Jump to content

Advertisements




Kỷ nguyên "hậu kháng kháng sinh"


13 replies to this topic

#1 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 09:24

Thông tin từ tổ chức y tế thế giới:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả những loại thuốc hiện nay đã xuất hiện. Những điều này sẽ phần nào giúp bạn thoát khỏi cơn ác mộng kháng kháng sinh...

Với không ít người, thuốc kháng sinh là "vật bất ly thân" - chỉ cần ho hắng, cảm sốt chút thôi là họ cũng tìm ngay tới loại thuốc này với mong muốn nhanh khỏi bệnh.

Nhưng bạn có hay rằng, có vô số loại kháng sinh cho đến nay đã không còn tác dụng nữa. Vì sao ư?

Bởi chính việc sử dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn tới siêu vi khuẩn và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng cao.

Nguy hiểm hơn, mới đây một phụ nữ người Mỹ đã tử vong khi vi khuẩn nhiễm gây nhiễm trùng kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh nước Mỹ hiện có. Đáng nói là chủng vi khuẩn này cực kỳ hiếm ở Mỹ và bà đã nhiễm nó sau khi trở về từ Ấn Độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đừng bao giờ tự ý dùng thuốc kháng sinh.


Điều đó có nghĩa, ai trong chúng ta cũng rất có thể mang siêu vi khuẩn về nhà, qua những chuyến du lịch.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta cần phải nhớ quy tắc nào để "sống sót" qua thời kháng kháng sinh?
  • Không bao giờ được tự ý sử dụng kháng sinh. Ví dụ như bạn bị cúm thông thường do virus gây ra - nên việc uống kháng sinh không thể cho hiệu quả.
  • Hỏi chuyện bác sĩ nếu họ kê đơn kháng sinh cho bạn. Hỏi thật kỹ xem liệu có thể không sử dụng kháng sinh hay không? Nếu buộc phải dùng thì nó có phù hợp với cơ thể bạn?
  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều, và thời gian điều trị kháng sinh với thuốc ngay khi thấy mình tốt hơn hoặc khỏi bệnh. Không tự ý bỏ dở liều, hoặc giảm liều thuốc - điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại kháng thuốc và tái nhiễm.
  • Không dùng lại thuốc kháng sinh được kê điều trị ở đợt trước. Hãy vứt bỏ chúng, bởi lần sau có lẽ chúng sẽ mất tác dụng với bạn.
  • Mặc dù có cùng triệu chứng bệnh nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác. Bởi không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với bạn.
  • Tránh du lịch tại những vùng đất có nguy cơ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng cao - như Ấn Độ, châu Phi...
  • Tăng cường bổ sung vitaminđể tăng sức đề kháng cơ thể, chống chọi lại bệnh tật...

Sửa bởi Supernova: 15/10/2018 - 09:48


Thanked by 1 Member:

#2 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 09:34

Sir Alexander Fleming, người phát hiện ra pennicilin tháng 9 năm 1928

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Video ngày AF nhận giải Nobel Prize tháng 10 năm 1945 (bắt đầu từ phút 4:33)


Sửa bởi Supernova: 15/10/2018 - 09:38


#3 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 10:09

Một số thông tin về Ngài:
  • Cha mẹ là nông dân, cha hai đời vợ
  • Có 4 anh/em trai, 2 chị/em gái, trong đó 1 anh cùng cha khác mẹ
  • 2 đời vợ, vợ đầu (y tá) kết hôn tháng 12 năm 1915, mất ngày 28 tháng 10 năm 1949; vợ thứ hai (bác sĩ) kết hôn năm 1953
  • Có 1 con trai sinh năm 1924, làm bác sĩ, mất năm 2015
  • Ngài mất vì đột quỵ (heart attack), trước 12h trưa (forenoon) ngày 11 tháng 3 năm 1955, hưởng thọ 73
Ls đẹp tuyệt vời cho một người nghiên cứu khoa học nói chung và y học nói riêng

Sửa bởi Supernova: 15/10/2018 - 10:23


Thanked by 2 Members:

#4 TieuDu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 85 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 15:16

Alexander Fleming, người "tình cờ" phát hiện ra pennicilin tháng 9 năm 1928.

Tôi thấy thông tin chủ tóp đưa ra dễ dẫn đến làm cho nhiêù người nghiên cứu lý số hiểu nhầm, định hướng nhầm khi truy xét lá số nên tôi thêm vào từ "tình cờ" cho chính xác, từ "tình cờ" không phải do tôi phịa ra, mà trong các tài liệu về lịch sử y khoa đều dùng, sách báo quốc tế đều dùng.
Fleming lúc tình cờ phát hiện ra penicilin chỉ là 1 kỹ thuật viên trong 1 lavabo (phòng thí nghiệm) nghiên cứu về vi sinh. Công việc hàng ngày đại khái như là chuẩn bị, dọn dẹp, lau chùi... phụ giúp cho các nhà nghiên cứu. Túm lại cái ống quần là người giúp việc trong phòng thí nghiệm.
1 ngày đẹp trời, Fleming thấy 1 đĩa thạch nuôi cấy vi khuẩn bỗng dưng có những khoanh tròn ở giữa mà vi khuẩn không phát triển, lấy thành phần trong đó ra phân tích thì thấy nấm penicilin phát triển gây ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Có thể Fleming trước đó làm việc cẩu thả mà để nấm penicilin rơi vào đĩa thạch nuôi cấy khuẩn lạc. Ka ka ka
Không thể phủ nhận vai trò của phát hiện này, mở ra kỷ nguyên mới cho y khoa, ngoại khoa phát triển như vũ bão vì mổ xong có kháng sinh làm giảm nhiễm trùng hậu phẫu. Trước đó bệnh nhân phẫu thuật đa số chết vì nhiễm trùng sau mổ. Sản khoa cũng hưởng lợi, khoa nhiễm thì khỏi nói. Thế chiến 1 khi chưa có penicilin thì binh sĩ chết vì nhiễm trùng sau khi bị thương nhiều hơn binh sĩ tử trận ngoài chiến trường, thế chiến 2 ngay sau đó tình hình đã đảo lộn hoàn toàn do penicilin.
Theo Du nên định hướng lá số theo kiểu may hơn khôn. Ở 1 nước phát triển hàng đầu thời đó, 1 người bình thường cũng có thể gặp may và làm lên điều kỳ diệu.

Sửa bởi TieuDu: 15/10/2018 - 15:22


Thanked by 3 Members:

#5 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5880 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 17:47

Lại nói về sự "tình cờ" trong các phát minh vĩ đại. Tôi chia sẻ câu chuyện về pin lithium, loại pin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển các thiết bị xách tay như laptop, ipad, điện thoại di động ngày nay.

Tôi có lần tiếp xúc và nói chuyện với Giáo sư
Rachid Yazami, người chứng minh tính điện hóa thuận nghịch của lithium trong than chì​, đặt nền móng cho pin lithium.

Thì ông ta có chia sẻ rằng có một thời gian nghiên cứu rất sâu về giải pháp thay thế pin acid, một trong những hướng tiềm năng thời bấy giờ (1970s) là pin lithium. Ông ta và nhóm nghiên cứu đã tìm ra rất nhiều vật liệu khác nhau. Nhưng dường như chưa có loại vật liệu nào tối ưu do chúng đều đem lại hiệu suất thấp, do tuổi đời thấp hoặc vật liệu không ổn định, những chu kì sạc - xả đầu rất tốt nhưng càng về sau lại càng kém do vật liệu trong pin kết hợp với lithium tạo thành lớp SEI (Solid Electrolyte Interface) cản trở điện tích dịch chuyển...

Thế rồi vị giáo sư Rachid, hồi đó mới là một anh nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc), sau nhiều tháng làm thí nghiệm mà chẳng ra kết quả gì. Một hôm làm trên phòng thí nghiệm cũng muộn, bèn đổ cốc lithium electrolyte vào trong cốc than chì (graphite), rồi cũng mệt mỏi quá mà để trong phòng thí nghiệm chẳng thèm dọn và về nhà tắm rửa nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau ổng quay lại phòng thí nghiệm thì thấy lithium biến đâu mất, còn than chì thì đổi màu. À thì ra lithium có thể xen giữa (intercalated) các lớp than chì. Điều đặc biệt đó là khi áp điện thế ngược chiều, vật liệu này có thể ra khỏi than chì, trở lại trạng thái ban đầu. Thế là tính chất điện hóa thuận nghịch dựa trên graphite đã được chứng minh.

Phát minh "tình cờ" này như quý vị biết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật này, nhiều khi Hay không bằng Hên.

Sửa bởi Expander0410: 15/10/2018 - 17:58


Thanked by 3 Members:

#6 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5880 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 17:55

Lại một câu chuyện Hay không bằng Hên khác nữa.

Lần này thì là một anh nghiên cứu sau tiến sĩ người Tàu (thú thật là bọn Tàu nó giỏi nghiên cứu lắm). Làm một đề tài nghiên cứu về tăng cường hiệu suất của laser. Hôm đó đẹp trời, anh này có chế tạo được một cấu trúc từ một vật liệu mà chửa ai dùng.

Hắn đem đi đo nhiễu xạ gì đó mà người ta chiếu một tia laser bước sóng rất nhỏ vào vật liệu rồi đo các tia phản xạ, nhiễu xạ, hấp thụ... Thế rồi lúc lấy mẫu đo ra khỏi máy, thấy lạnh toát như cục đá. Hắn cũng chẳng chú ý gì, nhưng đi ăn với ông Giáo sư kể ra, thế là ông Giáo sư đó mới chẳng thèm ăn nữa, vì "ngửi" thấy mùi thơm nồng nặc rồi!

Cuối cùng, một phát minh về vật liệu tản nhiệt cho laser được ra đời. Nguyên lý là: khi laser hoạt động, vật liệu này sẽ làm giảm sức nóng của thiết bị, tăng tuổi thọ, tăng hiệu năng, tăng ...

Phát minh được đăng trên tạp chí Nature.

Sửa bởi Expander0410: 15/10/2018 - 17:59


Thanked by 2 Members:

#7 htmtthanhdat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 165 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 20:19

- Một chủ đề thú vị đối với Htmtthanhdat, nên cũng muốn góp vui!

"Những phát minh bất ngờ "mò" đến với con người":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Htmtthanhdat nghĩ điểm chung của những nhà khoa học "trúng vé số" trên là họ đều giỏi, bền bỉ, có sự quan sát, tò mò khoa học và may mắn đã đến với họ.

Một vài đường link liên quan:

"Thành công không phải đến từ may mắn mà nó là một thuật toán":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



" Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được điều đó"
(Trích Nhà Giả kim của Paulo Coelho)

- Ngày bé Htmtthanhdat cũng từng muốn làm nhà nghiên cứu lắm (từng bắt sâu bướm và ghi chép lại dòng đời của từng loại sâu), nhưng lớn mới thấy nó không màu hồng và nhiều bất ngờ thú vị như sách vở báo chí. Hmtthanhdat vẫn mong Việt Nam sẽ chạm được một giải Nobel về nghiên cứu; vẫn mong con người sẽ có nhiều phát kiến mới, thú vị và thực tiễn. Vẫn mong một ngày mình tìm lại được nhiệt huyết như ban đầu.

Sửa bởi htmtthanhdat: 15/10/2018 - 20:29


Thanked by 1 Member:

#8 htmtthanhdat

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 165 Bài viết:
  • 145 thanks

Gửi vào 15/10/2018 - 20:32

p/s: Bình minh xuất hiện đều đặn mỗi ngày (ảnh chụp tại núi Bà Đen):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 02:25

Nhân đề tài nầy tôi xin kể một câu chuyện .
================================

Ở một làng quê nọ bên Anh quốc, nhà ở gần hồ , có một cậu học trò tên là Alex học giỏi . Ngoài giờ học anh ra tập bơi ở dưới hồ . Về sau anh lội và lặn giỏi như một kình ngư . Khi đã rành nghề thì có thể bắt cá về giúp gia đình (gia đình nghèo) .
Khi nào mệt thì anh ta trèo lên cây trên bờ hồ nằm nghĩ .

Có một hôm có một đoàn xe , có lẽ là của một gia đình quyền quý giàu có đến căn lều nghĩ ngơi trên bờ cỏ . Trong gia đình nầy có một cậu bé bang hoặc lớn hơn Alex, xuống hồ tập bơi nơi chổ có cây thường mà Alex hay nằm nghĩ . Trong lúc cậu nhỏ tập bơi thì gia đình đang mải mê đờn xa xướng hát . Cậu bé đang ờ dưới nước có vì không quen bơi lội nên bị "vọt" bẽ và cậu đang đuối nước . Alex đang ở trên cây nhìn xuống thấy vậy liền nhảy xuống hồ cứu cậu bé . Việc cứu cậu bé thì chẳng có gì khó khan với một kình ngư như Alex . Sau khi lên bờ gia đình làm hô hấp cho cậu bé rồi mới nhìn thấy người cứu mạng con mình .
Gia đình quyền quý mới hỏi đến lai lịch Alex và biết rang Alex học giỏi nhưng gia đình không đủ sức lên đại học .
Sau khi về London, gia đình mói ngĩ đến chuyện bảo trợ cho Alex lên London học đại học .
Alex học giỏi tốt nghiệp đại học và sau là nhà Bác học Alexander Fleming .
Gia đình bảo trợ chính là thân phụ của Ông Winston Churchill và người đuối nước chính là Thủ tướng Churchill sau nầy .
Đến năm 1943, Ông Winston Churchill bị bệnh phổi (pneumonia) . Các BS chăm sóc cho Ông Churchill khi đó đã dung Penicillin để chữa trị cho Ông Churchill.
Chính vì vậy vậy mà co loan truyền rằng Ông Alexander Flemming đã cứu Ông Churchill 2 lần .

#10 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 05:13

Sử Việt có Yết Kiêu cũng nhà nghèo và nhờ giỏi bơi lội mà thành danh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).[cần dẫn nguồn] Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia bộc trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.
Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.


Theo Sử thì Yết Kiêu là người đã lặn và đục thuyền cho chìm chết tướng Mông Cổ là Ô Mã Nhi trên đuờng trao trả tù binh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Khi Ô Mã Nhi và nhiều tướng sĩ quân Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống trong trận Bạch Đằng, các binh tướng khác đều được phóng thích về nước khi nhà Trần xin hòa và triều cống nhà Nguyên để tránh nạn binh đao. Tuy nhiên vua nhà Trần rất căm giận Ô Mã Nhi đã giết rất nhiều người và đã phá hoại lăng tẩm của tổ tiên nhà Trần (Trần Thái Tông),[cần dẫn nguồn] có thể một phần vì Ô Mã Nhi đã quen chinh chiến ở Đại Việt, thuộc đường đất, nên vua Trần Nhân Tông bàn với Trần Hưng Đạo tìm cách giết Ô Mã Nhi để trả thù, và cũng là để phòng hậu họa. Trần Hưng Đạo cho thuyền lớn đưa Ô Mã Nhi về nước, rồi cho người giỏi bơi lặn sung vào phu thuyền. Ra đến ngoài biển, lừa lúc ban đêm, những phu thuyền cùng Yết Kiêu đục thủng đáy thuyền, vì vậy Ô Mã Nhi bị chết đuối. "


May mắn trong khoa học không phải là ngẫu nhiên mà là quá trình tích luỷ kiến thức và bộ não hoạt động trong vô thức và khi thời duyên đến thì đột phát.

Ngộ của Thiền Đạo cũng vậy.

#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 05:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Supernova, on 15/10/2018 - 09:24, said:

Thông tin từ tổ chức y tế thế giới:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả những loại thuốc hiện nay đã xuất hiện. Những điều này sẽ phần nào giúp bạn thoát khỏi cơn ác mộng kháng kháng sinh...

Với không ít người, thuốc kháng sinh là "vật bất ly thân" - chỉ cần ho hắng, cảm sốt chút thôi là họ cũng tìm ngay tới loại thuốc này với mong muốn nhanh khỏi bệnh.

Nhưng bạn có hay rằng, có vô số loại kháng sinh cho đến nay đã không còn tác dụng nữa. Vì sao ư?

Bởi chính việc sử dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn tới siêu vi khuẩn và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng cao.

Nguy hiểm hơn, mới đây một phụ nữ người Mỹ đã tử vong khi vi khuẩn nhiễm gây nhiễm trùng kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh nước Mỹ hiện có. Đáng nói là chủng vi khuẩn này cực kỳ hiếm ở Mỹ và bà đã nhiễm nó sau khi trở về từ Ấn Độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đừng bao giờ tự ý dùng thuốc kháng sinh.


Điều đó có nghĩa, ai trong chúng ta cũng rất có thể mang siêu vi khuẩn về nhà, qua những chuyến du lịch.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta cần phải nhớ quy tắc nào để "sống sót" qua thời kháng kháng sinh?
  • Không bao giờ được tự ý sử dụng kháng sinh. Ví dụ như bạn bị cúm thông thường do virus gây ra - nên việc uống kháng sinh không thể cho hiệu quả.
  • Hỏi chuyện bác sĩ nếu họ kê đơn kháng sinh cho bạn. Hỏi thật kỹ xem liệu có thể không sử dụng kháng sinh hay không? Nếu buộc phải dùng thì nó có phù hợp với cơ thể bạn?
  • Tuân thủ nghiêm ngặt liều, và thời gian điều trị kháng sinh với thuốc ngay khi thấy mình tốt hơn hoặc khỏi bệnh. Không tự ý bỏ dở liều, hoặc giảm liều thuốc - điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại kháng thuốc và tái nhiễm.
  • Không dùng lại thuốc kháng sinh được kê điều trị ở đợt trước. Hãy vứt bỏ chúng, bởi lần sau có lẽ chúng sẽ mất tác dụng với bạn.
  • Mặc dù có cùng triệu chứng bệnh nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác. Bởi không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với bạn.
  • Tránh du lịch tại những vùng đất có nguy cơ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng cao - như Ấn Độ, châu Phi...
  • Tăng cường bổ sung vitaminđể tăng sức đề kháng cơ thể, chống chọi lại bệnh tật...

Du lịch Đông Nam Á thì cần cẩn thận trong việc ăn uống . Làm răng hay sửa sắc đẹp thì cẩn thận chọn nơi có uy tín và tẩy trùng đúng tiêu chuẩn.



Gần đây khoa học phát triển rất nhanh trong tương lai các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tìm cách phá được thành trì miễn kháng sinh của các vi khuẩn để thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt chúng .

Thanked by 1 Member:

#12 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6739 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 05:49

Trước mắt để tránh tình trạng vi khuẩn lờn thuốc thì điều cần làm là bịnh nhân phải uống hết liều lượng thuốc mà bác sỹ đã ra toa (thường là 14 ngày) để tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Có rất nhiều người (có cả tôi trong đó - hồi xưa thôi) uống được khoảng hơn một tuần, tình trạng khả quan lên nên lười, không uống dứt liều thuốc.

Thanked by 1 Member:

#13 KhongSoBun

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 664 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 16/10/2018 - 06:27

Giết hoặc bị giết thôi chứ có gì đâu. Quy luật đấu tranh trong tự nhiên giới.

#14 goldfish

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1036 Bài viết:
  • 459 thanks

Gửi vào 21/11/2018 - 13:06

Một lá số nữa của một "medical practitioner" thời WWII mệnh VCD

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |