Jump to content

Advertisements




Kim Dung. Ôi Kim Dung !


60 replies to this topic

#1 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 09:34

A ha ! báo TTO có một bài viết về nhà văn Kim Dung.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà văn Kim Dung thích võ công nào nhất ? Tôi không biết, chứ tôi thì thích món đả cẩu bổng pháp và lăng ba vi bộ vì đánh chó mà gập phải chó dữ quá không thắng được thì " tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách " còn gì hơn được lăng ba vi bộ !

Sửa bởi V.E.DAY: 27/05/2018 - 09:40


#2 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 09:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



A ha ! báo TTO có một bài viết về nhà văn Kim Dung.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhà văn Kim Dung thích võ công nào nhất ? Tôi không biết, chứ tôi thì thích món đả cẩu bổng pháp và lăng ba vi bộ vì đánh chó mà gập phải chó dữ quá không thắng được thì " tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách " còn gì hơn được lăng ba vi bộ !

Sửa bởi V.E.DAY: 27/05/2018 - 09:45


Thanked by 1 Member:

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 10:26

Đố lão V trong các môn võ KD chế ra môn võ nào lơị hại nhất?

#4 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2386 Bài viết:
  • 4682 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 10:59

Cháu thấy môn HẤP TINH ĐẠI PHÁP là kinh khủng nhất!!!
Hấp xong là đi luôn kakaka

Thanked by 1 Member:

#5 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 10:59

Thất thương Quyền, đánh " vỡ tim "đối thủ . ( Thất thương quyền = thất tình )

Thanked by 2 Members:

#6 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2386 Bài viết:
  • 4682 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 11:48

Ôi zời ơi, còn bộ võ công tuyệt đỉnh thiên hạ nhưng không bố con người nào dám luyện: QUỲ HOA BẢO ĐIỂN





...



Đốt đi, nên đốt đi




Môn gì mà có cách luyện kinh dị ****, thế mới thấy giáo sư Kim Dung nghiên cứu sâu đến thế nào...




#7 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 11:54


Muốn luyện thần công, vung đao tự cung
Lật sang tờ sau, không cung cũng được


Thanked by 4 Members:

#8 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2386 Bài viết:
  • 4682 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 11:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 27/05/2018 - 10:59, said:

Thất thương Quyền, đánh " vỡ tim "đối thủ . ( Thất thương quyền = thất tình )

Bác dịch hay quá xá!

Thương: (1) tổn thương / đau đớn, (2) Thương luôn đóng ở Nô cung (Nô là thầy, là bạn, là kẻ địch, là nhân tình...)
Thất: mất mát / bảy

Thanked by 1 Member:

#9 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 11:59

Nhiều bài viết đọc được trên mạng có liên quan đến Kim Dung

Trích dẫn

NƯỚC ĐẠI LÝ 大理國


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiên long bát bộ (天龍八部) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm. Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần hai triệu chữ). Nội dung tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Có thể nói Thiên long bát bộ là tác phẩm vĩ đại nhất của nhà văn Kim Dung.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong đó 2 nhân vật nam chính trong truyện là Kiều Phong (喬峰) và Đoàn Dự (段譽). Mấy hôm trước tôi đã có nhắc vể cảnh quan "Nhạn Môn Quan" gắn với cái chết anh hùng của Kiều Phong, hôm nay tôi muốn giới thiệu với các bạn về quê hương tuyệt đẹp của Đoàn Dự:

NƯỚC ĐẠi LÝ
大理國

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vương quốc Đại Lý (大理) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày nay. Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Kinh đô của vương quốc này là thành Đại Lý.

Sơ lược lịch sử nước Đại Lý theo Wikipedia:

Vương quốc Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau là Đại Trường Hòa, Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên) và Đại Nghĩa Ninh đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong cho đến khi Đoàn Tư Bình chiếm được quyền hành năm 937 và thiết lập ra vương quốc Đại Lý.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo, vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư.

Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22 đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu, chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần, Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng v.v. Vương triều Đại Lý gián đoạn một thời gian ngắn khoảng 2 năm, khi quyền thần Cao Thăng Thái cướp ngôi và lập ra Vương triều Đại Trung, phân chia thành 2 giai đoạn Tiền và Hậu Đại Lý.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua bắc Thái Lan, Lào và thượng du bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Thổ, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam.

Có một câu chuyện nói về sự thất thủ của vương quốc Đại Lý, mặc dù nó chỉ là truyền thuyết, nhưng nó đáng được nói tới. Mặc dù quân đội của người Mông Cổ rất đông và dũng cảm, nhưng họ không thể phá vỡ sự phòng thủ của người dân Đại Lý ở thung lũng Nhĩ Hải, là nơi rất phù hợp cho phòng thủ mà chỉ cần vài người cũng có thể giữ vững được hàng năm. Người ta nói rằng người Mông Cổ đã tìm được một kẻ phản bội dẫn họ vượt qua dãy núi Thương Sơn theo một con đường bí mật, và chỉ bằng cách này thì họ mới thâm nhập và vượt qua được sự kháng cự của người Bạch. Điều này đã dẫn tới sự kết thúc của 5 thế kỷ độc lập. Năm 1274, tỉnh Vân Nam được thành lập và khu vực này từ đó trở thành một bộ phận của Trung Quốc.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy nhiên, sự chống đối của họ Đoàn với nhà Nguyên, và sau này là nhà Minh chỉ thực sự chấm dứt vào cuối thế kỷ 14. Theo Minh sử, khoảng niên hiệu Hồng Vũ của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398), Đoàn Thế bị bắt, nhà Minh đổi nước của Đoàn Thế làm phủ Đại Lý, đặt vệ quân và chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam.

Trong lịch sử, nước Đại Lý nhiều lần xung đột với các vương triều Đại Việt, kết cục các cuộc xung đột này phần lớn là chiến thắng của Đại Việt. Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm 1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại Việt.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CẢNH ĐẸP KỲ THÚ CỦA ĐẠI LÝ TRONG TIỂU THUYẾT KIM DUNG:

Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng Thiên Long Bát bộ, Đại Lý là vương quốc của chàng công tử si tình Đoàn Dự (段譽), người đã sẵn sàng bỏ cả quốc gia để đuổi theo bóng hồng Vương Ngữ Yên (王語嫣).

Nhà văn Kim Dung từng miêu tả Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua đến dân đều xuất gia. Trong 20 đời vua thì đã có 20 vị bỏ đi tu, như Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Hưng…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại Lý thực chất là thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, có diện tích khoảng 1.468 km², với dân số hơn 500.000 người. Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, Đại Lý từng là trung tâm chính trị - văn hóa lịch sử của tỉnh Vân Nam.

Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn tốt đến ngày nay ở vùng đất này, trong đó có thành cổ Đại Lý (hay còn gọi là Tử Cẩm Thành Đại Lý) được xây dựng vào năm 1382 với phần tường thành cao 7,6 m, chu vi rộng đến 12 dặm.

Thành Đại Lý cổ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Vân Nam cùng với Thành cổ Lệ Giang và phim trường Thiên Long Bát bộ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp tưởng như chỉ có trong tranh.
Một trong những danh thắng nổi tiếng khác của Đại Lý là Tam Tháp (三塔) bên hồ Nhỉ Hải (洱海) , cách thành cổ 1km về phía Bắc.

Tam Tháp có phần tháp chính cao 69m, gồm 16 tầng, được xây từ thời nhà Đường. Cạnh Tam Tháp là chùa Sùng Thánh (崇圣寺) được xây dựng từ năm 834 đến năm 840.

Để ngắm được toàn cảnh Thành Đại Lý, du khách phải đi cáp treo lên núi Thương Sơn cao hơn 5600 m.

Dãy núi này cách thành cổ chưa đầy 1 km, ngay cổng vào cáp treo là bút tích đề tặng chính quyền và nhân dân Đại Lý do chính tay nhà văn Kim Dung chấp bút.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thành phố Đại Lý có khí hậu cao nguyên ôn hòa. Người Đại Lý rất yêu hoa, hầu như nhà nào cũng trồng hoa trước cổng và quanh sân nhà.

14/2 hàng năm là ngày cả khu vực này tràn ngập trong sắc hoa và những hoạt động náo nhiệt, vui tươi của lễ hội hoa. Những cánh đồng hoa mê hoặc du khách.

Không chỉ ở thành phố Đại Lý, những huyện lân cận thành phố cũng được quy hoạch để trồng hoa, nổi tiếng nhất là hoa đỗ quyên và hoa trà (tiếng Phạn gọi là hoa Mạn đà la). Đặc biệt, hoa trà trồng tại Đại Lý không chỉ có rất nhiều loại mà còn bung nở rực rỡ hơn hoa trà tại các khu vực khác.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoa trà cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, đơn cử như việc nhân vật Vương Phu Nhân vì si tình quốc vương Đại Lý Đoàn Chính Thuần mà đem hoa trà về trồng ở sơn trang của mình tại Giang Nam và đặt tên là Mạn Đà Sơn Trang.

Đến Đại Lý, để lạc vào thế giới kiếm hiệp kì ảo của Kim Dung, không gì thích hợp hơn là dạo qua phim trường Thiên Long Bát Bộ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Toàn bộ phim trường được xây dựng trên quả đồi lớn khoảng 70 mẫu, dưới chân dãy Thương Sơn, với nhiều công trình xây dựng mô phỏng theo lối kiến trúc thành Đại Lý cổ, bao gồm cả Hoàng cung, Vương phủ, phố xá, tửu lầu, hàng quán…


(Sưu tầm trên mạng)



Thanked by 2 Members:

#10 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2386 Bài viết:
  • 4682 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 12:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDaoDu, on 27/05/2018 - 11:54, said:


Muốn luyện thần công, vung đao tự cung
Lật sang tờ sau, không cung cũng được

Ngày xưa họ chủ quan không đọc hết hướng dẫn sử dụng đã lao vào tự cung rồi hả anh?
Cho chừa cái tội cẩu thả

Kakaka


Còn TIÊU DAO DU - Hồng Thất Công của anh N luyện cũng uy chấn giang hồ đó chứ ạ,
Phiêu diêu tự tại

Trạng thái phải như vậy mới có thể luyện đến cảnh giới tối cao được


Giống như đang NGỦ vậy,

Hồng Thất Công thì ăn với ngủ là nhất rồi, quả đúng là Tiêu Dao

Sửa bởi ThienAm: 27/05/2018 - 12:09


Thanked by 1 Member:

#11 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 12:15

Trích dẫn






ĐÀO HOA ĐẢO 桃花島



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, ấn tượng nhất, cô đọng và làm mình nhớ nhiều nhất là 3 bộ tiểu thuyết mà người ta thường gọi là "Xạ điêu tam bộ khúc".

Xạ điêu tam bộ khúc là bộ ba tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Câu truyện bắt đầu từ sự sụp đổ của nhà Kim, nhà Tống và sự nổi lên của Đế chế Mông Cổ. Câu truyện kết thúc một trăm năm sau đó với sự thiết lập nhà Minh. Những nhân vật trong truyện đóng vai trò quan trọng trong sự suy tàn và hưng vong của những triều đại đó. Hầu như 3 tác phẩm đều có mối liên hệ về nhân vật qua nhiều đời, nhất là các nhân vật chính.
Xạ điêu tam bộ khúc gồm có
Anh hùng xạ điêu: 2 nhân vật chính là Quách Tĩnh, Hoàng Dung
Câu truyện kể về sự hình thành của đế quốc Mông Cổ, sự sụp đổ của nhà Kim, sự suy yếu trầm trọng của nhà Tống thông qua quá trình trưởng thành của nhân vật chính Quách Tĩnh cùng với Hoàng Dung. Truyện kết thúc khi Thành Cát Tư Hãn qua đời. Đây được coi là kiệt tác đầu tiên trong sự nghiệp viết tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung.
Thần điêu hiệp lữ: 2 nhân vật chính là Dương Quá, Tiểu Long Nữ



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Truyện diễn ra sau phần đầu khoảng 10 năm. Chủ đề chính của bộ truyện là mối tình trắc trở giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ diễn ra trong bối cảnh lịch sử, Mông Cổ đã cực kỳ lớn mạnh, bắt đầu tấn công xâm lược nhà Tống. Truyện kết thúc bằng chiến thắng của quân đội nhà Tống tại thành Tương Dương. Hầu như các nhân vật của phần 1 có mối liên hệ mật thiết về mối quan hệ họ hàng với phần này và tiếp tục diễn biến phức tạp hơn. Cả hai phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như không hiểu và không xem, độc giả khó có thể hình dung được tuyến nhân vật ở phần 2.
Ỷ thiên Đồ long ký: nhân vật chính là Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn quận chúa
Nếu hai phần đầu tiên có liên quan chặt chẽ đến nhau thì phần thứ ba này không liên quan lắm. Truyện diễn ra sau sự kiện trong Thần Điêu hiệp lữ khoảng 100 năm. Lúc này Mông Cổ đã diệt Tống, nhà Nguyên được thành lập, thống trị Trung Quốc. Những cuộc khởi nghĩa nổi lên liên miên. Thông qua quá trình tu luyện, trưởng thành của nhân vật chính Trương Vô Kỵ cùng câu chuyện tình của chàng với bốn cô gái Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu và Ân Ly, bối cảnh giang hồ và lịch sử được hoà quyện, miêu tả một cách khá rõ nét. Truyện kết thúc khi nhà Minh được thành lập.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phần này gần như biệt lập về nhân vật, chỉ có sự xuất hiện một cách rất mờ nhạt của tuyến nhân vật và bối cảnh của cả hai phần đầu.
Trong 3 tác phẩm có nói đến một địa danh thật đẹp, nó chan chứa nhiều tình cảm thật đẹp nhưng cũng có thiện, có ác như chủ nhân của nó: không chánh, không tà nhưng ai cũng gọi là Đông Tà. Nơi này đẹp theo sự tưởng tượng của người mê truyện Kim Dung là:

ĐÀO HOA ĐẢO
桃花島


Đào Hoa đảo là một địa danh trong bộ ba tiểu thuyết võ hiệp Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung.
Đảo Đào Hoa là một đảo nhỏ nằm không xa bờ, ở ngoài khơi Trung Quốc. Trên đảo có rừng, có núi, có sông, có suối, cảnh sắc rất tươi đẹp. Đặc biệt, trên đảo còn trồng rất nhiều cây hoa đào. Vào mùa xuân, hoa đào nở rộ khiến đây giống như chốn tiên cảnh.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đảo Đào Hoa là nơi ẩn cư của Đông Tà Hoàng Dược Sư, một trong Thiên hạ ngũ tuyệt. Ông ta là người am hiểu Kinh Dịch nên đã biến đảo Đào Hoa thành một Bát Trận Đồ khiến cho ai lạc vào không thể tìm lối ra. Ông còn nuôi rất nhiều người từng phạm tội ác trước đây, đem cắt lưỡi, chọc thủng màng nhĩ dùng làm người hầu chăm lo cho mọi thứ trên đảo. Vì vậy đối với người dân sống ven biển gần đảo Đào Hoa, họ luôn coi đây như một nơi rất nguy hiểm, không bao giờ xâm phạm.
Ngoài ra Hoàng Dược Sư còn xây rất nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ. Những thắng cảnh nổi tiếng trên đảo là núi Đàn Chỉ, động Thanh Âm, rừng Lục Trúc, đình Thí Kiếm.
Sau này, khi Quách Tĩnh, Hoàng Dung kết hôn. Hai người cũng về đây ẩn cư một thời gian, sinh hạ con gái lớn Quách Phù. Kha Trấn Ác, Võ Tu Văn, Võ Đôn Nho, Dương Quá cũng có một thời gian sinh sống tại đây.
Sự kiện lớn nhất xảy ra trên đảo Đào Hoa là việc Âu Dương Phong cùng Dương Khang giết chết năm người trong Giang Nam Thất Quái.
Các độc giả của Kim Dung thường cho rằng, Kim Dung đã lấy phong cảnh nước Nhật Bản để tạo nên hình ảnh đảo Đào Hoa.
Nhân vật đảo Đào Hoa
Hoàng Dược Sư
Hoàng Dược Sư, hiệu Đông Tà, biệt hiệu Hoàng Lão Tà là nhân vật trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Ông cũng xuất hiện trong bộ truyện tiếp theo Thần Điêu Hiệp Lữ.
Hoàng Dược Sư là đảo chủ đảo Đào Hoa, tính tình quái dị, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, thường chê bai cổ nhân. Võ công của ông cũng rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Các môn tuyệt kỹ của ông là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan Hoa Phất Huyệt Thủ, Hoàng Phong Tảo Diệp Thoái Pháp và Bích Hải Triều Sinh Khúc. Hoàng Dược Sư từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: "Đào hoa ảnh lạc bay thần kiếm - Bích hải triểu sinh trỗi ngọc tiêu".
Phùng Hằng
Phùng Hành (馮蘅) (trong Võ Lâm ngũ bá, tên là Phùng Hương Diệp là vợ của Đông Tà Hoàng Dược Sư và là mẹ của Hoàng Dung. Bà mất trước khi thời đại Anh Hùng Xạ Điêu bắt đầu.
Phùng Hương Diệp được miêu tả qua trí nhớ của Chu Bá Thông, bà là một người vô cùng xinh đẹp và có trí nhớ tuyệt vời. Chỉ một lần nhìn qua bản thảo của Cửu Âm chân kinh, bà đã đọc không sai một chữ nào. Tuy vậy cũng vì dụng công để chép lại Cửu Âm chân kinh từ trí nhớ của mình mà Phùng Hành bị suy kiệt sức lực đến nỗi sau khi sinh Hoàng Dung thì qua đời.
Cái chết của bà chính là nguyên nhân tạo ra tính cách kỳ quái của Hoàng Dược Sư, gián tiếp gây ra rất nhiều sự cố về sau này như việc Hoàng Dược Sư nhốt Chu Bá Thông trên đảo, chút nữa dìm chết Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Hoàng Dung...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoàng Dung
Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Hoàng Dung cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ (phần thứ hai của Xạ Điêu Tam Bộ Khúc bao gồm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký).
Hoàng Dung là con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng Hành. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ. Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhanh trí, nhiều mưu kế nhưng cũng rất đanh đá, cổ quái, thường làm việc theo ý mình. Hoàng Dung vô cùng xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người mặc Nhuyễn Vị Giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần. Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả Cẩu Bổng Pháp.
Một lần Hoàng Dược Sư mắng nàng, Hoàng Dung liền bỏ đi. Trên đường đi nàng cải trang thành thằng bé ăn mày và vô tình gặp gỡ Quách Tĩnh. Hoàng Dung nhanh chóng bị thu hút bởi sự ngốc nghếch đáng yêu đến tốt bụng, thật thà, chất phác, lương thiện của Quách Tĩnh. Nàng đã sắp xếp cho Quách Tĩnh học võ công của Bắc Cái Hồng Thất Công. Bản thân nàng cũng học quyền pháp Tiêu Dao Du từ vị tiền bối này.
Trên quá trình hành tẩu giang hồ, Hoàng Dung và Quách Tĩnh đã trải qua rất nhiều sóng gió, có lúc bị thương nặng như chết đi sống lại, có lúc lạc nhau hàng tháng trời và cả những ngăn cấm của các tiền bối. Tuy vậy sau cùng hai người cũng vượt qua được tất cả và kết làm phu thê. Hoàng Dung sinh được ba người con: Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.
Sang phần Thần Điêu Hiệp Lữ, tính cách nàng có phần thay đổi, do lần này nàng không còn là 1 người tự do nữa, mà giờ đây đã mang tư cách là 1 người chưởng môn, 1 người vợ và cũng là 1 người mẹ, nàng chín chắn hơn nhưng cũng lo nghĩ nhiều hơn (đặc biệt trong ý kiến của nàng với Dương Quá) khiến cho nhiều người đọc cảm thấy nàng không còn đáng yêu như ở phần trước.
Thành tích lớn nhất của Hoàng Dung là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ.
Kim Dung không nói rõ Hoàng Dung sinh năm bao nhiêu chỉ ước đoán nàng kém Quách Tĩnh khoảng 2 hoặc 3 tuổi. Và theo tiết lộ của Kim Dung trong một lần được phỏng vấn thì Hoàng Dung là nhân vật nữ đẹp nhất của ông, nhưng nhân vật nữ mà ông yêu thích nhất là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung.
Trần Huyền Phong
Trần Huyền Phong là đồ đệ của Hoàng Dược Sư. Hắn yêu sư muội của mình là Mai Siêu Phong và cùng bỏ trốn sau khi ăn cắp quyển hạ của Cửu âm chân kinh. Chính vì không biết các lý thuyết luyện nội công của quyển thượng nên hắn và Mai Siêu Phong phải tự dùng các phương pháp của mình, điều đó khiến cho chúng trở nên độc ác, đen tối. Trong trận đánh với Giang Nam thất quái, Trần Huyền Phong đã bị Quách Tĩnh đâm chết. Mai Siêu Phong đã lột da ở bụng của hắn, nơi lưu giữ bí kíp võ công Cửu âm chân kinh.
Mai Siêu Phong
Mai Siêu Phong hay Mai Nhựơc Hoa, là một nhân vật không có thực trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc, nổi tiếng với công phu "Cửu âm bạch cốt trảo" luyện từ Cửu âm chân kinh.
Khúc Linh Phong
Khúc Linh Phong là đệ tử của Hoàng Dược Sư,có võ công cao nhất trong số các đồ đệ. Sau khi Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong ăn cắp quyển hạ Cửu âm chân kinh trốn đi, Khúc Linh Phong bị sư phụ đánh gãy hai chân rồi đuổi khỏi Đào Hoa đảo. Biết Hoàng Dược Sư ưa thích kỳ trân dị bảo trong thiên hạ, Khúc Linh Phong đã nhiều lần lẻn vào hoàng cung ăn cắp báu vật với hy vọng được sư phụ thu nhận trở lại, cuối cùng bị Ngự tiền thị vệ trong cung đánh chết. Khúc Linh Phong chính là người bán rượu què ở Ngưu Gia Thôn_ nguyên quán của Quách Tĩnh và Dương Khang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lục Thừa Phong
Lục Thừa Phong là đệ tử của Hoàng Dược Sư, rất giỏi về thuật Kỳ môn độn giáp. Sau khi Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong ăn cắp quyển hạ Cửu âm chân kinh trốn đi, Lục Thừa Phong bị sư phụ đánh gãy hai chân rồi đuổi khỏi Đào Hoa đảo. Lục Thừa Phong cùng với con trai là Lục Quán Anh dựng tòa Quy Vân trang ở Thái Hồ, trở thành thủ lĩnh đứng đầu quần hùng ở đây. Sau này Quy Vân trang bị Âu Dương Phong đốt trụi, nhà họ Lục di cư sang ải Đại Thắng.
Vũ Thiên Phong
Vũ Thiên Phong là đệ tử của Hoàng Dược Sư. Sau khi Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong lấy cắp quyển hạ Cửu âm chân kinh trốn đi, Vũ Thiên Phong bị Hoàng Dược Sư đánh gãy hai chân rồi đuổi khỏi Đào Hoa đảo, sau khi rời đảo không lâu thì chết.
Phùng Mặc Phong
Phùng Mặc Phong là đệ tử của Hoàng Dược Sư. Khi Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong ăn cắp quyển hạ Cửu âm chân kinh trốn đi, Hoàng Dược Sư đã đánh gãy chân trái của Phùng Mặc Phong rồi đuổi khỏi Đào Hoa đảo. Phùng Mặc Phong lánh đến nơi heo hút, mở lò rèn mưu sinh. Một hôm gặp được Trình Anh, biết được tin tức sư môn, Phùng Mặc Phong đã ra tay đánh đuổi Lý Mạc Sầu, bảo vệ bốn người Trình Anh, Lục Vô Song, Dương Quá và cô Ngốc. Sau đó tại thành Tương Dương, Phùng Mặc Phong đã chống chọi với Kim Luân pháp vương giúp Quách Tĩnh và Dương Quá thừa cơ chạy thoát, cuối cùng bị Kim Luân pháp vương giết chết.
Trình Anh
Trình Anh là chị họ của Lục Vô Song, thuở nhỏ được Hoàng Dược Sư cứu thoát khỏi tay Lý Mạc Sầu rồi được ông thu nhận làm đệ tử. Trình Anh đã cứu thoát Dương Quá ra khỏi Loạn thạch trận khi chàng cùng mẹ con Hoàng Dung đang bị Kim Luân pháp vương vây khốn. Trình Anh thầm yêu Dương Quá nhưng không được đáp lại. Ở Tuyệt tình cốc, nàng cùng với Dương Quá và Lục Vô Song ba người kết làm anh em. Sau này nàng cùng với Lục Vô Song và cô Ngốc ẩn cư ở vùng Gia Hưng. Trình Anh cũng cùng với sư phụ tham gia trận Nhị thập bát tú bảo vệ thành Tương Dương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cô Ngốc
Cô Ngốc là con gái của Khúc Linh Phong, vì chứng kiến cảnh cha bị chết thảm nên thần trí sinh ra điên điên khùng khùng. Hoàng Dược Sư gặp được cô Ngốc ở thôn Ngưu Gia phủ Lâm An, quyết định thu nhận cô ta làm đệ tử, muốn truyền thụ hết mọi võ công nhưng do cô Ngốc thần trí điên khùng nên không thể học nổi võ công của sư phụ. Cô Ngốc đã cùng với Dương Quá, Trình Anh và Lục Vô Song đối phó với Lý Mạc Sầu và là người nói cho Dương Quá biết kẻ thù giết cha là ai. Sau này cùng với Trình Anh và Lục Vô Song ẩn cư tại vùng quê Gia Hưng.

(Sưu tầm trên mạng)




Thanked by 2 Members:

#12 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 12:29

Trích dẫn


HẰNG SƠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Chuông khuya dẫn mối sầu về
Giọt buồn ai để rơi nhòe trang kinh
Chao ơi! Sư nữ đa tình"

Nếu các bạn xem hết bộ phim tập truyền hình "Tiếu Ngạo Giang Hồ" (笑傲江湖) mới nhất của TQ năm 2013 (nội dung có thay đổi), bạn sẽ thấy xúc động giữa mối tình của Đông Phương Bất Bại (東方不敗) hy sinh cho Lệnh Hồ Xung (令狐冲), nhưng nếu bạn đọc hết bộ tiểu thuyết nguyên thủy của Kim Dung, không biết các bạn thì sao nhưng riêng tôi, tôi cảm thương cho mối tình lẻ loi đơn phương của "tiểu sư muội" Nghi Lâm (儀琳小師妹) dành cho "Lệnh Hồ đại ca" (令狐大哥).

Trong "Tiếu Ngạo Giang Hồ", Kim Dung giới thiệu cho chúng ta biết "Ngũ Nhạc Kiếm Phái " (五嶽劍派) tọa lạc trên 5 ngọn núi có thật ở TQ. Đó là: Hoa Sơn (華山), Thái Sơn (泰山), Tung Sơn (嵩山), Hành Sơn (衡山) và Hằng Sơn (恆山). Trong đó Hằng Sơn là môn phái của các ni cô, nhỏ và yếu nhất trong 5 môn phái.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hôm nay tôi xin nói về Hằng Sơn trước, môn phái Hằng Sơn của "tiểu sư muội Nghi Lâm".
Nghi Lâm (儀琳): Là một trong những nhân vật nữ khả ái nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nghi Lâm là một nhân vật khá đặc biệt. Cô là một ni cô, bố là hòa thượng, mẹ cũng là một ni cô. Cô xuất gia từ nhỏ trong phái Hằng Sơn (là đệ tử của Định Dật), xinh đẹp và có một tâm hồn trong sáng, một trái tim nhân hậu. Khi đến thành Hành Dương, cô đã thầm yêu Lệnh Hồ Xung khi anh chàng này xả thân cứu cô khỏi bàn tay của Điền Bá Quang.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cô yêu Lệnh Hồ Xung bằng một mối tình câm lặng, và luôn khẩn cầu Bồ Tát phù hộ cho chàng. Đồng thời, Nghi Lâm cũng là người rất hiểu Lệnh Hồ Xung, hiểu mối tình si của anh chàng với Nhạc Linh San (岳靈珊) và thường xuất hiện mỗi khi có những biến cố đặc biệt của Lệnh Hồ Xung. Kết thúc câu chuyện, Lệnh Hồ Xung và đồng môn phái Hằng Sơn tôn cô làm chưởng môn nhưng cô đã nhất quyết không chịu, lặng lẽ tu hành, ngày ngày tụng kinh mong Bồ Tát phù hộ cho vợ chồng Lệnh Hồ Xung.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tình yêu thanh cao thần thánh đó, chúng ta có thể thấy nó thể hiện trong đoạn:

Như Nghi Lâm đã từng tâm sự với Á bà bà:

"Gia gia không hiểu lòng tiểu ni! Các vị sư tỷ Nghi Hòa, Nghi Thanh cũng đều không hiểu lòng tiểu ni!".

Đoạn cuối truyện, Nghi Lâm đã nói với Á bà bà về tình yêu của mình:

"Bà bà ơi! Bà bà không hiểu lòng dạ tiểu ni. Hễ Lệnh Hồ đại ca được sung sướng là tiểu ni vui lòng".

Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái nàng với bài thơ "lục bát 3 câu":



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


"Chuông khuya dẫn mối sầu về

Giọt buồn ai để rơi nhòe trang kinh

Chao ơi! Sư nữ đa tình"


Theo Wikipedia, bây giờ chúng ta tìm hiểu chút ít về Hằng Sơn:

Hằng Sơn (tiếng Trung phồn thể: 恆山; giản thể: 恒山; bính âm: Héng Shān) còn gọi là Nguyên Nhạc (元岳) hay Thường Sơn (常山), nằm ở huyện Hồn Nguyên (浑源县) tỉnh Sơn Tây (山西省), Trung Quốc, là một núi trong "Ngũ Nhạc" (五嶽), nên còn gọi là Bắc Nhạc (北嶽). Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh (天峰岭) cao 2.016,1m, miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn (Bắc Nhạc đại đế 北岳大帝). Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời. Từ đầu thời kỳ Tây Hán, Hằng Sơn đã có chùa miếu; đến thời kỳ Minh, Thanh thì chùa miếu đã khá đông đúc, với "tam tự, tứ từ, cửu đình các, thất cung, bát động, thập nhị miếu" (ba chùa, bốn đền thờ, chín đình gác, bảy cung, tám động, mười hai miếu). Phong cảnh Hằng Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở với các ngôi chùa kì lạ, các dòng suối đẹp, được Từ Hà Khách 徐霞客(1587-1641) thời nhà Minh ghi chép lại trong Từ Hà Khách du ký.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


HẰNG SƠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG:

Phái Hằng Sơn được nhà văn Kim Dung miêu tả trong bộ Tiếu ngạo giang hồ có bản doanh đặt trên đỉnh dãy núi Hằng Sơn cao chót vót.

Đây là kiếm phái được sáng lập bởi các ni cô, với Định Nhàn sư thái (定閑師太) làm Chưởng môn. Hằng Sơn cũng là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối tình câm với chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung.

Hằng Sơn nằm ở tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa Trung Nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh tại Hằng Sơn rất hùng vĩ, với những ngôi chùa được xây dựng ở vị trí hiểm trở, nhưng cũng có không ít dòng suối đẹp, với nước xanh trong vắt. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh khoảng trên 2.016 m.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thời cổ, Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, tuy nhiên ngày nay chỉ còn tồn tại Triều điện (朝殿), Hội Tiên phủ (会仙府), Cửu Thiên cung (九天宮) cùng Kim Long hạp (金龙峡) và Huyền Không Tự (悬空寺). Chùa Huyền Không cách cửa núi Hằng Sơn khoảng 3 km, được xây dựng khoảng cuối thời Bắc ngụy với kiến trúc đặc sắc. Chùa treo lơ lửng trên không và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả ba triết lý Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa.

(Sưu tầm trên mạng)



Thanked by 1 Member:

#13 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 12:32

Tôi đang nhớ lại một kỷ niệm về nồi thịt heo kho ở trại Sungai Besi Transit Camp mà nhớ đến Kim Dung. Đang gõ mà đọc đến đoạn " không cung cũng được " mà chết cười

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, để gõ xong sẽ trình làng.

Thanked by 1 Member:

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 12:43

Theo luật sanh khắc tự nhiên của ngũ hành thì môn võ nào cũng có khắc tinh của nó nên không có môn nào là lơị hại nhất . Thất Thương quyền chủ về Kim nên dùng nó thì mình cũng tổn thương vì sát khí quá nặng . HẤP TINH ĐẠI PHÁP thì thuộc thổ, cái gì cũng thu chứa mà không tiêu hoá nổi thì tạp pi' lù tẩu hoả luôn như Nhậm Ngã Hành . Quỳ Hoa Bảo Điển thì thuộc âm hoả giống như thiến con chuột đực rồi thả về ổ cho nó tức khí mà dí cắn mấy con chuột khác chứ chẳng có gì hay ho.
Trong các môn võ của KD thì môn võ mồm của Vi tiểu Bảo là lơị hại nhất. Từ vua cho tớí gian thần cho tới ma đầu Hồng giáo chủ đều thua cho võ mồm của Vi Tiểu Bảo .

Thanked by 3 Members:

#15 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 13:55


HẤP TINH ĐẠI PHÁP BI VĂN

Tại hạ vốn hay la cà chốn tuử quán. Bởi do tính thích uống nữ nhi hồng và tính hong hot, nhiều chuyện.

Giang hồ có những kinh nghiệm truyền tai nhau "muốn cập nhập thông tin giang hồ nên đến tuử quán".

Vì vậy, tại biết được bí ẩn hình thành tuyệt môn "hấp tinh đại Pháp"

Giang hồ đồn, môn này do 1 kỹ nữ chốn lầu xanh với 60 năm kinh nghiệm trong nghề. Kính nàng ta đến tuổi về huư, thời gian rãnh rỗi, sanh nông nỗi, đã viết lại kính nghiệm 60 năm hành nghề của bản thân để lưu truyền hậu thế, lấy tên là " HÚT TINH ĐẠI PHÁP"

Vài năm sau, có vị hiệp khách tuấn tú vô lầu xanh nhặt được sách này
Về từ luyện, do hiệp khách là năm không thể hút tinh được nên dựa vào nó đã sang chế ra môn thần công " HẤP TINH ĐẠI PHÁP"

Thần công luyện xong, hiệp khách tên tuổi vang danh giang hồ, được đồng đạo vo lâm biết đến với tên NHẬM NGÃ HÀNH.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienAm, on 27/05/2018 - 12:07, said:


Còn người có ba chuyện cấp yếu là ăn, ngủ và tiểu, đại tiện

Ngày xưa họ chủ quan không đọc hết hướng dẫn sử dụng đã lao vào tự cung rồi hả anh?
Cho chừa cái tội cẩu thả

Kakaka


Còn TIÊU DAO DU - Hồng Thất Công của anh N luyện cũng uy chấn giang hồ đó chứ ạ,
Phiêu diêu tự tại

Trạng thái phải như vậy mới có thể luyện đến cảnh giới tối cao được


Giống như đang NGỦ vậy,

Hồng Thất Công thì ăn với ngủ là nhất rồi, quả đúng là Tiêu Dao

Mỹ nữ nàng hiểu ta đó


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |