Jump to content

Advertisements




thêm mắm thêm muối


32 replies to this topic

#1 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 22:39

Hôm nay tôi đọc thấy cái này :
" Đức Phật đã nói: "Phật không
thêm, chúng sanh cũng không
bớt". Nghĩa là mãi mãi số lượng
các vị Phật không tăng thêm, và số
lượng chúng sanh cũng không giảm
bớt. "
Cũng biết cái gì cũng có nhiều mặt ,nhiều góc cạnh nhưng vẫn phải viết vì chân lý là hình tròn
Cách hiểu câu nói của đức Phật như trên đẩy Phật Pháp vào kỳ Mạt vận.
Chúng sanh tu thành Phật thì số lượng Phật phải tăng ,sao lại viết "mãi mãi số lượng không tăng", là có ý gì.
Chân lý hình tròn nên không thể bám víu, viết ra cho Đại Chúng bám vào cũng khó ...chậc...
Ví dụ thế này: nam giới trước 16t gọi là thiếu niên, cao hơn 16 chưa vợ gọi là thanh niên, lấy vợ rồi gọi là đàn ông . Về bản chất đàn ômg, thanh niên, thiếu niên đều chỉ đến một "thằng" ở vào giai đoạn trưởng thành khác nhau. Và "Phật" là từ chỉ một thằng bất kì tu luyện đến cảnh giới vô ngã. Và Chúng sinh cũng vậy, chỉ thằng nào đó đ*o tu luyện được đến vô ngã.

#2 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 28/06/2016 - 22:51

Phật không thêm ,phải hiểu "bình thường Chúng sinh là Phật"
Chúng sinh không bớt, phải hiểu là "do mê muội Phật thành Chúng sinh"


Thanked by 1 Member:

#3 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 30/06/2016 - 12:15

Bình cảnh .rồi... ngồi rảnh... viết nhảm... tìm Duyên
.. phá bình cảnh.
Thuyết Âm dương ngũ hành:
Thái Cực tồn Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi dưỡng Tứ Tượng, Tứ Tượng diễn Cửu Cung, Cửu Cung hiện vạn vật sinh.
Chú thích thêm

_ Thái cực : là trạng thái đủ âm dương của vật bất kì, cái có Âm ( hoặc có dương ) không Dương ( hoặc không âm ) khó gọi là vật được; ví như : Phât, một điểm bất kì, số 0
_ Lưỡng nghi: nghi ngờ có hai cái gì đó, hình như chúng đang hoán đổi trạng thái.
_ Tứ tượng: gồm Phong châu tượng, Âm dương tượng, Lôi châu tượng, Ngũ hành tượng. Ví dụ tứ tượng của mùa Xuân, đầu xuân gió thổi mưa phùn cùng nắng hoà quyện vào hơi nước âm ấm bốc lên. Vài ngày sau, trời mưa nặng hơn, trời nẵng chói hơn, gió quyện từng đợt từng đợt xen kẽ, một đợt có mưa mát, một đợt có nắng ấm hơi ấm bốc lên ), đó là Âm dương tượng, âm dương đã rõ ràng. Khoảng một tháng hay hơn từ khi phong châu tượng hiện, trời nổi sấm chớp, âm dương tượng rõ ràng từng đợt, đó... biểu hiện Loi châu tượng. Ngũ hành tượng là khi sấm chớp hiện trên đầu, vạn vật sinh trưởng từ khắc này.
_ Cửu cung : là Bạn, là tôi và vạn vật,

Sửa bởi cauBao: 30/06/2016 - 12:30


#4 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 01/07/2016 - 18:16

Diễn giải Ngũ hành trong thuyết Âm dương Ngũ hành
_ thuyết viết:
Thái cực tồn Lưỡng nghi
Lưỡng nghi diễn Tứ tượng,
Tứ tượng dưỡng Cửu cung,
Cửu cung hiện, Vạn vật sinh
* Đại chúng có ý kiến không thấy Ngũ hành đâu trong Thuyết này, và trọng tâm của Thuyết khó áp dụng trong cuộc sống. Diễn giải này không biện luận với các ý kiến trên, diễn giải này chỉ nghĩa của Thuyết thêm rõ và Đại chúng nhận thức được phần nào là tuỳ Tâm.
_ Diễn giải viết:
Ngũ hành về căn bản chính là Âm dương
Trong tri thức phương Đông, thế giới quan được quan sát qua khái niệm "khí", Khí diễn hoá vạn vật.
Âm dương là haii chủ thể Khí tương tác và biến hoá căn bản
Ngũ hành biểu diễn tính chất tương tác và biến hoá của một chủ thể Khis
Ví dụ: dùng ví dụ " con gà có trước hay quả trứng có trước ". Theo Thuyết, không xác định được con gà có trước hay quả trứng có trước, do trong quá trình sinh trưởng con gà tương tác với Khí xung quanh con gà và bién hoá. Quả trứng cũng vậy, quả trứng sau khi sinh ra khác với quả trứng trước khi nở ra con gà mới. Con gà hay quả trứng đều tương tác và biến hoá với Khí xung quang nó. Ngũ hành diễn cái tính chất tương tác và biến hoá như thế nào.
Ngũ hành, nghĩa của nó là ngã năm, thời xưa ngã năm thằng nào to khoẻ chạy trước ,bây giờ đèn xanh đỏ không biểu diễn hết ý của từ ngũ hành nên ai liận được thì được mà không luận được thì thôi, diễn giải đi thẳng vào tính chất từng hành.
Hành thuỷ để chỉ Khí tác động đến chủ thể Khí
Hành hoả để chỉ khí thoát ra chủ thể Khí đí tác động một chủ thể Khí khác
Hành mộc để chỉ khí đến hay thoát là thuận hay nghịch với chỉ thể khí,
Hành kim để chỉ khí đếnhay thoát là thuật hay nghịch với chủ thể khí
Hành thổ để chỉ khí tương tác thuận hay nghịch dẫn đến biến hoá thuận hay nghịch của chủ thể khí.
Trong Thuyết, Âm Dương tương tác thông qua bốn tượng ,bốn tượng là hình thái của tương tác, cụ thể tính chất của tương tác giữa hai chủ thể Khí ( âm dương ) là không có biểu diễn trong Thuyết. Nhưng tính chất tương tác giữa hai chủ thể khí ( là Âm và Dương ) là xuyên suốt qua bốn hiện tương tương tác. Các tính chất đó ggoij là ngũ hành ,ngũ hành chuyển hoá qua bốn vận động lamd chủ thể khí biến hoá, như sau:
* khí tác động chủ thể Khí bất kì gọi thuỷ khí, chủ thể Khí sinh ra khí tương thông gọi Hoả khí, quan sát thấy chủ thể sinh trưởng, gọi khí dẫn chủ thể sinh trưởng là Mộc khí, gọi vận động la tương sinh
* chủ thể Khí phát ra khí gọi là Hoả khí, tương tác với Mộc khí, quan sát thấy, chủ thể khí phát triển rồi héo tàn nê gọi là Thổ khí,gọi vận động là tương thừa.
* Khí tác động tới chủ thể Khí bất kì gọi là Thuỷ khí, chủ thể khí sinh ra khí tương tác gọi là Hoả khí, quan sát thấy chủ thể Khí sinh trưởng là phụ ẩn tàng là chính,khí tồn tại tại thời đó gọi là Kim khí, vâ j động đó gọi là tương khắc.
* chủ thể khí phát ra khí gọi là Hoả khí, hoả khí tương tác Kim khí, quan sát thấy chủ thể khí bất thông bất động, kết luận khí này không thể tồn tại trong chủ thể Khí, nên gọi Thuỷ khí, gọi vận động nay là tương vũ.
Bốn vận động trên diễn hoá hủ thể khí, làm chủ thể khí biến hoá đến trạng thái mới, hay quy trình sinh Âm của chủ thể Khí bất kì.

#5 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 03/07/2016 - 12:14

Tri kiến đã trình bày có điểm sai lầm, tôi xin sửa lại, Đại chúng bỏ quá cho.
Tôi viết : Tứ tượng là phong châu tượng, âm dương tượng, lôi châu tượng, ngũ hành tượng.... đó là tôi diễn giải sai.
Xin đính lại như sau : Tứ tượng bao gồm bốn tượng là:
* Phong châu tượng
* Lôi châu tượng
* Điện châu tượng
* Vũ châu tượng
Đầu tiên Phong hiện, Lôi tượng hiện thứ hai, thứ ba là Điện tượng, Vũ tượng thứ tư.
Trong một cung, đồng đều bốn tượng diễn ra, nghĩa là Ngũ hành thái hoà Vạn vật sinh. Bình thường Tư tượng đều hoạt động, nhưng Ngũ hành không thái hoà nên tứ tượng không rõ ràng. Ví dụ bốn tượng diễn giải bên trên, chủ đích liên hệ thực tế giúp Đại chúng hình dung được tứ tượng. Ví dụ trên chưa thể hiện sự diễn hoá của Tứ tượng vì tứ tượng chỉ là Hình tướng của Ngũ hành khi tương giao thôi.
Phần Diễn giải Ngũ hành bên trên mới giới thiệu sơ qua ngũ Khí trong Ngũ hành, giúp Đại chúng thống nhất nhận thức trong các Diễn giải sau.

#6 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 10/07/2016 - 20:19

Tôi mạo muội xin tự bộc bạch đôi lời.
Khi viết vài thứ lên forum này, tôi cũng muốn chao chao một chút vì nghĩ bản thân đã nắm cả vạn vật rồi. Hài thật, khi Diễn giải mới thấy Ngũ hành tương tác đan sen thâm sâu, bản thân chưa thể diễn giải hết quá trình vạn động của Ngũ hành. Nên tôi không viết thêmgif nữa, nhưng tôi để thớt dừng nửa trừng cũng không phải việc tốt đẹp gì, tôi quyết định viết nốt những gì nhận thức được để sau này nhìn lại thấy được sự ngây ngô của bản thân và cũng chia sẻ với người hữu duyên_ nhỡ có Ai đó đọc hiểu những điều tôi viết thì sao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Trình đọ tôi hiện tại Diễn giải mất rất nhiều thời gian, sẽ sẩy ra sai xót mà sau này sửa lại mất công, để tu luyện cao hơn tôi lại xin chia sẻ nhận thức cuar tôi về Ngũ hành ( hay Luật của Ngũ hành ) với Đại chúng.
Nếu phải diễn tả Thế giới này thật ngắn gọn, tôi sẽ nói hai từ Vận Động, Vận động không ngừng nghỉ, không có điểm kết thúc Vận động, nên cũng khồng có điểm bắt đầu của Vận động, bất kỳ cái gì ngừng Vận động đều dẫn tới Thế giới diệt vong. Vạn vật trong thế giới tác động với nhau, tự bản thân trong vạn vật cũng diễn ra quá trình tác động- được gọi là sự tự chuyên hoá ,vạn vật vận động là đặc điểm của Thế giới. Quá trình Vận đọng tạo ra Thế giới này được diễn giải qua Luật của Ngũ hành.
Tôi xin trình bày Luật này:
Khắc thứ nhất, sau khi có tính Vận động, thuỷ khí sinh
Khắc thứ hai, thuỷ khí vận động, hoả khí sinh
Khắc thứ ba, thuỷ khí tương tác hoả khí, mộc khí sinh
Khắc thứ tư, thuỷ khí với hoả khí tương tác mộc khí, kim khí sinh
Khắc thứ năm, tứ khí ( kim mộc thuỷ hoả ) tương tác,thổ khí sinh
khắc thứ sáu, ngũ khí ( kim mộc thuỷ hoả thổ ) tương tác, thuỷ khí diệt
Khắc thứ bảy, tứ khí ( hoả mộc kim thổ ) tương tác nhau, hoả khí diệt
Khắc thứ tám, ba khí (mộc kim thổ ) tương tác nhau, mộc khí diệt
Khắc thứ chín, kim khí tương tác thổ khí, kim khí diệt
Khắc thứ mười, thổ khí tự chuyển hoá sang hình thái mới khác với trạng thái ban đầu được sinh ra
Dừng diễn, tổng kết lạ:
thuỷ khí có sáu trạng thái tương tác trong một quá trình vận động, sáu trạng thái thuỷ khí gọi là hành thuỷ
Hoả khí có sáu trạng thái tương tác trong một quá trình vận động, sáu trạng thái này gọi là hành hoả
Mộc khí có sáu trang thái tương tác teong mọt quá trìnhvaanj động, sáu trạng thái này gọi là hành mộc
Kim khí có sáu trạng thái tương tác trong một quá trình vận động, sáu trạng thái này gọi là hành kim
Thổ thí có sáu trạng thái tương tác trong một quá trình vận động, sáu trạng thấinyf gọi là hành thổ
Thế giới có vô vàn vận động, Bạn từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rồi già đi tới cái chết, không ngoài sự vận động ,chết rồi cũng chỉ là bắt đầu quá trình vận động.mới ,quá trình vận động tiếp tục không ngừng.
Tiếp tục Diễn giải
Khắc thứ mười một, trong hành thổ mới sinh, bắt đầu co vận động, thuỷg khí sinh
Khắc mười hai, trong hành thổ mới sinh, thuỷ khí tương tác hoả khí, hoả khí sinh
Khắc mười ba, trong hành thổ mới sinh, thuỷ hoả khí tương tác uyển chuyểni, mộc khí sinh
Khắc mười bốn, trong hành thổ mới sinh, thuỷ hoả mộc khí tương tác biến hoá, kim khí sinh
Khắc mười năm, trong hành thổ mới sinh, thuỷ hoả mộc kim tương tác diễn sinh tuần hoàn, thổ khí sinh
SAu mười năm khắc, một chủ thể Khí bất kì được hoàn thiện.
Ngừng diễn giải... khắc mười sáu, chủ thể Khí tách lamd đôi, và tôi khong diẽn giải tiếp được.
Đến khắc mười năm, chủ thể Khí bất kì, bắt đầu tương tác bên trong nó và tương tác ra xung quanh bên ngoài nó,. Chủ thể Khí bất kì, có hai quá trình vậm động ở bên trong và ben ngoài, hai quá trình vận động này cung tương hỗ nhau, dẫn đến mỗi một quá trình vận động tự biến hoá. Khá là khó diễn giải quá trình
Do cảnh giới tu luyện thấp, dễ dẫn đến sai sót, tôi ngừng diễn giải ở đây.

#7 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 11/07/2016 - 14:44

Không hiểu CauBao đang diễn giải sự vận động của ngũ hành trong lĩnh vực nào ? Có phải là sự vận động của ngũ hành trong Thiền không nhỉ . Vậy mà nói là đã nắm được vạn vật . Thật là không ra làm sao . Cái sự vận động của ngũ hành trong Thiền định khác với sự vận động của ngũ hành trong tự nhiên . Sự vận động của ngũ hành trong tự nhiên là cơ sở khoa học để các nhà tư tưởng xây dựng học thuyết ngũ hành vận động trong lĩnh vực của mình . Cho nên nắm được sự vận động của ngũ hành trong tự nhiên một cách chính xác toàn diện sẽ là cơ sở xem xét sự đúng sai của các học thuyết có liên quan đến ngũ hành , âm dương . Đừng nói rằng nắm được vận vật khi mình chỉ biết một lĩnh vực mà thôi .

#8 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 13/07/2016 - 17:57

Dịch học... tôi nghĩ đến Kinh Dịch, có một vấn đề trong đó, vấn đề quan trong nhất khi ứng dụng kinh Dịch
Trước khi viết về kinh Dịch, tôi có hai cái chú ý cho Người đọc thớt này:
Thứ nhất , tôi không tranh luận, bạn có thể hỏi cái gì bạn chưa hiểu, nhưng muốn thay đổi nhận thức của tôi qua tranh luận thì đó là thừa, không Ai đủ trình độ để tranh luận với tôi, cái này thuộc về vấn đề tự tin, có thể tôi viết sai điều gì đó nhưng nếu tôi không nhận thức cái gì đó sai thì cung khpong có Ai nhận thức được cái gì đó sa. Mọi thứ tôi viết tren đây, ngươif đọc nhận thức được đều gì là tuỳ Tâm người đọc
Thứ hai, Người đọc đọc không hiểu điều gì thì người đọc nên hiểu điều đó chưa đến lúc phải hiểu, đến thời điểm nhất định nào đó người đọc sẽ hiểu. Nếu cố muốn hiểu, người đọc nên loại bỏ cảm xúc trước khi đọc, vẫn chưa hiểu, mời hỏi, tôi cố gắng trả lời hết khả năng nhưng không tranh luận. Vì sao, vì ngôn ngữ là cái biến hoá nhất trong vạn vật, ngôn ngữ biến hoá ngay ở hiện tại, không đợi đến tương lai. Tôi xin ví dụ, chữ Văn, bạn nghĩ gì về chữ này , với tôi chữ Văn chỉ { nhiều lớp nang xếp xen nhau trong một chủ thể `" khác cái hiẻu của chưa, ví dụ khác từ Văn Hoá chỉ " nhiều lớp nang xếp chồng lên mhau và biến hoá trong một khoảng không thời gian cụ thể " nớp nang được hiểu là bất cứ cái gì, chữ Văn Hoá trong tôi khác với chữ Văn Hoá trong bạn vì nó đã biến hoá.
Dịch kinh rất hay, nhưng Dịch không phổ biến trong đời sống ,vì sao... Vì không ai hiểu " Nguyên, Hanh ,Lợi, Trinh" là gì. Vì không hiểu đúng bốn từ này, nên ai đó dùng Dịch luận giải sẽ có hiện tượng lúc đúng lúc không.
Trong kinh Dịch, hai quẻ Bát thuần Kiền và Bất thuần Khôn giới thiệu một thứ là cốt lõi mọi thứ, một thứ ẩn trong bốn chữ " NGUYÊN HANH LỢI TRINH" .
Tôi giải nghĩa bốn chữ này, Trinh là cố chấp, Lợi là lanh lợi, Hanh là thông hiêur, Nguyên là nguyên bản, nguyên thuỷ. Bốn chữ này chỉ Tâm tưởng hay Đạo tâm trong mỗi con người, tâm của mõi người vận động qua lại bốn chữ này. Tại thời điểm bất kỳ, một chữ trong bốn chữ là chủ đạo biểu hiện ra con người bạn, ba chữ khác là phụ . Bạn nhìn thấy chữ Trinh ở bọn trẻ con, chúng cô chấp, nghĩ sao nói vậy, bảo thủ.... thời đại này diễn tả bốn chữ này thật khó... chữ Lợi chỉ tính tinh tế, lanh lợi, khôn vặt, khôn lỏi, mềm mong nhưng cũng giảo hoạt. Chữ Hanh chỉ trí tuệ, thông hiểu, chấp niệm còn ít, thấy xuyên suốt vạn vật, không cái gì che chắn được cái tâm này, thông tuệ. Chữ Nguyên chỉ tâm thanh tịnh, phá sạch chấp với niệm, giống như tâm một vị Phật .
Bốn chữ này thật khó diễn giải vì diễn giải càng nhiều thì càng sai, nên tôi xin ngắn gọn lại. Ai muốn học Dịch phải hiểu tâm ta tại hữ nào, còn ai muốn bói Dịch phải hướng tâm dạt chữ Nguyên trong khoảng thời gian bói
Tôi giải nghĩa quẻ Bát thuần khôn để bạn đọc lý giải rõ hơn những cái tôi viết ở trên. " Khôn, nguyên hanh lợi trinh trắng của con gà mái ( trinh trắng của con gà mái là chỉ chữ trinh hay cái người biểu hiện tâm thức là chữ trinh là kém nhất, từ ngữ các cụ ngày xưa toàn tượng hình nên nghĩa rộng và sâu, càng giải càng thấy thiếu nghĩa, có nghĩa không cách nào viết, nên nhận thức được là tuỳ duyên bạn đọc ) ,người quân tử thông suốt thì sung sướng và vạn vật thuần phục, trước là mê sau thì đắc đạo, lợi ( chữ lợi này chỉ nhận thức) tây nam đắc bằng đông bắc táng bằng ( câu này nói cái lợi mà hiểu bốn chữ này là hiểu biểu lý thái cực đồ, chữ bằng chỉ cái gì đó có đôi, đắc là được, táng là tặng, tây nam là chiều đi xuống chiều dương trong thái cực đồ, đoong bắc là chiều đi lên chiều âm trong thái cực đồ, bằng là đôi âm dương ) an trinh ( loại bỏ chữ trinh ) cát là kết thúc đẹp.
Người bói Dịch phải hướng tâm thường trụ tại chữ Nguyên trong một ngày, còn tâm thường trụ tại chữ Trinh thì thôi khỏi xem bói làm gì.. tôi cũng muốn viết thêm nhưng lại nghĩ bạn đọc chắc hiểu được bao nhiêu nên tôi dừng ở đây.

Sửa bởi cauBao: 13/07/2016 - 18:27


#9 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 14/07/2016 - 21:42

Quả là một người rất mẫn cảm . Đúng là con người của Thiền , nhưng chưa thể nhập Thiền thực sự . Ví dụ cụ thể là ; đây là diễn đàn trao đổi học thuật . Người đã đăng bài đương nhiên phải tranh luận để bảo vệ cái đúng của mình ( ở đây tôi không nói những gì bạn viết là sai , mà tôi cho rằng đều đúng , nhưng trong Thiền mà thôi ). Có như vậy sự trao đổi mới có ích lợi , giống như ích lợi của Thiền trong cuộc sống . Vì sao tôi nói bạn chưa nhập Thiền thực sự vì bạn không giám tranh luận , vì bạn nói rằng viết cho ai hiểu được bao nhiêu thì hiểu , ... Điều đó cho thấy không phải tôi tự phụ mà chính là bạn . Tôi không bảo thủ vì tôi sẵn sàng tranh luận để thấy được cái ngu tối của mình còn bạn thì không . Vậy chính bạn, người bảo thủ là chính bạn . Cho nên , còn lâu bạn mới thực sự nhập Thiền . Tuy vậy chúng ta không nên tranh luận điều vô ích .
Bạn nói rất thích đọc Kinh Dịch , nhưng bạn có biết nó được hình thành như thế nào không ? Bạn có biết những lời nói của bạn về Kinh Dịch cho thấy bạn không hiểu gì về nó cả . Tôi ví dụ : Khi giải giải thích về Nguyên , Hanh , Lợi Trinh bạn lấy Cái Tâm để làm cho người khác hiểu , Trong khi nói về TÂY NAM ĐẮC BẰNG , ĐÔNG BẮC TÁNG BẰNG bạn lại sử dụng hướng vận động của khí để giải thích . Đó là sự mâu thuẫn . Người đọc kinh dịch và hiểu Kinh Dịch kiểu như bạn rất nhiều nếu không muốn nói là vô số . Bạn cũng giống như họ ở chỗ không biết rằng Kinh Dịch chỉ là phần ngọn của Dịch mà không biết đến cái gốc của nó . Điều này giống như một người xem bức tranh vẽ cảnh đẹp của một con suối mà nói rằng đã cảm nhận hết sự mát mẻ của dòng nước khi tắm ở đó vậy .

#10 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 15/07/2016 - 23:22

Bốc được Địa Lôi Phục... Kinh Dịch muốn phục thái. Cũng tốt,
Gửi banchatdichhoc:
Đúng, bạn nói đúng, tôi đang tham thiền quán sâu, những gì tôi viết là nhận thức của tôi và tôi không có ý định xác định nó đúng hay sai từ một tri kiến khác. Do thời gian thôi, tôi không có thời gian, thời gian dùng thuyết phục người khác là rất lớn, hơn nữa, học thuật không phải ' Cái ' sinh ra ' Vật ', học thuật chỉ diễn tả quá trình sinh ra Vật. Vì hai lý do trên, tôi không có hứng thú với hoc thuật, không hứng thú không có nghĩa là không nguyên cứu, ví dụ vậy: một cầu thủ bóng đá khong cần biết có bao nhiêu loại Lực tác động vào quả bóng
Học thuật đến với tôi tự nhiên, tôi không nhập thiền hay xuất thiền, nên tôi viết học thuật đến tự nhiên. Laikj nói thiền, khái niệm thiền của tôi khác rất khác với các khái niệm thiền mà bạn biết, mọi người biết. Lưu ý bạn
Bạn đề cập đến từ " sự mâu thuẫn ", tôi không biết... với bạn " sự mâu thuẫn " có đáng sợ không. Với tôi, chữ Dịch, bản thân cái chữ " Dịch " gốc hán việt đã diễn tả sự mâu thuẫn rồi, tất nhiên sự mâu thuẫn có quy luật. Mâu thuẫn là biểu hiện của Hoà hợp, hoà thuận tiềm phục tromg mâu thuẫn, không có hoà hợp không có mâu thuẫn, nói chung đó là quá trình sinh diệt của vạn vật, và Kinh Dịch cũng là một vật, tôi cũng biết nó rất gần với cái sinh ra mọi vật. Vì Dịch không phải " cái " sinh ra mọi vật nên tôi không quan tâm nó từ đâu ra, hay nguồn gốc của nó, biết những thứ đấy không làm tôi thông minh hơn. Thông minh với học thuật không liên quan với nhau, tuy thông minh và học thuật cung từ " một " ra nhưng thông minh khômg có nghĩa có học thuật, có học thuật không có nghĩa phải thông minh, thông minh với học thuật không phải một cặp đối đãi trong khái niệm Dịch.
Tôi không tìm hiểu có bao nhiêu người hiểu Dịch giống tôi, nhưng tôi cho là không có Ai đâu, cái này tôi nêu ví dụ bạn thấy ngay.
Tôi viết ví dụ" trong Dịch có một đò hình biểu diễn tri kiến của Dịch, nó khác với đồ hình bạn đã thấy hay bạn cho là hợp với lý của bạn, tri kiến của bạn về Dịch"
Ví dụ viết:
Tây namc thuỷ giáng, sinh sơn trạch hoá địa
Đông bắc hoả thăng, sinh phong lôi làm thiên
Bạn thử tìm ai muốn luận cái thái cực đò này với tôi, thái cực đò này khác tất cả những cái nhận thức của bât kì ai về thái cực đồ từ khi thái cực đồ được ghi chép ra văn bản đến nay.
Bây giờ, bạn nghĩ xem , tôi không đào lên được một cái thái cực đồ cổ có niên đại trên 2000 năm thì ai tin tôi, tranh luận đẻ làm gì, Dịch có ích, đồng ý, Dịch đáng để bỏ thời gian tranh luận, đồng ý, vấn đề là thời đại. Bốc quẻ Địa Lôi Phục, có vẻ thời điểm kinh Dịch hiển phục đến rồi, nhưng tranh luận vẫn chưa phải thời điểm bạn ban hatdichhoc ạ, bạn mãn cảm đấy.

#11 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 16/07/2016 - 20:29

Có sự tranh luận thì việc lên diễn đàn mới đem lại sự sảng khoái . ok
Sự tranh luận không chỉ dừng lại ở việc thay đổi quan điểm của người khác mà còn đi đến mục đích cao hơn nưa là tìm ra những tri trức đáng tin cây và có ý nghĩa với tất cả mọi người . Vì vậy không nên ngại chuyện mất thời gian .
Về bài viết của CauBao tôi có mấy ý kiến như sau :
- Về vấn đề MÂU THUẪN . Bạn không nên đồng nhất ý nghĩa của mâu thuẫn mà tôi nêu ra trong quá trình bạn giải thích về Dịch và mâu thuẫn quy định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng như trong triết học đề cập đến .
- Về vấn đề THÔNG MINH VỚI HỌC THUẬT bạn nên xem lại cách diễn giải .
- Về vấn đề TRI KIẾN TRONG THÁI CỰC ĐỒ mà bạn cho là bạn phát hiện ra , tôi lại thấy không khác so với lí luận về thái cực đồ thuyết của Chu Liêm Khê .
- Về việc tranh luận với người khác không nhất thiết phải chứng minh bằng đồ vật có thật . Vì đồ vật có thật của thời xa xưa có thể không còn tồn tại được do ảnh hưởng của thời gian . Tuy nhiên người ta vẫn có thể tranh luận và hoàn toàn thuyết phục được người khác nếu quá trình giải thích hoàn toàn minh bạch , rõ ràng , tất nhiên phải mang tính khoa học và logic .
Cuối cùng , tôi muốn nói với bạn rằng thời gian với bất kì ai cũng đáng quí . Nếu thực sự không muốn giải thích hay tranh luận thì tốt nhất không viết gì trên diễn đàn cả .

#12 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 17/07/2016 - 19:10

Nhận thức về Âm và Dương, hôm nay tôi đọc một số thuyết âm dương ngũ hành của một số học giả xưa, như Chu Liêm Khê, Chu tôn Di, vài người khác nữa. Đạp vào mắt tôi là cụm khái niệm, Âm động Dương tĩnh hoặc Dương động Âm tĩnh, và đồ hình thái cực cũng đa dạng. Tôi không bàn luận đúng sai, tôi viết tri kiến của tôi ra và các bạn đọc tự đánh giá .". Giết Vua không phải việc diễn ra trong một ngày"
Âm và Dương, động và tĩnh... có một vaans đề: Âm không gắn cố định với động hoặc tĩnh, Dương cũng không được gắn chặt với động hoặc tĩnh. Vì âm dương và động tĩnh chỉ hai cái khác nhau. Cái gì khác
Âm dương chỉ quá trình diễn sinh tuần hoàn kép kín, đầy đủ là hai cụm từ thái Âm và thái Dương
Động tĩnh chỉ bản chất quá trình Âm.dương diễn sinh tuần hoàn kép kín, cụm từ đầy đủ là thiếu âm ,thiếu dương.
Ví dụ: trên một mặt phẳng, vẽ một hệ toạ độ với trục tung là động tĩnh, và trục hoành là âm dương. Bây giờ, bạn đọc tưởng tượng một chút, xin lỗi các bạn tôi viết bài bằng điện thoại sámung cùi không cách nào vẽ hình cho bạn đọc dễ hình dung, bạn nào vẽ được hìnhụ minh hoạ thì toi xin cảm ơn,... âm gắn liền với động hoặc gắn liền với tĩnh và ngược lại dương gắn liền với tĩnh hoặc động, vì có hai giả định âm động dương tĩnh và âm tĩnh dương động, cụ thể nhé,
lấy âm động dương tĩnh, chỉ kẻ được một đường thẳng từ âm động sang dương tĩnh.
Âm tĩnh dương động cũng thế, chỉ kẻ được một đường thẳng từ âm tĩnh đến dương đông.
Nếu không gắn âm động dương tĩnh hoặc âm tĩnh dương động thì sao...nghĩa âm có thể động lại tĩnh và dương hết tĩnh lại chuyển sang động, sẽ vẽ được đường đi từ âm sang dương dưới dạng sóng, hoặc vẽ được đường kẻ từ dương đến âm dưới dạng sóng.
Kẻ đường thẳng chỉ cái chết, vẽ một đường dạng sóng chỉ.vận động. Nói gọn âm lúc động lúc tĩnh theo chu kì và dương thì ngược lại, rõ hơn âm mà động thì dương sẽ tĩnh và âm mà tĩnh thì dương sẽ động, đó cungz chính là nghiax từ Dịch.
Thiếu âm thiếu dương là câc cặp từ nhiều ít, cứng mềm, đẹp xấu, trong đục, hay dở, vui buồn ..v..v
Thái âm thái dương là các cặp từ chung thuỷ, cửu thọ, hùng thư
Chắc có bạn đọc sẽ nói ngày xưa không có môn hình học và các Cụ không thấy được cái đó
Vậy ví dụ đơn giản hơn, bạn đọc phân biệt được thái âm thái dương khác thoếu âm thiếu dương
Mẹ tôi khi trẻ xinh lắm, bây giờ già rồi nhăn nheo xấu xí, định trẻ là dương già là âm, mới sinh tôi nhăn nheo xấu xí lắm, bây giờ hành niên rồi tôi xinh lắm ,định mẹ là dương tôi là âm. Sau này già tôi xấu xí lắm.
Xấu đẹp chỉ bản chất quá trình âm dương diễn hoá.
ví dụ khác, bố mẹ tôi mới sinh tôi vất vả lắm, tôi ăn ngủ nhàn nhã lắm, định bố mẹ là dương tôi là âm, bây giờ bố mẹ tôi về hưu và nhàn nhã lắm còn tôi vất vả làm việc kiếm tiền cưới vợ. Bố mẹ là thái dương, tôi thái âm, vất vả và nhàn nhãn là thiếu âm và thiếu dương.
Lưu ý khong được định rõ cái gì là dương cái gì là âm, định cái này là dương thì đối với cái kia sẽ là âm, như bố mẹ là âm thì tôi là dương hoặc bố mẹ định là dương thì tôi là âm. Dương không bắt buộc là chồng, âm không gắn chặt với vợ, trời định là dương thì đối với nó đất là âm, và hoàn có thể định lại trời là âm thì đất là dương ,cố định trời là dương đất là âm không sai nhưng làm cho bạn không hiểu được thuyết âm dương ngu,x hành,
Vậy lại nói thái cực sinh âm trươca hay dương trước,
Bạn có một cái que A ,ban không có cái que khác để đổi đãi với que A bạn không xác định được que A là dương hay âm ,bạn bẻ que A làm đôi, thành hai que B và C, khi đó que B đối với que C, và xác định được âm dương, cái que A gẫy làm hai que B và C ,không thề xác định ra âm dương vì nó khong còn nữa, que A ẩn trng que B và que C rồi.
Lưu ý thái cựck hông nên hiểu là cái sinh âm dương , thái cực là trạng từ chỉ sự đối đẫi vĩ đại, cái mà sinh âm dương, khi đó chi có mình nó trước khi sinh, không có cái gì để đối với nó mà gọi nó là cái gì, sau này lão tử muốn viết về nó nên tạm gọi là đạo, sau khi sinh âm dương, nó trong vạn vật gọi là tâm. Nhười Việt cổ gội nó là Ba sau khi sinh âm dương, nó ở trong van vật gọi là Mẫu

#13 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 21:22

Đạo Mẫu.
Mẹ của muôn loài. Tôi khôn định khôi phục đạo Mẫu, nhưng đạo Mẫu sử dụng tri kiến của thuyết Âm Dương ngũ hành làm cốt lõi để giáo hoá, tất nhiên có Ai đó sẽ nghĩ đạo Mẫu không quan hệ gì đến thuyết Âm Dương ngũ hành, tôi tôn trọng suy nghĩ đó và khuyên Ai đó mà nghĩ vậy không nên đọc tiếp, đơn giản những điều tôi viết dưới đây không dành cho Người đó.
Ngoài đạo Mẫu, Thuyết còn là tri kiến cót lõi trong nhiều môn Đạo khác, các môn Đạo bạn đọc thấy trên wed này, nhưng tôi không dùng tri kiến trong các môn Đạo đẻ giải thích thuyết vì nó cách đó rất phức tạp, đi từ các ngọn xuống gốc, bạn đọc mà chấp vào từ ngữ sẽ rất khó hiểu. Ví dụ như
Sự phân biệt giữa Thái âm Thái dương và thiếu Âm thiếu Dương, thái âm thái dương là lương nghi, còn thiếu âm thiếu dương chỉ hình thái tương tác của ngũ hành được lượng hoá. Tất sẽ có bạn đọc chấp vào từ ngữ mà phản kháng lại cái Hiểu.
Nếu bạn đọc có nhiều ý trái chiều với những tri kiến tôi viết ở trên, thì bạn đọc nên khảo sát hai đặc tính của Thuyết tôi viết dưới đây, khảo sát hai đặc tính của Thuyết đưa bạn đọc đến gần tri kiến Thuyết hơn
Hai đặc tính của Thuyết:
_ Thuyết có tính Tập, một tập lớn được tạo ra bởi nhiều tập con, nhiều tập con lại được tạo bởi nhiều tập con hơn nữa, thái Âm thái Dương và tập con của nó thiéu Âm thiếu Dương.
_ Thuyết có tính Lặp, Âm Dương lặp đi lặp lại tạo ra mọi vật, trong mỗi vật, thiếu âm thiếu dương lặp ngắn có chu kì, cái động sau bắt nguồn từ cái tĩnh trước và cái tĩnh sau bắt nguồn từ cái đọng trước. Thái Âm thái Dương thid cái Lặp dài hơn, cái Không của cái " này " dược bắt nguồn từ cái vong của cái " khác " trước nó, cái khô ng chỉ sự bắt đàu của một vật , cái vong chỉ sự kết thúc mootj vật.
Khảo sát xung quanh, bạn đọc sẽ thấy được Thuyết
Xin nói rõ hơn không vong trong thực tế để bạn đọc khảo sát, khi phụ nữ mang thai thì cái thai đang trong trạng thái không, trạng thái không trong khoảng chín tháng mười ngày, khi một 'người' không còn thở đã chết thì ' người' đó trong trạng thái vong, trạng thái vong diễn ra tong khoảng bốn mươi chín ngày, tuỳ chấp niệm nhiều ít mà người đó tiếp tục sống ở đâu.
Tôi chưa diễn giải qua trình tương tác Âm Dương, ảnh hưởng tiến trình nhận thức của bạn đọc, cái này không có cách nào, khó thuyết phục bạn đọc, hiện tại thật không có cách nào, nhưng tôi vẫn nêu mục đích của Thuyết cho Ai đó đủ Duyên, vì ita nhất cũng phải có mọt người khác nhận thưca như toi
Đạo Mẫu, không phải riêng Đạo Mẫu, tất cả câc đạo trên thế giới, đều nói về một cái mà tạo ra mọi thứ hay một thứ cốt lõi là gốc của mọi cái, sau đó là cách thức để người học hoặc giáo trình để người học thực hành. Tìm hiểu Thuyết giúp bạn đọc thấy cái mà.các Đạo giáo nói đến là cái gì và cách thức nhận thức cái dó khác nhau chỗ chỗ nào.
Trong Thuyết, bất kì cái gì, bất kì vật gì cũng có hai phần Âm dương, con người cũng vậy. Trong bạn, giả định phần mà bạn nhận thức được là phần Dương, thì còn một phần khác trong bạn là phần Âm, mà bạn không nhạn thức được, không nhận thức được không phải là khong nhận thức được mà phần dương hoạt độn quá mạnh làm phần Âm hoạt động chậm mà ẩn đi, trạng thái dương thịnh âm suy khéo dài làm mất nhận thức phần Âm dẫn đến bạn không nhận thức Mẫu bên trong bạn. Khi trong bạn, phần Dương Âm động tĩnh có chu kì đều thì bạn nhận thức được Mẫu rồi.

Thanked by 1 Member:

#14 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 12/08/2016 - 18:04

Man thư.
bài này tôi trình bày khái niệm man thư, một khái niệm đại hán, một khái niệm man thư khác là khái niệm học thuật phương đông từ trung quốc sang việt ta, đúng là buồn cười, tư tưởng đại hán điển hình.
tại sao man thư là tư tưởng đại hán, đơn giản người hán không hiểu Đạo là gì, Thuyết âm dương ngũ hành là gì, nên người hán tạo ra khái niệm man thư lòe thiên hạ. Lòe thế nào, tất cả các dân tộc đều nhận thức được Đạo, sự thật bất kì ai cũng nhận thức được Đạo, nhiều ít tùy duyên, điều đó gây nguy hiểm cho người hán, vì người hán luôn coi họ là nhất, là trung tâm dưới gầm trời này, mọi dân tộc đều phải phụ thuộc người hán, cả về tư tưởng. Do đó, người hán có quyền xâm chiếm và phá hủy mọi thứ, cả văn hóa và học thuật, người hán cho là mọi thứ từ họ đi ra mới đúng, học thuật mà người hán đề ra mới là chính Đạo, đại diện là Hoàng chiều dân tộc hán, và học thuật không được hoàng chiều công nhận gọi là man thư. Tôi không biết người hán có viết man thư cho người việt không, tôi cũng không nhìn thấy nên tôi không bàn, mà tôi muốn cho bạn đọc một nhận thức khác, khi bạn muốn giết chết học thuật dân việt mà cứ giết đầu này, nó lại mọc đầu khác, giết không nổi, vì đạo là đời, đời là đạo, đạo từ đời mà ra, sau đó đạo lại sinh đời, có đời tất sẽ có đạo( đạo là danh từ, thuyết âm dương ngu hành biểu diễn nội hàm danh từ Đạo). Bạn đọc sẽ làm gì học thuật dân việt khi xóa mãi không hết, với tôi, tôi sẽ giết chết hai ba đời học thuật giả, đốt hết mọi thứ liên quan đến học thuật, đốt và giết tất sẽ còn sót, để làm triệt để, tạo ra khái niệm man thư, khái niệm học thuật đến từ phương bắc, một mũi tên chúng ba đích, vừa thỏa mãn quan niệm học thuật từ hoàng triều ban ra là chính đạo, vừa giết chết ý thức khôi phục học thuật của các dân tộc khác, lại có thể xây dựng ý thức thuần phục của các dân tộc khác vào hoàng chiều hán.
tôi biết có bạn đọc sẽ lăn tăn về việc sao không giết được học thuật, hay man thư được tạo ra để giết học thuật đấy thôi, tôi sẽ trả lời cái lăn tăn của bạn đọc dưới đây, nhưng trước hết, bạn đọc nên trải nghiệm học thuật chính danh trung hoa, hiện tại cái này rất mở, bạn đọc sẽ thấy các ý sau:
__ chuyên gia nguyên cứu học thuật phương đông trung quốc không nhận thấy sự liên hệ giữa học thuật phương đông với văn hóa trung quốc
__ và trên các diễn đàn học thuật Trung Quốc, tranh luận học thuật to hơn diễn đàn Việt Nam, cãi nhau to hơn mấy vị học thuật gia Vn, như mổ bò.
(còn tiếp)

Thanked by 1 Member:

#15 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 12/08/2016 - 19:39

(tiếp)
Man thư là để giết học thuật, để củng cố khái niệm trên thì khái niệm học thuật đến từ Trung Hoa hay phương bắc được tạo ra. Về cơ bản thì khái niệm man thư làm rất tốt công việc mà nó được giao. Nhưng sự thật, khái niệm man thư không ác như bạn đọc nghĩ, Man thư chỉ ác khi người hán ghép nó vào một mục đích xấu là tiêu diệt học thuật của dân tộc khác, còn bản chất khái niệm man thư chỉ các cái giúp học giả hiểu về đạo, vì Đạo là rất lớn, lớn đến nỗi không thể viết hết nghĩa từ này, kể cả nội hàm của đạo được biểu diễn qua thuyết âm dương ngũ hành( lưu ý ngoài lề : trước khi từ đạo được sinh ra bởi lão tử, thì người Việt cổ có một danh từ tương đương là Ba, danh từ Ba chỉ thuyết Âm dương ngũ hành, và Thuyết biểu diễn nội hàm của từ Ba, từ Mẫu tương đương với từ Tâm, từ Ba và từ Mẫu đều chỉ Thuyết âm dương ngũ hành nhưng ở hai thể khác nhau, bản thể và dụng thể, Thuyết đều diễn giải nội hàm hai thể này, tôn giáo phương tây từ Ba tương đương với chúa Cha, từ Mẫu tương đương với chúa Con, chúa thiên thần chỉ cá thể qua quá trình tu tập đã đến gần với chúa, tương đương với từ Tử ở phương đông) . để lưu ý người học Đạo thấy được những gì họ đọc chỉ là một góc của Đạo nên khái niệm Man thư được tạo ra, ý nghĩa của từ Man thư giống y hệt ý của vị Phật Thích ca khi tuyên bố chưa từng nói lời nào sau 49 năm giảng pháp, đấy là thật nghĩa từ Man thư. Sau này người hán dùng từ man thư với một nghĩa khác như bạn đọc đã biết, vì người hán không biết gì về Đạo. Tôi sẽ giải thích tai sao nói người hán không biết Đạo dưới đây, thật ra bây giờ người Việt cũng chả biết gì về Đạo, tôi dám viết vậy, đừng tự ái, tự ái là vô ích.
chú thích: chuyên gia nguyên cứu học thuật Trung Quốc là nói giới học thuật gia chính danh do nhà nước Trung Quốc quản lý và học thuật gia chỉ số đông học giả ứng dụng học thuật vào đời sống nói chung.
(còn tiếp)






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |