Jump to content

Advertisements




Những câu chuyện về Phong Thủy


9 replies to this topic

#1 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 23/04/2012 - 00:09

Mình xin tạo chủ đề này để ai có biết câu chuyện về phong thủy hay gởi vào đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quách Tấn là một nhà thơ, là bạn của cụ Nguyễn Hiến Lê. Và cũng là một nhà nghiên cứu để lại nhiều tác phẩm cho đời. Đặc biệt với Tỉnh Bình Định và Khánh Hòa ông để lại hai cuốn địa phương chí khá nổi tiếng :
  • Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, Sài Gòn - 1968)
2. Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn - 1969)
Đặc biệt các cụ hồi xưa rất thích thơ Đường luật với niêm vận chặt chẽ nhưng ẩn chứa nhiều nội dung súc tích. Và ông đã để lại tập thơ đường luật khá nổi tiếng : “ Mùa cổ điển “

Và sau đây là câu chuyện về phong thủy nói về trạch vận tạo tác ngôi nhà của cụ tại Nha Trang :
Số là, khoảng năm 1973 ông bị chứng thiên đầu thống phải vào nằm ở nhà thương Chợ Rẫy. Bấy giờ báo Bách Khoa đưa tin, nhiều độc giả yêu mến ông đã mách ông nhiều phương thuốc Ðông, Tây, Nam y thời đại đủ cả, có phương tùng được bách khoa đăng tải, nhưng ông không dùng phương nào mà chỉ dùng thuốc của bệnh viện, cho đến khi ra viện cũng thế. Tại bệnh viện, ông được bác sĩ cho biết trong tương lai ông sẽ bị hư hết một mắt, lúc ấy thì phải đến ngay bệnh viện để múc bỏ, nếu không thì mắt kia sẽ bị lây. Sau đó một thời gian thì mắt còn lại cũng bị hư nốt và ông phải chịu mù. Nỗi bất hạnh ấy xảy đến sớm hay muộn là tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể ông mạnh hay yếu, cho nên sau khi ra viện ông phải dùng thuốc thường xuyên. Những điều vừa nói tôi đã được ông bảo cho biết từ năm 1975 nên khi nghe ông thản nhiên nói ông không còn dùng thuốc nữa, tôi đã không giấu nổi sự ngạc nhiên. Ông thấy tôi có vẻ muốn hỏi, không để cho tôi kịp hỏi, ông đã kể tiếp một chuyện xảy ra trước đó mười năm.

Ông kể rằng vào khoảng 1965, một buổi sáng nọ ông đang ngồi trong nhà nhìn ra ngõ thì thấy có người đàn ông đã đứng tuổi, qua lại trước nhà ông vài ba bận, rồi dừng lại ngắm nghía cảnh nhà ông, đầu gật gù, miệng như lẩm bẩm điều gì. Ông lấy làm lạ bèn ra mời khách vào nhà. Khách là một Hoa kiều, nói tiếng Việt chưa được sõi lắm. Khách cho biết mình ở Chợ lớn, nhân ra Nha Trang thăm bạn xong, bèn đi thăm một vòng thành phố cho biết. Khách tự nhận có biết thuật phong thủy, nhân thấy cảnh nhà ông mà tò mò muốn biết... Khách hỏi tới tuổi tác ông, hỏi ông làm chủ ngôi nhà này từ bao giờ...

Sau khi được biết đầy đủ mọi chi tiết, khách trầm ngâm khá lâu rồi buột miệng nói :

- Theo tọa hướng của ngôi nhà cùng tuổi tác của chủ nhà và ngày giờ thủ đắc dương cơ nầy thì gia chủ nhất định phải bị mục tật.

Nhưng quái lạ, ông đã ở đây mấy chục năm rồi mà sao điều đó lại chưa xảy ra ?
Ông nghe nói thế có vẻ phật ý, lại sẵn không tin thuật phong thủy nên lặng thinh chẳng nói gì. Khách thấy thế biết mình lỡ lời bèn đứng dậy cáo từ. Dù không tin những lời nói của ông khách kỳ dị kia ông không sao quên được, cho đến ngày ông lâm bệnh rồi được bác sĩ báo cho biết căn bệnh của ông, ông nhớ lại lời khách nói rồi đâm ra phân vân, cuối cùng thì đi đến một quyết định. Ông nói :

- Nếu đã bảo có định mệnh mà còn cố tránh né thì không nên. Phải bình thản sống như không hề hay biết gì.

Té ra ông không dùng thuốc nữa là không muốn cưỡng lại định mệnh, cái triết lý sống ấy nghe có vẻ bi quan quá, tôi đã trình bày tỏ sự không tán đồng, cũng may là chưa kịp nói, nếu không thì ắt bị ông chê là người nông nổi.


Đọc thêm:
Quách Tấn, tự Ðăng Ðạo, hiệu Trường Xuyên, tiểu hiệu Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Cù Huân Khách v.v... Sinh ngày 04 tháng 01 năm 1910 tại làng Trường định tổng Trường định, huyện Bình khê, tỉnh Bình Định; nay là thôn Trường định, xã Bình hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Thuở bé học chữ Hán, đến 12 tuổi mới học Quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1929 đậu bằng Cao đẳng Tiểu học, lần lượt làm việc tại tòa sứ Huế, tòa sứ Ðồng nai, tòa sứ Nha Trang. Ðến Cách mạng tháng tám 1945 bùng nổ thì cùng gia đình tản cư về Bình Định. Từ 1945 đến 1954 dạy Quốc văn tại các trường trung học phổ thông ở An nhơn, Bồng sơn, Bình khê. Từ 1954 đến 1965 là Phó Tỉnh trưởng Hành chánh tỉnh Bình Định một thời gian rồi bị đổi ra Huế, sau xin về làm tại Nha Trang rồi về hưu. Từ ấy, ông ở tại Nha Trang tiếp tục sự nghiệp sáng tác, biên khảo và dịch thuật đã bắt đầu từ năm 1932. Những năm cuối đời dù bị mục tật ông vẫn làm việc không hề biết mệt mỏi cho đến khi nhắm mắt lìa đời.

Quách Tấn từ trần lúc 7 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 12 năm 1992 (nhằm ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân) tại ngôi nhà do ông tậu từ thời Pháp thuộc, nay mang biển số 12 đường Bến Chợ - Nha Trang, sau một cơn đau tim đột ngột, hưởng thọ 82 tuổi.

Các tác phẩm đã xuất bản trong và ngoài nước :

- Một Tấm lòng (Thơ, Hà Nội - 1939)
- Mùa cổ điển (Thơ, Hà Nội - 1941, tái bản tại Sài Gòn - 1960)
- Trăng ma lầu Việt (Truyện truyền kỳ, Sài Gòn -1960)
- Nghìn lẻ một đêm (Lược thuật truyện cổ Ba Tư, Sài Gòn -1961)
- Ðọng bóng chiều (Thơ, Paris - 1965)Mộng Ngân Sơn (Thơ, Paris - 1966)
- Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, Sài Gòn - 1968)
- Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn - 1969)
- Giọt trăng (Thơ, Paris - 1973)
- Tố Như thi (Tuyển dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Paris - 1973)
- Họ Nguyễn Vân Sơn (Tiểu truyện danh nhân, Qui Nhơn - 1988)
- Nhà Tây Sơn (Biên khảo lịch sử, Qui Nhơn - 1988)

Các tác phẩm chưa xuất bản Hơn mười tập thơ, trong đó có :

- Mây cổ tháp (xong 1973)
- Giàn hoa lý (xong 1979)
- Bước lãng du: từ Huế đến Phan Rang (Biên khảo - ký sự, xong1963)
- Cảnh cũ còn đây (Biên khảo - ký sự, xong 1963)
- Ðời Bích Khê (Truyện ký danh nhân, xong 1971)
-Thi pháp (Phép làm thơ xưa, xong trước 1975)
- Ðôi nét về Hàn Mặc Tử (Truyện ký danh nhân, xong trước 1975)
- Ðôi nét về Ðào Tấn (Truyện ký danh nhân, xong trước 1975)
- Thơ chữ Hán của Thái Thuận (Tuyển dịch, xong trước 1975)
- Dạo quanh hí trường (Giai thoại về hát bội, xong 1989)
- Bóng ngày qua (Hồi ký, viết từ thiếu thời đến trước khi mất không lâu) v.v...

Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi huynhthanhchiem: 23/04/2012 - 00:14


#2 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1928 thanks

Gửi vào 23/04/2012 - 00:31

- Nghe thằng bạn kể (năm 2002):
Gia đình hắn đang làm ăn phát đạt, bỗng thua lỗ triền miên.
Bố mẹ hắn mời thầy địa lí về xem, thì thầy phát hiện; mồ mả nhà hắn, nằm ở ngã tư, theo thế núp cánh đại bàng.
Nhưng có một con mương thủy lợi đào ngang, làm đại bàng gẫy cánh.
Sau đó, ông ấy yểm kiểu gì đó, nhà hắn mới ko phá sản.

- Nghe bác ở quê kể (năm 2012):
Nhà bác với mấy nhà khác nằm cạnh ao làng.
Năm 2000, có một nhà ở góc ao, muốn bán bớt mảnh vườn của họ.
Mảnh vườn nằm ở góc ao, được bán cho 2 nhà.
Bác tôi đáng lẽ mua, nhưng trước đó, có một thầy địa lí, về xem, nói rằng tuyệt đối không được mua.
Đất đó là đất "góc ao, đao đình", ở là chết.
Sau 2 nhà kia, nhà nằm gần góc ao, cháy nhà, tai nạn, vợ con tâm thần.
Nhà nằm phía trong, được nhà phía ngoài gánh nạn, thì phất như diều gặp gió.

Nghe bác tôi nói, ông thầy tên là Thấu, ở thị trấn Như Quỳnh, Hưng Yên. Không biết trên này đã có ai nghe đến?

Thanked by 6 Members:

#3 TNK75

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2700 Bài viết:
  • 3660 thanks

Gửi vào 23/04/2012 - 00:33

ghê gớm vậy sao
do nhà đó bạc phúc nên mới gặp đất xấu hay phúc tốt gặp nhà xấu vẫn đứt như thường

Thanked by 1 Member:

#4 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 27/04/2012 - 00:09

Khi muốn nghiên cứu một vấn đề nào đó, thì trước tiên người nghiên cứu có lý thuyết để dẫn đường. Sau đó là thực tế để kiểm nghiệm lại những gì mà lý thuyết đã có. Đa số các bạn tham gia trang web huyền học đều có một hứng thú, và có một tin tưởng rằng những gì mà cổ nhân để lại có nhiều cái đúng và chúng ta đang tìm hiểu để gạn đục khơi trong. Điều quan trọng là phải khách quan, phải trung thực.
Vì vậy mình xin gởi nguyên đoạn văn này mà tác giả kể lại một chuyện phong thủy.Và chuyện tác giả kể có thể có đúng có sai. Nhưng trước tiên ta phải nghe tác giả kể lại tường tận đã rối hãy có ý kiến. Vì chưa nghe người ta nói gì mà bịt mồm người ta lại thì tư cách chẳng ra gì. Một trong những nhà tư tưởng khai sáng chủ nghĩa phục hưng mà sau đó được gọi là thế kỷ ánh sáng có câu nói :
“ Nếu tôi không đồng ý với anh nhưng tôi thề quyết đến chết để bảo vệ quyền tự do phát biểu ý kiến của anh “ Xin nhường lời cho tác giả VTH :


Cha tôi đạp xe đi Dịch Lễ, tìm được Lê Ðức Thọ, lôi Thọ ra khỏi cái giường êm, trả về cho tổ chức. Về chuyện này cha tôi có ghi lại trong tập hồi ký "Tháng Tám cờ bay". Lạ nữa là chẳng phải một mình Lê Ðức Thọ làm to. Hai người em ruột Thọ là Ðinh Ðức Thiện (tức Phan Ðình Dinh) và Mai Chí Thọ (tức Phan Ðình Ðống), cho tới Cách mạng Tháng Tám chưa hề có tiếng tăm trong hàng ngũ cách mạng cũng làm to nốt. Một người lên đến thượng tướng, bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí, một người được phong đại tướng ngành Công an khi về hưu.

Những nhà cách mạng lão thành cứ ngẩn ngơ trước sự thăng tiến vù vù trên hoạn lộ của ba anh em nhà nọ. Quả là sự hi hữu trong lịch sử. Người làng Dịch Lễ nói rằng ba anh em Khải-Dinh-Ðống lên nhanh thế là nhờ mồ mả. Tôi không tin. Sau này, được chính anh cháu ruột Lê Ðức Thọ, một nhà khoa học hẳn hoi chứ không phải người không hiểu biết, kể cho tôi nghe chuyện ngôi mộ cụ thân sinh Lê Ðức Thọ tôi mới đâm ra ngờ vực - chẳng lẽ thuật để mả có từ lâu đời ở nước ta lại có thật ? Không khoa học nào thừa nhận môn phong thủy, nhưng trong chuyện vận may của nhà họ Phan xem ra nó lại có lý hơn mọi cách giải thích khác. Sống vì mồ vì mả, không sống vì cả(5) bát cơm, không phải vô lý mà các cụ ta đã có câu như vậy

. Nhà khoa học kể : gia đình Lê Ðức Thọ gồm hai chi. Chi trên, ngành cả, là chi bác ruột của Thọ, cụ Phan Ðình Hòe, và chi dưới, cụ Phan Ðình Quế, thân sinh ra ba ông quan lớn sau này. Cụ Hòe từ nhỏ tư chất thông minh, văn hay chữ tốt, sau đỗ đạt cao, làm quan nhất phẩm, thượng thư hay là cái gì đó tương tự, tôi nghe nhưng không nhớ. Ông em ruột cụ là cụ Quế thì ngược lại, học trước quên sau, được cái tính củ mỉ cù mì, an phận thủ thường ở nhà với vợ, chịu khó cày sâu cuốc bẫm, chăn gà chăn lợn. Cụ Hòe thôi việc quan, được một thầy địa lý nổi tiếng trong vùng chọn cho một huyệt tốt phòng khi cụ hai năm mươi, gọi là huyệt Lỗ Ao.

Tại sao nó có tên như vậy thì nhà khoa học không biết, cũng không được ai giải nghĩa. Thế nhưng cụ Hòe lại thọ, thành thử huyệt đã sẵn mà cụ vẫn sống phây phây để rồi gặp được một thầy địa lý khác, theo lời thiên hạ đồn thì cao tay hơn ông thầy trước nhiều. Thầy địa lý này trẻ mà kênh kiệu, cụ Hòe vời mấy lần mới chịu tới. Trước mặt cựu thượng quan thầy cung kính chắp tay thưa : "Kẻ hèn võ vẽ chuyện đất đai, nghe lời cha mẹ dạy trước nay làm việc này chỉ cốt được sự phúc đức. Thấy ai không hiểu biết, lỡ đặt cha mẹ hoặc thân nhân nhằm chỗ đất độc thì mách cho người ta đặt lại kẻo rồi sau di hại đến con cháu. Chứ tìm đất tốt phát vương phát bá thì kẻ hèn này không có tài ". Cụ Hòe nói muốn nhờ thầy xem lại huyệt Lỗ Ao. Thầy vâng lời, xem xong rồi thưa :"Bẩm, quan lớn là bậc đa kiến văn, trí lự hơn người, xin quan tự định liệu. Huyệt này đúng là phát, phát lắm. Tiếc thay, nó phát một đời, nhưng lại bị nguyền rủa muôn đời".


Cụ Hòe giật mình, dặn con cháu :"Công hầu khanh tướng chẳng qua chỉ là giấc mộng hoàng lương. Ta chết đi chúng bay cứ chọn chỗ cao ráo cho ta nằm. Ta không muốn giòng họ ta vì phát một đời mà chịu tiếng xấu muôn đời !". Con cháu nghe lời bỏ huyệt Lỗ Ao. Cụ Hòe có để lại một bài tứ tuyệt nói lên ý trên, đúng là khẩu khí của bậc hiền nho, nhưng nhà khoa học kể chuyện này không thuộc. Cụ Quế tiếc rẻ cái huyệt phát, bảo: "Bác cả không nằm, để tao nằm". Cụ qua đời, con cháu táng vào huyệt Lỗ Ao. Câu chuyện này tôi được nghe vào năm 1966, thời cực thịnh của Lê Ðức Thọ. Cho đến khi tôi viết những dòng này Lê Ðức Thọ bị nguyền rủa đã nhiều. Trong cả nước. Từ dưới dân đen tới những tầng cao chế độ. Không phải chỉ những người bị Lê Ðức Thọ hãm hại và con cháu họ, mà cả những người vô can. Người ta coi Lê Ðức Thọ là đệ nhất gian thần trong lịch sử nước nhà. Ðinh Ðức Thiện không chịu chung những lời nguyền rủa với ông anh cả.

Trong cuộc đời không dài Ðinh Ðức Thiện đã giữ những chức vụ rất quan trọng - bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim, Trưởng ban xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần, Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí, hàm thượng tướng. Ông ít học. Trình độ học vấn không quá bậc sơ đẳng. Thế nhưng Ðinh Ðức Thiện khinh trí thức lắm. Ông hạ lệnh cho các kỹ sư điện tính toán thời hạn lắp đặt đường dây cao thế Thái Nguyên - Hà Nội. Họ tính kỹ rồi báo cáo lên Ðinh Ðức Thiện: không thể dưới hai năm. Ông ta nghe xong liền nổi khùng :"Rặt một lũ ăn hại đái nát ! Làm chó gì mà mất những hai năm. Tôi mà ra lệnh cho công binh làm ấy à, chỉ hai tháng là cùng. Tính với chả toán, tính như con c... Các anh lúc nào cũng cúi đầu làm theo sách vở của bọn thực dân đế quốc. Vào rừng chặt cây về mà làm cột, mắc điện vào. Là xong. Trí thức với chả trí ngủ !".
.
Người kể lại chuyện này là một kỹ sư tốt nghiệp Cao đẳng kỹ thuật thời Pháp, hôm ấy được nghe Ðinh Ðức Thiện trực tiếp quát mắng. Các kỹ sư tốt nghiệp ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng chẳng được ông tướng trọng vọng hơn. Họ dặn nhau :"Ðến yết kiến lão phải phơi nắng vài ngày cho da đen đi cái đã. Mà nhớ lấy nhá, chớ có đi giày tây, chớ có diện củ(6), lão hò hét gì mặc lão, cứ vâng dạ. Chớ cãi, cãi lão chỉ có chết". Thấy anh nào trắng trẻo, ăn vận sạch sẽ, có dáng ở Tây về, ăn nói thiếu thưa bẩm, cử chỉ không giữ gìn thận trọng trước cấp trên là ông quan hét ầm ầm:"Ði xuống cơ sở(7). Ngay lập tức, không oong đơ gì hết, Lao động một năm rồi về đây gặp tao". Ðinh Ðức Thiện dị ứng với bằng cấp. Kẻ có bằng cấp muốn được ông thu dụng phải nhoài người ra mà nịnh ông cho tới khi ông mềm lòng.

Có một thời sự thiếu học được coi là niềm tự hào - người ít học là người có quá khứ trong sạch, không dính với thực dân, phong kiến. Ðinh Ðức Thiện tự hào về sự thiếu học của mình lắm. Ông vỗ ngực đồm độp :"Xem tao đây này, tao chẳng có cái bằng chó nào hết, thế mà tiến sĩ kỹ sư sợ tao một phép. Chúng nó ỷ có học, nhưng học gì lũ chúng nó, học vẹt ấy thì có, rời sách vở ra là chịu chết. Trí thức mà không có thực tế chỉ là cục c... Chính tao này, tao chỉ đạo kỹ thuật cho chúng nó, chứ ai ? Nghe cái bọn quen bơ thừa sữa cặn ấy chỉ có mà ăn cháo, ăn cháo !". Cũng lại là công nhân theo lý lịch tự khai chứ không theo định nghĩa của Mác, Ðinh Ðức Thiện khó chịu với mọi biểu hiện ông cho là ăn chơi của cấp dưới. Lúc nào ông cũng phô cái quá khứ nhọc nhằn. Thực ra quá khứ của ông chẳng nhọc nhằn gì, người làng Dịch Lễ nói vậy. Ông sướng từ bé, lớn lên ra tỉnh ăn chơi lêu lổng, chim gái thành thần, họ kể. Nhưng ông cứ xưng xưng nói thế. Ông không cho phép cái lũ không biết nhọc nhằn là gì được phép sung sướng. Ông chỉ cho phép mình sung sướng thôi. Mà Ðinh Ðức Thiện là người biết cách để sung sướng lắm. Hồi kháng chiến chống Pháp, công tác tại Liên khu 3, Ðinh Ðức Thiện rủ Hoàng Minh Chính mở một hộp đêm để giải sầu :"Chúng mình đầu tắt mặt tối, vào sinh ra tử, khổ bỏ mẹ, phải có một chỗ để thỉnh thoảng giải khuây, làm một phát cho khoái". Hoàng Minh Chính không đồng tình :"Mày nói thế chó nó nghe được. Cán bộ cách mạng mà làm bậy, tổ chức kỷ luật chết". Ðinh Ðức Thiện cười vào mặt Hoàng Minh Chính :"Xì, mày ngu bỏ mẹ, tiền lấy ở quỹ đen, mình làm đen luôn, giữ bem(8) tốt, thằng chó nào biết !". Hoàng Minh Chính kể cho tôi nghe chuyện này vào mùa hè năm 1965, cũng nhân nói tới sự thăng tiến kỳ lạ của ba anh em họ Phan.

Trích hồi ký “ Đêm giữa ban ngày “ của VTH
Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi huynhthanhchiem: 27/04/2012 - 00:09


Thanked by 3 Members:

#5 huynhthanhchiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 202 Bài viết:
  • 341 thanks

Gửi vào 27/04/2012 - 12:54

Rinh về cho bà con xem chơi :

hihi... đọc bài viết của huynhthanhchiem TT mới vỡ ra nhiều điều... công nhận chọn đúng huyệt lợi hại thiệt đó, Con ông Đinh Đức Thiện là ông Đinh La Thăng tức cháu nội cụ Phan Đình Quế giờ là bộ trưởng giao thông... vậy là nhà đó phát hoài thôi... hihi....

__________________
The Truth Will Set You Free


Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 Kimthuy20212054

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1066 Bài viết:
  • 1209 thanks

Gửi vào 27/04/2012 - 16:59

Sa cũng muốn cái huyệt Lỗ Ao như cụ Quế, Ai có ko dùng cho Sa mua lại

#7 BlackBerry

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 216 Bài viết:
  • 337 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 12:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

huynhthanhchiem, on 27/04/2012 - 00:09, said:


....Thế nhưng Ðinh Ðức Thiện khinh trí thức lắm. Ông hạ lệnh cho các kỹ sư điện tính toán thời hạn lắp đặt đường dây cao thế Thái Nguyên - Hà Nội. Họ tính kỹ rồi báo cáo lên Ðinh Ðức Thiện: không thể dưới hai năm. Ông ta nghe xong liền nổi khùng :"Rặt một lũ ăn hại đái nát ! Làm chó gì mà mất những hai năm. Tôi mà ra lệnh cho công binh làm ấy à, chỉ hai tháng là cùng. Tính với chả toán, tính như con c... Các anh lúc nào cũng cúi đầu làm theo sách vở của bọn thực dân đế quốc. Vào rừng chặt cây về mà làm cột, mắc điện vào. Là xong. Trí thức với chả trí ngủ !".


Khẩu khí giống nhau:

Có lần cháu Cụ Quế lên thị sát nhà máy sx xăng E5 trên Phú Thọ thị sát:"Thuê bọn nước ngoài (Technip) làm đ... gì cho đắt, ở đây tao chỉ nấu rượu* thôi "
* : Công thức hóa học của ethanol(rượu) giống xăng E5

#8 Kimthuy20212054

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1066 Bài viết:
  • 1209 thanks

Gửi vào 04/05/2012 - 17:29

Khà khà, phong cách rất dân dã, ngưỡng mộ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 Diệu Bích

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2803 Bài viết:
  • 10084 thanks

Gửi vào 05/05/2012 - 15:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

huynhthanhchiem, on 27/04/2012 - 00:09, said:

Hồi kháng chiến chống Pháp, công tác tại Liên khu 3, Ðinh Ðức Thiện rủ Hoàng Minh Chính mở một hộp đêm để giải sầu :"Chúng mình đầu tắt mặt tối, vào sinh ra tử, khổ bỏ mẹ, phải có một chỗ để thỉnh thoảng giải khuây, làm một phát cho khoái". Hoàng Minh Chính không đồng tình :"Mày nói thế chó nó nghe được. Cán bộ cách mạng mà làm bậy, tổ chức kỷ luật chết". Ðinh Ðức Thiện cười vào mặt Hoàng Minh Chính :"Xì, mày ngu bỏ mẹ, tiền lấy ở quỹ đen, mình làm đen luôn, giữ bem(8) tốt, thằng chó nào biết !". Hoàng Minh Chính kể cho tôi nghe chuyện này vào mùa hè năm 1965, cũng nhân nói tới sự thăng tiến kỳ lạ của ba anh em họ Phan.



Em có được gặp cụ Hoàng Minh Chính mấy lần, một con người đáng kính trọng, không chịu khuất phục cường quyền.

Thanked by 2 Members:

#10 AbotoVokekote

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 24/08/2012 - 01:03

Hello. And Bye.
J6uRQwwAmEg






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |