Jump to content

Advertisements




Lữ Tổ Bách Tự Bi


39 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/10/2017 - 11:47

Xin giới thiệu với mọi người bài "Bách Tự Bi" của Lữ Tổ - nói về đạo (dưỡng sinh).
--------


LỮ TỔ BÁCH TỰ BI

Tác giả: Lữ Động Tân
Chú: Trương Tam Phong
Giải: Lục Tây Tinh

Lữ Động Tân hiệu là Thuần Dương, là một trong Bát Tiên.
Đây là bài được Lữ Thuần Dương dùng kiếm khí khắc trên vách đá Lư Sơn, tóm tắc diệu đạo tu chân, để quảng độ kẻ hữu duyên.



PHẦN CHÁNH VĂN:

Dưỡng khí vong ngôn thủ,
Giáng tâm vi bất vi.
Động tỉnh tri tông tổ,
Vô sự cánh tầm thùy.


Chân thường tu ứng vật,
Ứng vật bất khả mê.
Bất mê tính tự trú,
Tính trú khí tự hồi.


Khí hồi đan tự kết,
Hồ trung phối khảm ly.
Âm dương sinh phản phục,
Phổ hoá nhất thanh bi.


Bạch vân triều đỉnh thượng,
Cam lộ sái Tu Di.
Tự ẩm trường sinh tửu,
Tiêu dao thùy đắc tri.


Tọa thính vô huyền khúc,
Minh thông tạo hóa cơ (ky).
Đô lai thập nhị cú,
Đoan đích thượng thiên thê.


PHẦN CHÚ GIẢI:

1 “Dưỡng khí vong ngôn thủ,
2 Giáng tâm vi bất vi.”


CHÚ:
Phàm người tu hành, trước nên dưỡng khí. Chú trọng ở chỗ quên nói và thủ nhất; quên nói thì khí không tán, thủ nhất thì thần không xuất. Khẩu quyết là chặn lấy cái lưỡi, im lặng không nói thì giữ được thần định tĩnh.
Phàm tâm người ta khuấy động không ngừng. Người tu hành cần nhập tỉnh quý ở chế phục đôi mắt, vì mắt là cửa ngõ của tâm, nên buông mi nhắm lại. Câu quyết là lấy mắt nhìn mũi, lấy mũi nhìn rốn, trên dưới chặt chẽ, tâm và hơi thở theo nhau, để ý huyền quang, thì có thể giáng phục được tư lự.

GIẢI:
Người học đạo tu tiên lúc nhập môn nên lý hội hai chữ tính mạng. Tính có tính nguyên. mạng có mạng đế (đế là cuống). Tính nguyên cần thanh tĩnh, mạng đế cần kiên cố. Mạng đế vững thì nguyên khí xung, nguyên khí xung thì tinh tự dấy. Tính nguyên thanh thì nguyên thần định, thần định thì khí tự linh vậy.

Cái gì là mạng đế? Đó là chân tức. Cái gì là nguyên tinh? Đó là tâm địa. Thầy ta dạy dưỡng khí giáng tâm, mà giữ quên nói tức là chân quyết dưỡng khí vậy. Chính ra “vong ngôn” không phải là bịt miệng lại không cho nói, mà là giữ tinh thần yên ổn, trầm lặng trước mọi tình cảnh. Nói “thủ” là giữ, mà giữ đây là giữ khí. Giữ ở đâu? Đạo Đức Kinh viết : “Nói nhiều nói hay cũng không bằng thủ trung” trung đây là nơi thần khí quy phục vậy. Đó gọi là khí huyệt, ngưng thần vào khí huyệt là “vong ngôn thủ trung”, là quy căn; đạo trường sinh bắt đầu từ chỗ đó.

Còn “giáng tâm” là giáng phục cái vọng tâm. Người ta vốn chỉ có một tâm, nhưng vì có mê có giác mà chia ra vọng tâm và chân tâm. Người sinh ra mà tĩnh là tính của trời, cảm ở vật mà động là ham muốn của tình; đã có tham dục thì theo tình cảnh mà chuyển chân thành vọng. Vọng vốn không có hình thể, vốn do chân tâm mê hoặc mà ra, cho nên nay mà vô vi thì tất có chân kiến. Xem các pháp hữu vi đều như mộng, huyển, bào ảnh, hợp tan vô thường, nếu mà quên chúng được thì đó là tu chân trừ vọng vậy.

3 “Động tĩnh tri tông tổ,
4 Vô sự cánh tầm thùy”

CHÚ:
Động tĩnh là một âm, một dương. Tông tổ là nơi sinh ra thân. Hành giã nên như lúc trước khi cha mẹ chưa sinh tức là huyền tẩn, trước khi trời đất chưa phân ra tức là Thái cực vậy.
Động tĩnh là điều hòa chân khí, an lý chân nguyên. Thở ra là tiếp thiên căn, hít vào là tiếp địa căn; đóng là khôn, mở là kiền, thở thì rồng ngâm mây bốc, hít thì hỗ khiếu gió sinh; một đóng một mở, một động một tĩnh, quy ở tâm ý bất động, mặc cho hơi thở qua lại miên miên, đến khi kết thành phiến thì thần ngưng đan kết.

“Vô sự phải cầu chi” là dưỡng khí quên nói, giáng phục thân tâm, thần vế khí huyệt, chú ý như gà ấp trứng, như rồng nuôi châu, nghĩ ở dó giây phút không rời, lâu ngày tự nhiên hiện ra hạt châu bằng hạt gạo, sáng lóe như mặt trời.

GIẢI:
Trên nói dưỡng khí giáng tâm là đạo vô vi, lại sợ người đời không biết ngoài ra còn có cái hữu tác, tức là thuật kéo dài mạng sống, cho nên khẩn thiết nêu ra hai chữ động tĩnh, cho người ta biết tông nhận tổ. Trong việc luyện đan, thái dược trong cái động, luyện đan trong cái tĩnh; nếu chỉ biết động mà không biết tĩnh thì nền tảng không dựng, không tích lũy tinh khí; còn nếu chỉ biết tĩnh mà không biết động thì thiên cơ không hợp, mất ý nghĩa luyện thuốc.
Tóm lại , động là Tông, tịnh là Tổ. Tổ là tổ của tính, Tông là Tông của mạng, không động là không dựng được. Biết Tổ tính mà không tu định ở cung Ly, biết Tông mạng mà không cầu huyền ở cung Khảm. Biết cả hai mới là cứu cánh. Đã vô sự, vong ngôn mặc thủ, im bặt sự cơ, không nghĩ không làm, tịch nhiên bất động, thái nhiên đại định là thôi, lại còn tìm chi? Thầy ta nói tới đây đã đem gan ruột phơi bày rành rẽ đường lối luyện công, mà sao người đời không lĩnh ngộ, chỉ đọc phớt qua, thật là đáng tiếc!

5 “Chân thường tu ứng vật
6 Ứng vật yếu bất mê”

CHÚ:
Học đạo chân thường khi tiếp ứng với sự vật, sẽ dễ bị mê hoặc, cho nên nếu phải tiếp vật thì đừng mê việc trần. Việc đến thì ứng, việc qua chẳng lưu, quang minh chính đạo, chân tính thanh tĩnh, nguyên thần ngưng kết. Khẩu quyết là: “Trước ý đầu đầu lẫn, Vô vi lại lạc không”.

GIẢI:
Cái gì gọi là chân thường? Đó là Tính tổ.
Lấy cái gì để sáng? Phàm đã có tướng đều là hư vọng, sẽ có biến diệt chứ không lâu dài. Cho nên chân thường không phải là cái cùng đến với vật, không phải là cái cùng lìa với vật, mà là hay tĩnh hay ứng, thường tĩnh thường ứng mà thường không mê, đã chẳng mê thì ứng vật mới không mê mà chân tính hiện vậy. Đó là “luyện mình thuần thục thì đạo hữu vi mới có thể làm được”.

7 “Bất mê tính tự trú
8 Tính trú khí tự hồi”

CHÚ:
Phàm thất tình như mừng, giận, buồn, thương, ghét, muốn, sợ đều biến thái vô thường, nhưng có xúc động nên phát sinh vọng tưởng, khó tĩnh được tính. Tất phải yên cơn giận thì hỏa mới giáng, ít ham muốn cho thủy được thăng.
Thân không động là luyện tinh, luyện tinh thì hỗ khiếu, nguyên thần ngưng kết.
Tâm không động là luyện khí, luyện khí là long ngâm, nguyên khí tồn thủ.
Ý không động là luyện thần, luyện thần thì 2 khí tương giao, tam nguyên hỗn hợp, nguyên khí tự hồi. Tam nguyên đây là tinh, khí, thần.
Nhị khí đây là âm dương.
Hành giả ứng vật không mê thì nguyên khí tự qui, bản tính tự trú; tính trú tức khí tiên thiên tự về. Phục mạng qui căn có gì là khó đâu!
Quyết rằng:
“Hồi quang phản chiếu,
Nhất tâm tự tồn.
Nội tưởng bất xuất,
Ngoại tưởng bất nhập.”

GIẢI:
Đối cảnh quên tình mới là đại định, cho nên nói “chẳng mê tính tự trú”. Tính trú mới có thể cầu diên, cho nên nói “tính trú khí tự hồi. Hồi nghĩa là quay về vậy. Tham Đồng Khế viết: “Kim trở về tính sơ mới được gọi là hoàn đan”.
LỮ TỔ THẨM VIÊN XUÂN

Thất phản hoàn đan tại nhân,
Tiên tu luyện kỹ đãi thời
Chính nhất dương động,
Chung tiêu lậu vĩnh
Ôn ôn diên đỉnh,
Quang thâu liêm duy,
Tạo hóa tranh trì,
Long hỗ giao hội
Tiến hỏa công phu,
Ngưu, Đẩu, Nguy.
Khúc giang thượng,
Kiến nguyệt hoa oánh tỉnh.
Hữu cá ô phi
Đương thời tự ẩm đao khuê,
Hựu thùy tín,
Vô trung dưỡng tựu nhi
Biện thủy nguyên thanh trọc,
Mộc kim gián cách,
Bất nhân sư chỉ,
Thử sự nan tri.
Đạo yếu huyền vi,
Thiên cơ thâm viễn,
Hạ thủ tốc tu do thái trì.
Bồng lai lô trượng,
Tam thiên hạnh mãn,
Độc bộ vân quy.

Thất phản hoàn đan tại nhân,

Số 7 là số thành của hỏa trong Hà Đồ.
Đi rồi trở lại là hoàn, một dương quay trở lại chỗ cố hữu của nó từ khi tiểu thiên thất lạc. Từ ngoại mà trở về trong, từ trong mà trở về ta.
Đan là Tam bảo Tinh, Khí, Thần. Tu luyện mà thành thì đó là “tại nhân”, chứ không ở vật khác mà ở nơi cố hữu trong thân ta.


Tiên tu luyện kỹ đãi thời

Khởi đầu nên luyện kỹ, công phu luyện kỹ mà thuần thục thì đan cơ củng cố chờ đợi, chờ thời đến. Đạo quyết gọi đó là “hoạt tý thời”, thời đây không phải nằm trong 12 giờ một ngày, mà là thời trong câu “nghĩa chữ thời lớn lắm thay”.

Chính nhất dương động,
Chung tiêu lậu vĩnh

“Nhất dương” bắt đầu từ Đông chí, hể âm cực thì dương sinh. Con người cũng là tiểu thiên địa, cho nên nhất động tức là hoạt tý thời.
“Chung tiêu” là nữa đêm, lúc giờ hợi gần hết mà giờ tý chưa đến. “Lậu vĩnh” ý nói công phu không lúc nào ngừng vậy.

Ôn ôn diên đỉnh,
Quang thâu liêm duy,

Luyện hỏa hậu, khí xung lên ấm ấm. Cái đỉnh sản sinh ra diên, cái làm ôn diên là hỏa hậu, nên dùng văn hỏa.
“Quan thâu thùy liêm” là nhắm mắt nội thị, hồi lâu chân dương chợt động, ánh sáng bên ngoài tới, nhìn thấy được.

Tạo hóa tranh trì,
Long hỗ giao hội

Ân dương đảo ngược, ngũ hành gom tụ, Kim Mộc giao nhau, long thư hỗ hùng, không tương giao thì không thành tạo hóa, rồi thủy hỏa ký tế, thực thể sinh Kim.

Tiến hỏa công phu,
Ngưu, Đẩu, Nguy

Tiến hỏa phải đúng giờ khắc, ở đây mượn 3 sao Ngưu, Đẩu, Nguy thuộc Bắc đẩu. Đẩu ở đây là trục vậy.

Khúc giang thượng,
Kiến nguyệt hoa oánh tỉnh.

Khúc giang là khảm thủy, tinh hoa mặt trăng trong sáng hiện ở Tây, mọc ở Đông. Ngộ chân viết:
Nửa vành trăng mới phương trời lóe
Sớm đã rồng ngâm hỗ thét vang.

Hữu cá ô phi

Trong vô sinh hữu, quạ vàng (kim ô) bay vào cung Quảng Hàn (mặt trăng).
Kim ô là chân âm trong dương, ngọc thố là chân dương ở trong âm, đạo quyết lấy đó để tỉ dụ tinh hoa mặt trời mặt trăng, biểu tượng cho khảm ly vậy.

Đương thời tự ẩm đao khuê,

Lúc này tự uống, là uống ngay, uống tức thời. Đao khuê là chút xíu, kẻo khí tan hết lúc tinh khí thần vừa ngưng. Hãy so sánh với “rượu trường sinh” trong “bách tự bi”.

Hựu thùy tín,
Vô trung dưỡng tựu nhi

Công phu đến đây thì cái thể bản lai thanh tịnh hư không trong vô sinh ra hữu, một đứa bé, giống như phụ nữ mang thai sinh nở, nuôi dưỡng lớn lên, thật là kỳ lạ, có ai tin đâu!

Biện thủy nguyên thanh trọc,
Mộc kim gián cánh.

Thiên nhất sanh thủy, dương hãm trong âm, nhập vào hậu thiên có trong có đục, cần phải phân biệt mới không hỏng việc.
Mộc kim vốn không cách xa, song rơi vào thân người thì thành Đông phương giáp Mộc và Tây phương canh Kim cách nhau rất xa vậy.

Bất nhân sư chỉ,
Thử sự nan tri.

Từ xưa đến nay chỉ truyền miệng từ thầy sang trò, cho nên không có thầy chỉ thì khó mà biết được


Đạo yếu huyền vi,
Thiên cơ thâm viễn.

Chỗ chủ yếu của đạo rất thâm, rất vi, bí mật. Cơ trời sâu xa khó mà đoán được.

Hạ thủ tốc tu do thái trì.

Người có duyên, ngộ được ảo diệu, hãy bắt tay tu nhanh. Sao lại sợ muộn? Vì thọ mạng con người dài ngắn không thể lường trước được.

Bồng lai lô trượng,
Tam thiên hạnh mãn,
Độc bộ vân quy.

Đây là nói về công và đức, cả hai đều quan trọng, nếu thiếu một thì đạo không thành. Công phu hơn tám trăm, âm công chứa đủ tam thiên thì một bước nhảy lên mây mà về.

Hết bài Lữ Tổ Thẩm Viên Xuân.

Sửa bởi vietnamconcrete: 05/10/2017 - 11:49


Thanked by 3 Members:

#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 06/10/2017 - 10:14

Lã Động Tân phối hợp phương pháp Thiền quán của Phật gia và Đạo giáo trong tu tập . Phương pháp rõ ràng dể cho người tu học nắm bắt ý chỉ để thực hành .

Thái Ât Kim Hoa Tông Chỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 05:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài phỏng dịch :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nghiên cứu của ĐH Harvard: Thiền định tăng chất xám rõ rệt chỉ sau 8 tuần luyện tập

Chủ nhật, 11/12/2016 | 09:12 GMT + 770,398 lượt xem



Một nghiên cứu của ĐH Harvard tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc về hiệu quả hữu hình của thiền định lên cấu trúc não người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(ảnh: Getty Images)
Chỉ sau 8 tuần tập luyện thiền định, kết quả chụp MRI cho thấy chất xám trong não những tình nguyện viên đã tăng lên rõ rệt.
Tiến sĩ thần kinh học Sara Lazar, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết những người tập thiền không chỉ cảm thấy hạnh phúc hơn, họ thật sự trải qua sự thay đổi trong cấu trúc não, dẫn đến tăng cảm xúc tích cực và thư giãn một cách bền vững lâu dài.
Nhà nghiên cứu Sue McGreevey của bệnh viện tổng hợp Massachusetts cho biết, những nghiên cứu trước đây của nhóm Lazar đã phát hiện sự khác biệt giữa não của người tập thiền và người không tập, rõ ràng nhất là ở vỏ não dày hơn – khu vực phụ trách về khả năng tập trung và cảm xúc.
>>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghiên cứu mới nhất cho biết trung bình 27 phút tập thiền mỗi ngày giúp tăng đáng kể độ đậm đặc của chất xám, đặc biệt ở hồi hải mã – khu vực phụ trách khả năng tự nhận thức bản thân, tình thương và nội tâm. Đồng thời, cũng có một sự suy giảm mật độ chất xám ở hạch hạnh nhân – nơi kiểm soát các phản ứng stress và lo lắng.[indent]
“Nếu bạn sử dụng một phần bộ não thì nó sẽ phát triển, bởi vì bạn đang sử dụng nó. Nó thực sự giống như tập thể dục tinh thần”, TS. Sara Lazar cho biết.[/indent]
Xét theo quan điểm khoa học, lợi ích thu được từ thiền định hiện đang được khám phá ngày càng nhiều. Những lợi ích đã được kiểm chứng bao gồm cải thiện về mặt tâm lý, hạnh phúc, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tập luyện. Ngoài ra, thiền định còn giúp chúng ta trở nên tập trung và thấu cảm hơn. Nghiên cứu mới tiết lộ thêm rằng những lợi ích này thể hiện dưới dạng vật chất chứ không chỉ là tinh thần trừu tượng.
Infographic tóm tắt những lợi ích của thiền định lên cơ thể bạn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Nguồn: GreenMedInfo.com)
Theo Visiontimes.com
Phong Trần tổng hợp

Thanked by 2 Members:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 13:10

Xin hỏi trên diễn đàn có vị nào luyện tập khí công, thiền... yoga các loại không ạ? Xin vào chia sẻ.

#5 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 13:54

Tự nhiên hỏi chia sẻ thì các vị đó chắc sẽ không viết gì đâu . Tôi không tập khí công hay yoga chỉ tự tập thiền từ lúc nhỏ, Vietnamconcrete muốn chia sẻ gì thì cứ tự nhiên .

Thanked by 1 Member:

#6 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 14:00

Tôi có tập thiền theo phương pháp Quán sổ tức ( quan sát hơi thở ) từ hồi còn nhỏ. Ngồi tư thế Kiết già từ lúc còn nhỏ nên bây giờ ngồi chân không bị tê. Người lớn một chút mới tập thì xương ống quyển ở chân cứng nên sẽ khó ngồi được ở tư thế Kiết già, chỉ ngồi ở tư thế Bán già.

Sửa bởi V.E.DAY: 07/10/2017 - 14:06


Thanked by 1 Member:

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 14:06

Đạo gia có nói "Thuận vi phàm, nghịch vi tiên" . Luyện Tinh (Thuỷ) hoá Khí (Kim) , luyện Khí (Kim) hoá Thần (Hoả) và Thần hoàn Hư (Thổ) là Nghịch (aka phản sanh) vi Tiên (trở về trạng thái Nguyên sơ, Chân Tâm) .

Thanked by 2 Members:

#8 aioidungchom

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 314 Bài viết:
  • 249 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 14:29

Có em

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



em 2 năm liên tiếp bị Hỏa -Linh đánh phá ,oanh tạc ,không kích Mệnh,thân + hạn nên mất ngủ , nằm trằn trọc mãi không ngủ được,nửa đêm thức giấc là tỉnh hơn 1 tiếng mới ngủ được nên kéo theo các vấn đề thần kinh( trầm cảm ,stress rất nặng đầu cứ căng ra ,bất ổn) .

Sau 2 tháng tập ngồi thiền + 1 tháng nằm thiền hết bệnh tinh thần thấy thoải mái phấn chấn,nhìn gái mắt sáng như diều hâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

... giờ nằm thiền 5-10 phút là ngủ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hết thiền.Em tập thiền theo phương pháp thầy Thích Tuệ Hải ,phương pháp này hơi tốn thời gian , ngồi khoảng 15-20p thui , nhưng tự xoa bóp maxa ,bấm huyệt toàn thân phải hơn 30-40phút .Ngồi thiền 15-20p tập trung không nghĩ ngợi gì hơi khó , chủ yếu hạn chế tối đa không nghĩ gì,hoặc nghĩ ít đi.

Còn nằm thiền toàn thân buông lỏng(thiền buông thư) ,mục đích chính của em là vào giấc ngủ cho nhanh .Mới đầu hẹn giờ cố gắng 1phút không nghĩ ngợi gì , dần dần nên 3 rồi 4 5 phút .Sau hơn tháng nằm kết hợp ăn uống các thực phẩm bổ thần kinh thì đã ok thần kinh thoải mái ,ngủ tốt và ngon .Giờ vẫn nằm thiền nhưng nằm 5 phút ngủ,đã duy trì liên tục được hơn 20 ngày.

Hiện tại em duy trì sáng 5h tập dưỡng sinh tâm thể + chiều đi bách bộ 1 tiếng theo lời khuyên của cụ tổ thọ 112 tuổi để lại cho em

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#9 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 14:33

Hồi nhỏ tôi không nhớ là đọc được trong một cuốn sách nào đó nói rằng đại khái chúng ta có thể không ăn trong nhiều ngày, không uống trong vài ngày nhưng ngưng thở trong tích tắc thì mạng sống sẽ ra đi.
Ý niệm này đã tác động mạnh lên tôi nên sau đó chọn thiền theo phương pháp quán sổ tức.

Thanked by 1 Member:

#10 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 14:50

Tôi trải qua công án, quán niệm, quán sổ tức .

Thanked by 1 Member:

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 15:12

VN cũng có tập luyện chút đỉnh theo phương pháp của thày Mantak Chia - (sách: vận khí tự trị bệnh), xem ra thì cũng tương đồng với phương pháp nói tới trong Thái ất kim hoa tông chỉ hay cách sách đạo gia nói chung.

Xin hỏi có vị nào tập luyện theo pháp tiểu châu thiên hay thai tức không ạ?

#12 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 15:15

Lần cảm giác sâu đậm nhất, kéo dài nhất là sau một đêm ngồi tại sân chùa cũ Chùa Bồ Đề ở PB năm 2015, không cảm thấy không gian và thời gian, vừa chợt khởi niệm muốn thấy về ba mươi mấy năm trước thì hình ảnh hiện về như một cuốn phim chiếu trước mắt. Nếu không bị anh lái cano đánh thức bất ngờ thì tôi không biết cảm giác đó sẽ kéo dài trong bao lâu.

Thanked by 1 Member:

#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 15:28

Lần trải nghiệm đầu tiên là khi tôi đang đọc sách , nó đến bất ngờ, rất khó mà diển tả lại cái trạng thái tất cã an tịnh trong Một .

Thanked by 1 Member:

#14 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 15:38

Tôi biết cái "một" đó là gì. Tất cả chúng ta, ai ai cũng có, nhưng chỉ vì chưa nhận ra mà thôi.

Thanked by 2 Members:

#15 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 07/10/2017 - 16:31

Cái "một" đó là Năng giác hằng chiếu soi. Chúng ta ai ai cũng có "cái biết sơ đẳng nhất", biết đói, biết khát, biết sáng, biết tối v.v...

"cái biết sơ đẳng nhất" đó phi âm dương vì người nam và người nữ đều có.

Nếu chỉ người nam có mà người nữ không có thì "cái biết sơ đẳng nhất" đó thuộc dương mà không thuộc âm.

Nếu chỉ người nữ có mà người nam không có thì "cái biết sơ đẳng nhất" đó thuộc âm mà không thuộc dương.

Nhưng vì người nam và người nữ đều có nên "cái biết sơ đẳng nhất" đó phi âm dương.

"cái biết sơ đẳng nhất" đó không bị thời gian chi phối, khi lên 3 chúng ta đã biết đói, biết khát, biết sáng, biết tối v.v...
đến già 70 "cái biết sơ đẳng nhất" đó vẫn không thay đổi. Nên "cái biết sơ đẳng nhất" đó phi thời.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |