Jump to content

Advertisements




Xin hỏi về hệ thống Bát Quái ạ.


8 replies to this topic

#1 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 03:03

Em xin chào các thầy các chú và mọi người trên diễn đàn ạ. Mọi người đều rõ Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Em cứ thắc mắc vì sao không biết khi Tứ Tượng sinh Bát Quaí thì :
+ Thái Dương sinh Càn, Đoài
+ Thiếu Dương sinh Ly Chấn...
- Ý em không phải tên của quái mà tính chất của chúng. Thái Dương sinh ra dương Kim, âm Kim, Thiếu Dương sinh Hỏa, dương Mộc...
Em không biết trời đất sinh các quái như vậy có ý gì và có quy luật nào trong Tứ Tượng sinh Bát Quái không.
Theo quy luật 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8 là Bát Quaí, vậy nếu 8 sinh 16 sẽ như thế nào.
Khi mà Thái Dương sinh ra Càn và Đoài vậy nếu Càn tiếp tục tách thì sẽ ra tượng như thế nào ạ.
Có một sự thiên lệch theo nghĩa nào đó không mà khi sinh ra thì Mộc Kim Thổ đều có đôi còn Thủy Hỏa hoàn toàn đơn độc.
Mong được các cao nhân và mọi người giải đáp giúp ạ. Em xin trân thành cảm ơn.

Sửa bởi CoDienSach: 10/12/2016 - 03:12


#2 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 07:56

Em thấy khi tách ra có 1 hệ đón trước có chút trùng hợp là hệ 64 quẻ dịch, cứ 1 quẻ Bát Quaí chi phối 8 quẻ trùng.
Khi mà 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8, 8 sinh 16, 16 sinh 32, 32 sinh 64 thì vừa đủ 64 quẻ. Phải chăng sự phân chia sau 8 quẻ Bát Quaí khiến Ngũ Hành bắt đàu không thuần nhất và có sự pha trộn, Vậy tai 16 và 32 có thể là những tượng như thế nào ạ.
Thêm nữa em thấy trong môn Độn Giáp có sử dụng Lục Nghi, Tam Kỳ trong đó Lục Nghi là 6 khí đất, Tam Kỳ là 3 khí trời, sau đó phải chăng 6 khí đất tách nhỏ thành 12 địa chi ( nhưng mà 3 khí trời không thành được 10 can )
Đều là các phỏng đoán của em thôi ạ. Mong được các cao nhân và mọi người giúp đỡ ạ.

#3 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 11:10

8 không sinh 16 mà sinh 64 luôn bạn ah.
Bát quái thực ra là 1 công cụ toán lý cổ của người xưa, rất logic.


Thanked by 1 Member:

#4 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 21:36

Em cảm ơn anh ThienA, anh có cơ sở nào về việc 8 quái trực tiếp biến thành 64 quái ko ạ. Anh có biết vì sao Thủy Hỏa chỉ có Khảm Ly đơn độc trong khi các Hành khác đều có đôi ko ạ. Bát quái chi phối vạn vậy, vậy phải chăng các sự việc sự vậy thuộc Thủy Hỏa sẽ ít hơn các Hành khác ạ. Em không tìm được liên hệ nào chính xác về Bát Quaí và hệ can chi, trong khi hệ can chi rất đầy đủ Ngũ Hành điều hòa cả âm dương.

#5 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 10:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CoDienSach, on 10/12/2016 - 21:36, said:

Em cảm ơn anh ThienA, anh có cơ sở nào về việc 8 quái trực tiếp biến thành 64 quái ko ạ. Anh có biết vì sao Thủy Hỏa chỉ có Khảm Ly đơn độc trong khi các Hành khác đều có đôi ko ạ. Bát quái chi phối vạn vậy, vậy phải chăng các sự việc sự vậy thuộc Thủy Hỏa sẽ ít hơn các Hành khác ạ. Em không tìm được liên hệ nào chính xác về Bát Quaí và hệ can chi, trong khi hệ can chi rất đầy đủ Ngũ Hành điều hòa cả âm dương.

8 quái được hình thành từ BÀI TOÁN 1

Đội chơi A có 3 ghế đặt tên là Thiên Địa Nhân. 3 ghế có thể có ( vạch Dương) hay không có ( vạch Âm) người chơi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp đội chơi A ?

64 quái được hình thành từ BÀI TOÁN 2:

Có 2 đội chơi A và B, mỗi đội chơi được tổ chức theo quy tắc của BÀI TOÁN 1, 2 đội chơi A và B giao đấu với nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 2 đội A và B giao đấu ?

Mấy câu hỏi sau phức tạp hơn mất khá nhiều thời gian nên để dịp khác vậy.

Thanked by 1 Member:

#6 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 23/12/2016 - 01:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 21/12/2016 - 10:48, said:

8 quái được hình thành từ BÀI TOÁN 1

Đội chơi A có 3 ghế đặt tên là Thiên Địa Nhân. 3 ghế có thể có ( vạch Dương) hay không có ( vạch Âm) người chơi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp đội chơi A ?

64 quái được hình thành từ BÀI TOÁN 2:

Có 2 đội chơi A và B, mỗi đội chơi được tổ chức theo quy tắc của BÀI TOÁN 1, 2 đội chơi A và B giao đấu với nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 2 đội A và B giao đấu ?

Mấy câu hỏi sau phức tạp hơn mất khá nhiều thời gian nên để dịp khác vậy.
Em cám ơn anh Thiên A. Em hiểu được ý của anh ạ, tuy em vẫn còn lơ mơ nhiều thứ bên hệ thống quẻ này ạ. Em đang bi lẫn lộn về 64 quẻ Dịch và 60 Hoa Giáp quá. Hôm trước em lại đọc được ở đâu có câu : nếu bỏ đi Càn, Khôn, Khảm, Ly (em nghĩ chắc là quẻ thuần ) thì còn 60 quẻ. 60 quẻ Dịch - 60 Hoa Giáp, em cứ bj ám ảnh cái câu này mãi. Em nghĩ Bát Quaí chi phối đất trời vạn vật, Bát Quaí từ Lưỡng Nghi, Tứ Tượng mà ra, 64 quẻ Dịch từ Bát Quaí mà ra, về lý 64 quẻ Dịch cũng chi phối vạn vật vạn sự, nên em cố gắng đưa 64 quẻ Dịch vào tính toán mà không biết có môn nào hay phần nào trong thuật số nói về điều này không. Mong anh giải đáp giúp em ạ. Em trân thành cảm ơn anh.

#7 Lenam098

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 105 Bài viết:
  • 81 thanks
  • LocationMiền Tây

Gửi vào 20/01/2017 - 13:02

Chào bạn,
Lenam098 cũng mới tham gia diễn đàn, thấy đề tài của bạn nên xin được nêu một chút hiểu biết của mình về câu bạn hỏi. Nếu có chỗ nào không đúng xin bạn và các anh chị, cô chú bỏ qua.
1. Bát Quái có 2 phần lớn: 1 là quái đồ, 2 là tượng quẻ.
Tượng quẻ:
Dịch học cho rằng vũ trụ sinh từ Thái cực. Thái cực mới sinh Lưỡng nghi. Người Việt ghi Lưỡng nghi gồm 1 vạch liền và 1 chấm, người TQ mới ghi chấm đó thành 1 vạch đứt. Vạch liền là dương, vạch đứt là âm. Lưỡng nghi xếp chồng lên nhau mà sinh ra tứ tượng. Gồm thiếu âm, thiếu dương, lão âm, lão dương. Lại đem nghi dương xếp lên tứ tượng, được quẻ:☰ càn, ☲ ly, ☴ tốn, ☶ cấn. Đặt nghi âm lên tứ tượng, được 4 quẻ: ☷ khôn, ☳ chấn, ☵ khảm, ☱ đoài.
Đặt Càn lên 8 quẻ, được thêm 8 quẻ nữa, lại đặt ly lên 8 quẻ, được thêm 8 quẻ nữa, cứ thế đặt 8 quẻ luân phiên chồng lên nhau, thành 64 quẻ. Đó chính là 64 tượng quẻ
Quái đồ:
Lâý càn khởi tạo, ngược chiều kim đồng hồ, vạch trên cùng dương biến thành âm, ra quẻ kế tiếp là ☱ đoài , lại vạch thứ 2 biến thành âm, ra quẻ kế tiếp là ☲ ly, rồi đến các quẻ khác, thành thứ tự 1 - 8: càn - đoài - ly - chấn - tốn - khảm - cấn - khôn. Đó là tiên thiên bát quái. Thứ tự này hoàn toàn trùng khớp với thứ tự ngược kim đồng hồ trên mặt trống đồng Đông Sơn
Người Trung Quốc lại đem phương vị đặt gần như ngược lại, theo thứ tự thuận chiều kim đồng hồ thành càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Đánh số thứ tự, thành hậu thiên bát quái. Có một thời người ta tranh cãi nên theo số của tiên thiên hay hậu thiên. Về việc này các học giả còn đang tranh cãi nên mình không dám bàn đến, nhưng theo thiển ý, Việt Nam khởi tạo tiên thiên bát quái, TQ sửa thành hậu thiên bát quái, nên ta lấy số của tiên thiên thì có lẽ đúng hơn.
Trước nay người ta chỉ biết Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ, nay Việt Nam còn lưu giữ Trung thiên đồ nữa. Nếu lấy Trung thiên đồ làm la bàn mà sắp xếp, thì thành ra phương vị tuần hoàn của 64 quẻ.
Như vậy, 64 quẻ này không phải dùng tính 60 hoa giáp tí như bạn nghĩ
2. Bát quái phối ngũ hành:
Càn, đoài thuộc kim, khôn, cấn thuộc thổ, tốn, chấn thuộc mộc, ly thuộc hỏa, khảm thuộc thủy.
3. Bát quái phối phương vị:
Đem Bát quái xếp theo hướng hà đồ và lạc thư, thì thành ra tứ tượng thuộc về 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Tốn chấn ở phương Đông, càn đoài phương Tây, khảm phương Bắc, ly phương Nam
4. Bát quái phối thập can:
Giáp ất thuộc mộc - bính đinh thuộc hỏa - mậu kỉ thuộc thổ - canh tân thuộc kim - nhâm quý thuộc thủy, cứ thế mà phối vào Bát quái.
5. Bát quái phối thập nhị địa chi:
Vốn thập nhị địa chi là đại diện cho 12 điểm của Trái đất nằm trên vòng xoay quanh Mặt trời. Bản thân thập nhị địa chi không suy ra từ quái tượng hay ngũ hành. Thập nhị địa chi suy theo điểm đi điểm dừng của Trái đất mà nằm trên các hướng Đông Tây Nam Bắc, từ đó xếp theo ngũ hành và phương vị rồi phối vào Bát Quái
Dần mão thìn mùa xuân, thuộc Mộc, đóng hướng Đông - Tỵ ngọ mùi mùa hạ thuộc Hỏa, đóng phương Nam - Thân dậu tuất thuộc Kim, ở phương Tây - Hợi tý sửu mùa Đông thuộc thủy, đóng phương Bắc.

Như vậy, Dịch học là sự diễn giải mô tả vũ trụ từ khi sinh thành đến lúc kết thúc.
Vũ trụ trước đây không có gì, chỉ là 1 điểm hỗn độn, không có các quy luật vật lý, không có âm dương, đó gọi là Vô cực. Rồi âm và dương nhớm khởi, chan hòa lẫn lộn, đó gọi là Thái cực. Tỷ lệ dương 3 âm 2, lớn hơn 1 chút, vũ trụ từ 1 điểm nhỏ bùng nổ sinh ra thành Lưỡng nghi chỉ gồm các hạt âm dương. Rồi các hạt ấy mới tụ nhau lại, kết hợp thành trời, đất, có hành tinh, sinh ra núi ra biển, sinh ra gió mưa thời tiết, rồi mới có sinh vật.
Cho nên mới nói, Dịch nguyên chỉ có 2 hào, ấy gọi là giản dị, bởi Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là rõ ràng và đơn giản, không cần biết biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp. Dịch có bất dịch, nên sự sống và vạn vật mới có quy luật và trật tự. Có Biến dịch, nên mọi vật mới vận động tạo thành sự sống.
64 quẻ là tượng trưng cho hình thái vũ trụ, đó là bất biến. 64 quẻ cùng với ngũ hành, bốn phương tám hướng, thập can và thập nhị địa chi, cùng với các chòm sao (gọi là dụng thần) phối hợp lẫn nhau mà biến động không ngừng, đó là quy luật vận động của vũ trụ.
Bát quái nhìn vào đơn giản nhưng vô cùng. Chỉ riêng câu "Thái cực sinh Lương Nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng" đã hàm chứa rất nhiều diễn giải về sự sinh thành của vũ trụ và quy luật vận động của muôn loài, của trời đất. Cho nên việc học Dịch và hiểu Dịch rất vất vả. Mình xin được góp ý bạn nên đọc từ căn bản và hỏi ý kiến rõ những anh chị, cô chú sách nào cơ bản, biết cơ bản rồi, hiểu được nó mới có thể học lên thêm. Vì Dịch truyện là cả một quyển bách khoa toàn thư về vũ trụ nên tất nhiên phải dành rất nhiều thời gian không thể trong 1 ngày hay 1 bài viết mà có thẻ diễn giải được.
Chúc bạn sức khỏe!

Thanked by 1 Member:

#8 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 23/01/2017 - 19:15

Em chào anh Lê Nam, cám ơn anh giải thích giúp em, em hỏi điều này vì em muốn tìm cách quy vạn vật về bát quái, sau em thấy 8 quái là chung chung quá và có nhiều sự vật hiện tượng khá khác nhau nhưng quy về thì là 1 quái, em thấy nó chỉ lơ lớ thôi nên tìm hiểu xem có thể chia lẻ tiếp cho các sự vật hiện tượng được rõ ràng hơn. Mới đây tìm hiểu bên Việt Nam Dịch Lý Hội, sau ví dụ bao thuốc lá em bị ám ảnh bởi việc 1 sự vật luôn chứa cả 8 quẻ. Em đang tìm hiểu xem 1 sự vật là 8 quẻ thì có phải 1 quẻ nổi hơn hẳn những quẻ khác không. Ví dụ ông già quẻ Càn là nổi nhất sau thì các quẻ khác cũng chứa trong đó nhưng mức độ thấp hơn. Hoặc em đang bị tẩu hỏa nhập ma ạ. Do quá tham mà đi tìm điểm chung giữa Mai Hoa của cụ Thiệu Khang Tiết lẫn cụ Xuân Phong, cơ mà về tượng quẻ của cụ Xuân Phong cũng là cách luận rất hay, em dùng được một vài lần thấy có hiệu quả, bản thân Mai Hoa Dịch Số của cụ Thiệu Khang Tiết cũng nhắc rõ về tượng các quẻ ngay đầu sách chứ không riêng gì bên Việt Nam Dịch Lý Hội nên em đang nhức đầu quá ạ. Anh có hiểu biết đi trước chia sẻ với em với ạ. Em trân thành cảm ơn anh ạ.

Thanked by 1 Member:

#9 Lenam098

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 105 Bài viết:
  • 81 thanks
  • LocationMiền Tây

Gửi vào 26/02/2017 - 12:01

Xin chào CoDienSach,
Lê Nam cũng kiến thức nông cạn, khó lòng đóng vai trò thầy học mà giảng cho tường tận. Nhưng thấy bạn cũng giống Lê Nam những ngày cách đây hơn 15 năm, thích thú khi hiểu một chút về Dịch lý. Rồi tìm hiểu xong lại thấy băn khoăn mà không biết hỏi ai. Nên xin đánh bạo góp vài lời tâm sự với tư cách một người bạn nếu được. (vì không biết tuổi của nhau)
Bởi Dịch Lý là sách trời không có chữ. Trong khi khoa học hiện đại loay hoay tìm từng phần để diễn giải được quy luật của vũ trụ, thì Dịch lý chẳng những mô tả được vũ trụ, còn diễn nghĩa rõ ràng quy luật của nó từ chuyện trời đất gió mưa đến những sự việc hàng ngày của con người.
Trong khi đó, người bắt đầu đi học, lại không hề học qua 1 chút Dịch, cái mà ta học ở trường hầu như khác biệt toàn bộ, không phải chỉ ở khái niệm mà nằm ở cách tư duy của hai bên khác nhau từ bản chất.
Vậy nên bạn học Dịch, phải quên đi cái bạn đã biết, và phải chấp nhận học từ căn bản đi lên, khi biết vừa đủ thì mới chiêm nghiệm tương ứng, và không nên suy từ cái này qua cái kia, rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Nhiều người mới học Dịch thấy Càn thuộc kim, là ông già, thì quy hết tính Càn cho ông già, vậy còn bà già thì sao? Cũng ông già ấy, thấp bé nhỏ người thì sao, cao lớn thì sao? Vậy phải liên hệ ra sao mới đúng? Theo Lê Nam, bạn không cần phải khổ như thế, nếu mình thấy chuyện đó rắc rối, thì hãy học tập tiếp, đừng tự làm khổ mình làm gì. Ai khi học tập cũng có lòng ham hiểu biết cho mau nhưng nếu mình mới học xong cộng trừ nhân chia, mà muốn giải được ngay bài toán tích phân thì làm sao giải được, chò dù thoạt nhìn thì dù là tích phân cũng chỉ loanh quanh 4 phép tính ấy.
Mấy lời thành thật, nếu có gì không phải xin bạn bỏ qua nhé, chúc bạn vui khỏe và như ý trong ước muốn học tập của mình!

Sửa bởi Lenam098: 26/02/2017 - 12:05


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |