Jump to content

Advertisements




CHÂN DUNG "KẺ XÂM LƯỢC"


14 replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 15/12/2017 - 13:30



Lịch sử thật trớ trêu nhưng công bằng. Thì ra giá trị của "Bên thắng cuộc" là sau chiến thắng họ đem lại gì cho Nhân dân?
CHÂN DUNG "KẺ XÂM LƯỢC"
(Copy 03/08/2017anle20)
Tướng MacArthur.
Bùi Đức Thịnh



MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái! MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.
Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?
Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.
Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên c.... s.., bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.
Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.
Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.
Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.



#2 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 16/12/2017 - 17:35

Chỉ là một chiều thôi! Hồi ông obama đến tưởng niệm vụ bom nguyên tử 1945 ấy người ta vẫn biểu tình ầm ầm đó thôi! Bình thường quan hệ và là đồng minh nhưng có một số chuyện vẫn phải né vì không thể hóa giải nổi?!

Người Nhật mạnh lên là vì ý thức tự cường người ta tốt! Nghị lực họ mạnh!

Tự mình không phấn đấu thì Mỹ có cho cả quốc khố cũng khó lòng mà phát triển được!

Thanked by 1 Member:

#3 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 16/12/2017 - 17:53

Không định bình luận nhưng cái tiêu đề nàynghe hơi củ chuối!

Mỹ nó giúp nhật vì muốn bồi thường lại tổn thất do hậu quả bom nguyên tử!

Còn VN đợt rồi nó sang đúng đợt bão lũ miền trung! Putin hô câu ủng hộ 5 triệu đô ngay lập tức!

Còn Trum mãi sau mới tuyên bố ủng hộ một triệu đô. Nhưng thực tế thì chỉ có 200.000 đô. Còn 800 còn lại nó kêu trừ vào tiền ủng hộ đợt trước :v :v :v

Nhưng mình vẫn công bố một triệu đô cho nó oai, đỡ mất mặt

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/12/2017 - 21:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanVuong, on 16/12/2017 - 17:53, said:

Không định bình luận nhưng cái tiêu đề nàynghe hơi củ chuối!

Mỹ nó giúp nhật vì muốn bồi thường lại tổn thất do hậu quả bom nguyên tử!

Còn VN đợt rồi nó sang đúng đợt bão lũ miền trung! Putin hô câu ủng hộ 5 triệu đô ngay lập tức!

Còn Trum mãi sau mới tuyên bố ủng hộ một triệu đô. Nhưng thực tế thì chỉ có 200.000 đô. Còn 800 còn lại nó kêu trừ vào tiền ủng hộ đợt trước :v :v :v

Nhưng mình vẫn công bố một triệu đô cho nó oai, đỡ mất mặt

5triệu tiền hàng chứ ko phải 5triệu tiền ngân hàng
nói thật nhận tiền hàng nước này cũng sợ vì ko biết khi nào nó đòi nữa, nói cho chứ mai mốt đòi thì ko lẽ hút dầu, cho thuê cảng mà trả nợ ah
mà tại sao cứ phải trông ngóng tiền của thiên hạ thế, họ cho dc đồng nào hay đồng ấy, ko cho cũng ko sao, sao cứ phải trách ít hay nhiều

P/S: Với lại Hoa kỳ mới bị dập tơi tả vài cơn bão

Sửa bởi tuphuongsg: 16/12/2017 - 21:59


#5 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 16/12/2017 - 22:34

Tại hạ thì bình thường không quá quý mà cũng không ghét gì USA! Nhưng có một bộ phận cuồng Mỹ quá mức lên nói vậy thôi!

Thực ra những bộ phận cuồng quá sẽ phá hỏng, phản tác dụng, làm cho người khác lại có ấn tượng không tốt về USA!

Cứ để tự nhiên sẽ tốt hơn! Còn cứ tôn thờ như bố ấy thì chết dở!

#6 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 05:11

Củ chuối hay củ gì cũng được nhưng từ một kẻ bại trận mà vươn lên thành cường quốc kinh tế số 2 thế giớí trong vòng 20 năm thì đáng cho ta học hỏi ở những kẻ lảnh đạo và kẻ cai tri..
Nam Hàn từng bị Nhật chiếm và họ khôn ngoan copy tất cã chương trình giáo dục của Nhật và họ đã thành công trở nên cường quốc ngày nay.
Mỹ giúp Nhật vì nhiều lý do chứ họ không bị bắt buộc phải bồi thường tổn thất 2 trái bom nguyên tử khi quốc hội Mỹ tuyên bố chiến tranh vớí Nhật. Nhật phá tan Trân Châu Cảng của Mỹ thì vớí cương vị kẻ chiến thắng họ có thể bắt Nhật bồi thường nhưng họ không làm thế.
Lý do gì Quốc hội Mỹ chịu chi số tiền to lớn để ông tướng đẹp trai vừa tài giỏi vừa nhân hậu này giúp Nhật thì xem tài trí của ai đó cở nào mà phê bình như trên.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 17/12/2017 - 05:12


Thanked by 2 Members:

#7 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 127 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 09:09

Nick thân vương nghe giống tàu nhỉ!

#8 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 14:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TRANDINHLONG, on 17/12/2017 - 09:09, said:

Nick thân vương nghe giống tàu nhỉ!

Tàu hay không kệ cmn t*o!

@ ông vô danh thiên địa! Các ông đấu tranh vì mục tiêu cao cả hay vì lý tưởng thì tại hạ mặc kệ, không phản đối! Nhưng hiện nay có khá nhiều thành phần éo phải là đấu tranh mà chỉ tìm cách phá hoại! Cái đó tại hạ không đồng tình mà gặp là bem chết cụ chúng nó đi!

Thật giả tốt xấu đúng sai nhiều khi rất khó mà phân biệt được!

#9 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3370 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 14:39


Phận làm trai gõ phím bình thiên hạ
Thân anh hùng click chuột định giang san


Thanked by 2 Members:

#10 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 16:46

Tôi cũng công nhận nước Mỹ văn minh hơn đứt xứ Việt. Người Việt nói chung không phân biệt cờ vàng cờ đỏ đều cần phải học hỏi người Mỹ chứ đừng tưởng bở là chỉ mỗi cờ đỏ phải học hỏi nhé. Du khách ra thăm nhà tù Côn Đảo chắc chắn sẽ được nghe kể về câu chuyện Quốc hội Mỹ sau khi nghe chuyện tù nhân Côn Đảo bị đồng bào Việt Nam đối xử tàn ác, đã cử đoàn từ xứ sở cách nửa vòng trái đất sang tận nơi xác minh làm rõ như thế nào... Thật là xúc động biết bao khi người dưng nước lã, "kẻ xâm lược" mà còn nhân đạo, giàu tình người hơn ối kẻ mang tiếng là cùng dân tộc mà chỉ chực tàn hại lẫn nhau, thấy kẻ kia rơi vào cảnh cùng quẫn là kẻ này phấn khởi cười tít mắt hởi lòng hởi dạ...

NHỤC

#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 17:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanVuong, on 17/12/2017 - 14:31, said:

Tàu hay không kệ cmn t*o!

@ ông vô danh thiên địa! Các ông đấu tranh vì mục tiêu cao cả hay vì lý tưởng thì tại hạ mặc kệ, không phản đối! Nhưng hiện nay có khá nhiều thành phần éo phải là đấu tranh mà chỉ tìm cách phá hoại! Cái đó tại hạ không đồng tình mà gặp là bem chết cụ chúng nó đi!

Thật giả tốt xấu đúng sai nhiều khi rất khó mà phân biệt được!

Cái gì người ta hay thì mình học, chẳng có đấu tranh gì ở đây và đừng tự phong cho mình thế thiên hành đạo hay hăm he gì ai nơi đây, đó là tư tưởng của bọn khủng bố.


Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 17/12/2017 - 17:02


#12 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 18:00

Trong hai cái tốt sẽ chọn cái tốt nhiều hơn! Trong hai cái xấu sẽ chọn cái xấu ít hơn!

Các hạ cứ làm được như vậy thì chả thèng éo nào dám phản đối! Tại hạ cũng sẽ rất đồng tình!

Còn kẻ nào dám ngăn cản các hạ làm vậy thì tại hạ sẽ bem chết cụ nó đi!

Khủng bố hay xã hội thâm tím chỉ là vớ vẩn mà thôi!

#13 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 22:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 17/12/2017 - 16:46, said:

Tôi cũng công nhận nước Mỹ văn minh hơn đứt xứ Việt. Người Việt nói chung không phân biệt cờ vàng cờ đỏ đều cần phải học hỏi người Mỹ chứ đừng tưởng bở là chỉ mỗi cờ đỏ phải học hỏi nhé. Du khách ra thăm nhà tù Côn Đảo chắc chắn sẽ được nghe kể về câu chuyện Quốc hội Mỹ sau khi nghe chuyện tù nhân Côn Đảo bị đồng bào Việt Nam đối xử tàn ác, đã cử đoàn từ xứ sở cách nửa vòng trái đất sang tận nơi xác minh làm rõ như thế nào... Thật là xúc động biết bao khi người dưng nước lã, "kẻ xâm lược" mà còn nhân đạo, giàu tình người hơn ối kẻ mang tiếng là cùng dân tộc mà chỉ chực tàn hại lẫn nhau, thấy kẻ kia rơi vào cảnh cùng quẫn là kẻ này phấn khởi cười tít mắt hởi lòng hởi dạ...

NHỤC


Bài cuối về Côn Đảo
CHUYỆN CHUỒNG CỌP CÔN SƠN
Trước tiên, cần phải xác định với nhau rằng, trong bất kỳ chế độ lao tù nào, từ thời Pháp thuộc đến nay, “biệt giam” là hình thức giam cầm dành cho những tù nhân không chấp hành qui định do trại giam đề ra, có những hành vi “nguy hiểm” theo nhận định của giới hữu trách đương thời. Với thời Pháp thuộc, đó là những cát-sô (cachot), xà-lim (cellule), là những căn phòng tối tăm, chật hẹp, thiếu các tiện nghi tối thiểu; với chế độ “cải tạo” sau 30.4.1975 là những connex bằng kim loại kín bốn bề, không cao quá đầu người, có thanh sắt để cùm hai chân lại, và với chế độ NVT thời VNCH là … chuồng cọp (trên thực tế, Chuồng cọp được chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1940). Nếu so sánh từng chế độ biệt giam vào những thời điểm khác nhau, khó có thể xác định chế độ nào khắc nghiệt hơn chế độ nào. Thế nhưng tại sao vào những năm cuối thập niên 1960, chuyện “chuồng cọp Côn đảo” lại gây sóng gió trong dư luận quốc nội và quốc tế như vậy?
Cuối tháng 12.1970, khi tôi đặt những bước chân đầu tiên lên Côn Đảo thì scandal Chuồng cọp mới vừa lắng xuống. Khi đó, những người tù chống đối đã được đưa về các trại, khu Chuồng cọp trở nên vắng lặng. Nó gồm hai dãy phòng biệt giam, mỗi phòng có lẽ chỉ để giam giữ một người, vì bên trong chi thấy có một cái bệ bằng xi-măng cao khoảng 2 tấc, dài đủ cho một người nằm. Tường của phòng biệt giam cao khoảng 2,5m – 3m, còn cách với mái nhà một khoảng khá xa, vì thế trại giam đã gắn những chấn song sắt bên trên các phòng giam, vừa để phạm nhân không thể trèo tường trốn đi, vừa để các giám thị có thể đi bên trên nhìn xuống kiểm soát chung, không phải mở cửa từng phòng giam bên dưới. Chính những bức ảnh chụp qua các song sắt gắn trên các dãy phòng giam cho thấy hình ảnh người tù ngồi bên dưới ngước măt nhìn lên, đã tạo cho người xem một ấn tượng mạnh.
Cuối năm 1970, tại Côn Đảo, những chuyện kể về scandal Chuồng cọp vẫn còn nóng hổi, song từ ấy đến nay, chúng đã được kể lại dưới thiên hình vạn trạng, với những góc nhìn, những nhận định rất khác nhau. Câu chuyện dưới đây chỉ là một trong những “dị bản” của chuyện Chuồng cọp Côn Sơn, bạn đọc cũng đừng ngạc nhiên khi đã từng đọc những chuyện kể khác hơn thế:
- Chuyện kể rằng, ngày nọ, một (hay vài?) anh sinh viên từng bị giam trong khu Chuồng cọp ở Côn Đảo, sau khi được phóng thích, đã hẹn gặp mấy ký giả phương Tây đang săn tin tại Sài Gòn. Họ kể cho những ký giả này nghe những gì họ đã trải qua tại các trại giam cùng Chuồng cọp Côn Sơn, đồng thời cung cấp cho những người này bản đồ vẽ rõ vị trí của khu Chuồng cọp so với các trại giam khác.
Không có gì đáng lấy làm lạ khi những bản tin đầu tiên của các ký giả phương Tây đã gây nên một cú sốc trong dư luận quốc tế, giữa lúc cuộc hòa đàm Paris đang hồi gay cấn và các phong trào phản chiến đang sôi sục khắp nước Mỹ. Xét về mặt nhân quyền thì giữa chế độ lao tù ở Mỹ và nhiều nước phương Tây với chế độ lao tù ở phần lớn các nước châu Á có một khoảng cách rât lớn. Ở các nước phát triển, người tù còn sướng hơn những công nhân tự do và sống kham khổ ở các nước nghèo khó; họ có TV để xem, có thể dùng điện thoại liên lạc với gia đình và gần đây, người ta còn đưa ra sáng kiến giảm tải cho các nhà tù bằng cách cho phạm nhân về sống với gia đình, chỉ phải đeo vào cổ chân một thiết bị định vị để ban quản lý theo dõi thường xuyên. Với những chế độ nhà tù như thế, làm sao họ khỏi xúc động khi nghe mô tả về chuồng cọp? Ngoài báo giới, nhiều dân biểu Mỹ, nhất là những người thuộc đảng đối lập với đảng cầm quyền, đã lớn tiếng chỉ trích mạnh mẽ chế độ lao tù tại miền Nam và yêu cầu chính quyền Washington xem lại cung cách hỗ trợ chính quyền Sài Gòn. Họ thành lập đoàn đại biểu đi sang Việt Nam để xem xét tình trạng giam giữ như thế nào.
Điều dễ hiểu là sự rúng động ở Washington tác động mạnh lên tâm lý của các nhà cầm quyền ở Sài Gòn và Côn Đảo. Người ta kể rằng, ngày nọ có một phái đoàn ra thăm Côn Đảo, không rõ là báo giới hay dân biểu, nghị sĩ Mỹ, xin tạm gọi là “phái đoàn Mỹ”. Người hướng dẫn họ đi thăm các trại giam là một sĩ quan thuộc Bộ chỉ huy Đặc khu Côn Sơn (xin miễn nêu tên). Có lẽ do có sự bàn soạn trước,vị sĩ quan đưa họ đi loanh quanh các trại giam và khẳng định không có Chuồng cọp ở đâu cả. Phái đoàn Mỹ không nói gì, xin người hướng dẫn cho họ đi tham quan vài di tích gần thị xã, trên đường đi, họ rẽ lên một ngôi chùa trên đồi cao. Đến nơi, họ kín đáo giở tấm bản đồ vị trí khu Chuồng cọp do anh sinh viên cung cấp; định vị xong, họ trở xuống khu trại giam và xăm xăm tiến đến khu Chuồng cọp chỉ cách trại 4 (?) bằng một khung cửa hẹp. Từ đó những hình ảnh Chuồng cọp Côn Đảo chụp từ trên xuống qua các song sắt bên trên các phòng biệt giam được phổ biến rộng rãi trong giới truyền thông phương Tây, và dư luận chống đối ngày một sôi nổi hơn.Rồi mọi việc cũng lắng xuống, TTCH Côn Sơn được cấp kinh phí xây dựng một trại mới gọi là Trại 7, theo cách xây dựng lúc bấy giờ, tường dày không đến 2 tấc, mái thấp lợp tôn. Khu trại này nằm giữa bốn bề trống trải, không gợi lên một cảm giác gì là … chuồng cọp , song về mặt tiện nghi, không thể sánh được với những kiến trúc do người Pháp xây dựng, kể cả trại giam, với hầu hết là tường bằng đá dày 4 tấc, mái ngói cao. Những người tù chống đối lúc ấy cũng biết điều đó, khi được lệnh di chuyển về trại 7 vừa xây xong, họ phản kháng quyết liệt, cuối cùng những cơ quan có trách nhiệm đã phải dùng những biện pháp nghiệp vụ “cứng rắn” nhất để đưa họ đến đó. Với sự xuất hiện của trại 7 này, câu chuyện Chuồng cọp Côn Sơn không còn khuấy động dư luận nữa.
***
LỜI KẾT
Vào những năm cuối thập niên 1960, báo chí phương Tây đã góp phần không nhỏ trong việc đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến đang bùng cháy trên toàn nước Mỹ bằng cách phổ biến những thông tin một chiều về hành động đáng chê trách của quân đội Mỹ và quân đội hay chính quyền VNCH và hoàn toàn bất lực trước những gì diễn ra trong vùng tạm chiếm của phía VNDCCH và MTGPMN. Họ phổ biển những hình ảnh dã man tại Mỹ Lai, làm thức tỉnh lương tâm nhân loại, nhưng bất lực trước hàng ngàn người dân Huế vô tội bị vùi xác trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968; họ hả hê trước những hình ảnh của chuồng cọp Côn Sơn được quay dưới những góc cạnh có chọn lọc để gây sốc trong dư luận, và đớn hèn, quay lưng lại với những người tù cải tạo sau 30.4.1975 bị cùm hai chân trong những connex bốn bề sắt thép kín như bưng, cao không quá đầu người. Mỉa mai thay, những người tù cải tạo đó xuất thân từ một chế độ từng dành cho họ quyền tự do gần như tuyệt đối để tiếp cận với những góc cạnh thê thảm nhất của cuộc chiến! Trường hợp giữa tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan và phóng viên Mỹ Eddie Adams là bài học đắt giá của những người làm báo phương Tây.
Lịch sử đòi hỏi sự công bằng, lịch sử thiếu công bằng là một thứ lịch sử què quặt, tựa lưng vào những dối lừa, gạt gẫm. Lịch sử nhà Nguyễn từng là nạn nhân của những trò này, khi người ta quảng bá rùm beng chuyện Nguyễn Ánh trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn mà cố tình giấu kín những hành vi tác tệ không kém của anh em nhà Tây Sơn: quật mồ tổ tiên nhiều đời của họ Nguyễn, phá hủy đình chùa, sát hại dã man những chúa Nguyễn đã đại bại dưới tay mình …
Ở Côn Đảo ngày nay, những trò tra tấn dã man trước 1975 - có thật cũng như không có thật – đang được các thuyết minh viên tại hòn đảo lịch sử đó rao giảng ngày này qua ngày khác, với những du khách lần đầu đến tại “địa ngục trần gian” hình thành từ thời nhà Nguyễn. Không ít du khách ra về với niềm tin tưởng tuyệt đối vào những gì nghe thấy và sự căm thù một chế độ đã sụp đổ cách đây hơn 40 năm có dịp được khoét sâu hơn trong lòng họ. Không ít khán thính giả của những buổi thuyết minh này là con cháu của các giám thị cải huấn, công chức, quân nhân VNCH trước 1975, họ nghĩ sao về cha ông họ? căm thù chăng? khinh bỉ chăng? Tôi tâm đắc những câu viết này của bạn FB

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong một bài post gần đây: “Trong chiến tranh, tuyên truyền và ngụy dựng hình ảnh ‘anh hùng’ là liều ‘doping’ kích thích tinh thần. Nhưng sau chiến tranh, tuyên truyền đã trở thành liều thuốc độc. Nó làm ‘hư hỏng’ nhận thức thế hệ trẻ … Nếu lấy những sai lầm lịch sử để biện minh cho sai lầm hiện tại thì sẽ chẳng có bài học nào được rút ra để tránh lặp lại sai lầm cho tương lai” (hết trích)
Kể chuyện lịch sử cần phải công bằng, mập mờ giữa sự thật và sự không thật nhằm khoét sâu hận thù giữa các thành phần dân tộc sau khi một chế độ đã sụp đổ từ lâu là điều mà những người làm du lịch nên suy nghĩ lại. Lợi ích trước mắt của những đồng tiền do hoạt động du lịch mang lại không bù đắp được những tổn hại về tinh thần mà các thế hệ ngày nay và mai sau phải gánh chịu. Ngày nay, bên cạnh những bài kinh nhật tụng của các thuyết minh viên ở nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc về “tội ác Mỹ-Ngụy”, còn có không ít hồi ức của những người tù cải tạo sau 30.4.1975 kể lại những gì họ đã trải qua trong 5 năm, 10 năm, 15 năm “học tập cải tạo” tại các trại giam trải suốt chiều dài đất nước. Một người bạn đồng môn, đồng song QGHC của tôi là Nguyễn Chí Thiệp đã xuất bản tập hồi ký “Trại kiên giam”, kể lại những năm tháng sống trong trại cải tạo, ngày nay chỉ cần gõ nhan đề sách lên YouTube là có thể nghe đọc hết quyển sách này. Song trong một status post vào một ngày 30.4 cách đây nhiều năm, khi trả lời một bạn Facebook, tôi đã khẳng định rằng mình chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ đọc hay nghe đọc tác phẩm của người bạn đồng môn, cũng như những hồi ức khác viết về chế độ lao tù sau ngày thống nhất đất nước. Vết thương sâu trong lòng hãy để cho nó lành miệng, làm cho nó rỉ máu thêm để làm gì? Sau hơn 42 năm thống nhất đất nước, nhiều triệu người dân Việt Nam vẫn còn thiếu đói, hàng triệu trẻ em nghèo khó ở những vùng xa vẫn còn đến trường với những manh áo cơ hàn, đất nước tụt hậu so với những người bạn láng giềng kém cỏi nhất, nhắc nhở lại, khoét sâu thêm vết thương cũ làm chi? Sao chúng ta không sống cho hiện tại và tương lai của con cháu mình, bớt đi một chút lòng tham, hạn chế đôi phần lãng phí, góp sức làm cho cuộc sống này sạch sẽ hơn, minh bạch hơn, nhân bản hơn, để khi đi ra nước ngoài, nhìn người bản xứ, ta ngẩng đầu lên, không cúi mặt xuống trước cái nhìn rẻ rúng của họ?
Lê Nguyễn
14.10.2017




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 23:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanVuong, on 17/12/2017 - 18:00, said:

Trong hai cái tốt sẽ chọn cái tốt nhiều hơn! Trong hai cái xấu sẽ chọn cái xấu ít hơn!

Các hạ cứ làm được như vậy thì chả thèng éo nào dám phản đối! Tại hạ cũng sẽ rất đồng tình!

Còn kẻ nào dám ngăn cản các hạ làm vậy thì tại hạ sẽ bem chết cụ nó đi!

Khủng bố hay xã hội thâm tím chỉ là vớ vẩn mà thôi!

Rất tiếc là tôi không thể đồng tình vì tôi sống trong xứ sở mà pháp luật không cho phép những lời phát biểu (dù là ảo trên net) như trên là khủng bố dù chỉ là vớ vẩn.


Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 17/12/2017 - 23:13


#15 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 17/12/2017 - 23:37

Yêu cầu cô PMK không mang vàng /đỏ vào chủ đề này. Dân Việt nếu biết thương nhau thì Tàu không dể gì đô hộ 1000 năm và chiến tranh triền mien bao nhiêu năm và tiếp tục chỉ tay đổ lổi cho nhau. Có biết bao tù nhân còn đang sống nếu cô muốn biết rõ thì chịu khó tự tìm hiểu cho chính mình, mọi người nơi đây đều ở tuổi trưởng thành nên chẳng cần phải tuyên truyền cho ai.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |