Jump to content

Advertisements




Ném Đá


15 replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 29/11/2017 - 07:06

Ai có đá cho tui xin 2 cục to to để ném . Tui không ném mà xem mụ phát biểu linh tinh xong thì phải ném .
Không biết khoa học cái củ Xê gì ở công trình này mà chê quần chúng dốt không đũ tư cách phê bình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 Tây Đô đạo sĩ

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 454 Bài viết:
  • 1467 thanks
  • LocationCần thơ

Gửi vào 29/11/2017 - 11:14

Ngôn ngữ zùng zợn:

Dao = Giao = Rao thay bằng 1 chữ "Zao"

Cha = Tra thay bằng "Ca"

Chanh = Tranh thanh bằng "Can' "

Qủa = Của thay bằng "Kủa"

Đỉnh cao trí tuệ là đây???

#3 GreenMind

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 12 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 30/11/2017 - 01:53

Nếu chúng ta không đồng ý, chúng ta có quyền phản biện dựa trên tinh thần khoa học, học hỏi, nhìn nhận, nêu rõ đúng đắn cả tính đúng, tính sai của vấn đề rồi kết luận rằng có Hợp lý hay Không hợp lý (cá nhân) chứ đằng này mọi người chỉ biết nhảy vào chửi, phê phán, bêu rếu, thậm chí xúc phạm trong khi hầu hết đều chẳng có kiến thức gì về ngôn ngữ cả. Bà Tiến Sĩ này nói thì đụng chạm thật, nhưng rõ ràng sự thật là như vậy, đám "quần chúng" như những con Hổ đói ăn lâu ngày như vớ đc một miếng mồi ngon nên nhào vào cắn xé không thương tiếc.

Trong lịch sử có rất nhiều nhà khoa học còn phải chết vì những phát mình, phát kiến mới của mình cho nhân loại. Vậy không có lý gì chúng ta lại bêu rếu những phát minh có tính đóng góp như thế này, chỉ cần bỏ phiếu phản đối nhưng vẫn tôn trọng là được rồi, thật khó hiêu khi có nhiều người lao vào chửi rủa để thể hiện Quan điểm và Nhận thức của bản thân ? Như thế khác gì khiến cho bộ mặt của "quần chúng" bị cho là "không biết gì". Điều bức xúc là rõ ràng và có lý.

Ông Tác giả công trình này rõ ràng chỉ đang đóng góp, còn việc nó có thành hiện thực hay không, có Hợp lý hay không thì đâu phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, đây cũng là đề tài để mọi người có thể thể hiện trí tưởng tượng thành các câu chuyện cười, cũng rất vui. Có khi một thời gian nữa nó lại đi vào dĩ vãng như một phát minh độc lạ, thú vị, và chẳng ai quan tâm nữa.

Sửa bởi Tinker: 30/11/2017 - 02:10


#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/11/2017 - 02:40

Khi dùng hai chữ khoa học thì phải hiểu thế nào là khoa học và thế nào là giả khoa học và công trình đó có được xem là khoa học hay không rồi hảy nói phản biện theo khoa học .

Giả khoa học :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phương pháp khoa học :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên 18 tuổi thì vào đây xem người dân phát biểu công trình khoa học nè :

facebook.com/noichuyenshowbiz/videos/2052664608297279/

Nếu là người bình thường muốn chơi nổi rồi mượn hai chữ khoa học ra làm bình phong phát ngôn lếu láo bắt phải phản biện theo khoa học thì chẳng ai thèm quan tâm nhưng "Nghĩ mình phương diện quốc gia, - Quan trên nhắm xuống người ta trông vào!” học vị tiến sĩ ăn bổng lộc của Dân đóng thuế cho mà công trình giả khoa học còn phát ngôn chẳng xem quần chúng ra gì cho là họ không đũ kiến thức thì đáng bị ném đá và cho về đi học lại đe6? biết thế nào là khoa học .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 30/11/2017 - 03:01


Thanked by 3 Members:

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/11/2017 - 04:19

Bài góp ý này của giáo sư Quyên Di hiện đang dạy tại Đại Học UCLA và CSLB .

BẢNG MẪU TỰ TIẾNG VIỆT VỐN ĐÃ HAY VÀ ĐỦ

Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt" của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.

Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.

Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”

Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:

1. Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.

2. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.

3. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!

4. Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc "đơn giản tối đa" để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.

5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng U (và O.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.

6. Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.

Tóm lại,

Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng tiêu chuẩn, có 23 chữ cái:
A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y

Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

Chúng tôi thấy đây là hai bảng mẫu tự rất đơn giản và đầy đủ, không cần phải cải cách, thêm bớt gì cả.

Còn việc phiên âm những tiếng nước ngoài, trong đó có các ký tự F, J, W, Z lại là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn tới ở đây.

Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.

Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã "chế tác" ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó. (3)

Quyên Di

(1) Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Khi đến đất Việt để truyền đạo, ông phải học tiếng Việt qua các sách (chép tay) của các giáo sĩ Bồ-đào-nha đã đến miền đất này trước ông. Nhưng Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ. Ông là tác giả hai tác phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên, ấn hành tại Rome năm 165
1: “Tự Điển Việt-Bồ-La” và “Phép Giảng Tám Ngày.”

(2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.

(3) Chúng tôi không mất thì giờ ghi lại tất cả những thay đổi, thêm bớt vào bảng mẫu tự tiếng Việt của PGS TS Bùi Hiền mà ông gọi là “cải tiến”. Tiếp tay phổ biến chúng làm gì! Chúng tôi cũng không tiếp tục thảo luận về vấn đề “cải tiến chữ Việt” trên trang Facebook này. Không ích gì! Ngoại giả, không ai cấm vấn đề “cải tiến chữ Việt” được trình bày và thảo luận trong các cuộc hội thảo ngôn ngữ.

#6 INDOCHINE

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 2968 Bài viết:
  • 26870 thanks

Gửi vào 30/11/2017 - 14:08

(2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.

Người Trung phần và Nam phần vẫn đọc là QUÝ , QUẢ .
Ko đọc là QU + UÝ và QU + OẢ như người Bắc .

Ông GS Quyen Di này có lẽ là Bắc kỳ nên ko biết chuyện này .

Còn ông Bùi Hiền thì đa phần copy công trình nham nhở của Nguyễn bạt Tuỵ , Nguyễn ngu í ..
lấy của người làm của mình , nói chung là Cq có nhu cầu thay đổi chữ viết để con cháu sau này sẽ ko đọc được sách , lịch sử cũ ,sách sử cũ sẽ bị đốt bỏ .
như thế sẽ ko có phản ứng xấu với nước đàn anh, vậy thôi.

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 30/11/2017 - 14:44

Ông GS Quyên Di là người Bắc Kỳ .
Ông Nguyễn ngu Í và ông Nguyễn Hiến Lê chỉ đề nghị đổi Y thành I nhu*ng không được ủng hộ .

Thanked by 2 Members:

#8 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 05:47

Lâu ngày, gặp được hai bạn hiền ở đây - Happy Holidays anh Vô Danh Thiên Địa - anh Indochine (anh lặn đâu biết bao la6u nay vậy ? Tìm anh hoài không thấy tăm hời ...hihhi)

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 06:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Địa Kỳ Tài, on 02/12/2017 - 05:47, said:

Lâu ngày, gặp được hai bạn hiền ở đây - Happy Holidays anh Vô Danh Thiên Địa - anh Indochine (anh lặn đâu biết bao la6u nay vậy ? Tìm anh hoài không thấy tăm hời ...hihhi)

Địa Huynh khoẻ không ? Nếu du hành Tây Nam thì nhớ hú đệ một tiếng, mình đi uống cà phê đen.

#10 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 06:27

Tình Ca

Tác giả: Phạm Duy (Saigon-1953)
Trình bày: Thái Thanh


Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi

Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai

Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà (à à) có duyên...

Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
Mình đồng da sắt không phai mầu

Tấm áo nâu ! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, bé ơi
Tấm áo nâu ! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mâu, áo ơi

Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai

Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi hát nên bài (ư bài) tình ca
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở như là (ừ là) đoá hoa...



Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương hát câu no lành

Ðất nước tôi ! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Ðất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
Ðất nước tôi ! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi

Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong

Người yêu thế giới mịt mùng
Cùng tôi ôm ấp ruộng đồng (ừ đồng) Việt Nam
Làm sao chắp cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng (à hàng) mến nhau

Còn nhớ mỗi ngày xưa mỗi tối xem truyền hình thường xuyên nghe bài hát này sau bài Quốc Ca. Yêu lắm tiếng hát Thái Thanh! Yêu lắm dòng nhạc Phạm Duy! Và hơn hết là yêu lắm tiếng nước tôi!

Thanked by 3 Members:

#11 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 07:54

"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi"

Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên mình vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông nguyện hồn ai” (phải là “nguyện”, chứ không phải “gọi” – như các bản dịch sau 1975, nghe mới “đã” và mới đúng với ý như câu chuyện của tác phẩm Hemingway). Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cõi người ta”.

Cụ Phạm Duy là một bậc tài hoa xuất chúng nữa với các tác phẩm chuyển ngữ lời Việt. Ca khúc “The house of the rising sun” đã được cụ chuyển thành “Chiều vàng dưới mái nhà tranh”. So sánh từng câu từng từ trong các ca khúc chuyển ngữ của thiên tài Phạm Duy, không thể nói gì hơn ngoài sự kính phục tột bậc. Trong Love Story, ca khúc rất phổ biến Sài Gòn thập niên 1970 mà cụ Phạm chuyển ngữ, có những từ được diễn đạt mà chỉ những bậc thượng thừa tiếng Việt mới thể hiện nổi, chẳng hạn “this empty world” thành “cuộc đời vắng ngắt”; hoặc “wild imaginings” thành “mộng huyền mênh mang”…

Có một điểm chung giữa những bậc kỳ tài Phạm Duy, Bùi Giáng hoặc vô số văn sĩ, nhạc sĩ cùng thời với họ, là: “Tôi yêu tiếng nước tôi!”. Chỉ những người thật sự yêu quý tiếng nói của dân tộc mình mới biết cách làm đẹp ngôn ngữ. Họ nhảy múa với ngôn ngữ. Họ thăng hoa với ngôn ngữ. Họ bay bổng với ngôn ngữ. Sự cuồng nhiệt trong tình yêu ngôn ngữ của họ đã tạo ra một nền văn hóa trong đó tiếng Việt vượt qua cả khái niệm ngôn ngữ như là ký hiệu giao tiếp thuần túy mà vươn lên đến chóp đỉnh của một thứ trừu tượng hơn: linh hồn dân tộc. “Tôi yêu tiếng nước tôi”. Tình yêu của họ với tiếng Việt đã làm đẹp tiếng mẹ đẻ, làm sang trọng tiếng mẹ đẻ, và cuối cùng làm nên một nền văn hóa đẹp đẽ.

Chỉ những giai đoạn tiếng Việt bay bổng thì nền văn hóa mới thăng hoa, hay là ngược lại, thật khó có thể nói chính xác. Nhưng, có thể đoan chắc rằng một nền văn hóa xuống cấp luôn đi đôi với việc ngôn ngữ và cách dùng ngôn ngữ xuống cấp. Nó bị dùng sai là một chuyện. Nó bị xem thường mới là điều đáng nói. Khi tiếng Việt không còn được tôn trọng, văn hóa và xã hội sẽ không còn được tôn trọng. Con người cũng không còn được tôn trọng. “Tiếng Việt còn, nước ta còn”. Nhưng tiếng Việt bầy hầy, như đang thấy trên báo chí hàng ngày, trong các ca khúc được hàng triệu người nghe, thì “nước ta” còn gì?

Đừng trông chờ ở những khẩu hiệu “giữ gìn tiếng Việt” hay “làm trong sáng tiếng Việt” hô hào chiếu lệ trong nền giáo dục hiện tại. Tiếng Việt đang bị hỏng không chỉ bởi các MC tung hứng bừa bãi với những câu chữ làm màu “cho sang”, như “điểm trang” thay vì phải nói cho đúng là “trang điểm”; không chỉ bởi các phát thanh viên truyền hình học nhau cách nói rập khuôn, hay các nhà báo viết bài không bao giờ xem lại lỗi chính tả; không chỉ bởi những cách dùng sai như “cặp đôi” hay “fan hâm mộ”; không chỉ bởi các từ ghép Hán-Việt vô nguyên tắc như “phượt thủ”… Nguồn gốc khiến tiếng Việt hư chính là từ giáo dục. Không ngôn ngữ nào có thể bay bổng trong một mô hình giáo dục giáo điều. Chẳng ai có thể sửa lại tiếng Việt với đà tuột dốc của nền giáo dục hiện nay. Muốn “làm trong sáng tiếng Việt”, hệ thống giáo dục phải tự làm trong sáng mình. Điều này sẽ chẳng bao giờ có, không bao giờ thành hiện thực, khi mà giáo dục đang nằm dưới bàn chân của những “chủ trương” và “đường lối”. Đừng mong chờ những thay đổi trong giáo dục. Sẽ chẳng có thay đổi tích cực gì cả. Tiếng Việt sẽ tiếp tục bị hành hạ và văn hóa sẽ tiếp tục bị tra tấn.

Dường như không ai có thể cứu tiếng Việt nhưng tiếng Việt có thể được cứu nếu mỗi người trong chúng ta cùng quay lại với con đường “tôi yêu tiếng nước tôi”. Tìm kiếm và đọc lại những quyển sách của một thời làm nên sự kỳ vĩ một nền văn hóa, như một cách thức tự giải độc khỏi những luồng khí đen đang bủa quanh, có thể được xem là một cách thức. Nhiều giá trị hiện bị mất đi đang nằm trong những quyển sách đó. Văn hóa sẽ đi lạc vĩnh viễn nếu chẳng có ai tìm. Con đường đi tìm văn hóa đã mất có thể sẽ giúp tìm lại ánh hào quang của tiếng Việt, và cuối cùng, dẫn đến việc nhìn lại sự cần thiết phải tôn trọng tiếng Việt.

Không người dân nào có thể thay đổi được hệ thống giáo dục hiện tại. Họ không có quyền hạn để làm điều đó. Tuy nhiên không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa để dung nạp một nền văn hóa khác với “hệ văn hóa” nhồi sọ và tuyên truyền. Cũng không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa đọc gì bên ngoài phạm vi những bài văn mẫu hay nên đọc gì trên những trang mạng xã hội. Đó là sự chọn lựa cần thiết, và cấp bách, để “tôi yêu tiếng nước tôi” có thể còn tồn tại và còn có cơ may truyền lại cho hậu sinh.

Facebook Mạnh Kim

#12 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 08:04

TÌNH HOÀI HƯƠNG
Sáng Tác : Phạm Duy
Trình bày : Thái Thanh



#13 zigzag

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 389 Bài viết:
  • 379 thanks
  • LocationZzzzzzz

Gửi vào 03/12/2017 - 11:44

Phí phạm những 20 năm chỉ để sản sinh ra một đề tài lố bịch, gọi lố bịch cũng chẳng ngoa.
Không phân biệt được thế nào là tinh hoa, thế nào là rác rưởi, chính là những sản phẩm ăn xổi ở thì mà xã hội này tạo nên.

Thanked by 1 Member:

#14 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/12/2017 - 22:07

ko nhớ có ai đó đã dịch Gone with the wind thành Theo gió cuốn đi, nhưng rốt cuộc cũng bị chết yểu
cũng như từ Cứu cánh, nghĩa là Cuối cùng, nhưng bây giờ báo chí lại hay dùng chung: Cứu cánh cuối cùng, giống như là Cứu vớt cuối cùng vậy, từ Cứu cánh đã bị hiểu sai thành Cứu vớt

Thanked by 2 Members:

#15 Tutrumenh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 122 thanks

Gửi vào 15/12/2017 - 13:33

Có những thứ tưởng vậy nhưng không phải vậy
2 tiến sỹ, học vị học hàm cao ngất phải thừa biết phát kiến của mình có được dư luận chấp nhận hay không.
Cứ như trước khi tung ra sản phẩm mới, họ phải thí điểm, tung ra sản phẩm và nhận báo cáo, tốt thì ok, không tốt thì coi như không có gì.
Z,k,Q.. dấu kì lạ khó đọc, các bác thấy giống chữ phiên âm của tiếng nước nào chưa =))
Bộ văn hóa truyền thông mà để cho 2 kẻ tiến sỹ tự tiện phát ngôn như vậy à?
Cái gì cũng có cái lý của nó cả thôi.
Chắc em chuẩn bị đi học tiếng trung đây.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |