiếp theo là Hanh, 15 năm giữa là Lợi, 15 năm sau là Trinh. Vận Nguyên Hanh là cát thì ½ đời người phía trước là tốt; vận Lợi Trinh tốt thì ½ đời người còn lại là tốt, đều là đạo Trinh Nguyên. Nhưng mà hay là có Trinh Nguyên tồn tại ở chỗ này, không chỉ là Tuyệt xứ phùng sinh, ý là hết Bắc đến Đông vậy.
Về phần sống thọ con người, mà sau khi đã hết, chỗ hành vận, kết quả chỗ hỉ là sao? Thì gia đình tất hưng thịnh; còn kết quả chỗ kị thì sao? thì gia đình tất suy tàn. Bởi vì lấy cha là Trinh lấy con là Nguyên vậy. Hay là chỗ Trinh hạ khởi Nguyên, là then chốt sinh sôi không ngừng. Còn luận theo chỗ này, không muốn người biết xem năm, mà thiên hạ muôn đời, cho nên thực tế là dấu hiệu thời đại nghiệm Dịch, mà biết số không thể nào trốn được vậy. Học giả hãy cố gắng!
Nhâm Thị viết: Lý lẽ Trinh Nguyên, ý chỉ Hà Đồ Lạc Thư vậy. Ý nghĩa của Hà Đồ Lạc Thư là ghi vị trí quẻ dịch của Tiên Hậu Thiên vậy. Quẻ Tiên Thiên, thì Càn Nam Khôn Bắc, cho nên Tây Bắc nhiều núi, nên Côn Lôn là núi; Đông Nam nhiều nước, biển cả là chỗ nước quay về. Là lấy nước từ núi ra, nước gặp núi là dừng vậy. Nói đến chín sông mà chảy cuồn cuộn, xu thế đỉnh điểm của đại dương mênh mông, là ngọn nguồn, đều là tinh tú vậy; Nói đến Ngũ Nhạc chọc trời, hình dáng cao ngút hùng vĩ, nơi tận cùng chính là núi Côn Lôn vậy.
Riêng con người có tổ phụ là hiển nhiên, mặc dù là gánh chịu một phần phát huy, ai cũng xuất phát từ một chỗ mà ra cả. Cho nên ban đầu nhất âm sinh tại quẻ Khôn, nhất dương sinh tại quẻ Càn là thủy, cho nên quẻ Ly là tượng trưng mặt trời, quẻ Khảm là mặt trăng vậy. Mà theo lý Trinh Nguyên, Nguyên là ở nạp Giáp, tượng nạp Giáp, xuất phát từ Bát Quái. Cho nên Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là trưởng nam, kế tiếp thần mau đen mà thàng tượng Khôn. Khôn, ý giống như là Trinh vậy. Mùng ba ánh sáng có ba phần, nhất dương mới sinh, là tượng Chấn vậy. Chấn, là dấu hiệu của Nguyên vậy. Mùng 8 là trăng lưỡi liềm, là 6 phần ánh sáng, tượng là Đoài vậy. Đoài, lý giống như Hanh vậy. Ngày 18, trăng đủ mà giảm bớt ba phần, tượng là Tốn vậy, nghĩa giống như Lợi vậy. Là lấy đạo của Trinh Nguyên, lý là không tuân theo, cực thịnh đến suy, phủ cực đến Thái, cũng là ý này vậy. Xem ý nghĩa của chương này, không chỉ con người sinh ra trên đời, vận tốt thì thịnh, vận hung thì bại. Còn như sống thọ về sau, mà dựa vào hành vận, xem vận đến cát hung, mà cũng biết con cháu thịnh suy. Cho nên con người sau khi về cuối đời, mà gia nghiệp hưng thịnh, hậu vận tất nhiên là cát vậy; còn gia nghiệp suy bại, thì hậu vận tất nhiên là xấu vậy. Nói đến đây mặc dù có định đoạt của tạo hóa, kể ra là không thể trốn thoát được, làm người tất phải cần biết suy xét năm, mà dễ dàng kế thừa. Nếu xem có hậu vận tốt, là thân ta nhờ có tiền nhân để phúc lại; nếu thấy hậu vận không tốt thì cũng bằng lòng an phận, xoay chuyển tạo hóa. Nếu tổ tông phú quý, đương nhiên thi cử thuận lợi, con cháu hưởng phú quý, tức là bỏ quên thi thư vậy; nếu tổ tông gia nghiệp, tự thân cần kiệm được, con cháu hưởng gia nghiệp, tức là bỏ quên cần kiệm vậy, là liên quan đến chia cắt đất Phù tang mà nhận chữ khắc trên gỗ, chưa có bản thảo, quyết là thủy ở Sông Vị, mà vào tại vùng thấp Tứ Xuyên, đầu tiên không hề bị đục. Tại sao vậy? Vốn là không dựa vào tự nhiên, học giả cần suy nghĩ sâu xa vậy.
(Hết)
Thanked by 1 Member:
|
|
#33
Gửi vào 01/05/2015 - 06:45
Thanked by 1 Member:
|
|
#34
Gửi vào 02/05/2015 - 11:01
Link tại topic dưới đây:
http://tuvilyso.org/...cua-bac-vulong/
#35
Gửi vào 02/05/2015 - 11:16
khiconmtv, on 02/05/2015 - 11:01, said:
Link tại topic dưới đây:
http://tuvilyso.org/...cua-bac-vulong/
khiconmtv, on 02/05/2015 - 11:00, said:
File có mượn hình bìa cho nó đẹp.
Chân thành cảm ơn bác VULONG đã bỏ công sức dịch cuốn này.
Mọi người download theo link dưới đây:
Trời đất ơi! Tôi đâu có dịch một câu nào mà ông dám phát ngôn như vậy? Những ai dịch thì ngay từ đầu tôi đã cho biết rồi còn gì nữa.
Cụ thể :
(9 chương đầu được dịnh bởi vnn1269.
Số thứ tự của các ví dụ do tôi thêm vào cho thuận tiện khi nghiên cứu).
Phần I
Thông Thần Luận
Chương 1: Thiên Đạo
........................................
Sau đây là đoạn được dịch tiếp bởi Phiêu Diêu (bên tuvilyso.net):
Nguyên chú: Bất luận hữu căn vô căn, đều cần thiên phúc địa tái.
.........................................
Sau đây tôi đăng tiếp một số chương do một người quân tử gửi tặng tôi. Hy vọng rằng người quân tử này đồng ý với quyết định của tôi.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn người quân tử này
.................................................................................................
Chú thích: Sáu chi âm, dậu hợi sửu thuộc thuần âm. Cư 5 chi âm, nếu như nhật chủ vượng cần gặp hành vận đất dương thuận, tất gặp quang vinh hanh thông.
..............................................
Đến đây hết Phần I
Tiếp Phần II (tất cả đều do Lê soi dịch):
Sau đây là bài dịch của Lesoi bên "Kim Tử Bình" (Tử Bình Diệu Dung):
(Số thứ tự các ví dụ tôi đánh tiếp theo Phần I của cuốn Trích Thiên Tủy)
MỤC LỤC Phần II: Lục Thân Luận
Chương 1: Phu Thê
Chương 2:Tử Nữ
Chương 3: Phụ Mẫu
Chương 4: Huynh Đệ
Chương 5: Hà Tri Chương
Chương 6: Nữ Mệnh
Chương 7: Tiểu Nhi
Chương 8: Tài Đức
Chương 9: Phấn Úc
Chương 10: Ân Oán
Chương 11: Nhàn Thần
Chương 12: Tòng Tượng
Chương 13: Hóa Tượng
Chương 14: Giả Tòng
Chương 15: Giả Hóa
Chương 16: Thuận Cục
Chương 17: Phản Cục
Chương 18: Chiến Cục
Chương 19: Hợp Cục
Chương 20: Quân Tượng
Chương 21: Thần Tượng
Chương 22: Mẫu Tượng
Chương 23: Tử Tượng
Chương 24: Tính Tình
Chương 25: Tật Bệnh
Chương 26: Xuất Thân
Chương 27: Địa Vị
Chương 28: Tuế Vận
Chương 29: Trinh Nguyên
Phần II
LUẬN LỤC THÂN
Chương 1 - Phu Thê
Nhân duyên vợ chồng hợp ở đời,
Hỉ thần có ý gần Thiên tài.
......................................
(Hết)
Sửa bởi VULONG1: 02/05/2015 - 11:32
#36
Gửi vào 02/05/2015 - 13:16
#37
Gửi vào 17/05/2015 - 02:45
lesoi, on 02/05/2015 - 13:16, said:
Cám ơn Lesoi đã có lời khen! Nhưng để cho công bằng thì chính Lesoi mới là người thật sự được nhận những lời khen ngợi và cảm phục của mọi người, trong đó có tôi. Bởi vì cứ nhìn lại cả một quãng thời gian dài hơn chục năm qua của các trang web lý số thì đã có ai dịch được cho mọi người một cuốn sách kinh điển nào đâu, trong khi Lesoi với một quãng thời gian ngắn vừa qua đã dịch liền mấy cuốn sách kinh điển hay nhất về Tử Bình và đưa lên mạng cho mọi người như vậy ?
Đến bây giờ tôi vẫn không thể hiểu được vì sao nhiều người đã dịch hoặc đã có bản dịch của các cuốn sách này mà vẫn không muốn đưa chúng lên mạng cho dù bao người hàng ngày cầu xin, mong mỏi được đọc chúng ? Và tôi lại càng không hiểu vì sao họ lại tỏ thái độ vô cùng tức giận khi có ai đó chứng minh được những cái sai trong các cuốn sách này ? Chắc họ nghĩ rằng khi họ đã có công sức bỏ ra dịch thì mọi người được đọc chúng phải nhất nhất tôn thờ các tác giả đó như các bậc Thánh không thể có một điều gì sai thì phải ?
Tôi xin thay mặt mọi người cám ơn Lesoi và hy vọng Lesoi tiếp tục dịch nhiều cuốn sách hay tài liệu có giá trị cho mọi người cùng đọc và nghiên cứu.
Kính chào.
Sửa bởi VULONG1: 17/05/2015 - 02:50
#38
Gửi vào 18/05/2015 - 06:39
#40
Gửi vào 18/03/2017 - 09:51
và cuối cùng chúc anh VŨ LONG anh LẾ SOI dồi dào sức khỏe để chúng tôi được học nhiều nữa từ các anh và chúc gia đình các anh thật hạnh phúc
#41
Gửi vào 18/03/2017 - 16:37
khinho80, on 18/03/2017 - 15:04, said:
Xin chú chỉ giáo về nguồn sách nghiên cứu cũng như tài liệu của chú đã cất công tạo nên. Tuy có những điều cháu chưa hiểu về một số thuật ngữ và để nhớ được nhưng cháu sẽ nghiên cứu cho dù phải mất thời gian dài.
Không biết cháu có thể mua được tài liệu của chú ở đâu ạ.
Cảm ơn chú.
Năm 2003 tôi đã được đọc qua cuốn sách của cụ Thiệu nhưng cuốn sách bị rách bìa nên tôi không biết tên của nó là gì (sau này tôi mới biết tên của cuốn sách đó là "Dự Trắc Học") nhưng đọc không hiểu gì cả. Năm 2004 tôi chuyển nhà nên Berlin và tình cờ gặp và mua được cuốn sách này ở hiệu sách cũ với tên gọi là "Dự Đoán Theo Tứ Trụ". Rất may với cuốn sách này có phần nhập môn của Trần Viên (học trò của cụ Thiệu) nên tôi mới hiểu đôi điều về môn Tử Bình và cảm thấy thích thú vì nó đơn giản quanh quẩn chỉ với Can và Chi không như môn Tử Vi tôi đọc không hiểu gì cả.
Dần dần qua phần Nhập Môn này tôi đã hiểu những ý chính của mônTử Bình. Sau đó tôi nhận thấy không biết do trình độ sư phạm còn thấp hay do giấu nghề mà cụ viết cuốn sách này gần như là lấp lửng làm người đọc không thể hiểu sâu được. Rất may trong cuốn này có phần cụ dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược, đó chính là điều tôi thích thú nhất. Bởi vì sau khi biết cái quan trọng nhất của Tử Bình là phải xác định được chính xác Thân vượng hay nhược nên tôi không những muốn hiểu phương pháp này của cụ mà muốn hoàn thiện nó nhưng càng ngày càng bế tắc rồi đi vào ngõ cụt. Chính vì vậy mà tôi phải làm lại từ đầu và may mắn do tôi có chút ít khả năng suy luận có lý, có logic của toán học mà tôi đã đưa ra ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng này qua phương pháp xác định Thân vượng hay nhược của riêng tôi.
Hầu như duy nhất chỉ nghiên cứu 1 cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò cụ Thiệu mà tôi đã viết nên cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi. Mãi sau này một số cuốn sách kinh điển quan trọng về Tử Bình mới được công bố trên mạnh.
Đến giờ tôi chưa bán 1 cuốn nào cả mà chỉ tặng một số bạn bè nhưng thật đáng buồn là mặc dù sách tôi đã gửi về Hà Nội (từ năm 2010) nhưng không dám chuyển (vì lý do an ninh) đến một số người trên mạng đã dịch giúp tôi cuốn sách này (trong đó có 1 chị bên trang web Việt Lý Số và 1 nữ có chồng là đại gia bán riệu). Hiện tại tôi vẫn còn một số cuốn và có ý định bán nhưng vì sợ bị "thất lạc" nên tôi chỉ có thể gửi về nhà quen của tôi ở Hà Nội và người mua phải đến Hà Nội để nhận (với giá in của năm 2010 cộng tiền gửi bưu điện từ Đức về VN, tổng cộng khoảng 10 Ero).
Thân chào.
Sửa bởi VULONG001: 18/03/2017 - 16:44
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Những lá số mệnh Thiên Lương cư ngọSưu tập và nghiệm lý |
Tử Vi | Transporter |
|
![]() |
|
![]() Bàn về Địa Kiếp Thiên Di |
Tử Vi | ch8484 |
|
![]() |
|
![]() Trích Thiên Tủy![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Khâm thiên tứ hóa |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Cách cục được cho tiền- bác thienlong24 |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Lấy lá số theo giờ Thiên văn |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












