Jump to content

Advertisements




Lịch và lịch đời Lê

Hoàng Xuân Hãn Tạp chí Thanh Nghị

17 replies to this topic

#16 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 26/12/2016 - 08:53

Chào bạn bandofbrothers,

Gơỉ lời hỏi thăm lão V . Nhân tiện trích đăng đoạn này vì ý nghĩa của nó vào các múi gio*` cũng tương tự Sóc .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



A Specific Point in Time

Most people count the whole day as the December Solstice. However, the Solstice is actually at a specific moment - when the Sun is exactly overhead the Tropic of Capricorn.
In 2016, the December Solstice is on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Due to the

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

difference, some locations will have their solstice on a different date.


Một Thời Điểm Đặc Biệt

Hầu hết mọi người tính thời điểm Đông chí tháng Mười Hai là cã ngày. Tuy nhiên, "điểm chí" thực ra là một thời điểm cụ thể - khi mặt trời trực thẳng nay trên đỉnh của vòng Tropic of Capricorn. (Thuộc vỉ tuyến 23°26′13.5″ nam của xích đạo ở Nam bán cầu hay Tropic of Cancer thuộc vỉ tuyến 23°26′13.5″ bắc của xích đạo lúc Hạ Chí tháng 6 ở Bắc bán cầu)
Trong năm 2016, Điểm chí vào ngày 21 tháng 12, lúc 10:44 giờ UTC. Do sự khác biệt múi giờ, một số vị trí sẽ có điểm chí vào một ngày khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 26/12/2016 - 08:59


Thanked by 1 Member:

#17 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 26/12/2016 - 18:53

NGŨ KỶ

NGŨ KỶ tức là : năm, tháng, ngày, sao và lịch.
Trời đất xoay vần, có ngày, có tháng, có năm. Tinh tú trong không trung cũng vì đó mà đổi chỗ, thay ngôi. Những hiện tương thiên văn đó được người xưa quan sát kỹ lưỡng, và thực nghiệm nhiều lần để lập thành những nguyên tắc ghi rõ trong lịch thư.

" Lịch là một thể chế quan trọng nơi các dân tộc cổ đại. Nó thường dính líu tơi tôn giáo; nó quy định nhịp sống bằng cách quy định những ngày hội hè cúng lễ trong năm. Riêng bên Viễn Đông, lịch còn đi liền với nền triết lý nhân sinh một cách rất hệ trọng. Vì triết lý nhân sinh lấy việc " Thái hòa làm chỗ đạt Đạo ", tức là người sống hợp với trời đất theo luật Tam tài, cho nên việc theo nhịp thời gian là điều tối quan trọng. Trong thực tế, việc ghi thời gian biểu lộ ý hướng "thái hòa" đó. Bởi vậy, lịch số mới chiếm một địa vị vượt xa các thể chế khác. (1)

Như vậy, những nhà thiên văn làm lịch chính là những " người đem triết lý từ trời xuống đất ", như Ciceron đã từ ca tụng sự nghiệp của Socrate (2). Quan niệm "Thiên nhân hợp nhất " hoặc " Thiên, địa, vạn vật đồng nhất thể ", đối với Đông phương thường được coi như những chân lý tất yếu. Cho nên đem triết lý từ trời xuống đất là một việc không lấy gì làm lạ lắm !

(1) Lương Kim Định. CHỮ THỜI. Tủ sách ra khơi, Sài Gòn; trang 94
(2) Lương Kim Định. CHỮ THỜI. Tủ sách ra khơi, Sài Gòn; trang 94

-----------------------------------------------------------------------------------
Người xưa nói rằng "Trà tam, rượu tứ" ; trà thì nên uống 3 người mà rượu thì nên uống 4 người. Tôi đã đối ấm với anh V.E.Day, nay gập hai anh maphuong và VDTĐ thì nhớ lại sách xưa đã đọc, thật là thấm ý, nên ghi lại cho trọn vẹn "rượu thì nên uống 4 người".
Thân mến.

Sửa bởi bandofbrothers: 26/12/2016 - 18:56


Thanked by 1 Member:

#18 bandofbrothers

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 152 Bài viết:
  • 214 thanks

Gửi vào 27/12/2016 - 18:51

Phần này gom lại cho liền lạc :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bandofbrothers, on 24/12/2016 - 22:57, said:

Trước tiên tôi xin được nói trước là được sự cho phép của anh V.E.Day để thay mặt anh ấy giải thích nốt phần dở dang này cho xong :

Vì NGÀY gắn liền với sự sáng và tối mà sự sáng và tối gây ra bởi mặt trời, nên NGÀY thuộc phần Nhật tính trong bộ lịch Âm-Dương mà VN và TQ đang sử dụng.

Tuần trăng có thời điểm SÓC để phân biệt tuần trăng mới với tuần trăng cũ.
Ngày thì có thời điểm GIỜ CHÁNH TÝ để phân biệt ngày Dương Lịch mới với ngày Dương Lịch cũ.

Vì tuần trăng có tên riêng ( tức là tháng ÂL thường ) hay tuần trăng không có tên riêng ( tức là tháng ÂL nhuận ) do có đủ 2 khí hay không ( phần Nhật Tính ) quy định.
Nên điểm SÓC rơi vào ngày Dương Lịch nào thì cũng phải dùng GIỜ CHÁNH TÝ để phân định ngày mùng 1 ÂL thuộc ngày Dương Lịch hôm trước hay ngày Dương Lịch hôm sau.

Nên nói tại điểm A là ngày x ÂL vì điểm B là ngày x ÂL là chưa chính xác lắm vì ta còn phải dùng GIỜ CHÁNH TÝ để phân định tại hai điểm A và B có cùng trong một ngày Dương Lịch hay không.

Xin hết.

Từ đời xưa, vua Nghiêu đã sai hai ông Hy, Hòa y theo những định luật của trời đất, xem xét độ số của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, rồi đem truyền bá cho dân biết thời tiết để cấy gặt cho hợp với thời vụ. Thiên Nghiêu Điển trong Kinh Thư còn ghi lại đầy đủ công tác thiên văn của tiền nhân mà ta có thể tóm lược như sau :

" Khi nào trong ngày xuân phân, ngày và đêm bằng nhau đều bằng 50 khắc theo số trung bình và sao Tinh trong chòm Chu Tước đi qua giữa Tý Ngọ tuyến lúc mặt trời mọcthì lấy đấy mà định tháng trọng xuân. Khi nào một ngày thật dài ( ban ngày 60 khắc ) và sao Thái Hỏa trong chòm Thanh Long đi qua giữa Tý Ngọ tuyến lúc mặt trời lặn, thì lấy đấy mà định tháng trọng hạ. Khi nào trong đêm hôm thu phân ngày đêm bằng nhau đều bằng 50 khắc theo số trung bình và sao Hư trong chòm Huyền Võ đi qua giữa Tý Ngọ tuyến lúc mặt trời lặn, thì lấy đấy mà định tháng trọng thu. Khi nào ngày đông chí rất ngắn, ban ngày có 40 khắc và sao Mão trong chòm Bạch Hổ đi qua giữa Tý Ngọ tuyến lúc mặt trời lặn, thì lấy đấy mà định tháng trọng đông. "

Nội hàm của đoạn kinh văn trên rất hàm súc, cô đọng, khi nghiên cứu phân tích ta có thể khai thác rất nhiều ý. Ở đây, ý đầu tiên mà ta có thể nhận ra ngay là GIỜ ( THỜI ) là các khoảng thời gian bằng nhau mà tiền nhân dùng để đo độ dài của sự sáng và tối trong một ngày. Như ta đã biết NGÀY gắn liền với sự sáng và tối mà sự sáng và tối gây ra bởi mặt trời, nên GIỜ ( THỜI ) cũng thuộc phần Nhật tính.

Sửa bởi bandofbrothers: 27/12/2016 - 19:08


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |