Jump to content

Advertisements




Truy tìm chân tướng kinh Liên Sơn, Quy Tàng

Liên Sơn Quy Tàng

2 replies to this topic

#1 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 68 thanks

Gửi vào 23/07/2018 - 17:45

Dịch 易 là huyền học Á Đông có từ thời thượng cổ, trường tồn cùng thời gian. Dịch học phát triển rực rỡ nhất vào ba triều đại Vương Đạo hoàng kim Hạ - Thương - Chu. Thời nhà Hạ, Dịch được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn. Khi nhà Thương thay thế nhà Hạ, Liên Sơn được kế thừa và phát triển thành Quy Tàng. Rồi nhà Chu lại kế thừa Dịch học nhà Thương mà tạo ra Chu Dịch. Hiện Liên Sơn và Quy Tàng được cho là đã thất lạc, chỉ còn lại trong truyền thuyết, còn Chu Dịch thì vẫn được lưu truyền rộng rãi.

Thời đại văn minh phát triển lại đến, ngày càng có nhiều học giả giành tâm huyết để truy tìm dấu vết của hai bộ kinh Liên Sơn và Quy Tàng. Tại hạ cũng tìm hiểu được một chút ít thông tin, muốn chia sẻ với chư vị trên đây, mong được giao lưu học hỏi.

LIÊN SƠN


Liên Sơn, chữ Nho là 連山, gợi lên hình ảnh những dãy núi liên tiếp nhau. Nhà Hạ ra đời cách đây khoảng 4000 năm, khi mà lối thắt nút (kết thằng) được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt. Kết thằng ký sự (Văn kiện thắt nút thừng), (tức thắt nút trên sợi thừng) là phương pháp ghi nhớ sự kiện được con người sử dụng trước khi phát minh chữ viết. Cụ thể, đây là tập tục của người Trung Hoa cổ và người Indian tại Peru ngày nay. Cho tới tận thời cận đại, một số dân tộc vẫn chưa có chữ viết mà sử dụng phương pháp kết nút thừng để ghi nhớ sự kiện. Bằng cách kết hợp sử dụng các màu sắc, chất liệu, cách kết, người xưa có thể tạo thành vài trăm từ vựng kiểu kết nút thừng cơ bản, đủ để ghi chép một cách hiệu quả và hoàn chỉnh các sự việc.

Trong sách Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ của tác giả Lê Trọng Khánh có viết: “Người ta thường coi loại văn tự thắt gút điển hình là hệ thống Kipu Inca (ở Pérou). Người Inca đã dùng những sợi dây mầu sắc và chất liệu khác nhau để thắt gút, nói về các sinh hoạt xã hội, kể cả những mặt phức tạp và trừu tượng (…) Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, loại văn tự Kipu được sử dụng khá phổ biến ở người Chăm Hrê miền núi Nghĩa Bình [Quảng Ngãi và Bình Định] (…) Người Chăm Hrê lấy vỏ đay, đập tơi ngâm nước vôi và nước nấu từ rễ cây sim, se từng cuộn, nhuộm mầu khác nhau để phân biệt nội dung cần ghi lại. Bằng những đoạn dây được quy ước chuẩn, các sự kiện được thắt gút dài thành biên niên sử (…) Văn tự thắt gút có thể ghi nội dung phức tạp như kinh cúng, thơ ca, lịch pháp. Chúng tôi đã tìm được quyển lịch thắt gút Chăm Hrê nội dung hoàn toàn giống lịch Chăm ở Thuận Hải viết bằng sách lá, chỉ khác là không có hình vẽ mặt trời mà thôi (Hình mặt trời trên lịch Chăm giống với hình trên trống đồng Đông Sơn)”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Văn tự thắt gút của người Hrê



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một cái Quipu phối nhiều màu sắc



Quan sát một cái Khipu, chúng ta có thể dễ hình dung ra hình ảnh những ngọn núi nhấp nhô liên tiếp nhau, đúng như cái tên Liên Sơn. Vậy, kinh Liên Sơn phải chăng là một cuốn kinh Dịch được ghi chép bằng lối văn tự thắt nút. Và Hà Đồ Lạc Thư phối ngũ sắc chính là một phần còn lại của kinh Liên Sơn?

QUY TÀNG


Quy Tàng có chữ Nho là 歸藏, Quy trong “quy về”, Tàng trong “bảo tàng, kho tàng”. Ý nghĩa của hai chữ Quy Tàng này khá là mơ hồ. Chúng ta đều biết rằng Trung Hoa trải qua nhiều lần vật đổi sao dời, đốt sách chôn nho, kinh thư các triều đại sau mỗi cuộc can qua đa phần bị thất lạc hoặc tiêu hủy. Vì thế văn tự mỗi thời mỗi khác, đa phần các kinh sách đều được người đời sau dựa trên truyền miệng dân gian mà chép thành. Đến cuốn sử ký nổi tiếng của Tư Mã Thiên cũng không ngoại lệ. Âm “Quy” ngoài được ghi bằng chữ 歸, còn được ghi bằng chữ 龟, nghĩa là con rùa. Quy Tàng 龟藏 chỉ nơi lưu trữ, cất giữ liên quan đến con rùa.

Sau khi nhà Thương thay thế nhà Hạ, lối văn tự thắt nút không còn được sử dụng phổ biến trong việc ghi chép chính sự, thay vào đó, người ta sử dụng Giáp Cốt Văn. Ngoài tên gọi phổ biến là Giáp Cốt Văn, nó còn được gọi bằng tên "Quy giáp thú cốt văn” 龟甲兽骨文, "Quy giáp văn tự" 龟甲文字, "Quy bản văn" 龟版文 xuất phát từ vật liệu ghi chép là yếm rùa và xương thú. Vậy, Quy Tàng phải chăng là cuốn kinh Dịch được ghi chép bằng Giáp Cốt Văn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giáp Cốt Văn – Chữ khắc trên yếm rùa



Tóm lại, theo tại hạ, kinh Liên Sơn hay Quy Tàng vốn dĩ không hề thất truyền, mà nó đã được kề thừa, phát triển thành Chu Dịch, rồi lại được tiếp tục được lưu truyền và phát triển trong dân gian cho đến tận ngày nay. Thời điểm hiện tại, văn minh Tây phương lên ngôi, Dịch học ngày càng bị lu mờ. Đến mức, đa phần người ta chỉ biết đến Dịch qua lĩnh vực bói toán. Là một người con Á Đông, tại hạ luôn canh cánh trong lòng một mong ước quang phục Dịch học. Mà để làm được điều đó, cần phải dùng Dịch để tạo ra nhiều những ứng dụng có tính thực tiễn trong cuộc sống, đặc biệt là trong hệ tư tưởng trị vì, nơi mà Dịch giữ vị trí độc tôn trong suốt hàng nghìn năm văn hiến Á Đông.

Sửa bởi MaiThienThu: 23/07/2018 - 18:05


Thanked by 1 Member:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 25/07/2018 - 21:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chút tài liệu gửi Các hạ tham khảo!

Thanked by 3 Members:

#3 MaiThienThu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 68 thanks

Gửi vào 26/07/2018 - 08:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

danhkiem, on 25/07/2018 - 21:11, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chút tài liệu gửi Các hạ tham khảo!

Đa tạ các hạ đã lưu tâm và chia sẻ tài liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |