Jump to content

Advertisements




Xin được hỏi ý nghĩa của kỳ và nghi trong Độn Giáp.


9 replies to this topic

#1 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 01:39

Xin chào các thầy các chú và mọi người trên diễn đàn ạ. Đến giờ em vẫn không hiểu về ý nghĩa của Tam Kỳ Lục Nghi. Tại sao lại gọi là kỳ và nghi ạ. Hay chỉ đơn giản là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với nghĩa kỳ lạ, kỳ dị... và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với nghĩa nghi lễ nghi thức. Cổ nhân đặt ra chắc hẳn có nghĩa của nó. Hơn nữa em ko hiểu sao Tam Kỳ Lục Nghi vận hành ngược chiều nhau và ý nghĩa ứng dụng riêng của Tam Kỳ Lục Nghi là gì ạ
Thêm nữa em xin được hỏi về Lục Nghi : Giáp Tý : Mậu
Giáp Tuất : Kỷ...
Sao có thể biết được là Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúy ạ.
Mong các thầy các cao nhân và mọi người trên diễn đàn có ngang qua xin giải đáp giúp ạ. Em xin trân thành cảm ơn ạ.

Thanked by 1 Member:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 07:31

Câu hỏi của bạn thuộc loại kinh điển, mà nếu có thể trả lời được nó một cách chính xác tức là đã thấu hiểu được môn Độn Giáp rồi. Để lúc nào tôi rảnh rỗi suy nghĩ và sắp xếp hệ thống câu trả lời rồi sẽ thử đưa ra 1 vài giả định trả lời bạn.

Đại loại là chỉ có 10 can (mà 10 can hình thành như thế nào? Chúng đại diện cho cái gì?), Mà hệ thống thiên văn, địa lý, nhân sự từ xưa tới nay đều dùng 9 cung (lạc thư, hà đồ hay cái gì đại loại như thế), hoặc là 9 sao trong hệ thống "định vị vũ trụ". Do đó Can Giáp - vì một lý do nào đó - đã được ẩn vào 6 tuần giáp. Còn việc sắp xếp thế nào trong sách có nói, chỉ có điều tại sao sắp xếp như thế thì còn cần phải tìm hiểu.

Thanked by 2 Members:

#3 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 08/12/2016 - 08:26

Vài lời cùng CoDienSach

Để hiểu thế nào là Tam Kì - Lục nghi cần lưu ý mấy điểm sau :
- Thứ nhất : Tam kì không phải kì lạ cũng không phải kì dị mà là 3 bộ phận của cấu tạo nên bầu trời theo quan điểm của người xưa . Theo đó , người xưa cho rằng bầu trời được cấu tạo bởi :
+ Ất kì : Tức mặt trời .
+ Bính kì : Tức mặt trăng .
+ Đinh kì : Tức các sao cố định của bầu trời .

- Thứ hai : Lục nghi cũng không phải nghi ngờ mà là thứ tự vận động của Lục khí . Theo quan niệm của cổ nhân : Địa khí của một năm , bao gồm các khí sau :
+ Quyết âm phong mộc
+ Thiếu âm quân hỏa
+ Thiếu dương tướng hỏa
+ Thái âm thấp thổ
+ Dương minh táo kim
+ Thái dương hàn thủy
Do các khí vận động theo thứ tự nên gọi là Lục nghi . Mỗi khí chiếm 60 ngày trong năm . Vì vậy trong " Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh " của Tân Việt Nhân có nói : "Bất đầu từ ngày giáp tý thứ nhất trong năm Khí quyết âm vượng , Từ ngày giáp tý thứ hai khí quân hỏa vượng , Từ ngày giáp tý thứ 3 khí tướng hỏa vượng ...". Do vậy , người xưa dùng Mậu - Kỉ - Canh- Tân - Nhâm - Quý để kí hiệu các chu kì của lục khí .

- Trong mối quan hệ giữa Tam kì và Lục nghi ( Quan hệ gữa trời và đất ) . Cổ nhân thường nói địa vận theo thiên . Tức là quan sát Mặt trời , Mặt trăng và các sao mà biết tại thời điểm đó khí nào vượng . Trong đó cần có lưu ý đạc biệt là : ĐỊA KHÍ GỒM 6 LOẠI TƯƠNG ỨNG VỚI LỤC NGHI . NHƯNG VỀ TÍNH CHẤT CỦA NÓ CHỈ CÓ 5 TƯƠNG ỨNG VỚI NGŨ HÀNH . NÊN SỰ VẬN ĐỘNG CỦA LỤC NGHI ĐƯỢC QUAN SÁT BỞI VẬN ĐỘNG CỦA CÁC SAO KIM -MỘC THỦY - HỎA THỔ ĐỂ NHẬN BIẾT . SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TAM KÌ LẤY SỰ VẬN ĐỘNG CỦA BẢN THÂN NÓ MÀ XEM .
- Như vậy , nủa đầu của một năm Lục nghi đi thuận , Tam kì đi nghịch . Nửa sau của năm Lục nghi đi nghịch , Tam kì đi thuận . Bạn hãy chạy ra ngoài sân ngắm sao trời xem tui nói đúng không nhé .
( Có thể tham khảo thêm bài : "Quá trình phát triển của dịch học " trong phần kinh dịch . )
* Nếu nhận thấy tui sai , mong được bạn góp ý .Chân thành cảm ơn!

Sửa bởi BanChatDichHoc: 08/12/2016 - 08:27


#4 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 00:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 08/12/2016 - 07:31, said:

Câu hỏi của bạn thuộc loại kinh điển, mà nếu có thể trả lời được nó một cách chính xác tức là đã thấu hiểu được môn Độn Giáp rồi. Để lúc nào tôi rảnh rỗi suy nghĩ và sắp xếp hệ thống câu trả lời rồi sẽ thử đưa ra 1 vài giả định trả lời bạn.

Em cảm ơn anh. Vẫn mong ý kiến của anh để mọi người cùng trao đổi học hỏi và suy ngẫm ạ.

#5 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 00:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 08/12/2016 - 08:26, said:

Vài lời cùng CoDienSach

Để hiểu thế nào là Tam Kì - Lục nghi cần lưu ý mấy điểm sau :
- Thứ nhất : Tam kì không phải kì lạ cũng không phải kì dị mà là 3 bộ phận của cấu tạo nên bầu trời theo quan điểm của người xưa . Theo đó , người xưa cho rằng bầu trời được cấu tạo bởi :
+ Ất kì : Tức mặt trời .
+ Bính kì : Tức mặt trăng .
+ Đinh kì : Tức các sao cố định của bầu trời .

- Thứ hai : Lục nghi cũng không phải nghi ngờ mà là thứ tự vận động của Lục khí . Theo quan niệm của cổ nhân : Địa khí của một năm , bao gồm các khí sau :
+ Quyết âm phong mộc
+ Thiếu âm quân hỏa
+ Thiếu dương tướng hỏa
+ Thái âm thấp thổ
+ Dương minh táo kim
+ Thái dương hàn thủy
Do các khí vận động theo thứ tự nên gọi là Lục nghi . Mỗi khí chiếm 60 ngày trong năm . Vì vậy trong " Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh " của Tân Việt Nhân có nói : "Bất đầu từ ngày giáp tý thứ nhất trong năm Khí quyết âm vượng , Từ ngày giáp tý thứ hai khí quân hỏa vượng , Từ ngày giáp tý thứ 3 khí tướng hỏa vượng ...". Do vậy , người xưa dùng Mậu - Kỉ - Canh- Tân - Nhâm - Quý để kí hiệu các chu kì của lục khí .


Em cảm ơn anh BanChatDichHoc đã giải đáp cho em. Em không biết về thiên văn cổ đại nhưng câu trả lời của anh rất hay, em cũng nắm được then chốt. Điều này làm em nhớ tới tiên nhân Gia Cát Lượng xưa nhìn trời ngước xem sao chủ sao khách là hoàn toàn có ý nghĩa. Lần trước em có hỏi về các số sinh tiêu và các hành kết hợp 60 hoa giáp, nay em tìm lại được trang ấy, em up lên đây cho mọi người tham khảo cho vui. Mong anh không trách em dùng kiến thức tiền nhân vào những việc không tốt...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Em muốn tìm hiểu rằng thiên can đại diện cho trời, địa chi đại diện cho đất, trời đất quản tất cả, thiên can địa chi tất không gì không hiện được, cho dù là cái này.
Em cảm ơn anh và mọi người.

#6 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1804 thanks

Gửi vào 11/12/2016 - 16:13

Đạo gia Kỳ môn giải thích cách thành lập bảng 3 kỳ 6 nghi như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giớ thiệu để các bạn tham khảo.

Thanked by 2 Members:

#7 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 02:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

caocau, on 11/12/2016 - 16:13, said:

Đạo gia Kỳ môn giải thích cách thành lập bảng 3 kỳ 6 nghi như sau :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Giớ thiệu để các bạn tham khảo.
Em cám ơn anh Caocau, cái bảng này của anh hay quá, đúng là gốc của Kỳ Môn là đây ạ. Cái này mô phỏng rất nhiều điều, đồng thời giải thích luôn cả Lục Nghi, Tam Kỳ. Em trân thành cảm ơn anh.

Thanked by 1 Member:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 17:23

Do đọc sách và ghi nhận lại đã lâu, VN không còn nhớ đoạn này được sách nào nói tới, đại loại có liên quan nên post lên đây tham khảo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TAM KỲ
Trong 10 can này thì Ất - Bính - Đinh được gọi là Tam kỳ (NHẬT - NGUYỆT - TINH):
  • Nhật kỳ: can Ất, Ất tượng trưng cho mặt trời bởi mặt trời mọc tại phương Đông là phương vị của quẻ Chấn (tại quẻ chấn có hai can Giáp, Ất và do can Giáp là dương lại ẩn đi cho nên can Ất mới tượng trưng cho mặt trời và được gọi là Ất kỳ)
  • Nguyệt kỳ: can Bính, Bính thuộc quẻ Ly tượng là lửa, Ly là nơi khí dương cực thịnh và sắp suy tàn trong khi đó khí âm bắt đầu sinh ra và tăng trưởng mạnh mẽ. Vì vậy Bính tượng trưng cho mặt trăng và gọi là Bính kỳ.
  • Tinh kỳ: can Đinh cũng thuộc quẻ Ly là nơi khí dương cực thịnh, sắp sửa suy và khí âm bắt đầu sinh. Nhưng can Đinh là em của can Bính nên tượng trưng cho tinh tú nên được gọi là Đinh kỳ hay tinh kỳ.

LỤC NGHI
các can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý thì gọi là Lục nghi, bởi vì trong một Chu kỳ có 60 năm gồm có 6 con giáp; bắt đầu từ Giáp tý cho đến Quý Hợi. Mỗi một con giáp có 10 năm gọi là một nghi trong đó là: con giáp ẩn tránh và mỗi con giáp ẩn theo địa bàn dưới 6 con còn lại là Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





TỔNG KẾT:
1. Giáp Tý thì can Giáp ẩn tại Mậu
2. Giáp Tuất thì can Giáp ẩn tại Kỷ
3. Giáp Thân thì can Giáp ẩn tại Canh
4. Giáp Ngọ thì can Giáp ẩn tại Tân
5. Giáp Thìn thì can Giáp ẩn tại Nhâm
6. Giáp Dần thì can Giáp ẩn tại Quý

KỲ TỬ
10 can được sử dụng như "Kỳ tử": có hai bộ kỳ tử được sử dụng trong môn Độn Giáp, đó là:
  • Kỳ tử địa bàn: được xếp ngang với Bát Môn. Sau khi định cục đứng yên không chuyển động.
  • Kỳ tử thiên bàn: xếp ngang với Cửu tinh, nó chuyển động theo thiên bàn.
Do can Giáp đã ẩn độn, nên bộ kỳ tử chỉ còn tam kỳ (Ất, Bính, Đinh) và lục nghi (Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý)

-----------
Tuần ất đạo thần canh hưởng động, đinh tường động xử lục thân tường, tuần tân tiện thị ngũ vong sát, quý bế không vi cô quả phương:
  • Tuần Ất là Đạo thần: chủ về đạo tặc
  • Tuần Canh: gọi là hưởng động, xem bệnh hay xem đường quan lộc gặp nó là kỵ
  • Tuần Đinh: lục thân động, ví dụ như ngày Quý gặp đinh là Tài động...
  • Tuần Tân: gọi là Ngũ vong thất sát, xuất hành gặp đạo tặc, nếu gặp không vong thì chủ bị thất thoát (đồ vật)
  • Tuần Quý: gọi là bế khẩu, chủ biến hóa khó lường, người bệnh không ăn được, không nói được.
  • Tuần không: chủ thất thoát hư không, việc tốt hay việc xấu đều không thật. Mừng thấy nó đóng cùng hung tướng, các cát tướng phải tránh được nó mới tốt.


Thanked by 3 Members:

#9 CoDienSach

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 42 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 19:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 13/12/2016 - 17:23, said:

Do đọc sách và ghi nhận lại đã lâu, VN không còn nhớ đoạn này được sách nào nói tới, đại loại có liên quan nên post lên đây tham khảo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Em cám ơn anh, cái này là cái thú vị nhất về Độn Giáp mà em biết. Nó hứa hẹn hỗ trợ giải đáp dự đoán về ứng nghiệm rất nhiều. Ví như ban đầu em cũng không hiểu do đâu mà can Canh lại đặc biệt nguy hiểm như thế, đủ các cách như, Bạch nhập Huỳnh, rồi lục Canh gia Qúy..., sau nữa em cũng không hiểu Tam Kỳ giá trị so với Lục Nghi như thế nào. Cám ơn anh rất nhiều ^^. Đúng là hậu học như em vẫn còn non trẻ lắm.

#10 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1804 thanks

Gửi vào 01/01/2017 - 09:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 08/12/2016 - 08:26, said:

....
Do các khí vận động theo thứ tự nên gọi là Lục nghi . Mỗi khí chiếm 60 ngày trong năm . Vì vậy trong " Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh " của Tân Việt Nhân có nói : "Bất đầu từ ngày giáp tý thứ nhất trong năm Khí quyết âm vượng , Từ ngày giáp tý thứ hai khí quân hỏa vượng , Từ ngày giáp tý thứ 3 khí tướng hỏa vượng ...". Do vậy , người xưa dùng Mậu - Kỉ - Canh- Tân - Nhâm - Quý để kí hiệu các chu kì của lục khí .
.....

Nạn kinh " Nhiên. Đông chí chi hậu, đắc giáp tý thiểu dương vương, phục đắc giáp tý dương minh vương, phục đắc giáp tý thái dương vương, phục đắc giáp tý thái âm vương, phục đắc giáp tý thiểu âm vương, phục đắc giáp tý quyết âm vương. Vương các lục thập nhật, lục lục tam bách lục thập nhật, dĩ thành nhất tuế. Thử tam dương tam âm chi vương thì nhật đại yếu dã."

Chữ Giáp Tý phải hiểu là 60 ngày : Sau đông chí, 60 ngày đầu Thiếu dương vượng, 60 ngày tiếp theo dương minh vượng, ..

Có thể người xưa dùng dương lịch , đầu năm vào ngày Đông chí.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Sửa bởi caocau: 01/01/2017 - 10:05


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |