Jump to content

Advertisements




Nguyên lý nào của DỊCH học giải thích cho những câu nói trong dân gian.



55 replies to this topic

#1 HoChinhHiep

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 71 thanks

Gửi vào 26/03/2018 - 07:45

Trong dân gian thường có câu "Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một" dùng để khuyên răn các bạn trẻ trong việc chọn vợ, chọn chồng thế nào chọ hợp tuổi để tốt đẹp.
Hay là câu nói "Vạn sự khởi đầu nan" để hàm ý chỉ ra rằng bất cứ cái gì khi mới khởi đầu đều gặp khó khăn; vì vậy để cho được tốt đẹp, giúp cho sự vật, sự việc có điều kiện dễ dàng vượt qua được khó khăn ban đầu thì người ta mới chọn ngày, chọn giờ, chọn tháng tốt, chọn năm tốt để khởi đầu làm một việc gì đó, chẳng hạn như làm nhà, khai truong cửa hàng, kết hôn.....

Vậy Nguyên lý nào của DỊCH học giải thích cho những câu nói trên ? Rất mong được các vị tiền bối, anh chị vào trao đổi.

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/03/2018 - 12:11

Trước tiên chúng ta cần hiểu rằng không phải câu nói nào của dân gian cũng có thể liên quan tới dịch học. Ví dụ như câu nói "gái hơn hai, trai hơn một" thì không có liên quan gì cả. Dịch miêu tả một khí âm (6) và một khí dương (9) - Dương cần già để làm phu, Âm cần non để làm phụ. Cho nên thường thường trong hôn nhân thì người chồng sẽ thường lớn tuổi hơn, dĩ nhiên cũng có người không thích thế mà thích lấy vợ già hơn, cái đó gọi là "ngoại lệ" (exception).

Còn câu "Vạn sự khởi đầu nan" là chỉ nguyên lý của quẻ Mông - Mông có nghĩa là non nớt ngu muội, chưa hiểu chuyện, thành ra gian nan.

Đạo tuy cao siêu, nhưng ngược lại đạo rất giản dị và không rời xa đời thường. Những gì khó hiểu, hoặc phức tạp quá sức hiểu của người thường liền không phải đạo. Bởi người là một trong tam tài, coi như ngang hàng với thiên địa, vậy mà không hiểu được tức là "mê", nếu không hiểu mà tin thì gọi là "mê tín".

#3 HoChinhHiep

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 84 Bài viết:
  • 71 thanks

Gửi vào 26/03/2018 - 16:34

Thực ra em nghĩ đưa Dịch vào là hơi rộng, tuy nhiên những câu như "Gái hơn hai, trai hơn một" hay nhiều câu tục ngữ, ca dao ... khác trong dân gian mà cổ nhân truyền đạt lại có thể được lý giải khoa học từ các môn tinh hoa cổ học xuất phát từ Dịch Lý.
Những câu nói đó vẫn có sức sống bền bỉ từ bao đời nay, nhiều người vẫn tin tưởng và làm theo; thể hiện được giá trị trí tuệ thông qua quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống của cổ nhân. Vậy có cách nhìn khoa học nào để lý giải những câu nói mang tính triết học của người xưa, qua đó cũng góp phần trừ Mê Tín. thôi ạ.

Thanked by 1 Member:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/03/2018 - 21:27

Nhất gái hơn 2, nhì trai lớn 1: của người thân quen
*trường hợp 1: trai 1978, gái 1979: đẹp đôi, nói chuyện nhẹ nhàng, cưới nhau ở nhà hàng 5 sao, cho nhau hột xoàn, sống với nhau dc 2 năm, mang thai dc 2 tháng, xích mích với má chồng, giận dỗi quay về nhà bố mẹ đẻ rồi ở luôn cho tới sanh con gái, chồng vẫn qua thăm thường xuyên, khuyên về ko về, khi bé gái dc 2 tuổi thì ly dị, năm sau chồng lấy vợ khác, vợ vẫn ở không tới giờ, bé gái cũng 6 tuổi rồi!
*trường hợp 2: trai 1969, gái 1970: trai khá giả, gái ổn định, cưới nhau 2002, năm sau sinh con trai, sau đó xuống dốc ko phanh, chỉ còn nước bán nhà là ra đường ở luôn, cũng chật vật 7,8 năm sau mới tạm ổn, rồi mới sanh thêm đứa con trai nữa, đến nay ổn định, dĩ nhiên ko bằng lúc chưa cưới vợ.

Thanked by 1 Member:

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 07:37

Nếu muốn áp dụng Dịch vào câu "Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một" thì Thờì và Vị là nguyên lý của Dịch để áp dụng. Thời xưa xã hội Á Đông cho phép đa thê và người vợ cã quán xuyến mọi việc trong nhà (Nội Tướng) ngay cã việc tìm thê thiếp cho chồng bà vợ lớn cũng có thể thầu luôn . Vai trò nội tướng cần một người phụ nữ chin chắn và có tài năng quản trị nổi một bầu đoàn thê thiếp lẩn ông chồng không phải dể nên bà vợ lớn tuổi hơn chồng để quán xuyến là lý tưởng .

Sẳn bàn thì đoán luôn: Số hai là quẻ Đoài , cô gái út nên Gái hơn hai thì là trưởng nữ là cô gái lớn ( quẻ Tốn) được Mẹ huấn luyện kỷ về việc nội tướng là lý tưởng .
Trai hơn một thì đơi lão V vào viết tiếp . Hihi

Thanked by 2 Members:

#6 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 09:20

Trên đời có phải cái gì cũng dùng dịch mà giải thích đâu. Như có mấy nhà văn viết ra các tác phẩm, có suy nghĩ gì nhiều đâu, tới khi các giáo viên dạy văn ngồi phân tích lập tức biến ngay thành "bằng thủ pháp nghệ thuật tượng hình, tác giả đã khẳng định sự t rường tồn của đảng X, cũng như nói tới số phận của người nông dân trong chế độ" bla bla...
Đến khi chính con ông nhà văn đi học, về hỏi bố, thì ông bố nhà văn bảo "t*o có nói thế đâu, chúng nó nhét chữ vào miệng t*o".
Đã vào đây thì ai cũng mê tín cả, có điều nên vừa phải thôi chứ.

Sửa bởi MikeDo: 27/03/2018 - 09:30


Thanked by 5 Members:

#7 NNLTT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 563 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 10:57

Tôi góp ý với Đỗ sư phụ ,update cái chữ ký đi,đổi màu xanh đỏ tím vàng da cam lục lam chàm tím ấy,màu xanh nước biển có phần đơn điệu quá.
Mà cỡ chữ quá to so với nền====> rất khó đọc chữ ở trên,hầu như người ta chỉ thấy chữ ký.
Hôm nay đẹp trời,Sư phụ tình trạng sức khỏe có tốt không,không có lịch hẹn với nha sĩ chứ?.
Vào đây chơi cho vui,vừa thấy thầy caspianprinces lò dò trong ấy rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 YOYO

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 15:05

Không phải cái gì cũng quy về cho "dịch" , những câu thơ ngày xưa có một số là đúng , một số đơn giản là do người ta hứng lên sáng tạo ra còn nó có dùng được hay không lại là chuyện khác ... Ví dụ đơn giản như câu này " Trai đinh nhâm quý có tài , gái đinh nhâm quý thường hai lần đò " , chúng ta ai cũng từng đi học , ai mà là các tuổi đinh nhâm quý thì hãy thử xem lại các bạn học cùng lớp hay cùng khóa ngày xưa xem bây giờ họ như thế nào.... Bảo đảm các bạn thấy nó có tỉ lệ xác suất đúng chả cao gì cả , các tuổi trên cũng chẳng khá khẩm hơn các tuổi khác là bao nhiêu

Thanked by 1 Member:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 15:07

Nguơi xưa đâu có so sánh tốt xấu của tuổi tác theo kiểu số năm cách biệt 1 hay 2 năm nên "Trai hơn một" hàm ý Trai lớn hơn gái để "hồng quần núp bóng tùng quân" . Dụng Dịch thì là tượng Số Khảm (6) phối Tốn (5) thiếu dương sinh, thuỷ mộc tương sinh .
Chấn (4) phối Ly (3) thiếu âm sinh , mộc hoả tương sinh . Là Âm Dương sinh khí phối trong Tiểu và Đại Du niên Bát quái.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 27/03/2018 - 15:28


Thanked by 1 Member:

#10 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 837 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 15:29

Thấy mấy ông mang mấy thứ chả liên quan gì mà vẫn cố gọt cho được, kể cũng hay.
Có một cô gái nhận được thư tình của bạn trai làm bác sĩ. Nhưng khổ thay chữ xấu quá, đọc mãi không ra, cô nàng mang ra hiệu thuốc nhờ ông bán thuốc dịch thử vì nghĩ bán thuốc chắc quen đọc chữ bác sĩ.
Sau 2 phút đọc lá thư tình, ông bán thuốc bảo:"2 lọ peniciline, thêm vỉ thuốc tránh thai. Ngày uống 2 lần trước khi ăn. Tổng cộng 150K em ạ".

Thanked by 1 Member:

#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 15:36

Mục này là linh tinh tán gẩu, tán gọt không phải khoa học hiện đại nên cậu Mike không cần phải chê bai gọt giày gọt guốc làm gì khiến ông Einstein ngày xưa phải nhột mổi lần sửa tớí sửa lui cái công thức của ổng.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 27/03/2018 - 15:41


Thanked by 2 Members:

#12 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 27/03/2018 - 23:34

TỰA CỦA TRÌNH DI về Dịch:

Dịch có bốn điều thuộc về Đạo của con người: để Nói thì chuộng Lời, để
Hành động thì chuộng sự Biến đổi, để ché Đồ đạc thì chuộng Hình tưọng, để
Bói toán thì chuộng lời Chiêm đoán của nó. Cái lẽ lành, dữ, tiêu, lớn[3], cái
đạo tiến, lui, còn, mất, có đủ ở Lời. Suy Lời xét Quẻ, có thể biết sự Biến đổi,
thì sự Chiêm đoán tự nhiên ngụ ở trong đó.
Tâm trí an tỉnh suy gẩm thì coi Hình tượng và gẫm Lời lẽ của nó, khi hành động
thì coi sự Biến đổi mà gẫm lời suy đoán của nó. Hiểu Lời mà không đạt Ý
của nó thì có, chứ chưa có ai không hiểu Lời mà thông được Ý của nó bao
giờ.
Rất huyền vi là Lý, rất tỏ rõ là Tượng, thể và dụng là một
nguồn, huyền vi và tỏ rõ không hề cách nhau[4], xem sự hội thông[5], để thi
hành điển lễ[6] của nó, thì Lời, không có cái gì không đủ. Cho nên, kẻ khéo
học Dịch, tìm kiếm về Lời, phải tự chỗ gần trước đã. Nếu mà khinh rẻ chỗ
gần thì không phải là kẻ biết nói Kinh dịch. Còn sự do Lời mà biết được Ý
thì cốt ở người.

Thanked by 3 Members:

#13 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3806 Bài viết:
  • 24170 thanks

Gửi vào 28/03/2018 - 01:55

Đúng thế
Khi một người hỏi về thi cử có đỗ không
Gieo len quẻ Son phong cổ
Cổ tượng la cái đỉnh bị gãy chân
Sao có thể đỗ được

Không càn thế ứng thể dụng lục thân lục thàn ...

Thanked by 3 Members:

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 28/03/2018 - 04:01

Ý anh Minhminh nói Sơn Phong Cổ , hào tứ từ quẻ Hoả Phong Đỉnh tượng chiết túc (chân đỉnh bị gảy) mà thành quẻ Cổ

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 28/03/2018 - 04:20


Thanked by 2 Members:

#15 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3806 Bài viết:
  • 24170 thanks

Gửi vào 28/03/2018 - 07:22

Dịch lực của anh Vô Danh Thiên Địa thật là thâm hậu
Xin bái phục.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |