Jump to content

Advertisements




Bát Tự Mệnh Lý Lưu Phái - Thấu Trường An


82 replies to this topic

#1 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 19/05/2017 - 02:19

CÁC LƯU PHÁI TRONG MỆNH LÝ BÁT TỰ
Công bố: 25/04/2015
Tác giả: Thấu Trường An
Phỏng dịch: Thiên Khánh

Giới Dịch học là một giới học thuật có tính qui phạm thấp khi thảo luận bởi vì học thuật mệnh lý được truyền thừa từ trăm nghìn năm qua, lý luận học thuật liên tục bị lật đổ và và hoàn thiện, thành ra không có một đáp án cố định hoặc một tiêu chuẩn nào. Hơn nữa bản thân cũng khó được quốc gia trân trọng và bảo hộ. Cho nên trong giới Dịch học, việc tranh luận là rất thường xuyên, từ đó đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều lưu phái.
Bên dưới trình bày và giới thiệu một vài lưu phái tương đối nổi tiếng của mệnh lý bát tự cùng với đánh giá về các lưu phái này.

Về cơ bản, các môn phải mệnh lý hiện đang lưu hành tôi đều học qua và dùng qua. Ở bài này tôi sẽ giới thiệu đơn giản, và để cử một vài sách nhập môn để thuận tiện cho người mới học. Chủ yếu tôi đề cử những tác phẩm hiện đại, còn sách của cổ nhân thì sợ nhiều người đọc không thông. Tuy nhiên, học đến thời điểm nhất định đều phải quay lại đọc những tác phẩm cổ này.

Một: Manh phái

Thái Bình Thiên Quốc, Nghĩa Hoà Quyền. Do tiên sinh Đoàn Kiến nghiệp cầm đầu khai sáng ra phương pháp đoán mệnh Manh Phái. Thật ra Manh Phái Đoàn Kiến Nghiệp từ lâu đã thoát ly Manh Phái nguyên thuỷ, mà mang đầy tính thương nghiệp mì ăn liền. Tôi nghĩ những manh nhân hành tẩu giang hồ xưa kia chắc cũng không biết có một môn phái của chính mình. Nghe nói tiên sinh Đoàn Kiến Nghiệp được thân truyền của cao thủ manh nhân Hác Kim Dương, học được một số đại pháp độc môn, nên đã phát triển lý luận phân tách rạch ròi với lưu phái vượng suy đã có từ trước đó. Tiên sinh Đoàn Kiến Nghiệp sáng tạo ra các khái niệm tố công, xuyên, chế, khách chủ, và binh tặc thần. Những khái niệm này kỳ thật cũng chỉ là một chút kỹ pháp của Tử Bình, nay đem ra trau chuốt lại, cho vào bao bì mới. Hác Kim Dương, Hạ Trọng Kỳ đều được miêu tả như thần tiên, cao cao cao thủ, lợi hại có thể ví như Tây Môn Xuy Tuyết, nhưng không có người nào từng thấy các vị này ra tay xem bói, hoặc là những người từng thấy qua thì nay đều đã qua đời. Tôi thích ví von phái này là Thái Bình Thiên Quốc trong mệnh học giang hồ. Mọi người đều bị Hồng Tú Tài, nhân danh người phát ngôn của Thiên Chủ, sai phái, giật dây. Thử hỏi ai từng thấy qua Thiên Chủ? Thiên Chủ đến cùng có lợi hại như lời đồn? Chỉ sợ chỉ có bản thân Hồng Tú Tài mới biết được.

Nhân vật đại biểu: Đoàn Kiến Nghiệp, Hình Tú Phân, Đỗ Hữu Tài.
Sách đề cử: Mệnh Lý Trân Bảo (Đoàn Kiến Nghiệp), Bát Tự Manh Phái Giáo trình (Hình Tú Phân)
Chỉ số đánh giá: ☆ Ngoại trừ ý hướng Thập Thần, Can Chi nguyên tượng, Thập Thần tượng ý thì những cái khác đều không đáng giá.

Hai: Hình Phái

Thật ra đây mới thật sự là Manh Phái. Rất nhiều khẩu quyết có nguồn gốc từ cân tương bổn (loại sách thời xưa, có khổ nhỏ thường bằng cái khăn tay hoặc cái khăn buộc trên đầu thư sinh, để tiện mang theo – Thiên Khánh) và các ghi chép bí mật lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên lại cùng với Manh Phái đề cập phía trên thuộc hai lưu phái khác nhau. Tôi tự đặt tên cho phái này là Hình Phái. Lưu phái này có đặc điểm là thiết đoán trực đoán (luận đoán chắc chắn, cụ thể, sắc nét – Thiên Khánh). Trực tiếp căn cứ vào hình tượng của tổ hợp can chi trong tứ trụ mà đoán sự kiện lớn. Thường thường có thể trực chỉ chỗ đau nhất của người đến nhờ luận đoán (nhất châm kiến huyết – Thiên Khánh). Như cách đây mấy ngày cùng các sư huynh đệ thảo luận bát tự Nam: Tân Mão – Đinh Dậu – Bính Tý – Nhâm Thìn. Không cần phân tích cách cục, ngũ hành mà trực tiếp căn cứ vào mẫu pháp Hình Phái, bát tự có tổ hợp “song xung lại song hợp, mệnh hung chết yểu” thì liền có thể đoán là mệnh đại hung, gọn gàng dứt khoát. Đứa bé trai này vừa sinh ra đời là đã bị bệnh tim, nguy tại sớm tối. Sang năm đối hiện song hợp, hiển nhiên là sinh tử quan khẩu. Rất nhiều lý luận Hình Phái đều có nguồn gốc từ những quyết khiếu khẩu truyền tâm thuật của giới Manh Sư. Hậu học đều không hiểu phải giải thích những quyết khiếu này cụ thể như thế nào, thành ra khả năng học thuộc lòng là rất quan trọng.

Nhân vật đại biểu: Lương Tương Nhuận.
Sách đề cử: Tử Bình Mẫu Pháp Hệ Liệt (Lương Tương Nhuận)
Chỉ số đánh giá: ☆☆☆☆☆ Nội dung phức tạp. Ngôn ngữ dông dài, thật giả hỗn tạp, nếu đem làm tài liệu giảng dạy thì rất khó nhìn rõ đầu mối. Tuy nhiên muốn trở thành cao thủ nhất định phải đọc.

Ba: Vượng Suy

Dùng vượng suy của nhật can để làm tiêu chuẩn phán đoán bát tự. Ví dụ như, thiên can là mộc, sinh vào mùa xuân liền vượng. Nếu như lại có Ấn tinh đến sinh, Tỷ Kiếp trợ, thì có thể xác định nó tương đối vượng. Đó là căn cứ theo phép cân bằng. Nhật chủ vượng thì dụng Tài, Quan, Sát, Thực, Thương. Nhược thì cần trợ giúp, dụng Ấn, Tỷ chẳng hạn. Bên trong Vượng Suy lại phân hai phái khác nhau.

1. Tích Thiên Phái: như ông tiên sinh hay nói giáo điều. Thật ra thì tôi thích gọi phái này là phái truyền thống. Hiện nay phái truyền thống chủ yếu là chỉ cùng một loại Tử Bình, cho nên để dễ phân biệt, tôi gọi phái này là Tích Thiên Phái. Thánh điển của bọn họ là quyển Tích Thiên Tuỷ do Nhậm Thiết Tiều chú thích. Hiện tại các đại sư xuất hiện sau Thiệu Vỹ Hoa và trước Lý Hàm Thần đều cơ bản là thuộc phái này.

Đặc điểm: kết luận mơ hồ, thích dùng Tích Thiên thể. Ví dụ như Giáp mộc sinh trọng xuân, thân vượng không thể nghi ngờ; thích nhất là thời trụ thấu Bính hoả Thực Thần tiết tú. Địa chi thanh khí quấn quanh. (Thật ra chính họ có biết thanh khí là gì hay không đều rất khó nói.)

Đề cử sách: người thuần theo phái Tích Thiên hiện tại rất ít. Sách có Tứ Trụ Tường Thuật (Khúc Vỹ). Ngoại trừ sách vở truyền thống, phái này cũng dung hợp nhiều kỹ pháp khác có thể đọc thử.
Chỉ số đánh giá: ☆ Định tính mơ hồ, quá ỷ lại linh cảm. Tích Thiên Tuỷ là bộ sách kinh điển mà người học mệnh lý nào đều phải đọc qua. Bất quá, chú giải của Nhậm Thiết Tiều có thể có nhiều sai lầm, chỉ đề nghị đọc Tích Thiên Tuỷ nguyên văn thì sẽ tốt hơn.

2. Tân Phái: cải cách phá bỏ cái cũ. Do Lý Hàm Thuần ở Sơn Đông phát minh và khởi xướng. Đối với người không có căn bản Dịch học hoặc Quốc học, nhập môn vô cùng nhanh, hiệu quả cũng rất rõ ràng. Đặc điểm thứ nhất của phái này là công thức hoá Vượng Suy. Thứ hai là mô thức một đi với một thành tượng. Bình thường mà nói, một năm đầu sau khi học xong thì ứng dụng rất tốt, về sau càng dùng thì xác suất đúng càng thấp. Phái này phủ định Thần Sát, cũng không dùng địa chi tương hại, tương phá truyền thống, chỉ còn lại các quan hệ đơn giản như sinh, khắc, tổn hao. Tân Phái quật khởi có thể ví von như là vận động cải cách văn hoá, giống như một đám người điên ý đồ muốn lật đổ truyền thống văn hoá truyền thừa ngàn năm.

Hệ thống suy đoán của Tân Phái vô cùng đơn giản, về cơ bản thì người người đều có thể học được trong thời gian ngắn. Ví dụ như nguyệt lệnh quyết định vượng suy 50 phần trăm. Nhật chi đối với nhật can có quan hệ trợ giúp chẳng hạn. Các đoán ngữ thường dùng cũng rất cứng nhắc. Như Quan thượng thì cát, Ấn thượng thì hung. Chỉ cần nhìn phương pháp luận đoán của họ như đã đề cập phía trên thì có thể nhìn ra vấn đề.

Nhân vật đại biểu: Lý Hàm Thần, Chúc Quốc Anh, Tịch Học Dị.
Đề cử sách: Bát Tự Dự Đoán Chân Tông (Lý Hàm Thần)
Chỉ số đánh giá: ☆☆ Đặc biệt thích hợp cho người mới học, nhưng học xong nhất định phải vứt bỏ như giày rách.

Bốn: Lộc Mệnh Phái

Phái này là phái luận mệnh cực kì theo lối cổ, lấy niên làm chủ, nạp âm, thần sát, 12 cung trường sinh là lý luận chủ yếu. Từ trước dùng phương pháp này rất ít người. Tôi chỉ thấy qua Ngũ Hành Diễn Nghĩa tại diễn đàn Long Ấn, có vận dụng Nguyên Hanh của cổ Dịch. Hiện tại cũng không còn thấy có ai có lưu giữ sách loại này. Nếu có hứng thú, có thể nhìn xem các cổ thư như Lý Hư Trung Mệnh Thư, Tinh Mệnh Quyết Cổ Lục.

Chỉ số đánh giá: không hiểu rõ nên không dám vội kết luận.

Năm: Cách Cục Phái

Đây là pháp đoán mệnh Đại Tông, trước đây là thủ pháp đoán mệnh chủ lưu, có thể ứng đối đến 70 phần trăm trở lên các nội dung dự trắc bát tự. Căn cứ các sách Tam Mệnh Thông Hội, Uyên Hải Tử Bình, Tử Bình Chân Thuyên mà ngộ ra. Hiện tại có ba phái nhỏ chủ yếu:

1. Nguyệt Lệnh Cách Cục Phái:

Trực tiếp lấy nguyệt lệnh chủ khí (thấu can hay không không quan trọng) để lấy cách cục. Quan Ấn Tài Thực thuận dụng, Sát Kiêu Kiếp Thương nghịch dụng.

Nhân vật đại biểu: Từ Vỹ Cương.
Đề cử sách: Bát Tự Chính Giải Tử Bình Thuật Tinh Tích.
Chỉ số đánh giá: ☆☆☆ Có căn cứ ở nhiều sách kinh điển, mà quyển sách này cũng viết không tệ, nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu. Nhưng trực tiếp dùng nguyệt lệnh làm cách cục thì có một chút lẫn lộn thập thần luận mệnh với tứ thời ngũ hành. Nhưng xác thực Tam Mệnh Thông Hội chính là viết như vậy, vô cùng trung thành với nội dung kinh điển.

2. Nguyệt Lệnh Thấu Can Cách Cục Phái

Phái này tôn sùng Tử Bình Chân Thuyên, coi trọng nguyệt lệnh thấu can, lấy đó mà định cách cục. Còn những nguyên tắc luận mệnh khác thì không sai biệt lắm so với Nguyệt Lệnh Cách Cục Phái.

Nhân vật đại biểu: Hoàng Đại Lục.
Đề cử sách: Mệnh Lý Biên Học Biên Liêu
Chỉ số đánh giá: ☆☆☆ Có căn cứ ở sách kinh điển, cũng trung thành với nội dung kinh điển, tính logic cũng cao. Nhưng đối với nghĩa gốc của Tử Bình Chân Thuyên thì chưa hoàn toàn hiểu thấu.

3. Tử Bình Chân Tông Cách Cục Phái

Căn cứ vào nhân nguyên ti lệnh tại nguyệt lệnh thấu can hay không, lại đem bát tự phân thành cách và cục để luận riêng biệt. Căn cứ vào hiệu quả ứng dụng cùng với độ chuẩn xác thì phái này cao hơn hai phái còn lại nhiều.

Nhân vật đại biểu: Thuỷ Uông Uông, Ngai Quỷ.
Đề cử sách: không có sách xuất bản, có tư liệu rải rác trên mạng.
Chỉ số đánh giá: ☆☆☆☆ Có khả năng chưa có sách nào nói đến thuật xem mệnh này nhưng thực tiễn ứng dụng không tệ, độ chính xác tương đối cao, rất nhiều qui tắc ứng dụng không công bố ra ngoài, không biết nội tình, học rồi thì thấy như gân gà (bỏ thì thương, vương thì tội – Thiên Khánh). Cá biệt có những khẩu quyết so với nội dung kinh điển có cải biến quá lớn, nên khó mà làm cho người tin phục.

4. Thấu Phái Cách Cục:

Ha ha. Phái này chỉ có tôi một người ứng dụng để luận, đoán chừng về sau sẽ có học trò của tôi sử dụng. Đương nhiên, nếu có người cảm thấy lý luận phù hợp đạo lý thì có thể sử dụng. Thấu Phái Cách Cục giảng giải về tiền minh đạo, theo nguyên tắc nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà tiến hành lấy hay bỏ thiên can. Sau đó phân biệt tìm kiếm địa đạo và nhân đạo mà duy trì. Còn những nguyên tắc nhỏ bên trong thì không thích hợp nói ra. Những lý luận này phù hợp với bản thân tôi không có nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Cho nên tôi quyết định thử dạy vài học trò xem mệnh bằng phương pháp này, thử xem họ ứng dụng có tốt hay không tốt. Nếu như mọi người đều cảm thấy ứng dụng tốt, tôi sẽ cân nhắc việc hệ thống hoá lý luận này.

Nhân vật đại biểu: Thấu Trường An.
Chỉ số đánh giá: tạm thời không đề cử, ai thích thì dùng.

Sáu: Cùng Thông Phái

Chủ yếu căn cứ vào Cùng Thông Bảo Giám để luận mệnh. Nghiêm ngặt mà nói thì Cùng Thông Phái không tính là một cái đơn lẻ lưu phái. Cùng Thông Bảo Giám cũng không phải một pháp tắc đặc biệt ghê gớm. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành cao thủ luận mệnh thì nhất định phải qua một ải này. Phái này chủ yếu có nguồn gốc từ những cảm ngộ đối với tự nhiên vạn tượng, từ đó mà trực tiếp vận dụng cho bát tự, cũng chính là cảnh giới thiên nhân hợp nhất cao tầng. Trong nước dùng thủ pháp này thành thạo nhất phải kể đến lão sư Thái Tích Quỳnh.

Nhân vật đại biểu: Bành Khang Dân, Thái Tích Quỳnh.
Đề cử sách: Thập Can Tinh Vi (Thái Tích Quỳnh).
Chỉ số đánh giá: ☆☆☆☆☆ Người mới học nên nghiên cứu cẩn thận. Nếu muốn trở thành cao thủ nhất định phải học.

Phía trên đã giới thiệu đơn giản các lưu phái khá nổi tiếng trong mệnh lý bát tự. Nói tóm lại, mặc dù lưu phái khác biệt, nhưng giữa chúng cũng không có xung đột. Chỉ bất quá là phương hướng nghiên cứu không giống nhau mà thôi. Cần phải biết, Dịch học là một thế giới học thuật vô cùng rộng lớn, nghiên cứu một phương diện là quý hồ tinh, nhưng nếu có thể dung hợp nhiều lưu phái sử dụng, thì nghiên cứu mệnh lý lại càng thêm chuẩn xác.

-------

Cảm nhận:

(1) Tác giả Thấu Trường An qua bài viết này là người khá chừng mực, có tự trọng. Các lưu phái không tán đồng thì cũng phủ định nhẹ nhàng, lưu phái của bản thân lập ra thì không dám đánh giá, để mọi người tự đánh giá. Nói chung là có liêm sỉ cao, là người đáng trọng, không đạp lên người khác để ca ngợi lưu phái của mình.

(2) Tuy nhiên, trong bài viết cũng có một số điểm sơ hở mà nhìn "mắt thường", hoặc cái đầu logic thông thường cũng có thể nhận ra. Ví dụ:

a. Phê phán Tích Thiên Phái "quá ỷ lại linh cảm" nhưng lại đề cao Cùng Thông Phái "cảnh giới thiên nhân hợp nhất". Lần sau nếu có cơ duyên tôi sẽ phân tích thử 1 bài luận mệnh của Cùng Thông Phái xem có phải là huyền bí "thiên nhân hợp nhất" hay không, hay người ta có hệ thống lý luận chặt chẽ rõ ràng.

b. Phê phán Vượng Suy Tân Phái 1 năm sau khi học thì xem vô cùng chuẩn xác, nhưng sau đó càng xem càng không ứng nghiệm. Thật ra không phải chỉ có Vượng Suy Tân Phái có hiện tượng này mà tất cả các môn huyền học đều có, kể cả bói Dịch. Qua trao đổi với một số vị đồng đạo thì có ý kiến cho rằng đây là do Tổ hoặc các vị Tiên Hiền, Hậu Hiền thử thách hậu học. Thời gian đầu khi mới bắt đầu nghiên cứu đều có hiện tượng xem gần như bách phát bách trúng, xem chuẩn xác một cách kì dị. Đó là các Vị ấy thử xem người này một khi có thành tựu thì có huênh hoang, tự đại xem thường đồng đạo hay đương số hay không; khi có thành tựu rồi thì cái tâm cầu đạo như thế nào, thành thật nghiên cứu hay cho mình là nhất, xem thường Tiên Hiền, Hậu Hiền; khi có thành tựu rồi thì có dựa vào đó mà mua danh, trục lợi hay không. Giai đoạn này nếu không qua được thì khó lòng mà nghiên cứu chuyên sâu, xem như chỉ dừng lại ở đây.

Tôi nói điều này không phải mê tín mà là từ thảo luận, quan sát những câu chuyện có thật ngoài đời của giới thuật số tại Sài Gòn. Cũng thấy có nhiều trường hợp không qua được mà vẫn cố bám víu nghiên cứu thì thường hay có nghĩ suy nghĩ lạ lùng, mất cân bằng, không theo thói thường.

c. Đối với Tử Bình Chân Tông Cách Cục Phái, tác giả có nhận xét là gân gà, nhiều qui tắc ứng dụng không công bố ra ngoài, không biết nội tình của môn phái này, nhưng vẫn đánh giá 4 sao.

d. Đối với bát tự Càn: Tân Mão – Đinh Dậu – Bính Tý – Nhâm Thìn. Tác giả Thấu Trường An cần phải dùng khẩu quyết đoán mệnh để đoán là hung mệnh. Tôi không cần dùng khẩu quyết mà chỉ dùng Vượng Suy cùng ngũ hành cơ bản cũng có thể đoán là hung mệnh như sau. Mệnh Bính sinh trọng thu tháng Dậu: thất tiết. Bát tự Nhâm - Tý - Thìn Sát cục nhập mệnh cung, trực chỉ khắc Bính. Tháng Dậu kim vượng xung tán Ấn Mão, Đinh Bính vô căn. Đây là mệnh thất tiết, thất thời, thất địa, thất thế, lại vô căn, là rất nhược. Sát thần nhập mệnh cung không có chế hoá, Tài Quan lại động mà hoành hành. Bệnh thì trọng, mà bát tự không thấy giải dược là hung mệnh.

Ngoài ra, dùng đoán ngữ như tác giả có lẽ không đoán được bệnh tim, nhưng dùng Vượng Suy lại thấy rõ bệnh tim. Vì không biết rõ ngày sinh dương lịch nên tôi lấy tiểu vận luận đoán, vì 1 tuổi khởi vận tính chung chung thì chiếm 10% các lá số Tử Bình, nên không biết giờ dương lịch mà lấy tiểu vận năm 1 tuổi thì xác suất hợp lý là 80-90%. Lấy tiểu vận năm 1 tuổi Tân Mão. Tân - Bính - Tý - Thìn - Nhâm hoá thuỷ cách. Toàn cục dụng hỷ đảo lộn. Mệnh thấu Đinh hoả vô căn, lại không có thông quan (hai Mão không phát huy tác dụng thông quan) thì bệnh về mắt, về tim, về khí huyết. Trích Thiên Tuỷ có ví dụ nói rất rõ: tòng vượng thuỷ mà thấy Tài (hoả), lại không có thông quan cứu giải thì dễ bị đui mù. Ở đây Đinh ứng vào mắt, vào tim. Lại nhìn vị trí của nó trong bố cục bát tự thì biết ở phần đầu hay phần ngực.

Tôi nói đây không phải để chê bai, hay ganh đua mà để thấy Vượng Suy vẫn luận được như bình thường và luận dễ dàng chứ không hề khó khăn.

d. Kết luận: tôi vẫn có cảm nhận những lưu phái nào tác giả sử dụng được thì được đánh giá cao, không sử dụng được thì bị đánh giá thấp. Ở đây theo ý kiến của tôi thì vấn đề nằm ở cái phúc duyên của mình là ở lưu phái nào mà thôi. Tức mình có duyên với lưu phái nào của Tử Bình. Bởi vì đa số các sách người ta chỉ công bố phần mệnh pháp, quá lắm là tượng pháp, còn phần kỹ pháp đa số đều giấu. Nếu muốn nhận xét một lưu phái nào một cách chính xác thì cần nắm những kĩ pháp bí truyền của lưu phái đó thì mới biết thực chất sức mạnh của nó.

e. Cảm nhận cuối cùng: hiện nay tôi thấy có hiện tượng rộ lên là đả phá Vượng Suy Phái và Manh Phái, lại đề cao Hình Khí là toàn năng. Ví dụ cho rằng Vượng Suy lấy nhật chủ làm điểm thái cực là sai lầm, hoặc Manh Phái chỉ xem được chuẩn những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống mà không xem được những "sự kiện lớn", còn Hình Khí là hoàn thiện nhất, không hề có kẽ hở. Khi nghe những lí luận này tôi thật sự hoang mang, không biết chuyện gì đang xảy ra trong giới học thuật Tử Bình Việt Nam. Hôm qua ngồi lướt web về ông Thái Tích Quỳnh tôi tình cờ đọc được bài này. Có thể thấy rõ những lập luận trên của các vị Tử Bình Việt Nam có sự ăn khớp kì dị với lập luận của tác giả Thấu Trường An trong bài này. Tôi ngờ rằng những lập luận kì dị, cực đoan như vậy là từ bài này mà ra, đọc nhưng không công bố rồi xem nó như trân bảo. Tôi cảm thấy chúng ta nên cẩn thận mà đọc, đọc rồi nên đi kiểm nghiệm thực tế một chút thì hơn.

Sửa bởi ThienKhanh: 19/05/2017 - 02:37


#2 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 20/05/2017 - 19:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 19/05/2017 - 02:19, said:

CÁC LƯU PHÁI TRONG MỆNH LÝ BÁT TỰ
Công bố: 25/04/2015
Tác giả: Thấu Trường An
Phỏng dịch: Thiên Khánh

Giới Dịch học là một giới học thuật có tính qui phạm thấp khi thảo luận bởi vì học thuật mệnh lý được truyền thừa từ trăm nghìn năm qua, lý luận học thuật liên tục bị lật đổ và và hoàn thiện, thành ra không có một đáp án cố định hoặc một tiêu chuẩn nào. Hơn nữa bản thân cũng khó được quốc gia trân trọng và bảo hộ. Cho nên trong giới Dịch học, việc tranh luận là rất thường xuyên, từ đó đồng thời cũng xuất hiện rất nhiều lưu phái.
Bên dưới trình bày và giới thiệu một vài lưu phái tương đối nổi tiếng của mệnh lý bát tự cùng với đánh giá về các lưu phái này.

Về cơ bản, các môn phải mệnh lý hiện đang lưu hành tôi đều học qua và dùng qua. Ở bài này tôi sẽ giới thiệu đơn giản, và để cử một vài sách nhập môn để thuận tiện cho người mới học. Chủ yếu tôi đề cử những tác phẩm hiện đại, còn sách của cổ nhân thì sợ nhiều người đọc không thông. Tuy nhiên, học đến thời điểm nhất định đều phải quay lại đọc những tác phẩm cổ này.
.........................................................

Ba: Vượng Suy

Dùng vượng suy của nhật can để làm tiêu chuẩn phán đoán bát tự. Ví dụ như, thiên can là mộc, sinh vào mùa xuân liền vượng. Nếu như lại có Ấn tinh đến sinh, Tỷ Kiếp trợ, thì có thể xác định nó tương đối vượng. Đó là căn cứ theo phép cân bằng. Nhật chủ vượng thì dụng Tài, Quan, Sát, Thực, Thương. Nhược thì cần trợ giúp, dụng Ấn, Tỷ chẳng hạn. Bên trong Vượng Suy lại phân hai phái khác nhau.

1. Tích Thiên Phái : như ông tiên sinh hay nói giáo điều. Thật ra thì tôi thích gọi phái này là phái truyền thống. Hiện nay phái truyền thống chủ yếu là chỉ cùng một loại Tử Bình, cho nên để dễ phân biệt, tôi gọi phái này là Tích Thiên Phái. Thánh điển của bọn họ là quyển Tích Thiên Tuỷ do Nhậm Thiết Tiều chú thích. Hiện tại các đại sư xuất hiện sau Thiệu Vỹ Hoa và trước Lý Hàm Thần đều cơ bản là thuộc phái này.

Đặc điểm: kết luận mơ hồ, thích dùng Tích Thiên thể. Ví dụ như Giáp mộc sinh trọng xuân, thân vượng không thể nghi ngờ; thích nhất là thời trụ thấu Bính hoả Thực Thần tiết tú. Địa chi thanh khí quấn quanh. (Thật ra chính họ có biết thanh khí là gì hay không đều rất khó nói.)

Đề cử sách: người thuần theo phái Tích Thiên hiện tại rất ít. Sách có Tứ Trụ Tường Thuật (Khúc Vỹ). Ngoại trừ sách vở truyền thống, phái này cũng dung hợp nhiều kỹ pháp khác có thể đọc thử.
Chỉ số đánh giá: ☆ Định tính mơ hồ, quá ỷ lại linh cảm. Tích Thiên Tuỷ là bộ sách kinh điển mà người học mệnh lý nào đều phải đọc qua. Bất quá, chú giải của Nhậm Thiết Tiều có thể có nhiều sai lầm, chỉ đề nghị đọc Tích Thiên Tuỷ nguyên văn thì sẽ tốt hơn.

2. Tân Phái : Cải cách phá bỏ cái cũ. Do Lý Hàm Thuần ở Sơn Đông phát minh và khởi xướng. Đối với người không có căn bản Dịch học hoặc Quốc học, nhập môn vô cùng nhanh, hiệu quả cũng rất rõ ràng. Đặc điểm thứ nhất của phái này là công thức hoá Vượng Suy. Thứ hai là mô thức một đi với một thành tượng. Bình thường mà nói, một năm đầu sau khi học xong thì ứng dụng rất tốt, về sau càng dùng thì xác suất đúng càng thấp. Phái này phủ định Thần Sát, cũng không dùng địa chi tương hại, tương phá truyền thống, chỉ còn lại các quan hệ đơn giản như sinh, khắc, tổn hao. Tân Phái quật khởi có thể ví von như là vận động cải cách văn hoá, giống như một đám người điên ý đồ muốn lật đổ truyền thống văn hoá truyền thừa ngàn năm.

Hệ thống suy đoán của Tân Phái vô cùng đơn giản, về cơ bản thì người người đều có thể học được trong thời gian ngắn. Ví dụ như nguyệt lệnh quyết định vượng suy 50 phần trăm. Nhật chi đối với nhật can có quan hệ trợ giúp chẳng hạn. Các đoán ngữ thường dùng cũng rất cứng nhắc. Như Quan thượng thì cát, Ấn thượng thì hung. Chỉ cần nhìn phương pháp luận đoán của họ như đã đề cập phía trên thì có thể nhìn ra vấn đề.

Nhân vật đại biểu: Lý Hàm Thần, Chúc Quốc Anh, Tịch Học Dị.
Đề cử sách: Bát Tự Dự Đoán Chân Tông (Lý Hàm Thần)
Chỉ số đánh giá: ☆☆ Đặc biệt thích hợp cho người mới học, nhưng học xong nhất định phải vứt bỏ như giày rách.
.........................................................................


Vì tôi theo trường phái “Vượng Suy Pháp“ nên tôi chỉ đưa ra ý kiến về phần này mà thôi.

Qua bài viết của Thấu Trường An về phần Vượng Suy Pháp tôi thấy ông ta kết luận một cách quá Ấu Trĩ, hồ đồ khi cho rằng kiến thức của “Vượng Suy Pháp“ hoàn toàn do cuốn Trích Thiên Tủy quyết định. Thử hỏi rằng ông Lưu Bá Ôn là tác giả của cuốn sách này vào năm 1333 (lấy năm ông ta đỗ Tiến sĩ) trong khi ông Thiệu Vĩ Hoa được thừa hưởng kiến thức gia truyền từ thời ông nội 29 đời trước là ông Thiệu Khang Tiết (từ năm 1011) thì kiến thức nào được coi trọng hơn ?

Rõ ràng mọi người đều biết trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa vẫn có sử dụng Hình Hại và Thần Sát đâu có như Thấu Trường An viết : “Phái này phủ định Thần Sát, cũng không dùng địa chi tương hại, tương phá truyền thống“. Và càng làm gì có chuyện như ông ta viết : “Ví dụ như Giáp mộc sinh trọng xuân, thân vượng không thể nghi ngờ“.

Bằng chứng là trong phần Nhập Môn (do Trần Viên viết) của cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“ này Trần viên (học trò của ông Thiệu) đã đưa ra hẳn lý thuyết về xác định Thân vượng hay nhược.

Tóm lại cuốn Trích Thiên Tủy cho dù được đánh giá là một trong các cuốn sách hay nhất về Tử Bình hiện nay nhưng vẫn không thể tránh được những sai lầm trầm trọng là loại bỏ khái niệm Hình, Hại và cho rằng trạng thái của 5 can Âm được xác định theo 5 can Dương (tức Đồng Sinh Đồng Tử) cũng như khả năng xác định Thân vượng hay nhược còn thấp. Cho nên cuốn Trích Thiên Tủy không thể được coi là kiến thức của “Vượng Suy Pháp“ như Thấu Trường An kết luận được.

Qua nghiên cứu, tôi có thể khẳng định rằng bất kỳ một phương pháp nào của Tử Bình mà không sử dụng triệt để sự vượng suy của các can chi cũng như của ngũ hành ở trong Tứ Trụ cũng như ở Tuế Vận để hình, xung, khắc, hại, hợp, hóa… với nhau, trong đó lấy hành của Nhật can làm trọng để dự đoán thì sẽ chỉ là những lý thuyết Ma, vô dụng mà thôi.

Nếu như ai đó không tin thì cứ dịch giúp các cuốn sách của các trường phái mà Thấu Trường An đã đưa ra ở trên đi, tôi sẽ nghiên cứu và phản biện như cuốn Trích Thiên Tủy thì sẽ biết ngay thôi.

Sửa bởi VULONG001: 20/05/2017 - 19:13


#3 Tutrumenh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 122 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 08:49

Ông VuLong đang nhầm giữa khái niệm vượng suy và cường nhược.
Nhật chủ được mùa sinh thì gọi là vượng, không được mùa sinh gọi là suy. Cái này xác định theo vượng tướng hưu tù tử chắc ông cũng biết.
Còn thường như phương pháp của TVH kết luận cuối cùng là thân cường hay nhược, xác định dựa theo được lệnh hay không, sinh trợ, hợp hoá hình hại, giờ thì độc giả hay thuận miệng gọi luôn là thân vượng, thân nhược.
Đó là khái niệm cơ bản, ông nên biết chứ không phải cứ hơi một tí là đòi phản biện trong khi chính ông cũng chưa rõ người ta nói gì.
@anh ThienKhanh: em nghĩ gần đây phong trào đề cao hình khí, âm dương pháp gần đây là do bên tbdd có bài "phương pháp luận mệnh toàn diện"- tác giả Vương Khánh anh ạ. Có thể thấy ông ta thuyết luận khá kỹ về âm dương, không biết anh đọc chưa?

Thanked by 1 Member:

#4 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 09:21

@LaRoi: À vậy hả? Cám ơn bạn. Đọc thử vài bài trước đây của ông Vương Khánh mình không ưng với cách lập luận cũng như nghiên cứu như vậy, thành ra không quan tâm mấy bài của ông ấy cho lắm. Với lại học Vương Suy và Manh Phái thấy vẫn hiệu quả, vẫn đoán được đầy đủ phú quý bần tiện, cách cục cao thấp, và luận niên vận sắc nét nên chưa muốn chuyển sang cái khác. Chỉ có điều là bản thân mình có đủ trình độ để ứng dụng vào luận đoán hay không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bên đây còn quá nhiều vấn đề cần nghiên cứu, mà đều rất hay. Không sợ không có cái để nghiên cứu, chỉ sợ là phải lo kiếm tiền không có đủ thời gian và sức lực để đi coi số nghiệm lý thôi. Ngu gì chạy qua chạy lại rồi không cái nào ra hồn.

Mà nói thật Hình Khí không phải là lý thuyết mới, không phải đợi tới Vương Khánh viết ra thì mới có cái mà đọc. Mình cũng đọc qua của người khác viết rồi, có thể là sẽ có điểm khác với lập luận của Vương Khánh (chưa đọc) nhưng thấy không phù hợp với cách lập luận, cách nghiên cứu cũng như hệ thống lý luận của bản thân nên thôi.

Sửa bởi ThienKhanh: 21/05/2017 - 09:23


Thanked by 1 Member:

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 10:05

Nói về đặc tính của Thập can thì không ai mô tả rõ bằng Vương Khánh, bên tubinhdieudung mới chỉ dịch được một phần. Chắc ông phát triển dựa trên mạch của Cùng thông bảo giám.

#6 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 13:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



@AnKhoa: Bạn nói là tài liệu trên phải không? Trích dẫn 1 phần tài liệu:

注:此为十几年前写的五行方面的文章,供大家学习参考之用。
五行是八字最基本的组合符号,它不仅能显示生命个体在宇宙中所禀赋先天物质的含量,及通过生克制化刑冲合害所体现出来的吉凶祸福、寿夭吉凶;同时还能显现出每个生命体的本质属性,包括吉凶祸福的本质差异。这是十神所难以替代的。
在体现命局日主的各种吉凶祸福的过程中,从某种角度来说十神主外象、五行主本质。十神为量,五行为质,脱离本质,而专去研究量的东西,是无法达到命理高层次的。
这章内容很基础,我想绝大多数学员都缺少这方面的基础,现在必须得补上。大家要清楚地认识到,现在我们缺少的绝不是窍门、绝招,而是合乎古人思想的基础理论。
这里我只对五行及每个天干作一概括性的重点提示,具体内容请去参考《穷通宝鉴》和《滴天髓》。

Chú: Phần luận về ngũ hành này đã được tôi viết cách đây hơn 10 năm, nay cung cấp để mọi người tham khảo học tập.

Ngũ hành là tổ hợp phù hiệu cơ bản nhất của bát tự. Nó không chỉ có thể biểu hiện hàm lượng vật chất tiên thiên mà một sinh mệnh được vũ trụ trao tặng, mà còn thông qua sinh khắc chế hoá hình xung hợp hại mà thể hiện ra cát hung, hoạ phúc, thọ yểu; đồng thời cũng có thể thể hiện thuộc tính thể chất của mỗi sinh mệnh, bao gồm sự khác biệt về mặt cát hung hoạ phúc của nó. Đây là lí do mà Thập Thần khó có thể bị thay thế được.

Trong quá trình thể hiện các loại cát hung hoạ phúc của nhật chủ và mệnh cục, về một khía cạnh nào đó có thể nói Thập thần chỉ tượng bên ngoài, ngũ hành chỉ bản chất bên trong. Thập Thần là lượng, ngũ hành là chất; nếu thoát li bản chất, mà chỉ nghiên cứu khía cạnh về lượng, thì khó mà đạt đến tầng cấp cao của mệnh lý. Nội dung phần này rất cơ bản, nhưng là phương diện cơ bản mà tôi nghĩ rằng đại đa số các học viên đều bị khuyết thiếu, bây giờ bắt buộc phải bổ lại cho đầy đủ.Mọi người cần nhận thức rõ ràng là hiện tại cái mà chúng ta khuyết thiếu chắc chắn không phải là khiếu môn (con đường tắt - Thiên Khánh) hay tuyệt chiêu, mà là những cơ sở lý luận được tổng hợp lại cho phù hợp với các ý tưởng của cổ nhân. Trong phần này tôi chỉ trình bày khái quát những điểm trọng yếu của thiên can ngũ hành. Nội dung cụ thể mời tham khảo Cùng Thông Bảo Giám và Tích Thiên Tuỷ.

Sửa bởi ThienKhanh: 21/05/2017 - 13:58


Thanked by 1 Member:

#7 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 15:58

@ThienKhanh: Blog của Vương Khánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#8 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 21/05/2017 - 16:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LaRoi, on 21/05/2017 - 08:49, said:

Ông VuLong đang nhầm giữa khái niệm vượng suy và cường nhược.
Nhật chủ được mùa sinh thì gọi là vượng, không được mùa sinh gọi là suy. Cái này xác định theo vượng tướng hưu tù tử chắc ông cũng biết.
Còn thường như phương pháp của TVH kết luận cuối cùng là thân cường hay nhược, xác định dựa theo được lệnh hay không, sinh trợ, hợp hoá hình hại, giờ thì độc giả hay thuận miệng gọi luôn là thân vượng, thân nhược.
Đó là khái niệm cơ bản, ông nên biết chứ không phải cứ hơi một tí là đòi phản biện trong khi chính ông cũng chưa rõ người ta nói gì.
@anh ThienKhanh: em nghĩ gần đây phong trào đề cao hình khí, âm dương pháp gần đây là do bên tbdd có bài "phương pháp luận mệnh toàn diện"- tác giả Vương Khánh anh ạ. Có thể thấy ông ta thuyết luận khá kỹ về âm dương, không biết anh đọc chưa?

La Roi đã viết :

"Nhật chủ được mùa sinh thì gọi là vượng, không được mùa sinh gọi là suy".

Ờ thì câu :

“Ví dụ như Giáp mộc sinh trọng xuân, thân vượng không thể nghi ngờ“.

Phải hiểu như ông là :

“Ví dụ như Giáp mộc sinh trọng xuân, thân được Lệnh không thể nghi ngờ“.

Nghe có thấy Ngu Si, Đần Độn hay không ?

Sửa bởi VULONG001: 21/05/2017 - 17:11


#9 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 22/05/2017 - 00:39

@AnKhoa: Cảm ơn bạn. Vừa đi dạo 1 vòng blog ông Vương Khánh thấy luận vượng suy dễ sợ quá. Thử lấy 1 vài ví dụ tại đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ số 8, Khôn: Canh Thân - Kỷ Sửu - Bính Ngọ - Đinh Dậu

Khôn tạo này ông Vương Khánh bình: 身旺,财旺,伤官生财,大富之命。Tức: thân vượng, Tài vượng, Thương Quan sinh Tài, mệnh đại phú quý. Thực tế: 始终在做生意,百万资产。Tức: từ đầu đến cuối làm kinh doanh mua bán, tài sản có trăm vạn (trung lưu).

Mệnh này Bính hoả sinh tháng Sửu thất tiết, bên trái thổ kim 1 đường thuận tiết, bên phải Đinh hoả toạ Dậu thất địa giả trường sinh. Mệnh thất tiết, thất thời, thất thế, chỉ có đắc địa toạ Ngọ, mà Ngọ lại bị hao tổn 1 ít. Đây là mệnh nhược. Dụng mộc hoả. Bát tự chỉ đắc được 2 chữ Ngọ, Đinh; dùng Đinh chế Dậu nên còn được 1 chút tiền tài; còn 2 trụ Canh Thân - Kỷ Sửu xem như vô chế, xuất môn tha phương cầu thực. Không phải là mệnh đại phú.

Ví dụ số 9, Càn: Mậu Tý - Ất Mão - Bính Ngọ - Mậu Tuất

Càn tạo này ông Vương Khánh bình: 八字很流通,身旺、印旺、食神旺,旺衰平衡,为富贵命。Tức: bát tự rất lưu thông, thân vượng, Ấn vượng, Thực Thần vượng, vượng suy cân bằng, là mệnh phú quý. Thực tế: 优秀的人民教师,但是没有职务,生活普通,甚至有些清贫。Tức: nhà giáo nhân dân ưu tú, nhưng không có chức quyền, sinh hoạt thường thường, thậm chí có nghèo khó 1 chút.

Mệnh này Bính hoả sinh tháng Mão đắc tiết, Bính - Ngọ - Tuất hoả cục, bên trái nguyệt trụ thuần Ấn sinh cho. Mệnh đắc tiết, đắc thời, đắc địa, đắc thế. Thân rõ ràng rất vượng, dụng Mậu thổ tiết tú. Mậu Tý - Ất Mão, Mậu vốn bị Ất minh khắc, toạ Tý như vầy thì Mậu lại bị Ất ám khắc, tức tự hoại. Bố cục này không thể luận hoàn toàn tham sinh vong khắc, tại vì Tý - Mão hình, Ất gặp Bính. Mậu tại niên trụ gần như là phế, 10 phần dụng được 4 phần. Còn dùng được trọn vẹn thời can Mậu, Mậu tuy có căn khí tại Tuất bị Ngọ thâu đi, nhưng gặp Ngọ vẫn tính gặp 1 nửa căn khí, nên có khả năng tiết tú, nhưng tiết tú không hết thành ra không phải vượng suy cân bằng.

Đầu tiên là mệnh lấy Thực Thần tiết tú, Mậu toạ Tuất đắc văn thần: thông minh, lao động trí óc. Thứ hai là mệnh cục hỷ Tài, nhưng có rồi lại mất là tiên thiên Tài bị Tỷ Kiếp đoạt là hung, phá tài: ra ngoài lao động nhưng không phát tài. Thứ ba là niên can hỷ thần Mậu bị minh phá ám phá, 10 phần bị hoại hầu như 6, 7 phần, còn khắc Tý thuỷ kỵ thần được 1 chút. Thứ 4 là Tý thuỷ kỵ thần nhưng Tý - Mão hình; Tý chỉ dao xung với Ngọ thành ra Tý này không thành thế, không phát huy công năng, Mậu có chế Tý thì cũng bằng thừa, tốn công vô ích. Tức là giả sử Tý thuỷ sinh Ấn ám sinh thân, thì nó rõ mười mươi là kỵ thần, lấy Mậu chế kỵ thần thì thành ra tốn công đi chế nhưng thu lợi ích, Mậu phát huy công năng; còn Tý thuỷ bây giờ hầu như không sinh Ấn, dở dở ương ương, thành ra chế nó chỉ tốn công mà không có lợi gì vì có tác động được gì vào hoả khí đâu! Bát tự niên trụ hoàn toàn hỏng, nguyệt trụ kỵ thần, nhật trụ kỵ thần, thời trụ phá Tài, không thể luận phú quý.

Thường lý: Ấn là kỵ thần khó có văn bằng, nhưng nếu có chế thì có văn bằng. Ấn này được Mậu hoá thành ra mới là người có văn bằng. Có văn bằng mà không phú quý.

Sửa bởi ThienKhanh: 22/05/2017 - 00:41


#10 Tutrumenh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 122 thanks

Gửi vào 22/05/2017 - 09:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 22/05/2017 - 00:39, said:

@AnKhoa: Cảm ơn bạn. Vừa đi dạo 1 vòng blog ông Vương Khánh thấy luận vượng suy dễ sợ quá. Thử lấy 1 vài ví dụ tại đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ số 8, Khôn: Canh Thân - Kỷ Sửu - Bính Ngọ - Đinh Dậu

Khôn tạo này ông Vương Khánh bình: 身旺,财旺,伤官生财,大富之命。Tức: thân vượng, Tài vượng, Thương Quan sinh Tài, mệnh đại phú quý. Thực tế: 始终在做生意,百万资产。Tức: từ đầu đến cuối làm kinh doanh mua bán, tài sản có trăm vạn (trung lưu).

Mệnh này Bính hoả sinh tháng Sửu thất tiết, bên trái thổ kim 1 đường thuận tiết, bên phải Đinh hoả toạ Dậu thất địa giả trường sinh. Mệnh thất tiết, thất thời, thất thế, chỉ có đắc địa toạ Ngọ, mà Ngọ lại bị hao tổn 1 ít. Đây là mệnh nhược. Dụng mộc hoả. Bát tự chỉ đắc được 2 chữ Ngọ, Đinh; dùng Đinh chế Dậu nên còn được 1 chút tiền tài; còn 2 trụ Canh Thân - Kỷ Sửu xem như vô chế, xuất môn tha phương cầu thực. Không phải là mệnh đại phú.

Ví dụ số 9, Càn: Mậu Tý - Ất Mão - Bính Ngọ - Mậu Tuất

Càn tạo này ông Vương Khánh bình: 八字很流通,身旺、印旺、食神旺,旺衰平衡,为富贵命。Tức: bát tự rất lưu thông, thân vượng, Ấn vượng, Thực Thần vượng, vượng suy cân bằng, là mệnh phú quý. Thực tế: 优秀的人民教师,但是没有职务,生活普通,甚至有些清贫。Tức: nhà giáo nhân dân ưu tú, nhưng không có chức quyền, sinh hoạt thường thường, thậm chí có nghèo khó 1 chút.

Mệnh này Bính hoả sinh tháng Mão đắc tiết, Bính - Ngọ - Tuất hoả cục, bên trái nguyệt trụ thuần Ấn sinh cho. Mệnh đắc tiết, đắc thời, đắc địa, đắc thế. Thân rõ ràng rất vượng, dụng Mậu thổ tiết tú. Mậu Tý - Ất Mão, Mậu vốn bị Ất minh khắc, toạ Tý như vầy thì Mậu lại bị Ất ám khắc, tức tự hoại. Bố cục này không thể luận hoàn toàn tham sinh vong khắc, tại vì Tý - Mão hình, Ất gặp Bính. Mậu tại niên trụ gần như là phế, 10 phần dụng được 4 phần. Còn dùng được trọn vẹn thời can Mậu, Mậu tuy có căn khí tại Tuất bị Ngọ thâu đi, nhưng gặp Ngọ vẫn tính gặp 1 nửa căn khí, nên có khả năng tiết tú, nhưng tiết tú không hết thành ra không phải vượng suy cân bằng.

Đầu tiên là mệnh lấy Thực Thần tiết tú, Mậu toạ Tuất đắc văn thần: thông minh, lao động trí óc. Thứ hai là mệnh cục hỷ Tài, nhưng có rồi lại mất là tiên thiên Tài bị Tỷ Kiếp đoạt là hung, phá tài: ra ngoài lao động nhưng không phát tài. Thứ ba là niên can hỷ thần Mậu bị minh phá ám phá, 10 phần bị hoại hầu như 6, 7 phần, còn khắc Tý thuỷ kỵ thần được 1 chút. Thứ 4 là Tý thuỷ kỵ thần nhưng Tý - Mão hình; Tý chỉ dao xung với Ngọ thành ra Tý này không thành thế, không phát huy công năng, Mậu có chế Tý thì cũng bằng thừa, tốn công vô ích. Tức là giả sử Tý thuỷ sinh Ấn ám sinh thân, thì nó rõ mười mươi là kỵ thần, lấy Mậu chế kỵ thần thì thành ra tốn công đi chế nhưng thu lợi ích, Mậu phát huy công năng; còn Tý thuỷ bây giờ hầu như không sinh Ấn, dở dở ương ương, thành ra chế nó chỉ tốn công mà không có lợi gì vì có tác động được gì vào hoả khí đâu! Bát tự niên trụ hoàn toàn hỏng, nguyệt trụ kỵ thần, nhật trụ kỵ thần, thời trụ phá Tài, không thể luận phú quý.

Thường lý: Ấn là kỵ thần khó có văn bằng, nhưng nếu có chế thì có văn bằng. Ấn này được Mậu hoá thành ra mới là người có văn bằng. Có văn bằng mà không phú quý.
anh Thienkhanh cho em hỏi chút, ví dụ số 8 nếu thay bằng giờ Mùi
khôn: Canh Thân - Kỷ Sửu- Bính Ngọ- Ất mùi thì thân này có vượng không anh?

#11 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 23/05/2017 - 00:01

@LaRoi:

Khôn: Canh Thân - Kỷ Sửu - Bính Ngọ - Ất Mùi

Mệnh Bính sinh quý đông tháng Sửu, thất tiết. Bên trái thổ kim 1 đường thuận tiết. Mừng Bính toạ Ngọ tự vượng. Thời trụ Ất Mùi thấu Ấn tại Ấn khố sinh thân, Mùi là dư hoả khí: Bính đắc sinh trợ. Tuy nhiên Ất Mùi sinh trợ cho hoả nhưng Mùi thổ vẫn tiết hoả, chỉ là lực tiết không lớn. Tóm lại, tuy có sinh trợ, nhưng 2 bên trái phải đều tiết hoả khí. Mệnh thiên nhược (hơi nhược 1 chút).

Đây mới là mệnh tốt. Tốt hơn bát tự giờ Dậu nhiều.

#12 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 23/05/2017 - 04:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienKhanh, on 22/05/2017 - 00:39, said:

@AnKhoa: Cảm ơn bạn. Vừa đi dạo 1 vòng blog ông Vương Khánh thấy luận vượng suy dễ sợ quá. Thử lấy 1 vài ví dụ tại đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ số 8, Khôn: Canh Thân - Kỷ Sửu - Bính Ngọ - Đinh Dậu

Khôn tạo này ông Vương Khánh bình: 身旺,财旺,伤官生财,大富之命。Tức: thân vượng, Tài vượng, Thương Quan sinh Tài, mệnh đại phú quý. Thực tế: 始终在做生意,百万资产。Tức: từ đầu đến cuối làm kinh doanh mua bán, tài sản có trăm vạn (trung lưu).

Mệnh này Bính hoả sinh tháng Sửu thất tiết, bên trái thổ kim 1 đường thuận tiết, bên phải Đinh hoả toạ Dậu thất địa giả trường sinh. Mệnh thất tiết, thất thời, thất thế, chỉ có đắc địa toạ Ngọ, mà Ngọ lại bị hao tổn 1 ít. Đây là mệnh nhược. Dụng mộc hoả. Bát tự chỉ đắc được 2 chữ Ngọ, Đinh; dùng Đinh chế Dậu nên còn được 1 chút tiền tài; còn 2 trụ Canh Thân - Kỷ Sửu xem như vô chế, xuất môn tha phương cầu thực. Không phải là mệnh đại phú.
.........................................................................
..........................................................................

Sơ đồ xác định Thân vượng và nhược của ví dụ số 8 trên như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Qua sơ đồ ta thấy Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn không có nên dụng thần đầu tiên không thể lấy Quan Sát được mà phải lấy Tài tinh là Tân tàng trong Dậu trụ giờ (bất kể Thực Thương nhiều hay ít).

Thân vượng, Tài mạnh lại không có Kiêu Ấn nên Thực Thương không bị thương tổn hóa Thân sinh Tài. Tài lại còn có Mộ kho là Sửu, còn thêm 2 dòng chẩy (ở hàng can và hàng chi) đều từ Hỏa tới Thổ cuối cùng tụ ở Kim là dụng thần. Mệnh này nếu hành vận đẹp thì đại phú quý là cái chắc nhưng đáng tiếc hành vận lại nửa lạc nửa mỡ (tức hành vận can là dụng thần hay kỵ thần đều tử tuyệt, hưu tù) nên các vận chỉ được xem là khá trở lên đến hỷ thần là cùng. Do vậy vẫn thuộc dạng phú ông nhưng không giầu tới mức "Nứt Đố Đổ Vách", điều này phù hợp với thực tế là cả đời có được 100 vạn là đúng rồi.

Trong các vận thì vận phát Tài mạnh nhất là vận Ất Dậu vì có cả can và chi hóa Kim là Tài, riêng vận này có thể được gọi là vận dụng thần lên ngôi là vận huy hoành nhất của cuộc đời.

Tôi không hiểu khi tác giả đã đưa ra ví dụ làm mẫu và cho biết đương số giầu có như vậy mà người bình lại là người lập dị bởi vì người này một mặt ngầm thừa nhận Tứ Trụ đó là đúng nhưng lại không chấp nhận thực tế đương giầu có như vậy. Điều này trái ngược lại với những người bình thường là họ thường phải thừa nhận thực tế đã trải qua của đương số mà tác giả đã cho biết mà chỉ phản biện tác giả luận sai hay Tứ Trụ sai (về giờ sinh chẳng hạn) mà thôi.

.

Sửa bởi VULONG001: 23/05/2017 - 04:31


#13 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 23/05/2017 - 09:58

Lệnh sửu, xuất Kỷ, thì không thể nào thành đại cục được.

#14 VULONG001

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 421 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 23/05/2017 - 11:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 23/05/2017 - 09:58, said:

Lệnh sửu, xuất Kỷ, thì không thể nào thành đại cục được.

Nếu đúng như vậy thì yêu cầu Ankhoa phải đưa ra ít nhất 1 vị dụ có thực trong sách hay thực tế để có thể chứng minh được điều kết luận này là đúng.

#15 Hjmama

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 117 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 24/05/2017 - 10:04

Ví dụ số 8 trên chắc ngài Vương Khánh muốn làm rõ vấn đề vì sao bát tự này lẽ ra là mệnh đại phú quý nhưng thực tế chỉ là tầng lớp trung lưu (tiểu quý). Ko biết ThienKhanh có lược bỏ bớt ko?
Theo tôi mệnh này thuộc cách thương quan sinh tài, Thân vượng suy cận tiệm giữa điểm trung hòa nên có thể chấp nhận gánh được tài. Tuy nhiên chỉ là tiểu phú, vì sao? - Lý do đúng như AnKhoa nói : lệnh sửu, xuất kỷ thì không thể nào thành đại cục được.(Tùy theo trường hợp cụ thể song với vd8 này thì chính xác).






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |