Jump to content

Advertisements




Ngũ hành theo vũ trụ quan Đông phương


16 replies to this topic

#1 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 16:10

Ngũ hành theo vũ trụ quan Đông phương,

Triết Đông xếp Ngũ hành thuộc nhóm trù Vũ trụ. Ngũ hành là gì ? Là 5 yếu tố ( kim, mộc, thủy, hỏa & thổ ) cấu thành vũ trụ vạn hữu. Có Ngũ hành, vạn vật mới hữu hình và tồn tại. Sinh vật sở dĩ sống được là nhờ Ngũ hành hòa hợp và nuôi dưỡng (HĐNKTV). Đây là một sự thực hiển nhiên, chẳng cần phải bàn cãi, nhất là về phương diện vật chất hữu hình. Và đặc biệt theo triết lý Nho giáo thì Ngũ hành đóng một vai trò đặc biệt vô cùng quan trọng, bởi vì chúng giữ một địa vị trung gian giữa hai khí Âm, Dương và vũ trụ vạn hữu. Như Chu Liêm Khê đã giải thích trong Thái Cực Đồ Thuyết :

" Dương biến Âm hợp nên sinh ra Thủy, Hỏa, Mộc, Kim Thổ . Năm khí thuận bố thì tứ thời vận hành. Ngũ hành sinh ra đều có đặc tính. Chân lý của Vô cực, tính chất của Âm Dương và Ngũ hành tất cả đều ngưng hợp lại theo một trật tự kỳ diệu khiến đạo Kiền làm thành trai, đạo Khôn làm thành gái. Hai khí đó giao cảm mà hóa sinh ra muôn vật.
Âm, Dương thuộc siêu hình, vạn vật vốn hữu hình. Ngũ hành là cầu nối chen vào giữa 2 phạm trù đó, nếu nó không phải là trung tâm liên lạc thì chẳng còn điều gì để bàn."

(Cám cảnh mà cảm tác nhớ lại Nguyễn Hữu Lương, nguyên là Giáo sư Đại học Văn Khoa - Sài Gòn )

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 26/02/2018 - 02:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 25/02/2018 - 16:10, said:

Ngũ hành theo vũ trụ quan Đông phương,

Triết Đông xếp Ngũ hành thuộc nhóm trù Vũ trụ. Ngũ hành là gì ? Là 5 yếu tố ( kim, mộc, thủy, hỏa & thổ ) cấu thành vũ trụ vạn hữu. Có Ngũ hành, vạn vật mới hữu hình và tồn tại. Sinh vật sở dĩ sống được là nhờ Ngũ hành hòa hợp và nuôi dưỡng (HĐNKTV). Đây là một sự thực hiển nhiên, chẳng cần phải bàn cãi, nhất là về phương diện vật chất hữu hình. Và đặc biệt theo triết lý Nho giáo thì Ngũ hành đóng một vai trò đặc biệt vô cùng quan trọng, bởi vì chúng giữ một địa vị trung gian giữa hai khí Âm, Dương và vũ trụ vạn hữu. Như Chu Liêm Khê đã giải thích trong Thái Cực Đồ Thuyết :

" Dương biến Âm hợp nên sinh ra Thủy, Hỏa, Mộc, Kim Thổ . Năm khí thuận bố thì tứ thời vận hành. Ngũ hành sinh ra đều có đặc tính. Chân lý của Vô cực, tính chất của Âm Dương và Ngũ hành tất cả đều ngưng hợp lại theo một trật tự kỳ diệu khiến đạo Kiền làm thành trai, đạo Khôn làm thành gái. Hai khí đó giao cảm mà hóa sinh ra muôn vật.
Âm, Dương thuộc siêu hình, vạn vật vốn hữu hình. Ngũ hành là cầu nối chen vào giữa 2 phạm trù đó, nếu nó không phải là trung tâm liên lạc thì chẳng còn điều gì để bàn."

(Cám cảnh mà cảm tác nhớ lại Nguyễn Hữu Lương, nguyên là Giáo sư Đại học Văn Khoa - Sài Gòn )

Âm Dương là ngôn ngữ diển đạt của Đạo, chúng quá bao quát nên không đũ để diển tả cụ thể các hiện tượng biến hoá nên dùng ngũ hành để diển tả các mối quan hệ biến hoá của âm dương. Sanh và khắc là hai mối quan hệ căn bản của ngũ hành . Trong phạm trù hình nhi hạ (phạm trù về hiện tượng) thì ngày nay con người nhìn hiện tượng muôn vàng chi tiết và phức tạp hơn xưa nên ngôn ngữ của ngũ hành nên được hiểu sâu vào chi tiết và rộng hơn xưa ví dụ như tính của Hoả là Nhiệt và năng của nó là (chuyển)Hoá (Entrophy). Nhiệt được tạo ra bằng nhiều hình thức ví dụ như cọ sát tạo ra nhiệt như các phân tử nước cọ sát nhau trong lò vi ba (mricrowave) tạo ra nhiệt lượng ( Thuỷ sanh Hoả), sự đốt cháy các chất hưủ cơ tạo ra nhiệt (Mộc sanh Hoả), sự di chuyển của các điện tử trong các hợp chất vô cơ ( Kim sinh Hoả),các phản ứng hoá học tạo ra nhiệt hoặc phản ứng nhiệt hạch nhân (Nguyên tử của vật chất gốc là Thổ nên nhiệt hạch nhân là Thổ sinh Hoả) v.v....

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/02/2018 - 02:37


#3 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 01/03/2018 - 15:48

Tham khảo thêm về ý nghĩa của 4 mùa :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi V.E.DAY: 01/03/2018 - 15:49


#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 01/03/2018 - 23:31

Lúc nào mầm bệnh nẩy sanh từ nội thể và lúc nào phát ra bên ngoài, hạn kỳ theo lý âm dương và tam tài của "Tứ Khí Điều Thần Luận" phản ảnh qua cách xem hạn của Tử Vi.

Thanked by 2 Members:

#5 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 05:58

Nếu giải thích cao siêu quá mà người đọc không hiểu thì sẽ dẫn đến người đọc không tin, thậm chí phản tác dụng. Hồi xưa tôi đã bị than phiền, trách móc rằng nói khó hiểu quá do vậy cũng chẳng mang đến kết quả như mình mong muốn.

Do vậy, tôi sẽ đơn giản hóa tối đa ( nhưng vẫn cố gắng không làm mất đi ý nghĩa của sự việc ).

1/ Hai khí Dương Âm ở 4 mùa sinh, trưởng, thu, tàng hóa nuôi muôn vật. Vậy thì 2 khí Dương Âm này là gốc rễ cho muôn vật. [ ÂM DƯƠNG VI TỐI TRỌNG ]
Hai khí Dương Âm này GÂY RA 4 MÙA TRÊN TRÁI ĐẤT là Xuân/Mộc - Hạ/Hỏa - Thu/Kim - Đông/Thủy và Đất/Thổ (*) tuần tự vận hành mà con người ở khoảng trống giữa Trời và Đất (**) được nuôi dưỡng, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp. [ NGŨ HÀNH VI CĂN BẢN ].

(*) và tháng 6 - Trường Hạ, là tháng mà 2 hành Hỏa và Thổ phát triển ; rồi mới đếng tháng 7 mùa Thu/Kim, đâu phải từ mùa Hạ/Hỏa mà phát triển thẳng sang mùa Thu/hành kim đâu mà bảo là hỏa sinh kim !!! )
(**) đủ Tam Tài THIÊN - ĐỊA - NHÂN

( Xem tiếp trang 22 để thấy người xưa định rõ 2 khí Dương Âm này là gì ? )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Rõ ràng nhân sinh quan của người xưa đã cho thấy quan niệm 2 khí Dương Âm này là NHẬT & NGUYỆT đâu phải là sai lầm.

#6 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 12:30

Một dẫn chứng đơn giản, dễ hiểu mà ai cũng thấy, chẳng cần phải lý luận :

Hút thuốc lá ( hỏa ) thì bộ phận đầu tiên và có tỷ lệ cao nhất bị hư hỏng, bị bệnh là Phổi ( kim ).

( nếu không tin thì cứ việc hút thuốc lá thoải mái )

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 14:19

Theo tui thì Kim ngân (tiền bạc) bị hao trước tiên hihi .

Thanked by 2 Members:

#8 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 15:20

Mệnh cục hàn lãnh vào mùa đông, dụng mộc sinh hoả thì thỉnh thoảng hút điếu thuốc đúng là sẽ giúp trừ ho, bổ phế, sảng khoái dài lâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#9 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 02/03/2018 - 16:51

" Một điếu thuốc lào hơn bao thuốc lá,
thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hút thuốc lá nhiều coi chừng sẽ bị nguy cơ yếu sinh lý. Đặc biệt là phụ nữ khi sinh con , đứa bé sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh.

Thanked by 1 Member:

#10 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 03/03/2018 - 11:58

THIÊN 41: ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngón tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].
Hoàng Đế hỏi: "Khi nó hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?"[4].
Kỳ Bá đáp : "Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương của hữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủ Thái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, tháng Tỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhau ởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5].
Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, tháng Sửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm của hữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủ Quyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây là lưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6].
Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủ Thái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ Dương minh của tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7].
Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âm của hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8].
Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc về Thái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủ thuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm[10].
... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc

Thiếu âm

trong âm, Thận thuộc Thái âm trong Âm"[11].

Hoàng Đế hỏi: "Phép châm trị phải thế nào ?"[12].
Kỳ Bá đáp : "Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, không nên châm vào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ở tại tả, không nên châm vào Âm khí ở tả túc"[13].
Hoàng Đế hỏi: "Trong ngũ hành, đông phương thuộc Giáp Ất Mộc, nó chủ mùa xuân (nó làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Can thuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu dương của tả thủ, không hợp với độ số (mà chúng ta đã nói), tại sao vậy ?"[15].
Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn... Đó là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đến vậy"[16].

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 03/03/2018 - 12:03


#11 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 12/03/2018 - 08:59

THẤT THẬP NHỊ HẬU (72 Hậu)

Đó là tên gọi chung quy luật gió mưa, lạnh ấm trong 12 tháng trong 1 năm. Các nhà Dịch học từ thời xưa, từ thời Hán như Mạnh Hỷ đã đề xướng thuyết Quái Khí để phản ánh hiện tượng thời tiết trong 4 mùa.
Đây là sự phối hợp quẻ Dịch với khí hậu 4 mùa, dùng cho việc chiêm nghiệm tai dị Âm-Dương (1). Có thể nói các nhà Dịch học thời Hán là những nhà Khí tượng Học (Meteorology) cổ đại.
Các nhà khí tượng học cổ đại lấy 5 ngày làm thành 1 hậu, 3 hậu thành 1 khí, 1 tháng có 6 hậu cho nên 1 năm có 72 hậu.

Các nhà Dịch học từ thời Hán như Mạnh Hỷ, v.v... lấy 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài (2) làm 4 quẻ chính chủ 4 mùa, hào chủ 24 khí ; 60 quẻ còn lại, mỗi quẻ chủ 6 ngày 7 phân, hào chủ 365 ngày 1/4 (3). Thập nhị Tích quái bên trong chủ 12 thìn (thần), hào chủ 72 hậu.
Xét, thuyết "Thất thập nhị Hậu" đã lưu hành từ thời Tiên Tần, Dật Chu Thư - Thời Huấn Thiên ghi chép rất kỹ. Từ Hán Nho đã lưu hành phổ biến "Quái khí Thất thập nhị Hậu" rộng thêm, luận thuyết của họ tuy dùng để chiêm đoán tai biến Âm-Dương nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học Lịch pháp đời sau, các học giả chuyên về Dịch học thời Hán - Ngụy thường dùng nó để giải thích đại nghĩa Kinh truyện. Tấn Đường thư - Lịch chí có chép bức hình "Quái khí Thất thập nhị Hậu" lấy 4 quẻ chính (4) chủ 24 khí, 60 qủe còn lại phối hợp vớ 72 hậu phân chia rõ ràng để cải chế thành "Quái khí Thất thập nhị Hậu biểu" có thể tham khảo. Sách Thất thập nhị hậu khảo đời Thanh đã lấy dữ liệu từ sách này và làm phong phú thêm, giúp ích cho sự tham khảo, học hỏi.

Chú thích:
(1) những hiện tượng biến đổi dị thường của thời tiết như mưa bão, lũ lụt, mưa đá, v.v...
(2) và (4) tức là 4 quẻ Bát thuần Đoài, Bát thuần Chấn, Bát thuần Ly, Bát thuần Khảm, mỗi quẻ có 6 hào.
(3) tham khảo đối chứng thêm HĐNKTV cho thấy các phần lẻ 7 phân (6 ngày 7 phân ) đó gom lại thành 5 ngày Khí doanh, Sóc hư.
Một quẻ chủ 6 ngày 7 phân, vậy mỗi tháng có 30 ngày thì có 5 quẻ đại biểu cho 1 tháng.
(4) Đồ hình Quái khí đồ.

" Giáp Tý quái khí khởi ở Trung Phu "ở đầu thiên Kê Lâm Đồ cùng cách xếp quẻ Trung Phu, Tý vị, trong Quái khí đồ do các nhà (nghiên cứu) lập nên thì thứ tự của 60 quẻ phải bắt đầu từ Trung Phu kết thúc ở Minh Di.
----------------------------------------------------------------------------

Nếu có một sáng chế nào vĩ đại nhất của người xưa đã tạo ra thì đó chính là 2 ký tự --- dùng để mô tả khái niệm Dương và Âm, để từ đó mô tả sum la vạn tượng.

Sửa bởi V.E.DAY: 12/03/2018 - 09:03


#12 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 12/03/2018 - 09:12

Bổ sung thêm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


THẤT THẬP NHỊ HẬU (72 Hậu)

Thanked by 1 Member:

#13 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 12/03/2018 - 22:26

QNB góp vui với lão V nhé hihi...

3.2 Quái Khí
Mạnh Hỉ (tự là Trường Khanh) thời Tây Hán, là một trong 3 người sáng lập ra 3 học phái lớn nhất thời bầy giờ về Dịch Học (người đời vẫn thường gọi là các học phái của ba họ Thi – Mạnh – Lương Khâu), ông là thầy của Tiêu Diên Thọ (người sáng tác bộ Dịch Lâm). Ông còn là tác giả của bộ Hỏa Châu Lâm, chế ra thuyết Quái Khí với đồ hình Quái Khí “Lục nhật thất phân” có 60 Quái Khí, 24 Tiết – Khí:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo thứ tự từ trong ra ngoài:
- Vòng trong cùng tượng trưng cho Thái Cực.
- Vòng ngay kế tiếp, bốn quẻ Bát Thuần làm chủ 4 phương là: Khảm (ở phương Bắc), Chấn (ở phương Đông), Ly (ở phương Nam), Đoài (ở phương Tây).
- Vòng kế tiếp là 24 Hào của bốn quẻ bá chủ 4 phương nói trên, lần lượt thuận chuyển.
- Vòng kế tiếp là 24 Tiết Khí, với Đông Chí ứng với chỗ quẻ Khảm hào Sơ Lục (vòng ngoài thì ứng với Chi Tý), lần lượt thuận chuyển.
- Vòng kế tiếp là 12 Địa Chi từ Tý đến Hợi tương ứng với 12 Tháng trong năm.
- Vòng kế tiếp (kề vòng ngoài cùng) là các tước vị của 60 Quái Khí (nằm ở vòng ngoài cùng), gồm: Công, Tích, Hầu, Đại Phu, Khanh.
- Vòng ngoài cùng là 60 Quái Khí (cụ thể xem hình bên dưới, lưu ý là Đông Chí khởi ở Quẻ Phục – Tháng Một, tức Tháng 11 AL, cũng chính là Tháng Tý).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bây giờ chúng ta xét sự tương ứng với đồ hình Quái Khí “72 Hậu” có 12 Tiêu Tức Quái (còn gọi là Tích Quái / Tịch Quái):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo thứ tự từ trong ra ngoài:
- Vòng trong cùng là 72 Hậu (người xưa phân định rằng, cứ 5 ngày gom thành 1 Hậu, mỗi Tiết hay mỗi Khí gồm 3 Hậu là Sơ Hậu – Thứ Hậu – Mạt Hậu, cho nên 72 Hậu x 5 ngày = 360 ngày = 24 Tiết Khí = 12 Tháng).
- Vòng kế tiếp là 12 Tích Quái bắt đầu từ cung Tý đi thuận mà khởi các Quẻ: Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn.
- Vòng ngoài cùng là các Hào của các Quẻ, bắt đầu từ hào Sơ Cửu của Quẻ Phục.

Thuyết Quái Khí sau này được Kinh Phòng (77 – 37 TCN, tự là Quân Minh) phát triển. Tương truyền Kinh Phòng đã từng là đệ tử Dịch Học của Dương Hà (ghi là tương truyền vì không rõ năm sinh năm mất của Dương Hà, mà ông này còn thuộc hàng tiền bối của Thi Thù, Mạnh Hỉ, Lương Khâu Hạ, lại còn có thuyết nói rằng Kinh Phòng truyền Dịch cho Lương Khâu Hạ?!!!) sau đó Kinh Phòng lại đến học Dịch của Tiêu Diên Thọ.
Trong cuốn “Kinh thị Dịch truyện”, Kinh Phòng nói rằng “(Quẻ) Dịch là phải đề cập đến Tượng, còn Hào là ký hiệu và công hiệu vậy. Thánh nhân vốn ngẩng mặt lên xem, cúi mặt xuống xét, mà trông Tượng của Trời Đất và Nhật Nguyệt Tinh Thần cùng với cỏ cây vạn vật, nếu thuận thì hòa, nếu nghịch thì loạn. 64 quẻ, phối 384 hào, xếp thứ tự thành 11.520 thẻ, xác định tình trạng của thiên địa vạn vật. Vì thế, khí của cát hung, thuận theo sáu hào trên dưới, thứ đến Số của tám chín sáu bảy (8 9 6 7), Tượng của kế thừa nối tiếp trong ngoài, do đó mà gọi là gồm cả Tam Tài và Lưỡng Nghi”. Đoạn thoại này nêu rõ yếu chỉ của trường phái Tượng Số chiêm nghiệm, cũng nói rõ luôn cơ sở của trường phái này gắn liền với các tính toán trong Thiên Văn - Lịch Pháp, xem xét thiên tượng cùng bóng nắng và sự vận hành của Khí Hậu để mà phân định các điềm cát hung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Kinh Phòng nói “Mỗi một tháng, Hào Sơ 3 ngày, Hào Nhị 3 ngày, Hào Tam 3 ngày, tên là Cửu Nhật (9 ngày). Dư có 1 ngày, tên gọi là Nhuận Dư. Lại dùng Hào Sơ 10 ngày làm Thượng Tuần, Hào Nhị 10 ngày làm Trung Tuần, Hào Tam 10 ngày làm Hạ Tuần. Ba Tuần là 30 ngày, tích Tuần thành Tháng, tích Tháng thành Năm. Tám lần tám (8x8) là 64 quẻ, có 384 hào, tạo thành 11520 thẻ (11.520 = 30 x 384)”. Ông cho rằng, Âm sinh Dương tiêu, Dương sinh Âm diệt, hai khí giao nhau thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào Âm, Âm nhập vào Dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “Sinh”. Dương trong Âm, Âm trong Dương, hai khí Âm Dương hòa vào nhau mà thành “Tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào Âm Dương khí hóa, Âm Dương thăng giáng và Âm Dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ “ẩn - hiện”, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Theo ông, sự biến hóa Âm Dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, Âm Dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa Âm Dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ Âm Dương.

Tích Quái là 12 Quẻ Tiêu Tức (còn gọi là Nguyệt Quái – quẻ làm chủ nắm Lệnh của Tháng) ngày nay được diễn tả đơn giản như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quẻ Phục (Địa Lôi Phục) ở cung Tý, một vạch Dương ở dưới, là thời kỳ Dương bắt đầu sinh (Nhất Dương sinh. Cực Âm thì Dương sinh), Phục có nghĩa là trở lại, là Dương đã bắt đầu trở lại. Đặt ở giờ Tí, tháng Một (tháng 11 AL), phương Bắc rất lạnh, tiết Đông Chí giữa Mùa Đông.

Quẻ Lâm (Địa Trạch Lâm) ở cung Sửu, hai vạch Dương ở dưới, là thời kỳ Dương bắt đầu thịnh, Âm bắt đầu suy, Lâm có nghĩa là đến, đã tới, ra mặt, Dương đã đủ góp mặt rồi, đó là Dương tiến Âm thoái, Dương thịnh Âm suy, Dương trưởng Âm giáng. Đặt ở giờ Sửu lúc mặt trời bắt đầu đi lên (Dương tiến), tháng Chạp (tháng 12 AL), phương Đông Bắc (thiên Bắc), tiết Tiểu Đại Hàn, cuối mùa Đông đã bớt lạnh (Âm thoái).

Quẻ Thái (Địa Thiên Thái) ở cung Dần, ba vạch Dương ở dưới và ba vạch Âm ở trên, là thời kỳ Âm Dương quân bình, Thái có nghĩa là hanh thông. Dương thì nhẹ lại ở dưới nên bốc lên trên, Âm thì nặng ở trên hạ xuống dưới nên Âm Dương tiếp xúc, Âm Dương quân bình. Đặt ở giờ Dần lúc mặt trời đang đi lên, tháng Giêng (tháng 1 AL), phương Đông Bắc (thiên Đông), tiết Lập Xuân, đầu mùa Xuân tiết trời bắt đầu ấm áp, cây cỏ tốt tươi.

Quẻ Đại Tráng (Lôi Thiên Đại Tráng) ở cung Mão, bốn vạch Dương ở dưới, hai vạch Âm ở trên, là thời kỳ Dương thịnh, Âm suy. Đại Tráng là lớn mạnh, rất lớn, Dương đã lớn mạnh hơn Âm. Đặt ở giờ Mão, phương Đông, tháng 2 AL, ứng với tiết Xuân Phân, giữa mùa Xuân, tiết trời ấm áp trong sáng.

Quẻ Quải (Trạch Thiên Quải) ở cung Thìn, năm vạch Dương ở dưới, một vạch Âm ở trên, là thời kỳ Dương thịnh, Âm cực suy, sắp biến. Quải là quả quyết, dứt bỏ, Dương đã quyết dứt bỏ một Âm nằm một mình ở trên. Đặt ở giờ Thìn, tháng 3 AL, phương Đông Nam (thiên Đông), tiết Thanh Minh, cuối mùa Xuân, tiết giao mùa, sắp sang mùa Hạ, tiết trời trong sáng rạng rỡ.

Quẻ Càn (Càn Vi Thiên, Bát Thuần Càn) ở cung Tị, sáu vạch Dương, toàn Dương, là thời kỳ Dương cực thịnh, Âm đã biến mất. Càn là Trời, tính cương kiện. Khí Dương cực thịnh. Đặt ở giờ Tị, tháng 4 AL, phương Đông Nam (thiên Nam), tiết lập Hạ, đầu Mùa Hạ, tiết trời bắt đầu sang Hạ, nóng bức.

Quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) ở cung Ngọ, một vạch Âm ở dưới, là thời kỳ Dương đã cực nên Âm bắt đầu sinh ở dưới. (Nhất Âm Sinh. Dương cực thì Âm sinh), năm vạch Dương ở trên. Cấu là gặp gỡ. Âm đã bắt đầu tới gặp Dương. Đặt ở giờ Ngọ, tháng 5 AL, phương Nam, ứng với tiết Hạ Chí.

Quẻ Độn (Thiên Sơn Độn) ở cung Mùi, hai vạch Âm ở dưới, bốn vạch Dương ở trên, là thời kỳ Âm bắt đầu thịnh, Dương bắt đầu suy, Âm trưởng, Dương giáng. Độn là lẩn trốn, trốn tránh, Dương đã lẩn trốn, bớt đi rồi. Đặt ở giờ Mùi, tháng 6 AL, phương Tây Nam (thiên Nam), tiết Tiểu Đại Thử, cuối Mùa Hạ.

Quẻ Bĩ (Thiên Địa Bĩ) ở cung Thân, 3 vạch Âm ở dưới và 3 vạch Dương ở trên, tuy Âm Dương quân bình nhưng Dương ở trên cứ bốc lên, Âm ở dưới lại hạ xuống nên Âm Dương không gặp nhau nên bế tắc. Bĩ là bế tắc. Đặt ở giờ Thân, tháng 7 AL, phương Tây Nam (thiên Tây) tiết Lập Thu, đầu Mùa Thu, tiết trời trở nên mát mẻ với sự úa vàng của cây cỏ.

Quẻ Quan (Phong Địa Quan) ở cung Dậu, bốn vạch Âm ở dưới, hai vạch Dương ở trên, là thời kỳ Âm trưởng Dương tiêu, khí Âm thịnh lấn át khí Dương. Quan là xem xét, Dương phải xem xét hoàn cảnh không hay (đang suy giảm) của mình mà lo liệu. Đặt ở giờ Dậu, tháng 8 AL, phương Tây, ứng với tiết Thu phân, tiết trời khô mát, sáng sủa.

Quẻ Bác (Sơn Địa Bác), ở cung Tuất, năm vạch Âm ở dưới, một vạch Dương cheo leo ở trên, là thời kỳ Âm thịnh, Dương sắp suy biến. Bác là rơi rụng, Dương nằm ở thế cheo leo (một vạch Dương) sắp sửa rơi rụng hết rồi. Đặt ở giờ Tuất, tháng 9 AL, phương Tây Bắc (thiên Tây), tiết Hàn Lộ Sương Giáng, cuối Mùa Thu, giao mùa, trời bắt đầu trở lạnh, sắp bước sang mùa Đông.

Quẻ Khôn (Khôn Vi Địa, Bát Thuần Khôn) ở cung Hợi, sáu vạch Âm, toàn Âm , Âm khí cực độ, Dương khí đã biến mất. Khôn là đất, tính nhu thuận. Đặt vào giờ Hợi, tháng 10 AL, phương Tây Bắc (thiên Bắc), tiết Lập Đông, đầu mùa Đông, tiết trời trở sang lạnh giá.

Từ Phục đến Càn là sáu quẻ với quá trình Dương bắt đầu sinh đến trưởng, Âm bắt đầu suy đến tiêu dần. Từ Cấu đến Khôn là sáu quẻ với quá trình Âm bắt đầu sinh đến trưởng, Dương bắt đầu suy đến tiêu dần. Trên 12 cung Thiên Bàn, các Quẻ đối nhau trên trục Âm Dương thì tính chất cũng đối nhau như Càn và Khôn, Phục và Cấu, Thái và Bỉ. Từ quẻ Phục đến quẻ Càn thì Dương trưởng Âm tiêu. Từ Quẻ Cấu đến Quẻ Khôn thì Âm trưởng Dương tiêu. Âm Dương tiêu trưởng, tiến thoái nhưng luôn luôn trở về thế quân bình tại Quẻ Thái và Bỉ. Hai quẻ này nằm trên trục Dần Thần là trục đẹp nhất, là đường đi của Mộc Tinh, chính là thực tinh của Thái Tuế hư tinh.

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 12/03/2018 - 22:55

"Hai quẻ này nằm trên trục Dần Thần là trục đẹp nhất, là đường đi của Mộc Tinh, chính là thực tinh của Thái Tuế hư tinh. "

Trục Dần Thần còn là trục gốc ánh xạ của ngũ hành nạp âm và Cục Số. Các trục khác không có đặc tính này.

Thanked by 2 Members:

#15 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 13/03/2018 - 05:05

Thật ra lý luận sanh/khắc của ngũ hành là một hệ thống đóng ổn định (stable closed loop) và tự quân bình chính nó, không thể chen/ bỏ /thêm/ bớt mà không làm mất đi đặc tính ổn định và tự quân bình của hệ thống ngũ hành. Theo Hình học cổ Hy Lạp thì hình 5 (pentagon)góc là hình thể ổn định nhất của vật thể.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |