Jump to content

Advertisements




MẶT TRÁI CỦA FORUM TUVILYSO !


80 replies to this topic

#61 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 10/08/2018 - 17:21

Đây mới nói phần nổi ,còn phần chìm nữa.

#62 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 11/08/2018 - 02:36

Giống như cái việc nghiên cứu phục cổ của Lê Quốc Việt và Nguyễn Hữu Sử.Phen này đánh nhau to.Lâu lắm rồi mới có vụ lấy ngòi bút chiến đấu như thế này.
Còn về ngày xưa thời nó cũng xa xưa rồi cách đây khoảng độ 60-70năm.Tỉnh Sơn Tây mà lên chỗ tôi thi độ 40 anh thì chỉ lấy đỗ khoảng 13-14 người.Cả một tỉnh to như vậy mà lấy thế thôi đâu ra 100%.Những anh trượt năm sau lại đi thi.
rồi đến khoá những năm 1950 đi học mà trượt 1 môn phụ thôi,Đúp.Có anh đúp mãi chán bỏ về dạy cấp hai.Đâu ra lắm cử nhân,trung cấp là oai phong lẫm liệt rồi.
Càng về sau thì càng kinh tế thị trường càng dốt nát,chắc là bị thoái hoá nên mới sinh ra cái trò ăn cắp chất xám của nhau.
HỌC ĐỂ LÀM CU LY ,NGHIÊN CỨU ĐỂ BỊ ĂN CẮP VÀ MỌC ĐUÔI thì nói thật con người ai chẳng có trí tuệ cơ bản.Không hiểu thì hoá con vật hoặc trồng mấy cái cây lên đầu cho nó nhanh.
TẢNG BĂNG CHÌM là như vậy,Đâu nó cũng thế.
Tôi thì hiền và hài hoà khó chịu thì hay đứng lên bỏ về,thế cũng có người trực tính họ đấm nhau luôn với những kẻ lưỡi dài răng nhọn,nhất thì bét chứ không chịu được cái sai quấy.

#63 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2976 Bài viết:
  • 26906 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 12:51

Huongmuahe :

Trao đổi về tử vi / vào xem bói cho người khác, "thầy" rất hay dùng ngôn ngữ nôm na như "truyện chưởng", làm cho dân thường em đây cứ tưởng kiến thức các "thầy" cao siêu lắm, tưởng những môn học đó quả kì diệu so với trình độ nhận thức của mình . Xì xồ một tràng nhưng chúng em chỉ hiểu được 1 số từ ngữ thuần Việt ở cuối câu, thôi thì cũng tự cho là chốt hạ vậy. Vì hỏi ý nghĩa các từ "chuyên ngành" đấy, các "thầy" có giải thích đâu ??!!
Ai tự ái cao, vô hình chung sẽ nghĩ rằng: Các "thầy" coi thường mình!
Các "thầy" có biết rằng: một ngôn ngữ mà bị pha tạp thì được gọi là sự "Không trong sáng của Tiếng Việt" không? Mà các môn học cao quý như thế này (đặc biêt với những ai theo Tử vi Việt Nam), nhất thiết phải dùng chuẩn tiếng phổ thông, chấm phẩy, ngữ nghĩa cho đúng. Việt ra Viêt, Tàu ra Tàu, đừng dùng tiếng bồi "thầy" ơi !

.................

Tiếng Việt xưa nay vẫn gồm 2 phần : Nôm và Hán.
Nôm thường dùng hàng ngày hoặc cho giới bình dân ít hoc ( nôm na là vậy ).
Hán thường được pha tạp với Nôm và dùng trong văn chương, thi phú .
Các thế hệ trước 75 được dạy theo phong cách Hán-Nôm đề huề , ai có đi học hết bậc trung học đều có
đủ trình độ để hiểu các từ Hán thông dụng .
Vùng Hoa nam ngày xưa gồm 1 số nước thuộc Việt tộc như Sở , Việt , Mân, Nam Việt, Dạ lang .vv
những nước này tuy sau này bị Hán hoá , nhưng ngôn ngữ của họ ko phải là gốc Hán , tức là trong Hán văn
đã có Việt văn trong đó . Cho nên mới gọi là Hán- Việt .Khi chúng ta sử dụng Hán Việt , là đã sử dụng lại phần nào tiếng Việt thời cổ đại.

Có rất nhiều người ko hiểu điều này nên đã cho rằng pha tạp với Hán văn sẽ làm cho Việt ngữ ko còn trong sáng .
Đây là dấu tích cho thấy sự thiếu hiểu biết ( 1 cách trầm trọng ) sẽ dẫn đến sai lầm cùng tai hại cho tương lai của Việt ngữ .

Như các từ XA = far , tiếng Việt cũng là Xa . Chanh / Tranh = quả chanh . Cận = gần. Thuyền = boat ,ghe thuyền .. đều là Hán tự ,
nó có khác gì với tiếng Việt , và lật tự điển Hán Việt ra chúng ta sẽ có hàng trăm từ ngữ tương cận như vậy .

Chủ trương của giáo dục hiện tại chỉ dùng " tiếng Việt thuần tuý " tức là loại tiếng Việt dành cho các lớp Bình dân , là những từ ngữ mà nói ra là ai cũng hiểu ,
như vậy thì sẽ thiếu đi loại tiếng Việt Hàn lâm , dành cho giới có học và trí thức, cho giới văn thi sỹ . cho bậc Đại học cũng như giới nghiên cứu các nghành các loại. Như vậy sự thiếu sót này sẽ làm nghèo đi tiếng Việt , chắc chắc là vậy.

Còn muốn dùng tiếng Việt thuần tuý cho nó trong sáng , thì chúng ta đã làm mấy chục năm nay , cái gì cũng Tốt , anh kia làm việc tốt,là người tốt, đá banh tốt, ăn tốt, học tốt, dạy dỗ tốt, người vợ tốt ,nhân viên tốt ,
giải thích điều này rất tốt vv chỉ cần dùng chữ Tốt là nó sẽ làm trong sáng tiếng Việt ngay .

Hoặc là cái gì cũng Hoành tráng , chỉ cần dùng chữ này là ta có thể bỏ đi hàng tá từ Hán, Việt khác như đường hoàng , tráng lệ, nguy nga ,cao sang, bề thế , trang trọng, đình đám, ..

Trong sáng , thuần tuý cái kiểu này là chúng ta cố tình làm nghèo đi tiếng Việt .
Trí thức cũng như bình dân sẽ và đã chỉ dùng 1 số Từ căn bản tiếng Việt , những từ ngữ cao hơn và khác lạ , ít dùng sẽ nhanh chóng bị quên lãng , học sinh trung ,đại học đọc các sách văn chương cổ như Truyện Kiều, Cung oán, sẽ giống như đọc tiếng Tàu ,
chẳng hiểu gì cả , và điều này đã xảy ra như HuongmuaHe đang phê bình các Thầy .

Làm ơn mở Tự điển Hán Việt mà học các từ thông dụng thay vì ngồi phê bình ,các thầy cũng chẳng có dùng những từ Hán Việt gì cao xa,
lỗi này ko phải nơi các bạn , nhưng khi thấy khiếm khuyết thì ta phải tìm cách bổ sung ,là 1 cách thức làm tiếng Việt thêm phong phú ,
đừng nại lý do chữ Hán là của người Tàu mà ko học , nhất là sau khi đã đọc giải thích bên trên .

Hiện nay chẳng có thứ ngôn ngữ nào mà gọi là Thuần tuý cả , ngoại trử của 1 số bộ lạc sơ khai.
nếu nói tôi dùng tiếng Việt Thuần tuý là điều rất mực phi lý và tức cười vì sự ngu ngơ của nó .
Và " Trong sáng " là bỏ đi những từ gốc Hán-Việt . thì tiếng Việt sẽ là 1 thứ ngôn ngữ cà thọt , vì chỉ còn đứng trên 1 chân.

Các bạn hãy thử làm Trong sáng giùm 1,2 từ như :
-Bộ trưởng bộ quốc gia giáo dục .

#64 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 13:21

Còn thiếu một từ nữa là "Thủy quân lục chiến" , sau 75 cũng đả từng có người muốn làm "trong sáng từ tiếng Việt" bắt phải viết là "Lính thủy đánh bộ" , nhưng tôi thấy cũng chưa thật thuần Việt. Muốn thật thuần Việt thì phải viết là "Lính nước đánh đất".

So sánh thử xem :

"Lính thủy đánh bộ"

với

"Lính nước đánh đất"

Từ nào thuần Việt hơn !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#65 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 13:32

À, tôi bỗng nhớ lại một bài tập đọc hồi lớp Nhất tiểu học ( tức là lớp 5 bây giờ )

Trích ra từ Quốc Văn Giáo Khoa Thư

MẸ DẬY CON GÁI

Con ơi mẹ bảo đây này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no, dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền, bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời!


Thanked by 2 Members:

#66 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 18/08/2018 - 17:22

Khi xưa, ông bạn của QNB được giao việc soạn 1 bài phát biểu cho Bộ Trưởng bộ Giáo Dục đọc khai mạc hội nghị "Trong sáng Tiếng Việt", có phần mờ đầu bằng câu như sau:

"Dâng mời các chỗ quý ngồi im."
(Kính mời quý vị an tọa).

Sau khi ông Bộ Trưởng đọc cái câu mở đầu ấy thì lập tức quay ra sa thải anh bạn của QNB với lý do "ngôn từ tối nghĩa".

Anh này đến nay vẫn ấm ức rằng: câu ấy thuần Việt thế còn gì nữa, thiết nghĩa không thể làm trong sáng hơn được nữa, mà hắn ta lại kết luận là tối nghĩa.

Thanked by 5 Members:

#67 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7332 Bài viết:
  • 16912 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 17:51

Thuần Việt nhưng không đúng cú pháp thành ra tối nghĩa .
Xin mời Quý quan khách ngồi ,
(không cần chữ xuống vì ngồi là đã ngồi xuống rồi ).

Thủy quân lục chiến = lính tàu đánh bộ .

Thanked by 3 Members:

#68 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 20:43

Trong sáng nghĩa là rõ ràng. Ngôn ngữ trong sáng là ngôn ngữ dùng đúng cú pháp, văn phạm và ý nghĩa của chữ đúng ngữ cảnh diển đạt. Loại bỏ tiếng Hán-Việt hay những từ ngữ mượn của nước ngoài không làm cho ngôn ngữ trong sáng mà ngược lại làm cho nó bị tối nghĩa vì số từ ngữ thuần Việt không đủ để diển đạt ngữ cảnh theo sự thay đổi và phát triển của xã hội.

Thời cận đại có những chữ tiếng Tàu được dùng ghép loạn xạ vớí tiếng Nôm khiến câu văn rất tối nghĩa trong tiếng Việt, những chữ này không phải gốc Hán-Việt mà là chữ ghép kiểu tiếng bồi.

Thanked by 1 Member:

#69 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 20:45

Hôm trước con còn đọc được chữ Hải quân đánh bộ, ko biết như thế đã trong sáng cho tiếng Việt chưa nữa, hjc?

#70 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 20:47

Muốn làm trong sáng ngôn ngữ Việt thì loại bỏ lối ghép tiếng bồi này chứ không phải loại bỏ chữ Hán-Việt trong ngôn ngữ.

giải phóng mặt bằng = làm cho mất tiêu mặt bằng, cởi bỏ mặt bằng, làm tự do mặt bằng ????

Chữ giải dung trong giải đất nghĩa là phân cắt đất

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/08/2018 - 21:13


Thanked by 2 Members:

#71 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 18/08/2018 - 21:23

giải phóng

Từ điển trích dẫn
1. Cởi ra, mở ra. ◇Tây du kí 西遊記: “Đô yếu giải phóng y khâm” 都要解放衣襟 (Đệ thập lục hồi).
2. Thả ra, phóng thích.
3. Làm tiêu tan. ◇Quán Vân Thạch 貫雲石: “Giải phóng sầu hòa muộn” 解放愁和悶 (Thanh giang dẫn 清江引, Tích biệt khúc 惜別曲).
4. Giải trừ câu thúc, đem lại tự do.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Cởi bỏ ra, thả ra.

Giải phóng đất nước : Đem lại tự do cho đất nước . Không ai nói giải phóng mặt bằng : đem lại tự do cho mặt bằng


Chữ giải dùng trong giải đất nghĩa là cắt đất (11)


解 giải, giới, giái (13n)

1 : Bửa ra, mổ ra. Dùng cưa xẻ gỗ ra gọi là giải mộc 解木. Mổ xẻ người để chữa bệnh gọi là giải phẩu 解剖.
2 : Cổi ra. Như cố kết bất giải 固結不解 quấn chặt không cổi ra được. Tiêu tan mối thù oán cũng gọi là giải. Như khuyến giải 勸解 khuyên giải, hoà giải 和解 giải hòa, v.v.
3 : Tan. Lòng người lìa tan gọi là giải thể 解體. Có khi gọi là thổ băng ngõa giải 土崩瓦解 đất lở ngói tan, nói ví dụ sự nhân tâm ly tán như nhà đổ vậy.
4 : Phân tách cho rõ lẽ rõ sự. Như tường giải 詳解 giải nghĩa tường tận, điều giải 條解 phân tách ra từng điều v.v.
5 : Hiểu biết. Nhận rõ được ý cũng gọi là giải. Vì thế ý thức gọi là kiến giải 見解.
6 : Hết một khúc nhạc gọi là nhất giải 一解.
7 : Nhà làm thuốc cho thuốc ra mồ hôi khỏi bệnh gọi là hãn giải 汗解. Tục gọi đi ỉa là đại giải 大解, đi đái là tiểu giải 小解.
8 : Cổi ra, lột ra. Như giải y 解衣 cổi áo, lộc giác giải 鹿角解 hươu trút sừng. Nguyễn Du 阮攸 : Thôi thực giải y nan bội đức 推食解衣難背徳 Cái đức nhường cơm sẻ áo, khó mà làm phản được.
9 : Thông suốt.
10 : Thôi, ngừng.
11 : Cắt đất.
12 : Một âm là giới. Giới trãi 解廌 một con thú giống như con hươu mà có một sừng, có khi viết là 獬豸.
13 : Lại một âm là giái. Ðiệu đi. Như giái phạm 解犯 giải tù đi, giái hướng 解餉 đem lương đi, v.v.
14 : Thi hương trúng cách (đỗ) gọi là phát giái 發解, đỗ đầu khoa hương gọi là giái nguyên 解元. Ta quen đọc là chữ giải cả.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 18/08/2018 - 21:29


Thanked by 1 Member:

#72 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6824 Bài viết:
  • 5578 thanks

Gửi vào 19/08/2018 - 00:34

Trích dẫn

Thủy quân lục chiến = lính tàu đánh bộ .


Chữ bộ cũng là tiếng Hán Việt chứ chưa thuần Việt. Có lẽ phải nói "lính tàu đánh đất".

Thanked by 1 Member:

#73 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 19/08/2018 - 01:01

Tôi thiết nghĩ chúng ta đang bàn một vấn đề khá thú vị về ngôn ngữ, nhưng cũng rất rất khó có thể đưa ra kết luận cũng như giải pháp cho hợp lý.

Ngôn ngữ cũng được tạo từ sự giao thoa văn hóa khác nhau, ví dụ thời nay ta muợn một số từ của Phương Tây: từ tiếng Pháp như acide, antenne, balcon, café, champagne, compas ... thử hỏi có ai có thể dịch nghĩa khác ngoài: a-xít, ăng ten, ban công, cà phê, sâm panh, com pa ...; hoặc mượn từ tiếng Anh như: internet, clip, sandwich, PR, laptop ... cũng khó có thể tìm được từ tiếng Việt tương ứng.

Một số nhà ngôn ngữ học ước lượng số chữ Hán Việt chiếm đến hơn 60% trong tất cả từ của ngôn ngữ Tiếng Việt chúng ta. Bỏ đi là điều không thể; hoặc nhiều khi thay thế bằng từ thuần Việt thì ngữ nghĩa trở nên gượng ngạo, hoặc gây sai khác. Âu đó cũng là sự ảnh hưởng văn hóa của cả nghìn năm Bắc Thuộc, giờ khó mà thay đổi được.

Một vấn đề khác, như thế nào là ngôn ngữ "thuần Việt". Xin mời quý vị đọc một đoạn hoàn toàn thuần Việt như: “Thuở thiếu thời, cô học tiểu học tại thị trấn, học trung học tại thị xã. Trưởng thành, cô học đại học y dược tại thủ đô. Tốt nghiệp đại học, cô tận tâm hành nghề bác sĩ, cứu sinh mệnh vô số bệnh nhân trầm trọng”.

Nhưng xin thưa quý vị, tôi nói đùa thôi, thực chất câu trên 100% tiếng Hán Việt! Như vậy dù chẳng mấy khi để ý những nếu đi vào phân tích kỹ lưỡng thì chúng ta không thể không dùng tiếng Hán Việt trong văn nói và văn viết. By doing so, chúng ta có thể diễn đạt một cách ngắn gọn, tăng hiệu quả giao tiếp. Và rất nhiều trường hợp ta không có cách diễn đạt "thuần Việt" tương ứng.

Ta chủ trương "Hòa nhập chứ không hòa tan", nhưng khía cạnh ngôn ngữ thì có lẽ là hay vay mượn nhất và được đông đảo mọi người dễ dàng chấp nhận nhất. Thôi thì ông nào luận kiểu "phim chưởng" thì cứ luận, ít nhất đọc còn hiểu. Chứ dịch ngôn ngữ Tử Vi, Tứ Trụ ... ra thuần Việt, đọc chắc chết.

Sửa bởi Expander0410: 19/08/2018 - 01:21


Thanked by 3 Members:

#74 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 19/08/2018 - 01:31

Và cũng cần phân biệt ngôn ngữ chuyên môn và ngôn ngữ phổ thông. Đối vơí ngôn ngữ của các bộ môn có tính chuyên môn thì việc mượn chữ rất là bình thường trong ngôn ngữ các nước . Tiêng Pháp, Anh, Tây Ban Nha, v.v...đa số mượn từ gốc chữ La Tinh mà ghép thành. Tử Vi là một môn có tính cách chuyên môn nên việc dùng từ ngữ chuyên môn là không thể tránh nhất là khi người luận giải trong trạng thái Nhập thần thì ngôn ngữ nhập tâm tự nhiên phát ra chứ bắt họ phải suy nghĩ nói sao cho thuần Việt thì nguồn cảm hung đâu còn nửa mà xem .

Thanked by 2 Members:

#75 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 19/08/2018 - 03:57

Cái mặt trái của forum là diển đàn đặt ở VN nên chịu quản lý của luật pháp ở VN và do đó có những phần tử bò vàng hay DLV tha hồ láo khoét mà không bị nội qui diển đàn quản thúc .

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |