Jump to content

Advertisements




Công đức và phước đức, sai lầm nguy hiểm khi hiểu sai!


10 replies to this topic

#1 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 12:53

Tôi có đọc được một bài luận khá thú vị, muốn chia sẻ cho những ai quan tâm.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúng ta cần nên lưu ý tránh bị nhầm lẫn giữa Phước đức và Công đức, thậm chí mê lầm đến độ lạm phát từ những việc nhỏ nhặt, linh tinh như: góp tiền, cúng dường xây dựng, hối lộ tâm linh, cầu vọng, van lụy, nô dịch, xưng tán tướng tượng, tuyên truyền tà pháp… mà đem những điều đó tà kiến biện thông hô hào là công đức, công quả này nọ, nhầm lẫn cơ bản công sức việc thế gian.
Như lời Tổ Đạt-ma: “Người đời nay không hiểu được những nghĩa lý ấy, do sự hiểu biết nông cạn của mình nên chỉ lấy những việc làm theo hình tướng mà cho là công đức, tốn kém biết bao nhiêu tiền của; đắp tượng, xây tháp uổng phí sức người; dốc lòng hết sức cũng chỉ tự làm tổn hại bản thân, mê hoặc người khác, chẳng biết là rất đáng hổ thẹn, biết bao giờ được giác ngộ? Thấy pháp hữu vi thì hết lòng đắm chấp, mê muội, nghe nói đến pháp vô vi thì ngớ ngẩn, lập lờ.”


I. Tóm tắt phân biệt công đức và phước đức

Phước đức: tương đương với thiện nghiệp. Trong thiện nghiệp thì từ thiện chỉ là một phần rất nhỏ, mà thiện nghiệp có 10 điều nằm ở cả 3 khu vực là: Thân (cứu sanh, thiện thí, không tà dâm), Khẩu (, nói lời chân thật, nói lời ngắn gọn, nói lời lịch sự, nói lời hòa đồng), Ý (ý không tham, ý không sân, ý không si)
Phước đức là những việc làm bên ngoài (từ thiện người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi, người nghèo khổ), giúp đỡ cộng đồng (kiến thức đúng, phương tiện sống, phương tiện học tập, tu tập, cúng dường nơi tụ tập), bảo vệ môi sinh, nhằm trợ duyên giúp giảm thiểu quả báo của bản thân, tránh bớt những oán nghiệp thế gian chứ hoàn toàn không giúp đắc đạo.

Công đức: là do ta tự soi chiếu bên trong mình, tự soi chiếu chỉnh sửa lại hành thức bên trong mình, công phu tu thành phẩm hạnh để dần trở về với ĐẠO. Tự tu thân là công, tự tu tâm là đức.

Công đức không tạo được bằng:

Những việc làm theo hình tướng như đắp tượng, xây tháp, đúc chuông.
Xây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không thể lấy phước làm công đức được.
Mê chấp cầu hình tướng bên ngoài, trong lòng buông thả những tham lam, ngu si, giả hiện vẻ uy nghi, không biết hổ thẹn với bậc thánh, dối gạt kẻ phàm tục.

Phân biệt được đâu là phước đức, đâu là công đức giúp là điều kiện tiên quyết của người Phật Tử và người giảng Phật Pháp.
Ngoài ra làm thiện tích phước cũng cần phải hiểu cho đúng thì mới có kết quả.

II. Phân tích chi tiết về công đức và phước đức

Nói về chữ “Đức” tức là nói đến chữ Đạo. Công đức và phước đức là khái niệm không có trong phật học nguyên thủy, và xuất hiện khi Phật Học truyền qua Trung Quốc. Cho nên để hiểu đúng chúng ta cần hiểu thêm về lịch sử có liên quan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chữ Đạo trên xuất phát từ triết lý về đạo giáo cổ xưa của người Trung Quốc do Lão Tử đề xướng vào khoảng TK VI TCN. Sau khi Phật học được truyền bá vào Trung Quốc, được triển khai phối hợp rộng rãi thì khái niệm về Đạo được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa hẹp: là con đường. Cụ thể:
Đạo Phật: con đường dẫn đến sự giác ngộ giúp giải thoát luân hồi.
Lục đạo: 6 con đường mà chúng sanh trôi nổi trong vòng xoáy luân hồi (Trời, người, A-tu-là, ngạ quỉ, địa ngục, súc sanh)
Bát chánh đạo: là tám con đường đúng đắn giúp thoát luân hồi

Nghĩa rộng: là hàm tính nguyên thủy của trời, đất, vạn vật hữu hình, vô hình
Cho nên trong “Đắc Đạo” thì nên hiểu chữ “đạo” theo nghĩa rộng, tức là thành tựu công đức (công hạnh) để giúp chuyển hóa hữu vi (cầu, tranh, đoạt, chấp) thành vô vi mà thể nhập vào Đạo. Trong một số tài liệu về phật học được biên dịch từ Trung Quốc, thì khái niệm về Đạo (tĩnh lặng, tịch diệt, dung hợp, viên thông, vô cực) được hiểu tương nghĩa với Niết Bàn (Tĩnh-Tịnh-Không) trong phật học nguyên thủy.

Cũng tương tự như học thuyết giác ngộ nguyên thủy (Phật học nguyên thủy) mà Đức Phật đã thuyết giảng xưa kia (TK VI TCN) đều xoay quanh ý niệm trọng tâm “Khổ và Diệt Khổ”. Và luôn nhớ rằng Phật học nguyên thủy hoàn toàn không phải là tôn giáo hay triết học trừu tượng hay tâm lý học(nhằm trấn an, kích hoạt an/vui/khỏe/nhàn/lạc…) hay triết lý dưỡng sinh(tô điểm sắc thân tươi nhuận, trường thọ) hay tu luyện công phu/pháp thuật hay nghệ thuật sống (khôn khéo, lèo lách trong đời sống để thành công tiền tài/danh vọng/hưởng thụ thanh nhàn)… Nội dung thiết yếu của triết lý Đạo giáo nguyên thủy cũng vậy, hoàn toàn không phải là tôn giáo giáo hay triết học trừu tượng hay tâm lý học hay triết lý/nghệ thuật sống. Triết lý này đã được trình bày rất rõ ràng trong tài liệu “Đạo Đức Kinh”.

Tóm lược vài ý chính chứa đựng tính tương đồng giữa của Đạo so với giáo pháp giác ngộ – điều đã được Tổ Đạt ma vận dụng và triển khai thành công trong việc truyền giáo sang Trung Quốc vào khoảng cuối TK V (xem bản kinh “Thiếu Thất Lục Môn”), ngài đã khéo léo giảng giải sao cho phù hợp với nhận thức truyền thống của tín chúng bản địa vào thời bấy giờ giúp họ có thể dễ dàng đón nhận (khế cơ) giáo pháp mới – dung hòa phật học và lão giáo – một cách chuẩn xác.

Trở lại nội dung đối chiếu tương đồng giữa Phật học và Đạo giáo, điều mà chúng ta cần nên lưu ý tránh bị hiểu nhầm tính tương đồng về một vài ý niệm căn bản giữa Đạo giáo và Phật học, điều này không có nghĩa qui đồng cho rằng Đạo giáo thay thế học thuyết Giác ngộ.

Những ý niệm tương đồng giữa Đạo giáo nguyên thủy và Giáo pháp Giác ngộ nguyên thủy như sau:
2-1. Đạo là thường hằng, bất biến, là nguồn gốc của vạn vật -> tương đồng với Niết Bàn là bản thể thường hằng của chư pháp.

2-2. Đạo thường (luôn luôn, như như) Vô Vi(không cầu vọng, không tranh giành, không chiếm đoạt và không chấp giữ), không giống như những gì mà chúng ta gọi là(Danh) hay thấy biết bằng 5 giác quan bình thường(Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh) và không mang hình tướng, không phải là tên gọi của thế gian (Vô danh thiên địa chi thủy). Tức là Đạo luôn tĩnh lặng, tịch diệt và Không (Vô Danh, Vô Vi, Vô Tướng). Tương đồng với 3 hàm tính: Tĩnh-Tịnh-Không của Niết Bàn. Vì vậy, những khái niệm như là: đắc đạo cũng được hiểu tương đồng với nhập niết bàn và pháp vô vi tương đồng với pháp tánh(vô duyên khởi, vô tướng) chính là ở chỗ này.

2-3. Đức là năng lực để chuyển luân vạn vật quay về hoặc cách xa Đạo. Công đức giúp quay về với Đạo, đạo đức giúp tiếp cận với Đạo, phước đức giúp không cách xa Đạo, thất đức làm rời xa Đạo Cho nên khái niệm Đức gần tương đồng với khái niệm Nghiệp trong Phật học:
* Công đức tương đồng với Chánh Định Nghiệp, dẫn đến Tuệ tri, Huệ năng.
* Đạo đức tương đồng với Chánh Nghiệp.
* Phước đức tương đồng với Thiện Nghiệp.
* Thất đức hay Ác đức tương đồng với Tà Nghiệp hay Ác Nghiệp.

Đây cũng là điều mà chúng ta cần nên lưu ý tránh bị nhầm lẫn giữa Phước đức và Công đức, thậm chí mê lầm đến độ lạm phát từ những việc nhỏ nhặt, linh tinh như: góp tiền xây dựng, hối lộ tâm linh, cầu vọng, van lụy, nô dịch, xưng tán tướng tượng, tuyên truyền tà pháp… mà đen những điều đó tà kiến biện thông hô hào là công đức, công quả này nọ, nhầm lẫn cơ bản công sức việc thế gian.

Lời dạy Tổ Huệ Năng:

“Xây chùa, bố thí, cúng dường chỉ là tu phước, không thể lấy phước làm công đức được. Công đức ở tại Pháp thân, không phải ở phước điền. Tự trong pháp tánh đã có công đức. Kiến tánh là công, bình đẳng là đức. Bên trong thấy Phật tánh, bên ngoài tu hành cung kính. Nếu như khinh tất cả mọi người, không cắt đứt được sự chấp ngã, thì tự mình không thể có công đức được. Nếu như tự tánh mình hư vọng, Pháp thân không còn có đức nữa. Nếu trong niệm niệm liên tục có tu hành phước đức và bình đẳng chơn tâm, thì công đức sẽ không nhỏ và hành vi luôn luôn cung kính. Tự tu thân là công, tự tu tâm là đức. Công đức là do tự tâm mà ra, phước và công đức là khác nhau”.

Hãy cùng nhau thức tỉnh để mà nhận ra chân lý qua lời truyền dạy của Phật và chư Tổ chính quy, nếu không muốn làm dân ma thời mạt pháp.

Sửa bởi Expander0410: 10/10/2018 - 13:07


Thanked by 2 Members:

#2 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 13:10

Đạo Đức Kinh

Hán văn:

道 可 道 非 常 道. 名 可 名 非 常 名. 無 名 天 地 之 始; 有 名 萬 物 之 母. 故 常 無 欲 以 觀 其 妙; 常 有 欲, 以 觀 其 徼. 此 兩 者 同 出 而 異 名. 同 謂 之 玄. 玄 之 又 玄. 眾 妙 之 門.

Phiên âm:

1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.

3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.

4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.


Dịch thơ:

1. Hóa công hồ dễ đặt tên,

Khuôn thiêng hồ dễ mà đem luận bàn.

2. Không tên sáng tạo thế gian,

Có tên, là mẹ muôn vàn thụ sinh.

3. Tịch nhiên cho thấy uy linh,

Hiển dương cho thấy công trình vân vi.

4. Hai phương diện một Hóa Nhi,

Huyền linh khôn xuất huyền vi khôn lường.

Ấy là chúng diệu chi môn,

Cửa thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.


Anh @vodanhthiendia đạt đến cảnh giới nào rồi?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 13:17

Chẳng đạt, chẳng ở cảnh nào.

#4 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 19:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 10/10/2018 - 13:17, said:

Chẳng đạt, chẳng ở cảnh nào.
Tôi lại đồ rằng anh thích "công đức hồi hướng"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 22:58

Chẳng đạt là công đức, chẳng ở cảnh nào là hồi hướng.

Thanked by 1 Member:

#6 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 10/10/2018 - 23:39

Khi mà Ác Nghiệp không tạo, Thiện Nghiệp cũng chẳng muốn tích, lúc đó thì chẳng làm gì lại là tạo Phước Đức. Thế gian thử hỏi có mấy ai?!

Vì lẽ đó "Chẳng Đạt" lại là "Đạt".

Nhưng "chẳng ở cảnh giới nào" thì là "vô minh", mãi không phải "hồi hướng" .

Âu cũng chỉ mới bước một chân vào cái sự Sáng suốt, Buông xả, Từ bi. Chân kia vẫn còn trong cõi vô minh.

Thiện tai, tại Thiên!

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 11/10/2018 - 04:16

Vô minh là cảnh giới mê mờ của tâm sao lại đồng với "chẳng ở cảnh giới nào" ?

"chẳng ở cảnh giới nào" là trụ vô sở trụ .

#8 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 11/10/2018 - 07:52

Đức Phật dạy: “Đừng trụ vào đâu để mà sinh cái tâm” tức là dạy các hành giả phải dùng trí tuệ Kim Cương Bát Nhã để tận diệt các vô minh vọng chấp: Chấp Ngã, chấp Pháp hay chấp Bốn tướng (tức Ngã, Nhân, Chúng sinh và Thọ giả).
Nhưng e rằng chẳng diệt nổi vô minh vọng chấp, lại bị thế giới vô minh làm mình chìm đắm.


Thanked by 2 Members:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 11/10/2018 - 08:26

Biết vô minh là thấy được ánh sáng. Tỉnh mộng thì vô minh vọng chấp chỉ là mộng .

Thanked by 1 Member:

#10 Expander

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2701 Bài viết:
  • 5883 thanks

Gửi vào 11/10/2018 - 11:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 11/10/2018 - 08:26, said:

Biết vô minh là thấy được ánh sáng. Tỉnh mộng thì vô minh vọng chấp chỉ là mộng .
"Biết" lại là một Pháp trong đạo Phật. "Biết đủ là người giàu nhất" (đừng nghĩ chữ giàu đây chỉ là giàu vật chất). Học thế nào để "Biết đủ", tức chẳng thừa, chẳng thiếu có khi cả đời này chưa xong.

Thôi thì ... tối nay tôi chìm đắm trong giấc mộng vô minh, sáng mai tỉnh giấc thì nhận ra. Nhưng tối mai tôi lại vẫn sẽ mộng tiếp.

“Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.

“Xá-lợi-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”.


Âu cũng Sắc sắc không không vậy mà.

Sửa bởi Expander0410: 11/10/2018 - 11:17


#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 11/10/2018 - 12:58

Chưa biết thì sắc sắc không không, tỉnh mê , mê tỉnh . Biết rồi thì chẳng sắc không , ngủ một giấc dậy uống cà phê xong đi dạo phố.








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |