Jump to content

Advertisements




Soi lại chúng ta


6 replies to this topic

#1 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 10:56

Chào các bạn
Mấy ngày nay, chinh chiến liên miên. Giờ nghĩ lại, thật sự chúng ta đâm đầu vào cãi nhau, chửi nhau đủ kiểu, để được cái gì?
Chả hiểu sao, mấy bạn tử vi sẵn sàng mang nhau ra chửi, đấm đá nhau, chỉ vì một cách cục nho nhỏ. Cuối cùng thì mất hết tình đoàn kết đôi. Có biết đâu, mỉa mai thay, tất cả những gì chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả sĩ diện, danh tiếng, hòa khí của mình để bảo vệ, lại dựa trên một nền tảng sai lạc.

Đại đa số chúng ta đều tu học dựa trên cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư của ngài Vân Đằng thái Thứ Lang, mà cuốn này lại xuất thân từ cuốn Đẩu Số Tuyên Vi, hình như xuất bản năm 1928 tại NXB Vũ Lăng (tôi không nhớ chính xác năm).
Kế nữa, là tu học theo những cuốn sách của các học giả mới nổi trong vòng 100 năm (và xin lỗi, tôi không dám chắc họ có biết xem tử vi hay không, hay chỉ là xem tương lai 30 năm sau, hoặc khán tính cách chung chung kiểu gì cũng đúng kiểu 12 cung hoàng đạo. Có nhiều tác giả, tôi còn chưa từng nhìn thấy họ xem tử vi bao giờ).

Tân tiến hơn một chút, thì chúng ta lại ôm cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, do ngài Tiến Sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Mặc dù vậy, nó giống tới 99% cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập (thập bát phi tinh sách thiên tử vi đẩu số toàn tập). Mặc dù chỉ có 1%, nhưng sự sai lạc lại rất đáng kể.

Theo Vân Đài Loạn Ngữ của Lê Quý Đôn, "
Sách "Tử Vi Đẩu Số", theo bài tựa của La Luân nói, mới được Tăng Liễu Nhiên ở núi Hoa Sơn truyền cho. La Luân lại tự xưng là cháu xa đời của Hi Di (Trần Đoàn tức Đồ Nam). Nhưng xét trong sách "Hoạch Mạn Lục" của Trương Thuấn Dân đời Tống, thì Hi Di chỉ có sách "Nhân luân phong giám" lưu hành ở đời bấy giờ, là sách mà hậu nhân góp nhặt những lời nói của người làm thành ra; không nói gì đến sách "Tử Vi Đẩu Số" cả. Nhưng lý số nói trong sách "Tử Vi Đẩu Số" ấy cũng hẹp hòi, hẳn là hậu nho gán nó cho Hi Di, không phải là bản thật. Nếu quả là sách Hi Di, thì sao từ Tống đến Nguyên, trong khoảng bốn, năm trăm năm, không truyền ra đời, mà mãi đến đời Minh mới thấy xuất hiện? Những người hiểu biết nên xét kỹ lại."

Chính vì vậy, chúng ta tuyệt đối không thể nào chủ quan, tự biện bản thân dựa trên một nền tảng lung lay, tự mâu thuẫn và bị phản biện ngay bởi các chuyên gia có tiếng. Và từ đó, quay ra chửi nhau như giết cha, giết mẹ nhau là việc chẳng nên.

Tôi có truy tìm một số tài liệu cổ, có trước cả tử vi đẩu số toàn thư, và thấy rằng cuốn sách tử vi đẩu số cổ nhất hiện nay, chính là tử Vi Đẩu Số Tiệp Lãm. Cuốn sách này, có trước toàn thư, và bản cổ của cuốn sách được lưu lại tại phòng lưu trữ đặc biệt của thư viện tỉnh an huy, trung quốc. Với bản sao nguyên bản của bản khắc, thì không còn nghi ngờ gì về độ khả tín so với nguyên bản. Với niên đại có trước cả toàn thư khá lâu, không có sự mâu thuẫn với toàn tập, thì sự khả tín của cuốn sách đó có thể gọi là cao nhất hiện nay.


Đọc cuốn sách đấy xong, tôi chợt thấy mình thực sự rất ngu xuẩn, khi mà mất thời gian đi cãi cọ, lý luận này nọ về các cách cục tinh đẩu, trong khi cách an sao mà chúng ta học, cũng đã sai lạc đi nhiều.
Ví dụ, cách an bảng tứ hóa, là sai lầm

Cách an Hỏa Linh, tất cả chúng ta đều sai lầm. Do đó, nếu có bỏ 30 năm cuộc đời ra nghiệm lý về Hỏa Linh, cũng chỉ là 30 năm lãng phí.
Và còn rất nhiều cái, tất cả chúng ta đều sai lầm.
Tiền nhân việt nam, cũng sai lầm.

Tự suy xét, thực sự tôi thấy chúng ta đã quá mức trẻ con, tranh đua với nhau để rồi đại đạo nhìn chúng ta rồi cười khẩy, đã ôm man thư học, rồi mà còn thích ganh đua.
Có biết đâu, an sao mà đã sai sạch, thì mình có đoán đúng cũng chỉ là do ăn may, có đoán sai, cũng chỉ là gặp rủi.
Rồi thằng số may, đi đấm nhau với thằng số rủi rồi cười hề hề, hôm sau thằng rủi nó lại may chửi thằng kia.

Giống như thằng trúng số đề hôm trước chửi thằng thả trượt con lô là ngu xuẩn, rồi đến hôm sau bạch thủ đổ xuống trượt cả làng.

Nhân một buổi sáng cám cảnh, đọc lại cổ thư.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trích một trang bản khắc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThaiThangNhu: 09/12/2016 - 11:19


Thanked by 6 Members:

#2 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 311 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 12:12

Anh Gấu có thể chia sẻ quan điểm của anh về những sai lầm anh nêu trên bằng dẫn chứng trên lý thuyết và luận giải các lá số mà độ khả tín cao đến cách cục liên quan.Chân thành cảm ơn anh về những chia sẻ tâm huyết!

#3 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 12:38

Rất cảm ơn anh NSND Thị Nở.
Nhưng tôi xin phép được từ chối "thể hiện quan điểm cá nhân của tôi", lý do cá nhân tôi chỉ là một hạt cát trong sự phát triển ngàn năm của huyền học. Ngược lại, tôi là người trọng lý tính và các bằng chứng xác thực lịch sử.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 14:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiThangNhu, on 09/12/2016 - 10:56, said:

Ví dụ, cách an bảng tứ hóa, là sai lầm

Cách an Hỏa Linh, tất cả chúng ta đều sai lầm. Do đó, nếu có bỏ 30 năm cuộc đời ra nghiệm lý về Hỏa Linh, cũng chỉ là 30 năm lãng phí.
Và còn rất nhiều cái, tất cả chúng ta đều sai lầm.
Tiền nhân việt nam, cũng sai lầm.

Thật là hoang mang. cách an Tứ hóa của Bắc Phái là sai lầm.

Thanked by 1 Member:

#5 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 09/12/2016 - 22:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThaiThangNhu, on 09/12/2016 - 10:56, said:

Đại đa số chúng ta đều tu học dựa trên cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư của ngài Vân Đằng thái Thứ Lang, mà cuốn này lại xuất thân từ cuốn Đẩu Số Tuyên Vi, hình như xuất bản năm 1928 tại NXB Vũ Lăng (tôi không nhớ chính xác năm).
Kế nữa, là tu học theo những cuốn sách của các học giả mới nổi trong vòng 100 năm (và xin lỗi, tôi không dám chắc họ có biết xem tử vi hay không, hay chỉ là xem tương lai 30 năm sau, hoặc khán tính cách chung chung kiểu gì cũng đúng kiểu 12 cung hoàng đạo. Có nhiều tác giả, tôi còn chưa từng nhìn thấy họ xem tử vi bao giờ).

Tân tiến hơn một chút, thì chúng ta lại ôm cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, do ngài Tiến Sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Mặc dù vậy, nó giống tới 99% cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập (thập bát phi tinh sách thiên tử vi đẩu số toàn tập). Mặc dù chỉ có 1%, nhưng sự sai lạc lại rất đáng kể.

Theo Vân Đài Loạn Ngữ của Lê Quý Đôn, "
Sách "Tử Vi Đẩu Số", theo bài tựa của La Luân nói, mới được Tăng Liễu Nhiên ở núi Hoa Sơn truyền cho. La Luân lại tự xưng là cháu xa đời của Hi Di (Trần Đoàn tức Đồ Nam). Nhưng xét trong sách "Hoạch Mạn Lục" của Trương Thuấn Dân đời Tống, thì Hi Di chỉ có sách "Nhân luân phong giám" lưu hành ở đời bấy giờ, là sách mà hậu nhân góp nhặt những lời nói của người làm thành ra; không nói gì đến sách "Tử Vi Đẩu Số" cả. Nhưng lý số nói trong sách "Tử Vi Đẩu Số" ấy cũng hẹp hòi, hẳn là hậu nho gán nó cho Hi Di, không phải là bản thật. Nếu quả là sách Hi Di, thì sao từ Tống đến Nguyên, trong khoảng bốn, năm trăm năm, không truyền ra đời, mà mãi đến đời Minh mới thấy xuất hiện? Những người hiểu biết nên xét kỹ lại."


Có mấy vấn đề sau (phần bôi chữ đỏ là của cá nhân tôi; phần bôi chữ xanh là của tác giả)

1. Man thư ngày xưa:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 14/09/2012 - 09:09, said:

Tôi nói tại bài #564 rằng: "chắc còn phải kèm theo những nhân tố khác của lá số", vậy, là những nhân tố nào ?

Nhân tố thứ nhất: đó là ngày sinh của đương số - thường lệ năm sinh có Tứ Hóa - vậy, ngày sinh có Tứ Hóa hay không ? Nếu, ngày sinh có Tứ Hóa dùng để phân biệt lá số "trùng nhau", hay dùng để xác định tính chất, ngôi vị của Tử vi, hay dùng để xác định mối quan hệ tương quan giữa cá nhân đương số và cộng đồng xã hội, (hay ...) ... ví dụ một người sinh ngày 2 tháng 3 âm lịch năm 1964, thì tứ Hóa theo niên can vẫn là can Giáp, nhưng sinh ngày mồng 2 - khi sao Tử vi tọa Dần thì ngày sinh Hóa theo can Bính - khi sao Tử vi tọa Hợi thì ngày sinh Hóa theo can Ất, ... như vậy, Tứ Hóa theo "ngày sinh" cho ta biết thông tin gì về đương số ...

Năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà vua nói quan Khâm Thiên giám chọn ngày cát - hung, để Vua tham khảo mà làm việc, do liên quan đến án hình sự của một người gây ra tội lớn, ảnh hưởng đến an nguy xã tắc, chạy trốn về Phúc Kiến, kẻ phạm tội lại biết rất thâm sâu về thuật "Tử vi Đẩu số", tại sao lại biết chạy trốn vào ngày mà quan Khâm Thiên giám bẩm tấu lên lại có sự mâu thuẫn. Khi biết tin đối tượng đã chạy trốn, Vua tức giận ra lệnh truy nã, ...

Các quan nghị sự, Vua sợ rằng những "bí bản" trong thuật "Tử vi Đẩu số" lưu truyền ra bên ngoài, nếu để những kẻ ác tâm biết được sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của xã tắc. Nhà Vua lệnh cho cận thần, cố ý đem thuật "Tử vi đẩu số", "Thất chính Tứ dư", " Đăng Hạ thuật", ... tiết lộ ra bên ngoài, nhưng phần yếu quyết bị lược bỏ đi, đưa vào đó một số luận thuyết không chính xác, khiến cho người đời bị mang họa vì nhận thức sai lầm ...

Đây, nói về nhân tố ngày sinh trong lá số Tử vi, để anh HLong tham khảo thêm, cho vui cửa vui nhà

Thật tình cờ, nhưng không bất ngờ, ông TS La Hồng Tiên là người thời Gia Tĩnh.

2. Man thư ngày nay:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hà Uyên, on 03/09/2012 - 08:22, said:

Bài viết này gửi tặng:

- Anh Ngọc - Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược - Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi đã hơn chục năm: "Nguyên lý ngày sinh trong Tử vi, tại sao Tứ khố toàn thư xóa đi, không cho in vào sách xuất bản"

- Anh Tuấn - Viện trưởng 198 - Bộ CA. Trả lời cho câu hỏi: "Vì sao không có Nhất cục"

Tại TQ, sách Tử Vi Đẩu Số trích ra từ bộ Tứ Khố Toàn Thư bị sửa chữa và lược bỏ như cụ Hà Uyên đã cho thông tin trong bài . Do đó khá khó tin khi chính quyền TQ lại để một nguồn kiến thức không bị chỉnh sửa "Tử Vi Tiệp Lãm" tại thư viện An Huy.

3. Tử vi Đông A
Từ các chia sẻ của ông Trần Hoàng Quân qua các kỳ tạp chí KHHB trước 1975 và Trần Đại Sỹ trong bộ truyền dã sử về lịch sử VN (như Anh Hùng Đông A, Nam Quốc Sơn Hà, v.v.), Tử Vi được truyền về Việt Nam thông qua khẩu truyền nhờ 2 cha con, cha là quan nhà Tống tên Hoàng Bính và con gái sau được phong là Huệ Túc Phu Nhân và làm vợ của vua Trần Thái Tông (cũng có khả năng 2 người mang theo bản sao của Tử Vi Kinh ~ là bản được dùng bởi hoàng tộc nhà Tống, gốc là bộ Tử Vi Chính Nghĩa của Trần Đoàn, sau khi có thêm chú thích của vua tôi nhà Tống thì gọi là Triệu Thị Minh Thuyết Tử Vi Kinh). Sau này, những người họ Trần nghiên cứu Tử Vi sưu tầm được bản chép tay của cả Tử Vi Chính Nghĩa và Triệu Thị Minh Thuyết Tử Vi Kinh. Những phát minh học thuật liên quan đến Tử Vi của nhà Trần được ghi chép lại trong Đông A Di Sự.

Ghi thêm: ngoài Tử Vi, Đức Thánh Trần Trần Quốc Tuấn còn có ghi chép về học thuật liên quan đến ứng dụng của địa lý trong quân sự ~ tác phẩm Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư. Kỹ thuật trong này bị Trần Khắc Chung, tướng ngoại tộc nhưng được ban Quốc Tính nhờ lập công, lạm dụng, gây hư hoại mồ mả hoàng tộc Chiêm Thành, gây nên cái chết của vua Chiêm Thành để dan díu với Huyền Trân Công Chúa)

Thời Tống trước thời Minh, tức là trước khi xảy ra vụ việc thời Gia Tĩnh, khởi nguồn của man thư được coi là chính thư, "Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư" (TVĐSTT) của La Hồng Tiên .

Do đó theo suy nghĩ cá nhân, Tử Vi Đông A vẫn đáng tin hơn TVĐSTT. Đáng tiếc, các tư liệu của nhà Trần chỉ được lưu truyền nội bộ. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng là một thành viên trong nội bộ này.

4. Về câu hỏi "Nếu quả là sách Hi Di, thì sao từ Tống đến Nguyên, trong khoảng bốn, năm trăm năm, không truyền ra đời, mà mãi đến đời Minh mới thấy xuất hiện?"
Từ Tống đến Minh, sách chỉ được lưu truyền trong hoàng tộc.

Theo truyện của ông Trần Đại Sỹ, thời nhà Tống (khoản cuối đời Lý Thái Tổ bên VN), khi nhân vật Tự Mai thâm nhập hoàng cung Tống thì biết được là sách Tử Vi được Trần Đoàn (có thể đệ tử trong nhóm của Trần Đoàn tại Hoa Sơn cũng có nữa) trao cho Tống Thái Tổ, sau đó sao làm 3 bản: 2 bản dành cho Tống Thái Tổ và em là vua kế vị tức Tống Thái Tông, 1 bản còn lại dành cho 1 vị quan cao khác. Đến

Thời Nguyên, theo suy luận cá nhân thì vua Nguyên không trọng sách vở Hán nên cho chúng xếp xó không truyền ra ngoài vì người ta không biết đến sự tồn tại của sách ấy. Theo ông Trần Hoàng Quân thì họ Trần tìm được Tử Vi Kinh tại Quốc Sử Quán triều Nguyên.

Thời nhà Minh thì ta có chuyện như cụ Hà Uyên đã kể nên sách vở mới bị lộ ra.

5. Các sách (có lẽ là) trong cùng series với bộ Tử Vi Tiệp Lãm:
a. 紫微斗數捷覽 Tử Vi Tiệp Lãm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


b. 斗数秘钞 - 紫微斗数之捷径 Tử Vi Bí Sao - Tử Vi Đẩu Số Chi Tiệp Kinh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


c. 斗数演例 Tử Vi Diễn Liệt:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi CaspianPrince: 09/12/2016 - 22:40


Thanked by 5 Members:

#6 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 13:29

Chúng ta lại bàn về cuốn sách Đẩu Số Tiệp Lãm:

Trích dẫn

Một nguồn thông tin khác lại cho rằng, tuổi "Tý trùng" của Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn là bịp bợm. Người ngụy tạo ra nó là một bác sĩ, nhân viên tình báo thời đệ nhất Cộng hòa tên là Trần Đại Sỹ, ông này từng sắm vai ký giả, ký bút danh Trần Hoàng Quân, từng là trưởng nhóm nghiên cứu Tử Vi Đông A. Việc ngụy tạo được tiến hành theo đơn đặt hàng của dược sĩ Nguyễn Cao Thăng trước khi đảo chính anh em Diệm nổ ra.
Trần Hoàng Quân, là ông này chứ gì.
Nếu đúng như thế, tôi khẳng định ông này bịp bợm. Trước kia, cụ Minhminh cũng đã từng khẳng định như vậy, sau tới khi tôi đọc các bài viết của ông này dưới bút danh Trần Đại Sỹ, nghe ông này chém gió linh tinh về Tử Vi Bắc Phái thì hiểu ngay là ông này chả biết gì. Lúc trước, chưa ai biết bắc phái là gì thì ông này nói không có gì kiểm chứng, nhưng giờ thì chúng ta có đủ tư liệu để khảo chứng.

Trích dẫn

chính phái an đại hạn như sau:

- Từ lúc đẻ ra tới số cục thì đại hạn an tại cung Mệnh.
- Đại hạn thứ nhất sẽ an vào cung phụ mẫu, hoặc huynh đệ.
Tỷ như: Người Hỏa-lục-cục, thì từ 1 tới 5 tuổi thì đại hạn ở cung Mệnh. Từ 6 tuổi trở đi thì đại hạn ở cung huynh đệ hoặc Phụ-mẫu.
- nhưng Nam phái lại an ngay đại hạn thứ nhất ở cung Mệnh, rồi đại hạn thứ nhì ở cung Phụ mẫu hoặc huynh đệ. Như vậy từ lúc đẻ ra tới số tuổi “số cục” không có đại hạn.
Sự khác biệt này, đã khiến cho Nam phái phải đi tìm nhiều sao khác, hoặc nhiều thuật khác, để đoán cho đúng, nhất là đoán vận hạn chết rất quan trọng. Bắc phái đoán rất trúng, nhưng theo Nam phái lại khó khăn. Sự khác nhau về hạn, khiến cho Nam phái không dùng bài phú đoán của Hy-Di tiên sinh được. Bởi phú đoán thì an đại hạn theo Bắc phái. Những người học theo Nam phái thường tỏ ý nghi ngờ các bài Phú. Họ phải dò dẫm, tìm hiểu lâu năm mới đưa ra lối giải quyết. Trong khi những người học theo Bắc phái, thì ngay sau khi học an sao, học có thể học cách giải đoán bằng cách xử dụng phú đoán được.

Tỷ dụ: chính phái đoán số Hạng Vũ, căn cứ vào phú đoán:
Hạng Vũ anh hùng hạn ngộ thiên-không nhi táng quốc. thạch Sùng hào phú, vận phùng Địa-kiếp dĩ vong gia. nghĩa là Hạng Vũ anh hùng nhưng hạn ngộ thiên-không nên mất nước. thạch Sùng giàu có nhưng hạn gặp Địa-kiếp nên tan nhà nát cửa. Nếu xét theo Nam phái thì câu phú trên không đúng được:

- Thứ nhất, theo Bắc phái chỉ có sao thiên-không, Địa-kiếp đi đôi với nhau, không có sao Địa-không. Sao thiên-không không đóng ở vị trí sao Địa-không của Nam phái và không
có sao thiên-không trước Thái-tuế một cung. Hạng Vũ, đại hạn tới Dần gặp Địa-kiếp, tiểu hạn ở Thân gặp thiên-không. Đại, tiểu hạn Kiếp, không gặp nhau nên táng quốc. Dù đại hạn có Đồng, lương, quyền cũng không giải nổi. Bàn về số thạch Sùng cũng tương tự. Nếu đoán theo Nam phái bài phú trên cũng không đúng:
- Đại hạn đang tới cung Mão, gặp Thái-tuế, mà thiên-không đóng ở Thìn.
Như vậy không có vụ Hạng Võ chết về Kiếp, không lâm nạn, Sở vương táng quốc. Mà chỉ có việc Hạng Võ gặp hạn Địa-không ở Thân mà thôi.

Hồi còn ở Việt-nam, chúng tôi dạy Tử-vi cho các vị yêu khoa này, thường thì những vị chưa biết gì học mau hơn. Còn các vị học theo Nam phái, học thêm mấy chục bài phú nữa, mất công chỉnh đốn lại. Bởi vậy chúng tôi có lời khuyên: Các vị học theo Nam phái thì không nên học những bài phú của Hy-Di, mà học các bài phú của Ma-Y thuộc Nam phái mà thôi. Nếu khôngđầu óc sẽ lộn tùng phèo.
Với một nền tảng tử vi lỏng lẻo toàn man thư như vậy, tôi loại những gì ông Trần Đại Sỹ viết ra khỏi danh mục tham khảo.
Theo tôi được biết, sách Tử Vi Đông A, ở diễn đàn mình có cụ Hà Uyên trấn thủ. Nhiều đoạn cụ Hà Uyên viết trên diễn đàn được lấy từ Âm Dương chính nghĩa, và Triệu Thị Minh Thuyết Tử Vi Kinh.

Thanked by 3 Members:

#7 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 17:06

Trong các sao bị sai, có Tử vi không bác chủ top

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |