Jump to content

Advertisements




Thái Ất diễn quái yếu giải


47 replies to this topic

#16 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:34

THẦN CƠ

Thần cơ là biểu tượng của phụ tướng

Phương pháp tính:

Cũng khởi đầu từ cung Ngọ, đi thuận theo 12 thần (12 địa chi)

Nơi Thần cơ đến sẽ xuất hiện hiền thần, nhân dân yên vui, ngũ cốc phong phú.

Mỗi cung trụ lại 3 năm. 36 năm là 1 vòng.

Tính từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm.

Số tích niên của năm là bao nhiêu gia sai số 250

Lấy số 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy số 36 mà chia.

Chia không hết, dùng chu kỳ cung. Số dư ước trừ dần đi với 3 là số cung đóng.

Số không đủ đưa vào cung để tìm số năm (niên)

Số năm (niên) khởi từ cung Ngọ, tính thuận theo 12 thần, số dư là Thần cơ. Số năm (niên) và khu vực cũng tính như vậy.

Thần cơ từ năm Quý Tị, niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 21 triều Minh Trung Quốc, tương đương niên hiệu Quang Hưng năm thứ 16 triều Lê Việt Nam, đi vào cung Dần.

Năm Quý Hợi niên hiệu Vĩnh Tộ thứ năm đi vào cung Dậu

Năm Bính Thân niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12 triều Lê đi vào cung Tý

Năm Canh Thân niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu triều Lê, đi vào cung Thân; năm thứ 20 năm Kỷ Mão đi vào cung Mão.

Năm Quý Tị, Quang Hưng thứ 16 tương đương năm Dần 1593 dương lịch.

Năm Quý Hợi, Vĩnh Tộ thứ 5 tương đương năm Dậu 1623 dương lịch.

Năm Bính Thân, Vĩnh Trịnh thứ 12, tương đương năm 1716 dương lịch.

Năm Canh Thân, Cảnh Hưng năm đầu tương đương năm Tý 1740 dương lịch

Năm Kỷ Mão, Cảnh Hưng năm thứ 20, tương đương năm Thân 1759 dương lịch
(Cách an này cần kiểm lại)




Tính đến năm 1593, số tích niên là 10.155.510 năm.

Số 10.155.510 gia 250 thành 10.155.760

Lấy số 10.155.760 chia cho số 360, được số dư là 160.

Lại lấy 160 chia cho 36, được 4 lần, có số dư là 16.

Từ cung Ngọ, ta đếm xuống 4, gặp cung Dậu.

Lại lấy số 16 chia cho 3, được 5 lần, số dư là 1. Tức là 6 lần thiếu.

Từ cung Dậu, ta đếm thuận 6 gặp cung Dần. Từ cung Dần, ta đếm 1 (số dư) vẫn là Dần.

Vậy Thần cơ đóng tại cung Dần, ta nói:

Năm Quý Tị, niên hiệu Quang Hưng thứ 16 triều Lê, tương đương năm dương lịch1593, thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, Thần cơ vào cung Dần.


Thanked by 1 Member:

#17 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:34

DÂN CƠ
Dân cơ là biểu tượng của dân chúng. Tới nơi nào, ở đó dân giàu, được mùa, không có tai hoạ về binh đao, bệnh tật.

Phương pháp tính:

Khởi tính từ cung Tuất. Mỗi năm 1 ngôi. Tính thuận đi 12 thần (12 địa chi)

Tính từ Thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tính. Số tích niên là bao nhiêu năm, gia sai số là 250. Lấy phép Đại chu 360 mà chia. Nếu chưa hết, lấy phép tiểu chu là 36 chia tiếp.

Nếu chưa hết, lại lấy số 12 mà ước trừ dần đi.

Khởi từ cung Tuất, tính theo thứ tự 12 thần. Số thừa là nơi đóng của Dân cơ. Số tính năm và khu vực, cũng tính như trên.

Cả ba cơ quân, thần, dân tới đâu đều không nên khởi sự công phạt, chiến đấu. Xét kỹ thời thế, hướng vào cung đó mưu cầu sự cát lợi.

Dân cơ từ năm Quý Hợi, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (năm dương lịch 1623) đi vào cung Mùi

Năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Hưng năm đầu (năm dương lịch 1740) đi vào cung Thìn.

Năm Tân Tị, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 (năm dương lịch1761) đi vào cung Sửu.

Dần cơ do mỗi cung ở 1 năm nên ko bị sai

Tính đến năm 1623 (năm Quý Hợi), số tích niên là 10.155.540 năm

Số 10.155.540 gia số 250 thành 10.155.790

Lấy số 10.155.790 chia cho 360, được số dư là 190.

Chia tiếp số 190 cho số 36, được số dư là 10

Số 10 nhỏ hơn số 12, tức là được 1 lần thiếu.

Ta khởi tính từ Tuất, coi là 1 đến 10 gặp Mùi.

Vậy năm Quý Hợi (năm 1623) Dân cơ đi vào cung Mùi. Ta nói:

Năm 1623 dương lịch (năm Quý Hợi), nguyên Nhâm Tý dương, trung nguyên, Dân cơ đi vào cung Mùi.


Thanked by 1 Member:

#18 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:34

NGŨ PHÚC

Ngũ phúc là thần ở trên trời, cùng Thái ất cho phúc lành.

Ngũ phúc du hành qua 5 cung: Càn, Tốn, Khôn, Cấn và cung giữa. Mỗi cung trụ lại 45 năm: 15 năm Lý thiên, bốn mùa thuận hoà, tám tiết an vui. 15 năm Lý địa, núi sinh ngọc tốt, đất đẻ cỏ thiêng. 15 năm Lý nhân, đời sinh người giỏi, dân yên nước giàu. Đến cung nào, ở cung đó vua có phúc, dân giàu mạnh. Cung chiếu cũng thế, không có binh đao, hạn lụt, ốm đau.

Phương pháp tính:

Tính đến năm cần xem, số tích niên được bao nhiêu năm, gia sai số cung là 115, lấy phép Đại chu là 2250 mà chia. Nếu không hết lấy phép Tiểu chu là 225 mà chia. Số không hết là vòng tính cung. Số dư lấy 45 ước trừ dần đi. Lấy số tính được là cung số. Số không đầy là cung đóng vào.

Tìm số năm (niên), bắt đầu tính từ Càn, qua Cấn, Tốn, Khôn, trung cung. Tức là được cung Ngũ phúc đóng và được số cung số năm.

1-Cung Hoàng Bí, khu Tuất, Càn, Hợi (cung 1 Càn)

2-Cung Hoàng Thuỷ, khu Sửu, Cấn, Dần (cung 3 Cấn)

3-Cung Hoàng Thất, khu Thìn, Tốn, Tị (cung 9 Tốn)

4-Cung Hoàng Đình, khu Mùi, Khôn, Thân (cung 7 Khôn)

5-Cung Huyền Thất, khu Tý, Ngọ, Mão, Dậu (cung 5 trung ương)

Năm Giáp Tý niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 vào cung Cấn 3 (năm 1624)

Năm Kỷ Dậu, niên hiệu Cảnh Trị thứ 7 vào cung Tốn 9 (năm 1669)

Năm Quý Tị, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 9 vào cung Khôn 7 (năm 1713)

Năm Kỷ Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20 vào trung cung (năm 1759)

Tính đầu năm 1759 (năm Kỷ Mão), số tích niên được là 10.155.676 năm

Gia sai số 115 thành số 10.155.791.

Lấy 10.155.791 chia cho số 2250, được số dư là 1541

Lại lấy 1541 chia cho số 225, được 6 lần, có số dư là 191

Chia tiếp 191 cho số 45, được 4 lần, có số dư là 11. Tức là được 5 lần thiếu. Tính từ Càn là 1; Cấn là 2; Tốn 3; Khôn 4. Đến số 5 vào Trung cung.

Thanked by 1 Member:

#19 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:35

TỨ THẦN, THIÊN ẤT, ĐỊA ẤT, TRỰC PHÙ

TỨ THẦN là đầu của khí thuỷ, nước có đạo thì thịnh, nước vô đạo thì bại vong. Ở đất vô đạo, là quê hương của chiến tranh, binh đao, hạn lụt, nhân dân cấu xé lẫn nhau.

Phương pháp tính:

Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia; không hết dùng phép Tiểu chu 36 chia tiếp. Không hết dùng cung chu. Số dư lấy 3 mà ước trừ dần đi; số tính được là cung số không đầy số là cung đi vào. Để tìm số năm (niên) Thượng nguyên khởi từ cung 1, đi thuận qua 9 cung, tiếp đó qua giáng cung, Minh đường, Ngọc đường. Cứ 3 năm thì rời cung, hết lại quay về bắt đầu. Trung nguyên khởi từ cung 9. Hạ nguyên khởi từ cung 5. Một vòng là 36 năm.

Tứ thần năm Chính Hoà thứ năm là Giáp Tý thượng nguyên khởi ở Dần (năm 1684)

Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Thân (năm 1738)

Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Tuất (năm 1744)

Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tị (năm 1765)

Ví dụ:

Tìm tứ thần năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm

Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55

Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19.

Chia tiếp 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1. Tức là 7 lần thiếu. Từ Dần coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thân. Ta nói:

Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên, Tứ thần đi vào cung Thần.


THIÊN ẤT là khí Nghịch Kim của cung 6. Đến cung nào thì binh đao khởi lớn; đến nước nào tức là có nghĩa quyết đoán về được hay thua.

Phương pháp tính:

Tính số tích niên được bao nhiêu, dùng phép Đại chu 360 mà chia. Tiếp đến lấy 3 mà ước trừ đi là cung số. Tính thuận theo 9 cung, sau đến Giáng cung, Minh đường, Ngọc đường mà vận hành.

Thượng nguyên khởi cung 6, Trung nguyên khởi cung 2, Hạ nguyên ở Giáng cung. Cứ 3 năm thì rời cung. Một vòng 36 năm.

Thiên ất, năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm khởi ở Mùi (năm 1684)

Năm Mậu Ngọ (năm 1738), niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư vào cung Sửu.

Năm Giáp Tý (năm 1744) niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm vào cung Mão

Năm Ất Dậu (năm 1765) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 vào cung Tuất.

******

Tính Thiên ất năm 1738 (năm Mậu Ngọ), thượng nguyên. Tính số tích niên được 10.155.655 năm.

Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55

Chia tiếp 55 cho số 36, được số dư là 19

Lại chia 19 cho số 3, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu

Từ Mùi, coi là 1; đếm thuận đến 7, ta gặp Sửu. Ta nói:

Năm Mậu Ngọ (năm 1738 dương lịch), nguyên Giáp Tý dương, thượng nguyên Thiên ất đi vào cung Sửu.


ĐỊA ẤT là 6 can kỷ, là thổ thần. Giữ cung nào tất có binh đao, đói khát, mất mùa. Vào nước vô đạo thì hung dữ, binh đao càng nhiều.

Phương pháp tính cung giống phương pháp tính Tứ thần, Thiên ất.

Thượng nguyên khởi cung 9. Trung nguyên khởi cung 5. Hạ nguyên cung 1.

Ba năm rời 1 cung. Một vòng là 36 năm.

******

Địa ất năm Giáp Tý, niên hiệu Chính Hoà thứ 5 khởi ở Tuất (năm 1684)

Năm Mậu Ngọ niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung 7 Thìn.

Năm Giáp Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê (năm 1744) đi vào cung Ngọ

Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Sửu.

Ví dụ:

Năm Mậu Ngọ (năm 1783), thượng nguyên.

Tính số tích niên được 10.155.655 năm

Lấy 10.155.655 chia cho số 360, được số dư là 55.

Chia tiếp 55 cho 36, được 6 lần, có số dư là 1; tức là được 7 lần thiếu.

Từ Tuất coi là 1, đếm thuận đến 7, ta gặp Thìn.


TRỰC PHÙ là Hoả thần, là sứ tinh của trời, quan sát sự thiện ác trong nhân gian, hoạ phúc của dân chúng. Nếu lâm vào nước vô đạo tất xảy ra hạn lụt, đao binh, nhân dân tan tác.

Phương pháp tính toán cũng như phương pháp tính Tứ thần.

Thượng nguyên khởi từ cung 5; trung nguyên cung 1; Hạ nguyên cung 9. Đi thuận, 3 năm là rời cung. Một vòng là 36 năm.

Trực phù năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hoà thứ năm triều Lê (năm 1684) khởi ở Ngọ

Năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư triều Lê (năm 1738) đi vào cung Tý

Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ năm triều Lê (năm 1744) đi vào cung Dần.

Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26 triều Lê (năm 1765) đi vào cung Dậu.

Ví dụ:

Tính Trực phù năm 1744 (năm Giáp Tý), trung nguyên.

Tính số tích niên được 10.155.661 năm.

Lấy 10.155.661 chia cho số 360, được số dư là 61

Chia tiếp 61 cho số 36, được số dư là 25.

Lại chia 25 cho số 3, được 8 lần, có số dư là 1; tức là được 9 lần thiếu.

Từ Ngọ coi là 1, đếm thuận đến 9, ta gặp Dần. Ta nói:

Năm Giáp Tý (năm 1744), trung nguyên, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, trực phù đi vào cung Dần.

Thanked by 1 Member:

#20 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:35

TIỂU DU THÁI ẤT

Phương pháp tính tiểu du Thái ất giống như phương pháp tính Tuế kế Thái ất ở trên.

Tiểu du Thái ất tính từ năm Canh Dần, niên hiệu Trường Hưng năm đầu (TQ) tức là năm 930 vào cung 7 Khôn

Năm Bính Dần (năm 966) vào cung 8 Khảm

Năm Nhâm Dần (năm 1002) vào cung 9 Tốn

Năm Mậu Dần (năm 1038) vào cung 1 Càn

Năm Giáp Dần (năm 1074) vào cung 2 Ly

Năm Canh Dần (năm 1110) vào cung 3 Cấn

Năm Bính Dần (năm 1146) vào cung 4 Chấn

Năm Nhâm Dần (năm 1182) vào cung 6 Đoài

Năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (năm 1218) vào cung 7 Khôn.

Năm Giáp Dần, niên hiệu Nguyên Phong thứ tư triều Trần (năm 1254) vào cung 8 Khảm

Năm Canh Dần (năm 1290) vào cung 9 Tốn

Năm Nhâm Dần (năm 1362) vào cung 2 Ly

Năm Bính Dần (năm 1326) vào cung 1 Càn.

Năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Tân năm đầu tiên triều Trần (năm 1398) vào cung 3 Cấn

Năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình năm đầu tiên triều Lê (năm 1434) vào cung 4 Chấn

Năm Canh Dần, niên hiệu Hồng Đức năm đầu triều Lê (năm 1470) vào cung 6 Đoài

Năm Bính Dần, niên hiệu Đoan Khánh thứ hai triều Lê (năm 1506) vào cung 7 Khôn.

Năm Nhâm Dần, niên hiệu Nguyên Hoà thứ 10 triều Lê (năm 1542) vào cung 8 Khảm

Năm Mậu Dần (năm 1578) vào cung Tốn.

Năm Giáp Dần, niên hiệu Hoằng Định thứ 15 triều Lê (năm 1614) vào cung 1 Càn

Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ hai triều Lê (năm 1650) vào cung 2 Ly

Năm Bính Dần, niên hiệu Chính Hoà thứ 7 triều Lê (năm 1686) vào cung 3 Cấn.

Năm Nhâm Dần, niên hiệu Bảo Thái thứ 3, triều Lê (năm 1722) vào cung 4 Chấn

Năm Mậu Dần niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 triều Lê (năm 1758) vào cung 6 Đoài.

Ví dụ:

Tính tiểu du Thái ất năm 1758 (năm Mậu Dần), trung nguyên.

Tính số tích niên được 10.155.675 năm

Theo phương pháp tính toán ghi trong bài 4 về cách tìm sao Thái ất trong Tuế kế, ta lấy 10.155.675 chia cho số 3600; được số dư là 75.

Lấy 75 chia cho số 36; được 3 lần, số dư là 3. Tức là được 4 lần thiếu.

Bắt đầu tính 1 từ 3 Cấn

2 đến 4 Chấn

3 đến Không vào số 5

4 đến 6 Đoài.

Ta nói: Năm 1758 (năm Mậu Dần), nguyên Bính Tý dương, trung nguyên, Tiểu du Thái ất đi vào cung 6 Đoài.


ĐẠI DU THÁI ẤT

Đại du Thái ất là chi phối khí của 7 sao; là Kim thần. Tuần hành 8 cung, không vào cung giữa.

Đại du Thái ất 36 năm chủ trị một cung 12 năm Lý thiên, 12 năm Lý địa, 12 năm Lý nhân; 288 năm hết 1 vòng thi hành sự trừng phạt (36 x 8 = 288)

Phương pháp tính:

Từ thượng nguyên Giáp Tý đến năm cần tìm, tính số tích niên là bao nhiêu, gia sai số cung là 34. Lấy phép Đại chu 2880 mà chia; không hết là cung chu. Số dư lấy phép tiểu chu là 288 chia tiếp; không hết là cung chu. Số dư lại lấy phép hành cung 36 mà ước trừ dần đi. Số được là số cung. Số không đầy là số vào cung. Để tìm số tính năm, bắt đầu từ cung 7, tính thuận sang 8 qua 9, 1, 2……Không vào cung giữa 5. Ngoài số tính tức là được cung Đại du Thái ất đóng, và vào cung đó để tìm số năm.

Năm Bính Dần, niên hiệu Chính Đức năm đầu (năm 1506), Đại du Thái ất ở cung 7

Năm Nhâm Dần niên hiệu Gia Tĩnh thứ 21 (năm1542) ở cung 8.

Năm Mậu Dần, niên hiệu Vạn Lịch thứ 6 (năm 1578) ở cung 9

Năm Giáp Dần niên hiệu Vạn Lịch thứ 42 (năm 1614) ở cung 1.

Năm Canh Dần niên hiệu Khánh Đức thứ 2 triều Lê (năm 1650) ở cung 2.

Ví dụ:

Tìm Đại du Thái ất năm Canh Dần (năm 1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên.

Tính đến năm 1650 được số tích niên là 10.155.567 năm

Gia sai số 34 thành số 10.155.601

Lấy 10.155.601 chia cho số 2880, được số dư là 721

Chia tiếp 721 cho số 288, được số dư là 145.

Lại chia 145 cho số 36; được 4 lần, có số dư là 1. Tức là được 5 lần thiếu.

Khởi tính 1 từ cung 7 Khôn

2 từ cung 8 Khảm

3 từ cung 9 Tốn

4 từ cung 1 Càn

5 từ cung 2 Ly

Tính đến 5, ta gặp cung 2 Ly. Vậy Đại du Thái ất năm 1650 đóng cung 2 Ly. Ta nói:

Năm Canh Dần (1650), nguyên Nhâm Tý dương, hạ nguyên. Đại du Thái ất đóng cung 2 Ly.

PHƯƠNG VỊ PHÚC TINH QUA CÁC NĂM

Cung phúc tính đóng Niên can

Dần Giáp

Sửu Ất

Tý Bính

Hợi Đinh

Thân Mậu

Mùi Kỷ

Ngọ Canh

Tị Tân

Thìn Nhâm

Mão Quý

Thanked by 1 Member:

#21 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:36

NHỊ THẬP BÁT TÚ

Nhị thập bát tú chia thành 4 nhóm thuộc 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Cụ thể như sau:

Nhóm 7 sao thuộc phương Đông:

-Sao Giốc (hành mộc), chủ về đại nhân lo quân xuất trận.

-Sao Cang (hành kim), dân an vui.

-Sao Đê (hành thổ), bên trong có bầy tôi phản nghịch; trung cung phải phòng hoả hoạn.

-Sao Phòng (Nhật – Thái dương), bên trong lo về việc động binh.

-Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm), thái tử và các vương hầu lo nghĩ.

-Sao Vỹ (hành hoả), chốn hậu cung có điều kinh sợ; Hậu phi có tai hoạ.

-Sao cơ (hành thuỷ), có việc binh đao, quân sĩ lưu vong.

Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc:

-Sao Đẩu (hành mộc). Bề tôi mất tước lộc. Nhân dân xâm lấn nhau.

-Sao Ngưu (hành kim). Thóc cao, gạo kém. Dân đói. Trâu, bò, dê chết nhiều.

-Sao Nữ (hành thổ). Hậu phi ốm đau. Hoả hoạn

-Sao Hư (Nhật – Thái dương). Cải cách chính sách. Xoá tội khoan dung.

-Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm). Đất cát hưng thịnh. Nhiều bệnh tật.

-Sao Thất (hành hoả). Đại thần giấu mưu hiểm, không chịu theo năm mất mùa.

-Sao Bích (hành thuỷ). Văn chương hưng thịnh. Bỏ việc binh đao. Đại phát.

Nhóm 7 sao thuộc phương Nam:

-Sao Tỉnh (hành mộc). Sông ngòi, đầm ao ứ đọng. Giặc cướp, dân chúng lưu vong.

-Sao Quỷ (hành kim). Hậu phi thất thế. Nhân dân nhiều bệnh tật.

-Sao Liễu (hành thổ). Dân chúng đói khát, mất mùa, lưu vong.

-Sao Tinh (Nhật – Thái dương). Hoả hoạn

-Sao Trương (Nguyệt – Thái âm). Có nhiều biến đổi về lễ nghi.

-Sao Dực (hành hoả). Âm dương mất thứ tự. Nhiều mưa lụt.

-Sao Chẩn (hành thuỷ). Thua bại. Chết chóc. Đại tang. Mất mát.



Các sao trên là tuỳ theo Tuế kế Thái ất vào cung nào, nhà nào mà xem xét các năm có sự việc làm chủ. Lại có 1 phép tính là: lấy Kế thần gia Hoà Đức vào, rồi xem cung Thuỷ kích tới để xét cát hung.

Lại suy tính cung mà năm Thái ất tới để xét sâu hay nông như Thái ất lý thiên, dựa vào sao thứ nhất; Lý địa dựa vào sao thứ hai; Lý nhân dựa vào sao thứ ba.

Nếu Thuỷ kích không ở các cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu mà lâm vào 1 sao thì sao đó phải đảm đương; lâm vào 2 sao thì chia đều để quản một năm.

An nhị thập bát tú theo năm:

-Sao Giốc: Các năm 1890, 1918, 1946, 1974, 2002, 2030, 2058……

(A + 28)

-Sao Đẩu: Các năm 1869, 1897, 1925, 1953, 1981, 2009, 2037……

(B + 28)

-Sao Khuê: Các năm 1876, 1904, 1932, 1960, 1988, 2016, 2044……

(C + 28)

-Sao Tinh: Các năm 1883, 1911, 1939, 1967, 1995, 2023, 2041……

(D + 28)

Ví dụ:

Nhị thập bát tú ngoài việc tính theo năm còn tính theo tháng, ngày để xét cát hung trong các khoảng thời gian tương ứng.

Xin tham khảo thêm vạn niên lịch từng năm.

Ví dụ: Năm Kỷ Mão 1999

Mồng 1 tháng giêng âm lịch Sao Vĩ (cả tháng: sao Tinh)

Mồng 1 tháng hai âm lịch Sao Đẩu (cả tháng: sao Trương)

Mồng 1 tháng ba âm lịch Sao Ngưu (cả tháng: sao Dực)

Mồng 1 tháng tư âm lịch Sao Nữ (cả tháng: sao Chẩn)

Mồng 1 tháng năm âm lịch Sao Nguy (cả tháng: sao Giốc)

Mồng 1 tháng sáu âm lịch Sao Thất (cả tháng: sao Cang)

Mồng 1 tháng bảy âm lịch Sao Bích (cả tháng: sao Đê)

Mồng 1 tháng tám âm lịch Sao Lâu (cả tháng: sao Phòng)

Mồng 1 tháng chín âm lịch Sao Vị (cả tháng: sao Tâm)

Mồng 1 tháng mười âm lịch Sao Tất (cả tháng: sao Vĩ)

Mồng 1 tháng mười một âm lịch Sao Sâm (cả tháng: sao Cơ)

Mồng 1 tháng chạp âm lịch Sao Quỷ (cả tháng; sao Đẩu)

Chú ý:

Chu kỳ hoàn nguyên của nhị thập bát tú là 7 năm (tức là sau 84 tháng mới trở về 1 tháng cùng tên sao).

Tháng nhuận không có tên sao, mà lấy tên sao của tháng kề trước.

******

Nhóm 7 sao thuộc phương Đông tương ứng với sao Thanh Long.

Nhóm 7 sao thuộc phương Bắc tương ứng với sao Huyền Vũ.

Nhóm 7 sao thuộc phương Tây tương ứng với sao Bạch Hổ.

Nhóm 7 sao thuộc phương Nam tương ứng với sao Chu Tước.

******

Ngày tiết khí:

Giữa xuân (Xuân phân)

Mưa rào (Cốc vũ)

Duối vàng (Tiểu mãn)

Giữa hè (Hạ chí)

Nóng nực (Đại thử)

Mưa ngâu (Xử thử)

Giữa thu (Thu phân)

Sương sa (Sương giáng)

Hanh heo (Tiểu tuyết)

Giữa đông (Đông chí)

Giá rét (Đại hàn)

Ẩm ướt (Vũ thuỷ)


Ngày trung khí:

Trong sáng (Thanh minh)

Đầu hè (Lập hạ)

Tua rua (Mang chủng)

Nắng oi (Tiểu thử)

Đầu thu (Lập thu)

Nắng nhạt (Bạch lộ)

Mát mẻ (Hàn lộ)

Đầu đông (Lập đông)

Khô úa (Đại tuyết)

Chớm rét (Tiểu hàn)

Đầu xuân (Lập xuân)

Sâu nở (Kinh trập)

******

Tháng tiết khí :


Tháng Dần (tháng giêng) Lập xuân -Vũ Thuỷ

Tháng Mão (tháng hai) Kinh trập -Xuân phân

Tháng Thìn (tháng ba) Thanh minh -Cốc vũ

Tháng Tị (tháng tư) Lập hạ -Tiểu mãn

Tháng Ngọ (tháng năm) Mang chủng -Hạ chí

Tháng Mùi (tháng sáu) Tiểu thử -Đại thử

Tháng Thân (tháng bảy) Lập thu -Xử thử

Tháng Dậu (tháng tám) Bạch lộ -Thu phân

Tháng Tuất (tháng chín) Hàn lộ -Sương giáng

Tháng Hợi (tháng mười) Lập đông -Tiểu tuyết

Tháng Tý (tháng mười một) Đại tuyết -Đông chí

Tháng Sửu (tháng chạp) Tiểu hàn -Đại hàn

Thanked by 1 Member:

#22 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:36

TÍNH CHẤT NHỊ THẬP BÁT TÚ

1-Sao Giốc (hành mộc): Tốt

Giốc tinh: Được việc, thân thế vinh hiển.

Đi thi đỗ. Gặp quý nhân.

Giá thú, hôn nhân, sinh con đều tốt.

Nên tránh các việc mai tang, sửa sang mộ phần.

2-Sao Cang (hành kim): Xấu

Cang tinh: Đứng trưởng nên đề phòng giữ mình.

Công việc làm ăn phải tính toán rành rẽ.

Tránh các việc chôn cất, hôn nhân.

Làm ẩu sẽ có hậu quả xấu.

3-Sao Đê (hành thổ): Xấu

Đê tinh: Rất xấu

Phải đề phòng các việc động thổ, hôn nhân, kinh doanh, ký kết, xuất hành, xây cất, hay gặp tai ương, hỏng việc.

4-Sao Phong (Nhật – Thái dương): Tốt

Phong tinh: Rất tốt. Điền tài thịnh vượng

Giàu sang, hạnh phúc vẹn toàn.

Xây cất, cưới xin, gia cảnh đều đẹp

Sĩ, nông, công, thương đều hoà hài.

5-Sao Tâm (Nguyệt – Thái âm): Xấu

Sao Tâm: Rất xấu. Cẩn thận giữ gìn trong mọi công việc

Tránh ăn hỏi, cưới xin

Kinh doanh dễ thua lỗ, kiện tụng.

6-Sao Vĩ (hành hoả): Tốt

Vĩ tinh: Chiếu sáng. Rất tốt

Nên làm nhà, cưới hỏi đều hanh thong

Xuất ngoại, kinh doanh có nhiều thuận lợi.

Thăng quan, tiến chức, sự nghiệp hưng thịnh.

7-Sao Cơ (hành thuỷ): Tốt

Cơ tinh: Sáng chiếu giúp mọi người.

Sự nghiệp cao cả viễn cảnh đẹp

Nhà to, cửa rộng. Bạc tiền nhiều.

Phúc đức ông cha để lại lâu dài.

8-Sao Đẩu (hành mộc): Tốt

Đẩu tinh: Sáng láng, dồi dào.

Hôn nhân, sinh nở đều vẹn toàn.

Chăn nuôi, cấy gặt, tiền của nhiều.

Làm nhà, thả cá đều tốt.

9-Sao Ngưu (hành kim): Xấu

Ngưu tinh: Tốn sức, hao tài.

Tránh việc xây dựng, dễ gặp chuyện bi ai.

Cưới hỏi, đi xa nhà nên cẩn thận

Kinh doanh, trồng trọt dễ mất cả vốn lẫn lãi.

10-Sao Nữ (hành thổ): Xấu

Nữ tinh: Phụ nữ phải giữ mình

Quan hệ, giao thiệp đề phòng kẻ sở khanh.

Sinh nở nên tìm thầy thuốc, bà đỡ giỏi.

Dễ bị hao tài, tốn của, thiệt hại gia đình.

11-Sao Hư (Nhật – Thái dương): Xấu

Sao Hư chủ về tai ương, hư tổn.

Nam nữ gần nhau phải giữ gìn.

Khôn ba năm dại một giờ để lại đau khổ về sau.

12-Sao Nguy (Nguyệt – Thái âm): Xấu

Nguy tinh: Kỵ nhất việc làm nhà, dễ gây nguy hại cho người trong gia đình. Tránh việc hiếu, việc kinh doanh sợ bị khuynh gia bại sản.

13-Sao Thất (hành hoả): Tốt

Thất tinh: Chiếu sáng, công việc hanh thông.

Công danh sự nghiệp vinh hiển.

Mở hiệu, làm nhà đều được thịnh đạt

Hôn nhân, con cái nên người.

14-Sao Bích (hành thuỷ): Tốt

Bích tinh: Làm mọi việc đều thuận nhân tình

Cưới hỏi, sinh con đều đạt mong muốn.

Thương mại, kinh doanh nhiều lợi lộc

Làm nhà, lợp mái đều được khang ninh.

15-Sao Khuê (hành mộc): Xấu

Khuê tinh: Tuy xấu nhưng cũng có phần lành.

Vợ chồng hoà thuận, có phúc lộc.

Chỉ cần tránh các việc mở hang, động thổ, đưa ma, sửa sang mộ phần.

16-Sao Lâu (hành kim): Tốt

Sao Lâu: Lợp mái nhà rất tốt.

Thêm người thêm của, cơ nghiệp hưng thịnh.

Hôn nhân vào ngày tháng ứng với sao lâu, sinh quý tử.

Nhậm chức vào ngày đó sẽ mau thăng chức.

17-Sao Vị (hành thổ): Tốt

Vị tinh: Chủ về vinh hoa, phú quý.

Trong mọi việc, nên cố gắng thực hiện.

Nên tiến hành các việc mua bán, xây nhà, cưới hỏi.

Các công to việc lớn rất thuận lợi.

18-Sao Mão (Nhật – Thái dương): Xấu

Mão tinh: Nên cẩn thận việc chăn nuôi.

Làm nhà, làm cửa dễ gây thiệt hại về người.

Làm quan, nhậm chức đề phòng tai hoạ.

Hôn nhân, giá thú sợ hạnh phúc kém lâu bền.

19-Sao Tất (Nguyệt – Thái âm): Tốt

Tất tinh: Chiếu sáng, điều hoà mọi việc.

Nông trang, thóc gạo, lụa tằm bội thu.

Nên xây dựng, nhà cửa, tiến hành hôn thú.

Sẽ sinh được con cái nên người.

20-Sao Chuỷ (hành hoả): Xấu

Chuỷ tinh: Nên cẩn thận dễ mắc việc kiện cáo.

Vàng nén, bạc kho cũng hết.

Làm việc quan, có chức có danh càng phải giữ gìn.

Làm thầy, làm thợ cần dè chừng chuyện tai tiếng.

21-Sao Sâm (hành thuỷ): Tốt

Sâm tinh: Còn gọi là văn xương, văn khúc.

Mưu cầu sự nghiệp là đại cát tường.

Mở hiệu, xây nhà rất tốt.

Tránh hôn thú sợ có chuyện chia rẽ về sau.

22-Sao Tỉnh (hành mộc): Tốt

Tỉnh tinh: Chỉ cần tránh việc tang

Các việc sau đều tốt

Thi cử, mưu công danh, trồng trọt.

Chăn nuôi, làm nhà, hôn thú.

23-Sao Quỷ (hành kim): Xấu

Quỷ tinh: Chiếu rọi dễ gây chuyện buồn thương.

Làm nhà dễ khiến chủ nhân vong mệnh.

Tránh cưới xin, chỉ lợi việc hiếu, việc tang.

24-Sao Liễu (hành thổ): Xấu

Liễu tinh: Chiếu rọi gây lắm chuyện nguy nan.

Hao tài, tổn sức, bi thương.

Nên chăm làm việc thiện.

25-Sao Tinh (Nhật – Thái dương): Xấu

Tinh tinh chiếu rọi, tránh hôn thú, vợ chồng dễ ruồng bỏ nhau.

Tốt nhất là tiến hành việc làm nhà, thứ hai là lo việc công danh.

26-Sao Trương (Nguyệt – Thái âm): Tốt

Trương tinh: nên cưới hỏi, làm nhà, mở hàng, nhập học, tang ma sẽ để lại phúc ấm lâu dài

27-Sao Dực (hành hoả): Xấu

Dực tinh tối kỵ việc làm nhà, dễ xảy ra tai nạn, thiệt hại chủ nhà.

Nam nữ gần nhau nên giữ gìn. Mê đắm nguyệt hoa dễ gây chuyện xót xa.

28-Sao Chẩn (hành thuỷ): Tốt

Chẩn tinh: Chiếu rọi chủ về sự vẻ vang.

Thăng quan, thăng cấp, tài lộc cũng tăng.

Việc hiếu, việc hôn nhân, kinh doanh buôn bán đều rất tốt.

Thanked by 1 Member:

#23 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:37

CHU THIÊN

Chu thiên (1 vòng trời) có 12 cung.

Mỗi cung 30 độ

Mỗi độ 60 phút

Mỗi phút 60 giây

Mỗi giây 60 vi

Mỗi vi 60 tiêm

Mỗi tiêm 60 hốt

Mỗi hốt 60 mang

Mỗi ngày 12 giờ (giờ cổ)

Mỗi giờ 24 khắc

Mỗi khắc 15 phút

Mỗi phút 60 giây.

(Đến vi, tiêm, hốt, mang cũng tương tự)

Một khắc có 15 phút, tất 4 khắc là 60 phút, 8 khắc là 1 giờ

(4 khắc là sơ nhất khắc, sơ nhị khắc, sơ tam khắc, sơ tứ khắc; tức là chính nhất khắc, chính nhị khắc, chính tam khắc, chính tứ khắc).

120 phút là 1 giờ

12 giờ là 1440 phút (tức là 1 ngày)

30 ngày là 43.200 phút


Thanked by 1 Member:

#24 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:37

TÍNH TUẾ KẾ

Tính Tuế kế, tức là tính niên cục

Phương pháp tính:

Tính số tích niên từ thượng nguyên Giáp Tý thiên hoàng cổ đại, đến năm Mậu Ngọ, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (năm 1798 dương lịch); được 10.155.715 năm, là vào trung nguyên Giáp Tý, kỷ thứ 2; vào nguyên Bính Tý dương, dương niên cục 43.

Tra bảng “Thái ất 72 âm dương cục” (bài 9). Ta được:

Thái ất đóng cung 8 Khảm

Văn xương ở Tý vào cung 8 Khảm

Chủ toán số 8 (Đơn dương, vô thiên)

Chủ Đại tướng đóng cung 8 Khảm (tù)

Chủ tham tướng đóng cung 4 Chấn (Phát)

Kế thần ở Thân.

Thuỷ kích ở Tị (Đại thần)

Khách toán số 17 (tạp trùng dương)

Khách đại tướng đóng cung 7 Khôn (Phát)

Khách tham tướng đóng cung 1 Càn (nội Bách)

Tính tiếp: Quân cơ ở Mùi

Thần cơ ở Mão

Dân cơ, Ngũ phúc ở cung giữa 5

Tứ thần ở Thìn

Thiên Ất ở Dậu

Địa ất ở Ngọ

Ví dụ :

Tính Tuế kế năm Tân Hợi niên hiệu Tự Đức thứ 6 (năm 1853 dương lịch); được số tích niên là 10.155.768 năm.

Tra “Bảng Thái ất 72 âm dương cục” (bài 9). Ta được:

Thái ất đóng cung 8 Khảm, năm thứ hai là Lý địa, ở kỷ Giáp Tý thứ 3, Hạ nguyên được 48 năm. Tức là năm Giáp Tý 10 năm, đến Giáp Tuất 10 năm, đến Giáp Thân 10 năm.

Tính đủ 48 năm là thuộc năm thứ 8 của tuần Giáp Thìn, tức là năm Tân Hợi. Vào nguyên Mậu Tý dương, dương niên cục 24.


TÍNH NGUYỆT KẾ

Ngắt từ năm Giáp Tý, niên hiệu Nguyên Gia năm đầu, triều Tống tháng 11 Giáp Tý (năm 424 dương lịch); tính đến năm Mậu Ngọ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 6 (triều Tây Sơn) năm 1798 dương lịch cộng được số tích niên là 1.673 năm.


TÍNH NHẬT KẾ.

Khởi từ năm Mậu Thân niên hiệu Hoằng Trị năm đầu triều Minh (năm 1488 dương lịch), tính được số 243. Dùng số đó tính theo năm một tiến, một lùi. Nếu gặp năm nhuận thì phải lùi. Nếu tiến, dùng những năm đã qua là số 24 tháng. Nếu lùi, dùng những số tháng thiếu của năm đã qua.

Giả dụ như ngày mồng 1 Tết năm nay ở sau ngày mùng 1 Tết năm ngoái, phải dùng phép lùi.

Nếu ngày mùng 1 Tết sang năm mà đứng trước ngày mồng 1 Tết năm nay, phải dùng phép tiến.

Lùi tất không quá số 5, 6.

Tiến tất không quá số 24 (là số nhất định)

Trước hết lấy Kỷ để tìm ngày, tiếp sau lấy nguyên để tìm cục (giống như phép tính năm)

Thanked by 1 Member:

#25 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:38

LUẬN VỀ QUAN, TÙ, YỂM, BÁCH, KÍCH

Quan:

-Có nghĩa là 2 bên giao chiến, thế 1 sống 1 chết, 2 bên phòng bị lẫn nhau, tướng văn tướng võ đều phải kiêng kỵ.

-Có biểu tượng lấn át, tranh đoạt nhau. Nếu cứ làm sẽ bất lợi. Chỉ khi tính được đa (nhiều) và hoà là thắng; tính được thiếu (ít) và bất hoà là bại.

-Có ý nghĩa là sự việc không kịp tới bậc nhân quân.

-Về vị trí tức là Chủ, Khách Đại tướng, tiểu tướng cùng ở 1 cung, phải thay nhau mà quan phòng. Tình hình ác liệt như 2 cọp trong 1 rừng, hai thuồng luồng 1 suối. Khi có thịnh suy, thế không đội trời chung được, phải xem nhị Mục ở cung nào mà dùng Ngũ hành để quyết đoán, sẽ rõ sự thắng bại.

-Khách Đại tướng, Khách Tiểu tướng phạm vào Thuỷ kích là Chủ quan Khách.

-Tuế kế mà gặp như thế là chủ tướng bất hoà.

Tù:


-Tù là Thái ất, Văn xương, Đại tướng, Tiểu tướng xâm lấn lẫn nhau. Có ý nghĩa là dưới phạm trên, trói buộc, bài xích nhau, cố chấp nhau; sẽ bị hoạ tang vong, thua bại.

-Về vị trí là Thái ất và Văn xương cùng đóng 1 cung.

-Ở đất dịch tuyệt là rất dữ.

-Ở đất Tuyệt âm, Tuyệt dương là tự thua, không lợi cho bên hành động trước.

Kích:

-Kích là Thuỷ kích ở bên phải, bên trái cung Thái ất cùng lấn đánh lẫn nhau.

-Ngoại kích là các nước chư hầu xâm lấn, tôi con, bề dưới phản nghịch. Nước ngoài vào xâm lăng.

-Nội kích là kẻ cận thần cùng họ với Hậu phi gây sự phế bỏ, giết chóc.

-Thần gặp kích tất gấp. Cung gặp kích là chậm.

-Nhà vua và tướng đều phải kiêng kỵ.

Bách:

-Bách là bên tả, bên hữu Thái ất gặp Thiên Mục, Địa mục và Đại tướng, Tiểu tướng bức sát gần bản cung. Chỉ vào sự xâm lấn, bức bách kìm giữ. Biểu lộ tình hình trên dưới lấn át nhau, tả hữu bức bách nhau.

-Trước là ngoài, sau là trong.

-Thần là cấp, cung là hoãn, ở sau Thái ất.

-Năm dương, tai hoạ nhẹ. Năm âm tai hoạ nặng. Bách còn có nghĩa là Chủ, Khách, nhị Mục, tứ Tướng và Kế mục ở bên phải bên trái cung Thái ất, biểu hiện tình hình bầy tôi bức bách vua.

-Ngoại bách là đại thần ngược lại mệnh vua có âm mưu bên trong, cùng họ có âm mưu phản nghịch, Hậu phi 2 lòng.

-Nội ngoại Bách kích là trong ngoài liên kết mưu mô. Số tính là bất hoà thì thua; nếu cùng ở cung Dịch tuyệt là trước sau bại.

-Ở đằng trước cung ấy là minh bách; sự việc xảy ra từ bên ngoài.

-Ở đằng sau cung ấy là ám bách; sự việc xảy ra từ bên trong.

Phản:

-Phản là Thái tuế đóng trước cung Thái ất; có ý nghĩa phản nghịch, không tuân lệnh, dưới chống đối trên.

Yểm:

-Yểm là Thuỷ kích tới cung Thái ất. Có ý nghĩa âm thịnh, dương suy, dường mối nhà vua không còn trên lấn áp, dưới tiếm quyền, tụ tập cướp giết. Phàm thấy như vậy thì dùng mệnh toán để phối hợp xem hoà và bất hoà. Một âm, một dương gọi là đạo, tính được hoà. Khí được thuận, là tốt. Nếu bất hoà, khí nghịch là xấu.

-Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 là dương; tính được số 1, 3, 5, 7 là lẻ; thế là trùng dương; chủ về sự khó khăn, hạn hán, hoả tai.

-Thái ất ở các cung 1, 6, 2, 7 là âm, tính được số 2, 4, 6, 8 là chẵn, thế là trùng âm; chủ về mưa dầm, lụt, nước to, đều là theo số tính thấy bất hoà.

-Nếu Thái ất ở dương cung, tính được số chẵn; ở âm cung, tính được số lẻ, là tính được hoà.

-Hai sao Thiên mục, Địa mục lấy các cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài là dương; lấy các cung Hợi, Sửu, Dần, Thìn, Tị, Mùi, Thân, Tuất, ngôi gián thần đóng là âm.

-Ở cung dương, tính được số chẵn, ở cung âm tính được số lẻ là hoà. Trái lại là bất hoà.

-Số 3, 9 gặp cung Dần, Thìn là thuần dương.

-Số 4, 8 gặp Sửu, Tị là tạp dương.

-Số 2, 6 gặp Hợi, Mùi là thuần âm.

-Số 1, 7 gặp Thân, Tuất là tạp âm.

-Các số 33, 39 tính được là trùng dương.

-Các số 22, 26 tính được là trùng âm.

-Thái ất, Thiên mục đóng ở âm cung, số tính được 24, 28 là tạp trùng âm; tai hoạ rất lớn.

-Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương, số tính được 19, 13, 31, 37 là tạp trùng dương. Tai hoạ vừa vừa, quá lắm là trong ngoài có lập mưu. Ở cung âm mà số tính được 11, 17 là dương ở trong âm, bên trong có âm mưu. Đều lấy số tính được nhiều và hoà là thắng; trái với thế là bại.

-Thái ất, Thiên mục đóng ở cung dương số tính được 33, 39 là thuần dương, là thái quá; chủ về điều hung, va bạo ngược. Đóng ở cung âm mà số tính được 22, 26 là thuần âm, là thái quá, cung là yểm. Nếu gặp cung 2, cung 8 là dịch khí; cung 4, cung 6 là tuyệt khí, tính niên kế là nhà vua gặp hung. Và cung 9 là thuần âm, cung 1 là tuyệt dương, chủ về việc bầy tôi gặp điều dữ, xấu mà bị giết.

-Yểm là Thuỷ kích gia vào cung Thái ất là âm yểm dương, gặp tình hình này thì chính trị không thi hành được, kỷ cương nhà vua mất, bầy tôi mạnh, vua yếu; thân chết, nước mất, trộm cướp, binh đao, lụt hạn, bệnh dịch.

-Nếu yểm ở cung dịch tuyệt là nhà vua gặp dữ lớn; ở đất tuyệt dương, tuyệt âm, là đại thần bị giết.

-Nếu yểm chủ đại tướng mà số tính về chủ không hoà là dữ, số tính hoà là lành. Đại tướng tuy gặp dữ nhưng Tham tướng số tính được hoà lợi, lấy tiểu tướng đánh thì thắng. Nếu Tham tướng bị yểm thì tiểu tướng gặp điều dữ.

Cách:

-Cách là Khách mục, Đại tiểu tướng cùng đối xung với Thái ất, Cách biến thành tiếm đoạt, chống cự ở đất dịch tuyệt là rất dữ.

-Chủ cách khách quan; nếu chiến đấu tất chủ thắng. Chủ quan, khách cách; nếu chiến đấu thì khách thắng. Chủ khách nhà số tính là bất hoà thì bại. Tuế kế mà gặp như vậy là bề tôi ở dưới, lừa dối kinh nhờn nhà vua.

Kích:

-Kích là Thuỷ kích bức bách gần Thái ất, tiền tả hậu hữu; trong là lấn át, đâm chém nhau, trên lấn áp, dưới tiếm quyền.

-Nếu gặp thần “kích” thì tai hoạ rất gấp nếu gặp cung “kích” là tai hoạ chậm hơn. Từ vua chúa đến thứ dân, các quan văn võ đều nên kiêng kỵ. Nếu cứ làm sẽ bất lợi. Bên trong gặp rắc rối phía các bà hậu, bà phi; bên ngoài gặp phiền nhiễu từ các phiên thần hay ngoại quốc.

-Kích còn là Thuỷ kích ở bên phải, bên trái cung Thái ất. Có ý nghĩa là cùng lấn đánh lẫn nhau.

-Ngoại kích là các nước chư hầu xâm lấn, tôi con phản nghịch, nước ngoài vào xâm lăng.

-Nội kích là kẻ cận thần cùng họ với Hậu phi có âm mưu phế bỏ, giết chóc.

-Thần gặp kích là gấp, cung gặp kích thì chậm. Nhà vua và tướng tá đều phải kiêng kỵ.

-Như xem năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị thứ 13 triều Lê (năm dương lịch 1570), chủ tính được 33, trừ đi 30, dùng 3 tức là Chủ Đại tướng ở cung 3 mà Thái ất cũng ở cung 3 là Tù. Tù tức là có sự tang vong, là điều xấu.

-Chủ Tham tướng, lấy số 3 mà nhân, 3 x 3 = 9, tức là Chủ Tham tướng ở cung 9, mà văn xương cũng ở cung 9, cũng là Tù, là xấu.

-Lại tính Khách là 10, bỏ 10 dùng 1, tức là Khách Đại tướng ở cung 1, không gặp Tù, Bách, Yểm, Kích là tướng phát, là lành.

-Lấy 3 x 1 = 3, tức là Khách Tham tướng ở cung 3, cùng cung với Thái ất; tức là tù, là Tiểu tướng bất lợi.

-Cục này, Thái ất tuy trợ chủ, mà chủ lại bất hoà; hai tướng gặp tù, nên an cư, không thể hành động trước.

-Khách hoà, tướng phát; lợi về khách; nên an cư vì lợi về hành động sau.

-Thiên mục ở trước là trong có thể công ngoài; ở sau là ngoài có thể công trong. Từ Càn đến Thìn là trong. Từ Tốn đến Tuất là ngoài.

-Thái ất ở các cung 1, 8, 3, 4 là Thiên nội, là trợ thủ, không thể đem quân công phạt. Muốn đánh địch, không nên khởi động trước, tức là nên hậu ứng.

-Nếu Thái ất ở các cung 2, 3, 6, 7 là Thiên ngoại là trợ khách, lợi cho việc dấy binh đánh dẹp; nếu muốn đánh địch, không nên tiến sau, mà phải đánh trước.

-Xét theo Tuế kế, năm Canh Ngọ niên hiệu Chính trị thứ 13 triều Lê, tương ứng với năm 1570 dương lịch, thuộc nguyên Canh Tý dương, trung nguyên, dương niên cục 31.

Theo “Bảng Thái ất 72 âm dương cục”, cục dương 31 có các sao đóng tai các cung như sau:

Thái ất đóng cung 3

Kế thần đóng cung Thân

Văn xương đóng cung Tốn

Thuỷ kích đóng cung Tuất

Chủ toán số 33

Chủ Đại tướng đóng cung 3

Chủ Tham tướng đóng cung 9.

Khách toán số 10

Khách Đại tướng đóng cung 1

Khách Tham tướng đóng cung 3

Đối:

-Đối là chủ mục đối xứng với cung Thái ất, có ý nghĩa là sự xung đột, đối kháng nhau, là bậc đại thần có hai long, lừa dối vua, chặn đường người hiền, ghét đuổi bậc trung lương.

-Nếu Chủ mục, Khách mục, Đại tướng, Tiểu tướng đối với cung với Thái ất thì tướng lại hiệp mưu gian, bề tôi dối trá.

Đề hiệp:

-Đề hiệp là Chủ mục, Khách mục cùng 2 tướng hoặc 1 tướng mà Hiệp cùng Thái ất, Chủ mục, Khách mục cùng 2 Đại tướng, Tiểu tướng ở cung chính ấy là Đề hiệp.

-Nếu chủ mục, Khách mục ở gián thần, Chủ khách hai tướng cùng Thái ất hiệp nhị Mục ở gián thần là Hiệp quan.

-Nếu chủ khách mục, tương quan số tính mà Trường hoà là thắng.

-Nếu chủ khách mục, hoặc 2 tướng hoặc 1 tướng mà cùng Thái ất hiệp chủ khách mục hoặc đại tiểu tướng, ấy là vừa tôi đồng mưu, cùng giết kẻ bất nghĩa bất đạo.

-Nếu nhị Mục với Đại tiểu tướng cùng hiệp Thái ất là chính sự trong tay bậc đại thần, bề tôi chuyên quyền. Số tính hoà mà có cách đối cung Thái ất là dữ; bất hoà mà không có cách đối cung thì trước thắng sau bại.

-Khách mục, Đại Tiểu tướng hiệp Chủ mục ở cung gián thần thì khách thắng, nếu như hiệp Thái ất thì trước thắng sau bại.

-Nếu Chủ Đại tướng gặp tù ở cung Thái ất cũng là khách thắng.

-Nếu nhị Mục cùng bốn tướng hiệp lẫn nhau là 2 bên cùng dương có âm mưu.

-Nếu Thiên về hiệp 1 tướng một Mục tất bên hiệp sẽ bại.

-Khách tại nội, ngoại gặp Bách mà hiệp đều là bất lợi cho việc hành động trước.

-Nếu Văn xương gặp tù bách mà khách Đại Tiểu tướng hiệp là đều bất lợi chủ.

Chấp đề:

-Chấp đề là Thái ất hợp cùng hai cửa Khai và Sinh.

Đề cách:

-Đề cách là Thái ất xung với hai cửa Khai và Sinh.

-Chủ khách Đại tiểu tướng ở cửa Sinh đến xung cách là dữ, không nên cử sự. Xem việc quân cũng như thế.

Tứ quách cố:

-Tứ quách cố là văn xương gặp tù ở cung Thái ất. Chủ đại tiểu tướng lại cùng gặp Quan hoặc có Thuỷ kích, hoặc khách Đại tiểu tướng tương quan, hoặc cùng chủ đại, tiểu tướng tương quan.

-Tuế kế mà gặp như thế là có hoạ thoán ngôi, kẻ dưới giết bề trên.

-Có Khách tham tướng, văn xương cùng có mặt chủ đại tướng cùng khách đại tướng tương quan.

-Có kiêm cả Yểm, Bách, Quan, Cách, là “Tứ quách đô”, là bất lợi cho việc xuất quân, đều bị Yểm không thong, mọi việc không thành. Đó là rất hung.

Thanked by 1 Member:

#26 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:38

CHỌN CHỦ KHÁCH VÀ THÁI ẤT, NHỊ MỤC TỐT XẤU.

Âm dương hoà hay bất hoà là nói về Thái ất, Chủ Khách, nhị Mục, thần nào đóng ở cung nào. Chủ về tai hoạ do bầy tôi mạnh.

Tuy ở cung dương mà tính được thuần dương cũng không tốt. Nếu năm đó tính được số 14, 18, 23 là Thương hoà; chủ về tám phương bình an, nước có điềm lành. Nhị mục mà được như vậy là các tướng đại lợi.

Các số 23, 36, 29 là Thứ hoà. Chủ về tình hình thiên hạ yên hoà, nhân dân vui vẻ, mùa màng được.

Các số 12, 16, 27, 34, 38 là Hạ hoà. Chủ về chín cõi bình an, cơm no áo đủ. Tuế kế mà gặp như vậy là năm thông thuận.

Tính được các số 16, 26, 36, 17, 27, 37, 18, 28, 38, 19, 29, 39 là Tam tài đều đủ. Tính Tuế kế mà gặp thế, lại không có Quan, Tù, Yểm, Bách, Cách, Đối, Đề, Hiệp phạm vào là chủ về việc trời, giáng phúc lành, dân yên, mùa được.

Nếu số tính được các số đơn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 không đến số 10 là số đến số 10 là số Vô thiên. Hoặc gặp quan, tù, yểm, bách, cách, tuyệt và âm dương bất hoà là trời có biến đổi lạ thường, hai sao bị ăn khuyết, năm vì sai lệch, sao Tuệ (sao chổi), sao Bột (sao thổ) xuất hiện là có tai hoạ về sương buông và mưa đá.

Nếu tính được số 11, 12, 13, 14, 21, 23, 24, 31, 32, 33, 34 số tính không quá 5 là 5 là Vô Địa. Hoặc gặp các điều xấu thì mặt đất có nhiều biến đổi lạ thường như núi lở, đất rung, sông cạn, nước bồng; thậm chí còn có sâu bọ nảy sinh, dân chúng xâu xé lẫn nhau.

Nếu tính được số 10, 20, 30, 40 là số không qua 1 là Vô nhân. Hoặc có các điều phạm về bất hoà thì con người có biến đổi lạ thường (cãi cọ, lật lọng, dối trá, trộm cướp…). Thậm chí còn loạn lạc, tật dịch, phiêu bạt, mất mùa, chết đói, rất nhiều tai hoạ.

Nếu như tính được các số 2, 12, 32 là đủ ba x của năm tương phát, lợi việc dấy binh xuất quân.

Nếu như số tính được 10 là Tướng quân, được 5 là Lại sĩ, được 1 là binh lính. Không trúng số 10 là không có Tướng; ra quân không có lợi cho chủ tướng. Không trúng số 5 là không có Lại sĩ; bất lợi cho phó tướng. Không trúng số 1 là không có binh lính; bất lợi cho quân sĩ.

Nếu như tính được từ số 16 trở lên là Hoà, là Tướng, Lại, quân lính đều đầy đủ; lợi cho việc dấy quân, làm trăm việc.

Nếu dưới số 16, số đơn từ 9 trở lên là bất lợi cho việc ra quân, kỵ trăm việc.

LUẬN VỀ CHỦ KHÁCH, TRƯỚC SAU.

Như dân quân ở đồng bằng, cờ trống cùng trông, thấy nhau; hành động trước là khách, ứng phó sau là chủ.

Nếu ở thời an cư, hành động trước là chủ, ứng phó sau là khách.

Sách phong giốc chiêm nói: Làm vua một xứ, độc 1 mình là chủ; đem quân vào đất lạ là khách. Sách Thống tôn nói: Lấy Trung Quốc là chủ thì xem chủ mục, Văn xương. Lấy rọ ngoài là chủ thì nhìn khách mục, Thuỷ kích.

Sách Đăng dàn nói: Như bốn tướng cùng 1 cung, thì Khách có thể Quan được Chủ, chủ không thể Quan được Khách. Đương lúc như vậy nên cử binh trước để ứng chiến với Khách.

Nếu là Chủ mà khởi sự sau thì gặp đại hung.

Muốn rõ Thiên đạo, trước phải suy tính Chủ, sau suy tính Khách. Nếu cả chủ khách đều được kế lành, ba cửa đủ, năm tướng phát, âm dương hoà là lợi cho việc dấy binh, đi đâu được đó. Khởi sự trước là thắng, khởi sự sau tất bại.

Nếu chủ khách đều gặp kế xấu, ba cửa không đủ, năm tướng không phát, âm dương không hoà thì khởi sự trước là bại, khởi sự sau sẽ thắng.

Tính về cát hung, trường là thắng, đoản là bại.

Tính chủ khách, lấy trường nhiều là thắng; đoản ít là thua. Trường nhiều thì nên vào sâu; trường ít thì vào nông.

Xem nước ngoài động tĩnh ra sao, lấy giờ của phép tính khách mà xem vào cửa Đỗ thì giặc không đến. Cửa đủ, tướng phát, âm dương hoà, chủ khách đều hội ở trước Thái ất thì giặc đến hàng.

Như xem rợ Bắc Dịch, khách mục chuyển mà đi về phía Nam là giặc đến; chuyển đi về phía Bắc là giặc không đến.

Xem về việc quân địch cho sứ đến giảng hoà, có thể tin hay không, nên xem Thái ất chế ngự.

Như tính thời kế Thái ất ở cung 2 là Ly hoả.

Thuỷ kích đến Thân, Vũ Đức là kim, Hoả chế khắc kim là sứ bên địch thực hàng.

Xem có phản gián hay không, nên xem Khách mục trước và sau.

Như Thái ất ở cung 1 Càn.

Nếu chủ khách Đại tướng, Tiểu tướng, Thuỷ kích đến các cung 6, 7, 2 là ngoài, là trước; đến các cung 8, 3, 4, 9 là trong, là sau.

Nếu Khách mục Thuỷ kích đến Tuất là có giặc đến nhòm ngó.

Xem quân giặc đến nhiều hay ít, nếu lấy số khách tính được 16 trở lên, âm dương thịnh là quân giặc nhiều, có tướng mạnh. Nếu được dưới số 15 thì quân giặc ít.

Thiên mục đến phía trái thì giặc từ phía Đông kéo đến; đến phía phải thì giặc từ phía Tây kéo đến; vào cửa Đỗ thì giặc không đến.


Xem về sự đối địch, nên xem thế mây gió, chim bay, muông chạy. Cung Thái ất sở tại mà có gió mây, chim muông từ giữa bay lên thì phải chuẩn bị gấp.

Như Thái ất ở cung Tốn là mộc, mà gió mây chim thú từ phương Càn kim bay tới là chế ngự Thái ất; là rất xấu.

Gió mây, chim muông từ khu Chủ Đại tướng, Thái ất, Tòng Đức lại thì cần đánh gấp, vì Chủ Đại tướng lợi. Nếu từ cung khách mục, Đại tướng lại thì nên chuẩn bị đối phó với địch.

Chọn ngày, chọn giờ nên xem cách tính ngày và giờ. Nếu lợi, sẽ dấy quân. Khắc chế không nên theo. (Phép tính ngày và giờ sẽ nói rõ ở sau)

Xét chủ khách là vô thường, tuỳ người mà hoạt biến.

Như xem năm Kỷ Tị niên hiệu Chính thống triều Minh, Thái ất vào cục 64.

Thái ất đóng cung 2 Ly, trợ khách.

Khách 24, hoà.

Đại tướng phát, lợi là Khách lợi ở hành động trước.

Chủ 38, tuy hoà, tham tướng phát nhưng Đại tướng gặp cách là trên dưới gặp cửa Đỗ.

Thuỷ kích cũng bị cách là đổi thay biến dịch.

Văn xương bị Bách

Khách Tham tướng gặp tù là bức hiếp, trì trệ, giằng co, công kích, không lợi cho chủ; nên cố thủ.

Lại Khách mục ở Khảm là thuỷ khắc Thái ất là hoả; rất xấu.

Năm ấy Dã Tiên làm giặc, Vương Chấn (bầy tôi đời vua anh Tông triều Minh) không nghe lời bàn của quần thần, ép vua thân chinh, bị thua ở Thổ mộc (một địa danh ở Trung Quốc).

Vua đi tuần thú phương Bắc, chỉ lấy tính về chủ, về Khách đều được hoà, cuối cùng quay được về.

Đó là sự nghiệm về Trung Quốc là chủ, rợ ngoài là khách; ứng phó là Chủ, hành động trước là Khách.


Năm Bính Tuất niên hiệu Vĩnh Lạc nhà Minh, Thái ất vào cục 13

Thái ất ở cung 9, trợ khách

Khách là 23, trường hoà.

Tham tướng tù

Đại tướng phát lợi cho khách, lợi hành động trước.

Chủ là 16, hoà

Hai tướng phát, cùng lợi cho chủ.

Chủ đoản, khách trường. Trường mà nhiều là thắng.

Chủ và Khách đều tính được số lành. Lợi cho việc dấy quân; khởi sự trước là thắng, khởi sự sau là bại.

Khách mục ở Thân là kim, khắc Thái ất mộc; rất xấu.

Văn xương đối xứng với Thái ất là xung tai. Năm ấy, nhà Minh sai tướng Hoàng Trung đem quân đưa Trần Thiện Binh về nước ta. Chúa họ Hồ cự chiến ở Lạng Sơn; trước thua sau thắng.

Vua Thành Tổ nhà Minh cả giận, phát đại quân sang đánh. Trương Phụ và Mộc Thanh chỉ huy 2 đạo quân cùng tiến, phá quân Hồ, chiếm đất Giao Châu.

Chỉ lấy Chủ tính được hoà, các cửa đủ, tướng phát nên cuối cùng thu phục lại được và lập quốc.

Đó là nghiệm về ở đất vua là chủ vào 6 cõi khác là khách; ứng chiến sau là Chủ, khởi động trước là Khách.


Năm Canh Dần niên hiệu Vĩnh Lạc, Thái ất vào cục 27, Thái ất đóng cung 1 Càn, trợ thủ.

Chủ 30, trường hoà.

Đại tướng tù.

Thái ất ở kim khắc Thuỷ kích là mộc. Lợi chủ, lợi cho hành động sau.

Khách 26, chủ đại.

Tiểu tướng hiệp khách đại tướng, bất lợi cho khách.

Năm ấy, Bản nhà Thất lý chống lệnh triều đình. Vua Thành Tổ tự đem quân đi đánh phương Bắc. Đánh bại chúng ở sông Cán Nan. Đó là Trung Quốc, rợ ngoài là Khách, khác cõi là Khách.

Năm Mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Lạc

Thái ất đóng cung 4

Chủ 25

Cửu là Đỗ.

Đại tướng phát. Lợi cho Khách, lợi cho sự hành động trước.

Năm ấy đức Cao Hoàng triều ta khởi binh ở Lam Sơn, lần lần đánh giặc đều thắng. Quan Tam Ty nhà Minh phải giảng hoà kéo quân về Bắc.

Nước An Nam mới thu phục lại được, bởi vì bên kia chiếm nước ta, chia ra quận huyện thì họ là chủ, ta chỉ là 1 chốn khởi binh thì ta là khách. Thế là trong nước là Chủ, ngoài nước là Khách, mà có cái nghĩa đất là của vua đã rõ ràng.

Năm Đinh Mùi niên hiệu Tuyên Đức, Thái ất vào cục 44.

Thái ất đóng cung 8

Số tính là trường.

Văn xương bị ngoài Bách.

Khách mục khắc chế

Khách tham tướng cách


Đối bất lợi cho Chủ nhân

Khách đoản cũng bất lợi nhưng được Thượng hoà

Khách đại tướng và tiểu tướng hiệp chủ tham tướng.

Chủ đại tướng hiệp khách tham tướng là 2 bên đối địch nhau, cùng mưu diệt nhau.

Tình thế này, khởi động trước là bại, khởi động sau mới thắng.

Trong khung cảnh cờ trống cùng trông thấy nhau thì khởi động trước là Khách, khởi động sau là Chủ.

Đức Cao Hoàng ta đã vây Đông Đô, các lộ đã hạ được cả. Tháng 2 năm ấy, hai thượng tướng là Lê Triện và Lê Công Thành bị thua, chết hại binh lính hàng vạn người.

Tháng 10, đại tướng nhà Minh là Liễu Thăng đem bảy vạn quân đến xâm phạm. Quân ta nhử đánh ở trên ải Chi Lăng, phá tan quân địch, chém chết Liễu Thăng.

Đó là biểu tượng của sự hai bên cùng o ép lẫn nhau (hỗ hiệp). Khởi sự trước là bại, chủ khách vô thường là thế.

Cho nên, nhất thời, hai bên cùng chiếm 1 cục, đều nên lấy đó mà suy lường mới rõ nghĩa của Chủ Khách; quyết được thời cơ hành động sau hay trước.

Khách tính được thượng hoà thì tám phương thanh bình, khang thái, thiên hạ ngừng binh. Từ đó Nam Bắc kết giao hoan hỷ, trong ngoài không còn chuyện gì.

Thanked by 1 Member:

#27 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:39

SỐ PHỐI HỢP NGŨ ÂM

Các số phối hợp ngũ âm như sau:

-Số 1 là cung

-Số 2 là tỷ cung.

Có biến động ở vua, số tính mà hoà, không có Tù, Bách thì vua có phúc lành. Bất hoà lại có Tù, Bách là trời biến động, vua có điều lo.

Như xem năm Kỷ Mão, niên hiệu Vũ Đức thứ 2 triều Đường, năm này Thái ất vào cục 16, nguyên Giáp Tý.

Thái ất ở cung 7

Thiên mục ở Mùi, Thiên đạo.

Chủ tính được 1, hoà.

-Số 3 là Chuỷ.

-Số 4 là Tỷ chuỷ.

Có biến ở tôn miếu. Số tính hoà là có tăng bổ, chủ về tôn thần. Bất hoà và bách, kích lập tức bị phế hoại.

Như xem năm Đinh Mùi niên hiệu Thái Khang thứ 8 triều Tấn; năm này Thái ất vào cục 44.

Thái ất đóng cung 8

Thiên mục đóng cung Sửu, dương đức

Chủ tính được 33, Chuỷ.

Thiên mục, gián thần gặp Bách

Chủ Đại tướng ở ngoài cung Bách

Năm ấy nhà Thái miếu gặp tai họa

-Số 5 là Vũ.

-Số 6 là Tỷ Vũ

Có biến ở bậc Hậu phi. Số tính mà hoà, không gặp Tù, Kích, Bách, Hiệp thì lành; trái lại là dữ.

Như xem năm Đinh Mão niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 3 triều Hán. Thái ất vào cục thứ tư.

Thái ất đóng cung 2

Thiên mục tại Càn, âm đức.

Chủ tính được 25 là Vũ Đỗ không thông vô môn.

Thuỷ kích ở Sửu, dương đức

Khách tính được 7, bất hoà.

Năm ấy Thái hậu mất.

-Số 7 là Thương.

-Số 8 là Tỷ Thương.

Có biến ở con cháu. Tính được hoà, không gặp Quan, tù, yểm, bách là chủ về việc Thái tử được lập; trái thế là có sự lo.

Như xem năm Giáp Thân niên hiệu Thiên Tích năm đầu triều Nguỵ. Thái ất vào cục 17.

Thái ất đóng cung 7

Thiên mục tại Khôn, Đại vũ.

Chủ tính được 7

Năm ấy lập Hoàng thái tử.

-Số 9 là Giốc

-Số 6 là Tỷ Vũ

Có biến ở bậc Hậu phi. Số tính mà hoà, không gặp Tù, Kích, Bách, Hiệp thì lành; trái lại là dữ.

Như xem năm Đinh Mão niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 3 triều Hán. Thái ất vào cục thứ tư.

Thái ất đóng cung 2

Thiên mục tại Càn, âm đức.

Chủ tính được 25 là Vũ Đỗ không thông vô môn.

Thuỷ kích ở Sửu, dương đức

Khách tính được 7, bất hoà.

Năm ấy Thái hậu mất.

-Số 10 là Tỷ Giốc.

Có biến ở dân chúng. Tính được hoà, không gặp Tù, Bách, là dân yên vật thịnh. Trái thế là phát sinh tật dịch, đói rét, sâu bệnh.

Như xem năm Bính Tý, niên hiệu Kiến An năm đầu triều Hán. Thái ất đi vào cục 25.

Thái ất đóng cung 1 Càn

Thiên mục tại Tý, địa chủ.

Chủ tính được 39

Năm ấy có bệnh dịch lớn

Từ số 1 phối với Cung là suy nghiệm về tai biến phát. Xem năm, tháng, ngày, giờ đều lấy năm Kế thần đóng, thêm vào Hoà Đức. Xét rõ Thái ất đi đến cung thần nào là kỳ hạn tai biến phát sinh.

Thái ất ở cung 2 Ly, chủ năm, tháng Ngọ gặp tai hoạ. Thái ất đóng cung 9 Tốn, các năm Thìn Tị gặp tai hoạ (việc Hoàng Hựu nhà Tống). Năm Nhâm Thìn, Thái ất đóng cung 7 Khôn, kế thần ở Tuất. Lấy Tuất đặt là Cấn, Hoà Đức, tính thuận.

Càn ở Dần

Hợi ở Mão

Tý ở Thìn

Sửu ở Tốn

Cấn ở Tị

Dần ở Ngọ

Mão ở Mùi

Thìn ở Khôn

Tốn ở Thân

Tị ở Dậu

Ngọ ở Tuất

Mùi ở Càn

Khôn ở Hợi

Thái ất lâm Hợi, tháng 10 là thời điểm có tai hoạ

Hoặc Thái ất, Thiên mục cùng lâm vào cung 3 tất các năm, tháng Sửu, Dần là thời hạn có tai hoạ.

Thanked by 1 Member:

#28 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:39

THÁI TUẾ

Thái tuế là biểu tượng cho người chủ lãnh đạo các thần.

Đi tuần thú quốc gia, thăm hỏi các địa phương, đem quân ra trận, kiểm tra nơi cảnh giới, đều không thể không xem cho kỹ. Nếu Tuế quân (Thái tuế) và Thái ất cùng gặp Cách là đại hung.

Thái ất đóng cung 3 mà Thái tuế ở Mùi là cách. Có sao chổi xuất hiện ở phương Tây Nam, là các nước phía Đông Bắc bại hoại trước, các nước phía Tây Nam bại hoại sau. Nếu sao chổi xuất hiện ở phương Đông Bắc thì trái lại. Hiện tượng này chủ về sự lưu vong, tật bệnh.

Thái ất đóng cung 4, Thái tuế ở cung Dậu cũng là cách.

Khi có sao Thái Bạch xuất hiện ở phương Tây là nước phía Đông bại hoại trước, nước phía Tây bại hoại sau. Nếu sao chổi xuất hiện ở phương Đông thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự binh đao, tật dịch, lưu vong.

Thái ất đóng cung 8, Thái tuế ở cung Ngọ cũng là cách. Khi có sao Huỳnh hoặc xuất hiện ở phương Nam, là nước phía Bắc bại hoại trước, nước phía Nam bại hoại sau.
u sao đó xuất hiện ở phương Bắc thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự loạn lạc, tang thương.

Thái ất ở cung 9, Thái tuế ở Tuất Hợi cũng là cách. Khi có sao Bột xuất hiện ở phương Tây là nước ở phương Đông bị bại hoại trước; nước ở phương Tây bị bại hoại sau. Nếu sao Bột xuất hiện ở phương Đông thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự tang thương, tật bệnh.

Khi có sao chổi xuất hiện ở phương Tây Bắc, là nước ở phương Đông Nam bại hoại trước; nước ở phương Tây Bắc bại hoại sau. Nếu sao Chổi xuất hiện ở phương Đông Nam thì ngược lại. Hiện tượng này chủ về sự binh đao, tang thương, tật bệnh.

Nếu Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 lại bị cách mà Thái tuế ở các cung Ngọ, Mùi, Thân, Dậu đều có sát khí yêu tinh hiện ở phương đó thì nhà vua nên tu sửa đức độ, làm tốt chính sự để tránh đi. Và nên đổi niên hiệu, xá hình tội thay đổi chính lệnh để ứng phó với sự biến động nên xảy ra.

Ngoài những năm nói ở trên là không bị cách, và do nguyên nhân có sinh khí.


THÁI ÂM

Giả dụ như năm Tý thì Thái tuế đóng cung Tý; cung Hợi là hợp thần. Sau hai cung tức là cung Tuất là cung Thái âm đóng. Các năm khác dựa theo đó mà tính.

Thái âm là vị hậu phi của Tuế đức, chủ về dạy dỗ, khuyên bảo, hứa hẹn. Ở sau Thái tuế 2 thần. Như tính về Thái ất mà Thái ất và Thái âm cùng cung là tất có nước láng giềng đem tiến cống con gái đẹp.

Văn xương hoặc Thuỷ kích cùng cung với Thái âm là Hậu phi có lòng nghiêng ngả, phụ nữ chủ về mưu mô.

Nhà vua gặp năm như thế thì phải thân thiết với các trung thần, xa lánh kẻ dèm nịnh, cẩn mật với tả hữu, dứt việc nữ sắc, để phòng suy vi.

Thanked by 1 Member:

#29 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:39

KINH NGHIỆM TÍNH TOÁN THÁI ẤT

I.Xem tuế kế


1. Tính từ thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên Hoàng, đến năm Canh Ngọ, niên hiệu Chính trị thứ 13 triều Lê (Mậu Ngọ 1558 – 1571). Số tích niên là 10.155.487 năm
-Thái ất vào nguyên Canh Tý. Cục 31
-Thái ất ở cung 3 Cấn
-Chủ đại tướng ở cung 3. Tù (đồng cung với Thái ất)
-Thiên mục Văn xương ở cung 9 Tốn
-Chủ tham tướng ở cung 9 Tốn (đồng cung với Văn xương)
-Thủy kích ở Tuất, chủ về âm
-Khách đại tướng ở cung 1. Phát
-Kế thần ở cung Thân
-Khách tham tướng ở cung 3. Tù
-Chủ toán: 3, 10, 3. Trùng dương. Vô địa
-Khách toán: 10. Cô dương
Cục này, Thái ất thuộc Lý thiên (lẻ 1), chủ về trời hạn
Nội giúp chủ (cung 1, 8, 3, 4 là nội trợ). Chủ về phương Nam có binh khởi.
Văn xương ở ngoài, có thể đánh vào trong (cung 2, 9, 6, 7 là ngoại)
Chủ toán là số lẻ. Chủ về không nên làm việc lớn. Chủ đại tướng Tù. Có việc vỡ đổ, thương vong, bỏ chạy và thất bại. Nếu cứ làm sẽ không lợi. Chủ tham tướng, Quan. Chịu sự khắc chế của Văn xương. Các quan văn, võ nên kiêng kỵ; phải đề phòng, chuẩn bị đối phó việc xấu nảy sinh (gần thì ngay trước mắt đại tướng). Âm mưu phát sinh từ đám quân quan. Nếu cứ làm sẽ bất lợi.
Thủy kích ở Tuất là thổ. Các năm Canh được mùa và yên vui, mùa hạ có nước lớn.
Đến vùng sao khuê, bầy tôi làm điều phản nghịch. Đến vùng sao lâu, núi rừng có giặc nổi dậy. Đường không thong
Về khách toán là âm dương bất hòa. Không nên cất quân
Khách đại tướng phát
Khách tham tướng Tù
Chủ đại tướng Quan
Các quan văn, võ phải kiêng kỵ
(Năm ấy Thái vương mất, các tướng làm phản)
Tuấn Đức hầu lập Thành Tô.
Quân Mạc nhân đó cử đại binh vào quấy phá; sau cũng bị đánh lui

...............................

2. Tính từ năm Giáp Tý thời thượng cổ đến năm Nhâm Thìn niên hiệu Quang Hưng thứ 15 triều Lê (Năm Mậu Dần 1587 – 1599), số tích niên là 1.155.509 năm


-Thái ất ở nguyên Canh Tý. Cục 53
-Thái ất ở cung 2 Ly
-Chủ đại tướng ở cung 8 Khảm
-Thiên mục Văn xương ở cung 7 Khôn
-Chủ tham tướng ở cung 4 Chấn. Phát
-Thủy kích ở Hợi là Đại nghĩa
-Khách Đại tướng, khách tham tướng ở trung cung
-Kế thần ở Tuất
-Chủ toán là 3, 10, 8. Trường hòa
-Khách toán là 2, 10, 5. Đỗ
....................................

3. Tính đến năm Kỷ Hợi, niên hiệu Quang Hưng thứ 22 triều Lê, số tích niên là 10.155.516 năm

Thái ất đi vào kỷ nguyên năm Canh Tý. Cục 60
Thái ất ở cung 4 Chấn
Chủ đại tướng ở cung 2. Phát
Thiên mục văn xương ở Hợi. Đại nghĩa.
Khách đại tướng ở cung 3. Bách
Thủy kích ở Tuất. Chủ âm.
Khách tham tướng ở cung 9. Bách
Kế thần ở Mão, tù.
Chủ tham tướng ở cung 6
Chủ 10, 2. Hạ hòa. Vô địa
Khách 10, 2. Tạp trùng dương.
Cục này Thái ất giúp cho chủ. Chủ là hòa. Bát môn đủ. Tướng phát. Bát môn khai thong. Cất quân đều thành. Đánh không trận nào không thắng.
Thủy kích ở Tuất thổ. Năm Tị cung giữa có lo âu
Lâm vào vùng sao Khuê, kẻ bề tôi dưới làm điều ác
Đến vùng sao Lâu, giặc núi nổi lên, đường đi không thong
Khách đại tướng bên trong bức bách Thái ất
Khách tham tướng bên ngoài cũng bức bách Thái ất là cùng nhau mưu nghịch. Đại thần trái lệnh vua.
Thái tuế ở sau Thái ất, gặp năm âm, tai họa hiểm sâu.
Xét về khách là tạp; trùng dương là xấu
Đại tướng, tiểu tướng bách là bất lợi
Thái ất tuy gặp hai tướng khách Đề hiệp, nhưng ở cung 4 là nội, còn có thể chống đỡ. Chủ thắng, khách bại
Năm ấy thành tổ nhân phong phương vị. Đến mùa thu, thế tổ mất. Bỏ thái tử lập con thứ.
Năm sau, đại tướng Nguyên Hoàng đi Nam, Phan Ngạn và Bùi Văn Khê làm phản. Xa giá phải chạy sang phía Tây. Hai giặt trên rồi cũng bị bại vong.
..................................

4. Năm Giáp Thân, niên hiệu Phúc Thái thứ 2 triều Lê (năm Quý Mùi 1643 – 1649). Số tích niên là 10.155.561 năm

Thái ất đi vào kỷ nguyên Nhâm Tý. Cục 33
Thái ất ở cung 3 Cấn
Chủ đại tướng ở cung 4. Ngoại bách, khách hiệp
Thiên mục văn xương ở cung 2 Ly
Khách đại tướng ở cung 3. Tù
Kế thần ở Ngọ
Chủ địa tướng ở cung 2. Phát
Thủy kích ở Cấn. Hòa đức. Yểm. Kích
Khách tham tướng ở cung 9. Hiệp chủ
Chủ: 2, 10, 4. Mưu. Dương. Vô địa
Khách: đơn 3. Đơn dương. Vô thiên
Cục này tính về khách và Thái ất thấy cùng ở 1 cung là Quan, Tù; có biểu tượng tranh giành, lấn át lẫn nhau
Khách đại tướng phạm Thái ất. Dưới phạm trên có họa bôn tẩu, bại vong, thoán đoạt, phản nghịch. Các quan văn, võ đều ko lợi.
Thủy kích vào cung Thái ất là yểm. Âm thịnh dương suy, cương kỷ nhà vua mất mối dường. Vua yếu, bầy tôi mạnh. Thân chết, nước mất. Yểm có ý nghĩa tụ tập, cướp giết.
Ở cung 3 là chủ thắng khách. Khách đại tướng bị yểm, khách cũng bị bại
Thủy kích ở cấn thổ. Năm Giáp, cung trung đông Thái ất bị yểm, bầy tôi ở dưới âm mưu thoán đoạt bề trên.
Phương Sửu cấn Dần (Đông Bắc) không bằng phương Nam khách hai tướng hiệp chủ đại tướng.
Chủ hai tướng cũng hiệp khách tham tướng
Chủ khách đều bất lợi. Hai bên hiệp lẫn nhau là hai bên đối địch, đều mưu chống nhau.
Chủ là trường. Khách là đoản; cuối cùng, giặc tự bại.
Tính ra thấy: Vô thiên, Quan, Tù, Yểm, Bách; và âm dương bất hòa thì trời có biến đổi lớn
Tính ra thấy: Vô địa; đất có thay đổi khách thường nhân dân cấu xé lẫn nhau
Thái ất ở cung 3 là giúp chủ, đối phó lại sau là thắng.
Năm ấy nước ta đem quân đánh Thuận Hóa, lúc quân về, vua Thần Tôn nhà Lê (làm vua lần hai 1649 – 1652) nhường ngôi. Vua Chân Tôn mới được lập; trong nước vô sự
Ngũ phúc từ năm Giáp Tý niên hiệu Thiên Khải năm thứ ba vào cung Cấn, Sửu, Dần đã là 21 năm.
Quân cơ kể từ niên hiệu Sùng Trinh năm thứ 14 vào Sửu đã 4 năm.
Thần cơ năm ấy vào Tý; đó là cung Tý, Sửu, Dần, địa phận Đông Bắc, có bậc vương giả hưng.
Thủy kích vào cấn, là bỏ cũ thay mới.
Trực phù vào Thìn
Tứ thần vào Tý
Thiên ất vào Tị
Địa ất vào Thân
Loạn lạc, mất mùa, hạn, tai họa rất nhiều. Hạ nguyên, vận giữa tai hại nặng.

................................

5. Năm Ất Dậu, niên hiệu Phúc Thái thứ ba Triều Lê (năm Quý Mùi 1643 – 1649) thêm 1, tính là cục 34.

Thái ất ở cung 4 chấn
Chủ đại tướng ở cung 6. Cách
Thiên mục Văn xương ở Mùi. Thiên đạo
Khách đại tướng ở cung 4. Tù
Thủy kích ở Mão. Cao tùng. Yểm. Kích.
Chủ tham tướng ở cung 8. Phát
Kế thần ở Tị
Khách tham tướng ở cung 2. Phát
Chủ: 2, 10, 6. Trường hòa
Khách: đơn 4. Đơn âm, vô địa
Cục này tính về khách cũng thấy cùng ở một cung với Thái ất là Quan, Tù. Có biểu tượng lấn áp, bức bách.
Thủy kích cũng yểm, bách Thái ất; nhưng Thái ất ở cung 4 là trợ chủ.
Chủ trường hòa, khí thuận là lành.
Đại tướng tuy gặp Cách, mà tham tướng Phát, cho nên lợi cho chủ.
Chủ cách, khách quan. Chiến đấu thì chủ thắng khách.
Đại tù, bất lợi là khách. Thái ất cùng thủy kích, khách đại tướng cùng ở cung 4 là tuyệt khí; hung họa khá nặng, có biểu tượng diệt cũ thay mới.
Phía Đông Nam phải kiêng kỵ
Thủy kích ở Mão mộc. Năm ất, phía đông binh loạn, được mùa. Năm ấy, Trịnh Tùng mới mở phủ Tiết chế. Phù quận công và Hoa quận công Hoàng Ngũ Phúc mưu làm loạn. Phù tiết chế biết trước, dẹp yên được. Bởi ở thời an cư, cử binh trước là chủ; ở thời nhất thống cũng lấy đất vua làm chủ mà giặc nhỏ là khách.
Chủ toán trường, khách toán đoản. Thủy kích yểm, Thái ất tù. Giặc họ Lý, họ Trương lần lượt dẹp yên.
..............................


6. Năm Giáp Tý, niên hiệu chính hòa thứ năm triều Lê (năm Canh Thân 1680 – 1705). Số tích niên là 10.155.601 năm. Thái ất 1 ở càn là Lý thiên. Năm Giáp Tý bắt đầu thượng nguyên, kỷ thứ nhất. Thái ất vào nguyên Giáp Tý, cục 1.

Thái ất ở cung 1 càn.
Chủ đại tướng ở cung 7 khôn. Khách mục yểm
Văn xương ở Thân. Vũ đức, địa mục kích.
Khách đại tướng ở cung 3 phát.
Thủy kích ở Khôn, Đại vũ, yểm chủ đại tướng.
Chủ tham tướng ở cung 1. Tù
Kế thần ở Dần
Khách tham tướng ở cung 9. Cách
Chủ 7. Đơn dương. Vô thiên
Khách 13. Trường hòa.
Cục này Thái ất trợ khách. Khách trường hòa, cửa đủ, tướng phát. An cư, hành động sau có lợi. 1 là cung hòa thì thiên hạ thanh bình, an thịnh.
Chủ đại tướng yểm; chủ tham tướng Tù, bất lợi cho thượng công và thượng tướng.
Khách đại tướng phát. Công khách tan, nha môn khởi dụng.
(Ngũ phúc từ năm Kỷ Dậu, niên hiệu Cảnh Trị thứ 7 đi vào Tốn, năm Quý Mão 1663 – 1671)
Quân cơ năm Tân Hợi, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 9 đi vào Dần.
Thần cơ năm ấy đi vào Sửu
Dân cơ năm ấy đi vào Thân
Là cát tinh lâm chiếu; bốn phương an tĩnh, vô sự

............................

7. Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh thứ tư triều Lê (năm Kỷ Dậu 1729 – 1732). Số tích niên là 10.155.649 năm. Thái ất đi vào nguyên Giáp Tý cục 49.

Thái ất ở cung 1 càn
Chủ đại tướng ở cung 4. Phát
Văn xương ở cung 9. Tốn
Chủ tham tướng ở cung 2. Phát
Thủy kích ở cung Thìn. Thái dương
Khách đại tướng, khách tham tướng ở cung giữa
Kế thần ở Dần
Chủ: 2, 10, 4. Trường hòa. Tạp trùng âm
Khách: 2, 10, 5. Môn: Đỗ
Cục này Thái ất ở cung âm (2, 7, 6, 1 là âm; 8, 3, 4, 9 là dương)
Chủ toán được tạp trùng âm. Tai vạ lạ lùng, chủ về việc trong ngoài có lập mưu. Tính được hòa nhiều là thắng.
Thái ất đúng cung 1 là tuyệt dương.
Văn xương đúng cung 9 là tuyệt âm. Kẻ bề tôi hung dữ nên bị giết.
Văn xương và Thái ất cùng trông nhau là Cách.
Trên dưới, đổi đời. 1 – 9 cũng đối nhau là có tai họa
Phụ tướng phải đương đầu
Quân cơ từ năm Tân Hợi vào cung Thìn vừa được hai năm. Năm ấy, Thủy kích cũng ở đồng cung là biến đổi.
Thần cơ vào cung Tị, cùng cung với Văn xương, lại là Thủy kích bức bách công kích. Năm ấy phế Hôn đức công Lê Dung Phương (hiệu Khánh Đức), Thuần Tôn lên ngôi. Các tướng cùng bị tội giết.
Cung 1 càn – Hợi là Giao Châu. Cung 9 tốn – Tị, sao Chẩn, dư khí.
......................


8. Năm Kỷ Mùi, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 5 triều Lê (năm Ất Mão 1735 – 1740). Số tích niên là 10.155.656 năm. Thái ất đi vào nguyên Giáp Tý. Cục 56

Thái ất ở cung 3 cấn
Khách đại tướng ở cung 4. Bách
Văn xương ở cung 6 Dậu
Chủ đại tướng, chủ tham tướng ở cung giữa
Thủy kích ở Thìn, Thái dương
Khách tham tướng ở cung 2. Phát
Kế thần ở Mùi
Chủ: 10, 5. Môn: Đỗ
Khách: 3, 10, 4. Hạ hòa
Cục này, thủy kích yểm, bách
Văn xương tù, hiệp
Nhưng chủ là Đỗ tắc thì không cửa nào là không lợi
Khách trường hòa, ngoài bức bách Thái ất, bầy tôi có âm mưu; hòa là mưu thành.
Thủy kích là thổ, gặp năm Tị, trung cung biến là nước dâng, núi lở động đất.
Cũng tương tự, lấy đất của vua, là chủ, giặc giã trộm cướp là khách. Thái ất ở thiên nội là trợ chủ; không nên khởi trước nên ứng phó sau thì tốt.
Khách đại tướng bách
Khách tham tướng phát, vượng. Tù khí cũng bất lợi.
Năm ấy, dân cơ vào cung Mão, Địa cơ vào cung Thìn. Hai khách đại, khách tù cùng cung Mão là dân dưới làm phản, giặc giã nổi lên ở phương Đông Nam.

...................................................



9. Năm Ất Mão, năm Dần niên hiệu Vĩnh Hựu triều Lê (1735 – 1740). Số tích niên là 10.155.652 năm.

Thái ất đi vào ky nguyên Giáp Tý. Cục 52
Thái ất ở cung 2 ly
Chủ đại tướng ở cung 9. Nội bách
Văn xương ở Mùi. Thiên đạo. Bách
Khách đại tướng ở cung 1. Phát
Thủy kích ở Dậu. Thái thốc.
Chủ tham tướng ở cung 7. Hiệp. Ngoại bách
Kế thần ở Hợi
Khách tham tướng ở cung 3. Phát
Chủ: 3, 10, 9. Trùng dương
Khách: 3, 10, 1. Tạp trùng dương. Hòa
Cục này chủ đại tướng, chủ tiểu tướng bức bách Thái ất. Ngoại bách là đại thần trái lệnh vua. Nội bách là người cùng họ mưu nghịch, nội thần có hai long. Cung bức bách là tai biến đến chậm
Văn xương bên ngoài bức bách Thái ất cũng là đại thần nghịch mệnh.
Thần bức bách là tai biến đến gấp
Tiểu tướng ép buộc Thái ất là bầy tôi ở dưới chuyên quyền.
Xem được quẻ thuần dương là có điều hung dữ về vua bạo ngược.
Thái ất ở cung thứ 2 là khí dịch bệnh.
Xem quẻ lại được trùng dương là thứ hung dữ vừa, chủ về việc trong ngoài có lập mưu, bỏ cũ thay mới.
Thủy kích ở kim là phía Tây có dấy binh, nước bên Đông bị bại vong
Xem quẻ khách được hòa, cửa đủ, tướng phát
Thái ất trợ khách nên an cư, hành động sau là đại lợi
(năm ấy vua Thần Tôn mất, Thái tử không được lập, lập em là vua Ý Tôn. Vài năm sau, hoàng thượng lại chính ngôi; đó là sự nghiệm về hành động sau là tốt.
Tính về khách thấy hòa, tướng phát, cho nên năm sau Nghị tổ cũng mở Phủ Nhiếp Chính. Hành động sau thuận hòa là như vậy.
Bấy giờ, bọn thân tín chuyên quyền Hoàng tông không được an vui. Hoài phản trắc. Vài năm sau có loạn Duy Chúc, Duy Mật)

.............................

10. Năm Canh Thân, năm đầu niên hiệu Cảnh Hưng triều Lê (1740 – 1786), thêm 1 để tính là Thái ất đi vào nguyên Giáp Tý, cục 57

Thái ất ở cung 3 cấn
Chủ đại tướng ở cung 1. Phát
Văn xương ở Tuất, âm thổ
Chủ tham tướng ở cung 3. Tù
Thủy kích ở Tị. Đại thần
Khách đại tướng, khách tham tướng ở cung giữa
Kế thần ở Ngọ
Chủ 10. Cô dương. Vô nhân. Hòa
Khách 2, 10, 5. Môn Đỗ
Cục này, Thái ất là Lý nhân được quẻ Vô nhân. Chủ tham tướng, Tù là người có biến đổi. Khẩu thiệt, yêu ma, giả trá, trộm cướp, giặc giã, binh đao, dịch bệnh, lưu tán, di chuyển, đói rét, mất mùa, tàn hại.
Mừng là Thái ất ở cung dương. Tính được 10. Số chẵn, hòa: là tai biến nhẹ bớt
Thái ất tính được dư 3, là việc liên quan đến tôn miếu. Hòa là tốt cho tôn thân
Chủ 10, là có biến ở lớp người thường.
Thái ất trợ chủ. Đại tướng phát. Chủ thắng, hành động sau là lợi.
Khách đỗ tắc không cửa nào là không lợi
Ở thời yên cư, lấy vua, thiên hạ làm chủ, giặc giã, trộm cướp là khách.
Thủy kích ở Hỏa, gặp năm Canh là phía Nam có binh động, trong nước có hòa bại, năm hạn hán
Quân cơ từ năm Tân Hợi đã vào cung Thìn, đến năm ấy là 10 năm
Dân cơ cũng ở Thìn
Thần cơ ở Thân
Ngũ phúc tự năm Giáp Thân đời vua Vĩnh Thịnh triều Lê (năm Ất Dậu 1705 – 1719) vào Mùi khôn Thân; đến năm ấy là 27 năm
Địa ất cũng ở Thìn
Tứ thần cùng ở Thân
Phương Tây Nam có dư khí
Ngũ phúc tới thì tai ương giảm, phúc lộc lớn; cho nên hai xứ Nghệ An, Thanh Hóa được an ninh.
Thần cơ cũng thế, bầy tôi có phúc.
Tuy tứ thần chủ về việc binh, lụt, hạn nhưng cũng vì thế được giảm nhẹ. Năm ấy, Vương thượng ngự chính, Hoàng thượng nối ngôi vua. Lòng người mừng lớn. Trộm cướp, giặc giã đều tan.
Đó là sự nghiêm về chủ thắng, tướng phát. Tính được vô nhân, cho nên năm sau dịch bệnh lớn, nhân khẩu hao tổn.
..................................

11. Năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 (năm Canh Thân 1740 – 1786), thêm 1 để tính

Thái ất đi vào cục 58
Thái ất ở cung 4 chấn
Chủ đại tướng ở cung 2 phát
Văn xương ở cung 1 càn
Khách đại tướng ở cung 6. Cách
Thủy kích ở Mùi. Thiên đạo
Chủ tham tướng ở cung 6. Cách
Kế thần ở Tị
Khách tham tướng ở cung 8. Phát
Chủ 10, 2. Hạ hòa. Vô địa.
Khách 2, 10, 6. Trung hòa
Cục này Thái ất Lý thiên, tính được vô địa
Cung 4 tuyệt khí, chủ về đất có biến đổi khác
Thường, sâu bệnh. Nhân dân cấu xé lẫn nhau.
Nhưng tính được trung hòa, hạ hòa là thiên hạ ngừng binh, chín cõi yên ổn
Khách đại tướng, chủ tham tướng cùng Thái ất trông nhau là Cách, nghĩa là cơ sự đổi thay, xê dịch.
Chủ khách đại tướng, tiểu tướng cùng ở một cung là Quan, cùng nhau đề phòng.
Thái ất ở cung 4 là Thiên Hội, trợ chủ; chủ nhân thắng
Hai phép tính đều có chữ hòa; kẻ địch phải hàng phục
Chủ đại tướng chịu khách mục ở Thìn kích, lại nhận Tù khí, nên chưa phải là toàn lợi.
Thủy kích ở thổ; năm Tân, Trung Quốc binh dấy. Dân được mùa, thóc đắt, mùa hè nước lớn.
Năm ấy trộm cướp dẹp yên, thiên hạ bị dịch lớn, người chết rất nhiều.
..................................................

12. Năm Giáp Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 triều Lê, thêm 3 để tính là Thái ất đi vào trung nguyên kỷ thứ hai, nguyên Giáp Tý. Cục 61

Thái ất ở cung 6. Đoài
Chủ đại tướng ở cung 3. Phát
Văn xương ở cung 8. Khảm
Khách đại tướng ở cung 4. Cách
Thủy kích ở Hợi. Đại nghĩa
Chủ tham tướng ở cung 9. Khách hiệp
Kế thần ở Dần.
Khách tham tướng ở cung 2 Ly
Chủ: 3, 10, 2. Thuần dương. Vô địa
Khách: 3, 10, 4. Hạ hòa. Đủ
Cục này, chủ là trường hòa. Đại tướng phát. Lợi chủ, lợi ở hành động sau.
Chủ tham tướng tuy là khách hiệp, nhưng trái lại, cùng chủ đại tướng hiệp.
Khách đại tướng cách, không lợi cho hành động trước
Khách tính được nhiều. Thái ất trợ khách. Chủ nhân chưa thể đắt chí.
Thủy kích ở thủy, năm Giáp sợ phương Bắc khởi binh, hòa thì lại hòa thân.
Năm ấy, Trực phù vào cung Hợi, cùng cung với Thủy kích. Tứ thần vào Tuất, Hợi là gặp gián cung. Giặc giã nổi lên dữ, sai tướng đánh dẹp, mấy lần bị thua. Đó là nghiệm ứng về sự hành động trước.
Chủ đại tướng phát. Tính được hòa, nên cuối cùng lại cất quân thì toàn thắng.

.......................................................... .........

13. Năm Canh Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 11. Thêm 6 để tính là Thái ất đi vào cục 64

Thái ất ở cung 8. Khảm
Chủ đại tướng, chủ tham tướng ở cung giữa
Văn xương ở cung 9 Tốn
Khách đại tướng ở cung 2 Ly, Cách
Thủy kích ở Tuất, âm chủ
Khách tham tướng ở cung 6. Phát
Kế thần ở Thân
Chủ: 2, 10, 5. Môn: Đỗ
Khách 2. Đơn âm. Vô địa
Cục này, chủ tính ra là Đỗ tắc khởi sự sau là xấu, không thể lấy chuyện an cư mà bàn
Thái ất trợ khách. Khách tính được hòa
Tham tướng phát. Có thể cất quân chinh phạt, khởi động trước là tốt. Năm ấy dẹp xong, các giặc vùng Đông Bắc, mùa đông, xa giá đi đánh phương Tây. Năm sau lại Bình xong ngụy Canh. Các tướng cũng bắt được Ngụy cầu ở Nghệ An
Đó là nghiệm về sự khởi động trước.
Khách tính được 2, gọi là lược địa. Khách được thì khách lợi. Có thể là ứng về sự hành động trước.

...................................

14. Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hương thứ 12. Thêm 1 để tính,là Thái ất đi vào cục 68

Thái ất ở cung 8. Khảm
Chủ đại tướng ở cung 7 Khôn. Phát
Văn xương ở Tị, Đại thần
Khách đại tướng ở cung 8 Khảm. Tù. Bị yểm
Thủy kích ở Tý. Địa chủ
Tham tướng ở cung 1. Bách
Kế thần ở Mùi
Khách tham tướng ở cung 4 chấn. Phát
Chủ 10, 7 trong âm có trung dương. Trường hòa
Khách: 8. Đơn dương. Vô thiên
Cục này, Thái ất lý thiên. Khách: vô thiên, lại trùng dương là bị hạn hán.
Chủ 7 là tam tài đầy đủ. Nước có điều lành, dân yên, mùa được.
Thái ất trợ chủ. Chủ trường hòa, đại tướng phát. Lợi chủ, lợi về hành động sau.
Khách đoản, Thiên mục yểm, đại tướng Tù. Khách bất lợi. Điềm quân nhà vua toàn thắng, giặc cỏ bị tiêu trừ.
Thủy kích yểm Thái ất, điềm âm thịnh dương suy
Năm ấy, bình được giặc phía Tây, dẹp được phía Nam. Từ đó, trong nước yên; duy chỉ có liên tiếp bị hạn hán và tai dịch. Âm dương không điều hòa.

.............................................

15. Năm Bính Tý, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 17 triều Lê. Số tích niên là 10.155.673 năm. Thái ất đi vào niên Bính Tý. Cục 1

Thái ất ở cung 1 càn. Tuyệt dương
Chủ đại tướng ở cung 7. Khách mục yểm
Văn xương ở Thân. Vũ đức
Khách đại tướng ở cung 3. Phát
Thủy kích ở Khôn. Đại Vũ
Chủ tham tướng ở cung 1. Tù
Kế thần ở Dần
Khách tham tướng ở cung 9. Cách
Chủ 7. Đơn dương. Vô thiên.
Khách: 10, 3. Trường hòa
Cục này, khách trường hòa, cửa đủ, tướng phát, an cư hành động sau là lợi
Chủ toán là đơn dương. Vô thiên
Thái ất đứng vào cung âm
Tính được 2. Có nạn hồng thủy
Chủ tham tướng ở cung Tù, Bách
Chủ đại tướng bị thủy kích yểm. Bất lợi cho thủ tướng, thượng công khanh
Khách đại tướng phát. Công khanh phân tán nha môn khởi dụng
Chủ tham tướng ở cung Thái ất, là phương binh đao khởi động. Càn – Hợi là phương Tây Bắc. Giặc cỏ tụ tập, quan quân đi đánh giặc tức thời bị bắt, bị diệt. Hành động sau là lợi.

...................................................

16. Năm Canh Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 triều Lê. Thêm 4 để tính. Thái ất đi vào cục 5.

Thái ất ở cung 9 Ly
Chủ đại tướng, chủ tiểu tướng ở cung giữa.
Văn xương ở càn. Âm đức
Khách đại tướng ở cung 4. Phát
Thủy kích ở Dần. Lã Thân
Khách tham tướng ở cung 2. Tù
Kế thần ở Tuất
Chủ: 2, 10, 5. Đỗ
Khách: 10, 4. Hòa. Vô địa
Cục này, Thái ất lý thiên, vô địa; là đất có biến động lạ thường.
Thái ất ở cung 2 là thiên ở ngoài, trợ khách
Khách trường hòa, đại tướng phát; lợi cho việc dấy binh công phạt. Chủ đỗ tắc, khởi sự là xấu
Khách đại tướng bị Thìn kích, tham tướng bị Quan, Tù. Tướng tá binh lính bất lợi.
Thủy kích ở mộc, năm Canh, phía Tây có động binh. Dân lưu tán. Đến vùng sao cơ là quân sẽ bị lưu vong.
Năm ấy, Thái ất đi vào thân. Vùng sao Quý có binh sự khởi động. Quan quân đánh dẹp. Đại tướng thắng địch.
Không động binh trước, lấy phép cầm cự lâu dài mà chế ngự. Tuy thắng, song quân lính chết hầu hết.
Ngũ phúc từ năm Kỷ Mão đi vào cung giữa.
Thần cơ vào Dần
Dần cơ vào Tý. Vùng trung ương dương lúc thịnh
Quân cơ năm ấy còn ở Thìn. Năm sau mới vào Tị

...........................................

17. Năm Quý Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 24 triều Lê. Thêm 3 để tính. Thái ất đi vào cục 8

Thái ất ở cung 3 cấn
Chủ đại tướng ở cung 1. Phát
Văn xương ở Sửu. Âm đức
Khách đại tướng ở cung 2. Phát
Thủy kích ở Khôn. Đại vũ
Chủ tham tướng ở cung 3. Tù
Kế thần ở Mùi
Khách tham tướng ở cung 6. Phát
Chủ: đơn 1. Đơn dương. Vô thiên
Khách: 2, 10, 2. Trường hòa
Cục này, Thái ất trợ chủ. Nhưng chủ tham tướng gặp Tù. Tính ra đoản là bất lợi.
Thủy kích cung Thái ất trông nhau là cách. Trên dưới đổi đời
Văn xương ở trong lại bức bách Thái ất, là bức bách cung vua. Ngôi hậu phi gặp tai họa nặng.
Năm ấy, tứ thần đi vào Thìn; Thái ất đi vào Dậu
Trực phù đi vào Thân, Nghệ An là phương Tây Nam; có binh đao, giặc giã. Thủy kích ở khôn cũng là phương Tây Nam. Đến mùa đông, chính phi của Nghị Tổ mất.

.......................................................... ....

18. Năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 26. Thêm 2 để tính, Thái ất đi vào cục 10

Thái ất ở cung 4 chấn. Tuyệt khí
Chủ đại tướng ở cung 1. Yểm thủy kích
Văn xương ở Dần. Lã thân. Thần bách Thái ất
Khách đại tướng ở cung 2 . Phát
Thủy kích ở càn. Âm đức
Chủ tham tướng ở cung 3. Tù. Bách Thái ất
Kế thần ở Tị
Khách tham tướng ở cung 6. Cách
Chủ đơn 1. Đơn dương. Vô thiên
Khách: 10, 2. Trường hòa.
Cục này Thái ất bị Văn xương ở trong bức bách, là bề tôi ở dưới khinh bỉ trên.
Khách tham tướng đổi cách. Trên dưới cách tuyệt, bế tắc.
Chủ đơn 1; Thái ất lại đứng ở cung dương là bất hòa
Chủ đại tướng phạm vào cung Thủy kích, là chủ quan.
Khách, tướng cùng tự Quan nhau, kỵ. Lấy khí Vượng Hưu, tính xem nhiều ít mà phân biệt chủ khách được thua
Chủ đại tướng là thượng công, thượng tướng, chủng tể, thượng khanh. Chủ tham tướng là á khanh.
Khách 2. Tướng và công khanh ở nhàn cung
Chủ mục đến Dần. Tuyệt khí.
Tính là ít mà Khách mục đến càn. Vượng khí, tính là nhiều, khách ắt thắng.
Thủy kích ở Kim. Năm Ất, phía Tây binh khởi.
Khách trường hòa. Tướng phát. Hành động trước là lợi. Hợi – Càn là cung Giao Châu

.....................................................

19. Năm Bính Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 triều Lê. Thêm 1 để tính, Thái ất đi vào cục 11.

Thái ất ở cung 4 chấn
Chủ đại tướng ở cung 4. Tù
Văn xương ở Mão. Cao Tùng
Khách đại tướng ở cung 4. Tù. Chủ quan
Thủy kích ở Sửu. Dương đức
Chủ tham tướng ở cung 2. Phát
Kế thần ở Thìn
Khách tham tướng ở cung 2. Chủ tham tướng, Quan.
Chủ 4. Bất hòa. Đơn dương. Vô địa
Khách 4. Bất hòa
Cục này, Thái ất, Văn xương, chủ đại tướng, khách đại tướng cùng ở trong cung quan lại ở chỗ nặng là Tuyệt khí. Tai ương nặng. Gọi là giam chặt trong 4 bức thành. Tuế kế gặp thì dữ.
Chủ tham tướng lại quan Khách tham tướng, hai bên cùng đề phòng, đố kỵ lẫn nhau. Các quan văn võ đều bất lợi.
Chủ đại tướng số 4, cùng số với Thái ất, là đại vạ cho phụ tướng.
Hai tham tướng cùng 1 cung, cận binh nổi loạn. Ở cửa Đỗ thì không lành.
Thái ất, Thiên mục đứng cửa sinh, là trái cửa không đủ.
Tính về khách, tính được là 13
Đại tướng ở cung 3. Tham tướng ở cung 9. Hiệp Thái ất, chủ mục, chủ khách hai đại tướng.
Hành động sau có lợi.
Thái ất lý địa, tính được vô thiên là đất có biến động khác thường.

Thanked by 1 Member:

#30 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 15/05/2011 - 16:40

LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG TÍNH TOÁN THÁI ẤT

1- Các con số:

Đơn dương là các số 1, 3, 7, 9

Đơn âm là các số 2, 4, 6, 8

Cô dương là các số 10, 30

Cô âm là các số 20, 40

Trùng dương gồm 2 số đơn dương và cô dương hợp lại

Trùng âm gồm 2 số đơn âm và cô âm hợp lại.

Chủ về Tướng quân, số tính được 10

Chủ về Lại Sỹ, số tính được 5

Chủ về quân lính, số tính được 1


2- Các con số quan hệ với Thái ất và Thiên mục, Địa mục.

Cung dương:

Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9

Thiên mục, Địa mục ở các Thần vị: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.

Cung âm:

Thái ất đóng các cung 1, 6, 2, 7

Thiên mục, Địa mục đóng các cung gián thần vị: Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Số lẻ: các số 1, 3, 5, 7

Số chẵn: các số 2, 4, 6, 8

Trùng dương: Thái ất ở các cung 3, 8, 4, 9 mà tính được các số 1, 3, 5, 7 là trùng dương.

Nguyên tắc tính:

Các cặp số quá 60, đều chia cho 60 và tính số dư:

31, -81, -41, -91, -13, -33, -53, -73

33, -83, -43, -93, -18, -38, -58, -78

35, -85, -45, -95, -14, -34, -54, -74

37, -87, -47, -97, -19, -39, -59, -79.

Theo nguyên tắc tính nói trên, các cặp số còn lại là

13 31 39 41 53

18 33 35 43 58

14 38 37 45 54

19 34 47 59

Trùng âm:

Thái ất ở các cung 1, 6, 2, 7 mà tính được các số 2, 4, 6, 8 là trùng âm.

Ta có các cặp số như sau:

12 62 22 72 21 41 61 81

14 64 24 74 26 46 66 86

16 66 26 76 22 42 62 82

18 68 28 78 27 47 67 87

Cũng theo nguyên tắc tính nói trên, các cặp số còn lại là:

2 12 22 31 41

4 14 24 32 42

6 16 26 36 46

7 18 28 37 47

21

27

Thuần dương: nhị mục ở số 3, 9 gặp cung Dần, Thìn

Tạp dương: nhị mục ở số 4, 8 gặp cung Sửu, Tị

Thuần âm: nhị mục ở số 2, 6 gặp cung Hợi Mùi

Tạp âm: nhị mục số 1, 7 gặp cung Thân, Tuất.

Trùng dương: Nhị mục các số 33, 39 tính được là trùng dương.

Trùng âm: Nhị mục các số 22, 26 tính được là trùng âm

Tạp trùng dương: Thái ất, Thiên mục ở cung dương. Số tính được 19, 13, 31, 37.

Tạp trùng âm: Thái ất, Thiên mục đóng cung âm. Số tính được 24, 28 là tạp trùng âm.

Dương ở trong âm: Thái ất, Thiên mục ở cung âm mà số tính được 11, 17

Hoà: Thái ất, Nhị mục đóng cung dương, tính được số chẵn; đóng ở cung âm, tính được số lẻ.

Bất hoà: Thái ất, Nhị mục ở các cung âm mà tính được số chẵn. Thái ất, Nhị mục đóng cung dương mà tính được số lẻ.

Thắng: số tính được nhiều và hoà.

Bại: số tính được ít và bất hoà.

Dịch khí: Cung là Yểm, gặp cung 2, cung 8.

Tuyệt khí: Cung là Yểm, gặp cung 4, cung 6.

Tuyệt âm: Cung là Yểm, gặp cung 9.

Tuyệt dương: Cung là Yểm, gặp cung 1.

Thần kích: Kích gặp Thần vị.

Cung kích: Kích gặp Gián thần vị

Nội: từ Càn đến Thìn (còn 1 nghĩa nữa đứng sau là trong).

Ngoại: từ Tốn đến Tuất (còn 1 nghĩa nữa đứng trước là ngoài)

Thiên nội: Thái ất đóng các cung 1, 8, 3, 4. Là trợ chủ.

Thiên ngoại: Thái ất đóng các cung 2, 9, 6, 7. Là trợ khách

Yểm: Thuỷ kích đồng cung với Thái ất.

Bách: Nhị mục, Tứ tướng và Kế mục ở bên phải, bên trái cung Thái ất đóng.

Nội bách: bên trong, cùng họ, Hậu phi hai lòng, âm mưu phản nghịch.

Ngoại bách: bên ngoài âm mưu xâm lấn.

Minh bách: ở đằng trước cung Thái ất

Ám bách: ở đằng sau cung Thái ất.

Tướng phát: Đại tướng, Tiểu tướng không tương quan. Văn xương không bị Tù Bách, Thủy kích không bị Yểm kích.

Quan: chủ khách Đại tướng, Tiểu tướng đồng cung.

: Văn xương, Thái ất đồng cung.

Kích: Thuỷ kích đóng bên phải, bên trái cung Thái ất.

Cách: Khách mục, Đại tướng, Tiểu tướng cùng đối xung với Thái ất.

Đối: chủ mục đối xung với cung Thái ất.

Đề hiệp: Chủ mục, Khách mục cùng 2 tướng hoặc 1 tướng hiệp cùng Thái ất.

Chủ mục, khách mục cùng hai Đại tiểu tướng ở cung Chính (Thần vị); ấy là Đề hiệp.

Chủ khách hai tướng cùng Thái ất hiệp Nhị mục ở gián thần vị là Hiệp quan.

Chấp đề: Thái ất hợp cùng 2 cửa Khai, Sinh.

Đề cách: Thái ất xung với 2 cửa Khai, Sinh.


Chủ khách Đại tiểu tướng ở cửa Sinh đến xung cách là dữ

Tứ quách cố: Văn xương gặp Tù ở cung Thái ất

Chủ đại, tiểu tướng lại cùng gặp Quan hoặc có Thuỷ kích. Hoặc khách Đâị tiểu tướng tương quan; hoặc cùng chủ Đại

Tiểu Tướng gặp Quan.

Tứ quách đỗ: Có khách Tham tướng, Văn xương cùng có mặt. Chủ tham tướng cùng khách đại tướng gặp Quan; có cả Yểm, Bách, Quan, Cách.

3- Bát môn và các số trường hoà, bất trường:

Tam cát môn:

Ba cửa lành là Khai, Hưu, Sinh.

Thái ất, Thiên mục đóng cát môn là tốt.

Hai cửa không đủ:

Thái ất, Thiên mục đóng ở dưới cửa Khai và Sinh.

Ba cửa không đủ: Thái ất, Thiên mục đóng ở dưới cửa Hưu.

Trường hoà: Chủ khách toán số 16 trở lên.

Bất trường: chủ khách toán dưới số 16.

Bất cư: (không đủ). Chủ khách toán từ số 9 trở xuống.

Số vô thiên: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Số vô địa: 11, 12, 13, 14, 21, 22, 23, 24, 31, 32, 33, 34.

Số vô nhân: 10, 20, 30, 40.

Số thượng hoà: 14, 18.

Số thứ hoà: 23, 29, 32, 36.

Số hạ hoà: 12, 16, 21, 27, 34, 38

Số trùng dương trong âm: 11, 17

Số trùng âm trong dương: 24, 28.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |