Jump to content

Advertisements




Thất tinh trên một Cung


3 replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 08/08/2018 - 15:49

Phần 1: Thất tinh trên một Cung vào năm 1983

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các hành tinh trong hệ Mặt Trời đã từng “nằm rất gần nhau”
Mặc dù không thể nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng đã từng nằm ở rất gần nhau trên bầu trời (ta có thể gọi là hình khối hành tinh hay nhóm hành tinh trên bầu trời).
Năm 1983 đã xảy ra sự kiện tất cả các hành tinh (kể cả Diêm Vương tinh và Trái Đất) đều năm trong cung góc 96 trên bầu trời – không phải trong một đường thẳng như hầu hết mọi người đều lầm tưởng. Tất cả các hành tinh nằm cùng một phía với Mặt Trời và cùng nằm trong cùng một góc (quadrant) thường xảy ra khoảng 200 năm một lần.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các hành tinh không thể nằm cùng trên một đường thẳng, nhưng có thể cùng xuất hiện trên bàu trời. Đó cũng là một hiện tượng vũ trụ thú vị.


Sự kiện các hành tinh thẳng hàng hay có lẽ nói đúng hơn phải là giao hội các hành tinh xảy ra gần đây nhất là vào năm 2000. Và người ta cho rằng đó là thời điểm Trái đất sẽ diệt vong, nhưng trên thực tế đã không có chuyện gì xảy ra.

Phần 2: Thượng Cổ Giáp Tý – là điểm xuất phát chung thứ nhất:

Người xưa đã chọn một điểm xuất phát chung gọi là Thượng Cổ Giáp Tý - để lấy mốc thời gian mà sao Thái Ất dùng để xoay quanh một vòng trời. Năm gọi là gốc thời gian, vì có hiện tượng 7 sao tụ hội, tức là tất cả nhật nguyệt hợp bích, và 5 tinh liên châu đều họp ở cung Tý, cho nên năm, tháng, ngày, giờ, thiên chính, đông chính lấy cung Tý làm mốc đầu hết, gọi là Thượng Cổ Giáp Tý. Rồi sách vở lại ghi rằng thời Vua Nghiêu cũng có hiện tượng 7 sao tụ hội. Cho nên tạo lịch pháp đều lấy thời đó gọi là Thượng Nguyên Giáp Tý. Vậy lịch pháp lấy Năm Thái Ất và ngày tháng giờ đều theo con số gốc mà gọi là Thượng Cổ Giáp Tý
(Theo quyển 6, Thái Ất Thần Kinh, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Phần 3:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xem sao Bắc Đẩu buổi chiều khoảng 18 giờ sẽ biết dưới trần gian đang ở vào mùa nào. Thí dụ:
- Tháng 11 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tí.
- Tháng 12 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu.
- Tháng 1 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dần.
- Tháng 2 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, v.v.
Như vậy, sao Bắc Đẩu chính là đồng hồ để chỉ mùa, chỉ tháng quanh năm.
Sao Bắc Đẩu còn quay một vòng trong một ngày, như chiếc kim đồng hồ. Thí dụ: Lúc 18 giờ buổi chiều nào đó, ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, thì 6 giờ sau tức vào nửa đêm, ta sẽ thấy nó chỉ hướng Ngọ. Sáu giờ sau nữa (tức 6 giờ sáng ngày hôm sau), nó sẽ chỉ hướng Dậu. Suy ra thì 12 giờ trưa hôm sau nó sẽ chỉ hướng Tí, để rồi 18 giờ chiều lại chỉ hướng Mão, v.v.

Ngũ tinh thường không lấp lánh như các sao khác, trừ khi bầu khí quyển bị chấn động.
Thủy Tinh rất gần mặt trời, nên thường rất khó thấy.
Kim Tinh vì gần mặt trời nên mọc và lặn xấp xỉ như mặt trời. Sáng mọc phía Đông gọi là Sao Mai, Tối lặn phía Tây gọi là Sao Hôm. Kim Tinh là một ngôi sao sáng nhất trên trời.
Mộc Tinh cũng là sao rất sáng, màu sáng bạc.
Hỏa Tinh thì màu sáng đỏ.
Thổ Tinh màu trắng nhợt.


Thập Nhị Thần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thập Nhị Thần là nơi mà các sao Đẩu Cương của Bắc Đẩu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chỉ vào mỗi tháng. Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào đâu thì nguyên khí của tháng ở tại đấy.
- Tháng Giêng, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dần.
- Tháng Hai, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mão.
- Tháng Ba, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thìn.
- Tháng Tư, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tị.
- Tháng Năm, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Ngọ.
- Tháng Sáu, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mùi.
- Tháng Bảy, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thân.
- Tháng Tám, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dậu.
- Tháng Chín, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tuất.
- Tháng Mười, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Hợi.
Gọi là Nguyệt Kiến vì nguyên khí của trời thì vô hình, nên cứ trông sao Bắc Đẩu chỉ vào đâu, thì biết nguyên khí ở đó.
Bắc Đẩu có 7 sao. Sao thứ nhất là Khôi, sao thứ năm là Hành, sao thứ bảy là Tiêu. Ba sao ấy gọi là Đẩu Cương. Như tháng Dần, thì buổi tối, sao Tiêu chỉ Dần; nửa đêm, sao Hành chỉ Dần; tảng sáng sao Khôi chỉ Dần. Các tháng khác cũng phỏng theo đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản đồ Thiên văn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




THỨ THẦN CHÂU ĐỘ Huyền Hiêu 9o ¼ Nguy Tề 16o Thất Hợi Thanh Châu 17o



Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao:

(1) Đẩu m , l , f , p , t , x , Sagittarii

(2) Ngưu a , b , x Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii

(3) Nữ n , m , n , xx 493 Piazzii, Aquarii

(4) b Aquarii, a Equlei

(5) Nguy a Aquarii, e ,d Pegasi

(6) Thất 室 Aquarii, a ,b Pegasi

(7) Bích a Andromedæ g Pegasi




Vĩ Tinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vĩ Tinh (hành tinh) là tinh hoa của Ngũ hành:
- Mộc là Tuế Tinh (Jupiter).
- Hỏa là Huỳnh Hoặc (Mars).
- Thổ là Trấn Tinh (Saturne).
- Kim là Thái Bạch (Vénus).
- Thủy là Thần Tinh (Mercure).
Ngũ Tinh với mặt trời, mặt trăng gọi là Thất chính. Tất cả đều bám vào trời. Trời chuyển vận nhanh, Thất chính chuyển vận chậm; chậm bị nhanh lôi cuốn, nên Thất chính đều cùng với bầu trời mọc đàng Đông, lặn đàng Tây.
Ngũ Tinh phụ tá cho Nhật Nguyệt, khiến cho ngũ khí chuyển vần y như 6 hàng quan chức trong nước tùy theo chức vụ mà trị dân, ra mệnh lệnh cho thiên hạ. Lợi hại an nguy trong nước đều do đó sinh ra.
Gặp thời bình yên thịnh trị, mọi người xử sự hẳn hoi, thì Ngũ tinh, Thất chính đều đi đúng độ số.
Nếu vua rây vào việc bầy tôi, nếu bầy tôi chuyên quyền vua, thì chính lệnh sẽ sai lạc, phong giáo sẽ suy vi, rối loạn. Cái bầu không khí gàng quải ấy sẽ cảm tới Thất chính, nên Thất chính sẽ biến hóa lung tung, không còn theo lẽ thường.

(theo Thiên văn học cổ Trung Hoa - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ)

Phần 4: Từ Thượng Cổ Giáp Tý tính đến các năm:

Năm Thượng Cổ Giáp Tý = 10.155.889 -1972 = 10.153.917 trước công nguyên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 08/08/2018 - 16:16


Thanked by 3 Members:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 15/08/2018 - 21:02

Thất tinh thẳng hàng được quan sát vào tháng 9 năm 2013 trên bầu trời vào ban ngày khi không có bầu khí quyển của trái đất bị ánh mặt trời che khuất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh trên bầu trời Hà Nội lúc trưa tháng 9 năm 2013 đã loại bỏ bầu khí quyển

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/08/2018 - 21:32

[HỎI ĐÁP] CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI CÁC HÀNH TINH THẲNG HÀNG ?
HỎI: Cho cháu hỏi là các hành tinh có thể xếp thành 1 hàng thẳng được không ? (cháu thấy trong phim khoa học viễn tưởng có cảnh này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) Nếu tất cả cùng đối đỉnh thì sẽ xảy ra điều gì ?

CCT: Dạ thưa nếu bạn đang suy nghĩ đến một "đường thẳng" tuyệt đối thì là gần như là KHÔNG THỂ NÀO ! Lý do là vì mỗi quỹ đạo của mỗi hành tinh có một độ nghiêng khác nhau (ít ra là so với Trái Đất) và các chiều bề mặt của các quỹ đạo đó (orbital plane) cũng luôn luôn thay đổi theo thời gian. Nếu không tính đến Mặt Trăng, xác suất để Trái Đất, Mặt Trời và 8 hành tinh thẳng hàng với nhau sẽ là 1 trong 180 tỷ-tỷ năm. Và nếu tính luôn cả Mặt Trăng thì xác suất sẽ trở thành 86 tỷ tỷ-tỷ tỷ-tỷ tỷ-tỷ (86 với 46 con số "0" theo sau) năm ! Đây là một thời gian quá lâu so với tuổi của hệ Mặt Trời vốn chỉ mới 4.6 tỷ năm nên chắc chắn là chưa có con người nào từng sống để trải nghiệm điều này. (cười)

Ở mặt "tương đối" thì đúng là không quá hiếm hoi như người ta vẫn tưởng, vì trung bình cứ mỗi 500 năm, Mặt Trời, Mặt Trăng và 8 hành tinh chính trong Thái Dương Hệ sẽ xếp hàng thành một "đường thẳng". Không giống như "trong phim", thực tế khi chúng ta nói về các hành tinh "thẳng hàng" với nhau thì đó là những lúc chúng xếp hàng "tương đối thẳng" với nhau mà thôi. Gọi là "tương đối" vì trong đó, hành tinh này có thể xê dịch lệch sang một bên hoặc "cái trên cái dưới" so với hành tinh khác nếu bạn đứng nhìn từ Mặt Trời. Cũng tính từ Mặt Trời, sự "lệch qua, lệch lại" này có thể dao động trong một vòng cung từ 30° cho đến 90°.

Còn khi bạn đứng nhìn từ Trái Đất thì bạn sẽ thấy rằng các hành tinh cùng Mặt Trăng và Mặt Trời tụ tập trong một khu vực trên bầu trời nhưng phạm vi sẽ *rộng hơn* so với góc nhìn nếu đứng từ Mặt Trời, cũng giống khi bạn đứng bên này lề đường (Trái Đất) để nhìn qua lề đường đối diện bên kia có hàng cây xanh được trồng thẳng tắp (Mặt Trời và các hành tinh). Quan sát từ Trái Đất, khu vực mà Mặt Trời và các hành tinh tụ tập thường kéo dài từ 2 cho đến 4 cung Hoàng Đạo (60° - 120°). Sự tụ tập này thường khá ngắn ngủi, kéo dài chỉ từ vài giờ cho đến vài ngày. Trong một số bài viết, tôi còn gọi những sự tụ tập này là những "cụm sao".

Một ví dụ đó là vào lúc bình minh ngày 26 tháng 7 năm 561 Trước Công Nguyên (TCN), tất cả các hành tinh bao gồm Mặt Trời, Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh và cả Mặt Trăng đã đồng loạt tụ tập trong các cung Hoàng Đạo Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải (27° Kim Ngưu đến 25° Cự Giải) và người ta có thể thấy hiện tượng này thành một dải đốm sáng tụ tập ở bầu trời hướng Đông. Sau đó hơn 4 ngày, một Nhật Thực hình khuyên đã xảy ra trong cung Sư Tử tại vị trí 0° vào chiều ngày 30/7 theo giờ Trung Đông (thời đó, tuổi Sư Tử bắt đầu vào ngày 30/7 thay vì 23/7 như hiện nay do hiện tượng tuế sai - precession).
Chuyện gì xảy ra sau đó ? Đúng 1 năm sau sự kiện tụ tập ấy, vào tháng 8 năm 562 TCN, vua Nebuchadnezzar II (còn gọi là Vua Nê-bu-cát-nết-sa hay Na-bu-sô-đô-nô-do Đại Đế), vua của vương triều Chan-đê (Chaldean), người đã xây lên vườn Babylon huyền thoại và đã chinh phạt xứ Judah và Jerusalem rồi trục xuất những người Do Thái ra khỏi đây, đã băng hà. Đối với người Trung Đông, ông được xem là một trong những vị vua kiệt suất nhất trong lịch sử, và ông được nhắc đến khá nhiều trong quyển Cựu Ước của Kinh Thánh (sách tiên tri Đa-ni-ên / Daniel và sách Jê-rê-mi / Jeremiah). Thời hưng thịnh của người Chan-đê / văn minh Babylon (Iraq) cũng là thời mà chiêm tinh học được phát triển mạnh mẽ và một số thuật toán của họ vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Ngoài sự kiện vua Nebuchadnezzar II qua đời thì có những nhân vật đặc biệt khác cũng được sinh ra đâu đó trên thế giới: Lão Tử (560 TCN), Khổng Tử (550 TCN) trong triều đại nhà Chu và nhà toán học Pythagore (570 TCN).

Nếu không tính đến Mặt Trăng và các hành tinh vòng ngoài (Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh) thì trung bình khoảng 40 năm thì các hành tinh tụ tập lại với nhau. Ví dụ như ngày 11/5/2000 cũng đã từng có sự kiện 6 thiên thể "thẳng hàng" với nhau trong phạm vi hẹp hơn 30° trong cung Kim Ngưu và Song Tử, gồm Kim Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Mặt Trời, Thủy Tinh và Hỏa Tinh. Khoảng 2 năm sau đó (2002), các hành tinh "thấy được" và Mặt Trăng cũng dồn lại phần lớn trong cung Song Tử, với Mặt Trời ở một đầu Kim Ngưu và Mộc Tinh ở đầu khi trong Cự Giải. Vào ngày Tết Nhâm Dần 5/2/1962 cũng đã từng có sự kiện các thiên thể thấy được bằng mắt thường dồn lại trong cung Bảo Bình nhưng đặc biệt hơn là chúng trải ra trong một phạm vi rất hẹp chỉ có 15° ! Trong thế kỷ thứ 17 khi Johannes Kepler vẫn còn sống, ngày 31/8/1624 cũng đã có sự kiện các hành tinh tụ tập trong Xử Nữ, với Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh trong cung Sư Tử gần đó và Hải Vương Tinh đứng xa hơn trong Thiên Xứng. Đây cũng là cao điểm cuối cùng của giai đoạn Cải cách và Chấn hưng Công giáo (Catholic Reformation, 1500-1650) và khởi đầu của cuộc chiến tranh 30 Năm tàn khốc ở Âu Châu (1618-1648). Theo các tính toán nói chung thì những lần tụ tập như thế xảy ra với tần suất khoảng 26 lần mỗi 1000 năm và không cố định ở một chu kỳ đều đặn nào cả.

Trong thời đại của chúng ta ngày nay, lần "thẳng hàng" kế tiếp với các thiên thể mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường sẽ xảy ra từ ngày 7 đến ngày 9/9/2040. Nếu bạn lập lá số chiêm tinh (bằng công cụ của tôi trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) cho ngày này vào lúc 7h sáng giờ Việt Nam, bạn sẽ thấy rằng tất cả các thiên thể mà chúng ta thấy được bằng mắt thường sẽ tụ tập vào cung Thiên Xứng với Mặt Trời "lọt" sang cung Xử Nữ, tuy nhiên chúng sẽ "gói gọn" trong phạm vi khá hẹp là 30°: từ 15° Xử Nữ cho đến 15° Thiên Xứng ! Bảy thiên thể "thấy được bằng mắt thường" này (theo thứ tự) sẽ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Thổ Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh. Các bạn cũng có thể sử dụng công cụ miễn phí online trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

để xem tổng quát vị trí của các hành tinh trong ngày đó hay những ngày khác mà tôi đã nói ở trên.

Sau đó, các lần "xếp hàng" đầy ấn tượng tương tự sẽ xảy ra sau đó vào ngày 11/7/2297 (Song Tử / Cự Giải), 8/8/2478 (Sư Tử / Xử Nữ), 2/11/2954 (Bọ Cạp, và Nhân Mã nếu tính thêm cả Hải Vương Tinh) và 6/4/3292 (Dương Cưu, và Song Ngư nếu tính luôn cả Diêm Vương Tinh). Những lần tụ tập khác với phạm vi rộng hơn đó là những ngày 29/1/2378 (Ngư Dương đến Song Ngư), 2 tuần đầu tháng 1/2492 (Bọ Cạp đến Bảo Bình), 24/3/2854 (Dương Cưu / Kim Ngưu) và trong suốt tháng 5/2854 (Dương Cưu đến Song Tử).

Như tôi đã từng nói trong các bài trước đây, các chu kỳ giao hội (trong đó có các vị trí trùng tụ, vuông góc và đối đỉnh) liên quan đến các hành tinh vòng ngoài nói chung sẽ có tác động đến kinh tế vĩ mô và chính trị (lịch sử) trong đời sống con người và đôi khi còn là thời tiết hoặc biến động về địa lý trên trái đất. Diễn tiến với chủ đề như thế nào thì sẽ tùy vào cung Hoàng Đạo mà các hành tinh tập trung ở đâu cũng như giờ sinh của con người, vật chất hay quốc gia mà chúng ta quan tâm ...
[CCT]




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 11/09/2018 - 21:58

bình minh ngày 26 tháng 7 năm 561 Trước Công Nguyên (TCN), tất cả các hành tinh bao gồm Mặt Trời, Thủy Tinh, Kim Tinh, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh và cả Mặt Trăng đã đồng loạt tụ tập trong các cung Hoàng Đạo Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải (27° Kim Ngưu đến 25° Cự Giải) và người ta có thể thấy hiện tượng này thành một dải đốm sáng tụ tập ở bầu trời hướng Đông


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


562 trước Công nguyên tại Jerusalem,



lần "thẳng hàng" kế tiếp với các thiên thể mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường sẽ xảy ra từ ngày 7 đến ngày 9/9/2040. Nếu bạn lập lá số chiêm tinh (bằng công cụ của tôi trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) cho ngày này vào lúc 7h sáng giờ Việt Nam, bạn sẽ thấy rằng tất cả các thiên thể mà chúng ta thấy được bằng mắt thường sẽ tụ tập vào cung Thiên Xứng với Mặt Trời "lọt" sang cung Xử Nữ, tuy nhiên chúng sẽ "gói gọn" trong phạm vi khá hẹp là 30°: từ 15° Xử Nữ cho đến 15° Thiên Xứng ! Bảy thiên thể "thấy được bằng mắt thường" này (theo thứ tự) sẽ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Thổ Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2040 tại Hà Nội,


Sửa bởi danhkiem: 11/09/2018 - 22:00


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |