Jump to content

Advertisements




Quan niệm dân gian vê "Mộ kết phát" có đúng không?


5 replies to this topic

#1 Zing919

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 09/12/2011 - 19:20

Ngày nay trong dân chúng lúc nào cũng bàn luận sôi nổi về việc “mồ mả kết phát” của dòng họ nào đó, vì thế con cháu được hưởng phúc ấm và nắm giữ các vị trí cao trong xã hội. Những lời đồn đãi được lan tỏa khắp mọi miền đất nước và người ta tin rằng chuyện mồ mả kết phát là có thực. Thế rối chẳng ai bảo ai người ta bảo nhau tu tạo mồ mả ông bà tổ tiên sao cho hoành tránh nhất vùng thì mới yên tâm. Trong mỗi vùng quê các dòng họ thi nhau tu bổ nhà thờ, từ đường và khôi phục các tục lệ cúng giỗ rất linh đình và kính cẩn tôn nghiêm.


Việc tu bổ mồ mả ông bà tổ tiên và nhà thờ các dòng họ là việc làm tốt đẹp để tỏ lòng thành kình và biết ơn các đấng sinh thành, đồng thời nuôi hi vọng thành đạt của thế hệ con cháu sau này. Việc làm đó là nét đẹp của đời sống văn hóa tâm linh mà tổ tiên từ xưa truyền lại cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Cách nay hơn ba ngàn năm khi học thuyết về dịch lý học Phương Đông ra đời thì khoa địa lý phong thủy được hình thành và phát triển cả về mặt lý luận và thực tiễn. Địa lý phong thủy chủ yếu là lo cho cuộc sống của người đang sống và lo về phần mồ mả cho người đã khuất. Dịch lý học Đông Phương cho rằng người đang sống và người đã khuất trong cùng một dòng tộc có mối quan hệ ràng buột lẫn nhau, do đó người ta mới quan tâm lo cho mộ phần ông bà tổ tiên là điều cần thiết và rất quan trọng trong cuộc sống. Thuở xa xưa ở Ai Cập cổ đại và các nước khác trên thế giới đã có phong tục “ướp xác” để bảo vệ hài cốt và linh hồn được trường tồn vĩnh hằng, đây cũng là một dạng cao siêu của “mồ mả” mà nhân loại đã từng làm trong quá khứ.

Từ xưa tới nay thực tế đã chứng minh rằng các tôn giáo khác nhau; các phong tục tập quán khác nhau;các dân tộc khác nhau v.v... thì đều tồn tại các hình thức “mồ mả” khác nhau, và điểm tương đồng của nó là công nhận sau khi con người mất đi về phần thể xác thì vẫn tồn tại phần linh hồn ở trong mộ phần của nó. Vì lý do này nên nhân loại mới quyết tâm giữ lại phần thể xác nằm trong các ngôi mộ vì nó gắn liền với phần linh hồn ở trong đó.

Mồ mả, nhà thờ và các hình thức thực tế của các dân tộc khác nhau trên thế gian này chính là đời sống văn hóa tâm linh của các dân tộc khác nhau trên thế giới này. Tôi chưa từng thấy ở đâu trên quả địa cầu này mà lại không có mồ mả. Khi nền văn minh của nhân loại chưa phát triển thì người ta đã quan tâm và lo lắng tới vấn đề này. Ngày nay khi đời sống đã văn minh thì người ta có điều kiện về kinh tế nên lại càng chăm lo về lĩnh vực này rất khang trang và không kém phần thành kính; thậm chí lại còn ganh đua nhau theo lối “Con gà tức nhau về tiếng gáy”, thành ra sinh nhiều chuyện không hay. Đó là điều có thực xảy ra trên đất nước ta hiện nay.

Địa lý phong thủy có nguồn gốc sớm nhất của nhân loại là ở Trung Quốc, sau đó lan truyền sang các nước ở Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam. Địa lý phong thủy quan tâm tới mồ mả của người đã khuất và đã có những quan điểm về mặt lý luận rất huyền diệu. Địa lý phong thủy cho rằng khi quyết định cuộc sống của muôn loài muôn vật , có đất là có khí, con người và vạn vật sinh ra tồn tại là từ đất, sau khi mất đi lại trở về với đất “Tứ tượng ngũ hành toàn lại thổ” và sau khi mất đi thì nhân gian thường nói là “Cát bụi lại trở về cát bụi”. Điều này đúng hay sai thì tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người mà thôi.

Khi bàn luận về mồ mả thì nhà địa lý Trung Quốc cổ xưa là Quách Phác có nói: “Táng người chết là để nhận sinh khí. Khí âm dương khi thở ra là gió, bay lên thì thành mây, rơi xuống thì thành mưa, di chuyển trong lòng đất (Long mạch) là khí mạch để sinh thành và nuôi sống vạn vật. Con người ta thì thân thể do cha mẹ sinh, thể xác tồn tại là do khí đúc kết lại mà thành hình, người sống là do khí tụ lại mà kết thành xương cốt. Khi chết đi thì chỗ còn lại là xương. Vì thế mai táng là phản khí nội cốt, nên phúc ấm được sinh ra là do khí tụ lại (ở mồ mả) mà thành…” Tiên sinh Quách Phác khẳng định rằng táng người đã khuất là “phản khí nội cốt” điều này có nghĩa là phải đặt phần mộ của người đã khuất sao cho nhận được sinh khí là khí tốt phải đi đúng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc; hoặc Tây Nam – Đông Bắc vì ở đó có ngôi sao mộ (Mộ khố). Phản khí nội cốt có nghĩa là sinh khí phải đi từ chân lên đầu theo hướng có ngôi sao mộ thì mới có khí chất ở ngôi mộ mới sinh ra.

Tiên sinh Quách Phác còn nói rằng: “Khí cảm nhận mà ứng phúc cho con người”, nghĩa là sinh khí ban đầu chỉ có một, rồi do vận động biến hóa mà thành. Ở trên trời thì khí hậu hành theo Lục hư (Quyết âm phong mộc – Thiếu âm quân hỏa – Thái âm thấp thổ - Thái dương – Hàn thủy – Dương minh táo kim). Khi khí vận hành ở dưới đất thì sinh thành vạn vật. Nếu trời không có khí thì ở đất không có khí nên vạn vật không thể sinh tồn. Đất không có khí thì lấy gì sinh thành và nuôi sống vạn vật. Sinh khí ẩn trong lòng đất nhìn không thấy được nên phải theo lý mà xét đoán theo hình thể của mặt đất mà tìm. Nếu biết được sinh khí ở chỗ nào thì khi táng mộ ở chỗ đó thì phần xương khô sẽ hấp thụ được sinh khí và hài cốt sẽ được bảo toàn (không bị mục rửa) và ngày nay người ta thường gọi là “Mồ mả kết phát” mồ kết phát có nghĩa là táng người đã khuất vào nơi có khí long mạch hội tụ thì linh hồn của người đã khuất mới được yên ổn, và phát phúc cho con cháu mai sau, vì thế Quách Phác tiên sinh mới nói: “Khi cảm nhận mà ứng ở phúc ấm mai sau” là lý do này.

Ngày nay khi mà nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển, người ta vẫn lo kiếm sống và vẫn hi vọng tu tạo mồ mả ông bà tổ tiên để được “phúc ấm mai sau”. Chuyện này có thực sự đúng không khi mà cơm áo gạo tiền hàng ngày vẫn chưa lo đủ cho cuộc sống gia đình.

Hơn hai mươi năm về trước, tôi có dịp tiếp xúc với 1 vị hòa thượng, tôi nêu vấn đề có chuyện “ Mồ mả kết phát hay không?” thầy nói với tôi rằng: “Kết phát hay không kết phát là do từ cái tâm của mỗi con người mà ra” chứ không thể là do từ cái mồ mả mà ra. Thầy chứng minh rằng tại sao trong dòng họ đó chỉ có một hoặc quá lắm là hai người thành đạt, còn hàng trăm con cháu thì vẫn lầm than. Phải chăng ông bà tổ tiên của dòng họ đó thiên vị và không công bằng nên sinh ra lắm chuyện, cuối cùng thấy khuyên tôi khi nghiên cứu về lĩnh vực này thì phải nhớ lấy câu “mồ yên mả đẹp” và đừng quan niệm “mồ mả kết phát” như dân gian vẫn thường quan niệm. Tôi là người không đủ trí tuệ để phân biệt hai quan điểm nêu trên, do đó mới viết ra những điều này.

Tôi hỏi thượng tọa “Thế nào là mồ yên và mả đẹp?”. Người điềm tĩnh nói với tôi rằng: “Mồ yên là con cháu, ông bà tổ tiên đã định sẵn sau khi qui tiên thì về tụ hội tại một vùng đất nào đó của dòng họ, đấy là chỗ qui tụ của ngàn đời nên gọi là mồ yên – mả đẹp là hàng năm con cháu chắt chút chít tới chăm sóc mộ phần của ông bà tổ tiên sao cho khang trang và bảo tồn mãi mãi.

Thôi thấy cách giải thích như thượng tọa vừa mang tính nhân văn của phật giáo và nho giáo vừa mang tính hiện thực của thời đại văn minh, và có tính kế thừa đạo lý quá khứ và hiện tại.

Khái niệm “Mồ yên mả đẹp” không bao giờ giống với khái niệm “Mồ mả kết phát” như dân gian truyền tụng. Điều cơ bản khác nhau chỉ là các nhà địa lý nổi danh ở Trung Quốc như Quách Phác hoặc Tả Ao (Việt Nam) thì mới tìm ra được những vị trí khí vượng cho vua và quan hoặc các nhà địa phú mà thôi, dân chúng thì chỉ cần “mồ yên mả đẹp” là quá hay và quá đủ.

Khi viết mấy dòng này tôi sực nhớ lời thầy tôi dạy (1987) hai điều là: “Hữu vật hữu tắc” và “Quí nhân quí vật”. Thầy nói rằng hữu vật hữu tắc là nếu con người gây ra cái gì tốt hoặc xấu thì sẽ gánh lấy cái tốt hoặc xấu mà con người đã gieo rắc trước đó. Đây giống như là “thuyết nhân quả của nhà phật”. Câu quí nhân quí vật thì quá trừu tượng, thầy dạy rằng: “Nếu mình không có mệnh làm vương hoặc tướng, mà chỉ là mệnh của dân thường, nếu leo lên ở địa vị vương tướng thì có ngày mất mạng như chơi. Thầy dạy cho tôi về các thế đất Vương – Quí – Phú vừa lý thuyết vừa thực địa. Cuối cùng thầy nói “Quí nhân quí vật” tôi ngỡ ngàng và không hiểu vì sao. Thầy nói: Đất quí địa thì phải chờ có người quí nhân thì mới thụ hưởng, người không phải là quí nhân mà táng vào nơi đất quí địa thì táng gia bại sản ba đời, vậy nên khái niệm “Mồ mả kết phát” của dân tộc Việt Nam và của lý thuyết Quách Phác Trung Quốc có cái gì đó hầu như chưa thống nhất. Thầy Quách Phác nói: “Táng người chết là để nhận sinh khí”. Vậy ngày nay khi mà khoa học văn minh của nhân loại đang phát triển thì hiểu “Sinh khí” của mồ mả là cái gì? Phải chăng là mồ mả của người đã khuất được táng vào vị trí địa chi có khí mạch sinh vượng?

Thế hệ trẻ ngày nay làm sao thấy được và hiểu được vị trí nào là có khí mạnh sinh vượng để táng mộ phần ông bà tổ tiên vào đó, hơn nữa đất chật người đông thì làm sao tìm ra chỗ đất có khí mạch sinh vượng như ngày xưa ông cha ta đã từng làm.

Thời đại liên tục thay đổi, hệ thống chính trị thay đổi và làm cho địa cuộc ở mặt đất lúc nào cũng thay đổi, do đó khí mạch (Long mạch) cũng thay đổi. Tất cả các sự thay đổi đó làm cho khí mạch của từng địa cuộc thay đổi theo, dẫn tới dòng họ này trước kia suy mà lại phát, dòng họ này đang phát mà sau này lại suy. Đấy là lẻ thịnh suy của thời cuộc mà do con người tạo ra môi trường không phù hợp.

Khi tôi viết mấy dòng này thì sực nhớ câu dân gian thường nói là: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nghĩa là không thể thịnh mãi mãi và không thể suy mãi vì đó là qui luật của thuyết “Âm - Dương” của dịch lý. Thuyết Âm - Dương của dịch lý bao quát hết tất cả mọi vấn đề của người và vạn vật đang sống và đã chết, trong đó địa lý phong thủy quan tâm đến mộ phần (mồ mả) của người đã khuất.

Các nhà phong thủy của Trung Quốc cổ xưa khi quan sát thực tiễn thấy rằng có các loại mộ phần như sau: Thiên táng. Thiên táng nghĩa là tai nạn trời sinh ra cho một vùng hoặc một nhóm người nào đó tại một thời điểm nào đó ở một vị trí nào đó.Địa táng là do động đất, núi lửa, tai nạn sập hầm hố từ trước đó. Nghĩa là thi thể do đất tự nhiên vun đắp thành mồ mả.

Nhân táng nghĩa là do ông bà tổ tiên bố, mẹ, sau khi già cả mất đi thì sẽ do con cháu lo liệu an táng, đây là việc rất thường tình của dân chúng.

Sựa khác nhau của Thiên táng và Địa táng ở chỗ là không do sức người tạo ra nó, nó là khả năng siêu hình của tự nhiên và bắt con người phải tuân theo. Thiên táng và Địa táng khác nhau ở chỗ cái là do trời sinh ra (sét đánh) cái là do đất sinh ra (động đất) không hiểu có đúng hay không vì dịch lý Đông Phương nói như vậy.

Viết phần “Mồ mả kết phát” có đúng hay không mà dân gian ngày nay không ngừng bàn luận, người bảo có và kẻ bảo không, làm sao phân định đúng sai. Về mặt lý luận thì tôi kém xa Quách Phác ở Trung Quốc và Tả Ao ở Việt Nam nhưng thực tế thì khắp mọi miền đất nước vẫn lưu truyền những ngôi mộ cổ mà không có một thế lực nào dám động tới. Tại sao lại như vậy? phải chăng có một sức mạnh vô hình nào đó đã ngăn cản để cho các thế lực cầm quyền ngày nay và mai sao không được phép đụng đến.

Tôi là người chưa đủ trí tuệ để bàn luận vấn đề “Mồ mả kết phát” mà dân chúng hiện nay đang bàn cải. Những điều nêu trên chẳng qua là từ trên sách vở và các lời dạy cảu các bậc tiền nhân nêu lên là để các quí vị cùng tham khảo.

Bản thân tôi quan niệm theo dân gian về “Mồ mả kết phát” thì không thể thống nhất vì mấy lí do sau:

- Thuở của thầy Quách Phác thì đất rộng người ít nên thầy tha hồ tìm long mạch cho người sống và mô phần cho người đã khuất thời ấy không giống như bây giờ.

- Hình thức táng người đã khuất bây giờ khác thời xưa vì đất ít mà người đông thì làm sao chọn được hướng tốt và khí tốt.

- Ngày nay phải công nhận những ngôi mộ cổ từ Bắc – Trung – Nam vẫn tồn tại mà không thể có một thế lực nào phá bỏ, tại sao lại như vậy ? Phải chăng có cái gì đó bảo tồn để nó trở thành vĩnh cửu

- Phong tục tập quán khác nhau, tôn giáo khác nhau, dân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau v.v… thế mà quan niệm về “mồ mả” lại có những điểm tương đồng giống nhau cho dù là hình thức khác nhau.

- Mồ mả kết phát là niềm tin và hi vọng của người đang sống trong hiện tại cầu xin thịnh đức của ông bà tổ tiên đã khuất để phù hộ độ trì cho con cháu sau này, đó là những ý tưởng tốt đẹp của dân chúng ngày nay.

- Thực sự có mồ mả kết phát hay không? thì thật khó mà lý giải. Quách Phác tiên sinh nói đúng nhưng chỉ đúng trong thời đại của ông ta. Tả Ao của Việt Nam nói đúng nhưng ông ta chẳng làm nên trò trồng gì cho đất nước Việt Nam, chẳng qua chỉ là hư truyền mà thôi.

- Tôi là người thích tìm hiểu đọc nhiều sách tham vấn nhiều thầy, thấy rằng các sách và các thầy không đủ lý giải để bàn cải vấn đề trên. Viết vài dòng rất mong được sự đóng góp của độc giả.

Nguyễn Như Ý

Thanked by 5 Members:

#2 mada

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 27/12/2011 - 14:33

"Khí âm dương khi thở ra là gió, bay lên thì thành mây, rơi xuống thì thành mưa, di chuyển trong lòng đất (Long mạch) là khí mạch để sinh thành và nuôi sống vạn vật. Con người ta thì thân thể do cha mẹ sinh, thể xác tồn tại là do khí đúc kết lại mà thành hình, người sống là do khí tụ lại mà kết thành xương cốt. Khi chết đi thì chỗ còn lại là xương. Vì thế mai táng là phản khí nội cốt, nên phúc ấm được sinh ra là do khí tụ lại (ở mồ mả) mà thành…_...Nếu trời không có khí thì ở đất không có khí nên vạn vật không thể sinh tồn. Đất không có khí thì lấy gì sinh thành và nuôi sống vạn vật. Sinh khí ẩn trong lòng đất nhìn không thấy được nên phải theo lý mà xét đoán theo hình thể của mặt đất mà tìm. Nếu biết được sinh khí ở chỗ nào thì khi táng mộ ở chỗ đó thì phần xương khô sẽ hấp thụ được sinh khí..." Viết lên những dòng này chắc Zing919 đã có câu trả lời cho chủ đề của Topic này..?/ Theo thiển ý của tôi Mộ kết thì Phát mà muốn Phát thì phải Kết. chả liên quan gì tới quan niệm, phong tục của ai hay Xã hội nào cả. (Đạo giả, vạn vật chi áo, thiện nhân chi bửu, bất thiện nhân chi sở bảo._ ĐẠO ĐỨC KINH-Chương VI ĐẠO).

#3 cukhiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 01/07/2012 - 21:19

Chào các bác !
Tôi muốn bình luận cùng các bác nhưng bận quá nên chỉ có đủ thời gian để copy mấy đường link này vào để các bác tham khảo . Theo nhận thức của tôi thì đây là một nhà nghiên cứu lý học phương đông nói chung và phong thủy nói riêng rất gỏi & Rất có tâm với đât nước và những thân chủ mà anh ấy có duyên giúp đỡ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mong mọi người khi nghiên cứu bình luận không nên có sự thành kiến và định kiến !
Xin cảm ơn !

Sửa bởi cukhiet: 01/07/2012 - 21:34


Thanked by 5 Members:

#4 cukhiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 46 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 03/07/2012 - 14:32

Tôi trích trong blogdienban của nhà nghiên cứu PT ... Bùi Quốc Hùng để ai quan tâm điến âm trạch tham khảo :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mong anh Dienban không phản đối !
Xin cảm ơn !

Thanked by 4 Members:

#5 nguyenvu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 13 thanks

Gửi vào 12/12/2012 - 00:18

Ban đầu phong thủy sơ khai mô tả hình thế, hay còn gọi là loan đầu mang tính bản thể ban đầu. Nhưng phải hiểu cốt lõi của việc đó có khí và tụ khí. Sau đó là kỹ thuật táng mộ hay đặt nhà thực chất liên quan đên moi trường và trọng taam là con người phải phù theo tiêu chuẩn của các học thuyết lý khí đi kèm. Tất nhiên có cái gì ra khỏi học thuyết nhân quả đâu. Nhưng ht nhân quả là học thuyết định tính nên người ta cứ tận kỳ lực nhi tri thiên hạ sự. Thực tế hơn ta thể tìm nguồn năng lượng từ không gianxug quanh, cái lớn dùng het thì dùng cái nhỏ, mà dùng hết rồi lại phải sáng tạo. Giông như việc trái đất hết nguồn nl cơ bản thì sao...

#6 SONGHI

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 141 Bài viết:
  • 79 thanks

Gửi vào 23/12/2012 - 22:00

không hiểu khi yahoo blog đóng của thì: trang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


được huyển về đâu nhỉ ? Mong được chỉ dẫn
Cảm ơn nhiều
SH






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |