Jump to content

Advertisements




KINH LẠC


24 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 28/09/2017 - 22:30

Quang âm như nước, vừa mới tóc xanh nay thời tóc bạc. Bàng hoàng cánh hoa rơi hay có thể như thiền sư Viễn Giác cười với hoa mai:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Âm:

Xuân khứ bách họa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dịch:

Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Trước mắt việc đi mãi,

Trên đầu già đến rồi.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước một cành mai.

-----------
Coi như khai đề

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài này trích từ "Dưỡng sinh kinh lạc" (của tác giả Hồng Quang? sorry lâu rồi quên mất), dành tặng cho anh Bandofbros và các vị tiền bối của diễn đàn.
----------


TỔNG QUÁT VỀ KINH LẠC
CÔNG NĂNG CỦA KINH LẠC
12 CHÍNH KINH
  • PHỐI VÀ PHẾ KINH
  • ĐẠI TRÀNG VÀ ĐẠI TRÀNG KINH
  • DẠ DÀY VÀ VỊ KINH
  • LÁ LÁCH VÀ TỲ KINH
  • TIM VÀ TÂM KINH
  • MÀNG TIM VÀ TÂM BÀO KINH
  • RUỘT NON VÀ TIỂU TRÀNG KINH
  • BÀNG QUANG VÀ BÀNG QUANG KINH
  • THẬN VÀ THẬN KINH
  • TAM TIÊU VÀ TAM TIÊU KINH
  • MẬT VÀ ĐẢM KINH
  • GAN VÀ CAN KINH
KỲ KINH BÁT MẠCH
  • NHÂM MẠCH
  • ĐỐC MẠCH
  • PHỤ LỤC: CÁC BẢNG, HÌNH THAM KHẢO


TỔNG QUÁT VỀ KINH LẠC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.
Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.
Mục lục


• 1 Ý nghĩa sinh lý của kinh lạc
• 2 Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc
• 3 Kinh lạc tuần hành

Ý nghĩa sinh lý của kinh lạc
Tác dụng sinh lý của kinh lạc là Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết (lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan), trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể. Ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, ngũ quan, cửu khiếu, bì nhục cân cốt… của cơ thể, đều phải nhờ liên hệ của kinh lạc với sự dưỡng nuôi của khí huyết, mới có thể phát huy công năng của nó, đồng thời hỗ tương hiệp điều thành một chỉnh thể hữu cơ.
Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc
Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.
Kinh lạc tuần hành
Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.
Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh -Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Thủ thái âm can kinh.
• 3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
• 3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
• 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
• 3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'
Nhâm mạch: Bắt đầu từ huyệt hội âm (giữa bộ phận sinh dục với hậu môn) theo đường giữa phía trước chạy qua mặt, lên sâu vào 2 con mắt. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.
Đốc mạch: Bắt đầu từ hội âm, theo đường giữa phía sau lưng lên đỉnh đầu, đến trán, sống mũi, đến phía ngoài lợi răng trên (huyệt ngân giao) và hoà hợp với nhâm mạch tại đây. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 29/09/2017 - 07:26

CÔNG NĂNG CỦA KINH LẠC

Trong vũ trụ, vật chất, thời gian, không gian đều vận hành theo các quy luật. Mỗi hành tinh chuyển động theo những quỹ đạo nhất định, giả sử chúng rời khỏi quỹ đạo thì chúng sẽ gây ra những phá hoại vô cùng to lớn. Theo Trung y, hệ thống kinh lạc hoạt động khắp cơ thể khiến cơ thể sống được, hệ thống này kiểm soát khắp các cơ quan, tạo sự cân bằng, hài hòa, giúp cơ thể khỏe mạnh. Công năng của hệ thống kinh lạc là:
  • Năng lực cảm ứng
  • Chức năng vận hành
  • Khả năng hồi phục
  • Đồng hồ sinh học

NĂNG LỰC CẢM ỨNG CỦA KINH LẠC
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy kinh lạc thật sự là "các con đường cao tốc", bởi điện trở của dòng điện sinh học truyền tải các cảm ứng thế giới nội quan, ngoại quan của cơ thể tới các cơ quan tương ứng. Kinh lạc có khả năng cảm ứng vô cùng nhạy bén, nó phản ứng ngay lập tức với các thay đổi bên trong cơ thể thông qua các nếp nhăn, đốm đồi mồi, mụn thịt, điểm đau vv.. Mỗi một tế bào, mỗi bộ phận trong cơ thể không ngừng tạo ra chất thải; và kinh lạc chính là hệ thống đảm trách chuyên chở chất thải bên cạnh chức năng vận hành khí huyết. Một khi ngũ tạng suy yếu thì các kinh lạc tương ứng sẽ tắc nghẽn, điều đó sẽ làm tình hình hoạt động của ngũ tạng kém đi, cứ như vậy tạo thành vòng luẩn quẩn đi xuống của sức khỏe. Kinh lạc cũng là hệ thống cảnh báo bệnh tật của cơ thể, chỉ cần tra cứu bản đồ kinh lạc, ta sẽ biết ngay kinh nào, phủ tạng nào đang gặp vấn đề.

KINH LẠC CÓ CHỨC NĂNG VẬN HÀNH
Kinh lạc là "hệ thống vận hành" vô cùng nhanh chóng và hiệu quả, đảm trách nhiệm vụ lưu thông máu, dòng điện thần kinh cùng các chất dịch khác trong cơ thể. Kinh lạc có thông suốt, các cơ quan trong cơ thể mới hoạt động nhịp nhàng ổn định. Kinh lạc có chức năng vận hành khí huyết:
khí: một loại năng lượng do phủ tạng sinh ra, mang theo mật mã và thông tin của cơ thể.
huyết: máu và các thành phần trong máu huyết.
Mỗi kinh lạc khác nhau sẽ có những tuyến vận chuyển khác nhau hoặc chức năng khác nhau, ví dụ: dùng huyệt Phong trì để tác động vào kinh lạc để chũa bệnh đau đầu do nóng sốt, hạ sốt giảm đau; khi đau đầu do gió rét thì có thể chống rét giảm đau.

Bên cạnh chức năng vận hành khí huyết, kinh lạc còn có chức năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải. Khi con người tới tuổi trung niên, các cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là kinh lạc) bắt đầu thoái hóa khiến chức năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải suy kém, điều này tác động xấu tới quá trình trao đổi chất đang diễn ra trong cơ thể: cái mới không được hấp thu, cái cũ không được loại bỏ, độc tố tích tụ ngày càng nhiều. Trung y cho rằng: khí huyết tắc nghẽn là nguồn gốc của trăm bệnh. Khi kinh lạc tắc nghẽn dễ dẫn tới bệnh cao huyết áp, mỡ trong máu, đái đường, viêm khớp vv...

KINH LẠC CÓ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC
kinh lạc chính là hệ thống phòng vệ chống lại sự thâm nhập của các loại bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tất cả các căn bệnh đều do kinh lạc bất thường gây ra, một khi kinh lạc thông suốt, sức khỏe hồi phục. Ví dụ: ai bị cảm cúm nhiều, ho nhiều, hoặc trẻ em bị ho gà thì ta có thể dùng tỏi xoa lên huyệt dũng tuyền (gan bàn chân) vài tiếng đồng hồ vào buổi tối thì sẽ khỏi.
Chính vì có hệ thống kinh lạc, châm cứu cũng như các liệu pháp dân gian như vỗ, đánh, cạo gió, giác hơi, ngải cứu, điểm huyệt, điện châm, bắn ion thuốc, chiếu tia hồng ngoại, tiêm thuốc vào huyệt vị vvv... cũng đều nhằm tác động vào cơ thể qua hệ thống kinh lạc.

CHỨC NĂNG ĐỒNG HỒ SINH HỌC
Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể con người cũng tuân theo quy luật, 12 canh giờ một ngày tương ứng với 12 kinh lạc, mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy luật "Tý Ngọ lưu chú" của kinh lạc.

Người xưa đặc biệt chú trọng tới quy luật "mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi" chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết cũng như phục hồi của kinh lạc. Hoàng đế nội kinh viết "nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ", tại sao như vậy? Chúng ta nên biết rằng khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí toàn thân sẽ quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã quay về vị trí tương ứng của chúng thì cơ thể sẽ tự nhiên cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che ngang hông. Sau một ngày hoạt động cơ thể chúng ta đã tiêu hao không ít tinh lực, nên tối đến kinh khí phải quay về lục phủ ngũ tạng để phục hồi. Vì vậy nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về đúng vị trí của nó, khiến lục phủ ngũ tạng không tự phục hồi được. Trong trường hợp như vậy, kinh khí vừa không bảo dưỡng được tạng phủ, lại vừa bị tiếp tục hao tổn sau khi đã hao tổn nhiều vào ban ngày. So với ban ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên chỉ cần thức một đêm có khi cả vài ngày sau chưa hồi phục lại trạng thái đỉnh phong. Có thể thấy việc thức khuya rất tổn hại cho sức khỏe, nó nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày thành thói quen sẽ làm đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, và có thể làm xuất hiện những bệnh nan y. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.

KINH LẠC VÀ CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC
Thiên "kinh biệt" sách Linh khu viết "con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả". Đoạn kinh văn trên cho thấy kinh lạc có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Thực tế đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa có tính mẫn cảm cao, vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền khi gặp kích điện. Ngay từ xa xưa, người Trung quốc cổ đã sớm nhận ra hiện tượng "đắc khí" - nghĩa là khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng diện sinh học sẽ lập tức gây ra cảm giác mỏi, tê, trướng, chạy rất đặc thù.
Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất để thông qua kinh lạc phát hiện ra chỗ bất ổn của cơ thể là tìm "điểm đau", đây là hiện tượng "khí đến nơi có bệnh". Khi châm cứu hoặc điểm huyệt trị bệnh, thao tác nào gây được cảm giác "đắc khí" sẽ đạt hiệu quả điều trị cao hơn rất nhiều so với thao tác không được đắc khí.

Hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch là trung tâm để điều khiển cơ thể, 12 kinh này chia cơ thể ra làm 12 vùng, mỗi vùng do một kinh mạch phụ trách, mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận cơ thể đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc.

Thanked by 1 Member:

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 29/09/2017 - 15:37

Để sinh tồn trong thế giới khắc nghiệt này, mọi sinh vật đều buộc phải thích ứng với sự thay đổi của tự nhiên. Hệ thống kinh lạc của chúng ta chính là một công cụ điều tiết để phục hồi sức khỏe. Tuy ngày nay y học đã tiến bộ, nhưng có kiến thức và thói quen sử dụng kinh lạc sẽ rất có ích trong việc dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe.
Tương tự như hệ thống giao thông trong một thành phố, kinh lạc chính là hệ thống giao thông trong cơ thể con người, kinh lạc có thông suốt thì khí huyết mới vận hành khắp cơ thể (Trung y có câu "thông bất thống, thống bất thông" nghĩa là kinh lạc thông thì không đau bệnh, đau bệnh tức là kinh lạc không thông).

KHÁI NIỆM VỀ HUYỆT
Huyệt: là một vị trí nằm trên kinh mạch khí, là một vị trí đặc biệt, nhiều huyệt nối lại với nhau tạo thành một mạch khí và khí vận hành theo lộ tuyến của mạch khí. Huyệt có công dụng vận hành, thu và phát khí. Huyệt là điểm có phản xạ thần kinh rất nhạy cảm, phản ứng với nhiều loại tác động khác nhau. Huyệt có kích thước rất nhỏ và thường được coi là một điểm. Tại huyệt vào những giờ nhất định khí sẽ hoạt động mạnh.

Có bao nhiêu loại huyệt:
  • Du thị huyệt: là tên chung của mọi huyệt thông thường
  • A thị huyệt: còn gọi là Thiên ứng huyệt, là huyệt phản xạ vùng đau khi xuất hiện trạng thái bệnh lý
  • Nguyên huyệt: nguyên huyệt chỉ có ở các kinh dương, là nơi tụ tập khí nhiều nhất, khí của Tam tiêu (Phủ) chạy tại các huyệt này, bao gồm 12 huyệt dùng để bẩm thụ khí của 365 tiết.
  • Lạc huyệt: là những huyệt có nhánh nối từ đường kinh này tới đường kinh khác.
  • Bối du huyệt: là các huyệt nằm trên kinh bàng quang.
  • Mộ huyệt: nằm nơi ngực bụng
  • Hội huyệt: là huyệt hội khí mạnh nhất của một tạng phủ (Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Cân, Tủy, Xương, Mạch), có 8 hội huyệt nằm trên 12 đường kinh và Nhâm mạch.

KHÁI NIỆM VỀ KINH MẠCH
Theo Đông y, kinh mạch là đường vận hành của khí trong cơ thể. Nhưng Tây y người ta không chứng minh được các đường kinh mạch này, thành ra họ không công nhận. Theo Đông y, kinh mạch được hiểu như một đường dẫn khí chuyên biệt, hoặc là đường liên kết các huyệt khí. Người ta phân biệt ra bát mạch, 12 chính kinh:


MẠCH
  • Nhâm mạch: quản âm khí chạy theo chiều từ trên xuống dưới theo chiều dọc của cơ thể.
  • Đốc mạch: quản dương khí chạy từ dưới lên trên. Hai mạch nhâm đốc khi nối với nhau tạo thành cái gọi là "tiểu chu thiên".
  • Mạch xung: là mạch liên hệ giữa hai mạch nhâm đốc với kinh Dương minh Vị, Túc thiểu dương đởm, Túc thái âm Thận.
  • Mạch đới: là mạch liên hệ giữa hai mạch Nhâm Đốc với các đường túc kinh (ba kinh âm, ba kinh dương). Vị trí của mạch Đới bao bọc đan điền (bể thận) và trở thành sự liên kết có ý nghĩa rất lớn cho sự phát sinh chân khí (liên kết theo trục hoành của khí).
  • Mạch dương duy: liên hệ giữa mạch Đốc và các kinh dương, tức là liên kết phần dương khí cùng đồng bộ khi biến vi dương trưởng âm tiêu. Gọi là phần liên kết hậu bộ sau của khí.
  • Mạch âm duy: liên hệ giữa mạch Nhâm và các kinh âm, tức là liên kết phần âm, đồng bộ biến vi âm trưởng dương tiêu. Gọi là phần liên kết tiền bộ.
  • Mạch dương kiều: liên hệ giữa mạch Đốc và các đường kinh và có liên quan tới các chức năng tâm thần. Gọi là liên kết thượng bộ.
  • Mạch âm kiều: liên hệ giữa mạch Nhâm và các đường kinh âm của các túc kinh. Gọi là liên kết hạ bộ.

Như vậy khí âm và dương của cơ thể được chủ quản bởi hai mạch Nhâm Đốc, được 6 mạch liên kết tới 12 kinh, được liên kết tung hoành bởi hai mạch Xung và mạch Đới.

KINH
Bao gồm 12 kinh vận hành ngũ khí, bao gồm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 29/09/2017 - 22:02

PHỐI VÀ PHẾ KINH


Phổi là cơ quan hô hấp có liên hệ mật thiết với mũi, họng, da, đại tràng; đồng thời còn ảnh hưởng tới quán trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn dễ bị cảm hoặc cảm cúm thì mỗi buổi sáng nên vỗ phế kinh.

CHỨC NĂNG CỦA PHỔI VÀ PHẾ KINH
Phổi điều khiển hô hấp, hỗ trợ lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi nước, tác động lên da và tuyến mồ hôi, thông mũi, có mối quan hệ mật thiết với đại tràng. Đặc trưng hoạt động của khí phổi là "tuyên phát" (dẫn truyền) và "túc giáng" (làm sạch). "Tuyên phát" là hấp thu dưỡng khí vào máu, đưa oxy cùng dưỡng chất đến bề mặt cơ thể, da và tuyến mồ hôi, đồng thời ngan cản khí độc từ bên ngoài. Làn da cần dược kinh khí của Phế kinh nuôi dưỡng:
  • nếu kinh khí của Phế kinh quá mạnh thì da dễ bị dị ứng
  • nếu kinh khí của Phế kinh quá yếu thì sự tuần hoàn của máu huyết tại da kém khiến cho da khô nẻ. Đây là lý do tại sao da người già lại bị nhăn nheo (vậy chị em muốn giữ da đẹp nên luyện tập phế kinh

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    ).

"Túc giáng" là đưa chất thải cùng lượng nước dư thừa trong cơ thể đến thận, bàng quang, đại tràng để bài tiết ra ngoài. Vì thế, nếu phổi và Phế kinh bất ổn thì hệ hô hấp và sự vận hành khí huyết sẽ suy yếu, mồ hôi cùng các chất thải khác bài tiết bất thường, thậm chí còn gây nên bệnh phù thũng. Ngược lại, nếu ta biết điều dưỡng Phế kinh thì cả hai chức năng tuyên phát lẫn túc giáng đều hoạt động hiệu quả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





TRIỆU CHỨNG CỦA PHẾ KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: sợ gió, vã mồ hôi, dễ bị cảm (nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng), sưng nhức, tê bại, ớn lạnh và có cảm giác bất thường ở vùng dọc theo Phế kinh.
  • Triệu chứng phủ tạng: hen suyễn, thở dốc và yếu, đau ngực, da khô nẻ, nhăn nheo, lông tóc rụng nhiều.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: cơ thể nóng, vã mồ hôi, ho hen, nhiều đờm, thở dốc (suyễn), máu dồn lên đầu, vai mỏi, lưng đau.
  • Triệu chứng khi bị hàn: cơ thể tê lạnh, đổ mồ hôi hột, nghẹt mũi, khô họng, nhạt miệng, ho khan, xương đòn và vùng ngực đau nhức, ngón tay ngón chân tê dại, da dẻ khác thường, mất ngủ, xanh xao.

ĐƯỜNG ĐI CỦA PHẾ KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phế kinh xuất phát từ huyệt Trung phủ ở ngực chạy men theo mé trong cánh tay (trong sách này viết mé trong, mé ngoài, góc trong, góc ngoài là theo tư thế bàn tay úp xuống, đưa ra phía trước) rồi kết thúc tại huyệt Thiếu thương ở góc trong móng tay cái. Phế kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Dần (3 - 5h sáng), lúc này ta nên vỗ nhẹ để kích thích phế kinh, đây là cách dưỡng phối tốt nhất.


CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA PHẾ KINH

Trung phủ - huyệt trị ho và tức ngực
Trung phủ là mộ huyệt của phổi, là nơi khí phổi hội tụ. Huyệt này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh về phổi. Đây là một "điểm đau" phản ánh diễn biến bệnh lý của phổi

Tay chống eo, chỗ lõm hình tam giác ở mé ngoài phía dưới xương đòn là huyệt Vân môn. Từ huyệt này hạ xuống một xương sườn (ngang với khe hở của xương sườn thứ nhất) là huyệt Trung phủ.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Dang rộng hổ khẩu (kẻ giữa ngón tay cái và ngón trỏ), đặt bốn ngón tay luồn dưới nách, vị trí mà đầu ngón tay cái chạm vào là huyệt Trung phủ. Huyệt Trung phủ nằm trên vú 3 xương sườn.



Xích trạch - huyệt trị viêm phổi
Xích trạch là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh và thuộc hành thủy. Nó là huyệt con của Phế kinh nên có thể dùng để thanh nhiệt, làm sạch phổi. Vỗ vào huyệt này có thể trị được các chứng bệnh do viêm phổi gây ra như ho kèm nóng sốt, ho ra máu, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, đau nhức cánh tay, tê liệt nửa người...

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khuỷu tay hơi gập, bàn tay đưa về phía trước như hình vẽ. Sờ vào thấy đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay chính là huyệt Xích trạch. Huyệt Xích trạch nằm trên ngấn khuỷu tay.



Khổng tối - Huyệt trị ho hữu hiệu nhất
Khổng tối là khích huyệt của Phế kinh, dùng để chữa trị các chứng bệnh nặng và dai dẳng của phổi như: ho ra máu, viêm họng, khan tiếng, khuỷu tay đau và khó cử động... đặc biệt là chứng không toát mồ hôi.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trung điểm của ngấn cổ tay thứ nhất và ngấn khuỷu tay đo lên trên 1 thốn, vị trí nằm ở mép xương cẳng tay là huyệt Khổng tối - huyệt Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn (thốn: cong ngón tay giữa sao cho đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay cái chạm vào nhau, khoảng cách từ nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của đốt giữa ngón tay giữa là một thốn)



Liệt khuyết - huyệt trị bệnh ở cổ
Liệt khuyết là lạc huyệt của Phế kinh và là giao điểm của Phế kinh và Đại tràng kinh. Ngoài ra, nó còn là một trong các huyệt bát mạch giao hội và thông với Nhâm mạch: "Nhâm mạch thông với phổi qua Liệt khuyết". Cho nên, huyệt này không chỉ trị được các bệnh về đốt sống cổ, mà còn có thể trị ho, suyễn, cũng như các chứng bệnh liên quan đến Nhâm mạch như đau tim, đau dạ dày.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nắm tay lại, lòng bàn tay hướng vào trong, cổ tay hơi buông xuôi, ở mép cổ tay phía ngón cái sẽ xuất hiện một mỏm xương nhô cao. Xiết nắm tay lại sẽ thấy phía trên mỏm xương đó có một chỗ lõm vào, đó chính là huyệt Liệt khuyết.
Hai bàn tay cài nhau ở hổ khẩu, dùng ngón trỏ của bà tay bên ngoài đặt trên mỏm xương nhô cao ở mép cổ tay kia. Vị trí mà ngón trỏ chạm vào chính là huyệt Liệt khuyết - huyệt Liệt khuyết nằm ở đầu ngón tay trỏ khi hai hổ khẩu giao nhau.



Thái uyên - huyệt trị ho, suyễn
Thái uyên là nguyên huyệt của Phế kinh, có chức năng điều hòa, bổ xung khí phổi và khơi thông kinh lạc. Huyệt này giúp trị ho, suyễn và các bệnh do khí phổi suy yếu gây ra như nghẽn mạch máu, cơ thể nặng nền, khớp xương đau nhức...vv

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bàn tay ngửa, huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay thứ nhất, tại chỗ có mạch đập, ngay dưới đầu xương tròn ở góc bàn tay phía ngón cái - huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay phía ngón cái.



Thiếu thương - huyệt trị viêm họng
Huyệt Thiếu thương là tỉnh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh, có tác dụng cấp cứu thanh nhiệt. Trong số 12 tỉnh huyệt dùng để cấp cứu hồi tỉnh, bao gồm: Thiếu thương, Thương dương, Trung xung, Quan xung, Thiếu xung, Thiếu trạch, Ẩn bạch, Đại đôn, Lệ đoài, Túc thiếu âm, Chí âm, Dũng tuyền, thì có đến 11 huyệt nằm ở ngón tay và ngón chân.
Khi bị cảm cúm, sốt cao hay viêm họng, ta chỉ cần dùng kim chích vào huyệt Thiếu thương rồi trích ra 7 giọt máu thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Thông thường, khi ấn vào huyệt Thiếu thương mà thấy đau thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính. Nếu xoa bóp huyệt Thiếu thương hàng ngày, chúng ta sẽ phòng trị được bệnh này.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Huyệt thiếu thương nằm cạnh góc móng trong tay cái - huyệt Thiếu thương nằm cách góc trong móng tay cái một cái lá hẹ.

Thanked by 1 Member:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 12:11

ĐẠI TRÀNG VÀ ĐẠI TRÀNG KINH


Đại tràng có chức năng làm sạch môi trường bên trong. Môi trường bên trong cơ thể phải sạch sẽ để đảm bảo cho sự sinh tồn của tế bào và sự vận hành của kinh mạch. Đại tràng kinh thông với Phế kinh ở tay, giao với Vị kinh ở đầu, nên nó là cầu nối giữa hệ hô hấp (phổi, họng) và hệ tiêu hóa (ruột, dạ dày). Khi trẻ con bị táo bón, thay vì dùng thuốc xổ thì nên xoa bóp Đại tràng kinh để an toàn và hiệu quả hơn.

CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI TRÀNG VÀ ĐẠI TRÀNG KINH
Bên cạnh chức năng bài tiết, Đại tràng còn có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan khác. Muốn trị mụn nhọt, đốm đồi mồi hay cấp cứu người bị tai biến mạch máu não, đều phải làm sạch hệ tiêu hóa bởi đại tràng và phổi tương thông với nhau. Tác dụng tuyên phát, túc giáng của phổi cũng có liên quan tới chức năng "dẫn truyền" của đại tràng. Đại tràng đảm nhận việc hấp thu, vận hành và phân bố tân dịch (tức các chất dịch trong cơ thể), nên các chứng bệnh liên quan tới tân dịch như: đau răng, nhức đầu, viêm họng, sưng cổ, sưng má, đau vai, đau tay, da mẫn cảm, trúng phong, đau bụng, trướng bụng, béo phì, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng..vv. đều có liên hệ mật thiết với đại tràng.
Y học hiện đại cho rằng, phổi và đại tràng hoàn toàn độc lập, nhưng theo kinh lạc học thì chúng có mối tương quan với nhau. Thủ dương minh Đại tràng kinh đi từ tay lên đầu nên liên quan tới đầu, răng và ngũ quan. Do đó, nếu đại tràng tích tụ quá nhiều cặn bã và chất độc thì vùng mặt sẽ đầy đồi mồi, mụn nhọt. Việc làm sạch đại tràng sẽ cải thiện đáng kể tình hình này. Có một bệnh nhân bị sốt cao và hôn mê suốt 10 ngày, dù đã dùng nhiều loại tân dược nhưng vô hiệu. Nguyên nhân là trong suốt 10 ngày nằm viện bệnh nhân không đại tiện được. Tôi (tác giả Thái Hồng Quang) bèn cho bệnh nhân đó uống một thang Đại thừa khí, kết hợp với một thang tiểu sài hồ, ngay hôm đó bệnh nhân đã đại tiện được và hạ sốt, 3 ngày sau thì xuất viện. Qua đó có thể thấy việc làm sạch đại tràng cũng giúp hạ sốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





(Khí hóa: quá trình chuyển hóa từ vật chất thành năng lượng và ngược lại)

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐẠI TRÀNG KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: khi đại tràng kinh ách tắc sẽ khiến tân dịch bị mất cân bằng, sinh ra các chứng đau răng, viêm họng, chảy máu cam, sổ mũi, sưng cổ và má, nổi mụn, đau vai và tay..vv..
  • Triệu chứng phủ tạng: sôi ruột, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng vv.. nếu kinh khí đại tràng bị đứt đoạn thì sẽ tiêu chảy không ngừng.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: táo bón, bụng trướng đau, nhức đầu, đau vai và tay, người nóng, miệng khô.
  • Triệu khi bị hàn: tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, tay chân mỏi và lạnh.


ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐẠI TRÀNG KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đại tràng kinh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở góc trong móng tay trỏ, chạy dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vùng mặt trước rồi kết thúc tại huyệt Nghinh hương cạnh mũi. Đại tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 5 - 7h sáng (giờ Mão). Lúc này, chúng ta nên vỗ nhẹ để kích thích Đại tràng kinh, đây là cách dưỡng đại tràng kinh tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA ĐẠI TRÀNG KINH

Hợp cốc - huyệt cắt cơn đau
Hợp cốc là nguyên huyệt của Thủ dương minh Đại tràng kinh, đây cũng là nơi nguyên khí đại tràng tụ hội. Do đó, kinh khí của huyệt này rất dồi dào, có thể trị được các chứng đau nhức ở đầu, mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng và đau bụng cấp tính, đặc biệt là chứng đau bụng kinh của phụ nữ. Ngoài ra, huyệt này còn hỗ trợ cho việc sinh đẻ (lưu ý không được ấn vào huyệt này trong thời gian mang thai). Nếu ấn huyệt Hợp cốc kết hợp với huyệt Nội quan thành "huyệt Tứ quan" thì có thể trị được chứng thấp khớp.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Mở rộng hổ khẩu, ta thấy ở giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai có một chỗ lõm xuống, đó chính là huyệt Hợp cốc - huyệt Hợp cốc nằm giữa xương hổ khẩu.



Dương khê - kết hợp với huyệt Hợp cốc để trị đau dây chằng
Dương khê là kinh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt và cắt cơn đau. Nếu ngón tay bị co rút, cổ tay đau nhức hay đau dây chằng vv.. thì nên kết hợp 3 huyệt Dương khê, Hợp cốc, Ngoại quan để nhanh chóng làm giảm đau.
Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rướn ngón tay cái lên, trên mặt trước cổ tay sẽ hiện ra hai đường gân, chỗ lõm xuống giữa hai đường gân này là huyệt Dương khê.


Thủ tam lý - huyệt trị chứng viêm khớp vai
Do độ cảm ứng rất mạnh, nên huyệt Thủ tam lý có thể trị được các chứng tê cứng, bại liệt, teo cơ bắp, chậm tri giác, vv... đặc biệt là chứng viêm khớp vai. Nếu kết hợp huyệt này với huyệt Túc tam lý thì trị được các chứng đau nhức, tê liệt ở kinh lạc.

Cách tìm huyệt
Khi gập khuỷu tay, đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài là huyệt Khúc trì, huyệt Thủ tam lý cách huyệt Khúc trì hai thốn về phía cổ tay

Khúc trì - huyệt trị chứng nhiệt đại tràng
Khúc trì là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt, nên rất hữu hiệu khi dùng để điều trị các chứng nhiệt đại tràng, tâm trạng buồn bực, mất ngủ, mơ nhiều, táo bón, ho, thở dốc. Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng thông gân lợi khớp (làm cho khí huyết lưu thông trong kinh mạch, có lợi cho các khớp), nên có thể dùng để trị chứng tê liệt tay.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Gập khuỷu tay thành góc 54 độ, chỗ lõm vào ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài chính là huyệt khúc trì.



Kiên Ngung - huyệt trị chứng đau khớp vai
Huyệt Kiên ngung là nơi Đại tràng kinh và mạch Dương kiểu giao nhau, có tác dụng thông gân lợi khớp và trị được các chứng tê mỏi cánh tay, sưng vai, tay co giật, bại liệt, teo cơ...

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dang rộng cánh tay, chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai là huyệt kiên ngung.


Nghinh hương - huyệt trị viêm và nghẹt mũi
Do nằm ở mũi, là nơi thông với phổi nên huyệt Nghinh hương được xem nhau là nơi giao nhau của Đại tràng kinh, Vị kinh và Phế kinh. Nếu day huyệt Nghinh hương cho tới khi nó nóng lên sẽ trị được các chứng bệnh về mũi như viêm mũi, dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi vv...

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Huyệt nghinh hương nằm cách khóe cánh mũi nửa thốn.

Thanked by 1 Member:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 15:10

DẠ DÀY VÀ VỊ KINH

Lá lách, dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trung y nhấn mạnh rằng "Có vị khí thì sống, không vị khí sẽ chết". Vị khí là năng lượng căn bản (chân khí) cho mọi hoạt động của cơ thể, không có vị khí thì kinh lạc sẽ ách tắc. Vị khí thể hiện ở cảm giác đói; người không thấy đói thì cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, còn người "biết đói" thì tràn đầy sức sống. Người xưa thường nói: "muốn trẻ con khỏe mạnh, hãy để chúng đói và lạnh một chút". Nhờ luôn muốn ăn mà trẻ con lúc nào cũng vui tươi hoạt bát. Ngoài ra, người xưa có nói "để sống lâu, chỉ nên ăn no bảy phần". Đây chính là cách duy trì vị khí. Nếu mất đi cảm giác đói và thèm ăn, bạn hãy vỗ vị kinh để hồi phục Vị khí. Thức ăn cần thiết cho sự sống phải được dạ dày tiêu hóa mới trở thành "khí huyết", nếu ruột và dạ dày không tạo được khí huyết thì các cơ quan khác sẽ ngưng trệ. Do đó Trung y nói "vị kinh quyết định sự sống của con người".

CHỨC NĂNG CỦA DẠ DÀY VÀ VỊ KINH
Chức năng của dạ dày là tiếp nhận, phân giải, tiêu hóa và thanh lọc thức ăn. Dạ dày liên hệ mật thiết với lá lách và là nơi chuẩn bị dưỡng chất để lá lách chuyển hóa thành khí huyết.

Thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa sẽ được vị kinh thanh lọc rồi lá lách hấp thu và chuyển hóa thành khí huyết. Sau đó, dạ dày sẽ tống những chất thải còn lại còn lại xuống Đại tràng. Nếu chức năng của lá lách suy yếu không chỉ làm khí huyết hao hụt, mà còn làm dạ dày ngưng trệ dẫn đến tình trạng chán ăn và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy chúng ta cần chú trọng tới bồi dưỡng dạ dày, lá lách. Vị kinh có mối liên hệ với các cơ quan như khoang miệng, mũi, tuyến sữa, đầu gối, dạ dày.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




TRIỆU CHỨNG CỦA VỊ KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: nếu Vị kinh bị ách tắc lâu ngày sẽ gây ra các chứng bệnh như sốt cao, đau nửa đầu trước, viêm họng, đau răng, đau khớp chân so phong thấp..vv
  • Triệu chứng phủ tạng: Vị kinh suy yếu sẽ khiến dạ dày đầy hơi và đau, khó tiêu, nôn ói, ợ chua, sôi ruột, trướng bụng. Vị khí đứt đoạn sẽ dẫn tới chán ăn.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: người nóng, bụng trướng, hay nấc cụt, táo bón, thèm ăn, dạ dày đau thắt và dư acid, môi khô nứt
  • Triệu chứng khi bị hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói sau khi ăn, tiêu hóa kèm, thiếu acid, nước dãi nhiều, rũ chân..

ĐƯỜNG ĐI CỦA VỊ KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vị kinh bắt đầu từ huyệt Thừa khấp nằm dưới hốc mắt chạy vòng lên đầu rồi xuống ngực cách Nhâm mạch 4 thốn, qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của chân và kết thúc tại huyệt Lệ đoài nằm ở góc ngoài móng chân thứ hai.
Vị kinh hoạt động mạnh nhất từ 7 - 9 h sáng (giờ Thìn). Vào lúc này chúng ta nên vỗ kích thích Vị kinh, đây là cách dưỡng Vị kinh tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA VỊ KINH

Tử bạch - Huyệt dưỡng da và xóa đồi mồi
huyệt Tứ bạch, còn gọi là huyệt Mỹ bạch. Những người lớn tuổi dễ bị suy nhược Tỳ vị, ứ tắc dạ dày và ruột khiến cặn bã đọng lại, gây ra các đốm đồi mồi. Phương pháp cạo gió, giác hơi để đả thông huyệt Tứ bạch sẽ giúp xóa đi những đốm đen trên mặt, làm mờ các nếp nhăn và giúp cho da căng mịn, hồng hào.

Tục ngữ có câu "Tỳ (lá lách) yếu túi mắt sưng, thận yếu quầng mắt đen". Khi ấn huyệt Tứ bạch kết hợp với các huyệt khác xung quanh mắt sẽ được chứng yếu thị lực, túi mắt sưng, quầng mắt thâm và các tật về mắt.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước, từ con ngươi chiếu một đường vuông góc với đường thẳng qua đáy mũi, giao điểm của hai đường này là huyệt Cự liêu. Nơi hõm xuống giữa huyệt cự liêu và con ngươi là huyệt Tứ bạch (huyệt Tứ bạch nằm dưới mắt một thốn).



Huyệt Giáp xa - huyệt trị đau răng hàm dưới
Giáp xa là huyệt giúp khơi thông khí huyết và cắt cơn đau. Do nằm gần hàm dưới nên huyệt này thường được dùng để trị đau răng hàm dưới, bệnh quai bị và các chứng bệnh liên quan tới thần kinh như tê liệt vùng mặt, méo miệng..vv.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Huyệt này nằm trên góc hàm dưới một thốn. Phía trên góc hàm dưới có một điểm hơi lõm, nếu ấn vào sẽ thấy tê mỏi và căng, khi nghiến răng lại sẽ có một khối cơ nổi lên, đó là huyệt Giáp xa (huyệt này nằm dưới tai và cạnh góc hàm dưới).


Hạ quan - huyệt trị đau răng hàm trên
Huyệt hạ quan nằm dưới cung xương gò má. Đây là nơi giao nhau của Vị kinh và Đảm kinh. Cũng giống như Giáp xa, huyệt Hạ quan chuyên trị các chứng đau nhức, viêm khớp hàm trên và các chứng liên quan tới thần kinh vùng mặt.

Cách tìm huyệt
Miệng khép, dùng ngón tay đo từ gờ tai về phía trước 1 thốn sẽ trúng huyệt này. Miệng khép, từ gờ tai lần về phía trước sẽ thấy khối xương nhô lên (khối xương này sẽ lõm xuống khi mở miệng), đây chính là huyệt hạ quan (muốn tìm huyệt hạ quan, hãy sờ vào động mạch trước tai).

Khuyết bồn - huyệt trị viêm họng
Huyệt Khuyết bồn nằm ở nơi giao nhau giữa cổ và thân, lại ở vị trí ra vào của Vị kinh, Đảm kinh, Tam tiêu kinh, Đại tràng kinh, Tiểu tràng kinh nên được dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, huyệt này còn được dùng để khơi thông khí huyết ở đầu và thân, nên cũng có thể dùng để chữa các chứng nhức đầu, viêm họng mãn tính, khó thở, đau tim.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chỗ hõm xuống phía dưới xương đòn, thẳng hàng với đầu vú là huyệt Khuyết bồn.



Thiên xu - huyệt trị táo bón
Là mộ huyệt của Đại tràng kinh, chuyên dùng để trị các chứng bệnh có liên quan tới Đại tràng như táo bón, tiêu chảy..vv... Để trị bệnh táo bón, ta ấn mạnh vào huyệt Thiên xu; để trị tiêu chảy, ta nên ngải cứu huyệt này. Ngoài ra, huyệt Thiên xu còn trị được các chứng bệnh do yếu đường ruột gây ra như tiêu hóa kém, viêm ruột, viêm dạ dày mãn tính vv...

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ rốn đo ngang ra hai thốn sẽ trúng huyệt này (huyệt Thiên xu nằm cách rốn hai thốn theo chiều ngang).




Quy lai, Khí xung - huyệt trị bệnh phụ khoa và các bệnh ở chân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Huyệt Quy lai nằm dưới huyệt Thiên xu 4 thốn, cách Nhâm mạch 2 thốn, Quy lai và Khí xung đều nằm gần xương mu.



Lương khâu - Huyệt trị đau dạ dày
Lương khâu và Túc tam lý là hai huyệt trị đau dạ dày hữu hiệu nhất. Chúng chuyên trị các chứng dư acid trong dịch vị và ngăn chặn bệnh xoang dạ dày cấp tính. Cảm giác đau huyệt Lương khâu thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính. Huyệt này nằm gần xương bánh chè, nên cũng dùng để trị bệnh đau khớp gối.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện ra một chỗ lõm, giữa chỗ lõm ấy là huyệt lương khâu (huyệt lương khâu nằm trên đầu gối 2 thốn)



Túc tam lý - Huyệt trị các chứng bệnh ở bụng
Cũng như Thủ tam lý, huyệt Túc tam lý có thể trị được các bệnh vùng Tam tiêu. Túc tam lý là hạ hợp huyệt của Vị kinh nên có thể trị được các bệnh về dạ dày và ruột. Trung y kết luận: Hợp cốc trị bệnh vùng đầu, Liệt khuyết trị bệnh vùng cổ, Tam lý trị bệnh vùng bụng, Ủy trung trị bệnh vùng lưng.

Ngoài ra, Túc tam lý còn dùng để nhanh chóng cắt cơn đau, thúc đẩy dạ dày, lá lách tiêu hóa và hấp thu, gia tăng nguyên khí. Đây là một trong 4 huyệt quan trọng giúp tăng cường sức khỏe - rất thích hợp để ngải cứu, xoa bóp, vỗ thường xuyên.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Gập gối thành góc 90 độ, từ huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) đo thẳng xuống một khoảng bằng bề ngang của 4 ngón tay. Điểm nằm giữa hai xương cẳng chân (xương ống và xương mác), các xương ống chân 1 thốn là huyệt Túc tam lý (nằm dưới gối 3 thốn).


Hạ cự hư - Huyệt trị các bệnh về Tiểu tràng (ruột non)
Hạ cự hư là hạ hợp huyệt của Tiểu tràng kinh, chuyên trị chứng hấp thu kém ở ruột non và đau bụng quanh rốn. Các huyệt vị của Vị kinh nằm phía dưới đầu gối đều trị được nhiều bệnh ở Đại tràng và Ruột non. Cho nên có thể nói vùng cơ trước của cẳng chân là nơi tập trung các huyệt vị quan trọng trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ huyệt Thượng Cự hư đo thẳng xuống một khoảng bằng 4 ngón tay nằm ngang, điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân là Hạ cự hư (nằm dưới đầu gối 9 thốn).

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 17:56

LÁ LÁCH VÀ TỲ KINH


Chúng ta thấy có những người ăn nhiều nhưng vẫn gày yếu xanh xao, không thể vận động mạnh, hoặc nghiêm trọng hơn là cơ bắp bị teo dần, nguyên nhân chính là do lá lách bị suy yếu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Chức năng của lá lách và Tỳ kinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Lá lách có chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn thành khí huyết và tân dịch, rồi thông qua tim, phổi vận chuyển đến toàn thân. Ngoài ra, nó còn giúp Thận bài tiết nước thải trong cơ thể, bổ khí, điều chỉnh lượng máu cũng như nuôi dưỡng cơ thể.

Nếu lá lách hoạt động tốt thì cơ thể khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào, da thịt đầy đặn. Ngược lại, nếu lá lách bị hư tổn sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, sắc mặt vàng vọt, thân thể ốm yếu và dễ mệt mỏi.

Lá lách tạo ra máu và điều tiết quá trình lưu thông máu nên Tỳ kinh có thể dùng để trị các chứng xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh hay băng huyết..vv...

Ngày nay, đa phần phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, rong kinh hay đau bụng kinh. Đối với các trường hợp này, các huyệt vị thuộc Túc thái âm Tỳ kinh có thể chữa khỏi.

Ngoài chức năng tạo máu và điều tiết quá trình lưu thông máu, lá lách còn có chức năng miễn dịch. Do đó, nếu lá lách suy yếu thì cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng.

TRIỆU CHỨNG CỦA TỲ KINH
Tỳ kinh có liên quan tới các cơ quan như Lá lách, dạ dày, tử cung, buồng trứng, bàng quang, tuyến tiền liệt... Khi tỳ kinh ách tắc sẽ có các triệu chứng sau:
  • Triệu chứng kinh lạc: cơ thể thừa nước, toàn thân nặng nề, tay chân rã rời; đùi, đầu gối, ngón chân sưng phù; người tê liệt và sợ lạnh.
  • Triệu chứng phủ tạng: trướng bụng, chán ăn, ợ hơi, tiêu chảy, khó tiêu. Khi kinh khí của Lá lách bị đứt đoạn thì cơ bắp sẽ mềm nhão, teo gầy.
  • Triệu chứng bị nhiệt: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, căng đau mạn sườn, nôn ói, đánh rắm, đau khớp gối, ngón chân cái khó cử động, mất ngủ thường xuyên.
  • Triệu chứng khi bị hàn: tiêu hóa kém, đầy hơi, táo bón, đau bụng tre6ns, nôn ói, tay chân tê mỏi, giãn hay cong tĩnh mạch chân, ngủ nhiều, da dễ bị tổn thương.


ĐƯỜNG ĐI CỦA TỲ KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tỳ kinh bắt đầu từ huyệt ẩn bạch nằm cạnh góc trong móng chân cái, đi dọc theo má trong mắt cá rồi theo mặt chân trong chạy lên trên; qua bụng, cách Nhâm mạch 4 thốn; qua ngực, cách Nhâm mạch 6 thốn; cuối cùng kết thúc tại huyệt Đại bao dưới nách 6 thốn. Tỳ kinh hoạt động mạnh nhất từ 9 tới 11h sáng (giờ Tị). Lúc này ta nên vỗ tỳ kinh, đây là cách dưỡng lá lách tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA TỲ KINH

Ẩn bạch - huyệt cầm máu công dụng nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Lá lách có chức năng kiểm soát huyết dịch, nên nếu mất khả năng này sẽ dẫn tới chứng rong kinh, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da,vv.. huyệt Ẩn bạch có tác dụng nuôi lá lách và cầm máu. Ngải cứu huyệt Ẩn bạch không những điều tiết kinh nguyệt, mà còn giúp cầm máu hữu hiệu đối với các chứng xuất huyết. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại góc trong móng chân cái.

Thái bạch - huyệt tăng cường chức năng của lá gan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Huyệt Thái bạch có chức năng hồi phục và tăng cường sức khỏe. Đối với những người bệnh lâu ngày, dạ dày và lá lách của họ đã suy yếu, thân thể nặng nề mệt mỏi, sôi ruột, trướng bụng, tiêu hóa kém. Lúc này, người bệnh nên dùng huyệt Thái bạch để phục hồi chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa khí huyết, ổn định dạ dày. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại chỗ lõm trên má trong chân (chỗ lõm vào của phần xương nhô ra), phía sau khớp xương bàn chân thứ nhất.

Công tôn - huyệt trị đau tim và dạ dày
Công tôn là lạc huyệt, cũng là một trong những huyệt bát mạch giao hội, đồng thời thông với Xung mạch. Huyệt này có thể trị được các bệnh thuộc Tỳ kinh và Vị kinh như đau tim, đau dạ dày, nôn ói, ăn không tiêu, trướng bụng, tiêu chảy; ngoài ra còn dùng để tăng cường chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa khí huyết và ổn định dạ dày. Cách tìm huyệt: từ khớp xương (phần xương nhô ra) của xương bàn chân thứ nhất lần về phía sau sẽ thấy một xương hình cung. Nơi lõm xuống của xương này chính là huyệt công tôn (sau khớp xương bàn chân thứ nhất 1 thốn là huyệt công tôn).

Tam âm giao - huyệt trị bệnh phụ khoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tam âm giao là nơi giao nhau của Can kinh, Tỳ kinh, Thận kinh nên chữa được nhiều bệnh thuộc về ba cơ quan này. Đây là một trong bốn huyệt quan trọng giúp tăng cường sức khỏe.
  • Lá lách chuyển hóa và phân phối dưỡng chất cho cơ thể, nên có quan hệ mật thiết tới hệ tiêu hóa. Vì vậy huyệt tam âm giao có thể trị được chứng hư nhược ở lá lách và dạ dày, chứng tiêu hóa kém, sôi ruột, trướng bụng, tiêu chảy, mất ngủ.
  • Lá lách phụ trách cơ, gan đảm nhiệm gân và thận phụ trách xương. Nên huyệt Tam âm giao còn trị được các bệnh ở chân như teo cơ, phong thấp, tê bại..vv..
  • Lá lách có liên quan mật thiết tới cơ quan sinh dục và tiết niệu nên huyệt Tam âm giao cũng trị được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, sinh non, tắc kinh, đau bụng kinh, băng huyết, khí hư, sinh khó, u xơ tử cung... ở nữ; hoặc các chứng di tinh, liệt dương, bí tiểu, sa ruột, viêm tuyến tiền liệt..vv.. ở nam giới.
  • Trong số 3 huyệt trị bệnh phụ khoa là: 1) Tam âm giao; 2) Quan nguyên; 3) Bát liêu (nhóm huyệt tại 8 chỗ lõm củ đốt xương cùng) thì Tam âm giao có vao trò quan trọng nhất. Nếu thường xuyên xoa bóp huyệt này sẽ giảm được chứng đau bụng kinh và các bệnh phụ khoa khác.

Lưu ý: trong giai đoạn sớm của thai kỳ, tuyệt đối không được kích thích huyệt Tam âm giao hay huyệt Hợp cốc để tránh bị xảy thai.

Cách tìm huyệt: bốn ngón tay khép lại đặt lên mặt trong chân, mép ngoài ngón áp út sát đầu mắt cá chân, giao điểm giữa mép trên ngón trỏ và cạnh sau xương ống chân là huyệt Tam âm giao (Tam âm giao nằm trên mắt cá chân 3 thốn)



Địa cơ - huyệt trị bệnh đái tháo đường
Địa cơ là khích huyệt của Tỳ kinh, chuyên trị các bệnh mãn tính như đái tháo đường. Khi ấn vào huyệt Địa cơ, người nào mắc bệnh đái tháo đường sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn nên huyệt này là "điểm đau" của bệnh đái tháo đường. Một học viên của trường đại học người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường từ lâu. Khi ấn vào huyệt Địa cơ ông cảm thấy rất đau đớn và có nốt sần. Vì vậy ông chuyên tâm điều trị bằng huyệt này. Một tuần sau, ông nhập viện kiểm tra lại, không ngờ mức đường huyết đã giảm xuống rõ rệt.

Huyệt địa cơ nằm dưới huyệt Âm lăng tuyền 3 thốn, ở mép sau xương ống chân - dưới đầu gối 5 thốn là huyệt Địa cơ. (huyệt Âm lăng tuyền nằm trên mặt trong xương ống chân, ngay chỗ lõm phía dưới đầu gối)



Huyết hải - huyệt trị chứng ngứa
Huyệt huyết hải là nơi máu tụ lại, nên chuyên trị các bệnh liên quan tới máu như mề đay, kinh nguyệt không đều, băng huyết, xuất huyết tử cung, thiếu máu..vv..

Cách tìm huyệt:
nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng chân, điểm nằm giữa phần cơ nhô lên phía mặt trong chân, trên xương bánh chè 2 thốn là huyệt Huyết hải.
Bệnh nhân ngồi, đầu gối gập lại thành một góc vuông. Bác sỹ đứng đối diện và áp lòng bàn tay lên xương bánh chè của bệnh nhân, nơi ngón tay cái chỉ đến là huyệt huyết hải (huyệt huyết hải nằm ở mặt trong chân, phía trên xương bánh chè).



Đại bao - huyệt trị đau nhức toàn thân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại bao là một trong 15 lạc huyệt quan trọng của cơ thể. Nó được dùng để trị các chứng đau nhức, mệt mỏi hay khó chịu trong người. Đây cũng là huyệt khơi thông kinh mạch và là một trong 4 huyệt quan trọng để cắt cơn đau (Đại bao, Hợp cốc, Thái xung, Chí dương). Cách tìm huyệt: Đại bao nằm thẳng dưới hốc nách, chỗ giữa xương sườn thứ 6 và thứ 7 (dưới hốc nách 6 thốn).

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 21:35

TIM VÀ TÂM KINH


Hoàng đế nội kinh viết "tim là vua của lục phủ ngũ tạng". Có thể khẳng định, tim và Tâm kinh là trung tâm của mọi hoạt động trong cơ thể. Trung y cũng cho rằng, hoạt động của não phụ thuộc vào tim vì mọi phản ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài lập tức tác động tới nhịp tim và tri giác của con người.

CHỨC NĂNG CỦA TÂM KINH
Tim điều khiển sự tuần hoàn máu và chi phối mọi hoạt động tâm sinh lý của cơ thể. Trong hoạt động sinh lý, nếu tim ổn định thì các cơ quan còn lại sẽ phối hợp nhịp nhàng. Nếu tim bất ổn thì khí huyết ách tắc sẽ khiến các cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng. Đối với hoạt động tâm lý, tim là nơi hứng chịu áp lực từ bên ngoài. Một số người khi bất ngờ nghe tiếng động hơi lớn, tim liền đập dồn dập. Điều đó thể hiện khả năng tiếp nhận các tác động bên từ bên ngoài của tim kém. Khả năng này cao thì con người có tính tình phóng khoáng, mạnh mẽ, lạc quan; còn ngược lại thì con người dễ buồn bực, hồi hộp, sợ sệt, mất ngủ và hay nằm mơ. Tóm lại, tim điều khiển hoạt động tinh thần và duy trì sự tuần hoàn máu trong cơ thể. Các cơ quan như lưỡi, não, tim đều có quan hệ mật thiết tới tâm kinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




TRIỆU CHỨNG CỦA TÂM KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: khó ngủ, mất ngủ, mơ nhiều, dễ thức giấc, hay quên, đờ đẫn, tê bại, đau nhức hai cánh tay, tay chân lạnh và huyết áp không ổn định.
  • Triệu chứng phủ tạng: buồn bực, hồi hộp, tức ngực, đau tim, tóc khô xơ, người gầy guộc, sắc mặt u ám.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: tim đập dồn dập sau khi vận động, hưng phấn, miệng khô, cảm thấy bị ép tim khi chịu áp lực từ bên ngoài, buồn bực, vai tê liệt, ngón tay út đau.
  • Triệu chứng khi bị hàn: tức ngực, khó thở, sắc mặt xanh xao, vai và cánh tay đau nhức, chân tay nặng nề, chóng mặt hoa mắt.
ĐƯỜNG ĐI CỦA TÂM KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tâm kinh bắt đầu từ huyệt Cực tuyền dưới hốc nách men theo mặt trong cánh tay, qua khuỷu tay, xuống lòng bàn tay đến đầu ngón tay út rồi kết thúc tại huyệt Thiếu xung nằm cạnh góc trong móng tay út. Tâm kinh hoạt động mạnh nhất từ 11h trưa tới 1h chiều (giờ Ngọ), lúc này ta nên vỗ để kích thích Tâm kinh - đây là cách dưỡng tim tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA TÂM KINH
Cực tuyền - huyệt cấp cứu tim

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cực tuyền là huyệt vị gần tim nhất của Tâm kinh, có chức năng điều hòa nhịp tim. Khi đau thắt cơ tim hay đột nhiên cảm thấy rất mệt, ta nên đánh (hay vỗ, bấm?) vào huyệt cực tuyền để cấp cứu. Ngoài ra, huyệt này còn trị được các bệnh mà vùng Tâm kinh chạy qua như xương sườn đau nhức, khuỷu tay đau và cánh tay lạnh, thiếu sữa...vv.. Cách tìm huyệt: cánh tay dang ngang, nơi có mạch đập giữa hốc nách là huyệt cực tuyền (nằm trên động mạch hốc nách).

Thiếu hải - huyệt trị chứng phiền muộn và mất ngủ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiếu hải là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Tâm kinh, có chức năng thanh tâm hạ hỏa. Vỗ nhẹ huyệt Thiếu hải sẽ chữa được các chứng phiền muộn, mất ngủ, mơ nhiều, cẳng tay đơ cứng. Cách tìm huyệt: bàn tay ngửa, khuỷu tay gặp thành góc 90 độ. Đầu trong của ngấn khuỷu tay chính là huyệt Thiếu hải (nằm sau khuỷu tay nửa thốn).

Thần môn - huyệt giúp trấn tĩnh và an thần
Thần môn là nguyên huyệt của Tâm kinh, có tác dụng trấn tĩnh, an thần nên thường được dùng để chữa các bệnh có liên quan tới tim mạch và thần kinh. Đây là huyệt vị quan trọng để trị các chứng khó ngủ, mơ nhiều, dễ thức giấc, hay quên, suy nhược thần kinh, hồi hộp, lú lẫn, bực bội..vv.. Cách tìm huyệt: bàn tay ngửa, ở góc cổ tay phía ngón út có một đầu xương tròn nhô lên, lần tay lên đầu xương này sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm giữa sợi gân này với ngấn cổ tay là huyệt Thần môn (nằm ngay phía trong đầu xương nhô lên ở cổ tay).

Thiếu xung - huyệt trị bệnh tim

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiếu xung là tỉnh huyệt của Tâm kinh. Các tỉnh huyệt luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị những chứng bệnh về ngũ tạng, trấn tĩnh, an thần. Ngoài ra huyệt thiếu xung còn trị được các chứng phiền muộn. Thường xuyên day huyệt thiếu xung sẽ giúp tim luôn khỏe. Cách tìm huyệt: góc trong móng tay út là huyệt thiếu xung (nằm trong góc trong móng tay út).

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 21:45

MÀNG TIM VÀ TÂM BÀO KINH


màng tim là lớp bao bọc bên ngoài tim, Trung y cho rằng màng tim cũng là một bộ phận của tim và có chức năng bảo vệ cho tim. Do mối liên hệ mật thiết này mà màng tim sớm phản ánh mọi sự thay đổi của tim.

CHỨC NĂNG CỦA MÀNG TIM VÀ TÂM BÀO KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo quan niệm của Trung y, màng tim có chức năng bảo vệ và "thi hành mệnh lệnh" của tim, đồng thời thay tim hứng chịu mọi tổn thương. Các cơ quan như mạch máu, tim, tay, đều có mối quan hệ mật thiết tới Tâm bào kinh.

TRIỆU CHỨNG CỦA TÂM BÀO KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: mất ngủ, mơ nhiều, dễ thức giấc, khó ngủ, hay quên, lở và hôi miệng, đau ngứa toàn thân,vv..
  • Triệu chứng phủ tạng: buồn bực, hoảng sợ, khó thở, đau tim, tức ngực, tinh thần bất ổn, vv.. Khi kinh khí màng tim bị đứt đoạn thì người gầy yếu vàng vọt, ánh mắt thất thần.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: buồn bực, dễ cáu gắt, mất ngủ, mơ nhiều, đau ngực, đầu nóng và đau nhức, đau tay, mắt đỏ, táo bón.
  • Triệu chứng khi bị hàn: dễ hoảng loạn, tim đập yếu, chóng mặt, khó thở, tay đau rã rời, đau ngực, vàng mắt, dễ thức giấc, khó ngủ.
ĐƯỜNG ĐI CỦA TÂM BÀO KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tâm bào kinh bắt đầu từ huyệt Thiên trì cách đầu vú 1 thốn theo chiều ngang, chạy vòng lên nách rồi chạy dọc xuống lòng bàn tay theo đường nằm giữa mặt trong cánh tay, cuối cùng kết thúc tại huyệt Trung xung ở đầu ngón tay giữa. Tâm bào kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Tuất (7 - 9h tối). Lúc này, nên đi tản bộ và vỗ nhẹ vào Tâm bào kinh, đây là cách dưỡng màng tim tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA TÂM BÀO KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khúc trạch - huyệt trị chứng bực bội và mất ngủ
Khúc trạch là hợp huyệt của Tâm bào kinh, có tác dụng thanh tâm hạ hỏa, tiêu trừ phiền muộn. Vỗ huyệt Khúc trạch có thể trị được chứng bực bội, mất ngủ, mơ nhiều, mụn nhọt và lở loét vòm họng, ngứa, vv. Cách tìm huyệt: cánh tay hơi gập, sờ lên ngấn khuỷu tay sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm giữa sợi gân này và ngấn khuỷu tay là huyệt Khúc trạch. Lưu ý khi vỗ huyệt này phải duỗi thẳng cánh tay ra

Nội quan - huyệt trị chứng phiền muộn và đau tim
Nội quan là một trong những huyệt bát mạch giao hội, có thể trị được các chứng bệnh do khí huyết không điều hòa gây nên như phiền muộn, đau tim, đau dạ dày, huyết áp không ổn định. Khi huyệt nội quan nổi gân xanh, cong và sẫm màu nghĩa là Tâm bào kinh bị tắc nghẽn, cần đề phòng bị bệnh tim bộc phát.
Cách tìm huyệt: để ngửa cổ tay và bàn tay nắm, huyệt này nằm ở giữa hai sợi gân, cách ngấn cổ tay khoảng 2 ngón tay nằm ngang (1,5 thốn).

Đại lăng - huyệt trị chứng suy nhược thần kinh
Huyệt Đại lăng giúp trấn tĩnh, an thần, nên thường được dùng để trị chứng suy nhược thần kinh, khó ngủ, dễ thức giấc, hoảng loạn, vv.
Cách tìm huyệt: bàn tay ngửa và cổ tay hơi gập, huyệt này giữa hai sợi gân trên ngấn cổ tay thứ nhất.

Lao cung - huyệt trị mụn nhọt và lở loét vòm họng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lao cung là hỏa huyệt của Tâm bào kinh, có chức năng thanh tâm hạ hỏa, thông khiếu tinh thần. Huyệt này chuyên trị các chứng bệnh do tâm hỏa quá mạnh gây nên như: mụn nhọt và lở loét vòm họng, hôi miệng, chảy máu cam; hoặc các chứng liên quan tới bàn tay như: ngón tay đau và đơ cứng, đổ mồ hôi tay, sừng hóa (chai sạn) ở bàn tay). Cách tìm huyệt: để ngửa cổ tay và bàn tay nắm sao cho bốn đầu ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) áp nhẹ vào lòng bàn tay - huyệt này nằm giữa lòng bàn tay, khoảng giữa ngón tay giữa và ngón áp út.

Trung xung - huyệt cấp cứu tim
Trung xung là tỉnh huyệt của Tâm bào kinh, có chức năng thông khiếu tỉnh thần và cấp cứu tim hiệu quả. Ngoài ra, huyệt này còn có khả năng điều chỉnh nhịp tim nên được dùng để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Cách tìm huyệt: huyệt Trung xung nằm ở đầu mút ngón tay giữa, cách móng tay khoảng 1 phân (tương đương một hạt gạo).

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 21:59

RUỘT NON VÀ TIỂU TRÀNG KINH


Ruột non nối dạ dày với trực tràng, là nơi tiếp nhận, hấp thu và truyền dẫn chất dinh dưỡng từ thức ăn đã qua tiêu hóa đến khắp cơ thể. Trung y cho rằng, ruột non có mối quan hệ mật thiết với tim. Tâm hỏa làm ấm ruột non, giúp ruột non hấp thu dưỡng chất, bài tiết chất thải, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với lá lách và dạ dày.

CHỨC NĂNG CỦA RUỘT NON

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chức năng quan trọng của ruột non là tiếp nhận, chọn lọc, hấp thu dưỡng chất từ thức ăn đã qua tiêu hóa rồi đưa tới lá lách để chuyển thành khí huyết, còn chất thải thì đẩy vào Đại tràng. Các cơ quan liên quan tới Tiểu tràng kinh là: tai, tuyến nước bọt, amidan, răng, mắt và ruột non đều liên quan tới Tiểu tràng kinh.

TRIỆU CHỨNG CỦA RUỘT NON
  • Triệu chứng kinh lạc: điếc tai, vàng mắt, lở miệng, viêm họng, đau hàm dưới và cổ, nhức mỏi vùng tay và vai có Tiểu tràng kinh đi qua.
  • Triệu chứng phủ tạng: buồn bực, đau đỉnh đầu, đau sống lưng và quanh rốn, tinh hoàn thoát vị, tiểu gắt, bí tiểu hoặc tiểu ra máu. Khi kinh khí ruột non bị đứt đoạn sẽ gây ra việc đổ mồ hôi liên tục.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: đau nhức cổ, đau sau đầu và huyệt Thái dương, tai, rốn, bụng dưới, bả vai, cánh tay; ngoài ra còn bị táo bón.
  • Triệu chứng khi bị hàn: cằm và cổ bị sưng, tai ù, thính lực giảm, nôn ói, tiêu chảy, tay chân lạnh, cơ thể suy nhược.

ĐƯỜNG ĐI CỦA TIỂU TRÀNG KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiểu tràng kinh bắt đầu từ huyệt Thiếu trạch nằm cạnh góc ngoài móng tay út, đi dọc theo mé ngoài của tay, qua khuỷu tay rồi vòng lên bả vai, qua gò má và kết thúc tại huyệt Thính cung nằm phía trước gờ tai. Tiểu tràng kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Mùi (1h - 3h chiều). Lúc này vỗ nhẹ để kích thích Tiểu tràng kinh là cách dưỡng ruột non tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA TIỂU TRÀNG KINH

Thiếu trạch - huyệt thông tuyến sữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiếu trạch là tỉnh huyệt của Tiểu tràng kinh, có tác dụng khai thông kinh lạc, thanh nhiệt tĩnh thần, thúc đẩy sự hấp thu dưỡng chất của ruột non và làm thông tuyến sữa. Trước khi sinh một tháng, thai phụ nên thường xuyên xoa bóp huyệt Thiếu trạch, huyệt Đản trung và bầu ngực để tuyến sữa được thông suốt nhằm đủ sữa cho con bú. Ngoài ra, nếu kết hợp huyệt thiếu trạch với huyệt Thính cung sẽ trị được các chứng ù tai, điếc tai.

Hậu khê - huyệt trị đau lưng, đau cổ
Hậu khê là một trong nhóm ngũ du huyệt của Tiểu tràng kinh. Đây là một trong những huyệt bát mạch giao hội, đồng thời thông với Đốc mạch. Chức năng chủ yếu của huyệt này là trị các bệnh về xương sống. Hậu khê, Liệt khuyết, Ngoại quan là 3 huyệt chủ yếu dùng để trị chứng trẹo cổ. Đặc biệt, khi bị trẹo lưng cấp tính, nếu ấn mạnh vào huyệt Hậu khê, Ủy trung, và điểm đau sẽ tạm thời ngắt được cơn đau.
Cách tìm huyệt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nắm chặt bàn tay, nơi thịt lõm vào ở mé bàn tay, phía trong khớp xương ngón út là huyệt Hậu khê.

Dưỡng lão - huyệt trị tàn nhang và đồi mồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Dưỡng lão là khích huyệt của Tiểu tràng kinh, đây là nơi tập trung khí huyết của kinh mạch, được dùng để trị các bệnh nan y ở ruột non. Ngoài ra, huyệt này còn trị được chứng tàn nhang và đồi mồi trên mặt do bụng dưới hư hàn hay ruột non ứ tắc gây nên. Một trong những cách chăm sóc da mặt hữu hiệu là kết hợp 3 huyệt:
  • Dưỡng lão: xóa tàn nhang
  • Hợp cốc: giữ ẩm da
  • Ế phong: làm căng da
Cách tìm huyệt: lòng bàn tay úp, ngón trỏ của tay còn lại ấn lên mỏm trâm xương trụ, xoay lòng bàn tay về phía ngực sẽ thấy mỏm trâm này mở ra, cơ lõm xuống - chỗ lõm đó là huyệt Dưỡng lão (huyệt dưỡng lão nằm tại chỗ lõm của mỏm trân xương trụ khi quay tay).

Thiên tông - huyệt trị đau nhức vai và cánh tay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thiên tông là nơi hội tụ khí huyết của Tiểu tràng kinh ở thân trên. Khi ngồi làm việc quá lâu sẽ khiến cho cổ và vai đơ cứng, lưng đau, tay mỏi. Lúc này, nếu day ấn huyệt Thiên tông sẽ có cảm dác nhức mỏi dữ dội, cảm giác này thậm chí còn lan rộng đến ngón tay. Khi bấm huyệt Thiên tông, nên kết hợp vận động cánh tay để thả lỏng toàn bộ cơ bắp cùng vai để hết nhức mỏi. Đối với nữ giới, khi huyệt Thiên tông đau nhức, đa phần là do tăng tuyết sữa. Vì vậy huyệt này giúp vú bớt căng đau.

Cách tìm huyệt: xác định vị trí của xương hình tam giác ở bả vai, sau đó lần từ trên xuống đến điểm lõm ở giữa, đây chính là huyệt Thiên tông (huyệt Thiên tông nằm tại chỗ lõm xuống ở giữa xương bả vai.

Thính cung - huyệt trị chứng ù và điếc tai
Thính cung là hội huyệt của Tiểu tràng kinh, Tam tiêu kinh và Đảm kinh. Huyệt này chuyên trị chứng ù tai, điếc tai và các bệnh về răng hàm mặt như tê liệt thần kinh mặt, đau răng. Ngoài ra, nó còn đả thông kinh lạc, thông khiếu, giúp mắt và tai thính hơn.

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/09/2017 - 22:11

BÀNG QUANG VÀ BÀNG QUANG KINH


Nhiều người cho rằng bàng quang chỉ có chức năng bài tiết nước tiểu, song trên thực tế bàng quang cùng thận đảm nhiệm mọi vấn đề của khớp xương. Nước trong cơ thể, nếu không được thận và bàng quang xử lý, bài tiết sẽ tích tụ nơi khớp xương, lâu ngày gây nên chứng thấp khớp. Kích thước của bàng quang tương đối nhỏ, nhưng Bàng quang kinh lại là kinh lạc dài nhất, đi từ đỉnh đầu đến ngón chân. Hơn nữa, các huyệt bối du (tức các huyệt nằm sau lưng) - cửa sau của lục phủ ngũ tạng đều nằm trên phần Bàng quang kinh ở vùng lưng, cho nên Bàng quang kinh cũng có quan hệ mật thiết với việc điều dưỡng, chữa trị các bệnh về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.

CHỨC NĂNG CỦA BÀNG QUANG KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Túc thái dương Bàng quang kinh chứa tân dịch, điều khiển quá trình khí hóa, bài tiết nước tiểu và mồ hôi. Nhờ sự hỗ trợ của kinh khí phổi, kinh khí bàng quang phân tán khắp cơ thể và được gọi là kinh khí Thái dương. Do vậy, kinh khí này có thể bảo vệ và ngăn chặn được khí độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Làm thế nào để xác định mình bị cảm lạnh hay trúng nắng? Căn cứ theo nguyên tắc:
  • lạnh tổn thương dương
  • nóng tổn thương âm
nếu bị cảm sốt lại sợ lạnh và ngại gió là do phong nhiệt đã làm tổn thương Thủ thái âm phế kinh. Bàng quang kinh bất ổn sẽ làm cho phần đầu, cổ, thắt lưng và chân có kinh mạch này đi qua bị đơ cứng, nhức mỏi, khó co duỗi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Động tác tỳ mạnh lưng vào cạnh cửa, thả lỏng cơ bắp, gân cốt vùng lưng không bị đơ cứng khi thức dậy. Ngoài ra, động tác này còn giúp trị những chứng khó ngủ, mơ nhiều. Xoa bóp lưng thường xuyên là cách dưỡng bàng quang kinh tốt nhất.
Bàng quang kinh thông suốt thì lưng sẽ luôn dẻo dai, khỏe khoắn. Nếu bấm mạnh vào huyệt Chí âm ở góc ngoài móng chân út mà không thấy đau nhức thì nghĩa là Bàng quang kinh đã được đả thông.
Đoạn Bàng quang kinh từ phần lưng trở lên thường là nơi tích tụ nhiệt, vì vậy nên cạo gió để đả thông nó. Nếu muốn biết mức độ tích tụ chất độc trong cở thể thì hãy dựa vào đoạn Bàng quang kinh ở dưới mông, từ huyệt Thừa phù tới huyệt Ủy trung, vì đây là nơi hàn khí và nhiệt độc dễ tích tụ nhất (hình 4 - 46). Nếu chất độc ứ tụ được đả thông thì có thể tránh được các bệnh ác tính, tuy nhiên cần lưu ý là huyệt Ủy trung là nơi thải chất độc, nên chỉ được đả thông chứ không được lấp: có nghĩa là chỉ được châm chứ không được cứu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người ta hay dùng cách mát xa lưng, cạo gió, day véo sống lưng, giẫm lưng để đả thông Bàng quang kinh. Có thể nói, hầu hết mọi bệnh tật đều có liên quan tới Bàng quang kinh, nên phạm vi trị liệu của nó rất rộng. Khi bàng quang kinh bị suy yếu thì con người dễ bị cảm cúm, sổ mũi, sợ gió. Lúc này nếu kịp thời cạo gió sẽ mau khỏi.

CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TỚI BÀNG QUANG KINH
Các cơ quan liên quan tới Bàng quang kinh như đầu, mũi, mắt, não, cột sống, bàng quang đều liên quan mật thiết tới Bàng quang kinh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BÀNG QUANG KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: sợ gió, sợ lạnh, sổ mũi, hắt hơi, đau nhức và khó cử động các vùng có Bàng quang kinh đi qua như cổ, lưng, eo, cẳng chân.
  • Triệu chứng phủ tạng: bí tiểu, tiểu són, nước tiểu đục hay tiểu ra máu. Kinh khí Bàng quang kinh đứt đoạn sẽ gây ra chứng đái són.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: tiểu nhiều, cơ quan tiết niệu và sinh dục bị tổn thương, viên tuyến tiền liệt, đơ cứng, đau mỏi cơ lưng và cột sống, chân co giật và đau nhức, đau đầu.
  • Triệu chứng khi bị hàn: tiểu ít, cơ quan sinh dục sưng phù, sưng đau phía sau đầu và cơ lưng, chóng mặt, tay chân mỏi, thắt lưng rã rời.

ĐƯỜNG ĐI CỦA BÀNG QUANG KINH
Bàng quang kinh bắt đầu từ huyệt Tinh minh ở khóe mắt phía trong, vòng qua đầu xuống phía sau cổ, đến lưng thì chia ra làm 2 đường: đường thứ nhất cách Đốc mạch 3 thốn. Khi đến chân, Bàng quang kinh chạy dọc giữa mặt sau chân, qua mắt cá ngoài đến mé bàn chân rồi kết thúc tại huyệt Chí âm, gần góc ngoài móng chân út.
Bàng quang kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Thân (3 - 5 giờ chiều). Lúc này, ta nên uống nhiều nước để kích thích Bàng quang kinh bài tiết chất độc và điều dưỡng bàng quang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA BÀNG QUANG KINH
Tinh minh - huyệt trị các bệnh về mắt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Huyệt này chủ trị các chứng bệnh về mắt, cách tìm huyệt: nhắm mắt lại, từ khóe mắt dịch lên 1 phân (10 phân = 1 thốn) là huyệt Tinh minh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phế du - huyệt trị bệnh phổi và hen suyễn
Phế du là nơi truyền dẫn khí của kinh mạch phổi. Tất cả các huyệt bối du đều là điểm đau của những bệnh thuộc phủ tạng ở phần lưng. Huyệt Bối du có chức năng điều hòa và bổ xung khí phổi, chuyên trị các chứng nóng lạnh của Phế kinh như trúng gió, cảm cúm, sốt, ho, suyễn..vv.

Cách tìm huyệt: từ huyệt Thân trụ dưới mỏm đốt sống ngực thứ 3 đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt Phế du.

Tâm du - huyệt trị chứng hồi hộp và tức ngực
Tâm du là nơi truyền dẫn kinh khí của Tâm mạch. Đây là huyệt bối du của tim, có chức năng thúc đẩy khí huyết, trấn tĩnh an thần, chuyên trị các bệnh về tim mạch như sợ hãi, thở gấp, hồi hộp, đau thắt cơ tim..vv. Ngoài ra, huyệt này còn trị được các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, mơ nhiều..vv

Cách tìm huyệt: từ huyệt Thần đạo dưới mỏm đốt sống ngực thứ 5 đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt Tâm du.

Can du - huyệt thanh nhiệt gan và làm sáng mắt.
Can du là huyệt bối du của Gan, có chức năng vừa giải trừ can hỏa vừa bồi dưỡng can âm, và chuyên trị các bệnh về mắt như mắt sưng đau, quáng gà, xuất huyết võng mạc, vv.. Do gan chứa máu, nên huyệt này còn trị được các chứng bệnh cần điều huyết, an thần như mạng sườn đau nhức, kinh nguyệt không đều..vv.
Cách tìm huyệt: từ huyệt Cân súc dưới mỏm đốt sống ngực thứ 9 đo ra 1,5 thốn là huyệt Can du.

Tỳ du - huyệt trị biếng ăn
Tỳ du có chức năng bồi bổ lá lách, bài tiết nước thừa và điều hòa khí huyết. Huyệt này thường được dùng để tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, vì vậy trị được chứng biếng ăn, tiêu chảy, phù thũng, trướng bụng, xuất huyết, băng lậu, đồng thời cũng có tác dụng cầm máu.
Cách tìm huyệt: từ huyệt Tích trung dưới mỏm đốt sống ngực thứ 11 đo ngang ra 1,5 thống là huyệt Tỳ du.

Vị du - Huyệt trị chứng đau lưng và trướng bụng
Huyệt Vị du là nơi truyền dẫn kinh khí của Vị kinh. Thông thường, khi dạ dày và lá lách suy yếu sẽ dẫn đến các bệnh như đau xoang dạ dày, tiêu hóa kém, sa dạ dày..vv. Nếu kết hợp huyệt Vị du với huyệt Tỳ du sẽ điều tiết được dạ dày, bồi bổ lá lách và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn.

Thận du - huyệt trị chứng mệt mỏi và thoái hóa cơ lưng

Thận du là nơi truyền dẫn khí thận, chuyên trị các chứng bệnh về sinh sản, tiết niệu, đồng thời còn bồi bổ khí thận và tăng cường sức khỏe. Khi cơ lưng mệt mỏi, thoái hóa nghĩa là thận đã bị tổn thương. Lúc này ta nên tìm huyệt thận du để phục hồi chức năng thận. Cách tìm huyệt: từ huyệt Mệnh môn dưới mỏm đốt sống lưng thứ 2 đo ngang ra 1.5 thốn là huyệt Thận du.

Đại tràng du - huyệt trị đau lưng do phong thấp
Đại tràng du là huyệt bối du của Đại tràng, chuyên trị các chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón..vv. Nếu đau lưng do thận yếu thì có thể dùng huyệt Thận du để chữa trị, còn đau lưng do phong thấp thì nên điều trị bằng huyệt Đại tràng du. Vì huyệt Đại tràng du nằm cạnh huyệt Yêu dương quan (ở lưng), nên khi Đại tràng bất ổn sẽ dẫn tới đau lưng. Cách tìm huyệt: từ huyệt Yêu dương quan dưới mỏm đốt sống lưng thứ 4 đo ngang ra 1.5 thốn là huyệt Đại tràng du.

Bát liêu - huyệt trị chứng đau bụng kinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bát liêu là 8 đại huyệt tại 8 chỗ lõm của đốt xương cùng, bao gồm:
  • Hai huyệt thượng liêu
  • Hai huyệt thứ liêu
  • Hai huyệt trung liêu
  • hai huyệt hạ liêu
Các huyệt này nằm đối xứng trái phải với nhau. Bát liêu giúp hoạt huyết điều kinh, thông khí, cắt cơn đau và trị các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư, hiếm muộn, vô sinh, lãnh cảm..vv. Khi đau bụng kinh, ta dùng ngón cái và ngón trỏ (đặt cách nhau 1.5 thốn) day xung quanh huyệt Bát liêu, qua lớp quần áo cho đến khi nó nóng lên thì sẽ giảm đau nhanh chóng. Cách tìm huyệt: nằm sấp, dùng ngón tay út ấn vào lỗ xương thiêng phía trên xương cùng sao cho 4 ngón (trỏ, giữa, áp út, út) cách đều nhau. Vị trí mà các đầu ngón tay chạm vào lần lượt là các huyệt thượng, thứ, trung, hạ liêu.

Ủy trung - huyệt trị đau nhức thắt lưng và chân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ủy trung là huyệt nằm giữa chỗ lõm ở khoeo chân. Đánh vỗ huyệt này sẽ trị được chứng đau nhức thắt lưng và tê mỏi chân. Cách tìm huyệt: huyệt Ủy trung nằm giữa hai đường gân ở khoeo chân.

Thừa cân - huyệt trị chuột rút
Huyệt thừa cân trị được các chứng nhức mỏi cẳng chân, chứng chuột rút do vận động. Nếu thường xuyên xoa bóp, đánh vỗ huyệt thừa cân thì cơ thể sẽ khỏe khoắn, tĩnh mạch chân cũng không bị co dãn và nổi lên.

Phi dương - huyệt trị chứng tê mỏi chân
Huyệt Phi dương trừ phong, giúp lưng và đầu gối khỏe, đi lại vững vàng. Nó chuyên trị các cứng đau lưng, chân mỏi..vv. Khi bị những triệu chứng trên, nếu biện pháp cạo gió và xoa bóp không công hiệu thì hãy vỗ vào huyệt Phi dương và Ủy trung để chữa trị.

Thân mạch - huyệt làm dãn gân mạch

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thân mạch là một trong những huyệt bát mạch giao hội, có thể làm giãn gân thông mạch, xương khớp linh hoạt. Huyệt này không chỉ trị được chứng tê liệt và khó cử động ở chân, mà còn trị được cả chứng động kinh vào ban ngày. Cách tìm huyệt: huyệt Thân mạch nằm ở chỗ lõm phía dưới đầu mắt cá ngoài (dưới mắt cá ngoài nửa thốn là huyệt Thân mạch).

Chí âm - huyệt trị đau lưng cấp tính
Huyệt Chí âm là nơi Bàng quang kinh và Túc thiếu âm Thận kinh gặp nhau. Huyệt này giữ vai trò chủ đạo đối với các bộ vị mà Bàng quang kinh đi qua. Khi đau lưng cấp tính hay mang thai lệch, nếu ngải cứu huyệt Chí âm sẽ mang lại hiệu quả khả quan. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm cạnh góc ngoài móng chân út 1 phân (nằm cạnh góc móng chân út).

Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 01/10/2017 - 20:55

THẬN VÀ THẬN KINH


Thận khỏe mạnh là tiền đề để cơ thể khỏe mạnh tráng kiện. Nếu thận suy yếu thì sự vận hành của khí huyết sẽ đình trệ khiến cơ thể ốm yếu, suy nhược và sinh bệnh. Ngay khi con người còn trong bào thai, thận đã có mối liên quan mật thiết tới mọi cơ quan khác của phủ tạng cũng như sự vận hành khí huyết của cơ thể.

CHỨC NĂNG CỦA THẬN KINH
Thận chứa tinh khí, điều khiển quá trình khí hóa, phụ trách xương và tạo ra tủy. Khí do thận sinh ra gọi là khí Thiếu âm hay "nguyên khí", là năng lượng của hoạt động sống, giúp duy trì ý thức đồng thời bảo đảm cho sự vận hành bình thường của dịch nước. Thận có các chức năng chính sau:

Chức năng chứa tinh khí: đảm bảo cho tinh khí thận được chuyển hóa bình thường để sản sinh nguyên khí. Nguyên khí trực tiếp nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, thúc đẩy kinh mạch vận hành khí huyết; tạo sức đề kháng và sản sinh thủy. Con người bị thiếu hụt canxi là do chức năng chứa tinh khí của thận bị thoái hóa, khiến cho thất thoát canxi. Vì vậy, song song với việc bổ xung canxi, bệnh nhân cần bồi bổ thận để canxi được hấp thu dễ dàng. Nếu thận hoạt động tốt kết hợp với việc ăn uống các loại thực phẩm giàu canxi thì cơ thể sẽ không bị thiếu hụt nguyên tố vi lượng này. Trong cơ thể con người, khí không bị hao tổn là do gan sản sinh máu, máu không bị hao tổn là do Thận sản sinh tinh (trung y cho rằng tinh là chất dinh dưỡng được hấp thụ từ thức ăn, dùng để cấu tạo cơ thể), tinh không bị hao tổn là nhờ xương sản sinh tủy. Mấu chốt của sức khỏe và tuổi thọ chính là sự hình thành và tích lũy tinh/tủy. Nếu tinh, tủy bị tiêu hao thì cơ thể sẽ nhanh bị già yếu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chức năng điều phối nước: thận kiểm soát, điều tiết sự vận hành của nước tại các cơ quan trọng yếu trong cơ thể. Nếu thận khí thiếu hụt thì nước và tân dịch sẽ bị ách tắc, dẫn đến chứng phù thũng, sưng đau, phong thấp, bí tiểu, tiểu nhiều..vv.

Chức năng hấp thụ khí: trung y cho rằng thận nhận khí vào, phổi thở khí ra. Vì vậy, nếu thận suy, còn người sẽ "thở ra nhiều, nhận vào ít" dẫn đến tình trạng "hữu khí vô lực" khiến tinh lực trong cơ thể bị tiêu hao, cho dùng có bổ xung oxy cũng khó phục hồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chức năng điều khiển ý thức: nguyên khí giúp khí huyết lưu thông. Tục ngữ có câu "có tinh mới có thần". Nếu lục phủ ngũ tạng không nhận đủ nguyên khí thì hoạt động tinh thần sẽ bị ngưng trệ. Lúc này, cả gan, lá lách, phổi, thận, tim đều suy yếu khiến tâm thần hoảng hốt, tinh thần uể oải.

CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TỚI THẬN KINH
Các cơ quan như tai, xương sống, khớp xương, tuyến thượng thận và thận đều liên quan tới thận kinh.


TRIỆU CHỨNG CỦA THẬN KINH
  • Triệu trứng kinh lạc: nếu thận không đủ âm khí sẽ gây nên chứng sợ nóng, khô miệng, viêm họng mãn tính, thở dốc, bực dọc, đau tim, mất ngủ, mơ nhiều, nóng ở ngũ tâm (lòng bàn tay, lòng bàn chân, lồng ngực gọi là ngũ tâm). Nếu thận không đủ dương khí thì cơ thể sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt u ám, uể oải thèm ngủ, chóng mặt hoa mắt, thắt lưng và đầu gối mỏi..vv. Nếu cả hai loại triệu chứng trên cùng xuất hiện, tức trời lạnh thì sợ lạnh, trời nóng thì sợ nóng hay trên nóng (viêm họng), dưới lạnh (tay chân lạnh), chứng tỏ thận đang bị tổn thương nặng do thiếu hụt cả hai khí âm, dương.
  • Triệu chứng phủ tạng: khi thận mất đi chức năng điều tiết dịch nước sẽ gây ra chứng phù thũng, bí tiểu, di tinh, liệt dương, loạn nhịp tim, hoảng sợ, ù tai, hoa mắt, mờ mắt. Nếu thận khí bị đứt đoạn thì tủy xương không được nuôi dưỡng sẽ khiến cho xương mềm, cơ teo, răng lung lay, sắc mặt xấu.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: nước tiểu vàng và ít, miệng khô, cơ thể mệt mỏi, lòng bàn chân nóng, mặt trong đùi đau nhức, lao nhiệt, tăng ham muốn tình dục và rối loạn kinh nguyệt.
  • Triệu chứng khi bị hàn: tiểu nhiều, nước tiểu trong, sưng phù, chân tê lạnh, dễ bị cảm lạnh, hay do dự, giảm ham muốn tình dục và đường ruột suy yếu.

ĐƯỜNG ĐI CỦA THẬN KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thận kinh bắt đầu từ huyệt Dũng tuyền dưới gan bàn chân, vòng qua gót chân rồi men theo mé trong chân đi lên bụng cách Nhâm mạch 2 thốn, cuối cùng kết thúc tại huyệt Du phủ phía dưới xương đòn. Thận kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Dậu (5 - 7h chiều). Lúc này, ăn những thực phẩm có màu đen hoặc vỗ để kích thích Thận kinh là cách dưỡng thận tốt nhất.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA THẬN KINH

Dũng tuyền - Huyệt trị các chứng hư hỏa bốc lên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dũng tuyền là tỉnh huyệt của Thận kinh, chuyên trị các bệnh do Thận suy yếu hay hư hỏa bốc lên gây ra như: đau đầu, mất ngủ, viêm họng, đau răng, cao huyết áp, vv.. Theo kinh nghiệm dân gian, đắp tỏi lên huyệt dũng tuyền có thể trị cảm, ho và các chứng ho gà ở trẻ em. Đây là một trong 3 huyệt cấp cứu quan trọng của cơ thể (Dũng tuyền là 1, Nhân trung là 2, Trung xung là 3). Cách tìm huyệt: huyệt Dũng tuyền nằm giữa gan bàn chân, nơi lõm vào và cách ngón chân thử hai khoảng 1/3 chiều dài bàn chân.



Thái khê - huyệt trị chứng khí âm dương yếu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thái khê là nguyên huyệt của Thận kinh. Huyệt này vừa bồi âm hạ hỏa, vừa giúp tăng cường nguyên khí và bổ thận, nên được dùng để trị các chứng tay chân lạnh, uể oải, thèm ngủ, chóng mặt, hoa mắt do thận thiếu dương khí; hoặc trị viêm họng mãn tính, bực bội, đau tim, mất ngủ, mơ nhiều do thận thiếu âm khí. Khi bị đau răng hoặc chảy máu cam, nếu ngắt huyệt Thái khê và Côn luân thì sẽ nhanh chóng giảm đau và cầm máu. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại vùng lõm, ngay phía sau mắt cá chân trong (nó nằm tại trung điểm giữa đỉnh mắt cá và gân gót chân)


Chiếu hải - huyệt trị chứng kinh nguyệt không đều
Chiếu hải là một trong những huyệt bát mạch giao hội nên phạm vi tác động của nó khá rộng. Huyệt này kết hợp với huyệt Thái khê tạo thành một cặp huyệt vị có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh, từ mất ngủ tới phụ khoa tới cơ thể suy nhược,vv. Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại chỗ lõm, ngay dưới mắt cá chân trong 4 phân.

Du phủ - huyệt trị bệnh viêm họng mãn tính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Huyệt Du phủ là nơi hư hỏa của Thận kinh bốc lên, nên dễ tác động tới họng và gây viêm họng mãn tính. Nếu ta vỗ vào huyệt này sẽ giúp điều khí tan đờm và trị được các chứng bệnh viêm họng mãn tính, kết hạch, ù tài, điếc, nhức đầu, vv..
Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại chỗ lõm phía dưới đầu xương đòn (trước ngực), cách Nhâm mạch 2 thốn

#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 01/10/2017 - 21:05

TAM TIÊU VÀ TAM TIÊU KINH


Tam tiêu là cơ quan điều khiển các chất dịch trong cơ thể. Nó như một hệ thống màng liên kết nhiều lớp có chức năng thẩm thấu, kiểm soát sự ra vào của chất dịch và các vật chất hòa tan để điều khiển hoạt động nội tiết trong cơ thể người. Dựa vào sự ngăn cách của hệ thống màng này, các cơ quan trong khoang ngực, khoang bụng được chia thành: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. Đối với y học hiện đại thì lớp màng liên kết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





CHỨC NĂNG TAM TIÊU KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo kinh lạc học thì tim, phổi ở khoang ngực thuộc "thượng tiêu"; lá lách, dạ dày, gan, mật ở khoảng giữa ngực và rốn thuộc "trung tiêu"; còn đại tràng, ruột non, thận, bàng quang phía dưới rốn thuộc "hạ tiêu:
  • Thượng tiêu: cung cấp dưỡng chất cho mọi bộ phận trong cơ thể thông qua khí huyết
  • Trung tiêu: tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất
  • Hạ tiêu: bài tiết chất thải
Tam tiêu như một "hệ thống màng" kiểm soát nội tiết tố của cơ thể. Nếu nội tiết tố mất cân bằng thì hoạt động của các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe suy yếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi năng lượng của tam tiêu kinh giảm sút thì sẽ sinh ra các khối u và làm mất cân bằng nội tiết phụ khoa. Các cơ quan liên quan tới Tam tiêu kinh là tai, mắt, đầu, tuyến nước bọt, amidan và hệ thống màng.

TRIỆU CHỨNG CỦA TAM TIÊU KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: đau nửa đầu, ù và điếc tai, viêm họng, đau mắt, đau nhức các vùng có Tam tiêu kinh đi qua như cổ, vai, lưng, khuỷu tay, cánh tay, vv.
  • Triệu chứng phủ tạng:
  • + ở thượng tiêu: phiền muộn, tức ngực, hoảng sợ, ho, thở dốc. Khí ở thượng tiêu đứt đoạn sẽ gây phiền muộn.
  • + ở trung tiêu: viêm dạ dày và lá lách, chán ăn. Khí ở trung tiêu đứt đoạn sẽ dẫn tới chán ăn.
  • + ở hạ tiêu: phù thũng, tiểu són, đại tiểu tiện bất thường vv.. Khí ở hạ tiêu đứt đoạn sẽ khiến mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: tai ù và đau, đầu và tay đau dữ dội; cổ vai mỏi, chán ăn, mất ngủ và hay cáu gắt.
  • Triệu chứng khi bị hàn: tay tê mỏi, sắc mặt trắng bệch, hô hấp nông, lạnh trong người, tiểu ít, tinh thần uể oải, căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, cơ bắp mềm yếu, thính lực suy giảm.

ĐƯỜNG ĐI CỦA TAM TIÊU KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tam tiêu kinh bắt đầu từ huyệt Quan xung ở gần góc ngoài móng tay áp út, chạy dọc theo đường mặt ngoài cánh tay, qua cổ rồi vòng lên phía sau tai, cuối cùng kết thúc tại huyệt Ty trúc không ở đuôi chân mày. Tam tiêu kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Hợi (9 - 11h đêm). Vì vậy, ta nên đi ngủ trước 11h tối để tránh mất cân bằng nội tiết tố.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA TAM TIÊU KINH
Quan xung - huyệt trị đau nửa đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quan xung là tỉnh huyệt của Tam tiêu kinh, có tác dụng thanh nhiệt tĩnh thần, ngoài ra còn trị được các bệnh vùng đầu mặt do "phong hỏa bốc lên", bệnh đau nửa đầu, ù tai, điếc tai. Cách tìm huyệt: huyệt Quan xung nằm cách góc ngoài móng tay áp út 1 phân.

Trung chử - huyệt trị đau dây thần kinh tọa
Huyệt Trung chử giúp thanh nhiệt thông khiếu, thông gân lợi khớp và trị các chứng viêm khớp xương, đau giây thần kinh tọa. Cách tìm huyệt: lật úp bàn tay, 5 ngón xòe ra, điểm nằm trên mu bàn tay, tại chỗ lõm giữa hai đầu xương bàn tay thứ 4 và thứ 5 là huyệt Trung chử (nó nằm trên huyệt Dịch môn 1 thốn).

Ngoại quan - kết hợp với huyệt Nội quan để trị chứng sợ nóng, sợ lạnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Huyệt Ngoại quan là nơi Tam tiêu kinh và Tâm bào kinh giao nhau. Đây cũng là một trong các huyệt bát mạch giao hội và thông với mạch Dương duy. Khi kết hợp với huyệt Nội quan sẽ trị được chứng trên nóng, dưới lạnh; hoặc chứng mùa đông sợ lạnh, mùa hè sợ nóng. Huyệt Ngoại quan cùng với huyệt Liệt khuyết, huyệt Hậu khê dùng để chữa chứng trẹo cổ. Cách tìm huyệt: huyệt Ngoại quan nằm trên mặt ngoài cánh tay, cách điểm giữa ngấn cổ tay một khoảng bằng 3 ngón tay đặt nằm ngang (trên ngấn cổ tay 2 thốn, mặt ngoài cánh tay).

Kiên liêu - huyệt trị đau vai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khiên liêu là huyệt vị điều khiển cử động của khớp vai. Vì thế, khi bị viêm hay đau khớp vai, ta hãy vỗ vào huyệt Khiên liêu để giảm đau nhanh chóng. Cách tìm huyệt: bàn tay nắm lại, đồng thời khuỷu tay gập lại và hướng đầu khuỷu tay lên trên, dùng sức gồng lên để cơ tay nổi lên sẽ xuất hiện một chỗ lõm nhỏ sau vai - đó là huyệt Khiên liêu.

Ế phong - huyệt trị đau dây thần kinh chạc ba

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ế phong là hội huyệt của Tam tiêu kinh và Đảm kinh. Do nằm gần tai nên nó giúp đả thông kinh khí ở vùng tai và được dùng để trị chứng ù tai, điếc tai do bế khí. Ngoài ra, huyệt này còn trị được các bệnh liên quan tới dây thần kinh chạc ba. Huyệt này là một trong 3 huyệt dùng để làm đẹp (Ế phong, Hợp cốc, Dưỡng lão). Cách tìm huyệt: huyệt này nằm tại chỗ lõm xuống phía sau dái tai.

#14 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 01/10/2017 - 21:16

MẬT VÀ ĐẢM KINH


Mật là cơ quan xử lý các chất cặn bã và độc tố ứ đọng trong cơ thể để kinh mạch luôn được thông suốt. Sách Hoàng đế nội kinh cho rằng mọi hoạt động ý thức, tinh thần của lục phủ ngũ tạng đều phụ thuộc vào mật. Trong ngũ tạng thì:
Tim chứa thần
Gan chứa hồn
Phổi chứa phách
Lá lách chứa ý
Thận chứa chí
Nếu mật hoạt động không tốt thì con người luôn thiếu quyết đoán; mật bị chứng hư thì con người hay do dự; còn mật bị chứng thực thì con người thường tùy tiện phán đoán và dễ nổi giận.

Có một cô gái 23 tuổi đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Do môi trường nhiều áp lực nên cô luôn bị hồi hộp, tim đập mạnh, dẫn đến chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ở bệnh viện lại cho thấy tim cô bình thường. Khi khám cho cô, tôi (tác giả) phát hiện cô có các triệu chứng liên quan tới mật như hồi hộp, tức ngực, miệng đắng, lưỡi khô, chán ăn, hay giật mình, vv. nên khuyên cô đi khám mật, kết quả cô bị viêm túi mật. Nhờ điều trị đúng bệnh, chỉ một tuần sau chứng hồi hộp và suy nhược thần kinh của cô đã thuyên giảm rõ rệt.

CHỨC NĂNG CỦA MẬT VÀ ĐẢM KINH
Túi mật nhận khí thừa của Can kinh, chứa và tiết dịch mật để giúp khơi thông, phục hồi đường ruột. Thành phần quan trọng của dịch mật là acid mật và lecithin. Chúng giúp hòa tan chất béo trong nước, loại bỏ lượng chất béo dư thừa trong thức ăn, đồng thời làm sạch đường ruột. Ngày nay, thói quen ăn nhiều chất béo và thức đêm đã tác động xấu tới túi mật. Do đó, vỗ Đảm kinh để tăng cường chức năng của túi mật sẽ giúp tiêu mỡ do hàn khí và làm tiêu khối u.

Giấc ngủ mang lại sức khỏe cho con người, nhưng ngủ nghỉ không điều độ sẽ không giúp ích được gì, còn việc thức khuya lâu ngày dễ dẫn đến các bệnh về gan mật. Thời gian quan trọng nhất của giấc ngủ là từ 11h đêm tới 3h sáng, nên nếu những người bị bệnh gan mật thức quá giờ này sẽ khiến bệnh tình khó thuyên giảm. Đặc biệt các bệnh nhân viêm gan siêu vi B hay gan nhiễm mỡ nên đi ngủ trước 10h tối và thức dậy lúc 6h sáng để tập thể dục. Làm được vậy sức khỏe sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Kinh lạc trong cơ thể con người vận hành theo trình tự thời gian; và người xưa đã dựa vào điều này để xây dựng nguyên tắc dưỡng sinh trong 12 canh giờ. Theo nguyên tắc này, sau 9h tối con người nên ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Chỉ cần ngủ đủ giấc thì sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục.

Đảm kinh và Can kinh hoạt động mạnh nhất từ 11h đêm tới 3h sáng. Vì vậy, nếu ta thức đêm, kinh khí của Gan và Mật sẽ phải cung ứng cho não bộ, tay chân (làm việc hay khiêu vũ), ruột và dạ dày (ăn đêm) khiến quá trình thanh lọc không trọn vẹn, còn lại các cặn bã trong cơ thể không được bài tiết kịp thời. Bên cạnh đó, sự hình thành của khí huyết mới cũng gặp khó khăn, gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, mọi người nên đi ngủ trong thời gian này để tránh bị các bệnh về gan mật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi thấy gân xanh nổi rõ lên ở huyệt Thái dương - nghĩa là các chất cặn bã ứ đọng trong cơ thể đã dồn lên đầu khiến mạch máu bị tắc nghẽn gây ra chứng chóng mặt, nhức đầu, huyết áp không ổn định. Lúc này, mạch máu ở não đang bị thiếu oxy nên dễ gây tai biến mạch máu não. Vì vậy mỗi người nên tự áp dụng các phương pháp điều dưỡng Đảm kinh để đề phòng bất trắc. Đảm kinh có quan hệ mật thiết tới các cơ quan như mắt, đầu, khớp xương cổ, mao mạch và gan.

TRIỆU CHỨNG CỦA ĐẢM KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: miệng khô đắng, đau nửa đầu, tóc bạc, rụng tóc, sợ nóng lạnh, sưng đau ở huyệt Khuyết bồn và dưới nách, đau xương bánh chè và mắt cá, đau giây thần kinh tọa.
  • Triệu chứng phủ tạng: đau ngực và mạng sườn, hay giật mình, chán ăn, phiền muộn, mất ngủ, dễ cáu gắt, vàng da, táo bón, v.v. Kinh khí mật bị đứt đoạn thì lông rụng nhiều.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: miệng đắng; ngực và mạng sườn căng; cổ, hàm dưới và họng đau; mất ngủ; nhức đầu; táo bón; đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân co giật, đau nhức; nóng ở gan bàn chân.
  • Triệu chứng khi bị hàn: cơ thể suy nhược, khớp xương sưng, chân rã rời, vàng mắt, nôn dịch trắng, thèm ngủ, đổ mồ hôi trộm, hồi hộp, phiền muộn, tức ngực, khó thở, tiêu chảy.

ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐẢM KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đảm kinh bắt đầu từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt chạy lên góc trán rồi vòng ra phía sau tai, xuống huyệt khuyết bồn trên vai, tiếp tục xuống nách, qua ngực đến xương sườn cuối cùng. Khi đến huyệt hoàn khiêu ở khớp xương chậu, nó chạy dọc theo mặt ngoài của chân, xuống mắt cá đến mu bàn chân, cuối cùng kết thúc tại huyệt Túc khiếu âm ở góc ngoài móng chân áp út. Đảm kinh hoạt động mạnh nhất vào giờ Tý (11h đêm tới 1h sáng), lúc này ta nên nghỉ ngơi để điều dưỡng túi mật. Vỗ đánh Đảm kinh là phương pháp hữu hiệu để làm sạch cặn bã, dưỡng sinh, đồng thời nâng cao sức khỏe. Vỗ đảm kinh vùng đùi, cạo gió đảm kinh vùng đầu là cách giúp tóc đen, giảm gàu và ngăn rụng tóc.

CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA ĐẢM KINH
Phong trì - huyệt trị nhức đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phong trì là huyệt chuyên trị các bệnh về phong. Tất cả các chứng nhức đầu do phong hàn, phong nhiệt, phong thấp hay do can dương bốc lên đều có thể trị bằng huyệt này. Cách tìm huyệt: đầu cúi, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào hai gờ xương chẩm rồi lần xuống đến chỗ lõm phía dưới (nằm ở rìa tóc sau tai), ấn vào chỗ lõm này ta liền thấy tê mỏi, đó chính là huyệt Phong trì

Kiên tỉnh - huyệt trị chứng căng nhức ngực

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Huyệt kiên tỉnh có khả năng thông khí huyết, làm tan máu tụ và khối u. Huyệt này còn có thể trị được các chứng bệnh do khí huyết tắc nghẽn gây nên như: viêm khớp vai, đau mỏi cánh tay, trầm cảm và các bệnh ở vú. Cảm giác đau nhói khi ấn vào huyệt Kiên tỉnh thường là triệu chứng của những căn bệnh ở vú. Cách tìm huyệt: Trung điểm của đường thẳng nối từ huyệt Đại trùy đển chỏm vai là huyệt kiên tỉnh; từ huyệt Khuyết bồn đo lên 1,5 thốn là huyệt Kiên tỉnh

Nhật nguyệt - huyệt trị các bệnh liên quan tới túi mật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đây là mộ huyệt của mật, nơi tập trung tinh khí của túi mật ở vùng ngực và bụng, nên chuyên trị các chứng bệnh như viêm túi mật, sủi mật, đau bụng mật. Giác hơi huyệt Nhật nguyệt là cách hữu hiệu nhất để trị các bệnh về mật.

Hoàn khiêu - huyệt trị đau dây thần kinh tọa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




là hội huyệt của Đảm kinh và Bàng quang kinh, Hoàn khiêu là huyệt vị chủ đạo của chân, nó vừa trị được các bệnh ở chân như đau dây thần kinh tọa, tê liệt chân, v.v vừa trị các chứng đau bụng kinh, u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Huyệt hoàn khiêu không thông sẽ khiến ứ đọng nhiều chất độc. Cách tìm huyệt: nằm nghiêng, ngón cái của tay phải gập vuông góc, ngón trỏ duỗi thẳng còn các ngón khác gập lại, đặt khớp ngón cái ở đốt xương cùng làm trụ, rồi xoay đầu ngón trỏ hướng về điểm cao nhất của mẩu chuyển giữa xương đùi và khe xương cùng trên mông. Chỗ ngón trỏ chạm đến chính là huyệt Hoàn khiêu.

Phong thị - huyệt phòng/trị trúng phong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Phong thị là huyệt được dùng để chữa trị các chứng bệnh do phong hàn, phong nhiệt, phong thấp gây nên như liệt nửa người, chân đau mỏi và tê liệt, mề đay, huyết áp không ổn định, chóng mặt nhức đầu, tóc mai bạc, v.v. Cách tìm huyệt: đứng thẳng, hai tay áp dọc theo thân, nơi đầu ngón tay giữa chạm đến là huyệt Phong thị.

Dương lăng tuyền - huyệt trị chứng miệng khô đắng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Khi túi mật bất ổn, dịch mật tiết ra sẽ làm miệng đắng và khô. Huyệt Dương lăng tuyền có thể trị được chứng này. Ngoài ra, nó còn trị được các chứng chân tay yếu, nấm kẽ chân, v.v Cách tìm huyệt: đầu gối gập vuông góc, chỗ hõm phía dưới mặt ngoài khớp gối, ngay trước đầu nhỏ của xương mác là huyệt Dương lăng tuyền.


Huyền chung - huyệt trị điếc tai, mờ mắt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Huyệt Huyền chung là hội huyệt của tủy, chuyên trị chứng điếc tai mờ mắt do lão hóa và các chứng bệnh liên quan đến tủy xương như chân tay teo, tê liệt. Nếu vỗ huyệt Huyền chung, kết hợp với các huyệt trị trẹo cổ khác sẽ nhanh chóng chữa được chứng đau, cứng và trẹo cổ do phong hàn gây nên. Cách tìm huyệt: từ đầu mắt cá ngoài đo thẳng lên một khoảng bằng 4 ngón tay nằm ngang, điểm nằm trước chính là huyệt Huyền chung (nằm trên mắt cá ngoài 3 thốn).

Túc lâm khấp - huyệt trị mỏi lưng và ra khí hư

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Túc lâm khấp là một trong các huyệt bát mạch giao hội, cũng là huyệt chủ trị kinh khí ứ tắc của Đảm kinh và thông với Đái mạch. Huyệt này có thể trị được các chứng bệnh như béo phì, ra khí hư, đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi, v.v Cách tìm huyệt: huyệt này nằm trên mu bàn chân, cách kẽ chân thứ tư khoảng 1,5 thốn (sờ xương bàn chân thứ 4 sẽ thấy huyệt Túc lâm khấp).

Thanked by 1 Member:

#15 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 04/10/2017 - 18:14

GAN VÀ CAN KINH


Hiện nay, khi việc kiểm tra chức năng gan đã trở nên phổ biến thì càng có nhiều người ỷ vào chỉ số chức năng gan. Họ cho rằng, chỉ cần chỉ số này bình thường thì sức khỏe không có gì đáng ngại.

Nhưng thực ra, ở thời kỳ đầu, các chỉ số của chứng gan nhiễm mỡ hay ung thư gan không cao. Bởi trong giai đoạn sớm của ung thư gan, chỉ có các tế bào xung quanh gan mới bị thâm nhập. Nhiều bệnh nhân do không nhận thức được điều này nên bỏ lỡ thời cơ trị bệnh. Vì vậy, mỗi người cần phải tự biết về sức khỏe của mình. Trên thực tế, mọi vấn đề dù nhỏ nhất của gan, mật đều sẽ biểu hiện ra thông qua triệu trứng miệng khô đắng. Sáng thức dậy thấy miệng khô đắng có nghĩa là gan, mật đang bất ổn, cần được điều trị kịp thời.

Ngủ không đủ giấc sẽ gây tổn thương gan. Đa phần bệnh nhân gan đều có thói quen thức khuya. Thời gian nghỉ ngơi quan trọng nhất trong ngày là từ 11h tối tới 3h sáng. Vì thế, bạn nên đi ngủ trong thời gian này để tránh nguy cơ mắc bệnh nan y. Đặc biệt, nếu trẻ em ở tuổi dậy thì (dưới 12 tuổi đối với bé gái, dưới 14 tuổi đối với bé trai) không ngủ đủ giấc sẽ khó tăng trưởng chiều cao.

Sau một ngày lao động căng thẳng và mệt nhọc, cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của vạn vật. Vì vậy, mấu chốt của việc điều dưỡng can kinh chính là nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể không bị suy nhược và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Tôi (tác giả) từng chữa trị cho một bệnh nhân mắc bệnh hư hàn trầm trọng. Ban đầu tôi nghĩ có lẽ do người này ăn nhiều thức ăn sống, lạnh và có tính hàn, nhưng anh ta lại khẳng định mình không ăn những thực phẩm như vậy. Sau khi hỏi rõ, tôi mới biết bệnh nhân này phải thường xuyên làm ca đêm - câu chuyện cho thấy thức khuya rất có hại cho sức khỏe. Hoàng đế nội kinh viết "nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ". Nửa đêm là khoảng thời gian từ 11h đêm tới 1h sáng. Vốn dĩ ban ngày kinh mạch vận hành đến toàn thân, đêm lại quay về giữ ấm và nuôi dưỡng phủ tạng, bổ xung năng lượng cho ngày hôm sau. Vì vậy, nếu phải thức khuya, chúng tay hãy ăn các thực phẩm bột đường thay cho thịt cá để phủ tạng bớt tiêu tốn năng lượng, và cơ thể cũng không quá mệt mỏi trong ngày hôm sau.

Khi ngủ, dưỡng chất mà ban ngày cơ thể hấp thu từ thức ăn sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Nếu ngủ đủ giấc thì nguồn năng lượng tích trữ sẽ dồi dào. Cho nên, chỉ cần chúng ta biết sử dụng hợp lý thời gian theo đồng hồ sinh học, làm việc và nghỉ ngơi điều độ thì sức khỏe mỗi người sẽ được đảm bảo.

Trong 12 kinh mạch, chỉ có Can kinh là liên quan tới quá trình hình thành khối u trong cơ thể. Trung y gọi chứng này là "trưng hà tích tụ" do uất khí vô hình dồn nén mà tạo thành khối u. Thông thường, khi điều trị ung bưới, người ta chỉ quan tâm tới khối u mà bỏ qua Can kinh - cơ quan quản lý của nó. Cho nên dù bị cắt bỏ nhưng khối u vẫn có thể di căn sang cơ quan khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Tâm trạng ức chế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ung bướu. Các bất ổn trong cuộc sống hàng ngày như gia đình bất hòa, giao thông ách tắc, xung đột..vv.. đều khiến tâm thần bị ức chế. Tâm trạng buồn bực dồn nén, cộng thêm Đảm kinh ứ tắc sẽ dễ dẫn đến khối u. Trung y cho rằng: nổi giận hại gan, vui quá mức hại tim, lo âu hại lá lách, buồn rầu hại phổi, kinh hoảng hại thận. Cho nên, nguyên tắc để giữ sức khỏe là luôn duy trì tâm trạng bình ổn.

Khi gan bị tổn thương do độc tố trong dầu mỡ, cơ thể buộc phải thay thế chức năng lọc của gan bằng cách bài tiết qua da. Do vậy, các độc tố dễ làm bít nang long, dẫn đến chứng rụng tóc hay đầu có nhiều gàu. Khi có các triệu chứng này nghĩa là mạch máu ở tim và não đang bị tắc nghẽn. Vì vậy, mỗi người nên sớm biết cách tự điều dưỡng và bảo vệ Can kinh, Đảm kinh để tránh bị các bệnh về tim mạch.

CHỨC NĂNG CỦA GAN VÀ CAN KINH
Gan cai quản gân mạch, khai khiếu ở mắt, ngoài ra còn đảm bảo chức năng khơi thông, bài tiết và tích trữ máu. Chức năng khơi thông và bài tiết của Gan được thể hiện qua hai nhiệm vụ:
  • Giải tỏa tâm trạng ức chế
  • Thải chất độc ứ đọng trong cơ thể
Chức năng tích trữ máu của Gan cũng được thể hiện qua hai nhiệm vụ:
  • Điều tiết lưu thông máu
  • Làm ấm máu, đảm bảo sự trao đổi nhiệt trong cơ thể diễn ra bình thường
Ngày nay, con người làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, dẫn đến tính thần căng thẳng, tâm trạng uất ức khiến khí huyết và tân dịch không vận hành thông suốt, nên chất độc tích tụ rồi kết hạch trong cơ thể. Để tránh hậu quả này, chúng ta cần đảm bảo chức năng khơi thông, bài tiết và tích trự máu của gan luôn hoạt động bình thường. Vì vậy, mỗi người hãy thường xuyên điều dưỡng can kinh và gan của mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Nguyên nhân gây ung thư là do độc tố tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Mật là cơ quan làm sách cơ thể, nên khi mật bất ổn thì chất độc tích tụ lại gây nhiều bệnh như tắc đờm, bướu mỡ, thậm chí tạo thành khối u. Khối u dưới tác động của uất khí ở gan sẽ dễ dàng chuyển thành bệnh ung thư.

Trong xã hội ngày nay, do cuộc sống căng thẳng và áp lực nặng nề nên con người dễ có tâm trạng ức chế khiến sinh ra uất khí. Hơn nữa, đa số người hiện đại đều không quan tâm đến việc tự rèn luyện và chăm sóc bản thân. Mỗi khi độc tố không được loại bỏ kịp thời, cộng thêm tâm trạng u uất dồn nén, lâu Trung y có câu "tích hoài thành độc, uất lâu hóa hỏa"ngày sẽ tích tụ khối u. Khối u chuyển biến xấu thành ung thư. Quan sát các hòa thượng hay đạo sỹ, chúng ta thấy hiếm khi họ bị bệnh ung thư. Bởi họ ăn uống đơn giản nên độc khó ứ tụ. Hơn nữa, tu luyện là nhắm tới cảnh giới "tứ đại giai không" nên trong lòng họ ít có dục vọng hay ức chế. Mặt khác, ngày nào họ cũng ngồi thiền để luyện công và khơi thông kinh lạc, với lối sống như vậy, bệnh ung thư khó có cơ hội hình thành. Những uất ức trong lòng khó hóa giải, nhưng Can kinh có thể giúp chúng ta cởi bỏ mọi ưu phiền. Trong xã hội ngày nay, vấn đề sức khỏe không chỉ liên quan tới kinh lạc, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố tâm lý khác. Can kinh có quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ quan sinh dục, mắt, gan, mật, hệ tiêu hóa.


TRIỆU CHỨNG CỦA CAN KINH
  • Triệu chứng kinh lạc: miệng khô đắng, chóng mặt hoa mắt (huyết áp cao), đầu nặng, mắt khô, vùng ngực và mạng sườn căng đau, v.v
  • Triệu chứng phủ tạng: sườn ngực căng tức, trầm uất, xuất hiện khối u, gan nhiễm mỡ, kinh nguyệt không đều, tăng tuyến sữa, u xơ tử cung, viêm tuyến tiền liệt, thoát vị, v.v.
  • Triệu chứng khi bị nhiệt: nhức đầu, da vàng, lưng đau, bí tiểu, đau bụng kinh, hay cáu gắt và dễ xúc động.
  • Triệu chứng khi bị hàn: chóng mặt, sắc mặt lợt lạt, đùi và xương chậu đau nhức, chân yếu, mắt mờ, cơ thể mệt mỏi, lãnh cảm, u uất, hay lo sợ.

ĐƯỜNG ĐI CỦA CAN KINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Can kinh bắt đầu từ huyệt Đại đôn, cách góc ngoài móng chân cái 1 phân, chạy qua mu bàn chân, rồi từ mắt cá trong lên trên 8 thốn theo mé trước, mặt trong chân, sau đó theo đường giữa mặt trong chân chạy lên rồi vòng ra cơ quan sinh dọc ngoài lên bụng dưới, chếc sang hông chạy lên ngực, cuối cùng kết thúc tại huyệt Cơ môn ở xương sườn thứ 2, tính từ đầu vú trở xuống.

Can kinh hoạt động mạnh nhất trong giờ Sửu (1h - 3h sáng), lúc này, ngủ là cách dưỡng gan tốt nhất. Khi tâm trạng khó chịu, hãy giác hơi huyệt Cơ môn và huyệt Nhật nguyệt là cách chăm sóc gan, mật vô cùng hữu hiệu.


CÁC HUYỆT VỊ CHỦ YẾU CỦA CAN KINH

Đại đôn - huyệt trị các bệnh ở cơ quan sinh dục ngoài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại đôn là tỉnh huyệt của Can kinh. Nếu kết hợp ngải cứu huyệt này và huyệt Ẩn bạch sẽ chữa được chứng xuất huyết. Ngoài ra, nó còn chữa được các bệnh ở cơ quan sinh dục. Châm cứu huyệt Đại đôn là cách hữu hiệu để trị các chứng viêm ngứa cơ quan sinh dục ngoài.
Cách tìm huyệt: Huyệt này nằm cách góc ngoài móng chân cái 1 phân.

Thái xung - huyệt giúp ổn định Huyết áp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thái xung là nguyên huyệt của Can kinh, có chức năng thông gan, giải tỏa u uất và điều hòa khí huyết. Huyệt Thái xung đau nhói hay có nốt sần là triệu chứng của cao huyết áp hay đau nhức/tê bại toàn thân. Đả thông huyệt Thái xung sẽ giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, kết hợp huyệt này với huyệt Hợp cốc sẽ thành huyệt "Tứ quan" sẽ chữa được các bệnh về thần kinh và tê bại.

Cách tìm huyệt: huyệt này nằm trên mu bàn chân, cách kẽ chân thứ nhất một khoảng bằng hai ngón tay đặt nằm ngang, ở chỗ lõm giữa xương bàn chân thứ nhất và thứ hai (cách kẽ bàn chân thứ nhất khoảng 1,5 thốn).


Chương môn - huyệt trị bệnh đái tháo đường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chương môn là hội huyệt của Can kinh, Đảm kinh; là mộ huyệt của Tỳ kinh. Huyệt này chuyên trị chứng hư nhược ở lá lách, khí huyết ách tắc, u uất, chán ăn, khó tiêu, gan và lá lách sưng to, v.v. Đây cũng là 1 trong 3 huyệt quan trọng để trị bệnh đái tháo đường (Chương môn, Địa cơ, Tam âm giao).

Cách tìm huyệt: đứng thẳng, cánh tay áp sát người, tay co lên, ngón tay giữa ấn vào huyệt Khuyết bồn; nơi đầu khuỷu tay chạm vào là huyệt Chương môn (nằm ở đầu xương sường thứ 11).




Cơ môn - huyệt thông gan và giải tỏa u uất
Mỗi ngày, khí huyết trong 12 kinh mạch bắt đầu vận hành từ huyệt Vân môn của Phế kinh và kết thúc tại huyệt Cơ môn của Can kinh. Nếu thường xuyên kích thích huyệt Vân môn và buổi sáng và Cơ môn vào buối tối sẽ trừ được chứng khí huyết toàn thân ứ tắc. Cơ môn là mộ huyệt của Can kinh, chuyên trị các bệnh về gan, mật.

Mọi căn bệnh liên quan tới tuyến sữa như tăng, viêm hay ung thư tuyến sữa, v.v đều do kinh lạc tuyến sữa bị tắc nghẽn. Vú liên quan trực tiếp với rất nhiều kinh lạc:
  • mé trong vú liên quan tới Thận kinh
  • núm vú và quần vú liên quan tới Vị kinh, Đảm kinh
  • mé ngoài vú liên quan tới Can kinh, Đảm kinh và Tâm bào kinh
Những mối liên hệ này giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường của vú. Khi kinh lạc suy yếu, vú không nhận đủ khí huyết sẽ xẹp xuống, mềm nhão và chảy sệ. Còn khi kinh lạc ứ tắc, vú sẽ sưng đau, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư vú. Như vậy, để phòng trị mọi căn bệnh về tuyến vú, ta cần kịp thời đả thông các kinh lạc có liên quan; còn để bảo vệ và nuôi dưỡng tuyến vú, ta cần giữ cho khí huyết của kinh lạc được dồi dào.

Mỗi khi gặp phải phiền muộn không thể giải tỏa, bạn hãy lập tức giác hơi các huyệt Cơ môn và Nhật nguyệt để tránh những bệnh về gan, bởi nếu ngủ trong tâm trạng phiền muộn sẽ khiến uất khí dồn nén gây hại cho sưc khỏe, dễ hình thành khối u, ung thư.

Cách tìm huyệt: huyệt Cơ môn nằm ở xương sườn thứ 2 tính từ đầu vú xuống, tại khe giữa xương sườn thứ 6 và thứ 7.

KỲ KINH BÁT MẠCH



Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch) bao gồm các mạch:
  • Mạch Xung.
  • Mạch âm kiểu.
  • Mạch Đới.
  • Mạch Dương kiểu.
  • Mạch Đốc.
  • Mạch âm duy.
  • Mạch Nhâm.
  • Mạch Dương duy

Những mạch khác kinh có nhiệm vụ liên lạc và điều hòa sự thịnh suy của khí huyết trong 12 kinh chính để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể. Những nhà châm cứu xưa đã xem “những đường kinh như là sông, những mạch khác kinh như là hồ”. Một cách tổng quát như sau:
  • Các mạch Nhâm, Đốc, Xung, Đới: chức năng sinh đẻ.
  • Mạch Dương kiểu, âm kiểu: chức năng vận động.
  • Mạch Dương duy, âm duy: chức năng cân bằng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ba mạch trọng yếu nhất trong Kỳ kinh bát mạch là Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch đều khởi nguồn từ Đan điền (phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiền liệt đối với nam. Trung y xem đây là "điểm sự sống" chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Khi đan điền có bất cứ tổn thương nào, cơ thể sẽ bị tổn hại. Mặt khác, nếu đan điền bị thoái hóa thì cơ thể cũng lão hóa. Cho nên ta cần điều dưỡng tốt và nâng cao độ nhạy của đan điền để đảm bảo khí huyết ở Xung mạch, Nhâm mạch, Đốc mạch được vận hành thông suốt. Trong quá trình điều trị bệnh cho phụ nữ, bác sĩ cũng nên cân nhắc cẩn trọng khi muốn cắt bỏ tử cung của họ cho dù đã mãn kinh, bởi đây là điểm sự sống của phụ nữ, nơi khởi nguồn của Xung mạch, Đốc mạch, Nhâm mạch. Ngày nay tây y cũng đã ý thức được điều này, nên luôn ưu tiên áp dụng các biện pháp ít gây tổn thương nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu Nhâm mạch và Đốc mạch, đây là 2 mạch xuyên suốt cơ thể, cai quản tạng phủ và âm dương kinh trong toàn thân.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |