Jump to content

Advertisements




Đọc gì?

thích gì đọc nấy

29 replies to this topic

#16 cuongth

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 109 thanks

Gửi vào 06/03/2017 - 12:01

 Luciferlady, on 06/03/2017 - 11:33, said:

Đối mặt với những người thích phán xét và chỉ trích
Bài hay quá Lu, viết cho tui hay viết cho bà vậy? Nếu viết cho bà thì lúc nào cần thực hành thì nói nha. Tui sẽ bay vô công kích bà, thử coi bà phản ứng ra sao.

#17 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 06/03/2017 - 14:20

cám ơn lòng tốt của tào tháo.
offer mà Lu k dám nhận deal luôn. Hay để Lu hi sanh làm ngược lại cho.
Giờ AC post cái gì đó gây tranh cãi tag Lu vô. Ghi là mời Lu chỉ cộng trích.
Lu hứa là làm việc cật lật trên GG để đưa ra quan điểm cá nhân.

#18 cuongth

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 149 Bài viết:
  • 109 thanks

Gửi vào 06/03/2017 - 15:00

anh ghẹo gái thôi gái, chứ ai dám mời Lu công kích. Thành viên non xanh như anh dễ bị treo bàn phím lắm.
Cô giáo kêu Lu chép phạt lại bài Đối mặt với những người thích phán xét và chỉ trích đi kìa, cái tội học bài không thuộc.

#19 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 25/03/2017 - 16:44


NOBEL – MỘT TRỜI ĐƠN CÔI

Vị bác sỹ đỡ đẻ từ tâm có thể chối bỏ cuộc sống của Alfred Nobel ngay từ hơi thở chào đời năm 1833 cũng không làm ông khổ hơn được bao nhiêu – Nobel là một người ai cũng nghe qua nhưng chẳng ai biết về ông và cũng chẳng ai muốn biết. Người mẹ có 8 đứa con nhưng một nửa đã chết yểu, còn Alfred sinh ra vô cùng quặt quẹo, lớn lên trong lúc gia cảnh lại khó trăm bề. «Chiếc giường thời thơ ấu vuông vức lạnh lẽo như chiếc giường dành cho tử thi trong nhà quàn...” là kỷ niệm tuổi thơ của ông.

Di chúc. Năm 1896–1897

Di chúc của Nobel… Có lẽ “phát minh” này của nhà bác học Thụy Điển đã vĩnh viễn vinh danh ông trong lịch sử loài người, hơn hẳn thuốc nổ và các phát minh “gây nổ” khác của ông. Di chúc này được công bố lần đầu tiên chỉ sau khi ông mất ở San-Remo mấy ngày bởi Arvin Rosenblumm là người được ông chỉ định trước. Đó là cuối năm 1896, tại một khán phòng nhỏ chật cứng họ hàng nhà Nobel Arvin cất giọng đều đều đọc to lên bản di chúc:
«Tất cả động sản và bất động sản của tôi phải được những người do tôi chỉ định chuyển thành những tài sản có giá trị chuyển đổi, và tài sản đó phải được cất giữ tại một ngân hàng có uy tín. Tất cả những phương tiện tài chính đó phải thuộc về một quỹ - quỹ này sẽ trao lợi tức hàng năm dưới dạng giải thưởng cho những người trong năm vừa qua đã có đóng góp đáng kể vào khoa học, văn chương và công cuộc hòa bình và hoạt động của những cá nhân đó đem lại lợi ích lớn nhất cho loài người».

Arvin Rosenblum đọc đến cuối di chúc và thở hắt ra. Trên gương mặt họ hàng nhà Nobel có thể thấy rõ sự ngơ ngác và ngạc nhiên. Arvin nghĩ thầm, hoàn toàn có thể thông cảm với họ, loáng một cái mà mất năm chục triệu frank... (bằng 2 tỷ USD ngày nay)”. Chỉ duy nhất một người trong khán phòng vẫn giữ được bình tĩnh, đó là Immanuel Nobel, người cháu của người đã khuất và chủ của “BraNobel”, một “Rockefeller của Nga” thực thụ. Một bác họ hàng xa không giữ được bình tĩnh, lao ra khỏi phòng la lối “Thật chưa từng nghe thấy bao giờ...!” rồi dập cửa thật mạnh. Arvin lại thở dài, “Có lẽ bắt đầu phiền phức đây”.

Quả là nhiều vấn đề phiền phức. Nobel không thuê công chứng nên có thể dễ dàng phản bác lại di chúc này. Nếu không có người cháu Immanuel đã thề bằng mọi giá phải thực hiện được di nguyện của Alfred thì có lẽ đã chả có giải thưởng nào hết. Nhưng vấn đề pháp lý chỉ là phần ngọn của tảng băng thôi. Hoàng đế Thụy Điển Oscar đệ nhị đã rất giận dữ khi nghe tin về bản di chúc của thần dân vĩ đại này của mình. “Chắc là Nobel bị bọn cuồng tín yêu chuộng hòa bình ảnh hưởng tới đây” – ông tuyên bố công khai như vậy. Hoàng đế trước đó hy vọng những xưởng vũ khí của “ông vua thuốc nổ” sẽ được tặng cho nhà nước.
Nước Pháp còn kiên định hơn nữa, chính phủ Pháp coi Nobel gần như tội phạm chiến tranh và do đó chèn ép các chi nhánh của ông bởi vô số thứ thuế và ngăn cản chúng bằng mọi cách, đến mức Arvin phải rất vất vả để thực hiện di nguyện của người quá cố là chuyển chúng thành tiền vàng rồi đưa lậu ra nước ngoài trong xe ngựa do chính ông áp tải – sang sống và hoạt động tại Ý. Căng thẳng tới mức suýt nữa dọc đường Arvin đã bắn nhầm một cậu bé bán báo dám thò đầu vào bên trong cỗ xe...

Nhờ vào lòng quyết tâm của Immanuel Nobel và Arvin Rosenblum di nguyện của người quá cố được thực hiện, và từ 1901 cứ tới 10/12 (ngày mất của ông) hàng năm những người được lựa chọn sẽ nhận giải thưởng mang tên Alfred Nobel – nhà bác học lớn, nhà tư bản kinh doanh rất tài ba và là một người vô cùng bất hạnh trong cuộc đời tư...

Đám cháy - một đêm năm 1834

Lính cứu hỏa Stockholm cố gắng vô vọng để dập lửa đang thiêu rụi căn biệt thự hai tầng, cuối cùng họ chỉ ngăn được đám cháy không lan sang các nhà lân cận. Immanuel Nobel (ông nội của người cháu cùng tên kể trên) mệt mỏi ngồi bệt xuống đất, tuy thế hai người lính cứu hỏa lực lưỡng vẫn không rời mắt khỏi anh. Mới đây thôi anh chàng này còn tuyệt vọng lao vào lửa hòng cứu vớt được chút của cải gì, thiếu chút nữa thì thành đuốc sống. “Thôi thế là hết, tiền bạc, trái phiếu, các bằng sáng chế... Hôm qua ta còn đang là một doanh nhân thành đạt, mà nay trắng tay. Làm sao thoát được hố nợ nần này đây? May mà cả nhà không ai làm sao, thoát hết kể cả thằng út Alfred”. Gần đó là người vợ với hai đứa con trai nhỏ xíu, và thằng cu Alfred còn đang ẵm trên tay và thằng bé yếu ớt này cứ khóc ngằn ngặt. Sau này Alfred tuyên bố rằng dù mới đang ẵm ngửa nhưng ông chưa bao giờ quên quang cảnh của ngọn lửa đã nuốt đi căn nhà cha mẹ ông đêm hôm đó!

Nước Nga. 1837–1858

Immanuel Nobel sau đó một năm còn cố gắng mở một nhà máy sản xuất đồ cao su nhưng lại sập tiệm nhanh chóng. Muốn tránh mặt các chủ nợ nên người cha đành tới miền đất hứa một mình – nước Nga – còn gia đình đành đi sau vậy, khi nào công việc chạy hơn và gánh nặng nợ nần được nhẹ đi. Dăm năm trời bà vợ Anrietta nuôi ba cái tàu há mồm bằng một cửa hàng rau quả nhỏ, còn hai con trai lớn Ludvig và Robert bán diêm trên đường phố, y hệt như nhân vật trong chuyện cổ tích Andersen. Ngay Immanuel cũng không ngờ được sau chỉ ba năm ông đã hoàn toàn trả hết nợ nần, mua được ngôi biệt thự sang trọng ở Nga và rước gia đình sang đó sống. “Chú gấu Nga” đã hiện thực hóa mọi ý tưởng của nhà sáng chế - Nobel cha này: hệ thống lò sưởi nước nóng, kinh nghiệm chế tạo máy, “thuốc súng đựng trong thùng bằng kim loại” hay ngắn gọn hơn gọi là “mìn”... Từ khoản tín dụng đầu tiên của chính phủ Nga (65 nghìn rúp – để làm mìn nổi trên mặt nước) ông mở nhiều xưởng đúc và luyện kim để sản xuất tà vẹt, súng trường, máy hơi nước và đầu tàu hỏa. Immanuel được nhận huân chương của Sa hoàng... Con cái bây giờ không bán diêm nữa mà được giáo dục ở những cơ sở cao cấp nhất. Những người con lớn tích cực tham gia vào sự nghiệp của người cha. Ludvig và Robert đều rất giỏi kinh doanh, sau này chính họ lập nên tập đoàn “BraNobel” và trở thành những “Rockefeller” chốn trời Nga. Là hậu duệ của nhà bác học Nobel khá nổi tiếng, người cha lập tức xác định ngay trong số con cái thì Robert nổi bật giỏi kinh doanh, Ludvig là thiên tài khoa học, còn cậu út ốm yếu kệ cho học gì thì học, mặc dù Alfred học cũng rất khá các môn tự nhiên nhưng chỉ thích viết văn và biên kịch. Tuy nhiên khi học ở Nga Alfred được một nhà bác học kiêm sư phạm kiệt xuất để mắt tới, đó là Nicolai Zinnin – người sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến thế giới quan, nhãn quan khoa học của Alfred. 17 tuổi theo lời khuyên của Zinnin cậu bỏ ra 3 năm thám hiểm châu Mỹ và đi khắp châu Âu, sau đó mới quay về học hóa học và giúp người cha, nhưng suýt nữa mối tình đầu đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của cậu, nó cũng tràn đầy thất vọng như tất cả các cuộc tình sau này...

Alfred phải lòng Anna như các chàng trai hai mươi khác: không phải hóa học hay cơ khí mà chính là Anna chiếm trọn tâm can và thời gian của chàng. Sẵn có tài văn chương chàng làm thơ tặng nàng, đưa nàng đi hết nhà hát này đến buổi kịch khác và đã dự tính về đám cưới thế nào. Người anh Ludvig nghe những dự tính của ông em mà ong hết cả đầu, vì người Bắc Âu thực dụng đã biết thừa cô gái Anna này cũng rất thực dụng, đã đem lòng yêu nhà toán học trẻ đẹp trai Frank Lemarge. Thậm chí Frank còn lấy cậu ra làm trò cười: trong một dịp hội hè ở chốn đông người cậu ta thách đố Alfred giải một bài toán, tất nhiên Alfred chưa giải được và Frank đã đắc thắng giải nó trước đám con gái đầy ngưỡng mộ. Vào ngày đôi trẻ cưới nhau Alfred ốm sốt rất nặng, đến mức người cha phải túc trực bên giường cậu cả tuần. Khi tỉnh lại Alfred Nobel tuyên bố mình muốn trở thành “nhà tự nhiên học xuất chúng nhất” để cho “Annna hiểu ra tất cả và tiếc nuối, nhưng khi đó thì đã muộn!”.
(Một lý do nữa sau này Nobel không thích các nhà toán học, đó là chính tay Lemarge này khi thấy Alfred Nobel đã trở nên cực giàu thì cứ mặt dày, bám chặt lấy cậu để đòi tài trợ cho trường đại học Stockholm mà Alfred thì đặc biệt ghét ai chỉ đạo hoạt động của mình, cậu đã nói: “Có hai thứ tôi không bao giờ vay mượn, đó là tiền bạc và kế hoạch hành động”. Thế nên các nhà toán học sẽ chẳng có giải thưởng Nobel; người đời còn đồn đại Nobel mê say Kovalevskaya nhưng nàng bị nhà toán học Mittag-Lefler nẫng tay trên nên càng ghét dân toán, tuy vậy theo tôi còn có ly do khác quan trọng hơn nữa, sẽ được phân tích dưới đây sau)

Ở bên giường bệnh chăm con Immanuel đã kể cho cậu về mơ ước lớn nhất của mình – một loại chất nổ mạnh hơn, rẻ hơn thuốc súng màu đen. Chứ thuốc súng rất khó dự trữ, lại bị ảnh hưởng mạnh bởi độ ẩm. Ai sáng chế ra chất thay thế cho thuốc súng sẽ lưu danh sử sách và dễ dàng trở thành triệu phú. Cơ sở đã được phát minh ra: nitroglycerin do Ascanio Sobrero nghĩ ra (Sobrero đã gặp Alfred Nobel trong chuyến đi Mỹ của cậu) nhưng Sobrero đang sử dụng cái chất này như thuốc giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy rằng biết chất này nếu theo một tỷ lệ nhất định sẽ nổ mà nổ cực mạnh đấy!, điều này chính Zinnin đã biểu diễn cho Alfred xem thử và Alfred đã vô cùng ấn tượng! Alfred say mê vào cuộc ngay, và chẳng bao lâu sau ở một cái kênh đào gần nhà máy Nobel cậu đã thí nghiệm những vụ nổ đầu tiên. Mọi sự hoàn hảo và cậu sớm sủa gửi đơn đăng ký sáng chế ngay, đăng ký “nitroglycerin kiểu Nobel”. Không hề vô tình là cả tên Sobrero lẫn tên Zinnin đều không có trong đơn đăng ký này. Sau này cậu phải rất chật vật mới thắng được một vụ kiện tranh chấp bản quyển với... chính cha đẻ của mình – Immanuel coi người con này đã ăn cắp ý tưởng khoa học của ông! Mãi sau người nhà mới hòa giải được hai cha con...

Những tưởng không gì cản nổi thành công của công ty gia đình đăng ký tại Nga nay đã mang tên “Nobel và những người con trai”, nhất là khi họ nhận được những đơn hàng lớn của chính phủ Sa hoàng cho cuộc chiến ở Crimea. Công ty gia đình này cung cấp toàn bộ đạn cho quân Nga ở đây, tiền lãi thu được rất nhiều đều dùng để xây thêm những công binh xưởng mới nữa. Nhưng có đâu ngờ quân Nga thua thảm bại trong cuộc chiến chống liên quân Anh-Pháp-Thổ, không còn những hợp đồng quân sự béo bở nữa, nhà máy với hơn nghìn công nhân phải đắp chiếu, gia đình Nobel lại rơi vào thảm họa không biết xoay sở ra sao, hay là tuyên bố phá sản?! Năm 1858 Alfred được theo cha mẹ trở về quê hương Stockholm (vì luật Nga chưa cho phép tư nhân sản xuất thuốc nổ), còn hai anh lớn có nhiệm vụ ở lại Nga hòng vớt vát lại những gì đã mất (người cha để cho mỗi con 2000 rúp, và họ đã làm lại được thật, trở nên vô cùng giàu có). Hai người anh rất quan tâm đến mấy mỏ dầu ở biển Baku còn ông em Alfred chỉ chăm chăm nghĩ tới thí nghiệm kiểu “nitroglycerin của Nobel”. Vốn ban đầu vay được của Alfred là 100000 frank (tương đương 400 ngàn USD ngày nay). Alfred Nobel nhìn xa trông rộng đã đăng ký bản quyền cho phát minh của mình ở tất cả các nước có thể và có nhu cầu sản xuất thuốc nổ!

Vua thuốc nổ. 1858–1873

Những lô “nitroglycerin của Nobel” đầu tiên được gửi tới khách hàng trong các chai thủy tinh và các bi đông bằng kim loại. Quy trình sản xuất còn chưa được hoàn thiện, làm gì đã có kỹ thuật an toàn lao động. Thế nhưng Alfred Nobel vẫn mở một loạt nhà máy thuốc nổ tại châu Âu, vì mặt hàng này bán quá lời đi! Bản thân anh vừa làm kỹ sư trưởng, vừa làm người quảng cáo, kế toán, giám đốc... Thế nhưng cái loại thuốc nổ khó chiều này (rất dễ cháy nổ khi rung lắc tương đối mạnh) vẫn tiếp tục đưa hàng chục mạng người sang thế giới bên kia. Năm 1864 gia đình ông gặp 3 đại nạn. 3/9 tại nhà máy nitroglycerin ở Stockholm ngẫu nhiên xảy ra rung động dẫn đến một vụ nổ. 100 kg nitroglycerin hoàn toàn phá tan cả khối nhà, chôn vùi sạch sẽ tất cả công nhân đang có mặt, trong đó có Emil Nobel – cậu em út vừa về nghỉ với gia đình (có version cho rằng chính Emil tí toáy làm thí nghiệm dẫn đến vụ nổ). Alfred chỉ bị thương nhẹ, những người còn lại không thể nhận dạng được nữa do đó gia đình không phải giải trình với nhà chức trách về cái chết của Emil, coi như không có cậu ta trong số người tử nạn.

–Cha ơi, Emil chết rồi…
Immanuel Nobel lặng người đi nhiều phút, rồi cũng câm lặng như vậy đổ người vào ghế bành. Ông bị trụy tim và đến khi mất đi năm 1872 không còn đứng dậy một lần nào nữa. Không chỉ bị liệt về thân thể mà thần kinh của ông cũng tê liệt đáng kể, tuy chỉ nằm một chỗ ông vẫn tiếp tục vẽ, vẽ phong cảnh Thụy Điển nhưng bao giờ cũng có cảnh một ngôi nhà đang nổ tung (tuy vậy ông vẫn viết sách, tự minh họa, tiếp tục sáng chế ra khá nhiều thứ ví dụ như gỗ dán... Ông xứng đáng là tấm gương vượt khó trong cuộc đời, là con người tiêu biểu của dòng dõi Nobel!).

Alfred cũng rất đau buồn vì cái chết của em và bệnh tật của cha, ông càng lao vào làm việc như điên và dịch chuyển liên tục để nhẹ lòng hơn. Không còn có thể coi ông là người của vùng đất nào, quốc gia nào nữa, ông cứ đi liên miên giữa những chi nhánh của mình ngày càng được mở thêm ra khắp châu Âu...
Hoảng sợ sau vụ nổ nói trên Ban quản lý đường sắt của Thụy Điển tạm dừng hợp đồng đã ký với Nobel về việc sử dụng “thuốc nổ lỏng” của ông để mở những hầm chui qua núi. Sau đó nhà máy ở Hamburg lại bay lên không trung, rồi hàng trăm người đã tử nạn vì nổ tại New York, Sidney, San-Fransisco, Liverpool ... Vào những năm này các nhà báo bắt đầu gọi Alfred Nobel là “người buôn cái chết”.

Nhưng viễn cảnh sử dụng nitroglycerin quá sán lạn, chỉ cần làm sao cho nó khó nổ hơn thôi! Và Alfred lại vùi đầu vào nghiên cứu. Năm 1865 anh ta sản xuất được ngòi nổ thủy ngân (chứ lúc đầu nitroglycerin được kích nổ bằng ngòi thuốc súng), tới 1867 anh dùng thêm diatomit) – đến lúc này thì nitroglycerin không còn nguy hiểm nữa, những vụ tự nổ bất thình lình chỉ còn lại trong quá khứ. Hơn thế nữa cái khối chất nổ bây giờ có thể tạo theo hình dạng bất kỳ (ví dụ dạng đũa tròn và dài để tiện nhét vào những khe hở hẹp có thể do dùng mũi khoan mà tạo ra).

Sáng chế mới của Nobel có tên gọi “dynamite” (trong tiếng Hy Lạp thì “dinamis” là “sức mạnh”!). Chính dynamite đã cứu được đế chế cũng sắp tới lúc nổ tung của Nobel, và công việc lại chạy tít mù. Khắp thế giới lại mở thêm ra những xưởng sản xuất thuốc nổ dynamite mới – đến cuối đời Alfred Nobel là chủ của 93 nhà máy thuốc nổ ở rất nhiều nước! Ông nói “Tổ quốc là nơi tôi hoạt động, và tôi thì hoạt động ở khắp mọi nơi”.

Nhà sáng chế lúc này chuyển về Paris – “thủ đô ánh sáng của thế giới” – mua một biệt thự cực sang trọng. Anh đã trở nên nổi tiếng để ai cũng biết về anh, nhưng thực ra chả ai biết rõ anh cả.

Trước hết các nghiên cứu và sáng chế của anh gây sợ hãi cho xã hội. Hoạt động của nhà tư bản giàu nhất châu Âu liên quan trực tiếp tới thuốc nổ có vẻ đi ngược với hình tượng tiến bộ xã hội có phần lãng mạn của châu Âu cuối thế kỷ 19 và mang đến cho loài người lúc đầu là hàng loạt tai ương. Nó thậm chí đe dọa sự tồn tại của loài người, mặc dù nhà sáng chế cố gắng hết sức chứng minh nó có những công dụng hòa bình to lớn, ví dụ trong làm đường hầm xuyên qua núi hay khai mỏ - những ứng dụng sớm nhất dynamite lại được tìm ra trong các hoạt động quân sự! Sau đó thì các phát minh tiếp theo của Nobel đúng là chỉ dành cho quân đội thật – hàng loạt loại thuốc nổ có nguyên tắc hoạt động và sức công phá rất khác nhau như nitroglycerin trộn với thuốc súng, ballistit (thuốc nổ không khói đầu tiên). Dựa trên cơ sở ballistit quân đội Anh chế ra cordit năm 1895 – loại thuốc nổ không khói đầu tiên của Anh.

Mặt khác Nobel là một nhà xã hội học đích thực. Là chủ thuê hàng trăm công nhân ông lo lắng chu đáo về sức khỏe và đời sống của họ. “Ông chủ” đích thực hiểu rất rõ công việc này nguy hiểm đến như thế nào, nên rất cần phải có chế độ tốt cho công nhân. Cô cấp dưỡng riêng của ông được ông tặng nhân ngày cưới 40 ngàn frank (tương đương 150 ngàn USD thời nay) tất nhiên khó có thể chê trách ông đã “bóc lột” gì mình.

Ông tự viết về mình như sau: «Nobel là một sinh vật sống dở chết dở. Ưu điểm: không làm phiền ai, giữ gìn móng tay sạch sẽ. Khuyết điểm: chả có gia đình, rất chai lỳ, sức khỏe kém. Ước muốn duy nhất: không bị chôn sống! Tính tình xấu xa nhất: chẳng có tham vọng gì về giàu sang...Chẳng lẽ đó không phải là đủ cho một người trần mắt thịt hay sao?»

“Ông vua thuốc nổ” chẳng bao giờ thôi nghĩ tới cái chết. Chỉ một câu chuyện này cũng quá đủ: khi được diện kiến hoàng đế Napoleon đệ Tam Alfred Nobel chỉ trình bày ý tưởng mở những “nhà dành cho người tự tử”. «Bệ hạ hãy tưởng tượng một lâu đài bên bờ biển, một dàn nhạc với những nhạc công giỏi nhất, và vào những phút cuối cùng của cuộc đời những người muốn từ giã cõi đời này được hưởng lạc thú trần gian – cognac, xì gà, nhạc Chopin, và cuối cùng là thạch tín...».

Cái sự “sợ bị chôn sống” đã theo ông suốt cả cuộc đời – trong di chúc của ông sau này có một mục ghi rõ, trước khi đặt xác ông vào quan tài người ta phải cắt đứt hết ven của ông – bằng cách đó ông muốn giải thoát bản thân khỏi nỗi sợ hãi biết đâu lại thức dậy trong quan tài dưới đất lạnh mà không có cách gì ra được! Sau này ông rất hay mất ngủ - vì sợ ngủ rồi biết đâu sẽ chết đi trong hôn mê. Các bác sỹ cũng bó tay, chỉ biết khuyên ông đổi cách sống đi, lấy vợ đi, thậm chí bồ bịch cũng được.

Tình yêu đắng ngắt. 1874–1876

Lời khuyên của bác sỹ nghe thì dễ, làm thì rất khó. Có thể sau mối tình đầu đau khổ Nobel không đủ tự tin để tiếp cận phụ nữ nữa. Ông có thể thoải mái tiếp xúc với bậc quyền uy, thậm chí vào hùa nhấm nháy nói về phụ nữ đẹp xấu thế nào, nhưng để làm được cử chỉ đầu tiên để đến với họ đối với ông là một thử thách rất khó vượt qua! Hầu như là không thể, trừ ngoại lệ...

Năm 1874 tại một buổi dạ yến có một người khách trách móc Nobel:
– Tại sao ngài lại không muốn cho phụ nữ bình quyền, ít ra là quyền bầu cử như đàn ông? Vì thực ra giữa đàn ông và đàn bà chỉ có một khác biêt hoàn toàn nhỏ...
Để trả lời Nobel nâng cốc và phát biểu:
– Thưa các ngài, khác biệt rất nhỏ muôn năm!

Có một thời Nobel qua lại với diễn viên xinh đẹp Sarah Bernar. Chả biết đó đã là tình yêu hay chỉ quan hệ bè bạn nhưng rồi “ông vua thuốc nổ” viết thư cho ... bà mẹ mình, hỏi rằng theo mẹ có nên trói buộc cuộc đời với cô nghệ sỹ này không (lúc này ông mới bốn mươi tuổi!). Ông đã phải chờ đợi câu trả lời của mẹ rất lâu, cuối cùng cũng đã nhận được – bà mẹ quyết liệt chống lại hôn nhân với một nghệ sỹ, với lý do “Họ không có tâm hồn đâu con trai ạ!”
Không muốn trái lời người mẹ Alfred Nobel cắt đứt quan hệ với Sarah...

Và ông đã thử tìm cách làm quen với phụ nữ bằng một phương pháp rất cấp tiến thời đó – đăng quảng cáo trên báo! Tại tờ báo lớn «Neue Freie Presse» (“Báo tự do mới”) năm 1874 xuất hiện một quảng cáo: «Một đàn ông rất giàu có, học thức, trung niên (41 tuổi) tìm kiếm một phụ nữ trung niên biết nhiều ngôn ngữ, người mà có thể làm thư ký kiêm nội trợ». Sau 3 tuần có một phụ nữ 33 tuổi đã liên hệ theo địa chỉ đăng trong báo, và một tháng sau Nobel gửi tiền để cô ta đi tới Paris.

Thời gian đầu tiên “ông vua thuốc nổ” cứ ngỡ rằng họ sinh ra trên đời để dành cho nhau. Người đi săn biến thành chàng si tình lịch lãm. Nobel đùa rằng mình đã quá lịch sự, đến mức quên cả nỗi buồn muôn thuở của mình! Mọi suy nghĩ, quan sát, những nhà thơ yêu thích... – mọi thứ của họ đều trùng hợp! Cuối cùng sau một chuyến công tác tại một trong những nhà máy của mình Alfred lấy hết can đảm để hỏi cô bá tước này câu hỏi quan trọng nhất trong đời. Nhà triệu phú đã quá ngạc nhiên vì cứ ngỡ sẽ nghe được câu trả lời “vâng”, nhưng lại nghe được một câu chuyện tình sướt mướt dông dài.
Hóa ra cô Kinsky, dòng họ cao quý và lâu đời ở Áo của cô đã từ lâu đánh mất quyền lực và tài sản, cô phải đi làm giáo viên tại dinh thự của nữ hầu tước von Zuttner và đã yêu say đắm người học trò của mình – cậu bé 17 tuổi Arthur von Zutner. Họ quan hệ ba năm, nhưng cuối cùng không giấu diếm được nữa và nữ hầu tước đã biết tất cả. Để tránh một scandal lớn Bertha Kinsky đã phải liều lĩnh lánh tới Paris với Nobel. Nhưng tình yêu của cô thì vẫn còn mãi...
Không biết trong đầu Nobel nghĩ gì, nhưng ác mộng với Anna và Frank Lemarge đã quay trở lại hiển hiện như vừa mới qua. Trong câu chuyện cuộc tình ướt át của Bertha ông đang đóng vai tên nhà giàu cả tin...

Tuy vậy Alfred không đoạn tuyệt với Bertha Kinsky , ông chỉ lẩm bẩm những câu tối nghĩa trước khi lại lao mình đi công tác ở một nhà máy khác… Đồng thời ông ra lệnh xây sửa lại lâu đài của mình, dành cho Bertha ở đây sẽ có ba phòng, được các nhà thiết kế nội thất hàng đầu của Pháp lúc đó thể hiện… Nhưng khi đi công tác về ông không gặp lại Bertha nữa, nàng đã quay về Wien để rồi âm thầm cưới cậu học trò Arthur von Zuttner.
Hay nhất là cho đến khi chết Nobel vẫn tiếp tục thư từ đều đặn với Bertha Kinsky (hay von Zuttner?). Cũng rất đáng khen nàng: năm 1905 vì cuốn tiểu thuyết “Giã từ vũ khí” và hoạt động tích cực chống chiến tranh bà Kinsky đã trở thành người phụ nữ đầu tiên được giải Nobel vì hòa bình!
Sau khi Bertha bỏ đi một tuần nhà sáng chế đi tới Wien nơi ông có nhà và một nhà máy nhỏ. Ông vùi đầu vào công việc ở phòng thí nghiệm và cho cả thế giới biết khả năng của mình cao đến thế nào. Chỉ trong thời kỳ 1875–1876 ông sáng chế ra và đăng ký bản quyền với xe đạp có bánh cao su, tên lửa chiến đấu và mìn gelatin.
Cũng lạ rằng ngoài xe đạp ra thì một mặt ông phát minh ra toàn vũ khí khủng khiếp, mặt khác ông tuyên bố ngày càng nhiều về việc phản đối chiến tranh. «Tôi chỉ muốn chúc cho tất cả súng đại bác biến đi với bọn quỷ sứ, chí ít thì cất hết vào trong các bảo tàng”. Ông còn tuyên bố rõ hơn: «Chiến tranh – đó là điều kinh khủng nhất trong các điều kinh khủng, đó là tội ác tột cùng... Tôi muốn phát minh ra loại vũ khí cực kỳ mạnh, để mọi cuộc chiến tranh sẽ trở nên vô nghĩa».
Ông gần đạt được mục đích của mình đấy, “mìn gelatin” và ballistit tỏ ra những vũ khí quá mạnh! Quả là vào thời điểm ấy trong tự nhiên không có loại chất nổ nào có thể sánh được với chúng. Tuy vậy những cuộc chiến tranh đâu có ngừng lại, ngược lại là đằng khác...

«Người bạn gái tuyệt vời của tôi». 1876–1891

Có lẽ Nobel đã có thể sáng chế ra thêm những vũ khí khủng khiếp hơn nữa, nếu không có sự kiện ngẫu nhiên này lôi ông ra khỏi phòng thí nghiệm.
Vốn không được khỏe nên Alfred Nobel hay phải đi an dưỡng, mà thời đó người ta ít ra biển tắm nắng mà lại hay đi nghỉ ở những vùng có suối nước khoáng tại miền núi. Áo đuôi tôm, những cuộc dạo chơi đầy tính nghi thức, những câu chuyện đồn đại của giới thượng lưu…
Và thế là ở khu nghỉ Baden-by-Wien đã xảy ra câu chuyện rất giống vở kịch “My fair Lady”. Người đàn ông luống tuổi phải lòng say đắm một cô gái trẻ đẹp... Đó là năm 1876.
Sáng nào “ông vua thuốc nổ” cũng đi dạo theo một cung đường nhất định trong khu nghỉ, và ngày nào ông cũng ghé vào một tiệm bán hoa nho nhỏ, lần nào cũng mua một bó hoa lan – ông rất yêu thích loài hoa này. Còn buổi chiều ông ngồi trên thềm nhà ngắm những tia nắng cuối cùng chiếu xuyên qua những cánh hoa lan. Sáng hôm sau ông lại đi mua hoa...
Nhưng rồi ông hiểu rằng không phải hoa lan quyến rũ mình, mà chính là cô chủ cửa hiệu mới 20 tuổi Sophia Hess. Ông dần dần bắt chuyện với cô, sau đó một tháng đón cô về Viên và mua cho cô một biệt thự nhỏ...
Sau thời gian bặt tăm vì đổ vỡ với bá tước Kinsky “ông vua thuốc nổ” lại thư từ trở lại với bạn bè cũ và xuất hiện ở những buổi tiệc của giới thượng lưu. Sau đó ông quay về Paris, tại tòa biệt thự xa hoa của mình và mua cho Sophia Hess một căn hộ ngay gần đó, sau đó là một villa ở Bad-Ischl. Cô gái bán hoa nghèo ngày nào nay đã tự tin giới thiệu mình với người quen, bạn bè là “bà Nobel”.
Sau đó kịch bản giống hệt như trong vở kịch kia, các buổi học cách cư xử thượng lưu, những buổi cùng nhau dạo chơi, cùng nhau đọc sách, những bức thư nóng bỏng... Tất cả, chỉ có một khác biệt nhỏ. Cô gái trẻ Sophia nhanh chóng chán ông già triệu phú cô đơn và bắt đầu dùng tiền của ông để đi tìm thú vui. Cả thành Paris cười nhạo Nobel, vài người bạn thân nhất muốn nhắc nhở ông về các mối tình trăng gió của Sophia, đến cả hai người anh Ludvig và Robert đang ở nước Nga xa xôi cũng biết người em Alfred đang bị cắm sừng – nhưng “ông vua thuốc nổ” vẫn như mù như điếc! Khi các anh tra hỏi Alfred xem giữa ông và Sophia đang có chuyện gì thì ông chỉ nói là “đang giúp đỡ cô gái nghèo này”, vậy thôi.

Sophia Hess còn làm ông mụ mị cho đến năm 1891. «Pretty Lady» tuyên bố thẳng thừng tại phòng làm việc của ông rằng cô đang có mang. Nhưng kể thêm rằng bố của đứa bé tương lai không phải ông, mà là tay đại úy võ biền von Kapivar. Sophia khóc lóc xin ông tha lỗi cho cô, cho phép cô cưới và... đừng cắt đứt viện trợ về tiền. Nobel tiếp tục chu cấp cho cô ta về tiền cho đến khi ông mất, thậm chí cả sau đó nữa. Theo di chúc cô nàng lừa dối ông này được nhận nửa triệu kron (khoảng 3 triệu USD ngày nay) và đã sống một cuộc đời vô lo vô nghĩ...

Cô đơn. 1891–1896

Sự phản bội của Sophia Hess (hãy gọi tên sự việc đúng theo bản chất) chưa phải vết thương lòng duy nhất của ông trong những năm cuối đời. Giữa những năm 80 các bác sỹ phát hiện Nobel bị một bệnh chết người theo y khoa thời đó – bệnh đau thắt vùng ngực. Những người thân của Alfred chết dần dần. Thần Chết dường như đang dò dẫm đến gần tới ông hơn...

Năm 1888 người anh cả Ludvig đã chết ở Nga, người anh mà ông bố luôn coi là thiên tài khoa học chứ không phải Alfred. Sau đó một năm là người mẹ mất đi. Vào chính năm 1888 đó báo chí Paris đã đăng cáo phó về cái chết của... chính Alfred Nobel. Tất nhiên là họ bị nhầm tên của hai anh em, nhưng Alfred được biết tất cả những gì người đương thời đang nghĩ về ông!

Hình ảnh của năm 1888: Alfred thẫn thờ đánh rơi cả tờ báo đang đọc. Đọc cáo phó về bản thân cũng đã là một cực hình rồi. Huống chi báo chí giật tít chữ to: “Triệu phú đẫm máu”, “vua dynamite”, “kẻ độc ác tầm cỡ thế giới” ... «Tôi sẽ chết và sẽ còn lại trong tâm trí loài người là “nhà buôn cái chết” – Nobel tự nhủ thầm như vậy” – “Phải làm gì bây giờ? Vì sao họ lại căm thù ta đến như vậy?». Tất nhiên ông sẽ giải quyết vấn đề này một cách cực thông minh và chẳng giống ai rồi.

Phải có kế hoạch hành động, vì Nobel cảm thấy cái chết không còn xa nữa. Có hai vấn đề chưa cho ông dễ dàng nhắm mắt: phải lấy lại thanh danh như thế nào, và phải làm gì với tài sản khổng lồ của mình? Năm 1889 Nobel đi dự Hội nghị hòa bình thế giới, và từ thời điểm đó “ông vua thuốc nổ” này càng tích cực ủng hộ phong trào chống chiến tranh. Tại đó lần đầu tiên người ta được nghe ông kể về kế hoạch thành lập quỹ giải thưởng từ tài sản của mình...

Nhưng vẫn phải nói rằng tuy những cơn đau thất tình giằng xe tâm hồn nhưng Nobel vẫn đều đặn hoàn thành chế tác hàng loạt chất nổ khác nhau trên cơ sở ballistit. Có vẻ ông thù hận cánh phóng viên Pháp và thế là chuyển quyển sản xuất sang cho người Ý (thực ra là bán công nghệ cho Ý). Chính phủ Pháp hết sức công phẫn vì hành động này của Nobel, coi ông là “gián điệp Ý” còn cánh báo chí Pháp thì được dịp để “xé xác” ông. Người ta moi móc lại mọi tội lỗi của ông xưa nay, thậm chí sẵn sàng vu cáo ông, coi như ông “đánh cắp bí mật này của Pháp để trao cho Ý”! Lập tức các nhà máy và phòng thí nghiệm của ông ở trên đất Pháp bị khám xét. Nhà ông và phòng thí nghiệm của riêng ông cũng bị lục soát. Ôm hận nước Pháp, năm 1891 ông ra đi và không bao giờ trở lại nữa... San-Remo trở thành đại bản doanh của ông những năm cuối đời. Thậm chí vào năm 1892 sau biết bao mất mát tại Pháp ông tưởng mình đã bị phá sản và vội nộp đơn xin việc làm kỹ sư hóa học vào nhà máy dynamite tại Đức của ... chính mình vì sợ thất nghiệp!

Cuối đời ông quay lại với niềm say mê đích thực của mình là văn học, Alfred Nobel đọc lại Hugo, Balzak, Zola, Turgeniev... Ông mê thơ trở lại, và cuối đời kịp xuất bản tập thơ của mình ngay trước khi mất. Nhưng sau khi ông mất người ta đã thu hồi lại tất cả các quyển thơ (chỉ lọt mất 3 quyển) và tiêu hủy vì tội scandal và báng bổ theo đánh giá của chính quyền. Chỉ đến 2003 thì tập thơ này của ông mới lại được ra mắt tại Thụy Điển... Ông vẫn làm việc quên mình, phòng thí nghiệm vẫn sáng đèn với công trình chưa được ông hoàn tất: cao su nhân tạo, lụa nhân tạo.

11/1896 Alfred nhận được tin báo về cái chết của người anh Robert – và thế là trong số 5 người thoát chết tại đám cháy năm 1834 còn mình anh sống sót. Alfred cũng không hề hy vọng hão huyền, đầu tháng 12 sức khỏe của ông kém hẳn, ông vội hoàn thiện di chúc của mình. Đêm 9-10/12 tại San-Remo Nobel đã vĩnh viễn ra đi vì chảy máu não. Cái chết của ông cũng hoàn toàn giống với cuộc đời ông. Ông đã từng than thở: “Chỉ có thể kiếm được bạn trong đám chó và đám giun ở nghĩa địa thôi. Nhưng cả chó lẫn giun thì cũng đều chỉ lo cho thức ăn của mình...”. Cả khi sống, cả đến lúc chết xung quanh ông đều là những người xa lạ. Lúc nào ông cũng hoàn toàn cô độc.

Đôi lời về giải Nobel:

- 1901 năm đầu tiên đức vua Thụy Điển Oscar II vì thất vọng với di chúc của Nobel mà không trực tiếp trao giải, nhưng thấy lễ trao giải được tổ chức huy hoàng quá nên từ năm thứ hai trở đi hoàng gia Thụy Điển tham gia trực tiếp vào lễ trao giải hàng năm. Riêng việc trao giải Nobel hòa bình được dành cho Na Uy (khi trước hai nước này còn chung là một quốc gia) theo ý nguyện của Nobel.
- Nobel chỉ chọn những ngành khoa học mà ông yêu thích và làm việc suốt đời để trao giải: vật lý, hóa học, y tế (suốt đời ông phải nhờ ơn các bác sỹ), văn học (môn học ưa thích nhất) và giải thưởng hòa bình nhờ ảnh hưởng của Bertha Kinsky.
- Toán và một số môn mang nặng tính lý thuyết không được xét trao giải Nobel. Theo ý tưởng của Nobel thì người chế tạo bom nguyên tử, bom khinh khí... đáng nhẽ phải được trao giải Nobel ngay và luôn!
- Vì di chúc được lập bằng tiếng Thụy Điển lại được sửa nhiều lần nên sau này người ta dễ dàng chính trị hóa việc bình chọn và trao giải thưởng không theo di nguyện của ông. Danh sách người được đưa vào danh sách bình chọn mà không được trao giải cũng đầy những nhân tài kiệt xuất: tất cả các nhà văn, nhà thơ hàng đầu của Nga cuối thế kỷ 19, Mendeleev, Edison, Tesla... Năm 1939 người ta đưa Hitler vào danh sách bình chọn cho giải Nobel vì hòa bình, nhưng chiến tranh nổ ra hơi sớm nên Ban tổ chức đã kịp xóa nhẹm việc đó đi.
- Giải Nobel kinh tế do Thụy Điển tự đặt vào năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Thụy Điển, không liên quan gì đến di chúc của Nobel.
- Giá trị của giải thưởng Nobel ngày nay khoảng 1,5 triệu USD.

(St)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#20 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 30/03/2017 - 17:44

[color=rgba(17, 17, 17, 0.8)]Je t’aime comme le vent aime la cime des arbres comme le ciel aime l’eau comme moi je t’aime. [/color]



Ông Mỹ nói tiếng Việt giọng Nam bộ: "Bên VN thoải mái hơn bên Mỹ nhiều!"




#21 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2017 - 17:19

Clever dog keeps very close eyes on its owner's bicycle


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

The owner should make better seat for the dog, wider and lined w/ something flat.
It would hurt him just sitting gingerly on the wires seat!
This may even cut or twist his feet.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

After the faithful dog watches the darn bike, he only has a cup full of space to ride. Spend a couple bucks and put a seat on the back!!! plus he has to balance!!!!

ngoài việc khen con chó thông minh trung thành thì họ còn muốn đòi công bằng cho con chó qua cái yên xe.

#22 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 01/04/2017 - 17:38

Post cũ, về một cái chết 70 năm trước, nhưng câu chuyện thì mãi mãi đặc biệt...

"Làm thế nào mà bức ảnh đen trắng về một người phụ nữ tự tử lại trở nên bất tử như bức này của một sinh viên tên Robert Wiles, đăng trên tạp chí Life vào tháng 5/1947?

Bức ảnh mô tả cái chết của một phụ nữ 23 tuổi tên Evelyn McHale, sau khi để lại một bức thư tuyệt mệnh, đã nhảy từ tầng cao nhất của tòa nhà Empire State ở New York và rơi trúng trần của một chiếc xe đậu 86 tầng lầu phía dưới.

Ít người biết đến cuộc sống của cô, nhưng tấm ảnh về cái chết của cô lại trở nên nổi tiếng, thậm chí được cho là nổi tiếng nhất về tự tử, đến mức vào năm 1962, nghệ sĩ Andy Warhol đã lấy ý tưởng từ bức ảnh này cho tác phẩm "Suicide: Fallen Body" của ông.

Nhiếp ảnh, cụ thể hơn là sự nhạy cảm và cái nhìn nhân văn về cái chết của người chụp tấm ảnh, đã tác động mạnh đến những ai xem tấm ảnh và làm cho cái chết của một người phụ nữ gợn lên không ít suy tư.

Trong tấm ảnh, Evelyn xinh đẹp dường như đang ngủ hơn là nằm chết giữa những miếng kính vỡ vụn và kim loại oằn xuống vì trọng lực từ độ cao quá lớn.

Trong tư thế của người ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại ấy là một con người vừa từ bỏ thế giới, hoặc đúng hơn, từ bỏ cuộc sống hỗn loạn của chính cô, để đến với một thế giới khác, thanh thản và yên bình hơn...

Điều gì đã khiến cô tự tử? Không ai biết. Nhưng một ngày trước khi chết, cô đã đến mừng sinh nhật chồng chưa cưới và rồi đáp tàu trở lại New York vào 7 giờ sáng ngày 1/5/1947. Chồng chưa cưới của cô sau này nói: “Khi chúng tôi hôn từ biệt, cô ấy rất hạnh phúc như bất cứ cô gái nào sắp lấy chồng”.

Chúng ta không thể biết được điều gì đã xảy ra trong đầu Evelyn trên chuyến tàu ấy, bởi khi đến New York, cô đã viết một lá thư tuỵệt mệnh và vào lúc 10.30 sáng hôm đó, mua một vé lên tầng thượng của toà nhà Empire State. 10 phút sau, cảnh sát giao thông John Morrissey, đang điều khiển giao thông ở phía dưới đường, nhận thấy có một chiếc khăn trắng đang bay lơ lửng ở tầng cao. Ít giây sau, ông nghe thấy một tiếng động lớn và rồi một đám đông bu lấy một đoạn đường của phố 34.

Sinh viên ảnh Robert Wiles đã chụp được tấm này đúng 4 phút sau khi cô chết. Sau đó, trên tầng thượng của toà nhà, người ta tìm thấy thư tuyệt mệnh của cô. Trong thư tuyệt mệnh, Evelyn viết rằng, cô không muốn bất cứ ai trong và ngoài gia đình cô được thấy bất cứ phần cơ thể nào của cô. Cô muốn xác cô được hoả táng, gia đình cũng không được tổ chức tang lễ hay lễ tưởng nhớ nào cho cô. Chính vì thế, Evelyn chết mà không hề có mộ.

Kể từ khi tòa nhà được khánh thành vào năm 1931, đã có 36 người tự tử từ Empire State Building, gần nhất cũng là một sinh viên 23 tuổi, vào năm 2010".


Truong Anh Ngoc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vào thời điểm chụp tấm ảnh này, Robert Wiles là một sinh viên về ảnh. Cả sự nghiệp của ông sau đó ít ai biết đến, nhưng ông mãi được ghi nhớ bởi tấm ảnh này. Bức ảnh được chụp 4 phút sau cái chết của Evelyn. Kể từ khi tòa nhà được khánh thành vào năm 1931, đã có 36 người tự tử từ Empire State Building, gần nhất cũng là một sinh viên 23 tuổi, vào năm 2010.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cô ấy ăn mặc chỉn chu, đeo găng tay,... Dường như là cô ấy cũng đã chuẩn bị để thi thể mình ít xơ xác nhất có thể trước mắt mọi người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giữa góc chụp nhân văn và góc chụp câu view có lẽ sẽ còn nhiều điều để nói.
1 bức ảnh nhân văn, khiến nó thành bất tử
1 bức ảnh câu view với máu me be bét, sẽ nhanh chóng thỏa mán cái sự tò mò tàn độc của người đọc, nhưng cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên.

Em giờ sợ ko biết phải đọc báo gì anh ạ, vì ở đó em chỉ nhìn thấy góc nhìn câu view rẻ tiền chứ ko thấy góc nhìn nhân văn


#23 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/04/2017 - 17:35

Bố ơi, mình đi đâu?
- Đi Đài Loan hỏi vợ.
- Cho bố hay cho con?
- Mày phải lấy... vợ Nhật. Còn Đài Loan, để cho bố.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#24 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 23/05/2017 - 15:07

Hôm nay tôi có chút việc đi từ Phạm Ngọc Thạch về Nguyễn Khánh Toàn. 5h chiều đường tắc kinh khủng nên book 1 chuyến Grabbike. Ban đầu nhìn trong bản đồ thì thấy tài xê gần ngay cạnh mình có 150m. Không hiểu sao cậu này lại chạy 1 vòng qua Lương Định Của mất hơn 5 phút mới đến nơi. Việc thì gấp mà thấy chờ lâu nên tôi định huỷ cuốc. Đúng lúc định huỷ thì cậu nhóc này vừa tới.
Câu chuyện không có gì đáng nói khi bắt đầu lên xe thì cậu nhóc xin lỗi rối rít và tôi giật mình khi thấy chiếc balo rách gần như hết thế này. Ban đầu bực mình định mắng nhưng sau đó thấy hoàn cảnh của cậu ấy nên lại thôi. Khi đến nơi và thanh toán tiền, số tiền cuốc là 30.000 nhưng trong ví tôi lại chỉ còn đúng 26.000 tiền lẻ còn lại toàn tiền chẵn. Tôi đưa tờ 500k ra và hỏi : " em có tiền phụ không ? " Cậu ấy trả lời ngay : " thôi có 4.000 em cũng không giàu được, anh đưa 26.000 cũng được ạ " giật mình trước câu trả lời này, tự nhiên bản thân thấy nể vô cùng cậu nhóc này. Đã cực kì vất vả lại có thể có suy nghĩ đó đã khiến tôi đôi chút hổ thẹn.
Vậy là tôi bảo : " quay đầu lại, chở anh thêm một cuốc nữa rồi anh trả đủ cho " và tôi đưa cậu ấy đến cửa hàng phụ kiện ngay gần đó và tặng em í một chiếc balo mới. Tuy không nhiều tiền nhưng đó như thay một lời cảm ơn cũng như là sự động viên cho em ấy "
Đúng là cuộc sống luôn dạy ta những bài học từ những điều gần gũi nhất. Nên biết cho đi sự yêu thương và ta sẽ nhận lại những điều còn hơn thế nữa ...!
Hà nội một chiều hối hả ...!
Nguồn: Nguyen Hong Quan

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#25 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/06/2017 - 21:29


Cơm chửi Sài Gòn.


Trưa nắng chang chang, hai thằng tour guide vô quán cơm bình dân ven đường kiếm miếng cơm.

Quán cơm đông nghẹt, dân văn phòng, dân lao động, tài xế taxi, cả đám thợ xây dựng ở công trường gần đó cũng xúm vô.

"Ăn chi đây hai huynh?"
"Một thịt kho hột vịt, một cá kèo kho tộ!"
"Uống gì đây?"
"Một nước suối, một C2!"

Rất nhanh, hai dĩa cơm bốc khói kèm hai chén canh rau đay được mang ra.

Ông chủ quán, mình xăm loang lổ, mặc cái quần lửng xệ gần tụt khỏi đít, áo ba lổ lững thững ra nói:

"Cơm đủ rồi heng , canh khuyến mãi hổng lấy tiền!
Còn...nước uống thì... đù má... mấy ông văn phòng mà đèo mịa, hổng biết gì chơn! Nước suối Aqua là cái quần què gì, tụi Pepsi lấy nước phông tên đóng chai cho mấy ông uống chớ gì? Còn C2 nhiễm chì trên mạng nói đầy, cả thế giới biết mà mấy ông... éo biết! Trà đá miễn phí uống thì uống hổng uống thì đi chổ khác mua, ở đây hổng bán!
Để tiền đó mua giùm bà già kia tờ vé số kìa! Mà đù má, mua làm phước thôi, éo trúng đâu, đừng ăn thua dzới nhà nước!"

Hai thằng quay qua thấy bà già... già ơi là già lưng còng, cầm xấp vé số mời, thằng guide hỏi:

"Ngoại! Ngoại ăn cơm chưa? Con mời ngoại dĩa cơm?"

Thằng chủ quán bụng phệ xăm mình lại xía dzô:

"Hai ông trả thêm mười ngàn thôi tui làm cho bả dĩa cơm chớ hỏi gì! Cứ kêu ra người ta ăn chớ màu mè (beep) què hoài!"

Quay ra sau khứa kêu to: "Tụi bay, đứa nào lấy khứa cá hú kho, lựa xương kỹ ra cho bà già nhen bây, bả mắc xương giãy đành đạch là mang họa nha! Múc tô canh chua cá!
Nè, bà già! Cảm ơn hai thằng công tử bột này rồi ra chổ cái quạt kia ngồi ăn cho mát! Bữa nào chắc tui xuống lột da mấy thằng con bà quá! Ăn rồi nhậu mà để bà cực khổ như dzầy"

Đù má ! Sài gòn cũng có cơm chửi nhen!

(Fb Do Thuong Viet)


Thanked by 2 Members:

#26 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 08/06/2017 - 23:37

Đụ má. Đúng là cái lưỡi con phò, suốt ngày la liếm đủ các thứ chiện.

#27 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/06/2017 - 23:49

 ThaiTan, on 08/06/2017 - 23:37, said:

Đụ má. Đúng là cái lưỡi con phò, suốt ngày la liếm đủ các thứ chiện.

Put them here and say nothing

Thím Hoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nhờ khoá nicks

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đề nghị Huyghen thẳng thắn trả lời!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tôi xin từ bỏ diễn đàn vĩnh viễn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#28 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 08/06/2017 - 23:58

Nhưng ko có Phò cũng buồn chít đc. hiu hiu.

Nhưng ko có Phò cũng buồn chít đc. hiu hiu.

#29 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 09/06/2017 - 00:02

Thú đau thương. Chắc bị HIV rồi đó cộng với hiệu chứng stockholm nữa.
Lu là Sa thì thôi ra sông Hồng quyên sinh cho rầu. Quanh quẩn đây chi nữa. Làm phiền bà con cô bác bởi mấy lời rác rưởi quá.

#30 quanphuc2016

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 319 thanks

Gửi vào 09/06/2017 - 00:12

Sa thi lam cho gi co ban linh ma di tu tu.

 cuongth, on 06/03/2017 - 12:01, said:

Bài hay quá Lu, viết cho tui hay viết cho bà vậy? Nếu viết cho bà thì lúc nào cần thực hành thì nói nha. Tui sẽ bay vô công kích bà, thử coi bà phản ứng ra sao.

Ông này vẫn thất nghiệp ăn bám vợ, suốt ngày lên đây la liếm chim chuột à?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |