Jump to content

Advertisements




Đọc gì?

thích gì đọc nấy

29 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 16/12/2016 - 00:15

Sữa Ông Thọ
Re
Khoảng cuối 70, đầu 80 Thuỵ điển tặng VN 1 nhà máy giấy, đặt ở Bãi bằng, cách Việt trì độ 15km.
Hàng ngàn cn VN tham gia xây dựng nhà máy. Chậm tiến độ mấy năm. Bạn rất phiền lòng. Phía VN giải thích với chuyên gia TĐ là công nhân VN đói quá, ko làm nhanh được. TĐ tăng ngân sách, mua mì ăn liền, sữa đặc Longevity ( trước 75 gọi là sữa Ông Thọ ) từ Hồng kong sang phát cho cn ăn giữa ca để có sức làm việc. Nhưng cn VN ko ăn mà dấu trong người mang ra chợ đổi lấy gạo để cả nhà ăn.
Biết chuyện này giám đốc TĐ ra lệnh cho các chuyên gia nước ngoài lục soát cn VN khi tan ca. Nếu tìm thấy mì và sữa trong người cn thì họ xé gói mì, đục lon sữa bắt ăn, uống ngay tại chỗ.
Công nhân VN ko ăn mì, uống sữa. Họ lấy tay giơ ngang đầu gối, rồi đưa dần lên đến ngực, mỗi lần dừng tay thì há to mồm, như cách Jean Valjean làm khi bị xử vì tội ăn cắp bánh mì, rằng họ còn có vài đứa con nhỏ ko có gì ăn.
Các chuyên gia Thuỵ điển khóc và quay mặt đi, ko khám xét nữa.
Tôi ngồi chờ ở cổng nhà máy để mua mấy lon sữa cho con gái nhỏ.
Bụi rơi vào mắt cay xè.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Anh Minh Chiết

#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 16/12/2016 - 00:43

Thuc T. Pham
Mình nghĩ nổ ra tranh cãi về một ông con trai than khóc về bà mẹ vay nợ bừa bãi cho những thú vui tai hại là vì mọi người có những quan niệm khác nhau về trách nhiệm của cha mẹ với con cái và ngược lại.

Rõ ràng là quan niệm phổ biến của phương đông là con cái phải chịu ơn sinh thành, nuôi nấng đối với cha mẹ và phải đền đáp ơn đó, cho dù cha mẹ có như thế nào.

Còn ở nhiều nước phương tây (vẫn được cho là văn minh, phát triển), quan niệm được luật hóa là một đứa trẻ ra đời là vì hành động của người lớn.

Đứa trẻ đó đâu có quyền được chọn ra đời, mà đấy là do người lớn [muốn, thích, hoặc vô tình] đẻ ra. Và đứa trẻ đâu có năng lực tự nuôi sống bản thân.

Do đó, trước đây là theo đạo đức còn trong vài chục năm gần đây là theo luật, cha mẹ phải nuôi nấng con và cho học hành tử tế cho đến khi con 18 tuổi, nếu không là bị tước quyền nuôi con. Đấy là trách nhiệm, ko phải là công lao.

Sau 18 tuổi, con là người trưởng thành, tự lo và tự chịu trách nhiệm về bản thân. Đương nhiên bố mẹ lại càng phải như vậy. Ko có chuyện cha mẹ làm gì cho bản thân mà con lại bị vạ lây.

Ai đến tuổi trưởng thành cũng phải tự lo cho hiện tại và tương lai của mình (thông qua đóng góp vào chương trình phúc lợi xã hội và tiết kiệm cá nhân, v.v...), bét ra là về già có trại dưỡng lão chứ không dựa dẫm vào con cái.

Thế cho nên khác biệt quan niệm sẽ dẫn đến tranh cãi, đúng sai là tùy vị trí đứng của từng người.
-----------------------------




CHỮ HIẾU Ở ĐỊA NGỤC (_Hiển Đức Nguyễn_)

Bạn tôi, một ngày giáp tết 15 năm trước đã tắt điện thoại sau khi gửi cho tôi một sms: “Mình có gì, bạn lo dùm hai đứa nhỏ. Đội ơn bạn!”. Tôi không biết là chuyện gì, gọi không nghe, bèn nhắn lại: chuyện gì cũng có cách giải quyết, chiều đến nhà mình đi.

Bạn tôi đã xuất hiện, vô hồn, hôi hám sau khi uống thuốc ngủ với bia mà không chết. Anh ấy bán hàng cho một cửa tiệm, cuối năm tiền hàng rất nhiều. Mấy ngày đó chủ đi vắng, chiều làm xong gom tiền, ra làm mấy cốc bia và được rủ đánh bài. Thắng vài ván, có hơi bia, bọn kia rủ vào khách sạn chơi tiếp. Nửa đêm thì trắng tay sạch bách số tiền bán hàng, phải vay thêm để đánh, gần sáng thì ký giấy bán nhà cho giang hồ. Sáng hôm sau trở về thì đã thấy giang hồ ôm mã tấu chờ đầu hẻm. Căn nhà đó là tất cả tài sản của bạn ấy và gia đình…

Tôi nghỉ làm sáng hôm sau và mang sổ đỏ vừa làm của căn nhà mình ra ngân hàng thế chấp, tiền lãi tôi trả, lấy luôn cả số tiền thưởng cuối năm của hai vợ chồng đưa cho bạn. Xem như năm ấy nhà tôi khỏi tết. Ba năm liền, cứ 18 giờ mỗi ngày bạn ấy đến nhà tôi trả tiền, nhiều nhất là 1 triệu, khi ít nhất có mấy chục ngàn. Sở dĩ tôi bắt thế là vì trả xong thì uống vài xị cho bạn ấy quên cơn nghiện cờ bạc. Ngày cuối cùng, bạn mang 200 ngàn còn lại đến trả, mang theo con vịt quay và thùng bia, chắp tay lạy xin lỗi và tạ ơn. Vợ tôi khóc và nói rằng tôi coi thường gia đình khi có căn nhà duy nhất cũng mang cầm cho bạn trả nợ cờ bạc. Và cô ấy nói với anh bạn tôi rằng, chỉ cần anh viết mấy chữ hứa từ nay tới chết không đụng đến cờ bạc là được rồi. Bạn tôi viết, và tờ giấy ấy giờ vợ tôi còn giữ. Quý lắm, nó lớn bằng cả tài sản nhà mình thời điểm ấy, sao không quý cho được.

Chuyện này, cơ quan tôi nhiều người biết, vì chính anh bạn ấy sau này kể lại cho mọi người nghe. Tôi nhắc lại chỉ để nói rằng sự sống của người bị bủa vây ấy, không khác sự chết là mấy. Như anh bạn tôi từng nghĩ đến cái chết.

Một anh bạn khác, trở thành người bê tha vay tiền khắp bạn bè, trốn chui nhủi sau khi dính vào cờ bạc, và một bạn nữa, cũng thế. Đã có lần tôi phải gọi điện cho bạn bè chung: không được đưa cho thằng M dù chỉ một xu.

Một cô bạn của tôi cũng mang giấy tờ nhà cho một cô bạn thân vướng vào cờ bạc vay trả nợ giang hồ. Cuộc sống mà mang nợ cờ bạc, còn tệ hơn tù đày.

Tôi hiểu người ta sẽ thế nào khi gia đình có người thân vướng vào cờ bạc.

Với người phải sống trong địa ngục, thì một cuộc sống bình thường đã là thiên đường. Ai có người thân nghiện cờ bạc, thì đã đặt chân vào địa ngục tinh thần ấy

Đàm Vĩnh Hưng, tôi không thích, nhưng tôi nể phục bạn ấy vì thái độ lao động nghiêm túc; sự thành công của Đàm đáng tôn trọng nhất ở góc độ lao động. Vì thế, những mất mát về tinh thần, sự tù ngục khi bị xài xể bủa vây bởi chủ nợ, những ức chế tinh thần cỡ đó khiến tôi thêm nể vì bạn ấy chưa phát điên.

Public về thói tật cờ bạc của người thân, của cha mẹ là bất hiếu?
Thế nếu im lặng để mẹ bạn ấy tiếp tục vay nợ từ bà bán sữa đậu nành đến một fan tới nhà chụp ảnh với cây thông Noel, phải đi hát khi giang hồ canh cửa chờ lấy tiền; phải nhìn tiền bạc, danh dự ra đi sau khi đã cật lực vươn lên từ một người “uốn cái đầu cho khách 100 ngàn (khi còn làm thợ tóc) cũng bị chủ nợ chờ ở cửa tiệm để xiết lấy vì mẹ nợ cờ bạc”, thì sao?

Phải im lặng để mẹ bạn ấy tiếp tục dùng danh nghĩa mẹ của ngôi sao và đi vay tiền bất kỳ ai ném vào đen đỏ, mới là có hiếu hay sao?

Tôi thấy, mình chia sẻ với Đàm Vĩnh Hưng. Và thực sự, ai đó trước khi chê bạn ấy bất hiếu, hãy thử đặt mình vào vị trí bạn ấy, với tất cả những nhục nhằn đã gánh trải.

-------
(Haha đang ún bia mở stt này ra thì thấy anh bạn từng dính vào cờ bạc cũng vào like. Ra ún bia ở cầu số 1 bạn già ơiii)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




-----------------------------

Anh Pín
Ảnh lên án mẹ ảnh cờ bạc vay nợ, tôi rất ưng, hãy nói thẳng nói thật, người ham cờ bạc vay nợ đầm đìa ko có khả năng thanh toán là người xấu.
Lợi dụng uy tin con cái để vay, là rất xấu.
Nợ nần đẩy cho con cái trả, thì xấu nhân đôi. Già mà mất - nết.
Sánh vở của dân VN, từ 4k năm, dạy theo Khổng tử, tức con phải nghe lời cha mẹ, tốt thôi nếu cha mẹ dạy con điều hay...
Và thường cha mẹ dạy điều hay.
Nhưng cũng có nhiều chị mẹ mất - nết, cố sống cố chết chửa để trói người trai mình muốn cưới, đứa con, lúc này, hóa con tin, tôi chê.
Nhiều mẹ xài con như 1 món hàng để mặc cả để chiếm tiện nghi với chồng khi li dị, tôi càng chê.
Nhiều anh chị đẻ nhiều con ra để muốn chúng chăm sóc khi già, giống 1 kiểu lương hưu, tôi quá chê.
Và nhiều chị như bà mẹ thím Đàm, cờ bạc rồi húc đầu vào tường bắt con trả nợ, tôi rất chê quá lắm.
Con cái, cần được yêu thương.
Nhiều quân mất - nết dạy con đi ăn cắp, biến con thành ăn mày.....
Chúng đẻ con ra nhưng coi con như 1 máy ATM, thế là bố - láo.
.
Thím Đàm có bản lĩnh nói ra sự thật về mẹ, tôi rất khen, sợ đ*o gì, sự thật bao giờ cũng trần trụi, tại sao phải dấu diếm chỉ vì cái danh đứa con ngoan ???
.
Và anh chị làm cha mẹ hãy lưu ý, cờ bạc 1 vừa 2 phải thôi, đ*o có tiền thì đừng mượn nợ, trót nợ thì tự trả, đừng để con cái nó lãnh nợ.... hỡi ôi....
.... Con anh chị đ*o có lỗi khi bị đẻ ra.


-----------------------------
WTT


Binbinphan
Nhiều người cứ nói câu “cha mẹ nào chả thương con” trong khi báo chí nhan nhản cảnh bạo hành, giết con cái. Thuyết nào cũng chỉ tương đối thôi. Cha mẹ cũng có những người tệ bạc hơn cầm thú. Sinh con ra k cho nó được cơm no áo ấm cũng nên cho nó chút tình thương, nhưng có nhiều loại làm cha mẹ ngay cả chút tình thương cũng rút đi

Mình có cô bạn, đã từng thân. Cô lớn lên trong gia cảnh nghèo, có ông bố suốt ngày rượu chè. Cô ham học nhưng ông bố kia bắt cô lao động ngoài đồng quần quật cả ngày. Mỗi lần xin tiền đóng tiền học, mua sách vở ông đều chửi cô là con đĩ, học gì cho lắm, xong đày cô làm cả ngày, gánh hết gánh cỏ này đến gánh kia đến khi kiệt sức mới đưa tiền cho cô kèm chửi bới. Học hết 12 cô vào SG tự làm tự học, nuôi cả cô em út, nhưng khoảng thời gian đó ông bố kia vẫn luôn đt chửi cô như dog nói sao cô k gửi tiền về cho ông, chửi chán chê ông đi khắp xóm nói con đĩ đó k phải là con ông mỗi dịp cô về thăm ông. Rồi may mắn lấy được tấm chồng k giàu nhưng thương cô vì tuổi thơ cơ cực. Anh nói muốn bù đắp cho những ngày thơ cơ cực. Phấn đấu mãi 2 vợ chồng nó cũng mua được căn nhà. Ngày cô về nhà xin ông sổ hộ khẩu để thủ tục qua nhà mới mà cô ta phải bày binh bố trận nhờ hết các anh em họ hàng tìm cách để lừa ông đưa cho mượn sổ đặng cô cầm đi photo công chứng vì ông nhất quyết k đưa cho cô. Lừa mãi cuối cùng lừa k được nên đành chịu.
Một lần ông ta bệnh cô với chồng lại tất tả mang ông vào SG chữa bệnh. Ông nằm bệnh 1 hôm thì đi nhậu xong cô đến thấy ông cùng đám bạn nhậu. Cô hỏi sao cha k nằm viện lại ra đây. Ông chửi cô là con đĩ rồi nói với mấy ông kia nó k phải là con ông. Cũng quen rồi nên cô lủi thủi đi về

Em trai mình thì có thằng bạn. Sinh ra được 2, 3 tuổi cha 1 đằng, mẹ 1 nẻo. Cha vợ mới, mẹ theo trai. Nó lớn tý mẹ nó để nó ở căn nhà cũ mèm hôi hám, theo trai ở nhà cách đó k xa. Khoảng hơn 10 tuổi nó nhờ ng dẫn nó đi tìm cha, tìm được cha cho nó 1 số tiền ăn vặt rồi kêu nó từ nay đừng kiếm ông ta nữa. 15 năm rồi nó cũng k kiếm ông nữa. Mẹ nó đúng vô tâm như gà luôn. Suốt ngày lo trai con đói hay no kệ chứ đừng nói nói với con mấy câu tình cảm. Những khi nhà k có gì ăn nó hay đi xin họ hàng bữa cơm. Nhiều người k ưng nó vì nó lười, cũng có đi làm nhưng k siêng như ng ta, nhưng mẹ mình đều k để ý. Mỗi lần nó đến nhà chơi mẹ mình đều giữ nó lại ăn cơm. Hình như chưa bao giờ nó từ chối. Bà nói nó lớn lên như cỏ dại, k ai bày dạy nên nó khiếm khuyết một chút tính cách cũng k trách được. Mỗi lần vô bàn ăn mắt nó sáng rỡ. Ăn gì nó cũng khen ngon. Nó nói mẹ k giờ dành thời gian nấu ăn. Nếu có thì giống nấu cho chó ăn. Nghĩa là món gì cũng luộc lên rồi ăn thôi

Tuổi thơ của mình k hay, nhưng nhìn những cảnh mình chứng kiến thì chéo miệng nghĩ còn hơn chán.

Ai nói cha mẹ nào cũng thương con? Nếu có đã chẳng nhiều đứa con chết dưới tay những người mang danh ông bố bà mẹ đến vậy. Nhiều khi cũng là một loại nợ nần kiếp trước. Con cái, ngay cả sinh ra đã k thể lựa chọn, lựa chọn cha mẹ lại càng không

Có lẽ gặp những “cha, mẹ” như Hưng và cô bạn mình kể trên, tốt nhất quên hết mấy thứ giáo điều đi, bớt yêu thương lại và nên quyết liệt một chút. Đỡ tạo cho họ cơ hội tổn thương mình, cũng là k tạo cho cha mẹ thói lợi dụng, làm càn

-------------------------------------------



Mui 5: Bạn này nói chuyện giống người trời quá. 20 tỉ là gần một triệu đô rồi. Không bao nhiêu? trong quá khứ là như vậy ai biết tương lai là thế nào? Có khi mai mốt đánh một cú nào đó mà ông Hưng ổng k đỡ nổi luôn trước khi bả chết đó. Thấy Siu black chưa cũng đi hát có tiền mà đánh bài bạc thiếu nợ thế nào mà nó chặt luôn cánh tay con trai bả vì bả k trà được nợ đó, con bạc có nhiều đánh nhiều, có ít nó đánh ít. Ong Hồng Tơ đánh bạc mà ra ngoài đường ở luôn, có lần ông đánh một lần thôi 550 cây. Rồi Thương Tín lúc đương thời có giàu k????
Tự nhiên đem tài sản một người đi so sánh với với mọt con bạc về độ đánh, độ mượn nợ. hơ hơ
Giàu như Mariah Carey mà có bà chị đi làm gái kìa. Còn ông anh ruột của ca sỹ Madona, Madona giàu bao nhiêu mà ổng đi lang thang lụm bịch ngoài đường kìa.
Gần đây nhất là ông Nguyễn T Dũng của VN. Em họ hay cháu họ ổng là NCT làm ăn thiếu nợ phải cầm nhà chính ổng cũng chả can thiệp dù ổng có thể. Cái này tui nể ông Dũng đấy, cứ phải thế tự ngã

--------------------------------------


destinyhb
Bạn nào lên án Đàm Vĩnh Hưng là con bất hiếu hoặc dùng chiêu để tạo scandal đánh bóng tên tuổi chắc chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh như Đàm, hoặc ít nhất cũng chưa hề quen thân ai rơi vào hoàn cảnh này...

Còn mình đã từng trải qua, nên mình thấu hiểu và thông cảm sâu sắc. Chồng cũ của mình cũng nghiện cờ bạc. Mình ly dị cũng gần chục năm rồi, nhưng những năm tháng đó là những năm tháng ê chề nhục nhã nhất cuộc đời mình mà cho đến chết mình chắc cũng ko bao giờ quên được. Người nghiện cờ bạc nó cũng giống như nghiện heroin hay say ma tuý đá, lên cơn rồi thì cha mẹ vợ chồng con cái, giá trị đạo đức, nhân phẩm con người hay tình yêu thương cũng chỉ đáng như cục nằm bên đường. Khuyên bảo, răn đe, khóc lóc, van xin, doạ nạt, ngọt ngào, cứng rắn...tất cả đều là hạt cát rơi vào biển thôi mọi người ạ. Mà những người nghiện này lúc lên cơn cần tiền họ như có ma nhập vào nên nói chuyện hay lắm. Chồng cũ của mình lừa được cơ man không biết bao nhiêu là người cho vay nợ. Đến khi mình phát hiện, phải trực tiếp gọi cho người ta để cảnh báo thì nhiều người còn quay ngược lại chửi mình là vợ bất trung , trắc nết đặt điều nói xấu chồng...

Không ai muốn đi làm cả đời hoặc dùng của cải do mình dành dụm được chỉ để trả nợ nần cờ bạc do người thân mình gây ra. Xe ô tô là do mình đi làm cực khổ mua được bằng tiền của mình, từ trước khi mình và cả chồng cũ quen nhau, nhà cửa đất đai hoàn toàn của bố mẹ mình, vậy là mình từng bị chủ nợ dè bỉu khinh bỉ đe doạ bảo rằng tiền bạc mình xông xênh mà ko chịu trả nợ cho chồng, trong khi những khoản nợ đó mình chưa bao giờ được biết đến. Mọi người cứ tưởng tượng cứ vài hôm lại có 1 người lạ hoắc ở đâu đến rình trước cửa nhà mình, chìa tờ giấy nợ vài trăm triệu đòi trả, nếu ko trả thì đứng gào thét trước cửa nhà chửi bới, hàng xóm kéo đến xem xì xào bàn tán đông nghẹt, công an phường đến lập biên bản. Có lẽ dùng từ "nhục" là còn quá nhẹ...

Có lẽ Đàm ko kể hết vì giữ thể diện cho mẹ, chứ những người nghiện cờ bạc cũng ăn cắp hết đồ đạc trong nhà đem bán lấy tiền nữa. Chồng cũ của mình toàn đợi đêm mình ngủ say hoặc lúc mình đi tắm để lấy tiền trong ví của mình, cạy cả két sắt để ăn cắp nữ trang cưới đem bán, ipad hay vật gì có giá trị cũng ăn cắp đem bán hết. Mình ngủ mà toàn phải giấu những thứ có giá trị dưới gối nằm hoặc sát bên cạnh giường. Và Ly dị đã chục năm rồi, chứ cho đến tận bây giờ giữa đêm ngủ cứ có tiếng bước chân tới gần là mình giật mình tỉnh giấc vì ám ảnh có người ăn cắp thứ gì đó gần mình...

Mình ko thích Đàm, và cũng chả thích nghe nhạc của Đàm. Nhưng coi cái livestream xong muốn rớt nước mắt...




Mà mình nói thêm chút nữa, cũng giống như bạn nào nói ở trên đó, con nghiện cờ bạc đời này kiếp này ko bao giờ cai được. Tin lời của những người nghiện cờ bạc cũng như đào cái hố để tự chôn mình. Nói ra thì đắng lòng, nhưng thật sự ai có người thân cờ bạc cách tốt nhất mình khuyên là từ người đó luôn, chứ mong thay đổi mấy người này thì tìm cách đi bộ lên mặt trăng coi bộ còn dễ hơn trăm lần. Tin mình đi, chồng cũ mình từng hứa hẹn bỏ cờ bạc, thề thốt, thề độc luôn, lao người vô xe tải, tự đập đầu bất tỉnh, cắt máu ăn thề....xong rồi cũng chứng nào tật đó. Mà đúng là mấy người nghiện ma tuý nhiều khi còn sốc thuốc chết luôn cho nhẹ nợ người khác, chứ mấy người cờ bạc sống dai lắm. Lừa bốn phương tám hướng, bị dí quá thì trốn chui chốn nhủi 1 thời gian, êm êm lại thò mặt ra đi lừa tiếp. Chồng cũ mình lừa từ người giàu cho đến người khố rách áo ôm, lừa từ nam chí bắc, đi xuyên việt lừa luôn, lừa đến mức đẩy người ta vào đường cùng cũng ko tha...Nhiều người kể hoàn cảnh cho mình mà mình muốn rớt nước mắt, dù chồng cũ mình lừa người ta sau lưng mình, nhưng mình nghĩ mình mà ko trả được cho người ta chắc kiếp sau mình làm con vật chứ ko phải con người...

Từ ngày ly dị mình chẳng còn liên lạc gì với chồng cũ nữa, nhưng ko biết anh ta nói gì mà thỉnh thoảng vẫn có người đến tìm mình đòi nợ. Gần chục năm rồi đó. Theo mình đoán thì dù 10 năm rồi, nhưng chắc cơn nghiện của anh ta vẫn chưa bao giờ thay đổi.

--------------------------------------


me bebi 2008
Ngoại tui cũng mê số đề nè. Hồi xưa má tui làm dâu, dành dụm được bao nhiều mua vàng gửi ngoại, đâu cũng chục cây vì má tui nói hồi đó vàng rẻ. Tới hồi giải phóng, cần tiền để đi vượt biên hỏi thì ngoại xài hết rồi. Thập niên 80, cậu tui làm ăn khá lắm, gửi tiền về quê cho ngoại xài và xây nhà cũng nhiều, mà tới hồi về coi thấy cái nhà cũng không to lắm mà còn nợ quá trời. Sau đó cậu tui họp gia đình, tuyên bố cho thêm ngoại 1 lần duy nhất trả cho hết nợ và tuyên bố sau này không liên quan. Còn miếng đất dưới quê ba má tui mua nhưng lên SG ở để cho ngoại tui ở, ngoại tui cắt bán riết hết luôn, chưa kể là ruộng vườn ông bà cố để lại ngoại tui cũng bán tuốt luốt, rồi ông ngoại tui hồi đó làm nghề mộc cũng có tiền, mà bà không giữ được gì. Giờ cũng 90 tuổi, mà cũng phải mua vé số, con cái mua đồ ăn cho thì không thích, chỉ thích lấy tiền, khổ.
Ngoại tui có câu kinh điển vầy: mong cho trúng số trước khi chết để trả lại tiền đã lỡ xài cho má tui, mà mấy chục năm nay tâm nguyện chưa tròn

--------------------------------------
jiucian
Mình vừa đưa link bài này cho bạn m xem, cô ấy là người hiểu rõ nhất nỗi khổ khi có người thân nghiện cờ bạc là như thế nào. Hơn chục năm nay, mỗi lần gặp nhau giữa m và cô chỉ là những câu chuyện về trả nợ cho mẹ cô ấy. Cô ấy ít khi than thở kể lể, bức xúc lắm mới lên tiếng, kiểu như giãi bày cho đỡ uất chứ k trách móc gì. Bố cô mất sớm, anh trai thì nghiện, 1 mình cô bươn chải để lo cho gia đình, bao gồm 2 đứa con của anh trai vì giờ ba mẹ tụi nhỏ ở đâu cũng không rõ. Lương cổ nhìn vô thì thấy ham lắm, sau thuế cũng tầm 27-30 triệu, đối với mình thì là nhiều, nhưng mà chưa bao giờ có dư. Cổ nói mỗi lần đi công tác về tới nhà là người ta tới bu đen bu đỏ để đòi nợ. Mẹ cổ mượn đầu trên xóm dưới để đánh bài. Thiếu chỗ này lại mượn chỗ kia để trả, rồi như 1 cái vòng tuần hoàn vậy. Đến nỗi cổ đi trả nợ cho từng người và nói thẳng luôn là đừng cho mẹ cổ mượn nữa, cho mượn nữa thì mất ráng chịu chứ cổ hết khả năng rồi. Nhưng mà không hiểu sao bà bác ở nhà vẫn mượn được, năn nỉ tỉ tê với người ta, rồi bạn mình có cái mác làm việc cơ quan nước ngoài nữa, nên lại cho mượn. Bạn mình nói cứng vậy chứ giờ chỉ có mình mẹ, làm sao mà không trả nợ cho mẹ. Bạn mình cũng đã từng quỳ lạy van xin mẹ đừng có đánh bạc nữa. Nhà cổ hồi xưa cũng khác, từ khi ông bố mất đi là nhà cửa đất đai đội nón ra đi hết. Bây giờ phải ở nhà thuê. Mà bà bác ở nhà thì cứ đi mượn nợ đánh bài đánh bạc, mà toàn thấy thua không à. Cô bạn mình giờ tuổi băm rùi, có bạn trai nhưng trù trừ chưa muốn cưới vì thứ nhất là ngán cảnh trả nợ cho mẹ, cưới rồi tiền đâu mà lo cho gia đình nhỏ, thứ hai là lương thì vậy đò nhưng cứ trả nợ trả nợ và trả nợ, chẳng để dành được bao nhiêu. Chính bản thân cổ cũng nói chẳng lẽ bây giờ buông bỏ, không quan tâm nữa, nhưng mẹ thì chỉ có một mà thôi. Rồi cái vòng trả nợ đó nó cứ đều đều gần chục năm nay vậy đó. Giờ cổ phải làm sao, mình cũng k biết khuyên thế nào. Cổ đã nhiều lần chuyển chỗ ở, thậm chí đưa mẹ về quê để cách ly với bài bạc, mà cũng thất bại

--------------------------------------


Binbinphan


Số tiền 20 tỷ chia ta 10 năm thì quân bình 1 tháng hơn 150tr thôi các mẹ. DVH nói “có tháng” phải cầm hơn 500tr trả nợ chứ k nói tháng nào cũng cầm 500tr đi trả nợ

Còm đầu em có nói nếu là mẹ em, em từ mẹ trong năm đầu luôn. Chị chè búp và vài chị cũng nói “ai làm nấy chịu, cứ như tây cho khỏe”. Nhưng lỡ sinh ra ở VN rồi, ở xứ tình thân, chữ hiếu ăn mòn vào máu cả ngàn năm. Nếu nợ người thường, năm nay chưa trả thì năm sau. Lỡ k có trả quỵt luôn cũng được. Nhưng dính vào xã hội đen liệu có nhắm mắt kệ được không? Em nghĩ một ngày mẹ em dính vào nợ xã hội đen, nó nói k trả nợ thì cắt gân chân bà, chắc em cũng ráng bán nhà, mượn bạn bè trả tạm rồi ráng tìm giải pháp toàn vẹn sau

Các bạn ở đây ai dính vào vay XHD chắc đều hiểu. Nhà em k dính, nhưng lại là người biết vụ con nợ bị cắt gân chân, thân bị chém tơi bời, còn cả có người bị 1 tay sai anh chị cầm súng đi kiếm nhưng may có người tình báo trốn kịp. Còn việc đến nhà quấy nhiễu như trường hợp của Hưng là bình thường luôn

Còn vụ vay nợ xã hội đen. Cái gì bank làm k được thì xhd làm được. Bạn là con ất ơ đến vay tiền mà k có gì đặt cọc tất nhiên nó say no, nhưng nếu xhd biết gia cảnh nhà bạn (xã hội đen cho vay tiền tìm hiểu gia đình nhà bạn, từ ng thân đến thu nhập công việc làm ăn rất kỹ trước khi xuống tiền), biết nhà bạn ở đâu, thu nhập thế nào, thì vay 1 lần 500tr – hơn 1 tỷ là việc bình thường. Hưng là người làm tiền nuôi xã hội đen. Mẹ hưng là người được dân cho vay tiền coi là khách hàng vip. Biết tính Hưng nên việc tụi nó cho mẹ Hưng vay là việc bình thường. Tụi này thường đánh vào điểm duy nhất, đó cũng là điểm yếu của phần lớn người trên thế giới này: người thân. Thường là con cái, cha mẹ, vợ chồng, người yêu với nhau. Vì chỉ có những người này với tình yêu họ dành cho đối phương mới có thể uy hiếp, lấy tiền của họ

Ban đầu cũng tự hỏi sao Hưng để tình trạng này quá dài. Những vài chục năm. Nhưng sau mình nghe full clip thì thấy mẹ Hưng là 1 bà mẹ điên loạn. Nếu giam bà lại trong nhà có thể bà đã dọa tự tử nhiều lần. Nếu từ mẹ bà sẽ diễn cảnh lang thang lúc đó báo chí lại đưa tin: Ông hoàng nhạc việt sống giàu sang để mẹ lang bang ngoài đường, trong khi tai vẫn bị dân chửi vì bất hiếu, còn tay kia vẫn phải trả nợ xhd=> Hưng vẫn phải giữ bà lại bên mình, cho người trông coi nhằm giảm thiểu rủi ro nhất nên 10 năm mới phải trả có 20 tỷ đó

@Những bạn chưa nghe clip đã auto chửi DVH: Hưng đăng clip lên mục đích là mong đừng ai cho mẹ Hưng vay tiền nữa
Hưng nói rõ ràng Hưng vẫn còn tiền k hề đề cập tới bể nợ. Hưng cũng k hề kêu gọi ai giúp đỡ. Chỉ mong mỏi đừng cho bà vay tiền
Mình nghĩ ngoài cách thông báo public này ra Hưng chả còn cách nào, vì mẹ anh này lợi dụng tên tuổi con đi khắp nơi vay tiền, từ xã hội đen tới fan tới bà bán nước mà Hưng thì k thể đi tiếp xúc từng ng để nói rõ. Hưng làm thế này ít nhất cũng giảm số người cho bà ta vay nợ được 80%, chỉ còn lại xhd thôi

Không hiểu tụi xã hội đen cho mẹ Hưng vay tiền có trái tim mà tha cho Hưng không nhỉ?
Em tiếp xúc với 1 tay cho vay tiền (bạn của ng yêu cũ) thì anh ấy đôi khi cũng có trái tim, thương cảm và bỏ qua cho một vài trường hợp cá biệt

À, bạn gái nào lấy chồng mà biết nó or nghiện xì ke hay nghiện bài bạc (1trong 2) nhưng vẫn quyết lấy thì em khuyên nên chọn thằng nghiện xì ke nhé
VD nó có căn nhà 5 tỷ, bạn có thể tính toán mỗi ngày nó cần bao nhiêu tiền cho xì ke => với 5 tỷ đó bạn và nó có thể duy trì trong một thời gian nhất định, 1 hay 2, 3 năm gì đó.
Tuyệt đối đừng chọn thằng bài bạc, vì bên chiếu bạc 1 đêm nó có thể gán cả căn nhà 5 tỷ và ngày mai bạn phải lang thang là kẻ k nhà. Lấy thằng bài bạc tính toán k được. Vẫn là nên chọn thằng xì ke

Thanked by 1 Member:

#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/12/2016 - 21:38

Tôi cũng có đứa cháu rể mê đá gà, luôn tìm cách moi tiền vợ, khi vợ sanh, bà con cho dc mấy trăm trong bóp cũng bị chồng lấy luôn, dù rể này vừa lương vừa "ăn" là 50tr 1 tháng.

#4 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 18/12/2016 - 00:43

Về Na Uy và về quê hương trong hồi tưởng

Tạp ghi của Nguyễn Quang Minh


Sau bài viết về trình độ học vấn và giới tính các bộ trưởng Na Uy đăng trên mạng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tôi nhận được thắc mắc từ bạn đọc, tập trung vào hai vấn đề chính:


Nguời Na Uy hay chính phủ Na Uy có hà tiện và đường xá tồi như nhận xét của ông bạn người Thụy Điển, đồng nghiệp của anh Nguyễn Văn Tuấn ở bên Úc ?

Câu hỏi xem ra đơn giản nhưng trả lời không dễ. Ngay đến chủ nhân Tuan’s blog, nhắc đi nhắc lại điệp ngữ ”hà tiện” đến 6 lần trong đoạn giới thiệu dẫn nhập.

Tuy nhiên, tôi phải cám ơn quý bạn đọc, gây hứng thú cho tôi viết thêm bài thứ hai. Và tiện đây công khai năn nỉ chủ nhân Tuan’s blog, giúp đưa lên blog dùm, để bạn đọc của anh ấy biết chơi cho vui.

Xin bạn đọc xem bài viết này là một mớ ý nghĩ tạp và vụn vặt được xếp lại thành chữ của một người đi góp nhặt sỏi đá trên tuyết, hầu chuyện các bạn.

Đi xe đạp là hà hiện

Đầu tiên phải nói ngay là ông thủ tướng Jens Stoltenberg đạp xe đi làm vì muốn tiết kiệm cho môi trường xanh. Ấy là bóp bụng mà đoán vậy, chứ thực hư phải hỏi chính ông thủ tướng Jens mới chắc được. Vua Harald (1) và thái tử Haakon (2) thỉnh thoảng lấy xe đạp xuống đường.

Có nhiều người Na Uy đạp xe đi làm suốt mùa hè với ý thức kém hơn, trong đó có tôi. Tức là hà tiện chút tiền xăng. Và đôi khi cũng nghĩ đến sức khỏe nữa và bớt thêm một khoản chi phí, khỏi đến mấy cái fitness studio tập cho nó ra mồ hôi. Bên này lạnh, mùa hè có ấm áp hơn chứ nóng đến vã mồi hôi thì quả là hiếm. Nhờ vậy, ngân sách gia đình có dồi dào chút đỉnh nhờ vào ba cái khoản tằn tiện này. Dư ra đồng nào gom góp cu mi cù mì, được vài năm lại gồng mình làm một chuyến về thăm quê hương. Việt kiều mà đơn sơ quá, bà con và bạn bè cũ lại coi thường. Tủi thân kẻ bao năm lê bước chân xứ người. Có tiếng mà không có miếng.

Thế rồi, lại trắng tay. Rồi cày tiếp. Rồi hà tiện tiếp. Chứ thuế bên này nó đánh è cổ không thương tiếc, trong khi tháng tháng một đống bill đúng hẹn lại lên, trả cũng è cổ luôn.

Thế ra, 30 năm lưu lạc ở đất nước này, tôi nhiễm thêm cái bệnh hà tiện mà không biết. Tôi thách giới y khoa tìm ra thuốc chữa. Thú thực trong thâm tâm, nói ra xấu hổ, còn có chuyện này nữa: sắp có tuổi rồi, đứng thập thò ngưỡng cửa cuối U-50, muốn sống khỏe để mà hưởng hưu bổng, nếu mà Trời Phật thuơng. Có tiền mà không còn sức khỏe thì phí. Giống như một ông lão U-80, chìm tàu lạc vào hoang đảo to bằng cái lỗ mũi cùng với 30 em mặc bikini xinh như mộng.

Bên Hà Lan, người ta đạp xe nhiều nhiều lắm. Thành phố Amsterdam xe đạp chạy đầy đường. Hà Lan không có đồi núi, có đuờng dành riêng cho xe đạp khắp thành phố, như ở Rotterdam mà tôi biết, nên mỗi lần băng ngang đường, phải để ý tránh cả xe đạp nữa. Mấy ngày đầu đi làm bên đó, tôi bị dân xe đạp ”mắng như tát nuớc vào mặt ” vì cứ tà tà đi trên đuờng dành riêng, dù tuân thủ theo ” lề bên phải”. Mới đầu ngớ người ra như anh nhà quê ra tỉnh, nhưng sau mấy lần bị la ó thì khôn ra.

Tuy nhiên, ai dám chắc họ hà tiện ? Tiết kiệm khác với hà tiện. Nhân đây, tôi muốn mời chủ nhân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và mời ngay cả độc giả vui tính nào đấy, làm một chuyến sang Na Uy du lịch xanh cho biết. Dù mang tiếng là dân hà tiện, tôi hứa lo chuyện ăn ở, nghỉ ngơi và lập chương trình miễn phí đi đâu đó, thí dụ ban ngày vác ba lô đi vào rừng leo núi, tối khuya xách đèn đi bắt cua biển chẳng hạn nếu quí bạn là người dễ tính và đơn giản. Tôi sẽ ra tận phi trường đón bằng hai cái xe đạp. Mỗi người đạp một cái từ phi trường về nhà.


Lang thang chuyện xe đạp, bây giờ vào chuyện chính.

Na Uy đóng ”hụi” chết

Đóng hụi chết đây là hàng năm các nước giàu phải dành ra 1% của GDP để viện trợ cho các nuớc đang phát triển, nôm na là các nuớc nghèo, theo khuyến cáo của LHQ. Na Uy không nằm trong nhóm nhà giầu G7 nhưng thích chen chân vào.

Từ thập niên 1970, LHQ ra nghị quyết kêu gọi các nuớc giầu đóng 0,7 % GDP nhưng chỉ có ba nuớc Bắc Âu, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy đóng góp đạt tỷ lệ này (3). Mãi đến năm 2003, thêm Hà Lan, Luxambourg đạt tỷ lệ 0,7 trong khì lúc này Na Uy đã vuợt đến tỷ lệ 0,92, tức 2 tỷ USD, đứng đầu các các nước trong OECD (4). Tôi không có tài liệu thống kê về khu vực Bắc Mỹ, Úc góp bao nhiêu % GDP nhưng tôi biết Nhật là quốc gia Á Châu chăm chỉ đóng hụi. Hình như cường quốc Mỹ còn là một trong những “ con hụi nợ dây dưa” lớn nhất trong OECD, thỉnh thoảng con đe “giựt hụi”.

Vậy chúng ta xem, Thụy Điển đóng hụi bao nhiêu mà ông bạn đồng nghiệp người Thụy Điển mắng nhiếc Na Uy là anh chàng hà tiện.

Ngân sách năm 2010, Na Uy đóng nghĩa vụ 1,09% GDP (5) , tức 27,4 tỷ NOK (= 4,57 tỷ USD). Nguồn tài liệu, www.regjeringen.no , www.ung.no và www.ungokonomi.no .

Thủy Điển vẫn 1%, tức 31,4 tỷ SEK (= 26 tỷ NOK, tính theo tỷ giá 1 SEK= 0,83 NOK). Nguồn tài liệu, www.sweden.gov.se và www.sida.se .

Xem ra, anh chàng hà tiện Na Uy vẫn chơi sang hơn đàn anh Thụy Điển 0,09 % . Con số 0,09% nhỏ vậy chứ lớn tiền lắm nghe, thưa quý bạn đọc. Đó là chưa kể đến các viện trợ nhân đạo cho thiên tai, nạn đói…

Na Uy có riêng một bộ, bộ Phát Triển Quốc Tế, chuyên chăm sóc và hô hào việc đóng hụi. Rõ ràng Na Uy không phải là người hàng xóm keo kiệt.

Thỉnh thoảng có năm, sau khi chiết tính thuế, tôi phải cắn răng đóng bù thêm. Là một công dân đóng thuế, tôi oán giận cái Bộ này lắm.Tôi không bao giờ bỏ phiếu cho cái đảng nào mà có ông bộ trưởng Bộ thổ tả này !

Thuế và sự đau xót

Người ta hay nói, nhà nước này, nhà nước nọ lo cho dân rất tốt. Bình dân dễ nghe và dễ hiểu nhưng lại bao hàm phạm trù bao cấp. Hai chữ “nhà nước” nghe ra rất sáo, khái niệm mơ hồ. Chính phủ thì chính xác hơn. Chỉ bàn riêng về chuyện thuế. Chính phủ A, B, C làm cái công việc hoạch định chính sách vĩ mô, hoạt động kinh doanh nào, lợi tức nào bị đánh nhiều hay đánh ít, giảm hay miễn thuế cho ai, gọi chung là tái phân lợi tực quốc gia. Sau đó, ưu tiên hay không ưu tiên đầu tư, chí phí công và dịch vụ công, để điều hành guồng máy kinh tế quốc gia, ngắn hạn, dài hạn….Tất cả đều do thuế và thuế thuế. Về tâm lý, thuế hàm nghĩa với sự “đau xót”. Biết rõ rằng, thuế là nghĩa vụ, là công bằng xã hội nhưng trên cái cõi đời ô trọc này, có ai thích đóng thuế bao giờ ? Bởi vậy, chính phủ nào lo mơ chuyện thuế, bị dân lo ó ngay. Mùa bầu cử tới coi chừng lá phiếu. Người ta không thể cho cái người ta không có và ngược lại. Nhớ trước 1975 ở miền Nam, mỗi lần viết đơn xin gửi UB phường, xã , quận, tỉnh…hay tổ chức hành chánh công việc gì đấy… câu kết cuối, trước khi ký tên, bao giờ cũng có một điệp khúc: “ xin trân trọng nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của tôi”. Bây giờ nhớ lại, tôi thấy điệp khúc trên rõ vui. Bên này trước đây, cần một cái giấy khai sinh, giá thú, sỡ hữu nhà đất, phán quyết tòa án, chứng nhận hạnh kiểm của cảnh sát…tôi chỉ cần phôn, cho biết mã số cá nhân…họ gửi đến nhà ngày hôm sau, mà không cần ca tám câu vọng cổ “nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành ”. Thời buổi internet, thủ tục hành chánh còn đơn giản và tiện lợi gấp bội. Thực ra các cơ quan công quyền, từ địa phương đến trung ương, ông thấp nhất cho đến ông cao nhất, là nhưng người làm công ăn lương, họ chẳng có cái gì mà ban, phát. Họ phải có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả như luật định cho người đóng thuế vì tôi trả lương cho anh bằng “sự đau xót” của chính tôi. Thủ tục hành chánh trong nước hiện nay ra sao ai cũng biết rồi, còn tiếp tục sử dụng tám câu vọng cổ trên thì tôi không biết vì đã đi xa hơn 30 năm.
Lúc còn trẻ học môn tài chánh công, hành chánh công quyền… có đề cập đến lý thuyết về thuế cùng tương quan giữa thuế và sự đau xót, hiểu lơ mơ. Bây giờ, hàng tháng nhận giấy lương, khấu trừ này, khấu trừ kia nằm đâu … đã không còn lơ mơ nữa.

Bên Na Uy, tôi không sợ trộm cướp và cố gắng không sợ vợ, nhưng tôi sợ thuế.

Đóng hụi ra sao

Tiện đây, cũng nên biết họ đóng hụi ra sao. Trước đây các khoản viện trợ này chuyển thẳng vào ngân sách những nuớc nghèo mà họ muốn giúp. Sau này cách viện trợ này không hiệu quả. Nghèo lại nghèo thêm. Tiền viện trợ này được bùa phép đi vào túi kẻ có chức, có quyền. Sau này, họ quản lý theo từng dự án cụ thể và đặt ra mục tiêu rõ ràng. Mỗi quốc gia trong tổ chức OECD tự chọn lựa lãnh vực ưu tiên và trách nhiệm quản lý công việc viện trợ của mình. Cụ thể, mấy lãnh vực ưu tiên.

• Khí hậu, môi trường như ngăn chặn nạn phá rừng. Rừng bị soi mòn. Bảo vệ rừng đầu nguồn và nguồn nuớc. Xử dụng năng luợng sạch.

• Tạo công ăn việc làm cho người nghèo và phát triển hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn. Y tế nông thôn.

• Quyền phụ nữ và trẻ em. Nạn mù chữ.

• Hổ trợ tiến trình dân chủ hóa và quyền làm người. Khuyến khích tự do ngôn luận và báo chí. Hổ trợ kế hoạch cải cách hành chánh để chống tham nhũng.

Thụy Điển và Đan Mạch hàng năm có ngân sách giúp Việt Nam. Na Uy thì khiêm tốn hơn, chủ yếu vào việc đào tạo trong công tác an toàn trong ngành dầu khí và học bổng cho bậc cao học và nghiên cứu sinh.

Các bạn trẻ ở VN có thể vào www.norad.no để xem tin tức học bổng. Nếu không, có thể xin học tự túc các trường đại học Oslo, www.uio.no, đại học Bách Khoa Trondheim www.ntnu.no, đại học Tromso ( cực bắc) www.uit.no , đại học Bergen www.uib.no . Các đại học miễn phí, chỉ lo tiền ăn ở. Tuy nhiên, chỉ có bậc cao học và tiến sĩ mới có tiếng Anh thay vì tiếng Na Uy.

Khoảng gần 20 về truớc, Na Uy tài trợ xây dựng trường dầu khí ở Bà Rịa-Vũng Tàu để đào tạo thợ trung cấp và ngắn hạn. Mấy chuyên gia dầu khí người Na Uy kể cho biết, ông giám đốc hay hiệu trưởng trường dầu khí này đi xe Mercedes đời mới, serie E hay S gì đó. Họ thắc mắc không hiểu nổi vì dạo đó kinh tế Việt Nam còn yếu ớt, giống như em bé đang chập chững tập đi.

Lại chuyện Na Uy hà tiện, theo ông bạn Thụy Điển

Na Uy và Thụy Điển có chung đuờng biên giới dài, lên tận phía bắc, giáp ranh nuớc Nga. Chuyện hai bên xây cầu hay xây đuờng hay chi phí bảo trì là chuyện thuờng thôi. Vấn đề là ai trả hóa đơn ? Vấn đề ai trả là vấn đề lớn. Chuyện này tôi có hỏi một số đồng nghiệp. Họ nói dân Na Uy mỗi năm ”chạy sang biên giới Thụy Điển mua hàng, nhất là rượu bia, thịt…cả tỷ bạc”. Giá hàng hóa cả bên Thụy Điển rẻ hơn Na Uy nhiều. Càng gần biên giới càng rẻ. Thành ra, làm giàu cho Thụy Điển thôi. Nhà nuớc Na Uy thất thu thuế VAT. Tiền Na Uy chạy theo qua biên giới, đến tay ông bạn láng giềng khó tính. Báo chí có đề cập chuyện này. Thống kê có. Cho nên họ nửa đùa nửa thực: bên nào có lợi thì bên đó trả nhiều hơn. Trừ những con đường huyết mạch, còn lại ngân sách địa phương trách nhiệm. Tại mấy nước Bắc Âu, hệ thống chính quyền địa phương có thẩm quyền tự trị rất lớn. Chẳng hạn tại Na Uy, tại Na Uy thôi nhé, cấp giấy phép bán bia rượu là quyền của địa phương. Có địa phương còn không cho bán bia, bán rượu. Có nơi, có bia mà không có ruợu. Tiệm bán rượu bán mang về chỉ được bán rượu, không được bán thứ khác. Giống như đã có cơm thì không có phở. Phở là phở mà cơm là cơm. Thuờng thì sau 5 giờ chiều, cấm bán bia ở siêu thị. Lúc đó, phở đi đường phở, cơm về nhà cơm. Ta là ta. Tôi cho rằng, triết lý cơm phở lại là khám phá vĩ đại nhất của người Việt Nam tồn tại qua hai thế kỷ.

Tuy nhiên, có thể mua bia, rượu tại nhà hàng hay quán rượu, nhưng mà đắt gấp 3, 4 lần. Một lon bia 500 ml (nửa lít) khoảng 4 USD ở siêu thị. Nếu ở nhà hàng thì gấp đôi, quán rượu gấp ba. Đấy là bia, chứ giá rượu còn chóng mặt hơn nhiều.

Rượu làng Vân

Cách đây đã hơn 15 năm, có một anh bạn, quan chức bên PV, Hà Nội sang bên này tu nghiệp về công nghiệp dầu khí, nghe đồn bia rượu đắt đỏ, mang nguyên một cái can đế 5 lít, để lai rai trong hai tháng. Ôi thôi, cái món quốc lủi nguyên chất sao nó quí giá mà cao sang thế. Tôi có một ông bạn vong niên người Hà Nộ gốc, từ ngày ra đi chưa lẩn trở lại cố hương, đánh hơi rượu làng Vân, gạ đổi ngang 1 lít lấy 1chai Hennesy. Dĩ nhiên, nghĩa đồng bào xa quê, cùng là đệ tử ruột phái lưu linh, anh bạn ấy biếu không. Còn ông bạn vong niên gật gù: giữa một trời tuyết trắng mà làm một ngụm đế làng Vân, nóng từ trong nóng ra, sướng hơn Từ Thức nhập tiên. Rượu làng Vân, nghe nói là danh tửu này ăn đứt đế Gò Đen. Tôi chưa có dịp đến, nghe đâu làng Vân xứ Kinh Bắc, thuộc tỉnh Bắc Ninh, quê hương quan họ. Bạn đọc nào ở hải ngoại, thích sưu tầm rượu, có dịp ra Hà Nội, dự hội Lim, cố tìm đến làng Vân xem sao.

Tôi thấy ở Việt Nam sướng hơn bên Na Uy nhiều thứ lắm. Nguyên khoản bia rượu và thuốc lá, Việt Nam ăn đứt. Ở Việt Nam, trừ quá nghèo không kể, ngày nào cũng có thể uống say đuợc, thuốc lá vài ba gói, vừa hút vừa làm đầu câu chuyện, lương vẫn còn đưa cho vợ. Người Việt Nam mình bên này không có ai nghèo nhưng ”đại gia” thì chưa nghe nói đến.

Ở bên này ngày nào cũng dăm chai, hai ba gói – 1 gói giá 70 NOK=11 USD – thì đói sớm. Cứ mỗi cuối tuần thôi, đưa cả gia đình đi nhà hàng chỉ còn khố rách áo ôm.

Na Uy là nuớc xuất khẩu dầu lớn thứ 5 trên thế giới (7) nhưng mà giá xăng nội địa trên 2 USD/1 lít ! Trong một lít xăng, thuế chiếm đến hơn 78%. Đủ loại thuế, có cả thuế môi truờng.

Chiều thứ bảy, khoảng 4, 5 giờ chiều, các cửa hàng phải đóng. Các trung tâm thương mại được phép đóng muộn hơn một chút. Sau đấy, tất cả im lìm luôn cho đến 10 giờ sáng thứ hai. Tại sao ? Tại vì luật cấm. Tại vì bó buộc mọi người phải nghỉ ngơi. .Có bán thì có mua. Không bán, không mua.

Đời sống mắc mỏ quá mà. Mắng dân Na Uy hà tiện là chính xác. Rất chính xác.

Ở Việt Nam còn sướng ở khoản oshin. Bên này, không có khả năng tậu oshin, dù bạn là triệu phú. Không kiếm ra oshin.

Oshin

Từ oshin nghe rất hay. Rất thơ. Sang trọng. Quý phái. Tôi không hiểu xuất xứ nguyên thủy, chỉ biết lơ mơ. Cái tuyệt vời nhất là danh từ oshin được việt nam hóa một cách tài tình. Khi bàn về sự cần thiết thành lập xã hội dân sự trong nước, có vị giáo sư gợi ý, oshin cũng cần có hội, như ”Hội những người làm oshin hay Hội những người lấy chồng ở Đài Loan...” huống hồ các ngành nghề chuyên môn khác (7). Ý tưởng rất hay. Độc đáo. Chuyện tự do lập hội là chuyện miễn bàn ở các quốc gia dân chủ phương Tây. Việc lập hội để tiến tới thành lập liên đoàn hay nghiệp đoàn oshin để bảo vệ quyền lợi như quyền đình công vì hiện nay đội ngũ này rất đông. Oshin là một cái nghề, một dịch vụ có tạo ra giá trị cho xã hội. Chắc chắn không ai có thể phủ nhận sự đóng góp của họ.Thống kê không tính đến dịch vụ âm thầm này là thiếu xót. Liên đoàn oshin, nếu cần, vẫn có khả năng xử dụng quyền đình công từng phần hay toàn phần theo luật định để làm áp lực tăng lương với giới thương lưu! Khi mà oshin được xã hội hóa và định chế hóa, thì họ cũng có nghĩa vụ đóng thuế lợi tức để hưởng tiền thất nghiệp, hưởng hưu bổng, an sinh y tế.... Và chính người xử dụng dịch vụ oshin cũng phải đóng thuế VAT. Từ đó, mới có động lực phát triển tay nghề, tức chuyên môn hóa nghề oshin. Tôi đề nghị một bạn đọc trẻ trong nước, đang là sinh viên môn kinh tế, xã hội học hay luật hay nên xem xét đến khả năng làm luận án tiến sĩ vể đề tài oshin, tôi hứa sẽ tìm nguồn tài trợ. Riêng quý bạn oshin, xin các bạn vùng lên.

Đuờng xá Na Uy

Trước khi tuyên bố độc lập vào năm 1814, thân phận Na Uy không hơn gì củ khoái cái kiến.Vui thì Thụy Điển vồ lấy, buồn thì quẳng cho Đan Mạch. Lăn đi lăn lại mãi.

Khi tuyên bố độc lập, bầu thái tử Đan Mạch làm vua. Rồi người Thụy Điển xông vào làm vua. Sau đó, vẫn phải co ro nằm trong liên minh với Thụy Điển mãi đến 1905, mới hoàn toàn tách ra đuợc. Cho nên các bạn Việt Nam đến Oslo thắc mắc cung điện nhà vua Na Uy gì mà còn thua cái trụ sở UBND thành phố Cần Thơ, còn thua xa dinh Thống Nhất (tên gọi hiện nay của dinh Độc Lập truớc 1975) ở Sài Gòn.

Cung điện, lâu đài, kiến trúc cổ kính phải đến Copehnhagen, Đan Mạch hay Stockholm, Thụy Điển. Copenhagen và Stockholm đẹp hơn Oslo, tôi có nhận xét vội vàng như vậy. Tuy nhiên, cảnh trí thiên nhiên Na Uy đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp nguyên sơ cùng với một sự bình yên cô độc. Đời sống bên này là cuộc sống tĩnh, âm thầm từ cây cỏ, sông núi và con người.

So với Thụy Điển và Đan Mạch, Na Uy chỉ là anh chàng nhà quê. Cả hai là những quốc gia mẫu mực về xã hội an sinh. Sau này, nhờ có tiền dầu khí, mới theo kịp hai ông hàng xóm đại gia. Ông bạn Thụy Điển nào đó chê Na Uy đường xá tệ lắm, là điều rất dễ hiểu. Tệ không phải xấu, ổ gà và ổ trâu.

Diện tích Na Uy ngang ngửa với Việt Nam nhưng 2/3 là núi rừng, ao hồ, đèo, vịnh chi chít. Việt Nam mình có vài cái đèo cỡ Hài Vân, chứ bên này có hàng ngàn, hàng vạn trên cả Hải Vân. Mấy nghìn đường hầm xuyên qua núi. Có khoảng 20 đường hầm dưới mặt nước. Sâu nhất đến 264 mét và dài gần 8 km. Đa phần hệ thống giao thông tương đối nhỏ, hết lên, lại xuống. Ra ngoại ô, đi về phía miền quê, còn nhiều liên tỉnh lộ vừa một vừa chiếc xe, phải tránh nhau mà đi. Xa lộ sang lắm cũng chỉ 2 lằn đuờng một chiều. Không rộng lớn và thẳng tắp như bên Thụy Điển, Đan Mạch. Càng không thể nào so sánh hệ thống giao thông tối tân và đồ sộ như bên Đức, Mỹ, Úc, Canada…

Quê hương nghìn trùng và ngày 30/04

Bước chân ra đi, tìm một tương lai mong manh nhưng mãnh liệt, miễn cưỡng chọn lựa gang tấc giữa cái sống và cái chết, cuối cùng số mạng vẫn dành cho tôi một sự may mắn. Mới đây mà đã ba mươi mốt năm.

Mới đây đã 35 năm, một cơn lốc nghiệt ngã ập xuống. Phần cá nhân, tôi xin được gọi là một cơn lốc không đắn đo. Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp lại bố tôi. Một thương binh chống Pháp. Có nước mắt. Vui buồn lẫn lộn với tiếng thở dài buổi đoàn viên. Một thứ hạnh phúc cay đắng. Rồi tôi lại chia tay không một lời từ biệt giống như ông đã âm thầm ra đi theo tiếng gọi của đất nước khi tôi còn chập chững bước đi đầu đời. Bước đi đầu đời đã vấp té mà không có đôi tay của ông nâng đỡ. Tôi đã lớn lên như một cọng cỏ dại bên đường. Ông đã trách tôi hơn hai lần nhưng tôi chưa từng trách ông, kể cả một thoáng giây. Cuối cùng ông đã hiểu tôi và thông cảm cho tôi, trong lá thư cuối cùng trước khi ông nằm xuống bên kia trời quê hương. Đó là năm 1993, khi đất nước bắt đầu ngại ngùng mở tung cửa, đón luồng gió mới. Tôi về thì đã quá muộn cho lần gặp thứ hai. Cuộc sống bó buộc mỗi người phải trả một cái giá cho sự chọn lựa của mình nhưng tôi không hề ân hận.

Quá khứ đã đi qua rồi. Đã qua một đoạn rất xa. Bụi thời gian đã lắng xuống vực sâu. Ba mươi năm quả đủ dài để chữa lành một vết thương lòng. Có chăng ? Có thật chăng hay chỉ là giấc mơ ? Điều làm tôi day dứt nhưng chưa hề biết oán thù: về máu của một người cha đã đổ xuống trên chiến trường Điện Biên, một người chú bộ đội vào Nam đã nằm xuống ở một nơi nào đó ngoài Trung một mùa hè đỏ lửa 1972, một người chú khác, người lính thủy quân lục chiến VNCH đã nằm xuống trên một quả đồi ở Hạ Lào, chiến dịch hành quân Lam Sơn 719. Cả hai đều không tìm thấy thân xác. Gần 40 năm qua cũng đã hóa thân vào lòng đất. Bố tôi đã từng đến trại tù, cách ngăn bằng những thanh sắt thăm anh tôi. Nếu bà tôi ngoài Bắc còn sống mà biết tin đầy đủ về các chú tôi thì nước mắt của bà đổ ra sẽ nguyên vẹn giống nhau. Sự đau đớn giống nhau. Rất giống nhau. Còn tôi, tôi không giống ai, đã chạy trốn cái nơi chốn đã ôm một phần máu xương của bố tôi và các chú tôi, mà đi biền biệt. Tôi là dân Bắc kỳ cục. Mẹ dắt tôi, anh tôi, chị tôi theo tàu há mồm vào Nam. Thế mà thỉnh thoảng tôi vẫn bị chụp cho một cái nón cối rất to.

Quê hương nghìn trùng và những con đường trong hồi tưởng

Sống xa quê hương là chấp nhận một cuộc đánh đổi. Cái đuợc, cái mất. Hành trang mang theo buớc chân tha hương là hình ảnh quê nhà thuở thiếu thời. Gậm nhấm. Day dứt. Qua năm tháng. Na Uy rất nhiều con đuờng nho nhỏ, vòng vòng, quanh quanh, lên lên, xuống xuống. Nhiều con đường nhà quê. Bé bé, con con. Cánh đồng. May mắn ở nơi đây, có một người Việt Nam gặp được bóng dáng quê hương qua những làng quê yên tĩnh, qua những đường quê vắng vẻ, dọc theo ao hồ trong vắt… để tìm thấy sự bình an, dẫu là thứ bình an cô độc. Dẫu là chốc lát bỏ lại được đàng sau chuyện cơm cháo đời. Vào hè, ta có thể đạp xe loanh quanh đường làng quê suốt buổi. Mệt thì dựng xe nằm lăn trên bãi cỏ mà ngắm mây trắng bay bay như thuở ấu thời đạm bạc bên quê nhà. Vẫn cơm nắm mang theo như lúc còn bé theo mẹ vào rừng kiếm củi. Ăn ngon lành nhưng bỗng dưng mắt mờ đi. Trong khoảnh khắc tĩnh lặng đấy, tất cả hình bóng xưa trở về như một đoạn phim cũ. Thân thuơng muốn khóc.

Nguyễn Quang Minh Stavanger, tại thị trấn nhà quê Sandnes, Na Uy, viết xong đoạn cuối ngày 30/04/2010.

Chú thích.

(1) Hai tuần trước, núi lửa bên Iceland nhả khói mù trời, hàng không tê liệt. Ngày 16/4/2010, vua Harald 73 tuổi tự tay lái xe vòng qua Thụy Điển, đến Copenhagen, cho kịp dự lễ sinh nhật 70 nữ hoàng Đan Mạch Margrethe. Tính nhẩm, từ Oslo đến Copenhagen, sơ sơ cũng 7 tiếng đường bộ.

(2) Thái tử Haakon có một chuyện tình đẹp và ly kỳ còn hơn chuyện hoàng tử lấy cô tấm trong cổ tích. Sẽ kể sau này, nếu có dịp.

(3) Nguồn tài liệu, www.dn.no/forsiden/utenriks/article417661.ece

(4) OECD = Organization for Economic Co-operation and Development , Tổ chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế, gồm Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hà Lan, Nhật, Lục Xâm Bảo, Ái Nhĩ Lan, Ý, Tân Tây Lan, Thụy Điển, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Áo, Đức và Mỹ.

(5) BNP mà Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch căn cứ để đóng %, không tính đến lợi tức đem lại từ hoạt động dầu khí ngoài thềm lục địa (offshore), lợi tức từ hoạt động hàng hải quốc tế, lợi nhuận do đầu tư tài chinh ngoài bên giới…Gọi là BNI. Bởi vậy, mấy nuớc Bắc Âu họ dùng thuật ngữ BNI- Bruto National Incomes- trong các báo cáo về ngân sách. Chỉ số BNI, do đó, thấp hơn BNP. Nếu tính gộp tất cả tổng sản lượng, BNP của Na Uy cao hơn Thụy Điển nhiếu. chủ yếu dầu khí ở thềm lục địa (Norwegian continental shelf). Các quốc gia khác trong OECD căn cứ BNP hay NBI để tính, tôi không có có tài liệu nhưng đoán chừng giống nhau.

(6) Về dầu thô, Na Uy là nước xuất khẩu lớn thứ 5 trên thế giới ( thống kê năm 2008) với 2,3 triệu fat mỗi ngày.

Về khí, đứng thứ hai, sau Nga, xuất cho khu vực Âu Châu Đứng thứ 5 trên thế giới về trữ lượng và thứ 3 về xuất khẩu.

Năm 2007, giá trị xuất khẩu sản lượng dầu khí (gồm NGL và condensate) mang lại 491 tỷ NOK (tương đương 82 tỷ USD), chiếm 46% tổng số xuất khẩu cả nước. Năm 2008, tổng giá trị mang về còn cao hơn nhiều vì giá dầu thô trên thị trường đột nhiên tăng vọt 6 tháng đầu năm, đỉnh cao nhất trên 130 USD/fat. Con số chưa chính thức, có thể trên 100 tỷ USD. Nguồn tài liệu: www.regjeringen.no và www.nho.no .


(7)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, ngày 14/04/2010, giáo sư Đặng Ngọc Dinh, Ôsin cũng phải có hội


Thanked by 2 Members:

#5 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 00:20

Ngồi nhìn má ngủ!
Má không đi lại được, nhiều năm rồi. Thanh xuân tan nhanh như một cơn gió, đường một chiều không khứ hồi, má già má mệt, má mất ngủ suốt. Người mất ngủ lúc nào cũng hay trằn trọc, hay nói nhiều về những câu chuyện đã qua.
Má nhắc bà ngoại, má nhắc mấy cậu mấy dì, rồi mà khóc. Mình bó gối ngồi bên, không biết nghĩ gì nữa, chỉ thấy buồn rũ rượi thôi.
Xa lắc xa lơ những hôm má khỏe rồi.
1. Năm mình học lớp Sáu, đọc Kim Dung rồi Cổ Long nhiều quá, nhiễm rất nặng. Trong đầu khi nào cũng ong ong thúc bách, phải rời nhà thân một mình với kiếm trong tay hành hiệp giang hồ trượng nghĩa, cứu vớt người nguy trừng phạt kẻ gian tham. Chiều tan học về, lủi vào bụi mì xanh ươm, bứt lá lót một chỗ nằm, Nghĩ rằng, thôi biệt gia đình, thôi giã biệt má, xem như từ đây chốn gió bụi sương giăng sẽ có một kiếm khách cô độc là ta đây.
Sâm sẩm chiều, má không thấy về, má đi kiếm. Má tất tả gọi, mình nghe nhưng không lên tiếng. Có lần Kinh Kha nào lại không nhuốm mùi bi lụy tiễn đưa, chí trai quyết rồi không gì có thể lay chuyển được. Mãi tối, muỗi cắn quá đại trượng phu chịu không thấu đành chui ra khỏi bụi mì đi lững thững mò về. Má nhìn nói, “Đọc cho cố rồi nhiễm như thằng khùng”.
Đêm mất ngủ ấy, má vừa kể lại vừa cười. Mình vừa nghe vừa cười, cười xong mắt mình đỏ hoe.
Má sinh mình ra to nhất nhà hộ sinh, bốn ký rưỡi. Mình ngày đó trắng bóc, bụ bẫm, láng giềng trong xóm đặt là em bé Liên Xô. Ba má đi Sài Gòn bằng chiếc xe máy mượn ẵm mình theo, ghé quán ăn nhân viên phục vụ xin ẵm mình chút để đi so với trẻ con gần đó. Ẵm xong một lát trả lại, má nói “May mà họ trả lại, sao hồi đó má dại quá chứ họ ẵm đi luôn thì má biết sống làm sao”.
Mình cười đáp, “Họ trả lại rồi, má đừng lo nữa. Má lo cho má đi, chứ má có làm sao thì chính con mới không biết sống làm sao?”.
2. Má kể, mấy nay má ngủ má toàn gặp dì Tám. Dì Tám là bạn thân của má ngày xưa, dì Tám mất lâu rồi. Mộ dì Tám nằm dưới tán điều xanh um trong nghĩa địa ở quê, mỗi lần Tết ra mộ ông bà thắp hương, mình đều ghé thắp hương cho dì. Má nói dì Tám hay rủ má đi theo dì Tám, má trả lời má đi không được vì cháu còn nhỏ quá, má thương cháu má không muốn đi đâu hết.
Mình nghe đến đây không dám thở mạnh, trong đầu cứ nghĩ chuyện đâu đâu. Biết là sinh tử hữu hạn, đời người thoắt đó rồi mất đó, nhưng nghĩ đến thôi cũng đã đủ ngạt thở rổi. Có lần mình nằm mơ thấy má không còn nữa, mình khóc ướt cả gối.
Mình hỏi má, hay là con nằm cạnh má cho má đỡ thấy lung tung được không? Chứ má nằm trên giường con ngủ dưới đất mắc công má lại sợ. Má trả lời, má nằm vậy cũng được.
Mình trở về lại chỗ nằm, cứ ngong ngóng nhìn lên giường xem má đã ngủ chưa. Từ ngày mình lớn từ hôm má trở bệnh, nhiều năm rồi trong lòng mình khi nào má cũng yếu đuối mong manh.
Mỗi lần má về quê thăm nhà, má trở lên Sài Gòn luôn mang theo nhiều câu chuyện. Chuyện về người này, chuyện về người kia. Mình đùa, sao má ngồi một chỗ mà trên thông thiên văn dưới tường địa lý, luận bàn được cả thiên hạ vậy. Má thủ thỉ, thì má nghe người ta nói lại vậy. Rất thương.
3. Lâu lắm rồi má không lớn tiếng với mấy anh em mình, có lúc mình mong má lớn tiếng với mình một lần, má lớn tiếng thì mình tin rằng má đang khỏe lại nhiều. Nhưng má không lớn tiếng nữa. Hồi lúc hai con trai của mình nói gì đó, má vui má cười thành tiếng, mình nghe mừng như lạc chợ gặp được cố hương.
Những câu chuyện rủ rỉ rù rì mấy mươi năm một hôm Sài Gòn ẩm ương cứ như từ đâu len lỏi kéo nhau về. Như cái mùi hương xưa cũ những lúc mình ôm hôn má vậy.
Má người quê, luôn nghĩ mình là kẻ thành đạt và lấy đó làm niềm tự hào lẫn vui sướng. Mà mình thì có gì đâu, ngoại trừ những con chữ vụn vặt mưu sinh. Như lúc má bảo, trán con dồ vậy nhất định thông minh, mà giỏi vậy còn gì.
Mình toàn cười thôi, còn được thấy má mỗi ngày, còn được ngồi trông má ngủ thì cho dù có xót xa đến mấy trong suy nghĩ mình cũng cảm thấy mình may mắn hết.
Chỉ sợ mai này, nhìn cái giường của má không thấy má nữa, thiệt tình mình không biết mình phải làm sao, mình sẽ ra sao.
Nghĩ thôi, là đã rũ trong một miền buồn đớn đau rồi.
Ngô Nguyệt Hữu

Thanked by 1 Member:

#6 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/01/2017 - 00:34

Cuộc không kích Nam Tư: Bắt đầu bằng sự dối trá



Truong Anh Ngoc Cuộc chiến này phải xảy ra, bởi Phương Tây cần đặt bàn chân của họ lên ngã ba Châu Âu này, khi nó vẫn là vùng ảnh hưởng của Nga, nhất là Serbia, và có một quá khứ, có một truyền thống văn hóa, tôn giáo Slave. Việc tạo lập ra một nhà nước do chính Phương Tây đỡ đầu trong lòng Balkan, cụ thể là Kosovo, khi Nam Tư tan rã, thực ra đã là một chính sách có từ lâu. Họ chỉ cần một cái cớ để thực hiện việc đó mà thôi. Nhưng cũng phải đến 2008, quốc gia này mới ra đời.

NHỮNG DI TÍCH CHIẾN TRANH NAM TƯ NĂM 1999



Truong Anh Ngoc Ngày này năm trước, trên đất Serbia vẫn còn rỉ máu vì chiến tranh Nam Tư và các cuộc can thiệp của NATO. Phóng sự do mình thực hiện. ( 4 Jan 2017 )

Khanh Hoang Minh "những điều lừa dối mà phương Tây đã tạo ra để tấn công Nam Tư" em lại có chút liên tưởng đến những cuộc chiến ở Trung Đông dưới thời Obama cầm quyền ở Mỹ và các đảng cánh tả ở châu Âu-những người luôn vẽ ra những hình ảnh đẹp nhất,và có tính ngụy biện cao nhất.

Truong Anh Ngoc Cuộc can thiệp vào Serbia năm 1999 được thực hiện sau rất nhiều nguỵ tạo nhằm đổ cho phía Serbia đã tàn sát người Kosovo.

Thanh Trung Cần j phải ngụy tạo??? Tìm bằng chứng phe này tàn sát phe kia trong cuộc chiến Nam Tư là thứ dễ nhất. Người Serb thảm sát người Croat, người gốc Anbani. Người Croat lại tàn sát người Serb...Ai hỗ trợ, đứng sau những đạo quân người Serb ở Croat, Bosnia...?

Truong Anh Ngoc Thanh Trung Cần chứ, để có một cái cớ, vào một thời điểm đã xác định

"Marja nói rằng, bà không bao giờ có thể quên được những ngày kinh hoàng đó. "Tôi bị hất tung lên sau một loạt bom và bị thương ở chân", bà nói với tôi trước tòa nhà của mình trên đường Kneza Milosa, chỉ cách trụ sở của Cảnh sát liên bang Nam Tư chừng 200 m, nơi đống đổ nát của những ngày NATO không kích Belgrade 17 năm về trước vẫn còn đó. "Đêm nào chúng tôi cũng ở dưới hầm. Không ai biết hôm sau, bom và tên lửa NATO sẽ rơi xuống đâu".
Người phụ nữ phúc hậu là giáo sư lịch sử ấy là một trong số hàng nghìn, hàng vạn nhân chứng trực tiếp của 78 ngày đêm bom và tên lửa NATO rơi xuống Belgrade và nhiều thành phố, làng mạc, khu công nghiệp, nhà máy trên lãnh thổ Serbia. Tòa nhà mà bà và gia đình đã ở từ gần 40 năm qua không phải là một mục tiêu quân sự mà NATO nhắm đến, mà là trụ sở của Bộ Nội vụ Nam Tư cách đó không xa, chếch sang bên kia đường.
Hướng đến EU, giải quyết vấn đề Kosovo, cho đến giờ vẫn là một nỗi đau, một sự mất mát của Serbia, trở thành những ưu tiên lớn lao của một đất nước mà sau những cuộc không kích vào năm 1999, chợt nhận ra rằng, họ đã mất đi rất nhiều thứ, bị cô lập, chia rẽ, và trở thành nước bị thiệt hại nặng nề bậc nhất trong cuộc nội chiến. Slovenia và Croatia, những nước cộng hòa có nền công nghiệp phát triển nhất thuộc Liên bang Nam Tư trước kia nhanh chóng lao vào dòng chảy của châu Âu hiện đại và giờ đã trở thành thành viên của EU và NATO. Sự chênh lệch trong mức sống và cơ sở hạ tầng giữa hai nước đó với Serbia có thể nhìn thấy được. Những khu đổ nát tan hoang của 78 ngày đêm không kích ngày trước đã được thay thế bằng những tòa nhà, con đường, cây cầu mới và thế hệ thanh niên mới bây giờ không sống trong trạng thái chông chênh như nhiều người ở tuổi trung niên như bà Marja nữa.
Dragan Djanjic, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Serbia, đã nói với một nhật báo của Italy rằng, đối với nhiều người Serbia, nước Nga vẫn là bạn, là nước cung cấp khí đốt và dầu mỏ chủ yếu, một người đồng minh lớn và gần gũi trên nhiều khía cạnh, từ văn hóa, ngôn ngữ theo hệ Slave cho đến tôn giáo (đạo Chính thống), nhưng sau khi Nam Tư tan rã, người Serbia mong muốn có được sự giàu có và phát triển mà chỉ phương Tây mới có thể đem lại. Chấp nhận điều đó cũng có nghĩa là phải gạt bỏ sang bên niềm tự hào dân tộc bị tổn thương, phải làm quen với một sự thật là tỉnh Kosovo, nơi được coi là thánh địa của dân tộc Serbia, sẽ vĩnh viễn không thể lấy lại được và những gì còn lại của những vụ ném bom năm 1999 ở Belgrade và nhiều nơi trên đất Serbia chỉ còn là một sự nhắc nhở rằng, đừng quên quá khứ.
Chính vì những kí ức đau buồn và cả tâm trạng giằng xé Đông-Tây như tôi đã từng thấy ở Ukraine mấy năm trước khi xảy ra những biến cố lớn lao dẫn đến nội chiến và chia cắt lãnh thổ, mà không phải ai ở Belgrade này cũng sẵn sàng nhắc tới những kí ức 1999 như Marja. Rất nhiều những người tôi gặp trên những con phố của Belgrade vào một ngày đông tuyết rơi từ chối nói đến quá khứ. Mario, một thanh niên còn rất trẻ và vào thời điểm bom đang rơi xuống Belgrade vẫn còn là một đứa trẻ 10 tuổi, nói rằng, giờ không phải lúc nhắc đến những điều đó nữa. "Giới trẻ chúng tôi chỉ hướng đến tương lai", cậu nói. "Mà tôi cũng không muốn bình luận gì về các vụ ném bom của năm 1999, vì tôi đang làm việc cho một công ty của Đức. Ông chủ của tôi chắc chắn không thích điều này". Năm 1999 ấy, Đức là một trong số những nước hăng hái nhất trong khối NATO tiến hành không kích Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền và không hề thể hiện một mối đe dọa nào tới các thành viên của khối, trong một hành động quân sự mà không cần sự chấp thuận của HĐBA LHQ, với lí do "ngăn chặn thảm họa nhân đạo" ở Kosovo...
"Chúng tôi sẽ không bao giờ quên những gì đã xảy ra ngày đó", bà Marja nói, "sẽ có một ngày nào đó, thế giới hiểu được những sự thật liên quan đến những điều lừa dối mà phương Tây đã tạo ra để tấn công Nam Tư năm 1999, và hưởng lợi từ cuộc nội chiến trên lãnh thổ Nam Tư". Một cơn gió cuốn theo tuyết rít lên trên phố Kneza Milosa, khiến những lỗ hổng toang hoác từ các cửa sổ tan tành của khu nhà đổ nát của Bộ Nội vụ Nam Tư càng trở nên lạnh lẽo. Một tấm quảng cáo lớn gần đó với gương mặt của Novak Djokovic, cây vợt đang làm rạng danh Serbia trên thế giới, rung lên phần phật. Đấy là những hình ảnh tương phản của Serbia, giữa quá khứ và hiện tại. Slovenia và Croatia đã tiến những bước rất xa để hòa nhập vào thế giới phương Tây, Serbia thì chưa và đang cố gắng đi trên con đường ấy, trong một cuộc chơi đang diễn ra giữa Brussels và Moskva.
Tôi đứng lặng hồi lâu trước tấm bia tưởng niệm 16 phóng viên, nhân viên, kĩ thuật viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Serbia (RTS) đã thiệt mạng đêm 23/4/1999, khi một tên lửa hành trình trúng vào trụ sở của đài tại Belgrade. Khu studio cháy đen ấy vẫn được để lại, như một chứng tích của chiến tranh. Tòa nhà sản xuất chương trình mới đã được xây lên quanh đó, bề thế và đồ sộ, nhưng hình ảnh của khối nhà trúng tên lửa trong khung cảnh ấy chẳng khác một vết mực đen trên tấm thảm trắng. Dòng chữ lớn bằng tiếng Serbia "Zasto?" (Tại sao?) phía trên tên của 16 người đã chết là một câu hỏi lớn mà rất nhiều người, không chỉ Serbia, mà cả Bosnia, Croatia, Slovenia, Kosovo, Montenegro và Macedonia đã đặt ra trong những năm tháng nội chiến và cả sau này. Hơn 140.000 người đã chết trong nội chiến ở Nam Tư, và nỗi đau của nhiều gia đình trên lãnh thổ Nam Tư chưa được hàn gắn.
Zasto? Thời gian sẽ trả lời".
@ 2016, Trương Anh Ngọc, viết từ Belgrade, Serbia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 21/01/2017 - 22:10

Lúc Hữu thất tình!
Hồi Hữu mười chín tuổi, đẹp trai cao to, sức khỏe ngang voi, đá banh chạy năm phút không biết mệt. Cô bạn gái vạn người mê của Hữu, thấy Hữu đẹp quá mà lại tài hoa nữa, nên cổ bỏ chín nghìn chín trăm chín mươi chín thằng kia để khoái Hữu.
Hữu tự bé đến lớn cái gì cũng thiếu, chỉ mỗi cái tự tin đến hoang tưởng là luôn thừa, nên Hữu nghĩ loại như Hữu mà phụ nữ không yêu chỉ có hai dạng, một là les, hai là mù thẩm mỹ. Thế nên, Hữu hào hứng đáp từ.
Ba nhân ba là chín ngày, cổ nhắn tin chia tay. Hữu điên lắm, sấp tay muốn làm gió, ngửa tay muốn làm mưa, một đôi chân trần một trái tim nóng chạy một mạch từ nhà trọ sang nhà cổ để “em nói ra đi trắng đen một lời”.
Vừa chạy Hữu vừa nghĩ rất nhiều điều để cáu gắt, uất hận.
Chạy được năm phút, Hữu nghĩ gặp cổ Hữu sẽ nói, “Em quá đáng, anh yêu em biết bao mà em đối xử với anh như vậy”.
Chạy thêm mười phút nữa, Hữu nghĩ Hữu gặp cổ Hữu sẽ hét lên, “Em là người không có lương tâm, nói đi cái là đi liền à”.
Chạy thêm mười lăm phút tiếp theo, Hữu vẫn nghĩ gặp cổ Hữu sẽ thủ thỉ, “Có thể cho anh một cơ hội không?”.
Chạy thêm hai mươi phút kế tiếp, Hữu quyết dứt khoát, “Thôi, nó bỏ mình kệ bà nó. Giờ mệt quá rồi, hết chạy nổi rồi. Đón xe ôm về thôi”.
Hữu về nhà trọ, đuối quá không tắm luôn nằm ngủ một giấc dài. Tỉnh dậy, bệnh cả tuần liền.
Hết bệnh, cũng hết thất tình luôn.
Thế nên khi các anh chị thất tình, các anh chị cứ chạy mãi trên đường vậy rồi các anh chị sẽ nhận ra rằng, “Thất tình ấy mà so với nỗi mệt mỏi khi chạy bộ thì không là cái đinh gì hết”.
Không tin, các anh chị cứ làm thử xem có đúng vậy không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngô Nguyệt Hữu

Thanked by 1 Member:

#8 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 23/01/2017 - 19:52

Đồng chí Sơn Mộng Đảo có một bài tổng kết về các "nhà" yêu - ghét Trump sau khi Mỹ quấc chánh thức có tonton thứ 45 như sau:
Tổng kết sau khi Trump nhiệm chức theo tui tình hình Mỹ quốc nó như thế này.
Những nhà ghét Trump.
- Nhà báo.
Hầu hết giới truyền thông điên đầu với Trump khi ổng cứ chuýt chuýt (Tweet) trên đầu họ. Trump cóc cần họp báo lôi thôi, cánh nhà báo theo ổng là chuyên vặn vẹo nhào nặn thông tin theo ý của họ (cái này theo tui là nghề của mấy ông nhà báo, nhất là cánh tả). Nên Trump cứ chuýt chuýt những thông điệp, lập trường ngắn gọn trực tiếp tới người dân cóc cần qua media (cái này chắc do kinh nghiệm cá nhân vì Trump cũng hoạt động trong truyền hình trước đây mừ). Media tức ói cơm vì cứ phải chạy theo chuýt chuýt của ổng, mà không có cơ hội gài bẫy bằng những câu hỏi lúc họp báo.
- Nhà Hát.
Nhà hát lớn nhất là Holywood rất chán Trump. Sao lớn sao bé rất ghét Trump. Thậm chí như Robert de Niro còn đòi đấm vào mặt Trump, Meryl Streep thì nói Trump làm con tim bả tan nát vì Trump bắt nạt chế diễu một phóng viên tàn tật, điều này Trump bác bỏ. Tất cả các nghệ sĩ lớn đều từ chối không biểu diễn trong ngày nhậm chức của Trump nếu được mời. Trong buổi biểu diễn trong ngày nhiệm chức không thấy ai thật.
- Nhà vòm lục sắc.
Cánh LBGT rất ghét Trump vì phó TT Pence nói mấy người đó chữa được mà (ý nói LBGT là một hình thức rối loạn gì đó, có thể chữa được)
- Nhà thuốc.
Nhà này ghét Trump sau khi Trump mắng mấy đại công ty dược phẩm khổng lồ cỡ Pfizer là chạy trốn với sát nhân. Và thề sẽ hạ giá thuốc men xuống. Lên án các công ty tìm cách sát nhập với các công ty ngoại quốc rồi dời trụ sở ra ngoại quốc để trốn thuế. Các công ty đặt nhà máy ở ngoại quốc cũng bị Trump khiển trách. Mà lạ cái họ đặt nhà máy chế thuốc bên Tàu, tất nhiên là giá thành rẻ, nhưng mang về bán ở Mỹ vẫn rất mắc.
Cái này thì tui đồng ý cả hai tay. Bạn bè con cháu tui làm trong ngành y nhiều nên biết có những loại thuốc bán trên thị trường hàng trăm năm rồi, cty dược phẩm đổi cái tên và phù 1 cái giá từ 1 đô la thành 60. Họ mướn lobyist giỏi đến nỗi có một điều luật cấm không cho chính phủ thương thảo về giá thuốc cho chương trình Medicare (y tế cho người già), chương trình này mua hàng tỉ đô thuốc men mà không được trả giá. Cái này tui vừa mới tra cứu có thiệt, vậy là tụi nó xẻ thịt nhân dân rồi. Trump thề sẽ làm luật bắt các cty dược phẩm đấu giá khi muốn cung cấp thuốc men cho chính phủ.
- Nhà xe.
Mấy hãng xe hơi lớn đang chột dạ, GM quy hàng, Toyota cũng muốn đầu hàng hứa sẽ đưa nhà máy về lại Mỹ. BMW còn đang phân vân. Nhưng Trump chế ra cái gọi là Border Tax (thuế biên giới), dọa sẽ phết vào đít anh nào làm sản phẩm ngoài nước Mỹ rồi mang về Mỹ bán. Thuế này rất nặng.
- Nhà tranh đấu phụ nữ thành thị.
Mấy bà này ghét Trump, đang biểu tình diễn hành ầm ầm. Thành thị thôi, phụ nữ thôn quê bầu cho Trump.
- Nhà nhập cư không giấy tờ.
Mấy nhà này rất chán Trump vì Trump dọa trục xuất.
- Nhà thương.
Trump tuyên bố chấm dứt tài trợ cho Planning Parenthood, một tổ chức y tế chuyên phá thai, cộng tác với nhiều nhà thương, nhà thương nào cộng tác với tổ chức này ghét Trump là chắc rồi.
Đó là sơ lược mấy nhà ghét Trump.
Thế còn nhà nào thích và ủng hộ Trump? Xin xem dưới đây:
- Nhà binh.
Tham dự diễn hành nhiệm chức của Trump có 82 đơn vị quân đội gồm có các đại học quân sự, cựu chiến binh, các đơn vị đang thi hành nhiệm vụ. 10 đơn vị cảnh sát tuần tra biên giới. Một con số nhiều bất thường so với các thời TT trước.
Nội các của Trump có ít nhất 3 ông tướng cho tới giờ.
Trong cuộc bầu cử vừa qua có đến 88 tướng lĩnh và đô đốc về hưu tuyên bố ủng hộ Trump.
--Today 88 retired U.S. generals and admirals, including four 4-star and fourteen 3-star flag officers, signed an open letter endorsing Donald J. Trump for president.The letter was organized by Major General Sidney Shachnow and Rear Admiral Charles Williams.Sep 6, 2016.--
Nhà binh chắc còn đang bực dọc vì dưới thời Obama có 17 tướng lục quân, 2 đô đốc hải quân bị khiển trách và ép về hưu cùng với vô số các sĩ quan cao cấp khác cộng thêm các chính sách về Lgbt trong quân đội của đảng Dân chủ.
Cuối cùng Trump hứa sẽ bơm nhà binh, nhất là hải quân phình to thêm nữa.
- Nhà thờ.
Có rất nhiều chức sắc tôn giáo (hơi bất thường) tham dự và cầu nguyện cho Trump trong lễ nhiệm chức. Đặc biệt có Hồng y Dolan, Công giáo, sau 40 năm từ thời TT Jimy Carter mới tham dự trở lại. Rabbi Marvin Hier, Do thái giáo từ thời Reagant tới nay 1985 mới trở lại.
- Nhà quê.
Trong diễn hành có nhiều đơn vị ở 22 tiểu bang, nhiều trong số đó là các tiểu bang vùng quê trong nội địa đã giúp Trump thắng cử.
- Nhà thầu.
Các ông nhà thầu đang mở cờ trong bụng vì Trump tuyên bố sẽ bơm hằng ngàn tỉ đô la để tái thiết hạ tầng cơ sở cho bằng người ta.
Tui khuyên các ông chơi stock nên mua chứng khoán các công ty xây cất đường xá, phi trường bến cảng v...v không trúng to cũng trúng bé.
Còn phần tui, tui thuộc loại nhà (ăn) hàng, tui trơ lì vô cảm, chả ghét cũng chả thích Trump.
from chị Cá wl

Thanked by 1 Member:

#9 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/02/2017 - 18:49


Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - Phần 1






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanh bóc điếu xì gà châm, hỏi tôi.

- Đi mệt không, cậu việc gì phải mất công thế. Xong rồi thì thôi chứ.

Tôi đặt đồ bên cạnh ghế nói.

- Em nói anh rồi, với anh là xong. Nhưng với em thì em không thể để ngừng câu chuyện mà không có kết thúc. Còn bao nhiêu câu hỏi của mọi người bạn đọc.

Thanh phất tay.

- Ừ thì anh chiều chú, chú hỏi gì anh trả lời tất.

Trước đó một quãng thời gian, tôi không gặp người của Thanh. Mới rồi người của Thanh nói anh ta đã ổn định, có giấy tờ hợp pháp và đã bắt đầu vào cuộc sống mới. Tôi đề nghị họ cho tôi được phỏng vấn Thanh một cách chính thức, không phải là những câu chuyện vụn vặt đã kể trong các phần Dê Tế Thần hay Đường Xa Vạn Dặm. Lúc đầu họ có vẻ thoái thác, nhưng tôi nói rằng họ không đồng ý cũng không sao. Vì chả có gì ràng buộc, nhưng nếu thế tôi sẽ mang tiếng với độc giả của mình để câu chuyện ở một màn sương khói ai hiểu ra sao thì hiểu.

Ý tôi muốn nói, các anh chơi thế không đẹp. Xong của phần các anh, các anh đứng dậy đi. Để tôi ở lại chịu hoài nghi của dư luận.

Tất nhiên những người như họ hiểu tôi trách gì, lập tức họ đồng ý.

- Nếu Hiếu cần thiết phải thế, bọn tôi sẽ làm theo ý Hiếu. Chúng tôi nghĩ không cần, nhưng Hiếu cần thấy phải thế thì không có gì cả. Anh em có duyên mới chiến cùng, Hiếu đừng lo, chúng tôi sẽ bố trí sớm.

Tôi lấy máy tính trên bàn , xin nước nóng pha trà mạn, trà tôi mang theo. Khó mà biết được nơi đến có thứ đồ uống mình thích hay không. Nên tôi đi đâu xa vẫn thường mang trà theo như vậy.

Thanh đứng dậy, anh ta đi lấy một xấp hồ sơ trở lại bàn và ngồi ngay ngắn sẵn sàng trả lời.

Tôi vào việc ngay, vì không biết sẽ mất bao thời gian. Tôi cần quay về sớm, hoàn cảnh gia đình tôi hiện nay đang rất nhiều việc phải lo, tôi đi vắng vài ngày lúc này mà tâm trạng lo ngay ngáy việc gia đình.

Phần câu hỏi đáp, tôi sẽ ghi nguyên dưới đây cho các bạn tiện theo dõi. Có lẽ do bị ảnh hưởng của nhiều lần tôi bị công an hỏi cung, nên những câu hỏi của tôi khô khan không mang âm điệu dân dã bình thường.


Người Buôn Gió (NBG) phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh (TXT)

NBG:

Xin ông giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

TXT:

Tôi là Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13 tháng Hai năm 1966, đã tốt nghiệp Đại học kiến trúc Hà Nội. Bố tôi là Trịnh Xuân Giới, sinh năm 1938, nguyên Phó ban dân vận trung ương đảng. Mẹ tôi là bác sỹ Đàm Thị Ngọc Kha, sinh năm 1942. Cả bố mẹ tôi đều đã nghỉ hưu. Tôi có vợ và bốn con.

NBG:

Báo chí nhà nước đặt nghi vấn về việc bằng cấp của ông, chẳng hạn như tờ Dân Việt ngày 28 tháng 9 năm 2016 đặt vấn đề này, ông có ý kiến gì.?

TXT:

Tôi có bằng từ năm 2002 và đã đưa bằng tốt nghiệp đại học vào hồ sơ lý lịch cán bộ. Đến nay sau 14 năm, báo chí khơi ra việc này, thử hỏi trách nhiệm của báo chí và các cơ quan khác ở đâu trong 14 năm đó nếu như tôi bằng cấp của tôi có vấn đề. Phải để đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng săm soi tôi báo chí mới để ý, như thế nếu tôi có sai mà không có chỉ đạo của tổng bí thư đảng thì báo chí cũng làm ngơ sao?

NBG:

Tại sao đến năm 2002 ông mới có bằng, lúc đó ông đã 36 tuổi?

TXT:

Năm 1990 tôi đã bảo vệ tốt nghiệp , khoá 85D ( lớp trưởng lúc đó là Bảo hiện đang làm ở dầu khí, lớp phó Thiện hiện đang làm phó ban dự án xây dựng của Tổng cục thuế, bí thư đoàn tên Hào cũng làm ở dầu khí ). Sau đó tôi có cơ hội đi sang Đức làm việc, tôi không kịp ở lại nhận bằng. Ở hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh tôi lúc đó thì chẳng ai nghĩ chuyện nhận bằng để mà bỏ lỡ cơ hội đi nước ngoài làm cả. Nhiều năm sau tôi thấy cần đến bằng mới vào trường xin cấp lại, đó là năm 2002.

NBG:

Ông cho biết đã trải qua chức vụ nào ở Tổng công ty xây lắp Dầu Khí ( PVC ) ?

TXT:

Tháng 8 năm 2007 tôi đang làm Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng thuộc Bộ Xây Dựng thì có văn bản của Tập đoàn Dầu Khí do chủ tịch Tập đoàn là Đinh La Thăng ký xin tôi về làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây lắp và thiết kế dầu khí ( PVECC ) và được sự đồng ý của Bộ Xây Dựng.

NBG:

Khi ông đến PVECC thì tình hình ở đó thế nào?

TXT:

Khi đó vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ, nhưng thực tế đã mất vốn và đang trên dự định giải tán. Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí đã chỉ đạo tôi lập phương án thành lập Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam ( PVC ) trên cơ sở 6 xí nghiệp của công ty PVECC thành 6 công ty TNHH một thành viên vốn nhà nước. Đó là các công ty : công ty TNHH xây dựng công nghiệp và dân dụng, công ty TNHH kết cấu kim loại, công ty TNHH xây lắp đường ống và bồn bể, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Trung, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Nam, công ty TNNH xây lắp dầu khí Hà Hội. Tôi trở thành tổng giám đốc PVC, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, vào ngày 21 tháng 11 năm 2007.

NBG:

Ông đã trải qua những chức vụ nào trong công ty PVC ?

TXT:

Như đã nói, từ 11.2007 đến 02.2009 tôi làm Tổng giám đốc PVC. Sau đó, từ 02.2009 đến 08.2013 tôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.

NBG:

Vậy tình hình của PVC khi thành lập thế nào?

TXT:

PVC được thành lập dựa trên khung chuyển đổi của các xí nghiệp, lúc đầu không có vốn vì bản thân PVECC không còn vốn. Tình trạng kinh doanh bê bết vì thừa kế lại từ PVECC. Đến năm 2008 thì tăng vốn hoá lên 1500 tỷ.

NBG:

Tại sao có 1500 tỷ này ?

TXT:

Tại vì PVC là công ty cổ phần nên cần định giá vốn. Do vậy, những tài sản của PVC như máy móc, nhà cửa, thiết bị, trụ sở ... đã được định giá và kết quả là con số 1500 tỷ.

NBG:

Định giá này được dựa trên cơ sở nào ?

TXT:

Trên cơ sở chúng tôi định giá đưa lên Bộ Tài Chính và kiểm toán nhà nước .

NBG:

Việc định giá những cơ sở, thiết bị của PVC có theo giá thực tế thị trường không?

TXT:

Không! Có những thứ giá thị trường cao chúng tôi đánh giá theo giá thị trường. Những thứ giá thị trường không cao tại thời điểm đó, chúng tôi đánh giá bằng giá lúc mua vào. Ví dụ như những máy móc đã qua sử dụng nhiều năm , nhưng vẫn được đánh giá theo hợp đồng lúc mua mới. Còn về đất đai lúc đó đang cao giá, chúng tôi đánh giá theo thị trường.

NBG:

Tại sao PVC lại không đánh giá vốn của mình thực tế theo đúng giá trị ?

TXT:

Thứ nhất vì ảnh hưởng của thành tích, thứ hai là để chuẩn bị cho việc đưa PVC lên sàn chứng khoán. Việc định giá vốn cao hơn thực tế như vậy sẽ có lợi cho nhà nước khi thực hiện vốn hoá trên thị trường chứng khoán.

NBG:

Ông có thể cho biết giá trị thực sự của PVC lúc đó khoảng là bao nhiêu.?

TXT:

Giá trị thực sự khoảng 807 tỷ.

NBG:

Tại sao các cấp chủ quản và có trách nhiệm lại dễ dàng đồng ý với con số 1500 tỷ, trong khi thực tế không đến như vậy. Không lẽ họ kém tới mức không biết giá trị thực là 807 tỷ?

TXT:

Giá trị thương hiệu của tổng công ty được lý giải cho số vốn còn lại.

NBG:

Một tổng công ty đã mất sạch vốn, được tái cơ cấu lại trên nền tảng đổ nát ấy thành một cái tên mới. Vậy thì giá trị thương hiệu của nó nằm ở đâu?

TXT:

Nằm ở cái tên mới, như một tổng công ty mới ra đời đầy sức sống. Trong thời điểm sốt chứng khoán những năm đó thì nhiều nơi cũng đều định giá thương hiệu như vậy. Lúc này PVC đã thành công ty cổ phần, để cho đúng nghĩa nên đã cho một số tư nhân chủ nợ của các công ty con trước đó nắm 13%.

NBG:

Trong quãng thời gian ông làm ở PVC, tổng số những lần tăng vốn là bao nhiêu?

TXT:

Năm 2010 tăng vốn lên 2500 tỷ.

NBG:

So với số vốn được coi là 1500 tỷ vào năm 2008 thì con số 2500 tỷ này cao hơn 1000 tỷ. Số vốn vượt này do đâu mà có ?

TXT:

Từ các công ty mà Tập đoàn Dầu Khí góp vốn, gồm công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn và khách sạn Thái Bình Dầu Khí , toà nhà Dầu khí ở Bạc Liêu.

NBG:

Tại sao lại có việc tăng vốn như vậy?

TXT:

Đó là do quyết định của Tập đoàn dầu khí tái cơ cấu ngành dầu khí theo quyết định của Bộ Chính Trị và Thủ tướng chính phủ.

NBG:

Vậy trị giá 1000 tỷ của các công ty này được xác định ra sao?

TXT:

Tính trên vốn Tập đoàn Dầu Khí góp vào các công ty cổ phần này. Trên thực tế, các công ty cổ phần này đã mất hết vốn chung của các cổ đông, cộng với tiền còn nợ ngân hàng thì các công ty này lúc đó đang cõng nợ âm.

---------------------------------------------------------------------------------------

Chúng tôi dừng lại nghỉ và ăn cơm, người lái xe đón tôi trong lúc chúng tôi làm việc đã nấu cơm và vài món ăn. Không ai uống rượu cả, chúng tôi ăn xong sẽ vào việc tiếp.


#10 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/02/2017 - 18:59

Trump đang vi hiến
Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.
Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Giống như mọi tổng thống tiền nhiệm trong bốn thập niên trước, Tổng thống Obama đã đặt mọi khoản đầu tư của mình vào một “quỹ tín thác mật” (“blind trust”), để ông không biết được những lợi ích của mình và do đó tránh được xung đột lợi ích trong nhiều quyết định ông có thể đưa ra mà có ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của mình. Tổng thống Obama, một lần nữa làm theo tiền lệ của những người tiền nhiệm, cũng công khai các tờ khai thuế của mình, cả trong chiến dịch tranh cử lẫn khi đã là tổng thống. Nói ngắn gọn, Obama rất câu nệ về vấn đề đạo đức, và chính quyền ông gần như hoàn toàn không dính đến các vụ bê bối đạo đức.
***
Donald J. Trump, người trở thành tổng thống thứ 45 vào ngày 20 tháng 1, có một cách tiếp cận khác. Ông đã nhậm chức trong khi nhiều lần từ chối công khai các tờ khai thuế của mình, ngay cả sau vụ rò rỉ cho thấy có thể ông đã không trả thuế trong 18 năm. Ông viện đến một cuộc kiểm toán đang diễn ra của Sở Thuế vụ (IRS) làm lý do không tiết lộ các tờ khai thuế, nhưng chính IRS đã bác bỏ tuyên bố này, nói rằng “không có gì ngăn cản các cá nhân chia sẻ thông tin thuế của chính mình.” Hai ngày sau lễ nhậm chức, chính quyền của Trump thông báo rằng ông sẽ không công khai các tờ khai thuế ngay cả khi cuộc kiểm toán đã hoàn tất. Trump có phần hân hoan khi khẳng định rằng các quy định về xung đột lợi ích không áp dụng cho tổng thống. Ông đã pha trộn việc kinh doanh cá nhân với ngoại giao chính thức trong nhiều cuộc gặp gỡ và đối thoại với các quan chức nước ngoài trong quá trình chuyển giao chức vụ. Và bất chấp cổ phần tư nhân rộng lớn của mình trong bất động sản thương mại, tổ hợp chung cư, khách sạn, và sân gôn ở trong nước và trên thế giới, ông đã từ chối làm theo những người tiền nhiệm là bán tài sản của mình và đặt doanh thu vào một quỹ tín thác mật. Thay vào đó, ông đã chuyển giao quyền quản lý, nhưng không chuyển giao quyền sở hữu, của Trump Organization. Ông vẫn nắm giữ toàn bộ quyền sở hữu. Và ông đã giao trách nhiệm vận hành nó không phải cho một ủy thác viên độc lập, mà cho các con mình, Eric và Donald Jr.
Kết quả là, Tổng thống Trump gần như chắc chắn đã bắt đầu vi phạm hiến pháp từ thời điểm ông tuyên thệ nhậm chức. Đúng là các quy chế về xung đột lợi ích không nói đến tổng thống – không phải vì chúng ta không quan tâm đến các vị tổng thống thiếu nguyên tắc, mà vì những quy định như vậy nói chung thường yêu cầu quan chức rút lui khỏi các quyết định mà họ có lợi ích tài chính cá nhân trong đó, và trong trường hợp tổng thống thì rút lui hiếm khi là một lựa chọn khả thi, do không có người ra quyết định thay thế.
Nhưng hiến pháp cũng đặt tổng thống vào một điều luật về xung đột lợi ích: cái gọi là điều khoản “thù lao.” Điều khoản này quy định rằng không quan chức liên bang nào có thể, nếu không có sự chấp thuận rõ ràng của Quốc hội, nhận “bất cứ quà tặng, thù lao,… nào dưới bất cứ hình thức nào, từ bất cứ vị Vua, Hoàng tử, hay Nhà nước nước ngoài nào.” Nó được thiết kế nhằm đảm bảo các quan chức liên bang, từ tổng thống trở xuống, chỉ phục vụ cho lợi ích của công chúng Hoa Kỳ, và không bị tác động bởi ảnh hưởng nước ngoài. Năm 1787, thượng nghị sĩ Charles Pinckney của tiểu bang Nam Carolina đã đề xuất một tu chính án tại Hội nghị Lập hiến, thúc giục “sự cần thiết của việc duy trì sự độc lập của Ngoại trưởng và các quan chức khác của Hoa Kỳ khỏi ảnh hưởng bên ngoài.” Tại hội nghị Virginia phê chuẩn hiến pháp, cựu Ngoại trưởng Edmund Randolph Jennings giải thích rằng điều khoản này “được đưa ra để ngăn chặn tham nhũng.”
Điều khoản thù lao là một rào chắn rõ ràng nhằm ngăn tổng thống nhận các khoản thanh toán từ các nhà nước nước ngoài. Thừa nhận rằng lòng trung thành bị chia rẽ là rất khó nhận ra, rằng tư lợi là một động cơ đặc biệt mạnh mẽ, và thừa nhận rằng các nhà nước nước ngoài có thể sẽ tìm cách mua sự ảnh hưởng, các nhà soạn thảo hiến pháp đã chọn cách cấm mọi quà tặng hay “thù lao… dưới bất cứ hình thức nào.”
Ngoại lệ duy nhất là khi Quốc hội ủy quyền rõ ràng cho một giao dịch, có thể dựa trên lý thuyết là thanh toán công khai và minh bạch như vậy sẽ giảm nguy cơ tham nhũng và ảnh hưởng không mong muốn. Theo Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp năm 1981, một khoản “thù lao” là bất cứ “lợi nhuận hay lợi ích nào phát sinh từ địa vị, chức vụ, hay việc làm: tiền thưởng, tiền công, tiền lương.” Như dẫn chiếu đến “tiền lương” và “lợi ích” gợi ý, lệnh cấm này không chỉ giới hạn trong các quà tặng trực tiếp, mà bao gồm cả những khoản thanh toán cho các dịch vụ cung cấp hoặc lợi nhuận từ các giao dịch kinh doanh thông thường.
***
Điều này có ý nghĩa gì đối với Donald Trump? Quy mô doanh nghiệp của ông, Trump Organization, là không rõ ràng, do nó do tư nhân nắm giữ và Trump đã hết sức không sẵn lòng tiết lộ chi tiết. Nhưng hồ sơ công cho thấy tổ chức của ông có tham gia vào những giao dịch và hợp đồng trên toàn cầu. Nhiều công việc trong số này có thể thu lợi từ hoạt động của các chính phủ nước ngoài hoặc các đại diện của họ – bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty thuộc sở hữu nhà nước nước ngoài, hợp đồng hoặc giấy phép chính phủ, các thỏa thuận cho thuê tài sản, hay thậm chí các buổi lưu trú qua đêm hoặc các sự kiện được tổ chức ở các khách sạn, sân gôn, hoặc các tài sản khác của Trump.
Bên thuê đơn lớn nhất của Trump Tower là Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn. Đối tác kinh doanh chính của Trump ở Philippines được Tổng thống Rodrigo Duterte chỉ định làm đặc phái viên tại Hoa Kỳ. Trump có những dự án kinh doanh đang diễn ra trên toàn thế giới, bao gồm cả Argentina và Gruzia. Ông nhận được hàng triệu đô la doanh thu li xăng từ một khách sạn Trump ở Panama. Và dĩ nhiên có cả Nga, nơi mà Trump từ lâu đã có những giao dịch kinh doanh rộng lớn, và nơi mà các quan chức chính phủ gần đây theo nguồn tin từ các cơ quan tình báo của chúng ta là đã chúc mừng Trump đắc cử, sau một chiến dịch tranh cử mà trong thời gian đó Nga đã tấn công qua mạng và tiết lộ các e-mail mật từ Ủy ban Quốc gia Dân chủ, cùng các tổ chức khác của Đảng Dân chủ, nhằm tăng cơ hội cho Trump.
Trong một báo cáo toàn diện và thuyết phục được Viện Brookings công bố hồi tháng 12, Norman Eisen và Richard Painter, cựu chuyên gia đạo đức cho Tổng thống Obama và Tổng thống George W. Bush, cùng học giả hiến pháp Laurence Tribe tại Đại học Harvard, đã cảnh báo rằng “chưa bao giờ trong lịch sử Hoa Kỳ có vị tổng thống đắc cử nào có nhiều vấn đề xung đột lợi ích và can hệ nước ngoài hơn Donald Trump.” Theo quan điểm của họ, một quan điểm được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia về luật hiến pháp và chuyên gia về đạo đức, cách duy nhất để Trump tránh nhận lợi ích từ các chính phủ nước ngoài hoặc các đại diện của họ, xét trên những lợi ích kinh doanh rộng lớn của ông, là bán doanh nghiệp và thành lập một quỹ tín thác mật cho tài sản của mình – như những người tiền nhiệm của Trump đã làm khi nhậm chức.
Trump ban đầu đã bác bỏ ý tưởng ông điều hành Hoa Kỳ và Trump Organization cùng lúc là có vấn đề. Nhưng khi chỉ trích gia tăng, ông hứa hẹn sẽ tìm ra một biện pháp cho vấn đề này trước khi nhậm chức. Trong một buổi họp báo hồi tháng 1, ông đã trình bày “giải pháp” của mình. Ông nói sẽ chuyển giao quyền quản lý Trump Organization cho các con trai. Trump Organization sẽ không tham gia vào các giao dịch nước ngoài mới. Ông sẽ chỉ định một nhân viên đạo đức xem xét bất cứ giao dịch nước ngoài nào mới. Và ông sẽ đóng góp bất cứ khoản thu nào từ các quan chức nước ngoài đến lưu trú tại khách sạn của ông cho người dân Hoa Kỳ.
Những biện pháp này không hề đủ để giải quyết những lo ngại về hiến pháp. Điều khoản thù lao cấm nhận bất cứ khoản lợi ích nào từ một nhà nước nước ngoài hay đại diện của nó. Điều khoản này rõ ràng không chỉ giới hạn trong các buổi lưu trú tại khách sạn. Nó cũng không chỉ giới hạn trong các giao dịch mới hoặc các giao dịch nước ngoài. Lệnh cấm này mở rộng đến bất cứ lợi ích nào thu được từ bất cứ đại diện nước ngoài hay quan chức nhà nước nào trong bất cứ giao dịch kinh doanh nào với một công ty của Trump Organization, ở ngoài nước cũng như ở trong nước. Để đảm bảo không có khoản thanh toán nào như vậy được chi trả bởi bất cứ quan chức nước ngoài nào, cần có sự minh bạch tuyệt đối về mọi khoản cho thuê, hợp đồng, hóa đơn khách, và lệ phí sân gôn của Trump Organization.
Đó là lý do vì sao Eisen, Painter, và nhiều chuyên gia đạo đức khác đã lên án kế hoạch của Trump là chưa đủ. Walter Shaub, Chánh Văn phòng Đạo đức Chính phủ Hoa Kỳ, đã gọi kế hoạch này là “vô nghĩa.” Theo dàn xếp hiện nay, Trump hoàn toàn nắm giữ quyền sở hữu doanh nghiệp của mình, và do đó thu lợi từ việc kinh doanh đang diễn ra với các đại diện nước ngoài vốn tìm kiếm sự ủng hộ. Trump biết rõ mình có công việc kinh doanh ở nơi nào. Và giờ thì ông sẽ ở một vị thế có thể dùng quyền lực tổng thống để mang lại lợi ích cho thương hiệu tập đoàn của chính mình. Điều duy nhất “mật” (với Trump) về đồ án này là việc gần như ai bên ngoài gia đình Trump cũng sẽ tiếp tục mù tịt về những chi tiết trong các mối quan hệ kinh doanh nước ngoài của Trump.
Luật sư thuế lâu năm của Trump, Sheri Dillon, người dường như không có hoặc có rất ít kinh nghiệm về luật hiến pháp, đã bảo vệ những biện pháp từng phần này trong buổi họp báo tháng 1 bằng cách tuyên bố rằng bán tài sản sẽ khó. Bà cho rằng không có mối liên hệ với Trump, các doanh nghiệp có thể sẽ mất giá trị đi nhiều và do đó sẽ phải bán giảm giá. Bà nói rằng cho dù Trump có bán những lợi ích kinh doanh của mình đi chăng nữa thì ông vẫn có quyền nhận được tiền bản quyền, mặc dù bà không giải thích tại sao Trump không bán cả chúng luôn. Những người khác đã lưu ý rằng việc thanh lý Trump Organization sẽ có những hệ quả đáng kể về thuế. Nhưng việc Trump có thể phải chấp nhận một tổn thất kinh tế hoặc thực sự phải trả thuế không biện minh được cho việc vi phạm một ràng buộc hiến pháp được thiết kế để ngăn chặn tham nhũng và ảnh hưởng nước ngoài. Như chúng ta biết quá rõ, ảnh hưởng nước ngoài không phải là một mối lo ngại thuộc kiểu suy đoán hay trừu tượng đối với vị tổng thống này.
***
Giờ thì sao? Trump đã tuyên thệ nhậm chức, và ông đang vi phạm hiến pháp. Những biện pháp nào khả dĩ? Các nhà soạn thảo hiến pháp đã xem lệnh cấm này là rất quan trọng đến mức họ đưa việc vi phạm nó làm căn cứ luận tội. Nhưng không ai mong đợi Quốc hội của Đảng Cộng hòa sẽ sớm bắt đầu các thủ tục luận tội. Nếu hiến pháp muốn được thực thi, nó sẽ phải nhờ đến sự cương quyết của người dân.
Một ngày trước lễ nhậm chức, Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) đã đệ một loạt yêu cầu theo Đạo luật Tự do Thông tin nhằm đưa những xung đột lợi ích của Trump ra ánh sáng. Bí mật – có người có thể còn nói là khói và gương (che đậy và bóp méo) – là phương thức ưu tiên của Trump đối với những giao dịch kinh doanh của mình. Nhưng là tổng thống, ông phải chịu những nghĩa vụ minh bạch mà ông không phải đối mặt với tư cách công dân. Và minh bạch là bước đầu tiên trên con đường đến trách nhiệm giải trình.
Trump cũng rất có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vụ kiện. Ngày 23 tháng 1, Eisen, Painter, và Tribe đã đệ đơn kiện đại diện cho Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức (CREW), một nhóm giám sát phi lợi nhuận, cáo buộc Trump đang vi phạm điều khoản thù lao. Có thể sẽ có vấn đề phát sinh về việc tổ chức này đã chịu một tổn hại đủ cụ thể để cho nó “địa vị” pháp lý để khởi kiện hay chưa. Nhưng các vụ kiện khác rất có thể sẽ theo sau. Các tòa án liên bang đã công nhận rằng các doanh nghiệp có “địa vị” (pháp lý) khi các hành động của quan chức được cho là bất hợp pháp đặt họ vào một bất lợi cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Một công ty khách sạn, nhà phát triển bất động sản, hoặc chủ sở hữu sân gôn đối thủ có thể khởi kiện về tính bất hợp pháp của những thỏa thuận đang diễn ra của Trump. Liệu một giao dịch kinh tế cụ thể giữa một quan chức hoặc đại diện nước ngoài với một doanh nghiệp của Trump có tạo nên một khoản “thù lao” bị cấm trong hiến pháp hay không là một câu hỏi pháp lý – không phải chính trị – hoàn toàn có thể được các tòa án giải quyết. Nếu các tòa án có thể ra lệnh cho Tổng thống Bush, trong một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, đưa việc ông giam giữ các “chiến binh kẻ thù” vào xem xét pháp lý, thì chắc chắn họ cũng có thể ra lệnh cho Trump tuân thủ những lợi ích kinh doanh của mình theo những yêu cầu rõ ràng của hiến pháp.
Tổng thống Hoa Kỳ phải phụng sự người dân Hoa Kỳ, không phải chính mình, và chắc chắn không phải những lợi ích của các nhà nước nước ngoài. Tổng thống Trump đã chọn tìm đến chức vụ này, và trách nhiệm này. Ông đang cố đi cả hai đường, phục vụ bản thân, gia đình, và những lợi ích kinh doanh rộng lớn của mình trong lúc đồng thời đưa ra những quyết định chính sách đối ngoại và đối nội vốn tất yếu sẽ có những tác động trực tiếp lên sở hữu cá nhân của ông. Cách thức đó sẽ đặt ra bê bối, tham nhũng, và bất hợp pháp. Không may là vị tổng thống thứ 45 của chúng ta đã cố tình chọn cách làm suy yếu những lợi ích của người dân mà ông đại diện nhằm thúc đẩy những lợi ích của một con người mà ông quan tâm nhiều nhất.
David Cole là Giám đốc Pháp lý Quốc gia của Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ (ACLU) và giáo sư ngành luật và chính sách công tại Trường Luật Đại học Georgetown.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyễn Huy Hoàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/02/2017 - 19:18

hahaha, nhìn cái hình thì k mắc cười. Nhưng mà 1 bạn hỏi What does it mean in the billboard, Is it "Don't make pee pee"? làm Lu vừa trả lời vừa cười, tạm dịch ra là the billboard said: All people unite to build cultural life Lu trả lời xong cười tiếp.
à hình này chôm bên Another side of Vietnam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



tóc mới cho năm mới. Tưởng món này chỉ thịnh hành ở VN. Mà đọc cmt nó thịnh hành ở khắp mọi nơi nha,
New hair for New year xx

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tarrin Buttimer The horror of my childhood. I still have a scar from my Aunty snipping my ear. Lol

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Luke Farnbach My mum used to try and cut our hair using sticky tape for a line, and outside so she didn't make a mess, although she didn't account for wind

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. It was a childhood full of bad haircuts

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

Eytan Schmal Shaham CORRECTION! It was very popular and traumatic in the west as well when I was a kid!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Harry Hodge Same as my mom did -- 1970s Atlantic Canada styles

à hình này chôm bên Another side of Vietnam

#12 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 02/02/2017 - 19:30

Mông gà đẹp ha

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 07/02/2017 - 18:41

Ông Trump và 'trái đắng' luật pháp


TTO - Hai tuần sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đang phải ngậm “trái đắng” và có lẽ là khó khăn lớn nhất từ trước đến nay đối với ông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tổng thống Trump đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi nhậm chức. Nó không đến từ một cá nhân cụ thể nào mà đến từ đặc trưng của hệ thống chính trị Mỹ - Ảnh: Reuters
Trước khi trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Donald Trump là người đứng đầu Tập đoàn Trump Organization - nơi mà tiếng nói của ông là cuối cùng và quyền lực nhất.
Một con người khó chấp nhận thất bại và hay chỉ trích người khác giờ đây đang phải đối mặt với một sự thật cay đắng: sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia có dân Hồi giáo chiếm đa số của ông bị một thẩm phán liên bang đình chỉ thực thi.
Thậm chí, nỗ lực của Bộ Tư pháp để bảo vệ và yêu cầu khôi phục ngay lập tức sắc lệnh đó cũng bị Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác bỏ chỉ vài giờ sau khi nộp đơn kháng cáo.
Cơ chế kiềm chế
Các nhà lập quốc Mỹ (founding fathers) đã đưa ra cơ chế “kiềm chế đối trọng” trong mô hình tam quyền phân lập - một mô hình mà quyền lực được chia thành 3 nhánh là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mô hình này không phải là sản phẩm của nước Mỹ, song tính “kiềm chế đối trọng” và vận dụng mô hình này một cách thuần thục nhất lại là nước Mỹ.
Hiểu một cách nôm na “kiềm chế đối trọng” phản ánh sự nghi ngờ của các nhà lập quốc Mỹ rằng sẽ có một ngày nào đó một trong ba nhánh nói trên sẽ chiếm quyền lực nhiều hơn và lấn lướt hai nhánh còn lại mà hậu quả của nó là quyền lực nhân dân bị 
ảnh hưởng.
Hiến pháp Mỹ đã trao cho tổng thống - người đứng đầu nhánh hành pháp - rất nhiều quyền lực, trong đó bao gồm cả việc ra những sắc lệnh hành pháp (executive order) có giá trị pháp lý tương đương các đạo luật của quốc hội mà không cần cơ quan này thông qua.
Điều này tạo điều kiện cho các tổng thống có thể linh hoạt xử lý các vấn đề hệ trọng của đất nước, thay vì phải chờ cái gật đầu của quốc hội thông qua hình thức bỏ phiếu tại lưỡng viện.
Bản chất của lệnh cấm nhập cảnh ký ngày 27-1 là một “sắc lệnh hành pháp”, có hiệu lực pháp lý tương đương một đạo luật được quốc hội thông qua.
Tuy nhiên theo quy định, các tòa án liên bang lại hoàn toàn có thể xem xét việc thực thi, thậm chí lật lại một đạo luật do quốc hội thông qua hay các sắc lệnh hành pháp của tổng thống nếu thấy nó có dấu hiệu vi hiến.
Vậy nên, phán quyết ngày 3-2 của thẩm phán liên bang James Robart về việc đình chỉ thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ là điều dễ hiểu và nó nằm trong thẩm quyền của ông cũng như trách nhiệm của nhánh tư pháp.
Lại chọn Twitter làm nơi trút giận
“Quan điểm của cái người được gọi là thẩm phán liên bang ấy thật lố bịch”, “thẩm phán mở cửa cho những kẻ khủng bố tiềm tàng”... là những từ mà người đứng đầu nước Mỹ dùng để chỉ thẩm phán liên bang James Robart, người đã lật ngược lại cái mà ông vừa đặt bút ký trước đó 7 ngày.
Thậm chí, ngay sau khi Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác yêu cầu của Bộ Tư pháp, ông Trump còn đi xa hơn khi nhấn mạnh rằng “nếu có chuyện tồi tệ gì xảy ra, hãy đổ thừa cho ông ta và hệ thống tòa án Mỹ” và “tòa án đang làm mọi việc thêm khó khăn”...
Đó không còn đơn giản là những cáo buộc vu vơ, mà nó hết sức nguy hiểm khi đánh trực tiếp vào ngành tư pháp - nhánh quyền lực có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ.
Ông Trump hẳn đã rất bực bội trước phán quyết đó và chọn Twitter làm nơi “trút giận” như mọi khi. Nhưng khác với thời còn làm chủ tịch Trump Organization, Tổng thống Trump đã phạm phải một sai lầm cơ bản và có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa khi đã công kích một thẩm phán liên bang.
Nói như một giáo sư luật người Mỹ, ông ta yêu cầu các cá nhân phải tôn trọng quyền lực tổng thống của mình trong khi chính ông ta lại đang không tôn trọng thẩm quyền vốn có của cơ quan tư pháp.
Bản chất của những lời công kích ở đây không còn là chuyện riêng giữa ông Trump và thẩm phán Robart nữa mà nó là sự va chạm giữa hai nhánh hành pháp và tư pháp của nước Mỹ.
Theo nhận định của giới quan sát, sự việc có thể sẽ bị đẩy lên Tòa án tối cao nếu Tòa phúc thẩm liên bang không chấp thuận hồi đáp của Bộ Tư pháp (sau khi bị Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác kháng cáo đòi khôi phục ngay lập tức lệnh cấm nhập cảnh ngày 4-2, Bộ Tư pháp Mỹ có thời hạn đến 3h chiều 6-2, tức sáng 7-2 giờ Việt Nam, để hồi đáp liên quan đến quyết định này).
Hiện Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 đang củng cố hồ sơ và chờ các thông tin bổ sung từ các bang Washington, Minnesota cũng như Bộ Tư pháp.
Theo quy định, chỉ có Tòa án tối cao Mỹ gồm 9 thẩm phán mới có quyền tuyên bố sắc lệnh của tổng thống là vi hiến. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu của Tòa án tối cao Mỹ hiện nay, mới chỉ có 8 thẩm phán và vẫn còn trống 1 ghế - người có thể đóng vai trò quyết định trong trường hợp việc bỏ phiếu biểu quyết cho ra kết quả ngang 
bằng nhau.




100 tập đoàn nộp đơn kiện
Phán quyết ngày 3-2 của thẩm phán liên bang James Robart mở ra cơ hội tiếp tục đến Mỹ cho các công dân nằm trong 7 nước bị cấm trước đó. Trái ngược với niềm vui của những người vừa được cho phép lên máy bay hay đặt chân đến Mỹ, tâm lý của những người đã đến Mỹ là thận trọng và tiếp tục theo dõi sát các diễn biến, CNN cho biết.

Trước đó, theo Reuters, ngày 5-2, gần 100 tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Google, Facebook, Twitter, Intel... cũng đã nộp đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9, chống lại lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump với lập luận nó đã gây tổn hại không nhỏ đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Mọi sự chú ý của nước Mỹ hiện đang đổ dồn về Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9.

Chức vụ trọn đời
Hiến pháp Mỹ đã bảo vệ quyền lực của các thẩm phán bằng điều 3, khoản 1, trong đó viết rõ: “Các thẩm phán của Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu luôn luôn có hành vi chính đáng”.
Việc đảm bảo cho các thẩm phán duy trì nhiệm vụ của mình với “tư cách đạo đức tốt” có nghĩa là chỉ cần họ không bị tố cáo và kết tội thì họ có thể giữ chức vụ này suốt đời. Điều này bảo vệ các quan tòa khỏi bất cứ nguy cơ sa thải nào từ phía tổng thống đã bổ nhiệm họ hay bất cứ tổng thống nào trong suốt cuộc đời họ.
DUY LINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Luciferlady: 07/02/2017 - 18:52


#14 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 07/02/2017 - 19:08



Tòa án Mỹ triệu tập điều trần vụ cấm nhập cảnh của ông Trump


TTO - Phe ủng hộ và phản đối lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump sắp có cuộc "chạm trán" đầu tiên trong phiên điều trần do Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 triệu tập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thẩm phán Michelle Taryn Friedland - một trong 3 thẩm phán của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 sẽ chủ trì phiên điều trần - Ảnh: nationallawjournal
Thông báo ngày 6-2 (giờ Mỹ) của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 cho biết phiên điều trần sẽ diễn ra lúc 15g ngày 7-2 (giờ bờ tây nước Mỹ), tức khoảng 7g sáng 8-2 (giờ Việt Nam).

Hình thức của buổi điều trần là tranh luận trực tiếp qua điện thoại, mỗi bên ủng hộ lệnh cấm (Bộ Tư pháp Mỹ) và bên chống đối (bang Washington, Minnesota) sẽ có 30 phút để trình bày các lập luận của mình.

Tờ New York Times nhận xét, việc tòa án tổ chức một phiên điều trần trực tuyến qua điện thoại trong một sự vụ được đánh giá là "chấn động" như thế này là rất bất thường.

Bộ Tư pháp Mỹ vẫn giữ nguyên lập luận và yêu cầu Tòa phúc thẩm phải đình chỉ việc thực thi quyết định ngày 3-2 của thẩm phán James Robart.

Quyết định của ông Robart có hiệu lực trên toàn quốc, đã đình chỉ lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump đối với 7 quốc gia có dân Hồi giáo chiếm đa số và mở ra cơ hội cho họ đến Mỹ.

Quan điểm của hai bang Washington và Minnesota là ủng hộ quyết định của thẩm phán Robart và kiên quyết đình chỉ vĩnh viễn lệnh cấm do ông Trump ký ngày 27-1.

Vẫn chưa rõ tòa có ra phán quyết ngay lập tức sau phiên điều trần hay không. Theo nhận định của giới quan sát, sự việc sẽ bị đẩy lên Tòa án tối cao, vốn đang khuyết một ghế từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Trong một diễn biến liên quan, đã có dấu hiệu cho thấy một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bắt đầu lo ngại ông Neil Gorsuch - người được Tổng thống Trump đề cử cho chiếc ghế thẩm phán thứ 9 tại Tòa án tối cao, theo Reuters.

Được đánh giá là một người mang tư tưởng bảo thủ, ông Gorsuch có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa bảo thủ và tự do hiện nay ở Tòa án tối cao nếu được Thượng viện phê chuẩn và ngồi vào ghế thẩm phán thứ 9.

Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc gặp với thẩm phán Gorsuch tại văn phòng của mình, thượng nghị sĩ Dianne Feinstein - người đứng đầu các thượng nghị sĩ Dân chủ thuộc Ủy ban Tư pháp Thượng viện, đánh giá ông Gorsuch là một người nhạy bén song bà cho biết sẽ căn cứ vào buổi điều trần trước ủy ban để quyết định có ủng hộ thẩm phán này hay không.

"Những gì chúng tôi muốn thấy là một thẩm phán công tâm, độc lập và phiên điều trần sẽ quyết định điều đó", bà Feinstein nói với Reuters.

Dự kiến trong tuần này, thẩm phán Gorsuch sẽ có các cuộc tiếp xúc với một loạt các thượng nghị sĩ Dân chủ lẫn Cộng hòa thuộc Ủy ban Tư pháp trước phiên điều trần tại Thượng viện.

DUY LINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#15 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 06/03/2017 - 11:33



Đối mặt với những người thích phán xét và chỉ trích

Bằng lý do này hay lý do khác, vẫn sẽ có người tìm ra một lý do để hướng sự hoài nghi, tiêu cực và sợ hãi của họ vào bạn cũng như cuộc sống của bạn, và bạn sẽ phải đối mặt với nó.


Bạn chọn sống cuộc đời của mình như thế nào không quan trọng – dù bạn chọn mở công ty riêng hay đi làm cho một công ty; chọn có con hay không có con; chọn du lịch thế giới hay sống cả đời trong một thành phố; chọn đến phòng tập 5 lần/tuần hay ngồi trên ghế so-pha mỗi tối – bất kể bạn làm gì thì vẫn sẽ có người phán xét bạn về việc đó.

Bằng lý do này hay lý do khác, vẫn sẽ có người tìm ra một lý do để hướng sự hoài nghi, tiêu cực và sợ hãi của họ vào bạn cũng như cuộc sống của bạn, và bạn sẽ phải đối mặt với nó.

Với mối bận tâm này trong lòng, ta hãy cùng nói về việc bị phán xét và chỉ trích. Và để cho vui, tôi sẽ chia sẻ một số lời nhận xét gay gắt nhất mà tôi nhận được ở các bài viết của mình. Và quan trọng hơn là các chiến lược mà tôi dùng để đối phó với nó.

Sau đây là những gì tôi rút ra được về cách đương đầu với những người phán xét bạn, công việc và các mục tiêu của bạn.

NHÀ PHÊ BÌNH LỚN NHẤT TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
[indent]
Thật dễ dàng khi phàn nàn về những kẻ chỉ trích bên ngoài, nhưng nhà phê bình lớn nhất trong đời của bạn lại thường sống trong chính tâm trí của bạn. Việc tìm được sự can đảm để vượt qua tổn thương và bất an của bản thân thường là thách thức lớn nhất mà bạn sẽ phải đối mặt trên con đường chinh phục những mục tiêu của mình.
[/indent]
Khi tôi bắt đầu hoạt động kinh doanh đầu tiên, không phải những lời chỉ trích của người ngoài khiến tôi chùn bước mà chính tâm trí tôi lo lắng rằng mọi người sẽ nghĩ tôi là kẻ thất bại do tôi đã bỏ qua cơ hội nhận một “công việc thực tế” để “mở trang web”. Tôi đã không kể cho hầu hết bạn bè về việc mình đang làm trong suốt gần một năm vì quá lo lắng những gì họ sẽ nghĩ về nó.

Khi tôi bắt đầu viết lách, không phải những bình luận gay gắt từ độc giả khiến tôi không muốn viết mà chính nỗi sợ trong tôi về suy nghĩ của họ nếu tôi viết về những khía cạnh mình quan tâm. Tôi đã viết ý tưởng của mình trong tài liệu cá nhân trong suốt một năm trời trước khi tìm được can đảm để bắt đầu chia sẻ những bài viết đó một cách công khai.

Đây chỉ là 2 ví dụ về các hình thức sợ hãi và sự chỉ trích từ nội tại nhiều lần ngăn cản chúng ta bắt đầu thực hiện mục tiêu của mình. Có thể bạn sẽ mất cả đời để hiểu được rằng chỉ vì mọi người chỉ trích bạn không có nghĩa là họ thật sự quan tâm đến sự lựa chọn làm nên điều gì đó khác biệt của bạn. Thông thường, những kẻ thích chỉ trích cứ chỉ trích bạn rồi vui vẻ sống tiếp. Và điều đó có nghĩa là bạn có lờ họ đi và tiếp tục làm việc của mình thì cũng chẳng sao cả.

Nhưng nói thì dễ hơn làm vì tất cả chúng ta đều thích được công nhận. Một số người thích được công nhận hơn người khác, nhưng ai cũng muốn được tôn trọng và được đánh giá cao đến một mức độ nào đó. Tôi chắc chắn mình cũng vậy. Tôi hiểu rằng bất cứ khi nào mạo hiểm chia sẻ bài viết của mình cho cả thế giới thì tôi cũng muốn biết bạn bè, gia đình mình sẽ nghĩ gì và cách mọi người xung quanh sẽ nhìn tôi qua lựa chọn đó. Liệu nó có giúp ích cho danh tiếng của tôi không? Liệu nó có hủy hoại danh tiếng của tôi không? Thậm chí tôi có nên lo lắng về danh tiếng của mình không?

Đặc biệt là trong sự nghiệp viết lách, những câu hỏi này đã gây ra một cuộc đấu tranh nội tâm trong tôi.

Một mặt, tôi tin vào bản thân và biết mình muốn cống hiến một điều gì đó cho thế giới xung quanh. Nhưng mặt khác, tôi sợ mọi người sẽ không chấp nhận thành quả của tôi và sẽ chỉ trích tôi khi tôi chia sẻ những gì mình quan tâm hoặc tin tưởng.

Trước đây tôi đã viết về thử thách để bản thân đối mặt với vấn đề bằng cách nói rằng, “Bạn có thể lựa chọn hoặc là bị mọi người phán xét vì tạo ra một điều gì đó, hoặc bị phớt lờ vì cứ mãi giấu đi sự vĩ đại của mình.”

Cuối cùng thì tôi cũng quyết định rằng việc cống hiến một điều gì đó cho thế giới vẫn quan trọng hơn là bảo vệ bản thân khỏi những lời chỉ trích, phê bình.

SỰ THẬT VỀ LỜI PHÊ BÌNH
[indent]
Sự thật là lời phê bình hầu như lúc nào cũng ở trong tâm trí bạn.
[/indent]
Sau đây là ví dụ từ kinh nghiệm của tôi…

Trong 9 tháng vừa qua, hơn 1,2 triệu người đã đọc những bài viết của tôi (bao gồm hơn 250.000 người đọc trên trang web của tôi và hơn 1 triệu người đọc trên những trang web khác có đăng bài của tôi).

Trong số đó, khoảng 98% là những người đọc một bài viết nào đó và tiến bộ hơn trong cuộc sống. Khoảng 2% là những người đọc một bài viết và quyết định trở thành một phần trong cộng đồng nhỏ của chúng tôi bằng cách tham gia vào trang báo miễn phí của tôi. (Cám ơn các bạn! Thật tuyệt khi có các bạn ở đây!) Và khoảng 0,000008% là những người chọn trở thành kẻ dở hơi và gửi bình luận hoặc e-mail gay gắt.

Cho dù đa số độc giả đều có ý kiến tích cực hoặc trung lập về thành quả của tôi, những kẻ chỉ trích vẫn có tầm ảnh hưởng to lớn và rõ ràng.

Trên thực tế, chú ý đến những lời chỉ trích tiêu cực là xu hướng tự nhiên đối với hầu hết mọi người. Theo Roy Baumeister và những nhà nghiên cứu ở Đại học Bang Florida, chúng ta thường nhớ những cảm xúc tiêu cực sâu sắc hơn và rõ ràng đến từng chi tiết.

Trong bài nghiên cứu có tựa đề, “Bad Is Stronger Than Good”, Baumeister tóm tắt lại những nghiên cứu mang tính học thuật chứng minh rằng chúng ta có xu hướng nhớ lời chỉ trích tiêu cực nhiều hơn lời khen. Baumeister khám phá ra rằng thậm chí những người vui vẻ cũng thường nhớ nhiều sự kiện không vui hơn những sự kiện vui. Thực tế, Baumeister và đội ngũ của anh kết luận là đối với não bộ thì bạn cần khoảng 5 sự kiện vui mới bù đắp được một sự kiện không vui.

Lát nữa tôi sẽ nói về chiến lược giúp bạn vượt qua chuyện này. Nhưng trước tiên, tôi muốn chia sẻ vài lời chỉ trích mà tôi nhận được gần đây.

HÃY RÓT CHO TÔI MỘT LY RƯỢU GIẢI SẦU (NHỮNG LỜI BÌNH LUẬN GAY GẮT NHẤT)

Hàng tháng, tôi thường nhận được bình luận từ một người nào đó than phiền rằng những bài viết của tôi hoàn toàn nhảm nhí. Ví dụ, một độc giả gần đây đã để lại bình luận, “Đáng lẽ tôi nên biết là đọc cái này chỉ tổ phí thời gian.”

Một độc giả khác hùng hồn viết, “Điều thú vị ở đây là tác giả này tin chắc có hàng triệu kẻ dở hơi trên thế giới đang tin vào bài viết vớ vẩn của hắn.”

Ít nhất thì những người như thế đã bình luận trực tiếp trên bài viết. E-mail chỉ trích thậm chí còn thú vị hơn khi người ta bắt đầu hoàn toàn lờ đi toàn bộ thành quả của bạn và thay vào đó, đưa ra lời công kích cá nhân.

Đầu tháng này, ai đó đã nói rằng rõ ràng tôi là “một người ngồi không một chỗ. À, nên cũng không có trách nhiệm gì…”

Một quý ông tử tế khác lại thẳng thắn nói ngay, “Tên tác giả này là một kẻ dở hơi.”

Tất cả những lời chỉ trích gay gắt này đều hướng về một người viết về cách xây dựng thói quen hữu ích hơn, sống lành mạnh và khám phá một cuộc đời phiêu lưu đầy thú vị. Vậy bạn có tưởng tượng sẽ ra sao nếu như tôi viết về khía cạnh nào đó thật sự dễ gây tranh cãi như chính trị hay tôn giáo không?

Và điều đó đưa chúng ta đến một kết luận: không quan trọng bạn làm việc gì, sẽ luôn có người “vạch lá tìm sâu”. Vậy làm cách nào để có thể vượt qua nó và tiến về phía trước bằng mọi giá? Sau đây là cách tiếp cận vấn đề có thể giúp ích…

TẬP TRUNG VÀO CON ĐƯỜNG CHỨ KHÔNG PHẢI BỨC TƯỜNG

Nhiều chuyên gia về lĩnh vực đua xe xem Mario Andretti là tay đua kiệt xuất và linh hoạt nhất mọi thời đại. Trong suốt sự nghiệp của mình, Andretti đã thắng giải Indianapolis 500, Daytona 500, giải vô địch thế giới Formula One và Pike’s Peak International Hill Climb. Ông chính là một trong 2 tay đua duy nhất trong lịch sử thắng các trận đua trong Formula One, IndyCar, World Sportscar Championship và NASCAR.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí SUCCESS, Andretti đã được hỏi về bí quyết thành công quan trọng nhất trong đua xe. Ông trả lời, “Đừng nhìn vào bức tường. Chiếc xe của bạn đi theo hướng mà đôi mắt bạn nhìn.”

Khi những tay đua trẻ tuổi bắt đầu sự nghiệp đua xe, đây chính là một trong những bài học quan trọng nhất mà họ rút ra được. Khi đang lái xe ở tốc độ 321km/h, bạn cần phải tập trung vào con đường trước mặt. Nếu nhìn vào bức tường thì kết cục là bạn sẽ đâm sầm vào nó.

Điều tương tự cũng có thể áp dụng vào cuộc sống, công việc của bạn cũng như chuyện đối đầu với những kẻ chỉ trích bạn.

Sự chỉ trích và tiêu cực từ người khác đều giống như bức tường. Nếu tập trung vào nó thì bạn sẽ lao đầu vào nó. Bạn sẽ mắc kẹt trong mớ cảm xúc, giận dữ và nghi ngờ bản thân. Tâm trí bạn sẽ đi về nơi mà bạn hướng sự tập trung vào. Sự chỉ trích và tiêu cực không ngăn bạn đến đích, nhưng chắc chắn có thể khiến bạn xao nhãng khỏi nó.

Tuy nhiên, nếu tập trung vào con đường trước mặt và tiến lên thì bạn sẽ có thể tăng tốc vượt qua những bức tường và chướng ngại vật gần đó một cách an toàn.

Đây chính là cách tiếp cận mà tôi thích áp dụng đối với sự chỉ trích. Khi ai đó đưa ra một lời bình luận tiêu cực, hãy xem nó như một tín hiệu để quyết tâm quay lại với công việc của mình và tập trung hơn vào con đường phía trước. Một số người nhất quyết hướng mọi việc về phía mình và hủy hoại thành quả của người khác. Cuộc sống của bạn quá ngắn ngủi để bận tâm làm hài lòng những người này.

Hãy tập trung vào con đường chứ không phải bức tường.

CÁCH PHẢN ỨNG VỚI NHỮNG KẺ THÍCH CHỈ TRÍCH
[indent]
Hầu hết mọi người cần tình yêu và sự chấp nhận nhiều hơn cần lời khuyên. – Bob Goff
[/indent]
Trong vài hoàn cảnh hiếm hoi, có thể bạn sẽ muốn phản hồi những người chỉ trích cách làm việc của bạn. Trong trường hợp này, hãy nghĩ đến một ví dụ tuyệt vời về cách mà Gary Vaynerchuk giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Khi xuất bản quyển sách bán chạy nhất với tựa đề Crush It của mình, Vaynerchuk nhận hàng tá những bình luận đánh giá 1 sao và 2 sao trên Amazon. Những người phê bình tiêu cực tuyên bố quyển sách “dở tệ” và gọi nó là một “tác phẩm nhảm nhí chẳng đem lại chút giá trị nào”.

Và đây là những lời bình luận nói đến một tác phẩm bán chạy nhất!

Thay vì cãi lại hoặc điều chỉnh tác phẩm của mình, Gary đã quyết định phản hồi nhiều bình luận gay gắt bằng lời xin lỗi chân thành. Ví dụ, độc giả tên Frank để lại bình luận đánh giá 1 sao cho sách với lời nhận xét, “Làm thế nào mà quyển sách này được xuất bản nhỉ?”

Vaynerchuk phản hồi rằng…

Frank, tôi rất lấy làm tiếc vì không đạt được kỳ vọng của anh, tôi hi vọng sẽ được gặp anh và dành 15 phút để xin lỗi và trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà anh thắc mắc, tôi đoán là tôi cần giải thích chi tiết hơn cho anh về quyển sách, tôi thành thật xin lỗi.

Mặc dù cách viết khá đơn giản nhưng Vaynerchuk cuối cùng cũng nhận được số điện thoại của Frank và gọi cho anh ấy để nói chuyện.

Sau buổi đối thoại, Frank viết tiếp một lời bình luận khác trên phần bình luận lúc trước của anh, “Nếu Amazon có hệ thống xếp hạng con người thì tôi đã cho Gary 5 sao rồi. Không ai có thể không cảm thấy ấn tượng về một người phản hồi bạn nhanh chóng và giải quyết những lời chỉ trích một cách ân cần như thế cả.”

Nếu bạn định phản ứng lại những người chỉ trích bạn, vậy nghệ thuật phản hồi trên chính là mục tiêu mà bạn nên phấn đấu nhắm tới. Thay vì đáp trả những kẻ chỉ trích bạn bằng cách xúc phạm, đả kích, hãy khiến họ “hồi tâm chuyển ý” bằng sự chân thành. Hầu hết mọi người đều không muốn bị thuyết phục rằng thành quả của bạn thật tuyệt vời, họ chỉ muốn biết bạn có quan tâm đến họ.

VIỆC NÊN LÀM KỂ TỪ BÂY GIỜ

Trước đây, tôi đã nói điều này rất nhiều lần, nhưng vẫn phải tiếp tục lặp lại: Tôi chẳng khám phá ra điều gì mới mẻ cả, tôi không phải là chuyên gia và tôi không có câu trả lời cho mọi câu hỏi. Tôi vẫn còn phải học cách đương đầu với những lời chỉ trích như bao người khác.

Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, đây là những gì tôi có thể tóm tắt về cách đương đầu với những kẻ thích “ném đá”:
  • Đầu tiên và quan trọng nhất, đừng làm một người thích chỉ trích. Đừng làm một người phá hoại nỗ lực của người khác. Thế giới này ngày càng cần những người biết cống hiến tài năng cũng như chia sẻ thành quả công việc và ý tưởng. Lấy can đảm làm việc đó không phải chuyện dễ dàng. Hãy ủng hộ những người dám thể hiện lòng can đảm này.
  • Nếu gặp phải những lời chỉ trích thì đừng để bức tường ngăn bạn nhìn thấy đường đi. Hãy tập trung vào con đường trước mặt. Một cách nói khác mà tôi thường nghe gần đây là, “Hãy mặc kệ những kẻ hay chế giễu. Họ thường là những kẻ tầm thường.”
  • Nếu chọn phản ứng lại những người chỉ trích mình thì hãy làm họ ngạc nhiên bằng sự tử tế của bạn. Bạn thậm chí còn có thể có thêm người hâm mộ trong lúc chinh phục những người không thích mình đấy.

Cuối cùng, và cũng là quan trọng nhất, hãy chọn những việc mà bản thân bạn cảm thấy đúng đắn. Dù lựa chọn của bạn là gì đi nữa thì người ta vẫn sẽ đánh giá bạn thôi.

Tác giả: James Clear

Nguồn dịch:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |