Jump to content

Advertisements




CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO


95 replies to this topic

#31 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 04:16

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

GIÁ TRỊ CỦA SỰ TẬP ĐOÀN

Sự có mặt của một vị cao đồ của Chân Sư thường là một sự giúp đỡ rất lớn cho người thí sinh dự bị hoặc đã được thâu nhận.

Ở Ấn Độ thời cổ, khi một vị tôn sư chọn đệ tử, người thường quy tựu họ lại thành một nhóm và đem họ theo mỗi khi người đi đến bất cứ nơi nào. Thỉnh thoảng, người dạy họ một vài điều, nhưng thường thì họ không nhận được lời giáo huấn nào cả. Tuy nhiên, họ cũng tiến bộ rất mau bởi vì họ được hào quang của Tôn Sư luôn luôn bao phủ và thấm nhuần lấy họ thay vì bị bao vây chung quanh bởi những ảnh hưởng của trần gian.

Vị Tôn Sư cũng giúp đỡ họ trong việc đào luyện tánh tình, và luôn luôn xem xét họ một cách tỉ mỉ. Những đấng Chân Sư của chúng ta không thể áp dụng phương pháp đó trên thế qian, nhưng đôi khi các Ngài cũng sắp đặt để cho những vị đệ tử cao niên thay mặt các Ngài, có thể quy tụ chung quanh họ một nhóm thí sinh trẻ tuổi, và săn sóc họ từng người, cũng như một người làm vườn săn sóc những cây kiểng, ban rải cho họ ngày đêm những ảnh hưởng cần thiết để làm thức động một vài đức tánh, hay tăng cường những điểm yếu kém. Vị cao đồ của Chân Sư ít khi nhận chỉ thị trực tiếp về công việc đó, mặc dầu một đôi khi Chân Sư có thể đưa ra vài ý kiến hoặc lời phê bình.

Việc tựu họp thành nhóm cũng có thể giúp cho sự tiến bộ của những thí sinh. Họ cùng chia sớt và chịu ảnh hưởng của những lý tưởng cao thượng, điều đó làm phát triển mau chóng những đức tánh tốt lành. Theo Luật Nhân Quả, người có chí nguyện sẽ được dắt dẫn đến gần một vị tiến hóa hơn y trên đường Đạo và được giúp đỡ rất nhiều tùy theo khả năng tiếp nhận của y. Theo lệ thường, Chân Sư không có trực tiếp nâng đỡ một người nào, trừ phi y đã có tiếp xúc với một vị đệ tử cao cấp của Ngài, để dìu dắt và giúp đỡ y.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, và mỗi vị Chân Sư đều có phương pháp riêng để đối xử với những đệ tử của Ngài. bà Annie Besant có kể một trường hợp mà Chân Sư thường hay gởi đệ tử đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, để cho họ có thể tự cường bằng cách tự mình phát triển lấy những khả năng của mình, với một sự giúp đỡ tối thiểu từ bên ngoài. Mỗi đệ tử đều được giáo huấn theo một phương pháp thích hợp nhứt cho họ.

#32 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 13:36

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG V

THỜI KỲ NHẬP MÔN

Mặc dầu việc Chân Sư chánh thức thâu nhận đem đến một sự thay đổi lớn lao trong đời của người đệ tử, nhưng cuộc lễ nhập môn cũng không có nhiều nghi thức hơn bao nhiêu so với cuộc lễ vào hàng đệ tử Dự bị. Dưới đây là bài tường thuật một cuộc lễ nhập môn của vài vị đệ tử trẻ tuổi, để cho độc giả có thể so sánh với cuộc lễ Dự bị đã miêu tả trước đây.

MỘT CUỘC LỄ NHẬP MÔN CHÁNH THỨC

Như thường lệ, chúng tôi đến nhà đức Chân Sư Kuthumi, và thấy Ngài đang cùng với đức Chân Sư Morya ngồi nói chuyện. Chúng tôi đứng ngoài một lúc, nhưng Chân Sư gọi chúng tôi đến gần với một nụ cười tiếp đón vui vẻ, và chúng tôi cúi lạy Ngài như mọi khi.

Người thí sinh thứ nhứt, mà đức Thầy của y đã có lần gọi là "một Ngôi sao bác Ái" có một lòng yêu kính rất sâu xa đồi với đức Thầy và coi Ngài như một đấng Từ Phụ, y cảm thấy thoải mái tự nhiên ở tại nhà Ngài, mặc dầu y bao giờ cũng nói chuyện với Ngài với một tấm lòng cung kính rất mực. Thật là một điều tốt đẹp mà thấy y ở gần đức Thầy.

Trong dịp đó, đức Thầy mỉm cười một cách rất dịu dàng và nói với y: "Con đã quyết định làm việc dưới sự dìu dắt của Ta và hiến mình để phụng sự nhân loại chăng?"

Người thiếu niên sốt sắng trả lời rằng y đã quyết định như vậy, và đức Thầy nói tiếp: "Ta rất hài lòng về những cố gắng mà con đã làm, và hy vọng rằng con sẽ tiếp tục như thế. Con chớ quên, trong giai đoạn mới mà con sẽ bước qua những gì Ta đã nói với con cách đây mấy tháng. Công việc làm và lòng dũng cảm của con đã làm cho Ta có thể thâu ngắn thời kỳ dự bị của con, và ta rất vui lòng mà thấy con đã chọn lựa con đường ngắn nhứt trong tất cả mọi con đường tiến bộ, là dắt dẫn những linh hồn khác cùng với con đi trên đường Đạo. Tình thương vô kỷ tuyệt đối là cái quyền năng mạnh mẽ nhứt trên thế gian, nhưng ít có người có thể giữ cho nó được tinh khiết, khỏi bị ô nhiễm bởi sự lợi dụng và ghen tuông, dẫu cho đó chỉ là tình thương đối với một người. Sự tiến bộ của con là do bởi con đã giữ cho ngọn lửa bác ái trong lòng con luôn luôn chói rạng. Con đã cố gắng nhiều để phát triển sức tự cường, nhưng con còn cần dùng nhiều hơn thế nữa. Con phải sở đắc tánh phân biện và sự mau mắn, nhậm lẹ, để con có thể thấy sự gì cần phải làm vào đúng lúc, thay vì chậm hơn mười phút sau. Trước khi nói năng, hành động, con hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả của nó sau này sẽ như thế nào. Nhưng con đã xử sự rất đúng và Ta rất hài lòng về con".

Kế đó, đức Thầy để mỗi bàn tay lên đầu của mỗi thí sinh, và nói: "Ta thâu nhận con làm đệ tử theo nghi lễ cổ truyền". Rồi Ngài đem mỗi thí sinh vào trong vòng hào quang của Ngài để cho mỗi người được thấm nhuần từ điển của Ngài trong giây lát. Sau khi đó, họ đều có vẻ vô cùng hân hoan và hạnh phúc, và biểu lộ những đức tánh đặc biệt của Chân Sư, mà trước đó họ chưa hề có bao giờ. Khi mọi việc đã xong, Chân Sư mới nói riêng với từng người: "Ta ban ân huệ cho con". Và Ngài nói chung với tất cả: "Các con hãy theo Ta lại đây. Ta phải trình diện các con để được chánh thức nhìn nhận và ghi tên vào sổ". Rồi Ngài đưa cả bọn đến đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan). Đức Văn Minh nhìn qua từng người và nói: "Các con đều còn rất trẻ tuổi. Ta khen các con đã đạt tới địa vị này sớm như vậy. Vậy các con hãy sống một cách xứng đáng với trình độ mà các con đạt được".

Kế đó, Ngài ghi tên các vị đệ tử trong quyển Sổ Vàng bất diệt, chỉ cho họ thấy những cột còn trống đối diện với tên của họ, và bày tỏ hy vọng rằng không bao lâu Ngài có thể ghi những tên khác vào sổ.

Từ nhà đức Văn Minh Đại Đế trở về, một lần nữa, Chân Sư đem những vị đệ tử mới vào chỗ động phủ gần nhà Ngài và họ nhìn xem Ngài tiêu hủy những chiếc hình nộm của họ trong không gian, mà Ngài đã tạo nên trước đó ít lâu.

Ngài nói: "Vì bây giờ các con luôn luôn gần với ta hơn trước, nên chúng ta không còn cần dùng những hình nộm đó nữa".

#33 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 13:43

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

SỰ HỢP NHỨT VỚI CHÂN SƯ

Nếu ta quan sát cuộc lễ nhập môn đó bằng cái nhãn quang siêu phàm, thì ta thấy hào quang của Chân Sư như một bầu lửa sáng rực, chứa đựng nhiều tầng lớp cùng một trung tâm với nhiều màu sắc khác nhau. Thể Xác của Ngài và những thể khác ở ngay trung tâm của khối hào quang sáng rỡ, với một đường bán kính xa chừng vài trăm thước. Khi người đệ tử đến gần Thể Xác của Chân Sư, thì y tiến vào cái bầu hào quang sáng rỡ cấu tạo bằng thể chất tinh anh, và sau cùng khi y quỳ dưới chân đức Thầy, thì y đã ở tại trung tâm của khối háo quang rực rỡ đó.

Khi đức Thầy ôm người đệ tử vào lòng một cách thân yêu như đã mô tả ở trên, và bao phủ y bằng cái hào quang của Ngài, thì lúc đó chính cái phần trung tâm khối hào quang của Ngài nới rộng ra để bao trùm luôn cả hào quang của người đệ tử. Trong trọn cuộc lễ Nhập môn, người đệ tử hoàn toàn ở bên trong cái vòng hào quang thần diệu của Chân Sư. Như vậy, trong một lúc, hai cái hào quang hỗn hợp làm một, không những hào quang của Chân Sư ảnh hưởng tới hào quang của đệ tử, mà những đức tánh đặc biệt của người đệ tử đã thu hoạch được, cũng kích động những trung tâm tương tự trong hào quang của Chân Sư, và hào quang của Chân Sư chiếu sáng rực lên để đáp lại.

Sự hợp nhất thần diệu của Chân Sư với đệ tử bắt đầu từ cuộc lễ nhập môn, đã trở thành một điều vĩnh cửu, và sau đó, mặc dầu người đệ tử có thể cách xa Chân Sư hàng ngàn dặm trên cõi thế gian, những thể thanh cao của y đều rung động cùng một nhịp với những thể của đức Thầy. Người đệ tử luôn luôn được hòa hợp với đức Thầy, bằng cách đó, và lần lần y càng trở nên giống như đức Thầy, tuy rằng lúc đầu sự hòa hợp hãy còn chưa rõ rệt lắm. Như thế, y trở nên một người phụng sự đắc lực trên thế gian, với tư cách như một đường vận hà, để chuyển di thần lực của Chân Sư ở các cõi hạ giới. Bằn cách thiền định suy gẫm thường xuyên về Chân Sư và hướng hoài bão tâm linh đến Ngài, người đệ tử cũng ảnh hưởng đến những đến những Thể thanh cao của y để cho những thể này luôn luôn cởi mở và sẵn sàng đón nhận ân huệ của Chân Sư.

Bất cứ lúc nào, những Thể của y cũng bận rộn với ý tưởng đó, luôn luôn chờ đón mọi ý muốn và cử chỉ của Chân Sư. Trong khi chúng hướng về Chân Sư một cách chăm chú và sẵn sàng đón nhận những gì của Ngài ban xuống, thì chúng khép chặt đối với những ảnh hưởng xấu của thế gian. Bởi đó, tất cả những Thể thanh cao của người đệ tử, từ Thể Vía trở lên, đều có thể ví như một cái chén, hay cái quặng, mở rộng ở phía trên nhưng khép chặt ở bốn bề, và hầu như không thể nào thu nhận những ảnh hưởng xấu ở những cõi giới thấp.

Sự hòa hợp nói trên của người đệ tử vẫn luôn luôn tiếp tục trong suốt thời kỳ nhập môn. Lúc đầu những rung động của y ở vào nhiều bát độ (octave) thấp hơn của đức Thầy, nhưng được nâng cao lên lần lần. Sự kiện này chỉ có thể diễn ra từ từ, chớ không thể làm ngay tức khắc; cũng như việc lên dây một cây đờn vĩ cầm hay đờn dương cầm. Đờn là những vật vô tri giác, còn đây là trường hợp của một sinh vật, và muốn duy trì sự sống thì sự tiến triển chậm chạp bên trong phải dung hòa cái xác thể với ảnh hưởng bên ngoài, cũng như một người làm vườn từ từ uốn nắn những cành cây cho mọc theo một chiều hướng nhất định hay một nhà y sĩ giải phẩu dùng y cụ để sửa đổi cái chân một người què cho từ từ đước ngay ngắn trở lại.

Chúng ta biết rằng trong cái phương sách hợp nhất đó, Chân Sư không có đặt trọn sự chú ý của Ngài cho cá nhân một vị đệ tử nào, mà Ngài ảnh hưởng tới hằng ngàn người cùng một lúc. Đống thời Ngài cũng luôn luôn làm những công việc siêu đẳng hơn nhiều ở các cõi trên, chẳng khác nào như đánh một ván cờ vĩ đại, mà những quốc gia trên thế giới, cùng với mọi thứ quyền năng, các đấng Thiên thần và người, là những con cờ của Ngài sử dụng.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Ngài cũng rất lớn đối với người đệ tử, chẳng khác nào như Ngài chỉ săn sóc có một mình y chớ không nghĩ đến người nào khác, vì sự chú ý mà Ngài có thể chia ra cho mỗi người trong hằng trăm người khác nhau, cũng còn lớn hơn của chúng ta khi ta tập trung tất cả sự chủ ý của mình vào một người mà thôi. Chân Sư thường giao cho các vị đệ tử cao niên của Ngài công việc săn sóc các hạ thể của người đệ tử mới, mặc dầu Ngài vẫn để cho có một sự giao cảm thường xuyên giữa các Thể của Ngài và của người đệ tử. Bằng cách đó, Ngài giúp đỡ người đệ tử rất nhiều, mà y không hề hay biết chi cả.

Như thế, người đệ tử Nhập Môn trở nên một "tiền đồn" cho tâm thức của đức Thầy, nói một cách khác, y là tai mắt của đức Thầy ở dưới thế gian. Đức Thầy thấy, nghe và cảm giác xuyên qua y, và bất cứ việc gì làm trước mặt y đều là làm trước mặt đức Thầy. Điều này không có nghĩa là Chân Sư phải luôn luôn ý thức được những thời sự hằng ngày vào đúng lúc xảy ra, mặc dầu Ngài có thể biết được điều đó. Trong khi đó Ngài có thể đặt hết tâm trí vào một công việc khác, nhưng sau đó, những sự việc tái diễn lại trong trí nhớ của Ngài. Những gì mà người đệ tử đã kinh nghiệm về một vấn đề đặc biệt nào đó, sẽ hiện ra trong trí của Chân Sư khi Ngài chú ý vào vấn đề đó.

Khi người đệ tử gởi một tư tưởng sùng tín đến Chân Sư, thì cái tia chớp nhẹ nhàng mà y phóng ra tạo nên một ảnh hưởng giống như việc mở một cánh cửa lớn, nó đón nhận một nguồn bác ái và thần lực rất dồi dào của Chân Sư tuôn xuống. Nếu ta gởi một tư tưởng trung thành, sùng tín đến một người nào không phải là Chân Sư, thì nó tựa như một dòng ánh sáng rực rỡ chiếu thẳng tới người ấy; còn nếu một tư tưởng như thế được một vị đệ tử gởi đến Chân Sư, thì vị đệ tử tức thời được tràn ngập bởi một tình thương mạnh mẽ dồi dào của Chân Sư ban xuống cho y, Thần lực của Chân Sư luôn luôn tuôn ra ngoài và chuyển đi tứ hướng như ánh sáng mặt trời, nhưng tư tưởng của người đệ tử làm cho một phần lớn của nguồn thần lực rất phong phú đó tuôn tràn xuống người y trong một lúc.

Sự hợp nhứt giữa Chân Sư và đệ tử được hoàn toàn đến nỗi nếu những hạ thể của người đệ tử bị một sự xáo trộn quan hệ nào, thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến những Thể của Chân Sư. Và vì sự rung động xấu xa đó ảnh hưởng đến công việc của Chân Sư ở các cõi trên, nên khi nào việc đó xảy ra thì Ngài phải tạo một bức màn để ngăn cách người đệ tử với Ngài, cho đến khi nào sự xáo trộn kia tiêu tan không còn nữa.

Lẽ tất nhiên, thật là một việc đáng buồn cho người đệ tử nếu đột nhiên y bị ngăn cách với đức Thầy bằng cách đó, nhưng đó là hoàn toàn do lỗi của y. Y có thể chấm dứt tình trạng ngăn cách đó khi nào y kiểm soát trở lại được những tư tưởng và tình cảm của mình. Một sự kiện đáng tiếc như thế thường không kéo dài quá bốn mươi tám giờ đồng hồ, tuy nhiên tôi biết có những trường hợp nặng nề hơn nhiều, mà sự ngăn cách với đức Thầy kéo dài suốt nhiều năm, thậm chí đến suốt đời. Nhưng đó là những trường hợp cực đoan và ít khi xảy ra, vì nếu một người có thể bị vấp ngã nặng nề như thế, thì có lẽ y đã không được thâu nhận làm đệ tử.

#34 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 13:49

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

VIỆC CHUYỂN DI THẦN LỰC

Không một người nào có thể được thâu nhận làm đệ tử, trừ phi y đã có tập được thói quen hướng những sức mạnh của y từ trong ra ngoài, là tập trung sự chú ý và ảnh hưởng của mình vào kẻ khác, để ban bố những tư tưởng lành và thiện chí cho những kẻ đồng loại. Thói thường, người ta hay dồn sức mạnh của họ vào bên trong, và vì lẽ đó nên những nguồn mãnh lực của họ hay đụng chạm nhau. Nhưng người đệ tử phải chuyển cái tâm từ trong ra ngoài, và giữ luôn luôn cái thái độ của người ban rải tình thương và làm việc phụng sự. Như thế, những Thể thanh cao của người đệ tử lúc nào cũng mở ra như cái quặng, sẵn sáng đón nhận những ảnh hưởng tốt lành của Chân Sư. Đồng thời, những hạ thể của y ở phần dưới cái quặng, đã quen túa rải ra bên ngoài những ảnh hưởng của y cho kẻ khác. Những điều kiện đó làm cho người đệ tử trở nên một khí cụ toàn hảo cho Chân Sư dùng để chuyển di thần lực của Ngài.

Nếu một vị Chân Sư, từ bên Tây Tạng, muốn gởi một ít thần lực trên mực độ cao của chất dĩ thái sang tận Nữu Ước, thì thật không có lợi mà phóng ra một luồng dĩ thái trực tiếp xuyên qua cả một đoạn đường dài như thế. Ngài phải chuyển thần lực lên trên những cõi cao hơn nhiều, đến tận địa điểm mong muốn, và từ trên đó, đào một cái quặng cho thông xuống tận nơi. Nhưng đào một cái quặng như thế, hay phóng một luồng thần lực sang tận Nữu Ước, làm cho Chân Sư phải tốn mất gần hết phân nửa số thần lực mà Ngài dự bị sẵn để dùng vào công việc phải làm. Vì thế, một vị đệ tử có mặt ở tại chỗ là một điều rất quý báu để tiết kiệm sinh lực và công phu, và y phải nhớ rằng, hơn tất cả mọi sự, y phải tự luyện mình để trở nên một đường vận hà tốt, và đó chính là điều mà Chân Sư trông cậy ở nơi y. Như vậy, người đệ tử có thể được coi như một cái cơ quan của Chân Sư để cho Ngài sử dụng ở tại nơi mà y có mặt.

Thể xác con người thật ra là một vật chuyển di những quyền năng của Chân Ngã. Trải qua nhiều thế hệ, nó đã quen thừa hành những mệnh lệnh của Ý Chí một cách ít tốn kém sinh lực nhứt. Thí dụ như chúng ta muốn dời chỗ hay lật đổ một cái ly để trên bàn, thì chúng ta có thể đưa tay ra để làm cái việc đó một cách dễ dàng. Chúng ta cũng có thể làm lật đổ cái ly chỉ bằng sức mạnh của ý chí mà không đụng tới cái ly. Quả thật, một người quen của tôi đã từng thí nghiệm điều này và đã thành công, nhưng mỗi ngày y phải bỏ ra một giờ cố gắng công phu ráo riết, và liên tiếp trong hai năm để làm cái công việc đó. Trong trường hợp này, lẽ dĩ nhiên là việc dùng những phương tiện vật chất thông thường sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn đầu tiên mà người đệ tử được tiếp xúc mật thiết với Chân Sư, y thường cảm thấy một số thần lực rất dồi dào đi xuyên qua mình y, mà không biết nó đi về đâu. Y chỉ có cảm giác như là một khối lửa rất lớn xuyên qua mình y một cách mãnh liệt và tràn ngập vùng chung quanh.

Với một chút sự chú ý dè dặt, không bao lâu y sẽ có thể phân biệt được khối thần lực đó đi về hướng nào; sau đó y có thể theo dõi, trong khi hoàn toàn thức tỉnh, nguồn thần lực của Chân Sư và truy nguyên ra những người đã được Ngài giúp đỡ và ban ân huệ. Tuy nhiên, người đệ tử không thể tự mình điều khiển luồng thần lực đó. Y chỉ được sử dụng như một đường vận hà, và đồng thời y cũng được huấn luyện để hợp tác trong việc phân phối thần lực. Về sau, sẽ đến lúc mà Chân Sư thay vì dồn thần lực của Ngài vào người đệ tử để chuyển đến cho một người khác ở một nơi xa xôi, Ngài sẽ dạy người đệ tử tìm ra đương sự và ban cho y một ít ân huệ, để tiết kiệm thần lực của Ngài.

Bất cứ lúc nào và ở tại nơi nào mà người đệ tử có thể làm một phần công việc của Chân Sư, thì Ngài sẽ giao phó phần việc đó cho y luôn luôn, và nếu người đệ tử càng tăng gia hiệu lực của mình, thì y càng được giao phó thêm nhiều công việc hơn nữa, để chia bớt gánh nặng và trách nhiệm của Chân Sư, dầu là chỉ trong một phần rất nhỏ. Chúng ta nghĩ nhiều về những gì mà ta có thể làm ở thế gian, nhưng tất cả những gì ta có thể tưởng tượng và thi hành đều không đáng kể, so với những gì mà Chân Sư làm xuyên qua chúng ta. Có một luồng từ điển nhẹ nhàng luôn luôn đi xuyên qua người đệ tử mặc dầu y không hay biết gì cả; tuy nhiên y sẽ cảm thấy một cách rõ rệt mỗi khi một luồng thần lực dồi dào hơn được gởi đến cho y.

#35 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 13:55

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

GỞI THÔNG ĐIỆP

Đôi khi, Chân Sư gởi một thông điệp nhất định, qua sự trung gian của người đệ tử, cho một người thứ ba. Tôi còn nhớ một lần, tôi được lệnh chuyển một bức thông điệp như thế cho một hội viên thuộc hạng trí thức cao, mà tôi không quen biết nhiều. Tôi hơi lúng túng khi đến gặp ông ta về vấn đề này nhưng dầu sao tôi cũng phải làm tròn việc ấy. Tôi bèn nói với ông ấy như sau:

"Sư phụ tôi dạy tôi chuyển bức thông điệp này cho huynh, và tôi chỉ theo lịnh dạy. Tôi biết rằng tôi không có bằng chứng gì đưa cho huynh để chứng minh rằng đó là thông điệp của đức Thầy, vậy huynh muốn đặt cho nó một tầm quan trọng đến bực nào tùy ý. Tôi chỉ thừa hành mạng lịnh của Ngài mà thôi".

Tự nhiên là tôi biết phần nội dung của bức thông điệp ấy, vì tôi đã chép nó ra, và tôi cả quyết rằng, nếu xét về phần hình thức bề ngoài, nó chỉ là một thông điệp hoàn toàn giản dị và thân hữu, mà bất cứ một người hảo ý nào cũng có thể gởi cho một người khác, và nó dường như không có một ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng, cái bề ngoài đôi khi lại rất phỉnh lừa, vì người mà tôi chuyển giao bức thông điệp lại có vẻ ngạc nhiên và nói với tôi: "Huynh không cần phải chứng minh rằng đó là thông điệp của đức Thầy. Tôi nhận nó ra ngay theo cách hành văn trong đó. Huynh không thể nào hiểu được ý nghĩa của nhiều câu nói bóng dáng của Ngài". Đến bây giờ, tôi cũng chưa hiểu đó là ý gì.

KIỂM ĐIỂM TƯ TƯỞNG

Một điều vinh hạnh khác rất quý báu của người đệ tử Nhập Môn là y có thể đặt tư tưởng của y bên cạnh tư tưởng của đức Thầy về bất cứ một vấn đề gì và thử so sánh hai luồng tư tưởng đó. Ta thấy ngay việc sử dụng cái quyền năng đó sẽ giúp cho tư tưởng của người đệ tử theo những đường lối cao thượng và tự do là dường nào, và nhờ đó y sẽ có thể sửa đổi mọi sự lầm lạc, mọi khuynh hướng thiên lệch hoặc mọi sự hiểu lầm. Người đệ tử có nhiều cách để sử dụng cái quyền năng đó.

Phương pháp của tôi dùng là luôn luôn đắm chìm trong cơn nhập định, và cố gắng thâm nhập vào tâm thức của Chân Sư đến mức độ xa nhứt mà tôi có thể. Khi tôi đã đạt tới cái điểm cao nhứt mà tôi có thể tới được, thì lúc đó, thình lình tôi quay nhìn lại cái vấn đề muốn nghiên cứu, và tôi liền có cái ấn tượng về việc Chân Sư sẽ nhìn thấy vấn đề đó như thế nào. Có lẽ cái ấn tượng đó hẳn là chưa được hoàn toàn, nhưng ít nhất, tôi cũng hiểu Ngài sẽ nghĩ gì về vấn đề đó khi tôi có thể đi sâu vào tư tưởng của Ngài.

Tuy nhiên, ta hãy coi chừng chớ nên lạm dụng cái quyền năng tuyệt diệu đó. Nó chỉ là một phương tiện thăm dò tối hậu về những vấn đề đặc biệt khó khăn, hoặc về những trường hợp mà mặc dù không đủ yếu tố xét đoán, chúng ta vẫn phải có một quyết định; chớ nó không phải dùng để tránh cho chúng ta khỏi phải nhọc công suy nghĩ, hay để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt tầm thường hằng ngày mà chúng ta có thể tự mình giải quyết lấy.

Người thí sinh muốn được thâu nhận phải tự xét mình một cách chặt chẽ. Nếu y không có nhận được những lời khuyên bảo trực tiếp của Chân Sư, hay của một vị cao đồ về những thói xấu đặc biệt mà y phải tránh, thì y nên tự xem xét lấy mình với tất cả sự thiện chí của y.

Khi nào y tự khám phá lấy, hay có người chỉ cho y thấy những thói xấu đó, y phải tự sửa mình với một sự sốt sắng không ngừng. Đồng thời, y không nên vì một lẽ gì mà tự kiểm thảo một cách quá đáng đến đỗi y vì đó mà phát bệnh. Phép xử thế chắc chắn nhứt là tập trung sự chú ý vào việc giúp đỡ người khác. nếu y chỉ nuôi có một tư tưởng đó trong trí, thì tự nhiên y sẽ hướng mình theo đúng đường lối. Ý muốn dọn mình để làm việc phụng sự giúp đời sẽ giúp cho y vượt qua mọi chướng ngại, và mặc dầu y không chú ý đến sự tiến hóa riêng của mình, y cũng nhận thấy rằng sự tiến hóa đó đã được thực hiện.

#36 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 14:04

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

SỰ TIÊU KHIỂN

Người ta không trông mong rằng người đệ tử bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ đến Chân Sư một cách dồi dào mãnh liệt; nhưng hình ảnh của Chân Sư phải luôn luôn có sẵn ở trong trí y, lúc nào cũng sẵn sàng bên cạnh mỗi khi y cần dùng đến trong những sự biến đổi thăng trầm của cuộc đời. Trí não của chúng ta cũng giống như sợi dây cung, nó không thể lúc nào cũng căng thẳng luôn luôn. Một sự nghỉ ngơi vừa phải việc thay đổi tư tưởng là một điều cần thiết để giữ cho trí não được lành mạnh. Nhưng người đệ tử phải vô cùng thận trọng mà giữ cho sự tiêu khiển của y không bao giờ đượm một mảy may nhơ bợn hay độc ác. Y không nên dung túng, dầu chỉ trong chốc lát, một tư tưởng nào làm cho y phải hổ thẹn nếu Chân Sư nhìn thấy.

Đọc một truyện tiểu thuyết hay để tiêu khiển là một điều vô hại. Những hình tư tưởng do nó tạo nên sẽ không đụng chạm với trào lưu tư tưởng của Chân Sư, nhưng có nhiều loại tiểu thuyết độc hại, gây nên những hình tư tưởng nhơ bẩn trong trí não: hoặc những tiểu thuyết đề cao sự tội lỗi, và những loại khác tập trung tư tưởng của độc giả vào những vấn đề xấu xa của cuộc đời hay diễn tả một cách sống động những màn thù hận và độc ác; tất cả những loại tiểu thuyết đó phải được tuyệt đối tránh xa. Ngoài ra, sự tham dự hoặc xem những cuộc chơi giải trí hoặc thể thao lành mạnh đều không có hại: nhưng bất cứ cuộc chơi giải trí nào có tánh cách tàn bạo, thô bỉ, hoặc trong đó có xen lẫn tính độc ác, có thể gây sự đau đớn, thương tổn cho người và vật, đều bị tuyệt đối cấm ngăn.

SỰ THÀNH CÔNG CHẮC CHẮN

Người đệ tử phải quyết định rằng trong những cố gắng của y để tiến trên đường Đạo, y sẽ không bao giờ để cho bị ngã lòng vì thất bại, dầu cho y bị thất bại nhiều lần. Bất luận bao nhiêu lần y đã thất bại, hay bị vấp ngã trên đường Đạo y cũng phải đứng dậy và tiếp tục tiến tới, dầu cho đó là lần thứ nhứt hay là lần thứ một ngàn. Ở cõi phàm trần có nhiều điều mà ta không thể làm được, nhưng ở cõi giới cao hơn, thì khác hẳn. Ở cõi Trần, chúng ta không thể dở nổi vật nặng một tấn nếu không dùng máy móc: nhưng ở những cõi trên, với sự kiên nhẫn, chúng ta có thể giải tỏa áp lực của nhiều sự bất toàn của mình. Điều đó có lý do rõ ràng. Bắp thịt của con người không đủ sức mạnh để dở nổi một tấn, và không có một sự luyện tập nào có thể làm cho nó có đủ sức dở nổi trọng lượng đó, vì sức bắp thịt có giới hạn. Trái lại, trên địa hạt tâm linh, con người có cả một kho thần lực thiêng liêng vô tận mà y có thể sử dụng. Như thế, với những cố gắng đều đặn và thường xuyên, lần lần y sẽ có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi chướng ngại.

Người ta thường nói: "Tôi có thể làm những việc ở cõi Trần, nhưng ở cõi Trung Giới và Thượng Giới thì rất khó, và tôi không làm được bao nhiêu". Sự thật trái ngược lại. Người ta không quen tư tưởng và hành động ở cõi thanh cao, nên họ tưởng rằng họ không thể. Nhưng khi mà họ đặt ý chí của họ một cách vững vàng, họ sẽ thấy rằng sự vật sẽ theo chiều hướng của ý chí đó bằng một cách không thể thực hiện được ở cõi Trần.

Có vài đệ tử nhận thấy họ được giúp đỡ rất nhiều, trong công việc đó bằng việc sử dụng một bùa phép hay linh phù. Những vật này có thể giúp đỡ một cách thực sự, vì thể xác của ta cần phải được chế ngự cũng như trí não và tình cảm, và nó là vật khó ảnh hưởng nhứt. Một bùa phép hay linh vật đã được truyền điển thật mạnh để dùng vào một mục đích nhứt định, do một người am hiểu về khoa này, có thể là một vật trợ lực rất quý báu. Nhiều ngưới nói rằng họ không cần có sự trợ giúp đó, nhưng đối với tôi, tôi nhận thấy công việc rất khó nhọc đến nỗi tôi sẵn sàng nhận lãnh bất cứ một sự trợ giúp nào mà người ta có thể đưa đến cho tôi.

#37 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 14:08

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG VI

THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐIỂM ĐẠO

Trong thời kỳ thâu nhận chính thức, ngoài ra việc dùng vị đệ tử như một người tập sự, Chân Sư cũng chuẩn bị để trình diện y trước Quần Tiên Hội trong một cuộc lễ Điểm Đạo. Mục đích của Quần Tiên Hội là trợ giúp Cơ Tiến Hóa, và Chân Sư biết rằng khi người đệ tử có cái vinh hạnh rất lớn được gia nhập vào Hội Quần Tiên, y sẽ hữu ích cho thế gian nhiều hơn trước rất xa. Bởi đó, Ngài có ý định đưa vị đệ tử của Ngài lên cái địa vị đó càng sớm càng hay. Trong những kinh sách cổ Đông Phương nói về vấn đề này, có từ hàng ngàn năm về trước, người ta thấy có nhiều đoạn tường thuật về thời kỳ chuẩn bị đó. Trong các sách vở Thông Thiên Học lúc ban đầu, thời kỳ đó được gọi là con đường chuẩn bị, danh từ này không có nghĩa là thời kỳ dự bị làm đệ tử của một vị Chân Sư, mà là một thời kỳ huấn luyện tổng quát để chuẩn bị cho người Đệ tử được Điểm Đạo.

Phương pháp chuẩn bị người đệ tử rất dễ hiểu và đại khái cũng giống như sự giáo dục ở một vài trường Đại Học của chúng ta hồi xưa. Nếu một sinh viên muốn thi lấy một bằng cấp Đại Học, trước hết y phải qua cuộc thi vào Đại Học Viện (University) và sau đó được nhận vào một trong những Trường lớn (College). Vị Giám đốc Trường này có trách nhiệm về sự tiến bộ của người sinh viên; và có thể được coi như người đỡ đầu chánh của y. Người sinh viên phải tự mình học hỏi một phần lớn các bài vở, nhưng vị Giám Đốc có nhiệm vụ trông nom xem y có chuẩn bị đầy đủ hay không trước khi y được trình diện để thi lấy bằng cấp.

Vị Giám Đốc không có phát bằng cấp, mà việc phát bằng cấp là do một cơ quan trừu tượng gọi là Đại Học Viện (University), thường là do nơi vị Phó Viện Trưởng (Vice-Chancellor) làm đại diện. Chính Đại Học Viện, chớ không phải ông Giám Đốc Trường, tổ chức khoa thi và phát bằng cấp. Ông Giám Đốc Trường chỉ có một phần trách nhiệm về sự chuẩn bị của người sinh viên. Trong cuộc chuẩn bị đó, ông ta có thể, với tư cách là một tư nhân, có những sự giao thiệp riêng tư nào đó mà ông ta xét thấy cần, đối với người sinh viên, nhưng việc ấy không có dính dáng gì đến Đại Học viện.

Cũng giống như thế, Quần Tiên Hội không có liên quan gì đến sự tiếp xúc giữa Chân sư và người đệ tử, đó là một việc hoàn toàn đặt dưới sự quyết đoán riêng tư của đức Thầy. Cuộc Điểm Đạo là do một Nhân viên Quần Tiên Hội, được chỉ định để chủ tọa cuộc lễ, nhân danh đấng Điểm Đạo độc tôn; đó là phương pháp duy nhất để Điểm Đạo cho người đệ tử. Khi một vị Chân Sư xét thấy rằng một trong những vị đệ tử của Ngài đáng được Điểm Đạo lần thứ nhứt, Ngài liền thông báo điều này và giới thiệu người đệ tử cho Quần Tiên Hội. Quần Tiên Hội chỉ hỏi rằng người đệ tử đã sẵn sàng được Điểm Đạo hay chưa mà thôi, chớ không nói đến sự liên hệ giữa người đệ tử với bất cứ một vị Chân Sư nào.

Các đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội không cần biết rằng vị đệ tử đó là ở trong thời kỳ dự bị, hay là đệ tử chánh thức, hay là "Con" của Đức Thầy, vì điều đó không có liên quan gì đến các Ngài. Đồng thời, một thí sinh được Điểm Đạo phải do sự đề nghị và ủng hộ của hai vị trong những Nhân viên cao cấp của Quần Tiên Hội, nghĩa là hai vị đã đắc quả Chơn Tiên (Asekha). Bởi đó, không có vị Chân Sư nào đề nghị cho một người được vào hàng Điểm Đạo trừ phi Ngài thật chắc chắn rằng y có đủ điều kiện, điều này Ngài chỉ có thể biết được do một sự hỗn hợp rất chặt chẽ với tâm thức của y.

Như thế, con Đường Chuẩn bị là một giai đoạn đưa đến con Đường Chánh Đạo, bắt đầu từ cuộc Điểm Đạo thứ nhứt. Trong những kinh sách Đông Phương, những con Đường này được diễn tả một cách vô tư và không có nói đến sự hiện diện của các Chân Sư. Trước hết, người ta nêu ra những câu hỏi: "Làm sao một người sống ở thế gian có thể bước vào con đường Chuẩn bị, và làm sao y biết được rằng điều đó có thật?"

#38 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 14:14

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

BỐN NHÂN DUYÊN ĐƯA ĐẾN CỬA ĐẠO

Các kinh sách Đông Phương nói rằng có Bốn nhân duyên đưa con người vào đường Đạo. Nhân duyên thứ nhứt là gần gũi hoặc giao du thân cận với những người đã đi trên đường Đạo. Thí dụ như vài người trong chúng ta có thể đã là những vị tăng ni, hoặc tu sĩ thời Trung Cổ. Trong cuộc đời tu hành đó, có lẽ chúng ta đã tiếp xúc với một vị Sư Trưởng hay một bà Bề Trên của tu viện, một vị đã từng có kinh nghiệm thâm sâu về đời sống tâm linh, thí dụ như bà Thánh Theresa.

Có lẽ chúng ta đã khâm phục vị lãnh đạo tinh thần đó và không vì tư lợi, đã thiết tha mong ước rằng một kinh nghiệm như thế cũng sẽ đến với ta. Chúng ta có thể không nghĩ gì đến sự danh vọng mà điều ấy sẽ đem đến cho chúng ta, hay sự thỏa thích về tinh thần, nhưng chỉ nghĩ đến cái vui được giúp đỡ người khác, cũng như vị Sư Trưởng đã giúp đỡ người khác bằng sự kinh nghiệm thâm sâu của Ngài. Một hoài bão như thế trong một tiền kiếp là cái nhân duyên sẽ giúp cho chúng ta được gặp Đạo trong kiếp sau.

Ở những nước hấp thụ một nền văn hóa Âu Châu, thì phương pháp hầu như độc nhất để giúp chúng ta hiểu được Đạo lý trình bày một cách rõ ràng, là tiếp xúc với Hội Thông Thiên Học, hay là đọc những sách vở Thông Thiên Học. Có những kinh sách thần bí hoặc giảng về khoa Thần Linh, cũng giúp chúng ta được nhiều tài liệu, nhưng theo chỗ tôi được biết, thì không kinh sách nào giảng giải Đạo lý một cách rõ ràng và đúng theo khoa học như những sách vở Thông Thiên Học. Tôi không thấy có bộ sách nào chứa đựng một kho tài liệu dồi dào cho bằng bộ sách "Giáo Lý Nhiệm Mầu" (The Secret Doctrine).

Lẽ tự nhiên, cũng có những Thánh Kinh của Ấn Độ và của những nước khác giảng giải rất nhiều về Đạo lý, nhưng nó không được trình bày một cách dễ hiểu cho chúng ta, để cho chúng ta có thể lãnh hội hay thưởng thức được với cái căn bản văn hóa sẵn có của mình. Sau khi đã đọc các sách vở Thông Thiên Học, nếu chúng ta đọc các bản dịch ưu tú của những kinh sách Đông phương, chúng ta có thể thấy giáo lý Thông Thiên Học tiềm tàng trong đó. Trong bộ Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, (mặc dầu theo quan niệm của chúng tôi, có nhiều chỗ dịch không đúng) chúng ta thấy có rất nhiều giáo lý Thông Thiên Học; nhưng trước khi tìm thấy điều đó, chúng ta phải hiểu biết khá nhiều về giáo lý này.

Khi chúng ta đã học giáo lý Thông Thiên Học, chúng ta thấy tức khắc có bao nhiêu kinh sách khác đều đồng một quan điểm với nó và không thể giải thích một cách hợp lý nếu không nhờ Thông Thiên Học. Trước kia chúng ta thấy những cuộc nghi lễ ở Thánh Đường dường như vô nghĩa, nay nhờ giáo lý Thông Thiên Học giải thích rõ cho chúng ta thấy nó có ý nghĩa thâm sâu, linh động và đầy thú vị. Tuy nhiên, tôi chưa hề nghe nói ai đã có thể suy diễn ra hệ thống giáo lý Thông Thiên Học từ những kinh sách hay nghi lễ tôn giáo. Như thế một nhân duyên đưa con người đến gần đường Đạo là gần gũi những người đã đi trên con đường đó.

Nhân duyên thứ hai là đọc sách vở về Đạo lý, hay nghe giảng Đạo lý. Những giáo lý này đến với tôi năm 1882 do quyển sách "Thế giới huyền linh" của ông A.P.Sinnett; và ngay sau khi đó tôi đọc quyển sách thứ nhì của ông, là quyển "Phật giáo Bí truyền". Do linh tánh, tôi biết ngay rằng những điều trình bày trong hai quyển sách ấy đúng là Chân Lý, và tôi chấp nhận ngay. Càng nghe và đọc về những điều ấy làm cho tôi có một sự tha thiết mong muốn tìm biết thêm, học hỏi tất cả những gì tôi có thể học về vấn đề này, và theo đuổi Chân lý khắp chốn trên thế gian nếu cần, cho đến khi nào tôi tìm thấy nó. Ít lâu sau đó, tôi xin từ chức trong Giáo Hội Anh Quốc và đi qua Ấn Độ, vì tôi cảm thấy rằng tại xứ này tôi có thể đi sâu vào Đạo Lý nhiều hơn.

Nhân duyên thứ ba được nêu ra trong những kinh sách Đông Phương là sự mở mang trí huệ. Bằng sức mạnh của tư tưởng, nhờ sự thiền định suy gẫm ráo riết, con người có thể tự mình khám phá ra những nguyên tắc về Đạo lý. Tuy nhiên, phương pháp này dường như ít có người áp dụng.

Nhân duyên thứ tư, cũng theo kinh đó, là sự trau dồi đức hạnh, điều này có thể đưa con người vào đường Đạo. Bằng cách kiên tâm bền chí trau dồi hạnh kiểm và làm việc thiện, một người có thể lần lần phát triển tâm linh và thấm nhuần ánh sáng Đạo lý.

#39 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 23:36

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG ĐỨC TÁNH CẦN THIẾT

Vào khoảng bốn mươi năm về trước, những đức tánh cần thiết để bước vào đường Đạo, theo quan điểm Phật Giáo Bí Truyền được đưa ra như sau:

Đức tánh thứ nhứt, tánh Phân Biện, mà ngưới Ấn Độ gọi là "Viveka", tiếng Nam Phạn gọi là "Manodvaravajjana" nghĩa là sự mở cửa của cái Trí, hay nói đúng hơn, "sự giải thoát do nơi cửa Trí Huệ". Đó là một cách độc đáo để trình bày ý tưởng này, vì ta sẽ có được tánh Phân Biện khi cái Trí của ta mở rộng để cho ta biết nhận định điều chân với điều giả, điều tốt lành với điều bất hảo, và có thể phân biệt những đối tượng.

Đức tánh thứ hai, tánh Vô Dục, hay dứt bỏ lòng ham muốn, mà người Ấn Độ gọi là "Vairagya", tiếng Nam Phạn gọi: "Parikamma", có nghĩa là chuẩn bị hành động, ngụ ý rằng chúng ta phải chuẩn bị hành động trong thế giới huyền linh bằng cách tập làm điều thiện chỉ vì ta yêu mến việc thiện. Điều này ám chỉ một trạng thái hoàn toàn thản nhiên trước kết quả của mọi hành động, một trạng thài giống như tánh Vô Dục, mặc dầu dưới một quan điểm khác hẳn.

Đức tánh thứ ba là Hạnh Kiểm tốt, gồm có sáu điểm người Ấn Độ gọi là Shatsampalti, tiếng Nam Phạn gọi "Upacharo" nghĩa là chăm chú lập hạnh. Để cho người học Đạo có thể so sánh sáu điểm này với những điểm nêu ra trong quyển Dưới Chân Thầy, tôi xin lập lại dưới đây những điều tôi đã trình bày trong quyển Những người Cứu trợ Vô hình.

Những điểm đó, theo tiếng Nam Phạn (pali) gồm có:

a) "Samo", đức yên tĩnh, tức là sự thanh tịnh của cái Trí, kết quả của việc hoàn toàn kiểm soát tư tưởng, một đức tánh vô cùng khó khăn, nhưng cũng tối cần thiết, vì trừ phi những tư tưởng của chúng ta hoàn toàn chịu tuân theo mệnh lệnh của Ý Chí, nó không thể là một khí cụ hoàn toàn cho công việc của Chân Sư về sau này. Đức tánh này rất quan trọng, nó gồm cả sự tự chủ và sự yên tịnh cần thiết cho công việc ở cõi Trung Giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Damo",sự chế ngự hay tự chủ trong hành động và lời nói, đức tánh này phát sinh từ những đức tánh kể trên, và ám chỉ sự tinh khiết.

c) "Uparati", đức khoan dung, tiêu trừ mọi sự dị đoan mê tín, sự tin tưởng nơi những hình thức lễ bái của một tôn giáo nhất định. Đức tành này đưa người thí sinh đến sự độc lập về tư tưởng và lòng nhân từ khoan hậu.

d) "Titikkha", đức kiên nhẫn, sẵn sàng chịu đựng một cách vui vẻ bất cứ điều gì do nghiệp quả đưa đến cho ta, và ly khai bất cứ vật gì thuộc về cõi thế gian, vào bất cứ lúc nào cần thiết. Đức tánh này ngoài ra còn ám chỉ một sự dửng dưng, không thù hận hay bất bình vì những điều đau khổ xảy đến, vì người thí sinh biết rằng những người nào làm khổ cho y, chỉ là những khí cụ của nghiệp quả mà y phải trả.

e) "Samadhana", sự kiên tâm, bền chí, tập trung mọi cố gắng vào một mục đích hay đường lối duy nhất, không thể nào để cho sự cám dỗ làm cho đi lạc đường.

f) "Saddha", Đức tin, tin tưởng nơi Chân Sư và tin nơi mình; nghĩa là tin rắng đức Thầy là một nhà hướng dẫn có đủ tài năng; người đệ tử, dầu cho y có ý nghĩ như thế nào trong lúc hiện tại về những quyền năng của y, vẫn có luôn luôn trong người của y điểm linh quang của Thượng Đế. Một khi điểm linh quang đó được khơi lên thành ngọn lửa, nó sẽ giúp cho y một ngày kia sẽ thực hiện được những gì Chân Sư đã làm.

Đức tánh thứ tư, người Ấn Độ gọi là "Mumukshatva", có thể dịch là "Sự thiết tha mong muốn giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử" người Phật tử gọi là "Sự thừa kế trực tiếp", bởi vì đức tánh này là kết quả tự nhiên của ba đức tánh trên.

Nhờ sự so sánh đó, người ta thấy rằng những đức tánh mà người thí sinh cần phải có để được Điểm Đạo lần thứ nhứt, trên nguyên tắc căn bản đều giống nhau, dầu rằng khi mới nghe qua, nó có vẻ khác biệt nhau. Chắc chắn trong hai mươi lăm thế kỷ, và trước đó lâu hơn nữa, cái phương pháp bất di dịch đó đã được noi theo, để giúp cho sự tiến hóa của những người đặc biệt luôn luôn chiến đấu không ngừng cho lý tưởng.

Mặc dầu ở vào một vài thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng ta, có những hoàn cảnh được thuận tiện cho sự Điểm Đạo hơn ở những thế hệ khác, nhưng những điều kiện cần phải có lúc nào cũng như nhau, và chúng ta đừng tưởng rằng những đức tánh cần thiết đã được giảm bớt.

#40 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 23:42

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

PHẦN THỨ BA

NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO LỚN

CHƯƠNG VII

CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT (CHỨNG QUẢ TU ĐÀ HƯỜN: Sotapatti)

ĐẤNG ĐIỂM ĐẠO ĐỘC TÔN

Nói đến sự Điểm Đạo, nhiều người cho rằng đó là một cấp bực mà họ phải đạt tới trên đường tu hành. Họ tưởng tượng rằng người được Điểm Đạo là một người đã tiến hóa rất cao và đã trở nên một nhân vật siêu đẳng, khác hẳn người thường. Quan niệm đó tuy là đúng, nhưng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nếu chúng ta thử xét vấn đề theo một quan điểm cao siêu hơn. Tánh cách quan trọng của sự Điểm Đạo không phải là nơi ở việc đề cao một người, mà ở chỗ từ nay người ấy đã vĩnh viễn trở nên một phần tử của một Cơ quan vĩ đại, một Hội các Thánh, nói theo danh từ siêu việt của Thiên Chúa Giáo, dấu rằng ít có người đã chú ý đến ý nghĩa thật sự của những danh từ đó. Ý nghĩa huyền diệu của cuộc Điểm Đạo vào Quần Tiên Hội sẽ được hiểu rõ hơn sau khi chúng ta đã xem xét sự tổ chức của Quần Tiên Hội và công việc của các Chân Sư, mà chúng tôi sẽ giải bày trong những chương sau.

Người thí sinh, kể từ nay, đã trở nên khác hơn một người thường, bởi vì y là một phần tử của một sức mạnh kinh khủng. Trên mỗi hành tinh, đấng Thái Dương Thượng Đế đều có một vị đại diện của Ngài, hành động cũng như một vị Phó Vương. Trên quả địa cầu của chúng ta, thì cái danh hiệu dành cho vị Đại diện đó là "đức Ngọc Đế". Chính Ngài là vị Trưởng Thượng của nhóm Quần Tiên Hội; cơ quan này không phải chỉ là một tổ chức huyền bí mà mỗi vị đều có những trách vụ riêng, nó cũng là một sự hợp nhất vĩ đại, một khí cụ hoàn toàn uyển chuyển trong tay đức Ngọc Đế, một khí giới rất lợi hại mà Ngài có thể sử dụng.

Có một Thiên Cơ huyền diệu và vô cùng mầu nhiệm, theo đó đấng Độc Tôn sau khi đã tự phân tán ra thành thiên hình vạn trạng trong thế gian, nay đang ở vào thời kỳ hợp nhứt trở lại làm một. Không phải là một đơn vị nào trong cái Cơ cấu toàn diện sẽ mất đi một phần nào quyền năng của nó, nhưng mỗi đơn vị sẽ thêm vào Cơ cấu đó một cái gì lớn lao hơn gấp ngàn lần; từ nay nó là một phần của Thượng Đế, một phần Thể Xác của Ngài mang, khí giới của Ngài dùng, chiếc đờn của Ngài khảy, khí cụ của Ngài dùng làm công việc.

Trên thế gian, chỉ có một đấng cầm quyền Điểm Đạo. Tuy nhiên, trong những cuộc Điểm Đạo thứ nhứt và thứ nhì, Ngài có thể phái một vị Chân Sư thay mặt cho Ngài để chủ tọa cuộc lễ, nhưng vị chủ lễ này phải hợp nhứt với Thượng Đế và kêu gọi đến Ngài vào giờ phút quan trọng mà quả vị mới được ban cho người đệ tử. Cuộc Điểm Đạo thứ nhứt là một cơ hội huy hoàng và đáng ghi nhớ trong đời sống tâm linh của người đệ tử. Đức Chân Sư Kuthumi đã giải thích như thế khi Ngài thâu nhận một vị đệ tử, Ngài nói với vị này như sau:

"Nay con đã đạt được mục đích đầu tiên của những hoài bão của con, từ giờ phút này, Ta khuyên hãy chú ý đến những điều kiện khắc khổ hơn nhiều và cần thiết để vượt qua giai đoạn kế tiếp. Điều mà con sẽ chuẩn bị, sự "Nhập Lưu", mà Thiên Chúa Giáo gọi là sự "Cứu Rỗi", là cái đích rốt ráo của một loạt những kiếp sống của con ở dưới cõi trần, cái kết quả thành tựu của bảy trăm kiếp. Trong cái dĩ vãng xa xăm, có lúc con đã thoát kiếp thú để bước qua giai đoạn làm người. Trong tương lai, mà ta hy vọng sẽ đến một ngày gần đây, con sẽ thoát khỏi kiếp làm người bằng cái cửa quả vị Chơn Tiên để trở nên một bực Siêu Nhân. Ở khoảng giữa hai điểm cực đoan đó, không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn Điểm Đạo, và bây giờ con phải đặt hết tư tưởng vào đó. Không những nó là nó là một sự bảo đảm chắc chắn cho con từ rày về sau, mà nó còn thâu nhận con vào Quần Tiên Hội hằng có đời đời để giúp đỡ nhân loại.

Bởi đó, con hãy tưởng tượng rằng muốn nắm lấy một cơ hội phi thường như thế, cần phải có một sự chuẩn bị cẩn thận chu đáo là dường nào. Ta muốn cho con hãy luôn luôn ghi nhớ trong trí sự tốt đẹp huy hoàng của một cơ hội như thế, để cho con có thể sống theo kịp những lý tưởng cao siêu của nó. Thể xác của con hãy còn trẻ đối với một sự cố gắng vĩ đại như vậy, nhưng con có một cơ hội hiếm có và tốt đẹp vô cùng. Ta muốn cho con hãy nắm lấy cơ hội đó một cách trọn vẹn".

#41 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 23:52

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NGƯỜI TÂN ĐẠO ĐỒ

ĐỐI VỚI QUẦN TIÊN HỘI

Khi một linh hồn được Điểm Đạo, nó trở nên một phần tử của một tổ chức chặt chẽ nhứt trên thế gian; từ nay, nó đã hợp nhứt với cái biển tâm thức rộng lớn của Quần Tiên Hội. Trong một thời gian khá lâu, người Tân Đạo Đồ (người mới được Điểm Đạo) sẽ không thể hiểu tất cả tầm quan trọng của sự hợp nhứt đó. Người ấy phải đi sâu vào những thánh điện trước khi y có thể nhận định rằng sự liên quan đó chặt chẽ là dường nào, và tâm thức của đức Ngọc Đế rộng lớn là dường nào, mà tất cả các đấng Chân Sư đều ít nhiều cùng chia sớt với Ngài. Sự hợp nhứt đó là một điều mà chúng ta không thể hiểu nổi và diễn tả được ở cõi trần; nó thật siêu hình và tế nhị ngoài khả năng diễn tả của lời nói và văn tự. Tuy nhiên, nó vẫn có thật, và khi ta bắt đầu hiểu nó rồi, thì mọi sự đều là giả tạm hết cả.

Chúng ta đã thấy bằng cách nào người đệ tử chánh thức có thể đặt tin tưởng của y bên cạnh tư tưởng của Chân Sư. Bây giờ thì người Tân Đạo đồ có thể đặt tư tưởng của y bên cạnh tư tưởng của Quần Tiên Hội, và thu thập lấy một phần nào của cái tâm thức vĩ đại đó tùy theo cái khả năng tiếp nhận của y. Khi y càng thu thập nó về mình, thì y lại càng có thể thâu nhận thêm nhiều hơn, và tâm thức của y sẽ mở rộng để cho những tư tưởng chật hẹp không thể nào còn có được đối với y. Và cũng như người đệ tử chánh thức phải coi chừng đừng gây sự xáo trộn trong những Hạ Thể của Chân Sư, để khỏi gây ảnh hưởng không tốt đến công việc của Ngài, thì người Đạo đồ cũng phải giữ gìn đừng khi nào gieo một sự gì bất điều hòa vào trong biển Tâm Thức vĩ đại của Quần Tiên Hội nó hành động như một đại thể.

Người ấy phải nhớ rằng toàn thể Quần Tiên Hội không phải làm cùng một công việc giống như của các Chân Sư. Nhiều vị trong các Ngài có những việc khác, đòi hỏi một sự chú ý hoàn toàn và một sự im lặng tuyệt đối. Nếu trong những người tân Đạo Đồ, thỉnh thoảng có vị nào quên mất cái hoài bảo cao xa của mình, và gây những sự xáo trộn cho Quần Tiên Hội thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của những đấng Cao Cả. Những Chân Sư của chúng ta có thể bỏ qua việc ấy, và một đôi khi cũng sẵn lòng chịu đựng một vài sự phiền nhiễu như thế vì các Ngài nghĩ đến cái tương lai, khi người tân Đạo Đồ sẽ thật sự biết sử dụng những quyền năng của mình vào những công việc lớn.

Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những đấng Cao Cả khác, không có nhiệm vụ huấn luyện đệ tử, có thể nói: "Công việc của Chúng Ta bị làm xáo trộn, vậy những người hãy còn non nớt đó tốt hơn là hãy đứng ở ngoài!" Các Ngài sẽ nói rằng không có gì mất đi đâu, rằng ở ngoài cũng có thể tiến bộ được và các vị đệ tử có thể tiếp tục sửa mình cho được tốt đẹp hơn, tinh tiến hơn và khôn ngoan hơn trước khi được Điểm Đạo.

Sự mở rộng tâm thức của người tân Đạo Đồ là một điều huyền diệu đến nỗi người ta có thể diễn tả sự thay đổi đó như là một cuộc phục sinh. Người ấy bắt đầu sống một cuộc đời mới "như một đứa trẻ nhỏ", cuộc đời của đấng Christ; và đấng Christ, tức là tâm thức trực giác hay tâm thức Bồ Đề xuất hiện tự trong tâm của y. Người ấy từ nay cũng có quyền năng ban rải ân huệ của Quần Tiên Hội, ân huệ này là một thần lực mạnh mẽ phi thường, mà y có thể ban rải hay gởi đến cho bất cứ người nào mà y thấy rằng xứng đáng và hữu ích. Nguồn thần lực của Quần Tiên Hội sẽ đi xuyên qua y nhiều ít tùy theo khả năng thu nhận của y. Y có trọn quyền sử dụng thần lực và có hoàn toàn trách nhiệm điều khiển thần lực ấy vì bất cứ mục đích nào do y chọn lựa. Trong cuộc lễ Điểm Đạo, ân huệ mà vị Chủ Lễ ban cho người đệ tử, có nghĩa như vầy; "Ta ban ân huệ cho con; Ta ban rải thần lực cho con. Về phần con hãy luôn luôn ban sự thiện chí cho kẻ khác".

Người tân Đạo Đồ càng có nhiều đức tin chừng nào thì luồng thần lực đi xuyên qua y càng lớn chừng nấy. nếu y cảm thấy do dự, hoặc không dám lãnh trách nhiệm để cho một số thần lực mạnh mẽ đi xuyên qua y, y sẽ không thể dùng cái quyền năng huyền diệu đó đến mực tột độ. Còn nếu y có Đức Tin, hoàn toàn tin tưởng nơi Chân Sư của y và Quần Tiên Hội, và hoàn toàn chắc chắn rằng bởi vì y đã hợp nhứt với các Ngài nên tất cả mọi sự y đều có thể làm được, thì y sẽ đi khắp thế gian như một vị Thiên Thần gieo rắc ánh sáng chân lý, niềm vui tươi và ân huệ ở bất cứ nơi nào y đi đến.

Tâm thức của Quần Tiên Hội là một điều huyền diệu khôn tả. Nó giống như một biển đại dương yên lặng, sáng láng, và hợp nhứt một cách tuyệt diệu đến nỗi một gợn sóng nhỏ nhứt trong biển tâm thức đó tức khắc lan rộng cùng khắp nơi trong chớp nhoáng đến chỗ tận cùng. Tuy nhiên đối với mỗi nhân viên Quần Tiên Hội, thì nó hình như là một tâm thức riêng biệt cá nhân, tuy rằng nó có bao hàm một mãnh lực, một sức mạnh và một sự minh triết, mà không một tâm thức riêng của một người nào có thể có được.

Cũng như các vị đệ tử hợp nhứt với Chân Sư, thì Quần Tiên Hội cũng hợp nhứt làm một với Đấng Ngọc Đế. Những nhân viên Quần Tiên Hội có thể tự do tranh luận với nhau về mọi vấn đề, nhưng giữa họ có một sự hợp nhứt chặt chẽ cũng như là những khía cạnh khác nhau của một vấn đề đều hiện ra trước một người mà thôi. Bởi đó, tâm thức của Quần Tiên Hội luôn luôn bao la và yên lặng mà không có gì lay chuyển được.

Tuy nhiên trong sự tranh luận mỗi đề nghị đều được hoan nghinh: người ta có cảm giác như toàn thể Quần Tiên Hội đều trông đợi với một sự thích thú lớn lao nhứt, sự góp phần của mỗi nhân viên vào việc cứu xét vấn đề đang thảo luận. Ở thế gian không có gì có thể so sánh cái tâm thức đó. Đạt tới nó, tức là tiếp xúc với một cái gì mới mẻ và lạ lùng, nhưng vô cùng huyền diệu và siêu việt một cách khôn tả, một cái gì nó không thể dẫn chứng hay so sánh được, nhưng nó tự hiện ra như thuộc về một cõi giới huyền bí và cao siêu hơn nhiều.

Tuy rằng những nhân viên Quần Tiên Hội đều hỗn hợp một cách lạ lùng với các tâm thức đó, nhưng họ cũng vẫn giữ cái sắc thái riêng biệt của mỗi người, bởi vì sự đồng ý của mỗi vị đều là cần thiết trong mọi quyết định quan trọng. Quyền uy của đức Ngọc Đế thật là tuyệt đối; tuy nhiên chung quanh Ngài lúc nào cũng có một Hội Đồng các Tiên Thánh, và Ngài sẵn sàng xem xét mọi khía cạnh của một vấn đề mà bất cứ lúc nào một nhân viên của Hội đồng cũng có thể trình lên cho Ngài xem xét. Nhưng cái Chánh phủ huyền bí đó hoàn toàn khác hẳn mọi thể chế đại nghị của thế gian; những vị đó uy quyền đối với kẻ khác đều không do một đảng phái nào bầu cử hay chỉ định, các Ngài sở dĩ có cái hiện tại là do các Ngài tự lực đạt tới bằng sự phát triển tâm linh và bằng sự Minh Triết siêu đẳng.

Không một vị nào hoài nghi điều gì về một quyết định của thượng cấp, bởi vì Ngài biết rằng vị thượng cấp đó quả thật cao hơn mình, vì vị này có một tầm nhỡn quang rộng lớn hơn và một khả năng quyết định bao quát hơn. Đối với các bậc Siêu Nhân đó, không thể có vấn đề bị bắt buộc suy nghĩ hay hành động theo một chiều. Tuy nhiên, các Ngài có một đức tin hoàn toàn nơi Tổ chức vĩ đại của các Ngài đến nỗi không bao giờ các Ngài có thể khác biệt nhau.

#42 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/10/2011 - 23:56

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI

Trong một tổ chức như thế, chắc chắn là không thể có một sự thất bại hay một sự rối rắm nào xảy ra. Tuy nhiên, vì bẩm tánh con người vốn yếu ớt, và bởi vì không phải tất cả các nhân viên Quần Tiên Hội đều là những bậc Siêu nhân, nên thỉnh thoảng cũng có xảy ra một vài trường hợp thất bại mặc dầu rất hiếm. Trong quyển Ánh sáng trên đường đạo, có nói rằng: "Có những người vừa bước đến gần cửa Đạo, đã thụt lùi trở lại vì không đảm đương nổi trách nhiệm quá nặng nề, và không thể tiến tới nữa". Chỉ có quả vị Chơn Tiên (Asekha) mới bảo đảm cho chúng ta một sự an toàn tuyệt đối. Vị cầm quyền Điểm Đạo nói với người thí sinh rằng từ nay y đã "nhập lưu" cho nên y đã vĩnh viễn được an toàn.

Nhưng mặc dầu là như thế, y cũng vẫn còn có thể trì hoãn sự tiến bộ của y trong một thời gian rất lâu, nếu y vấp ngã trước những sự cám dỗ nó hãy còn lởn vởn trên bước đường của y đi qua. Được vĩnh viễn an toàn thường có nghĩa là được bảo đảm chắc chắn rằng mình sẽ vượt qua cùng với luồng Sóng Sinh Hoạt hiện thời, nghĩa là không bị bỏ sót lại vào ngày "Phán xét cuối cùng" ở vào khoảng giữa cuộc Tuần Hoàn thứ năm, khi mà đấng Christ hạ giáng xuống cõi vật chất, quyết định rằng những linh hồn nào sẽ bị bỏ sót lại, và những linh hồn nào sẽ tiếp tục tiến hóa đến mức cuối cùng của Dãy Hành Tinh hiện tại.

Không có ai bị sa đọa đời đời kiếp kiếp. Như đấng Christ đã nói, sự ngưng trệ đó chỉ diễn ra trong một thời kỳ rất lâu. Có những linh hồn không thể tiếp tục tới nữa trong chu kỳ hiện tại, nhưng họ sẽ tiếp tục trong chu kỳ kế tiếp, cũng như một đứa trẻ học dốt không thể thi đậu vào kỳ thi cuối năm, sẽ học khá hơn trong năm tới và thậm chí có thể đứng đầu trong lớp trong khóa học tới.

Khi việc đáng buồn đó xảy ra, khi mà trong số các vị được Điểm Đạo có một người bị thất bại, thì một gợn sóng đau thương làm rung động khắp cả biển Tâm thức của Quần Tiên Hội, bởi vì sự chia ly của một vị ra khỏi toàn thể chẳng khác nào như một cuộc giải phẫu, nó xé rách sợi dây liên lạc mật thiết nối liền tất cả làm một. Tuy nhiên, vị Đạo đồ đi lạc đường không phải là bị ly khai một cách vĩnh viễn, vì sợi dây liên lạc với Quần Tiên Hội không thể bị cắt đứt, mặc dầu chúng không biết gì cả về những sự thử thách, gian truân và đau khổ mà y phải trải qua trước khi được phối hiệp trở lại với toàn thể.

"Tiếng nói của Im Lặng" vẫn ngự trong lòng y, và mặc dầu y hoàn toàn rời khỏi con đường Đạo, nhưng một ngày kia tiếng nói đó sẽ vang dội trở lại và chế ngự được y, và ly khai những dục vọng với những đức tánh thiêng liêng của y. Khi đó, với sự đau khổ và những tiếng kêu tuyệt vọng của phàm ngã bị bỏ rơi, y sẽ trở lại.

Những nghi thức Điểm Đạo tuy vẫn không thay đổi trải qua các thời đại, nhưng vẫn có một sự co giãn tùy nghi. Những lời đàm thoại giữa đấng Điểm Đạo với người thí sinh luôn luôn giống nhau về đoạn đầu, như hầu hết trong mọi trường hợp, có một phần thứ nhì gồm những lời răn dạy cá nhân của Ngài ban cho người thí sinh.

Phần này được gọi là phần riêng tư của cuộc đàm thoại. Tôi cũng thấy những trường hợp mà Ngài tạo ra một hình ảnh của kẻ thù lớn nhứt của người thí sinh, và hỏi y sẽ đối xử với người thù đó như thế nào, để biết xem y có sẵn lòng hoàn toàn tha thứ cho người đó và giúp đỡ người đó không, nếu một cơ hội giúp đỡ như thế đến với y. Trong vài trường hợp, Ngài cũng hỏi người thí sinh về những công việc mà y đã làm, và đôi khi những người đã từng được y giúp đỡ cũng được mời đến để làm chứng...

Dưới đây là bài tường thuật một cuộc lễ Điểm Đạo.

#43 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/10/2011 - 02:33

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

MỘT CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT

(CHỨNG QUẢ TU ĐÀ HƯỜN: Solapatti)

Vì năm đó (1915) lễ Wesak nhằm buổi sớm mai ngày 29 tháng 5 dương lịch, nên đêm 27 được chọn để cử hành lễ Điểm Đạo cho một thí sinh, và chúng tôi được lệnh sẵn sàng. Trong dịp này, đức Di Lặc Bồ Tát là đấng Điểm Đạo và bởi đó, cuộc lễ diễn ra trong khu vườn của nhà Ngài. Khi đức Chân Sư Morya hay Chân Sư Kuthumi hành lễ, thì cuộc lễ thường diễn ra nơi ngôi đền cổ trong động đá, mà cửa vào ở gần chiếc cầu bắc ngang qua sông gần nhà của Ngài ở. Nhiều vị Chơn Tiên hội họp đông đủ, tất cả những vị mà chúng tôi biết tên đều có mặt. Khu vườn đêm hôm ấy rất thanh lịch, những bụi hoa sơn lựu (rhoddendron) đều trổ bông màu đỏ sậm và không khí trong vườn thơm ngát mùi hương của những khóm hoa hường nở sớm.

Đức Di Lặc Bồ Tát ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch ở dưới gốc cây cổ thụ trước nhà Ngài. Các vị Chân Sư ngồi theo hình bán nguyệt ở hai bên tả hữu, trên một sân thượng đầy cỏ, trên những chiếc ghế dành sẵn cho các Ngài. Đức Bàn Cổ Vaisasvata và đức Văn Minh Đại Đế cũng ngồi trên ghế cẩm thạch ở bên cạnh đức Bồ Tát. Người thí sinh, cùng với vị Chân Sư giới thiệu y, đứng ở bậc dưới sân thượng, ngay dưới chân đức Bồ Tát. Ở phía sau, còn có những vị đệ tử khác, hoặc đã, hoặc chưa được Điểm Đạo, và vài người hiếu kỳ có cái hân hạnh được phép chứng kiến cuộc lễ, mặc dầu có đôi khi một tấm màn ánh sáng che khuất không cho họ thấy những hành động của những đấng Cao Cả. Người thí sinh, theo lệ, được mặc áo dài bằng vải trắng, còn các Chân Sư phần nhiều mặc y phục bằng lụa trắng có thêu ren vàng chung quanh.

Một nhóm rất đông các vị Thiên Thần bay lượn trên không, làm cho không khí tràn đầy một loại nhạc êm dịu; nhạc này, bằng một cách lạ lùng và huyền bí, hình như làm cho toàn thể người thí sinh cũng tiết ra một âm điệu phức tạp khó tả, biểu lộ những đức tánh và khả năng tiềm tàng của y. Loại âm nhạc đó vẫn tiếp tục suốt buổi lễ, làm nổi bật một cách tế nhị mọi lời nói thốt ra và làm bối cảnh cho mọi câu chuyện, cũng như tiếng suối chảy nhẹ nhàng ở xa xa làm bối cảnh thiên nhiên cho tiếng chim hát trên cành, nhưng cũng vang lừng đến một mực hùng vĩ ở một vài giai đoạn của cuộc lễ. Âm nhạc đó làm cho không khí vang rền những âm ba, và làm cho giọng của người nói trở nên phong phú thêm lên. Trong mỗi trường hợp, âm nhạc đó căn cứ trên cái bản chất đặc biệt của người thí sinh, biến đổi âm điệu và biểu lộ những đặc tính hiện tại và tương lai của y, bằng một cách mà người thế gian như chúng ta không thể hiểu.

Người thí sinh đứng ở chính giữa khung cảnh như đã nói ở trên, đứng hai bên là hai vị Chân Sư đề nghị và ủng hộ y vào Quần Tiên Hội. Đức Thầy của y là Chân Sư Kuthumi dắt y tới trước còn Chân Sư Jésus là vị ủng hộ. Đức Di Lặc Bồ Tát vừa mỉm cười vừa thốt ra câu hỏi mở đầu cuộc lễ:

-"Quý vị dắt ai đến trước mặt Ta đó?"

Đức Thầy đáp lại như thường lệ:

-"Đây là một thí sinh được nhận vào Quần Tiên Hội"

Kế đó đến câu hỏi:

-"Đạo huynh có bảo đảm rằng y xứng đáng được nhận hay không?"

Và câu đáp như thường lệ:

-"Tôi bảo đảm".

-"Đạo huynh có sẵn lòng dìu dắt y trên đường Đạo mà y muốn gia nhập hay không?"

Và Đức Thầy đáp:

-"Tôi sẵn lòng".

-"Luật lệ của chúng ta bắt buộc phải có hai vị Chân Sư đứng bảo đảm cho mỗi thí sinh. Vậy có Đạo huynh nào khác sẵn sàng ủng hộ sự thỉnh cầu của y hay không?"

Khi đó, vị ủng hộ mới lên tiếng trả lời:

-"Tôi sẵn sàng ủng hộ".

Đức Bồ Tát hỏi:

-"Chư huynh có bằng chứng rằng nếu y được ban thêm quyền năng, y sẽ dùng những quyền năng ấy để phụng sự thiên cơ hay không?"

Và đức Thầy Kuthumi trả lời:

-"Trong kiếp này đời sống của thí sinh tuy ngắn ngủi nhưng y đã lập nhiều công quả, và bắt đầu làm công việc của chúng ta trên thế gian. Trong kiếp sống của y ở Hy Lạp y cũng đã hoạt động nhiều để phổ biến nền Triết Học của tôi, và cải thiện xứ sở của y"

Chân Sư Jésus nói thêm:

-"Trải qua hai kiếp sống, y đã công nhận làm công việc của tôi, sửa đổi những điều tệ đoan và nêu cao một lý tưởng cao thượng trong cuộc đời của y với tư cách một nhà lãnh đạo. Trong một kiếp khác làm một tu sĩ, y đã truyền bá giáo lý đề cao những đức tánh trong sạch, bác ái và vị tha. Vì những lý do đó, nên bây giờ tôi bằng lòng ủng hộ y.

Kế đó, đức Bồ Tát mỉm cười nhìn thí sinh, và nói:

-"Thí sinh này là người trẻ tuổi nhứt được trình diện để xin được nhận vào Quần Tiên Hội. Có một nhân viên nào của Quần Tiên Hội còn đang ở thế gian sẵn sàng nhân danh chúng ta để giúp đỡ và chỉ dạy cho y chăng?"

Sirius từ trước đến giờ vẫn đứng chung với nhóm đệ tử ở phía sau, bèn bước tới trước và nói:

-"Bạch Bồ Tát, tùy khả năng của con, và ngày nào con còn ở gần bên y, con sẽ vui lòng giúp đỡ y bất cứ việc gì mà con có thể".

Đức Bồ Tát nói:

-"Con có dành cho thí sinh này một tình huynh đệ chân thành và con luôn luôn sẵn sàng dìu dắt y chăng?"

Sirius đáp: "Con vui lòng".

Đức Bồ Tát khi ấy mới hỏi thí sinh lần đầu tiên và một cách trực tiếp:

-"Về phần con, con có thương yêu sư huynh của con chăng, để cho con sẽ được y giúp đỡ khi cần?"

Người thanh niên đáp lại:

-"Con sẽ thương yêu sư huynh con với tất cả tấm lòng, vì nếu không có sư huynh, thì ngày nay con không thể gặp cơ hội này".

Đức Bồ Tát nghiêng đầu một cách trang trọng, và các Chân Sư dắt người thí sinh bước tới để cho y đứng ngay trước mặt Ngài. Ngài nhìn thẳng vào người thí sinh và nói:

-"Con có muốn gia nhập Hội Quần Tiên hằng có đời đời hay chăng?"

Người thiếu niên đáp:

-"Bạch Bồ Tát, con xin gia nhập nếu Ngài thấy rằng con có đủ điều kiện, mặc dầu xác thân con hãy còn quá trẻ".

Đấng Điểm Đạo hỏi:

-"Con có biết mục đích của Quần Tiên Hội chăng?"

Người thí sinh đáp rằng mục đích của Quần Tiên Hội là thi hành ý muốn của Thượng Đế bằng cách thực hiện Thiên Cơ và đó tức là Cơ Tiến Hóa.

Đức Bồ Tát nói:

-"Con có cam kết rằng kể từ ngày nay trở đi, con sẽ hiến dâng tất cả cuộc đời và tất cả sức lực của con cho công việc phụng sự chăng? Con có tuyệt đối quên mình vì hạnh phúc của nhân loại, hoàn toàn sống một cuộc đời bác ái, như lòng bác ái của Thượng Đế ban rải khắp muôn loài?"

Người thiếu niên đáp:

-"Con sẽ cố gắng làm như thế với tất cả khả năng của con, và với sự giúp đỡ của Sư Phụ con".

-"Con có hứa sẽ giữ bí mật những điều mà con được lịnh phải giữ kín chăng?"

Người thí sinh đáp: "Con xin hứa"

Kế đó, những câu hỏi thông thường về mọi hình thức sinh hoạt cùng công việc ở cõi Trung Giới được đưa ra cho người thí sinh. Nhiều vật thuộc cõi Trung Giới được đưa cho y xem, và y phải nói với đấng Điểm Đạo biết đó là vật gì? Y phải phân biệt những Thể Vía của người sống và của người chết, sự khác biệt giữa một người với hình tư tưởng của một người, và một vị Chân Sư thật với một vị Chân Sư giả tạo giống y như thật. Kế đó, đấng Điểm Đạo chỉ cho y nhiều trường hợp thuộc cõi Trung Giới, và hỏi y sẽ giúp đỡ mỗi trường hợp bằng cách nào? Người thí sinh trả lời tùy theo sự hiểu biết của y. Sau cùng, Ngài mỉm cười và nói rằng Ngài rất hài lòng về những câu trả lời đó.

Khi đó, đấng Diểm Đạo thốt ra một bài diễn văn, lời lẽ nghiêm trang và thanh tú, phần đầu luôn luôn giống nhau, nhưng phần cuối thì có thêm một đoạn nhắn nhủ riêng mỗi thí sinh tùy trường hợp. Bài diễn văn đó giải thích công việc của Quần Tiên Hội trên thế gian, và trách nhiệm giao phó cho mỗi nhân viên, vì mỗi người phải chia sớt một phần gánh nặng đau khổ của thế gian. Mỗi người phải sẵn sàng giúp đỡ bằng công việc làm và bằng sự góp ý kiến. Chỉ có một Hội Quần Tiên, hành động dưới một Định Luật và một vị Chủ Tể, và mỗi vị Đạo Đồ đều có cái vinh hạnh đem sự hiểu biết và khả năng của mình để góp phần cho Quần Tiên Hội sử dụng, hầu có xúc tiến công việc giúp đỡ sự tiến hóa của nhân loại. Mặc dầu đức Ngọc Đế có quyền hành tuyệt đối, nhưng không có một quyết định quan trọng nào mà không có sự đồng ý của chí đến người nhân viên trẻ tuổi nhứt của Quần Tiên Hội. Mỗi vị là một đại diện của Quần Tiên Hội ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà y đi đến, và mỗi người đều cam kết hiến mình cho Quần Tiên Hội sử dụng, đi đến bất cứ nơi nào mà y được gởi đi và phụng sự bằng mọi phương tiện cần thiết. Những nhân viên trẻ tuổi tự nhiên là sẽ vâng lời những vị Trưởng Thượng của họ, nhưng họ có thể giúp đỡ bằng sự hiểu biết riêng của mình, và có thể đề nghị bất cứ điều gì mà họ cho là hữu ích.

Mỗi vị Đạo đồ sống ngoài thế gian phải nhớ rằng y là một trung tâm, do đó thần lực của đức Ngọc Đế có thể được gởi đi xuyên qua để giúp đỡ những kẻ cần giúp đỡ, và các đấng Chân Sư có thể dùng y bất cứ lúc nào như một đường vận hà để chuyển di ân huệ của các Ngài. Bởi đó, mỗi vị Đạo đồ trẻ tuổi phải luôn luôn sẵn sàng để được sử dụng bất cứ lúc nào, vì y không thể biết trước ngày giờ nào y được cần dùng đến. Đời sống của vị Đạo đồ phải là một cuộc đời hoàn toàn hiến dâng cho kẻ khác. Y phải để ý xem chừng luôn luôn để nắm lấy tất cả mọi cơ hội phụng sự, và lấy việc phụng sự đó làm một nguồn vui lớn nhứt của mình. Y phải nhớ rằng danh dự của Quần Tiên Hội là ở trong tay của y, và y phải giữ gìn cẩn thận đừng để cho bất cứ một lời nói hay hành động nào của y có thể làm bôi nhọ hoặc làm giảm giá trị Quần Tiên Hội trong con mắt của người đời. Y đừng tưởng rằng bởi vì y đã nhập lưu, nên mọi sự thử thách và cố gắng sẽ chấm dứt đối với y. Trái lại, y còn phải thực hành những cố gắng lớn lao hơn nữa, nhưng y sẽ có một sức mạnh tinh thần lớn lao hơn để theo đuổi những cố gắng đó, y sẽ có một quyền năng rộng lớn hơn trước rất nhiều, nhưng đồng thời trách nhiệm của y cũng sẽ nặng nề hơn. Y phải nhớ rằng không phải với cái tư cách cá nhân, mà y đã thực hiện được một bước tiến, nó nâng y lên cao hơn những kẻ đồng loại. Trái lại, y nên vui mừng bởi vì nhân loại, do nơi y, đã tiến thêm được một ít, đã tự giải thoát khỏi những sự kiềm tỏa của nó trong cái phạm vi nhỏ hẹp đó. Ân huệ của Quần Tiên Hội luôn luôn đến với y, nhưng nó sẽ đến với y nhiều hay ít tùy theo cái mực độ mà y ban rải nó ra cho kẻ khác, và đó là Luật bất di dịch từ muôn đời.

Đó là đại ý phần đầu của bài diễn văn, thường không thay đổi. Còn về phần sau là phần nhắn nhủ riêng từng thí sinh, thì đấng Điểm Đạo nói thêm như sau:

-"Thể xác của con còn quá trẻ trung để có thể mang lấy cái trách nhiệm nặng nề của một cuộc Điểm Đạo. Tuy nhiên chính sự trẻ trung đó đem đến cho con một cơ hội tốt đẹp như bất cứ một diễm phúc nào của người đời hằng ao ước. Nó là kết quả tốt lành của những tiền kiếp hy sinh của con, vậy con hãy giữ sao cho trong kiếp này con tỏ ra xứng đáng với cái diễm phúc đó. Chúng Ta tin tưởng rằng trong khi quyết định thâu nhận một người còn trẻ tuổi như con, chúng Ta đã chọn lựa một cách khôn ngoan. Con hãy luôn luôn ghi nhớ sự hợp nhứt tuyệt đối giữa tất cả chúng ta là những nhân viên của một Quần Tiên Hội duy nhứt, để không bao giờ con làm cho nó bị thương tổn. Nhờ bắt đầu sớm, con có thể tiến rất xa trong kiếp này. Đường Đạo tuy gay go hiểm trở, nhưng con sẽ có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua. Con hãy tập lấy sự Minh Triết, tập chủ trị lấy các Hạ Thể, mở mang những đức tánh sốt sắng, cương quyết và nhìn thấy xa. Hãy nhớ rằng Ta trông đợi nơi con để làm một người phụ tá tin cẩn của Ta, khi Ta lâm phàm để truyền Đạo dưới thế gian. Nhờ giàu lòng bác ái mà con đã đạt tới quả vị hiện tại. Con hãy nuôi lòng bác ái đó cho tăng trưởng và mạnh mẽ thêm lên, và nó sẽ nâng đỡ con đi đến mục đích".

Kế đó, đức Bồ Tát day lại các Chân Sư và nói:

-"Tôi nhận thấy thí sinh này đủ điều kiện. Vậy tất cả quý vị có mặt hôm nay có đồng ý thâu nhận y vào Quần Tiên Hội chăng?"

Tất cả các vị đều trả lời:

-"Chúng tôi đồng ý".

Đấng Điểm Đạo bèn đứng dậy, day mặt về hướng Shamballa và hô to:

-"Nhân danh Ngài, đức Ngọc Đế hằng có đời đời, tôi có được phép thâu nhận vị thí sinh này chăng?"

Đáp lại lời cầu xin của đấng Điểm Đạo, Ngôi Sao chớp sáng lòe trên đầu Ngài để biểu lộ sự chuẩn y của đức Ngọc Đế. Tất cả cử tọa đều cúi đầu rạp xuống, trong khi đó âm nhạc Thiên Thần nổi lên một cách hùng dũng như một bài hành khúc tuyệt diệu. Giữa lúc ấy, hai vị Chân Sư dắt người thí sinh tiến lên, để cho y quỳ xuống trước mặt đấng Điểm Đạo, đại diện đức Ngọc Đế là đấng Duy Nhứt cầm quyền thâu nhận vào Quần Tiên Hội. Một đường ánh sáng chói lòa, như một tia chớp nhoáng, đi từ Ngôi Sao đến quả tim đấng Điểm Đạo, và từ Ngài đến quả tim người thí sinh. Dưới ảnh hưởng của luồng từ điển thần diệu đó, Ngôi Sao Bạc của Tâm Thức, tượng trưng điểm Chơn Thần của người thí sinh, nở lớn và chói sáng ngời cho đến khi nó tràn đầy Thể Thượng Trí của y, và trong một lúc, Chơn Thần hỗn hợp làm một với Chơn Nhơn, cũng như chúng sẽ hợp nhất vĩnh viễn khi con người đắc quả vị Chơn Tiên. Đức Bồ Tát đặt hai bàn tay Ngài lên đầu thí sinh, và gọi đích tên y, Ngài nói:

-"Nhân danh đấng Điểm Đạo Duy Nhất mà Ngôi Sao chiếu sáng trên đầu chúng ta, Ta nhận con vào Quần Tiên Hội hằng có đời đời. Con hãy cố gắng để trở thành một nhân viên xứng đáng và hữu ích của Quần Tiên Hội. Từ nay con đã được vĩnh viễn an toàn; con đã nhập lưu và xuôi dòng tiến bước. Ta chúc con sớm đạt tới bến Giác!"

Khúc nhạc Thiên Thần lại trổi dậy trong một biển âm thanh ngọt ngào du dương, dường như làm tràn đầy không khí với một sức mạnh và niềm vui mừng khôn tả. Đấng Điểm Đạo cùng hai vị Chân Sư đở đầu và người thí sinh đều được bao phủ trong những màu sắc tốt đẹp vô cùng. Những luồng ân huệ của đức Bàn Cổ, đức Văn Minh Đại Đế, và sau cùng của đức Phật Thích Ca Như Lai được ban xuống cho người thí sinh: từ nay lại có thêm một người con của nhân loại đã bước vào cửa Đạo. Ngôi Sao Bạc dường như nở lớn và bao trùm đấng Điểm Đạo cùng với người tân Đạo đồ trong một vòng ánh sáng huy hoàng. Và khi hai vị cùng bước ra khỏi vòng ánh sáng huy hoàng đó, thì y phục của người thí sinh không còn bằng vải nữa, mà bằng lụa trắng, giống như của những vị Đạo đồ khác đã được Điểm Đạo. Khi đấng Điểm Đạo làm cho Thể Thượng Trí của Ngài chiếu sáng, và Thể Thượng Trí của vị tân Đạo Đồ cũng chiếu sáng đáp lại, thì đó là một cảnh tượng tốt đẹp vô cùng. Ánh sáng màu lục và màu vàng chiếu diệu, và điểm Chơn Thần, lúc bình thường chỉ là một điểm ánh sáng nhỏ ở bên trong hột lưu tánh nguyên tử của Thể Thượng Trí, khi đó chói sáng rực rỡ.Trong dịp đó, điểm Chơn Thần hỗn hợp với một mảnh của nó là Chơn Nhơn, và chính nó đã lập những lời nguyện. Ảnh hưởng trên Thể Vía cũng là một điều rất lý thú. Nó làm cho Thể Vía rung động nhịp nhàng, mà vẫn không mất sự thăng bằng, và từ nay nó có thể cảm giác một cách tế nhị hơn trước rất nhiều, tuy vẫn còn dưới sự kiểm soát của đương sự. Đấng Điểm Đạo tạo nên sự nhịp nhàng đó bằng cách làm cho Thể Vía của người thí sinh rung động theo cùng một nhịp với Thể Vía của Ngài, và đồng thời làm cho nó được vững vàng kiên cố hơn, để cho nó khỏi bị dễ lay chuyển hay giao động, mà trái lại có một khả năng rung động mãnh liệt hơn trước.

Khi đã làm xong tất cả những điều đó, đấng Điểm Đạo mới ban cái Chìa Khóa Hiểu Biết cho người Tân Đạo Đồ, và dạy cho y biết làm thế nào để nhìn nhận một cách đúng đắn bằng nhãn quang siêu phàm bất cứ một nhân viên nào của Quần Tiên Hội mà y chưa được quen biết. Ngài truyền lịnh cho một vài vị cao đồ của Chân Sư hãy trông nom săn sóc người Tân Đạo Đồ trong việc luyện Kim Thân, hay là Thể Bồ Đề, càng sớm càng hay. Đến đây, cuộc lễ chấm dứt và những vị Chân Sư hội họp tại đó đều ban ân huệ cho người tân Đạo Đồ. Khi đó, đến lượt người tân Đạo Đồ ban ân huệ của Quần Tiên Hội cho thế gian, và đó là lần đầu tiên mà y sử dụng cái quyền năng mới và mạnh mẽ được giao phó cho y. Luồng ân huệ đó được ban xuống cho thế gian giúp thêm một sự sống mới cho mọi loài, mỗi sinh vật đều được ban thêm một ít sức mạnh, một ít mỹ lệ. Tất cả đều bày tỏ vẻ khoan khoái và biết ơn. Khi một người con của nhân loại gia nhập vào Quần Tiên Hội, thì tất cả mọi vật trong Thiên nhiên đều vui mừng, vì lại có thêm được một sức mạnh tăng cường hàng ngũ của những bậc Chí Thiện, để sau cùng sẽ giúp đỡ họ giải thoát khỏi vòng đau khổ. Sự sống trên thế gian là một Sự Sống Duy Nhất, và khi một đơn vị nào của toàn thể thực hiện được một sự tiến bộ rõ rệt, thì tất cả mọi loài trong Thiên nhiên đều chia sớt sự thành công đó, dầu là những loài mà chúng ta thường gọi một cách sai lầm là vô tri giác.

Khi cuộc lễ chấm dứt, các Chân Sư ban lời khen tặng cho vị tân Đạo Đồ và Ngôi Sao Sáng biến mất. Qua đêm sau, tôi được lịnh trình diện người tân Đạo Đồ cho đức Ngọc Đế. Tự nhiên, đây là một cái danh dự rất phi thường, và không gồm trong những nghi thức của cuộc Điểm Đạo thứ nhứt. Nó chỉ thường đi kèm theo cuộc Điểm Đạo lần thứ ba mà thôi. Chúng tôi đến Shamballa vào giờ đã định và được tiếp kiến tại nơi đại điện như thường lệ. Chúng tôi thấy đức Ngọc Đế đương ngồi nói chuyện với đức Phật Thích Ca và đức Di Lặc Bồ Tát. Đức Di lặc trình diện người tân Đạo Đồ cho đức Ngọc Đế, như là "một người em nhỏ nhất, một Ngôi Sao Bác Ái luôn luôn chói rạng", và đức Ngọc Đế (Sanat Kumara) mỉm cười một cách dịu dàng khi người thiếu niên quỳ dưới chân Ngài. Người tân Đạo Đồ chắp tay vái chào theo kiểu Đông Phương, đức Ngọc Đế đưa bàn tay mặt của Ngài ra, nắm lấy cả hai bàn tay của y và nói:

-"Con đã cố gắng rất nhều và Ta rất hài lòng về con. Ta đã gọi con đến đây để nói cho con biết như thế. Con hãy tiếp tục và hãy cố gắng hơn nữa, vì Ta trông cậy rằng con sẽ đóng một vai trò lớn lao trong tương lai của Giống Dân mới sau này. Ngôi Sao của Ta chói sáng trên đầu con vài giờ trước đây. Con hãy nhờ rằng nó sẽ luôn luôn lơ lửng trên đầu con, mặc dầu con không trông thấy nó; và ở nơi nào nó chói rạng, thì nơi đó sẽ có ân huệ, sự tinh khiết và sự bằng an".

Khi đó, đức Phật đặt bàn tay của Ngài trên đầu người tân Đạo Đồ, và nói:

-"Ta cũng ban cho con ân huệ và lời khen của Ta, vì Ta nghĩ rằng sự tiến bộ mau chóng của con bây giờ sẽ mở màn cho một tương lai sáng lạn về sau. Trong cái tương lai đó, Ta sẽ đón nhận con như một vị Đạo hữu của Huyền Môn Chánh Đạo, ngàn đời ban rải Ánh Sáng Đạo mầu cho các bầu thế giới".

Ba vị Độc Giác Phật (Kumaras) đứng phía sau cũng mỉm cười với người thiếu niên trong khi y quỳ và không nói một lời nào nhưng chiếu diệu lòng bác ái và tôn sùng. Đức Ngọc Đế đưa bàn tay của Ngài để ban ân huệ trong khi chúng tôi cúi lạy rạp xuống đất, và chúng tôi lui bước.

#44 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/10/2011 - 22:59

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

THỜI GIAN CỦA MỘT CUỘC LỄ ĐIỂM ĐẠO

Một cuộc lễ Điểm Đạo diễn ra trong một thời gian bao lâu, tùy từng trường hợp, mà một yếu tố trong những yếu tố khác là số vốn kiến thức của người thí sinh. Có những cuộc lễ kéo dài đến ba ngày và ba đêm, nhưng thường thì ngắn hơn nhiều. Một trong những cuộc lễ Điểm Đạo mà tôi đã chứng kiến, đã kéo dài suốt hai đêm và một ngày. Những cuộc lễ khác tập trung chỉ trong một đêm, một phần lớn những nghi thức thông thường được gác lại một bên, để rồi sau đó sẽ được thi hành do những vị đệ tử cao cấp nhứt của các Chân Sư. Vài cuộc Điểm Đạo thời cổ kéo dài thời giờ như thế, là bởi vì người thí sinh phải được thụ huấn về công việc làm ở cõi Trung Giới.

Y cũng phải thực hiện một vài kinh nghiệm của Thể Kim Thân (Bồ Đề), vì sự phát triển của Thể này rất cần thiết cho cuộc Điểm Đạo, nếu không thì người thí sinh sẽ không thể hiểu được một vài điều giáo huấn thuộc về cõi Bồ Đề. Phần nhiều những hành giả trong giới Thông Thiên Học đã có làm công việc ở cõi Trung Giới, và nhờ đó đã biết được nhiều chi tiết về cõi này. Một phần lớn những chi tiết đó được giải thích trong cuộc lễ Điểm Đạo, nếu người thí sinh chưa biết gì cả. Còn nếu đấng Điểm Đạo biết rằng người thí sinh đã có phát triển ít nhiều Thể Kim Thân của y, thì những vị đệ tử cao niên hơn, thường được giao phó trách nhiệm giúp cho người thí sinh, trải qua tất cả những kinh nghiệm về loại đó, hoặc trong đêm sau, hoặc khi nào có dịp thuận tiện.

Cuộc lễ Điểm Đạo này kéo dài ít hơn sáu giờ đồng hồ, nhưng trước và sau cuộc lễ còn có một ít thời giờ dành cho người thí sinh. Các Chân Sư luôn luôn khen ngợi người thí sinh sau khi cuộc lễ chấm dứt, mỗi vị đều nói với y một vài lời khả ái. Các Ngài cũng thừa dịp những cuộc hội họp như thế, để đưa một vài huấn lịnh cho các đệ tử. Sự thâu nhận một thí sinh mới vào Quần Tiên Hội là một sự thành công cho tất cả, và mỗi khi có thêm một linh hồn được vĩnh viễn an toàn như thế, là một dịp vui vẻ rất lớn, nhứt là cho những nhân viên còn trẻ tuổi.

#45 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/10/2011 - 23:20

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

ĐỊA VỊ "CON CỦA ĐỨC THẦY"

Chúng tôi đã nói về sự liên lạc mật thiết giữa Chân Sư và người đệ tử được thâu nhận. Sự thân mật đó mỗi lúc càng tăng thêm nhiều và đến khi người đệ tử tiến đến gần cửa Điểm Đạo, thì Chân Sư xét thấy cần thiết lập giữa Ngài với người đệ tử một sự hợp nhứt chặt chẽ hơn nữa. Khi ấy, người đệ tử trở nên "Con của đức Thầy", và sự liên lạc giữa Thầy và trò mật thiết đến nỗi không những Thể Hạ Trí, mà Chơn Nhơn trong Thể Thượng Trí của người đệ tử, cũng được bao phủ bởi Thể Thượng Trí của Chân sư, và như thế Ngài không còn có thể tạo nên một tấm màn để ngăn cách giữa Ngài với người đệ tử, như đã nói ở đoạn trước.

Trong quyển "Ánh Sáng trên đường Đạo" có đoạn diễn tả trạng thái hợp nhứt sâu xa đó như sau: "Ta cho con sự bằng an của Ta, câu này Chân Sư chỉ có thể nói với những đệ tử thân yêu giống như Ngài". Như thế, những vị đệ tử có cái đặc ân quý vô giá là có thể chuyển sự bằng an cho kẻ khác một cách trọn vẹn. Mỗi vị đệ tử chánh thức của Chân Sư đều có quyền và có bổn phận ban ân huệ nhân danh Ngài, và mỗi khi y dùng cái quyền năng đó một cách đúng đắn, thì một luồng ân huệ tốt đẹp của Chân Sư chắc chắn sẽ ủng hộ sự cố gắng của y. Khi người đệ tử bước vào nhà ai, y phải ban ân huệ đặc biệt trong trí y như sau: "Cầu xin ân huệ của Chân Sư được ban rải khắp ngôi nhà này, và cả những người sống ở trong đó". Nhưng, chỉ có một vị "Con của đức Thầy" mới có thể gây cho người khác cái cảm giác về sự hiện diện của y, bằng một sự an tịnh không thể tả. Chỉ có vị "Con của đức Thầy" mới được nhìn nhận là một nhân viên của Quần Tiên Hội, và như tôi đã nói, điều này đưa đến cho y cái quyền năng ban bố một ân huệ lớn lao hơn nữa, mặc dầu cả hai thứ ân huệ đều có sự công dụng riêng trong mỗi lãnh vực đặc biệt của nó.

Tôi có nhớ đã gởi tặng cả hai thứ ân huệ đó, trong những trường hợp khác nhau, cho một vị Thiên Thần rất lớn mà tôi có hân hạnh được biết rõ. Một ngày nọ, tôi ngồi trên một chiếc tàu chạy ngang qua địa phận của Ngài. Tôi gởi cho Ngài, như một sự chào hỏi, một luồng ân huệ của Sư Phụ tôi. Thật là một cảnh tượng tốt đẹp mà thấy Ngài nhận luồng ân huệ đó. Ngài nghiêng mình rất sâu và tỏ vẻ cám ơn bằng cách phát ra một luống ánh sáng êm dịu tượng trưng cho sự thánh thiện và lòng sùng tín mạnh mẽ. Một ngày khác, trong một dịp tương tự như thế, tôi gởi cho Ngài một luồng ân huệ của Quần Tiên Hội. Trong khoảng khắc, tất cả vòng hào quang của vị Đại Thiên Thần đó đều rung động mãnh liệt và chói rạng màu sắc rực rỡ để đáp lại, đồng thời làm sáng rực toàn cõi địa phận của Ngài.

Sự phản ứng đó giống như của một người lính tập thình lình đứng nghiêm, hoặc hơn nữa, dường như tất cả mọi sự không những trong vị Thiên Thần mà trong hằng muôn ngàn sinh linh phụ thuộc làm việc dưới sự chỉ huy của Ngài đều được tăng gia sinh lực lên gấp bội phần. Tất cả cảnh vật thiên nhiên đều phản ứng một cách mau chóng. Đó là bởi vì Sư Phụ của tôi, dẫu rằng được sự kính mến của vị Thiên Thần đó, vẫn không phải là Sư Phụ của Ngài; còn đức Ngọc Đế của Quần Tiên Hội cũng là đức Ngọc Đế chung của tôi và của Ngài, bởi vì đức Ngọc Đế là đấng Duy Nhứt, mà uy quyền bao trùm toàn thể quả địa cầu của chúng ta.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |