Jump to content

Advertisements




"THÁI ẤT DỊ GIẢN LỤC" VÀ DỰ ĐOÁN HỌC

LÊ VĂN QUÁN

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 02/12/2016 - 11:34

maphuong sưu tập bài viết của ông Lê Văn Quán viết về sách Thái Ất Dị Giản Lục, khi nào rãnh sẽ xem lại chi tiết bài này so với trình thái ất.
Ông Lê Văn Quán có vài đầu sách viết về khảo cứu Dịch học, ai thích nghiên cứu Dịch sẽ không bỏ qua sách của ông.

-------------------------------

"THÁI ẤT DỊ GIẢN LỤC"
DỰ ĐOÁN HỌC

LÊ VĂN QUÁN

Ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm có tác phẩm Thái ất dị giản lục, ký hiệu VHv. 365. Cố nhiên, nếu xét về lĩnh vực văn bản học, còn cần phải có thêm các dị bản và tìm thêm những cứ liệu có liên quan đến vấn đề thời kỳ xuất hiện văn bản và tác giả. Nhưng mục đích của bài nghiên cứu này, không đi vào khảo sát văn bản, cho nên chúng tôi tạm căn cứ vào dòng chữ ghi ở cuối bài tựa: "Đại Việt, Cảnh Hưng nhị thập thất niên Bính Tuất quý thu cốc nhật, Diên Hà Quế Đường Lê Quý Đôn tự" (Ngày lành tháng chín năm Bính Tuất năm thứ 27 đời vua Cảnh Hưng nước Đại Việt, Lê Quý Đôn hiệu Quế Đường, người Diên Hà viết lời tựa) để xác định đây là sách được viết vào thời Lê Trung hưng.

Và căn cứ vào dòng chữ ghi ở đầu Quyển 1: "Diên Hà Quế Đường Lê Quý Đôn soạn" (Lê Quý Đôn, hiệu Quế Đường, người Diên Hà soạn) để xác định đây là sách do Lê Quý Đôn soạn.
Đọc qua sách, chúng ta thấy trong tác phẩm có niên hiệu của các triều đại Việt Nam: Chính Trị, Quang Hưng, Phúc Thái, Chính Hòa, Vĩnh Khánh, Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng... lần lượt theo thứ tự ghi ở các tờ: 2b, 4a, 5b, 7a, 7b, 8a, 9b, 11b, 12b...

Điều này chứng tỏ tác giả là người Việt Nam. Hơn nữa, Lê Quý Đôn là một trong những học giả lớn của nước ta ở thế kỷ thứ XVIII. Ông là một nhà Nho thường lấy đạo Dịch làm cơ sở cho việc biên soạn sách. Theo cách nói ngày nay, đạo Dịch làm cơ sở tư tưởng của phương pháp nghiên cứu của nhà Nho. Chính vì thế, ở sách Kiến văn tiểu lục,mục Linh tích do Lê Quý Đôn biên soạn, có chỗ đã nhắc đến bói Dịch. Khi viết về miếu thờ Chiêu ứng Phù Vận Đại vương và Thuận Chính Phương Dung Công chúa, Lê Quý Đôn viết: "Lúc ấy vua nhà Lý đau mắt, thuốc chữa không khỏi, nghe nói ở núi Vân Mộng, huyện Kim Bảng ở tỉnh Hà Nam có Quỷ Cốc tiên sinh là người sở trường về bóiDịch" (Trích dẫn theo Trần Lê Sáng).

Lê Quý Đôn cũng như các nhà Nho xưa, nghiên cứu Kinh Dịch là để tìm cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh cụ thể, qua khoa học biến dịch để hiểu thời cuộc, tiên tri thời thế. Do đó, qua các dẫn liệu ở trên, có thể tạm kết luận: Lê Quý Đôn viết sách Thái ất dị giản lục là điều có căn cứ.

Ở đây, điều đáng quan tâm là, Lê Quý Đôn viết sách Thái ất dị giản lục như thế nào ? - Ngay ở Quyển 1, tờ 2a, Lê Quý Đôn đã viết: "Thái ất cổ thư tương truyền vi Chu Thái Công, Hán Lưu Hầu sở trước" (Sách Thái ất xưa tương truyền là do Thái Công đời Chu và Lưu Hầu đời Hán biên soạn). Như vậy, về nguyên tắc biên soạn, Lê Quý Đôn viết quyển Thái ất dị giản lục là căn cứ vào nguyên lý Thái ất của Trung Quốc.

Tiếp đó, Lê Quý Đôn giới thiệu cho chúng ta biết Thái ất có bốn cách xem:
1. Vua, hoàng hậu dùng năm để làm rõ chính hóa, sửa đức giáo, xét cơ mưu động hay tĩnh.
2. Công Khanh dùng tháng để xem xét được hay mất, mà điều hòa sự hòa hay trị.
3. Dân chúng dùng ngày, để xét việc lớn nhỏ, hưng suy, để cư xử ăn ở đúng với tam cương, đủ với ngũ luân.
4. Tất cả mọi người đều coi trọng giờ để biết thiên biến, tai dị, động tĩnh, chiến tranh, chủ khách...

Điều này, ở Kinh Thư, thiên Hồng phạm, mục 29, 30 cũng đã nói: Vương giả coi năm; Công Khanh coi tháng, thầy coi ngày, tất cả đều coi trọng giờ. Thông suốt trên dưới từ thiên tử đến thứ dân hết thảy đều dùng cách tính như thế. Qua đó, chúng ta thấy những nguyên lý của Thái ất mà Lê Quý Đôn đề cập đến đều là căn cứ vào các thư tịch cổ.
Lại như cách xem năm Thái ất đi vào cung, vào cục, vào kỷ nguyên, Lê Quý Đôn đề cập đến những nguyên lý cơ bản của Thái ất(1).
Lê Quý Đôn khác với các học giả Trung Quốc viết về Thái ất là ở chỗ, sau phần lý thuyết, ông giải thích, hướng dẫn mọi người cách tính cụ thể. Ví dụ, ông viết ở tờ 3a:
"Từ thượng cổ năm Giáp Tý đời Thiên Hoàng đến năm Canh Ngọ niên hiệu Chính Trị thứ 13 của bản triều tương đương với năm thứ 4 Long Khánh nhà Minh, tính là 10.155.487 năm (một phép tính nữa là 10.153.847)

Như cách xem năm đó là, lấy 10.153.847 chia cho số 3600 thì số dư là 247, nhỏ hơn số 360. Lấy 247 chia cho số 240 sẽ còn dư là 7. Thái ất bắt đầu từ Kiền 1, tính trừ 3 (trú lại 3 năm) thì còn dư 4 (tức 7 - 3 = 4) đến Ly là 2, lại tính trừ 3 (trú lại 3 năm) còn dư 1 là Thái ất đi vào cung Cấn 3, năm thứ nhất là Lý Thiên (như vậy đã tìm được cung Thái ất đi đến).
Lại tính số dư 247 đã nói ở trên, để tìm kỷ nguyên Giáp Tý. Lấy 247 chia cho số 60 được 4, tức là 4 kỷ, Thượng nguyên Giáp Tý, còn dư 7, nhập vào 5 kỷ Trung nguyên Giáp Tý. Cho nên biết Canh Ngọ thuộc Trung nguyên Giáp Tý. Từ Giáp Tý tính theo số thuận đến Canh Ngọ là 7 (Thế là biết được Thái ất đi vào kỷ nguyên mấy). Lại lấy số dư 247 để tìm Thái ất đi vào cục, lấy phép "5 Tý" (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) ước trừ dần đi với số 72 cục. Từ Giáp Tý trừ 72, Bính Tý, Mậu Tý cũng đều trừ 72, số dư là 31, tức là Thái ất vào nguyên Canh Tý, cục 31, tức là năm Canh Ngọ...

Hay là ở tờ 7b, Lê Quý Đôn viết:
"Năm Giáp Tý niên hiệu Chính Hòa thứ 5 tương đương với năm thứ 23 niên hiệu Khang Hy nhà Thanh, số năm tính gộp lại là 10.155.601 năm"
Tiếp đó, ông hướng dẫn cách tính:
Lấy 10.155.601 chia (trừ) cho 3600, 360, và cục 72 thì đều thừa 1. Thái ất ở cung 1 Càn, là Lý Thiên. Năm Giáp Tý bắt đầu ở Thượng nguyên kỷ thứ nhất, Thái ất vào kỷ nguyên Giáp Tý cục 1. Thái ất ở cung 1, Càn". Rõ ràng, Lê Quý Đôn tiếp thu văn hóa Hán một cách có sáng tạo.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng ở trên địa bàn châu á. Tất nhiên, hai dân tộc có những giao lưu, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về mặt văn hóa. Mỗi một truyền thống văn hóa đều có giá trị phục vụ loài người. Nếu giá trị của chúng có thể thỏa mãn nhu cầu của toàn dân thì chúng được trân trọng. Nếu như giáo điều và thực tế không có tác dụng tốt đẹp, phổ biến trong cuộc sống thì chúng bị coi thường, thậm chí bị tiêu diệt. Đối với hết thảy giá trị văn hóa, loài người chẳng những phải ra sức duy trì, bảo tồn, mà còn phải thúc đẩy, lợi dụng chúng. Điều quan trọng là tính hữu ích có trong mỗi loại văn hóa, điều này có quan hệ đến lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân, của mỗi một dân tộc. Lê Quý Đôn cũng như các nhà Nho Việt Nam đều nhận thức được sự tồn vong của nền văn học hóa dân tộc, cho nên họ không hoàn toàn bắt chước theo mô hình văn hóa Hán. Riêng ở địa hạt "Chu Dịch dự báo học" thì quá rõ, nó đòi hỏi ở mỗi người cái khả năng phán đoán riêng, không thể nhất nhất rập khuôn theo sách vở của người Hán viết. Chẳng hạn, ở thời nhà Lý, có sư Vạn Hạnh (939 - 1025) giỏi về độn số và sấm ngữ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại câu chuyện:

"Ngày Quý Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đấy ở hương Diên Uẩn, Châu Cổ Pháp (thời Đinh là Cổ Lâm, nay thuộc Tiên Sơn, Bắc Ninh) có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ sét đánh thấy có chữ: "Thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhập địa, mộc dị tái sinh, chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình" (Cây gốc thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hòa đao rụng, mười tám hạt thành, cành đông xuống đất, cây khác lại sinh, đông mặt trời mọc, tây sao náu hình, khoảng sáu bảy năm, thiên hạ thái bình). Sư Vạn Hạnh dự đoán rằng: "Thụ căn diểu diểu", chữ căn nghĩa là gốc, gốc tức là vua, chữ diểu đồng âm với yểu, nên hiểu là yểu. "Mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa là ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh  âm gần giống với thạnh nghĩa là thịnh. Hòa, đao, mộc ghép lại là chữ; thập, bát, tử là chữ  , Đông A là chữ Trần , nhập địa là phương Bắc vào cướp. "Mộc dị tái sinh" là họ Lê khác lại sinh ra. "Chấn cung kiến nhật", Chấn là phương Đông, kiến là mọc ra; nhật là thiên tử. "Đoài cung ẩn tinh", đoài là phương Tây, ẩn cũng như là lặn,tinh là thứ nhân. Mấy câu này ý nói, vua thì non yểu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở Phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trải qua 6, 7 năm thì thiên hạ thái bình(2).

Ở thời nhà Mạc, có Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là nhà dự đoán nổi tiếng, tương truyền có những câu sấm (sấm Trạng Trình):
"Mã đề Dương cước anh hùng tận; Thân Dậu niên lai kiến thái bình".
Nội dung lời sấm dự đoán: "Cuối năm Ngọ, năm Mùi anh hùng hết; Đến năm Thân, năm Dậu thiên hạ thái bình". Từ đó mọi người liên hệ đến thời cuộc, suy đoán ra năm tương ứng: Ngọ, Mùi là hai năm 1942 và 1943; Thân, Dậu là hai năm 1944, 1945...(3)
Những điều trình bày trên càng chứng tỏ, trong dự đoán Thái ất, Kinh Dịch hay Tử vi... đều là bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa xa xưa, nhưng các nhà Nho Việt Nam đều có những độc lập suy nghĩ, không máy móc rập khuôn theo mô hình văn hóa Hán. Mỗi một nhà Nho Việt Nam trong dự đoán đều có những sáng tạo, vận dụng theo cách riêng của mình cho phù hợp với điều kiện không gian và thời gian ở Việt Nam. Cái quí báu của di sản Hán Nôm còn tồn tại trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, chính là ở chỗ đó. Lê Quí Đôn, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi(4)... như ánh sao khuê rực sáng lưu truyền, sống mãi ở các thế hệ con cháu mai sau về dự báo thời cuộc, dự báo vận nước.

Chú thích:
(1) Xem Lê Quý Đôn: Thái ất dị giản lục, ký hiệu của Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, VHv. 365, tờ 2a, 2b.
(2) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb. KHXH, 1993, tr.237.
(3) Phần tiếp theo của bài viết là một vận dụng cụ thể Chu Dịch để dự đoán kết quả trận chung kết cúp Tiger giữa 2 đội bóng đá Việt Nam và Singapore tại sân Hà Nội vào lúc 19 giờ ngày 5-9-1998, do khuôn khổ Tạp chí có hạn, chúng tôi đã lược bớt - BBT.
(4) Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi dự đoán năm 1417 khởi nghĩa, đánh thắng quân Minh (Trần Huy Liệu: Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử. Nxb. Sử học, 1992, tr.28).

Nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |