Jump to content

Advertisements




Mùng 3 tháng 3 - Lạc Việt căn tổ tế tự đại điển


59 replies to this topic

#31 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 02/06/2018 - 22:46

TỰ NHIÊN TÔI THẤY LO CHO EM T.AO, TIẾNG GÌ EM ẤY CŨNG BIẾT. MỖI TIẾNG TÀU LÀ HÌNH NHƯ KHÔNG.
TÔI QUAN NGẠI CHO THÀY VN NỮA VÌ BÊN TÀU,NÓ PHẢI HỌC NHỮNG MẤY THỨ TIẾNG MỚI CÓ THỂ LÀM CU LI.CHỨ QUAN THOẠI CHƯA NHẰM NHÒ GÌ.

#32 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 02/06/2018 - 22:53

Mà làm cu li tôi thấy cũng không xấu lắm đâu, có gì mà phải kích động nhẩy dựng lên như hôm trước thế. Chả phải có câu:"Lao động là vinh quang" đấy ư.
Tôi mặc định nhường cái Vinh quang cho người khác, tôi cứ xin chịu phần cay đắng chăn ấm nệm êm,Hahaha.....

#33 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 02/06/2018 - 23:13

Ồ tui đang nghĩ mông lung là có khi nào ông chủ lại là thày caspian princes không. Chặc chặc... Thấy để ý tới cô t.ao hỏi dò quán ăn chỗ nầy, chỗ kia.Sở thích cũng mặn đấy chứ nhỉ?.

#34 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/06/2018 - 20:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NNLTT, on 02/06/2018 - 21:07, said:

Nguyễn Ánh thì có tài cán gì cho cam?.


Anh em nhà Tây Sơn những tiểu phú nông trong một xã hội thu nhỏ ở huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn. Bản thân Nguyễn Nhạc là một người buôn bán trầu cau, kiêm lãnh trách vụ của một tuần biện lại, thu thuế trong dân và nộp lại cho chính quyền địa phương. Theo một số sử liệu, có lần Nhạc tiêu pha hết tiền thuế đã thu, phải cùng hai em lánh lên núi tránh sự truy bắt của quan quân triều đình. Tại đây, họ được sự cố vấn của người thầy dạy võ là Trương Văn Hiến, vốn là người am hiểu tình hình rối ren tại phủ chúa Nguyễn những năm sau 1765, và quyết định tổ chức cuộc nổi dậy.
Họ nổi dậy năm 1771, trong lúc nội tình chính quyền Đàng Trong đang ở vào giai đoạn rối ren nhất. Quyền thần Trương Phúc Loan ỷ vào cương vị Quốc phó và mối quan hệ huyết thống với các chúa đương quyền, đã thao túng việc triều chính, truất người này, dựng người kia, các đại thần cương trực hoặc bị trừ khử, hoặc lánh xa nơi gió tanh mưa máu. Ba anh em nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đã chiêu binh mãi mã, cố tận dụng cơ hội rối ren tại kinh đô để giành lấy chính quyền.
Cùng thời điểm đó, chúa Trịnh Sâm tại Đàng Ngoài cũng có cùng một mưu định như thế. Năm 1774, chúa cử tướng Hoàng Ngũ Phúc cầm đầu đoàn quân Nam tiến, mượn danh nghĩa tiêu diệt Trương Phúc Loan, dẹp yên “loạn Tây Sơn”, phục hồi ngôi vị cho nhà Nguyễn. Trong thời gian thế lực còn yếu so với nhà Trịnh ở đất Bắc, phần khác, lòng người vẫn còn hướng về các chúa Nguyễn, ba anh em Tây Sơn đã đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn rồi bắt giữ Đông cung Nguyễn Phúc Dương làm con tin, gả con gái Nhạc là Thọ Hương cho và ép lên ngôi chúa. Biết được mưu sâu của họ, Đông cung Dương tìm cơ hội trốn vào Gia Định khiến mục tiêu ban đầu của họ bị phá sản, nhà Tây Sơn quay sang những lực lượng người Hoa mạnh nhất dưới quyền hai thương nhân Tập Đình và Lý Tài. Nhưng mối quan hệ này cũng không kéo dài được lâu. Sau khi Tập Đình chạy về Hoa Nam tránh một âm mưu hãm hại của chính Nguyễn Nhạc và Lý Tài mang đạo quân Hòa Nghĩa đầu phục chúa Nguyễn, nhu cầu bổ sung lực lượng đối với họ khẩn thiết hơn bao giờ hết. Trong thế lưỡng đầu thọ địch, quân chúa Nguyễn ở phía Nam, quân Trịnh áp sát Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc sai người mang vàng lụa cho Hoàng Ngũ Phúc và thư xin nộp ba phủ Quảng Nghĩa, Quy Nhơn và Phú Yên, xin làm tiểu tướng dẫn đại quân đánh lấy Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc thấy thế cũng tiện cho mình, tạm cử Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn Hiệu trưởng Tráng tiết Tướng quân.
...

Đầu năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Nguyễn Huệ tiến đánh Sài Gòn. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Về Nguyễn Ánh thời gian này đang đi cùng với Nguyễn Phúc Dương cũng xém bị bắt giết, may được một đứa trẻ con nhà kép hát che giấu nên trốn thoát.
Năm đó, Ông (Nguyễn Ánh-người cuối cùng còn sống sót) mới 15 tuổi, bắt đầu gầy dựng cơ nghiệp cho mình...
Một trong những bề tôi tiêu biểu của Nguyễn Ánh có thể kể đến là Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức, 1 trong 5 ngũ hổ tướng Gia Định

Sửa bởi tuphuongsg: 03/06/2018 - 21:12


Thanked by 2 Members:

#35 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 311 thanks

Gửi vào 03/06/2018 - 22:21

Khi cả thế giới công nhận chiến tích vĩ đại của vua tôi nhà Trần mà vẫn có kẻ còn không phân định nổi thắng thua.
Khi cả dân tộc đều sỉ vả cái bọn " Cõng rắn cắn gà nhà" chúng vẫn ngoác miệng nói đấy là giỏi. Hỡi ơi; may mà trời xanh có mắt.

#36 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1902 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 03/06/2018 - 23:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NNLTT, on 02/06/2018 - 23:13, said:

Ồ tui đang nghĩ mông lung là có khi nào ông chủ lại là thày caspian princes không. Chặc chặc... Thấy để ý tới cô t.ao hỏi dò quán ăn chỗ nầy, chỗ kia.Sở thích cũng mặn đấy chứ nhỉ?.

公乃高人,何必笑吾
此女甚贵,何必当奴

Đâu có gì phải lôi tôi vào

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#37 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 16:55

Ồ tưởng ai xa lạ...chứ Hoàng tường đức trung đẳng thần thì có lạ gì(Bảo quái sao tên này nghe quen quen).Ồ mà sao tôi nhìn nhầm sang Nguyễn Huỳnh Đức là cầu thủ bóng đá nhỉ.Mà kể cũng đúng chuyển nhượng như cầu thủ bóng đá chơi cho khắp các câu lạc bộ thì lo mà chẳng giỏi... À đánh cho khắp các chúa.
Cái này nó gọi là gì đây?là xảo diệu hay là các thần các thánh tổ tiên trên trời dưới đất lấy làm nhức mắt vì con dân xứ an nam mít học đòi bôi vẽ lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


P/s: Bài học kinh nghiệm nên lấy ví dụ người họ tộc khác, không nên lấy người Hoàng tộc để khè người Hoàng tộc.Như vậy thì phản biện nó mới có sức thuyết phục.

Sửa bởi NNLTT: 04/06/2018 - 16:57


#38 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 20:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NsndThino, on 03/06/2018 - 22:21, said:

Khi cả thế giới công nhận chiến tích vĩ đại của vua tôi nhà Trần mà vẫn có kẻ còn không phân định nổi thắng thua.
Khi cả dân tộc đều sỉ vả cái bọn " Cõng rắn cắn gà nhà" chúng vẫn ngoác miệng nói đấy là giỏi. Hỡi ơi; may mà trời xanh có mắt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


* NHÀ TÂY SƠN CÓ “CÕNG RẮN” HAY KHÔNG?
Chúng ta cứ giả thiết như sự hiện diện của hai vạn quân Xiêm trong đạo quân của nhà Nguyễn năm 1784 là một hình thức “cõng rắn” của Nguyễn Ánh, vậy hãy xét xem nhà Tây Sơn có “cõng rắn” theo cách thức này không?
Trước hết cần nhắc lại một số sự kiện quan trọng trong sử Việt liên quan đến mối quan hệ giữa nhà Tây Sơn và các nhóm quân sự người Hoa. Chỉ hai năm sau khi nổi dậy, năm 1773, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trại chủ, thu nạp quân của hai lái buôn người Hoa là Tập Đình và Lý Tài vào quân đội của mình. Quân của Tập Đình gọi là Trung Nghĩa quân, quân của Lý Tài gọi là Hòa Nghĩa quân. Nhờ hai đạo quân này mà quân Tây Sơn đánh thắng nhiều trận lớn, đẩy quân nhà Nguyễn vào thế chống đỡ, cuối cùng chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần phải cùng gia quyến và quần thần bỏ kinh đô Phú Xuân (Huế) chạy vào Gia Định.
Tuy nhiên, đến năm 1775, mối quan hệ giữa nhà Tây Sơn và hai nhân vật người Hoa trên bắt đầu rạn nứt, Nguyễn Nhạc lập mưu giết Tập Đình, Đình biết trước, bỏ chạy về Quảng Đông, bị quan nhà Thanh bắt giết. Ít lâu sau, không chịu đựng nổi cách hành xử khắc nghiệt của Nguyễn Nhạc, Lý Tài dẫn Hòa Nghĩa quân đến đầu hàng tướng Tống Phước Hiệp của nhà Nguyễn. Năm 1782, Hòa Nghĩa quân chém được tướng Phạm Ngạn của nhà Tây Sơn tại cầu Tham Lương, Nguyễn Nhạc giận cá chém thớt, bắt giết hàng mấy ngàn người Hoa ở Gia Định, bất kể thuộc thành phần nào, thây nằm chật sông, dân chúng không dám ăn cá mấy tháng liền.
Trong những năm gần đây, các hoạt động của phong trào Tây Sơn được nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu phương Tây khảo rất kỹ, trong số này phải kể đến bà Dian H. Murray, tác giả quyển Pirates of the South China Coast, 1790-1810 (Hải tặc ở miền duyên hải Nam Trung Hoa, những năm 1790-1810), xuất bản năm 1987, và giáo sư người Mỹ George Dutton, tác giả quyển The Uprising of Tây Sơn (Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn) – 2006 . Hai tác giả trên đã dành những chương quan trọng nêu chi tiết cụ thể sự hợp tác mật thiết giữa nhiều nhóm hải tặc người Hoa ở biển Đông với nhà Tây Sơn, từ khi hoàng đế Quang Trung còn nắm quyền cho đến ngày cuối cùng của chính thể này. Bọn cầm đầu các nhóm hải tặc Trung Hoa được nhà Tây Sơn giao cho nhiệm vụ tuyển người bổ sung vào lực lượng của họ, đưa quân làm chốt chặn các ngả tiến quân của quân nhà Nguyễn và bước đầu đã đóng góp nhiều công sức quan trọng trong các chiến dịch đánh chiếm Phú Xuân và Thăng Long năm 1786. Một trong những nhân vật cốt lõi thuộc nhóm hải tặc Trung Hoa là Trần Thiên Bảo được nhà Tây Sơn phong chức Tổng binh, tước hầu; một người bạn của y là Lương Khuê Hiệp được phong tước Hiệp Đức hầu. Trong tác phẩm kể tên, giáo sư Dutton đã viết về sự liên kết giữa hải tặc Trung Hoa và nhà Tây Sơn như sau:
“Những người từng là cướp biển đơn thuần, không có phẩm cấp hay địa vị nay được công nhận là tướng lĩnh, quan trấn thủ, hầu tước, trong lúc có người thậm chí còn được phong vương. Một tay cầm đầu hải tặc tên Mạc Quan Phù được phong tước Đông Hải Vương, trong khi một người khác là Ô Thạch Nhị được phong Bình Ba Vương năm 1797. Giữa thập niên 1770, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã triển khai sức mạnh và địa vị từ những chức vụ và cương vị chính thức do chúa Trịnh ban cho, thì các hải tặc Trung Hoa cũng có được tầm cỡ từ những chức vụ mà nhà Tây Sơn ban cho chúng. Sự hợp pháp hóa này quan trọng trong mối quan hệ giữa bọn hải tặc với nhau và với chính quyền Trung Hoa, nhưng nó cũng có ích cho những nhà lãnh đạo Tây Sơn, vì nó đưa ra một sự giải thích về cách hành xử trong mối quan hệ giữa họ với những kẻ ngoài vòng pháp luật này.
Đội thủy quân của hải tặc phục vụ trong quân đội Tây Sơn khá quan trọng, một mặt với Mạc Quan Phù chỉ huy hơn một ngàn người, mặt khác với một người cầm đầu hải tặc là Trịnh Thất, chỉ huy một lực lượng hơn 200 tàu thuyền. Thủy quân với tầm cỡ đó rất hữu dụng cho nhà Tây Sơn, đảm đương nhiều chức năng cốt yếu cho triều đại Quang Trung. Trước hết, hải tặc giúp ông mở rộng sức mạnh thủy quân, bổ sung khả năng tuần tra vùng duyên hải từ biên giới với Trung Quốc đến vùng cực nam Qui Nhơn…” (sách đã dẫn, trang 222)
Sau khi vua Quang Trung qua đời, hải tặc Trung Hoa tiếp tục tham gia vào những chiến dịch quân sự quan trọng của nhà Tây Sơn, phục vụ cho chính quyền này cho đến những ngày cuối cùng (1802). Xét như thế để thấy rằng sự hiện diện của những lực lượng hải tặc Trung Hoa do nhà Tây Sơn kết nạp vào quân đội của họ về bản chất không khác gì lực lượng quân Xiêm được tăng cường cho quân đội của Nguyễn Ánh. Chúng ta sẽ có dịp trở lại một cách chi tiết hơn về sự “cộng sinh” giữa nhà Tây Sơn và các nhóm hải tặc Trung Hoa trong suốt mười mấy năm liền.
Tất nhiên, chúng ta không hẹp hòi kết luận rằng sự hiện diện của một lực lượng hùng hậu hải tặc Trung Hoa trong quân đội nhà Tây Sơn là một hình thức “cõng rắn” của ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ. Việc làm có ý thức của họ cũng như việc Nguyễn Ánh chấp nhận cho 2 vạn quân Xiêm chiến đấu chung hàng ngũ với quân đội của mình chỉ nhằm tăng cường tiềm lực quân sự trong cuộc nội chiến giữa hai bên. Vì vậy, trên tinh thần công bằng của lịch sử, nay đã đến lúc cần xem lại cái luận điệu một chiều cũ rích “Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà” của hàng ngàn cái loa vẫn ra rả từ nhiều năm qua.

#39 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 20:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NNLTT, on 04/06/2018 - 16:55, said:

Ồ tưởng ai xa lạ...chứ Hoàng tường đức trung đẳng thần thì có lạ gì(Bảo quái sao tên này nghe quen quen).Ồ mà sao tôi nhìn nhầm sang Nguyễn Huỳnh Đức là cầu thủ bóng đá nhỉ.Mà kể cũng đúng chuyển nhượng như cầu thủ bóng đá chơi cho khắp các câu lạc bộ thì lo mà chẳng giỏi... À đánh cho khắp các chúa.
Cái này nó gọi là gì đây?là xảo diệu hay là các thần các thánh tổ tiên trên trời dưới đất lấy làm nhức mắt vì con dân xứ an nam mít học đòi bôi vẽ lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


P/s: Bài học kinh nghiệm nên lấy ví dụ người họ tộc khác, không nên lấy người Hoàng tộc để khè người Hoàng tộc.Như vậy thì phản biện nó mới có sức thuyết phục.
Lịch sử Đàng Trong vào thế kỷ 16,17,18 đều cần phải khẳng định là công lao to lớn của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng đất đai, đưa cư dân vùng Thuận Quảng vào các khu vực phía Nam để khai khẩn, ổn định đời sống lâu dài. Với 1 tiềm lực quân sự lớn mạnh, 1 chính sách ngoại giao vừa cương quyết, vừa khéo léo, các Chúa đã không làm tốn xương máu của dân trong công cuộc mở cõi,....
Chúng ta, những thế hệ hiện nay và mai sau, sẽ mãi mãi là những kẻ vô ơn nếu quên đi hay phủ nhận công lao to lớn của tiền nhân trong một thời khoảng đầy biến động của lịch sử dân tộc.
P/S: nền giáo dục vô ơn sẽ tạo con người bất nhơn

#40 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 21:02

Đây!!!. Đi buôn cau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MAY CÓ ANH BẠN GOOGLE.Không có tôi cũng tưởng là loại HÈ TO thì chết dở.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ấy mà thôi thôi! Trần tộc khéo cũng trở thành thể loại HẢI TẶC TRUNG HOA.Vì Trần tộc thấy giỗ lạt hay nấu mấy món cá mú,TÔI ĂN CÁ THẤY TANH TANH THẾ NÀO ẤY,HAY LÀ KHÁC MÁU TANH LÒNG NHỈ?.ANH CHỊ NÀO ĐÔNG A CHO CÁI Ý KIẾN NHỈ KHÔNG CÓ MAI LẠI THÀNH HẢI TẶC THÌ MẤT XÁC CẢ ĐÁM.ĐÁM NÀY NÓ GHÊ GỚM LẮM,HẾT SỨC QUAN NGẠI MẤY CÁI THÀNH PHẦN LÔM VĂN CÔM NHƯ THẾ NÀY.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#41 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 21:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đuổi kịp Mông Cổ (1)
Tôi hỏi 100 người, thì đến 97 người bảo: Mông Cổ ấy à? nghèo lắm hả?
Sai. Khái niệm về một nước Mông Cổ nghèo khó ngự trị trong đầu óc dân Việt Nam từ xa thời cùng phe XHCN. Nhà văn Tô Đức Chiêu bảo tôi: "t*o đã đi Mỹ, Ai Cập, Ả rập xê út, Nga và Đông Âu, không kể châu Á như Tàu, Thái... Tức là gần hết thế giới, nhưng khi đi Mông Cổ, mới thấy mình khám phá ra một thế giới mới, nếu có dịp, t*o đi 2 -3 lần nữa"
Tôi thấy thế nên cũng đú theo, đi Mông Cổ một chuyến.
Mở ngoặc ngay là, khi anh (du lịch) đến đâu, anh phải tự vấn ta đến đấy để làm gì, muốn biết gì. Nói chung là nên đi phượt. Tôi có bài học kinh nghiệm về việc này, có 1 cậu trẻ đi cùng đến thảo nguyên Mông Cổ, cậu thốt lên chán nản: Ơ, đâu cũng như đâu, mênh mông cả, chả thấy cái gì. Vấn đề là cái gì?
Sau chuyến đi Mông Cổ, tôi rút ra kết luận, 30 năm nữa (hoặc hơn) không biết Việt Nam mình có đuổi kịp Mông Cổ hay không?
Mông Cố diện tích gấp hơn 6 lần nước Việt Nam, dân số hơn 3 triệu người (bằng 1/2 Hà Nội). Mà 1/2 dân số ở thủ đô Ulan Bato. Hãy tưởng tượng hơn 1 triệu người ở rải rác trên lãnh thổ gấp 6 lần Việt Nam.
Mông Cổ có đặc biệt là có biên giới với Nga và Trung Quốc. Họ bị kẹp giữa 2 nước lớn, nên phải chọn 1, lịch sử đã chứng tỏ họ chọn đúng, chọn nước Nga để tránh nước Tàu kẻ thù. Chính chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch khuất phục trước chính phủ Stalin, mà công nhận Mông Cổ độc lập. Chuyện này chính phủ Mao cay cú ra mặt, công khai gọi Mông Cổ là Ngoại Mông, còn phần lãnh thổ Mông Cổ bị mất từ thời Nguyên triều, thì TQ gọi là Nội Mông (họ vẫn nhận đó là nước họ). Cấp độ cay cú ăn thua và nhòm ngó còn hơn một bậc so với Việt. Người TQ chưa gọi Quảng Đông là Nội Việt, mặc dù vẫn dùng từ Việt gọi Quảng, Việt ngữ là tiếng Quảng, họ chưa gọi Việt Nam là Ngoại Việt. Nói thế để biết mức độ nguy hiểm chênh vênh của con ngựa Mông Cổ trước con sói Trung Quốc.
Ở Mông Cổ, tôi được nghe câu chuyện tiếu lâm. Một người Mông Cổ gặp một người Nhật. Người Nhật cám ơn người Mông, vì bài học của Nguyên triều, nên nước Nhật quyết định không chiếm Trung Quốc nữa. Nếu chiếm nó, có lẽ nước Nhật đã thành Trung Quốc rồi. Đó là một câu chuyện tiếu lâm cay đắng mà không thể cười.
Ân oán giang hồ với người Tàu thì rất nhiều. Chỉ kể 1 chuyện. Các công ty xây dựng ở Ulan Bato, và nói chung các công ty khác cần nhân công, thì đều thuê nhân công TQ, vì người TQ sinh sôi như cỏ dại, ở đâu họ cũng mò đến. Nên các công ty có quy định, chỉ được thuê dưới 6 tháng, mà trong 1 năm không được thuê quá 1 lần. Nên người làm thuê phải đi về TQ ngay. Cảnh sát Ulan Bato rất dễ dãi với người Việt sinh sống ở thủ đô của họ, hình như có 700 người, còn riêng người TQ thì phải thống kê rất cụ thể. Người bạn Mông Cổ nói với tôi: Việc lớn nhất của cảnh sát là đuổi người Trung Quốc hết hạn cư trú. Đúng vậy, họ không có tình trạng kẹt xe, không có tệ nạn nhiều, việc chính là không để lọt một cái trứng tu hú. Chuyện này 30 hay 50 năm nữa, Việt Nam cóc làm được, mà cũng chả làm. (còn tiếp)



Nguyễn Xuân Hưng
11/8/2017

Đuổi kịp Mông Cổ (8- cuối)
Khi bắt đầu viết về Mông Cổ, tôi không ngờ câu chuyện lại kéo dài đến 8 kỳ. Chính bạn đọc FB đã khiến tôi có hứng thú. Vì người Việt ít thông tin về đất nước đó, nhưng cái chính là đất nước và con người Mông Cổ thực sự hấp dẫn.
Khi đến Mông Cổ, nhiều nơi có treo bản đồ Mông Cổ thế kỷ 13. Buồn cười là các bản đồ này chỉ na ná nhau mà không hoàn toàn giống nhau, bao gồm hết Trung Á, châu Âu, toàn bộ miền Địa Trung Hải, cả Đông Á, chỉ trừ Ấn Độ, Nhật Bản và Tây Tạng. Bởi vì vó ngựa Tringit Khan thổi qua Âu Á quá nhanh, quá nhiều, để lại cho hậu thế nhiều cách nhìn khác nhau. Có nơi, bản đồ có bao gồm Việt Nam ngày nay, nhưng có nơi lại chừa Việt Nam, coi như không có chuyện đã chiếm Việt Nam. Họ giải thích: Quân Mông Cổ đã đến đó, nhưng khí hậu không hợp, nên rút về. Ai chứ tôi thì thấy giải thích đó thỏa đáng.
Lịch sử Mông Cổ có trang hào hùng thế kỷ 13, nhưng cũng có trang bi thảm thế kỷ 17-18-19. Nhà Thanh làm vua Trung Quốc, sau khi đã thống trị Mông Cổ. Thời nhà Thanh, Trung Quốc đúng là bao gồm hết đất Mông Cổ và Tây Tạng. Cách mạng Tân hợi 1911 lật đổ Thanh triều, sau đó chuyển chính quyền sang Quốc dân đảng, có một thời kỳ tạo cơ hội độc lập cho Mông Cổ, nhưng phải đến 1922, dưới cái ô của Liên Xô, sau khi đã có Xukhe Bato chiến đấu với Hồng quân Liên Xô, thì Mông Cổ mới giành được độc lập một phần, nay là lãnh thổ hiện tại. Còn một phần gọi là Nội Mông đành nằm lại Trung Quốc.
Đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, lần nữa Mông Cổ có cơ hội lấy lại Nội Mông, nhưng không thể xảy ra, cũng vì cuộc mặc cả vì lợi ích các nước lớn. Liên Xô chỉ vì lợi ích của họ, lấy Nội Mông làm thứ mặc cả với Trung Quốc, chứ không kiên quyết lấy lại Nội Mông. Sự kiện này khiến cho xảy ra một số cái chết của lãnh đạo nhà nước Mông Cổ, cho đến nay vẫn là một nghi vấn lớn. Lãnh đạo Mông Cổ thời kỳ trước năm 1960 không hoàn toàn theo chủ nghĩa Stalin, các chủ trương tập thể hóa làm không đến nơi đến chốn, có phần hời hợt. Troibanxan là lãnh đạo nhà nước thời kỳ 194x, 195x còn là người có đầu óc độc lập dân tộc, chỉ coi Mông Cổ là nước liên kết với Liên Xô. Cái chết của ông vẫn còn là nghi vấn. Chỉ đến Xedenban 1960, nước Mông Cổ mới hoàn toàn theo mô hình Liên Xô. Tuy nhiên, ngay từ những năm 193x, khi Liên Xô những người Staninit thanh trừng nhau đẫm máu, Mông Cổ không bị lún sâu vào các mâu thuẫn xã hội kiểu Liên Xô hay kiểu cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Nên vào đầu những năm 199x, khi có làn sóng dân chủ, những người c.... s.. đã công khai nhận lỗi lầm và chịu thất bại trước lực lượng dân chủ. Và thảo nguyên của họ nhanh c hóng sống lại nếp sống hàng nghìn năm (chỉ có bị gián đoạn 70 năm)
Khi tôi vào bảo tàng Mông cổ thời hiện đại, còn những bức ảnh một người cầm loa trước cuộc biểu tình lớn ở thủ đô Ulan Bato, đó là người trở thành vị tổng thống dân chủ đa đảng đầu tiên của Mông Cổ. Người Mông Cổ sống ngàn năm với đàn gia súc, và họ học tính cách của các con vật của thảo nguyên. Nếu có cuộc tranh giành, thì con yếu quay đầu để đầu hàng trước, ít khi xảy ra tỷ thí đổ máu. Lực lượng trí thức tinh hoa là những người cầm đầu cuộc cách mạng dân chủ.
Cái nhìn của những người ban Mông Cổ về lịch sử cận đại khiến tôi rất suy nghĩ. Bao giờ nước Việt Nam tiến đến thực tế như của họ, quan điểm như của họ?

#42 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 21:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphuongsg, on 04/06/2018 - 20:54, said:

Lịch sử Đàng Trong vào thế kỷ 16,17,18 đều cần phải khẳng định là công lao to lớn của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng đất đai, đưa cư dân vùng Thuận Quảng vào các khu vực phía Nam để khai khẩn, ổn định đời sống lâu dài. Với 1 tiềm lực quân sự lớn mạnh, 1 chính sách ngoại giao vừa cương quyết, vừa khéo léo, các Chúa đã không làm tốn xương máu của dân trong công cuộc mở cõi,....
Chúng ta, những thế hệ hiện nay và mai sau, sẽ mãi mãi là những kẻ vô ơn nếu quên đi hay phủ nhận công lao to lớn của tiền nhân trong một thời khoảng đầy biến động của lịch sử dân tộc.
P/S: nền giáo dục vô ơn sẽ tạo con người bất nhơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CỔ TỘC VẪN CHƯA CHẾT HẾT NGƯỜI ĐÂU.

#43 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 21:19

-TÔI HẾT HỨNG THÚ BÀN LUẬN LỊCH SỬ RỒI.KHÔNG ĐƯỢC GẮN THẺ TÔI NỮA NẾU NHƯ KHÔNG CÓ NHỮNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ :TAI NGHE MẮT THẤY.ĐÃ ĐI THỰC ĐỊA TÌM HIỂU KỸ LƯỠNG.ĐÃ THAM KHẢO CÁC NGUỒN KHẢ TÍN.
-CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHỮ NHIỀU MÀ THIẾU HIỆN VẬT LỊCH SỬ,NGỤY TẠO LỊCH SỬ.TÔI BỊ DỊ ỨNG VỚI NHỮNG KẺ NHIỀU CHỮ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-NẾU BẠN TƯỞNG TƯỢNG LÀ ĐÚNG THÌ CỨ CHO LÀ NHƯ VẬY TÔI KHÔNG QUAN TÂM!!!.
-CON CHÁU CHÚA NGUYỄN ÁNH CỦA QUÝ BẠN ĐANG Ở HẢI NGOẠI ẤY.(BÔI ĐẬM VÀ GẠCH CHÂN ĐỂ LƯU Ý ).

#44 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 215 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 21:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tôi Lưu ý thêm phát nữa để còn chơi game đến giờ rồi.
CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ĐẰNG TRONG VÀ ĐẰNG NGOÀI LÀ SỰ TRANH CHẤP GIỮA CÁC TẬP ĐOÀN CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN,CHỈ CÓ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA NHÂN DÂN MỚI LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA CHÂN CHÍNH.
CHÂN LÝ là như vậy,chứ đâu có trù dập bôi nhọ NGUYỄN ÁNH,VÀ CŨNG CHẲNG BUFF CHO CÁI ANH TÂY SƠN làm cái gì cả.
À CÁI CHÂN LÝ NÀY LÀ MỚI ĐỌC TRONG TẬP ĐẶC SAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA.

Sửa bởi NNLTT: 04/06/2018 - 21:36


#45 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 04/06/2018 - 22:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NNLTT, on 04/06/2018 - 21:27, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tôi Lưu ý thêm phát nữa để còn chơi game đến giờ rồi.
CÁC CUỘC CHIẾN GIỮA ĐẰNG TRONG VÀ ĐẰNG NGOÀI LÀ SỰ TRANH CHẤP GIỮA CÁC TẬP ĐOÀN CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN,CHỈ CÓ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA NHÂN DÂN MỚI LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA CHÂN CHÍNH.
CHÂN LÝ là như vậy,chứ đâu có trù dập bôi nhọ NGUYỄN ÁNH,VÀ CŨNG CHẲNG BUFF CHO CÁI ANH TÂY SƠN làm cái gì cả.
À CÁI CHÂN LÝ NÀY LÀ MỚI ĐỌC TRONG TẬP ĐẶC SAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA.

Mấy cái gạch đích này vứt đi không thể dùng để làm tiêu chuẩn để xét lịch sử được đâu ông à. Nên nhìn dưới con mắt của Chính trị và Xã hội học. Thời xưa thì ông nhân dân nào thành công rồi thì cũng thành TẬP ĐOÀN CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN và nếu có ông nhân dân khác lại khơỉ nghĩa chống lại ông nhân dân đi trước nay là đại diện cho TẬP ĐOÀN CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN thì đó MỚI LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA CHÂN CHÍNH . Luẩn quẩn vậy đó .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 04/06/2018 - 22:14


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |