Jump to content

Advertisements




Trí tuệ nhân tạo đang âm thầm chiếm lĩnh thế giới


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 11:15

“Trí tuệ nhân tạo đang âm thầm chiếm lĩnh thế giới”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngày 3/12, tạp chí Das Magazine của Thụy sỹ đăng bài điều tra về vai trò của Big data trong chiến thắng của Trump và Brexit. Ngày 6/12 The Insider dịch ra tiếng Nga. Ngày 8/12, trênbloomberg.com có bài phản biện lại. Ngày 9/12, bản dịch tiếng Việt được đăng trên blog này và đến nay thu hút hơn 3000 lượt share trên Facebook. Cũng 9/12, radio Svoboda

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Sergey Dobrynin phỏng vấn Michal Kosinski – một trong những nhân vật chính của bài báo đầu tiên. Xét thấy sự quan tâm của độc giả tiếng Việt, chúng tôi đã dịch toàn bộ bài phỏng vấn ở dưới dây. ND.


Công ty của Anh Cambridge Analytica (CA) đã giúp Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhờ công nghệ Bid Data và quảng cáo hướng mục tiêu cá nhân trên Internet. Trước đó, cũng công ty này đã cộng tác với những người ủng hộ Brexit ở Anh, còn bây giờ thì ký hợp đồng với “Mặt trận dân tộc” Pháp. Liệu có phải các kết quả bất ngờ của bầu cử các nước không phải là thất bại của xã hội học, mà là chiến thắng của xã hội học kiểu mới? Người đối thoại của Radio Svoboda Michal Kosinski, tác giả các nghiên cứu có liên quan gián tiếp tới hoạt động của CA, cho rằng đó là cường điệu, nhưng công nghệ Big Data và sự suy giảm của tính riêng tư (privacy) sẽ tạo ra những thay đổi toàn cầu.

Ngay từ tháng 9, vào cao trào tranh cử, trình bày tại Concordia summit, sự kiện thường niên dành cho các nhà chính trị và doanh nhân đình đám đến từ khắp thế giới, Alexander Nix, người sáng lập CA, đã kể về việc công nghệ mới đã giúp tăng hiệu quả chiến dịch tranh cử của Ted Cruz, đối thủ của Trump trong đảng Cộng hòa, người mà vào đầu chiến dịch còn chưa mấy ai biết. Nix kể ra ví dụ về nhiều cách khác nhau để đưa quan điểm của ứng cử viên về luật sử dụng súng đến từng cá nhân khác nhau: với những người nhạy cảm, hay lo sợ thì súng sẽ được gợi tả như công cụ an toàn, còn với người giàu, bảo thủ và hướng ngoại thì súng lại dùng để săn vịt.

Sau đó, CA đã giúp chính Trump, hơn nữa, theo đánh giá của Nix, chỉ với một mức thù lao khiêm tốn khoảng 15 triệu $. Bằng việc phân tích dữ liệu mà người dùng lưu lại trên Internet, các chuyên gia của công ty tìm ra những mối liên hệ không hiển nhiên và các mẫu kiểu (pattern) – ví dụ những người thích xe hơi Mỹ thì sẽ ủng hộ Trump – và dùng chúng để xác định đích quảng cáo trên Internet, cá thể hóa thông điệp được gửi đi từ đại bản doanh của ứng viên đảng Cộng hòa. Cư dân khu Little Haiti ở Miami nhận được thông tin về việc Hillary Clinton từ chối tham gia công cuộc giải quyết hậu quả động đất ở quê hương họ, người Mỹ gốc Phi thì nhận được video Clinton so sánh đàn ông Phi với thú dữ. Các tình nguyện viên của Trump nhận được những hồ sơ tương tự của cư dân những ngôi nhà mà họ sẽ đến vận động trực tiếp.

Khó mà đánh giá được CA đã ảnh hưởng đến mức nào đến kết quả bầu cử Mỹ, nhưng chiến dịch này không phải là trường hợp duy nhất về việc người chiến thắng chính là người đã thuê họ. Ví dụ từ 2015 người ủng hộ cấp tiến cho Brexit Nigel Farage đã sử dụng dịch vụ của CA. Tạp chí Das Magazine của Thụy sỹ mới đây công bố phóng sự điều tra về hoạt động của CA (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) kể rằng bây giờ công ty đã nhận được hợp đồng với Mặt trận dân tộc Pháp, ngoài ra, họ còn nhận được sự quan tâm của một số thế lực chính trị ở Thụy sỹ, Đức và có thể là cả Ý.

Một trong các nhân vật của bài điều tra – Michal Kosinski, nhà nghiên cứu gốc Ba lan từng là phó giám đốc Trung tâm Psychometrics Đại học Cambridge, còn nay là Phó giáo sư Đại học Stanford, Mỹ. Trong vòng vài năm, Kosinski và cộng sự ở Cambridge đã phát triển được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho phép xây dựng hồ sơ tâm lý chi tiết của mỗi người dựa trên hành động của họ trên mạng xã hội. Hệ thống không chỉ mô tả tính cách đối tượng, mà còn dự đoán được giới tính, định hướng tình dục, màu da và thậm chí thiên kiến chính trị của họ, ngoài những thứ khác.


Các nhà báo Thụy sỹ kể rằng, đầu năm 2014 có một đồng nghiệp tên là Alexander Kogan đã tìm đến Kosinski và đề xuất áp dụng mô hình của anh vào việc phân tích vài triệu hồ sơ công dân Mỹ theo đơn hàng của một công ty. Như sau này sáng tỏ, công ty đó có liên quan đến CA. Kosinski đã từ chối hợp tác, nhưng phương pháp mà CA sử dụng trong trưng cầu dân ý ở Anh và bầu cử tổng thống ở Mỹ chí ít là rất giống với mô hình mà Kosinski nghĩ ra.

Radio Svoboda đã gọi điện đến Kosinski ở California và hỏi anh về việc căn cứ trên “dấu vết số” của một người thì có thể nói về họ chính xác những gì, có thể tin mức nào những tuyên bố hùng hồn của CA, cuộc chiến bảo vệ quyền riêng tư (privacy) liệu đã thất bại, và trí tuệ nhân tạo có nguy hiểm hơn là Donald Trump?

– Psychometrics rốt cuộc là gì? Và anh nghiên cứu cụ thể cái gì?

– Bản thân psychometrics là ngành khoa học cổ xưa, có lẽ phải hai ba nghìn năm tuổi rồi. Về bản chất, đó là khoa học về đo đạc tâm lý, một nỗ lực xác định chính xác nhất những khía cạnh tâm lý khác nhau, nhân cách, năng lực trí tuệ, hạnh phúc, thiên hướng trầm cảm, v.v. Truyền thống thì các số đo đó được làm ra thông qua các bảng hỏi, test tâm lý, nhưng gần đâu tôi và một số nhà nghiên cứu psychometrics hiểu ra rằng có thể làm được điều đó thông qua việc đánh giá dấu vết số của mọi người – và khi đó khỏi cần đặt câu hỏi, khỏi cần thăm dò hay test nữa. Và đó là thời khắc cách mạng. Điều quan trọng trong câu chuyện về CA mà Das Magazine đã viết không phải là việc công ty đó đã giúp Trump trong tranh cử. Họ là công ty kinh doanh, họ có công nghệ và họ muốn kiếm tiền, mọi sự rõ ràng. Quan trọng là ở chỗ nếu trước đây bạn muốn lập hồ sơ tâm lý của anh đó, bạn phải yêu cầu họ điền bảng hỏi, làm bài test và người đó hiểu rất rõ là ai đó đang đo các thông số tâm lý của mình. Còn bây giờ có thể làm mà đối tượng không biết là những đặc điểm thầm kín nhất của họ đang được ai đó đánh giá và đo đạc. Chỉ cần nhìn vào các dấu vết số là đủ: các ghi chép trên mạng xã hội, các like, lịch sử lưới web, lịch sử các từ khóa tìm kiếm. Trên cơ sở những dữ liệu đó có thể xây dựng chân dung tâm lý chính xác đến bất ngờ. Một mặt, điều đó là đáng sợ, mặt khác nó có thể đem lại lợi ích. Ví dụ một nền tảng Internet nào đó có thể đề xuất một công việc phù hợp hơn với khả năng và tính cách của bạn, hay một công ty mà có lẽ bạn sẽ thích. Điều đó là bình thường. Nhưng nếu bạn vào trang Facebook của mình và thấy quảng cáo được làm riêng cho bạn dựa trên hồ sơ tâm lý chi tiết được xây dựng mà bạn không hề biết và đồng ý, thì là không bình thường.

– Vậy anh có thể lập hồ sơ tâm lý đầy đủ của tôi, mà chỉ biết tên tôi, trên cơ sở những dấu vết tôi để lại trên Internet?

– Tôi là nhà khoa học và sẽ không làm việc đó. Nếu anh tự nguyện muốn giúp nghiên cứu của tôi và cung cấp dữ liệu, thì tôi rất vui lòng đưa anh vào cơ sở dữ liệu của mình, ẩn danh tính (anonymize) và cam kết không bao giờ bán cho bất kỳ ai. Nhưng nhiều công ty, tất nhiên, thường xuyên thu thập dữ liệu của anh mà k0 hề hỏi và dùng chúng cho những việc như quảng cáo hướng mục tiêu.

– Nhưng thông tin đó không tập trung ở một chỗ, công ty này thì biết tọa độ của tôi, nơi khác nắm được giao dịch tài chính, công ty thứ ba thì biết các like trên Facebook. Những thứ đó có thể thu thập lại với nhau?

– Thứ nhất, cái đó cũng k0 cần. Thường để lập hồ sơ chỉ cần một thứ thôi, ví dụ các mối quan tâm của anh trên Facebook, hay lịch sử lưới web trên trình duyệt. Thứ hai, các công ty có dữ liệu của anh thường trao đổi với nhau hoặc đơn giản là đem bán ra chợ dữ liệu. Có những dự án, ví dụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nơi thu thập và tích hợp mọi thứ rồi đam bán cho công ty kiểu CA. Anh có thể tìm đến và bảo, tôi cần dữ liệu của 10 triệu dân Mỹ ở khu vực nào đó, và họ sẵn sàng bán cho anh. Thứ ba, để thực hiện chiến dịch hướng mục tiêu cá nhân, không nhất thiết phải có dữ liệu từng cá nhân người dùng. Có thể sử dụng cái gọi là hướng mục tiêu dựa theo hành vi. Ví dụ, anh không thể yêu cầu Facebook chạy quảng cáo nào đó cho tất cả những người có cùng một xu hướng hành vi. Nhưng anh có thể có mô hình gắn loại hành vi đó với một hồ sơ tâm lý nào đó, mà hồ sơ đó bạn có thể xây dựng một cách đàng hoàng – trả tiền cho vài chục ngàn người dùng để điền bảng hỏi. Và khi mô hình hoàn tất, bạn hỏi nó: làm thế nào để tìm những người hướng ngoại? Sẽ không khó để mô hình trả lời – đó là những người like (fanpage) chục cuốn sách nào đó, chục bộ phim nào đó, chục ca sỹ nhất định. Và anh lại vào Facebook với quảng cáo của mình, nhưng lần này anh không cần yêu cầu chạy nó cho những người hướng ngoại, điều mà Facebook sẽ không làm. Thay vào đó, anh sẽ yêu cầu hiện quảng cáo cho những người có một tập like nhất định. Kết quả là anh không có dữ liệu cá nhân nào, nhưng vẫn thực hiện được quảng cáo hướng mục tiêu cá nhân.


– Vậy có những công ty đặt mục tiêu xây dựng hồ sơ tâm lý của toàn nhân loại, hay chí ít là tất cả những người có lưu vết trong không gian số?

– Chắc là không có ai đặt bài toán lớn đến vậy, nhưng ở một chừng mực nào đó thì Facebook, Google, Microsoft, Visa, Mastercard hay bản thân Acxiom đang làm điều đó. Và tất cả các dữ liệu đó đều được mua bán trên thị trường.

– Tức là đâu đó ngoài chợ đang có người bán hồ sơ tâm lý của tôi, lại còn rất chính xác? Anh đã nói với Das Magazine rằng chỉ cần dăm like trên Facebook là đủ để hệ thống biết về anh nhiều hơn là bạn thân của anh. Thực vậy ư?

– Vâng, đã có một nghiên cứu thú vị về cái đó. Chỉ cần chục like (quan tâm fanpage) để hệ thống có thể biết về nhân cách của anh tốt hơn đồng nghiệp anh, còn với 230-240 like thì máy tính sẽ biết rõ anh hơn bạn đời của anh.

– Nhưng “biết rõ hơn” cụ thể là gì?

– Điều đó có nghĩa là nếu yêu cầu máy tính điền bảng hỏi tâm lý của anh thì nó sẽ điền chính xác hơn so với vợ anh điền.

– Phải chăng là những câu hỏi kiểu “Bạn có sợ bóng tối”?

– Vâng, những câu hỏi điển hình của một khảo sát tâm lý. Vậy đấy, đúng là có thể mua ở đâu đó ngoài thị trường thông tin chính xác về nhân cách của anh, bao gồm cả các thiên hướng chính trị, về tôn giáo, định hướng tình dục, hay IQ của anh. Để đại khái hiểu được rằng người ta có thể biết gì về anh thông qua những mối quan tâm của anh trên Facebook, có thể thử dùng trang Applymagicsauce.com, nhưng đấy chỉ là một mẩu của bức tranh mà thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ sơ tâm lý của người dịch được lập trên trang applymagicsauce.com (theo đó thì hệ thống đã phân tích 19 fanpage like lấy từ facebook của tôi)


– Hãy quay lại câu chuyện với công ty CA. Có đúng là anh k0 có liên quan gì đến họ?

– Không, và chưa bao giờ. Tôi biết đến họ qua báo chí.

– Alexander Kogan, người mà Das Magazine cho là đã mang đến cho CA công nghệ lập hồ sơ tâm lý, từng là đồng nghiệp của anh?

– Vâng, anh ta từng là đồng nghiệp, hay đúng hơn là anh ta là phó GS khoa Tâm lý học ĐH Cambridge vào cùng thời gian tôi làm nghiên cứu sinh ở đó. Nhưng con đường của chúng tôi chia ra các ngả, anh ta lập một công ty nhỏ và, theo những gì tôi biết từ báo chí, bán dữ liệu cho CA, còn tôi thì ở lại giới học thuật.

– Liệu có thể khẳng định CA sử dụng mô hình của anh?

– Tôi có thể nói rằng họ sử dụng mô hình giống của tôi, nhưng cần hiểu rằng để lập những mô hình như vậy không cần hiểu biết khoa học quá sâu, không có phép phù thủy gì ở đây cả. Bất kỳ ai có kỹ năng lập trình, một ít tiền và máy tính nối mạng đều có thể làm được, và đó chính là thứ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Ở đây sử dụng những phương pháp thống kê chuẩn mực, không có gì đặc biệt. Ý chính của những công bố của tôi là việc này đơn giản, chỉ cần thay đổi tiêu điểm: để đo tâm lý không còn cần các bảng hỏi và bài test nữa, mà chỉ cần dấu vết số của mỗi người. Và điều này đem lại lợi ích to lớn, có thể tăng hiệu quả tiếp thị, hoạch định sự nghiệp, các phương pháp điều trị bằng tâm lý, v.v. Nhưng nó cũng có thể được dùng để gây hại. Tôi tin rằng Kogan nắm được những nghiên cứu của tôi, và dù tôi chỉ có thể đánh giá dựa trên những gì nhà báo cung cấp, tôi cho rằng ông ta đã làm theo những kết quả của tôi và bán cho CA. Tôi đã nhiều lần nói và chỉ ra trong các bài báo của mình, rằng không muốn khuyến khích ai làm những việc như vậy. Ngoài ra, tôi tin rằng nhiều người đã thực hiện việc lập hồ sơ tâm lý số trước tôi rất lâu, chỉ có họ không kể về điều đó như CA. Tôi cũng kêu gọi xây dựng chính sách, quy trình bảo đảm yếu tố đạo đức trong việc sử dụng các công nghệ này.

– Theo anh, liệu thực sự CA đã gây ảnh hưởng đáng kể đến bầu cử tổng thống Mỹ?

– Thật thà mà nói, tôi k0 biết. Rõ ràng là CA quan tâm đến việc quảng bá ầm ỹ về chiến tích của mình, nhưng rốt cuộc thì kết quả bầu cử được quyết không phải bởi Big Data, mà là bởi ứng viên, hay như bây giờ đã rõ – bởi những cử tri đã không bỏ phiếu. Có thể, hoạt động của CA chính là giọt nước cuối cùng tạo nên kết quả chung cuộc, nhưng có lẽ bản thân Nix cũng không biết được. Mặt khác, chúng ta cần nhận thức là có công nghệ như vậy, và bảo vệ bản thân khỏi nó là bất khả. Anh có thể ngừng sử dụng Facebook, nhưng sẽ vấn dùng email. Thậm chí nếu định dùng bồ câu đưa thư thì vẫn không thoát khỏi giao dịch thẻ. Có thể, các quốc gia sẽ ban hành luật hạn chế các phương pháp đó, nhưng có lẽ cũng không ăn thua. Nhân tiện, cái này tôi không chắc lắm, nhưng nghe nói những gì CA làm cho Trump là trái với luật Mỹ, nên họ đã tiến hành ở Anh. Anh có biết không, tôi là nhà khoa học, tôi nghiên cứu psychometrics, không phải chuyên gia về chính trị, dân chủ hay tự do, nhưng tôi có cảm giác rằng chúng ta cần phải ý thức rằng không còn cái gọi là tính riêng tư nữa. Thay vì bước vào trận đánh tiếp theo bảo vệ quyền riêng tư, cần phải thú nhận rằng ta đã thua cả cuộc chiến, và tốt hơn là tìm cách làm sao để thế giới là môi trường thân thiện với con người khi không còn gì riêng tư nữa.

– Nhưng theo anh, việc xây dựng hồ sơ tâm lý và việc xác định mục tiêu đến từng cá nhân (personal targeting) có thể ảnh hưởng đến mức nào?

– Từ góc độ khoa học thì khó suy luận, vì khó mà tiến hành thí nghiệm được. Tức là nếu anh bán sữa tắm thì anh có thể so sánh số click, nhưng để đánh giá hiệu quả của Big data trong một chiến dịch chính trị – giống việc thúc đẩy một thương hiệu hơn là chiến dịch tăng doanh số bán hàng, thì rất phức tạp. Chúng tôi đã làm một vài thí nghiệm, không trong lĩnh vực chính trị vì tôi cho rằng việc đó phi đạo đức, mà với một vài mặt hàng tiêu dùng, và kết quả là việc định hướng mục tiêu cá nhân – tức là sử dụng thông điệp quảng cáo cá nhân trên cơ sở hồ sơ tâm lý, giúp tăng gấp đôi hiệu quả quảng cáo. Và đó là kết quả kinh ngạc, vì thường người ta chỉ cố gắng để tăng hiệu quả đâu đó 3% và thế là đã tiết kiệm được cả trăm triệu đô rồi. Mà ở đây là tăng gấp đôi!

– Thật lạ là anh vẫn chưa trở thành tỷ phú?

– Cuộc sống của tôi như thế này là tốt rồi. Nhân tiện, có nhiều nghiên cứu tâm lý chứng minh rằng để hạnh phuc thì không cần quá nhiều tiền, nhưng tất nhiên là phải đủ cho việc đi nghỉ. Trên thực tế, mọi việc có lẽ không đơn giản như một nhà khoa học là tôi hình dung, vì tôi sẵn sàng cởi mở về những thứ này, còn những người đang làm những dự án thật thì không nói gì với ai.

– Tôi cho rằng ý tưởng lập hồ sơ tâm lý dựa trên dấu vết số là khá tự nhiên, và tin là nhiều người đã sử dụng nó cho mục đích quảng cáo. Thế giới có lẽ đã thay đổi nhiều, có điều chúng ta không để ý mà thôi.

– Chắc thế, và có lẽ tôi ủng hộ những thay đổi này. Ta đã từng có những phát minh đáng sợ hơn Big data, ví dụ năng lượng hạt nhân – chắc chúng ta cũng sẽ xử lý được, nhưng hẳn là sẽ có mất mát hy sinh nhất định. Như tôi đã nói, tôi cho rằng cuộc chiến bảo vệ tính riêng tư đã thất bại, chúng ta đang sống trong thế giới hậu riêng tư, và cần nỗ lực để mọi người bình đẳng về quyền và khả năng, để không ai phải che dấu thứ gì. Hy vọng rằng một sự bao dung lớn sẽ giải quyết được vấn đề thiếu quyền riêng tư.

– Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ những người xung quanh biết về các bí mật của ai đó và bắt đầu đối xử khác với người đó, mà cả ở chỗ đã xuất hiện một vũ khí mạnh để chi phối con người.

– Theo tôi vấn đề này cần giải quyết bằng giáo dục. Dễ dàng chi phối những người biết ít, đọc ít và đi ít. Ta có thể bảo người đó là ở Syria chẳng có chiến tranh nào cả, hoặc tất cả người Syria là tội phạm, và anh ta sẵn sàng tin.

– Theo tôi, có thể chi phối cả những người học rộng, bằng công danh và tình dục chẳng hạn?

– Tôi không nghĩ thế. Ví dụ anh biết rất rõ vợ mình, nhưng liệu có vì thế mà anh dễ chi phối cô ta hơn?

– Tôi không biết, tôi không có mục đích đó, nhưng chắc có thể tìm được nhiều người quan tâm đến việc làm thế nào điều khiển tôi để tôi đi bầu cho Putin chẳng hạn.

– Tất nhiên là có, và điều đó vẫn luôn xảy ra, những cái quảng cáo, tiếp thị chính là hình thức chi phối đó, và tôi thấy mình chẳng thế làm gì được. Nhưng dù sao thì điều khiển những người học rộng, cởi mở và hạnh phúc sẽ khó hơn nhiều. Còn việc từ bỏ Facebook, email hay thẻ tín dụng thì đã muộn, và đơn giản là ngu ngốc. Facebook là thứ rất tuyệt, như tôi chẳng hạn, luôn nói về rủi ro khi dùng nó, nhưng bản thân vẫn dùng một cách thích thú, và thậm chí sẵn sàng trả tiền để dùng nếu phải vậy

– Và anh còn nhận được lời mời vào Facebook làm việc?

– Đúng vậy. Tôi hài lòng với công việc hiện tại của mình ở trường, nhưng nói chung với một người nghiên cứu hành vi và mong muốn làm cuộc sống mọi người tốt đẹp hơn, thì sự nghiệp ở những công ty như Facebook hay Google là một lựa chọn tuyệt vời. Tôi nghĩ ra các mô hình và nghiên cứu chúng, nhưng nếu tôi làm ở Facebook thì tôi có thể thay đổi cuộc sống hàng triệu người mà không nhất thiết phải bán cho họ thứ gì đó.

– Thật đáng sợ khi chỉ trong vài cái click có thể thay đổi cuộc sống cả triệu người.

– Đúng vậy, ngày trước để gây ảnh hưởng đến hàng triệu người, bạn phải là một nhà độc tài, còn bây giờ bạn có thể là một kỹ sư làm việc ở một công ty internet nào đó. Nhưng điều đáng sợ không ở đó. Tất cả những thuật toán đó – tìm kiếm của Google, hệ thống tư vấn tự động, v.v. được làm trên nền tảng toán học đơn giản nhất, nhưng áp dụng cho khối dữ liệu khổng lồ. Và rốt cuộc thì không ai hiểu là thực tế chúng hoạt động thế nào, kể cả các kỹ sư lập trình ra chúng. Ví dụ nước Nga có đạo luật gì đó, mà ai cũng cho là dở, nhưng chúng rất rõ ràng, có thể sửa được. Còn các thuật toán máy tính thì tự học và trở nên phức tạp đến nỗi nếu chúng làm sai ở đâu đó, thì không biết được cần sửa cái gì, ở đâu.

– Vậy liệu có còn xa ngày một hệ thống mà ta không thể nắm bắt như vậy hoạt động sai, tuột ra khỏi tầm kiểm soát và gây ra chiến tranh hạt nhân?

– Anh biết không, tạm thời thì Donald Trump có nhiều cơ hội để tiêu diệt loài người hơn là Big data, nhưng trong tương lai… Hãy nhìn chim và kiến, anh có cho rằng chúng ý thức được việc con người đang thống trị thế giới? Có đoán ra rằng Donald Trump có thể nhấn cái nút đỏ? Tất nhiên là không. Cần nhớ điều đó, bởi vì khi trí tuệ nhân tạo trị vì thế giới, có thể chúng ta cũng không hề hay biết. Chúng ta không thể suy nghĩ và phân tích khối dữ liệu khổng lồ mà mình đang tạo ra, và đành phải trông cậy vào máy tính. Anh có thể hỏi máy tính: có thể dự báo gì dựa trên những dữ liệu này? Và nó trả lời: tất nhiên là có. Bạn lại hỏi: làm điều đó bằng cách nào? Nó nói: xin thứ lỗi, nhưng anh không hiểu được đâu. Và đó đã là thực tế. Anh có biết là các quan tòa Mỹ sử dụng máy tính để quyết định việc thả tù trước hạn? Máy tính cũng quyết định việc cho bạn vay hay không. Máy tính đảm nhận việc hạ cánh máy bay, và điều đó là tốt vì con người có thể gây tai họa. Cuộc sống của 800 hành khách Boeing 787 nằm trong tay máy tính, chứ không phải con người, và đó là thực tế của ngày hôm nay./.

Nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |