Jump to content

Advertisements




Bước ngoặt giúp con thành thiên tài của mẹ Thomas Edison


1 reply to this topic

#1 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 25/10/2016 - 12:39

"Mẹ là người tạo ra tôi", Thomas Edison nói về người khiến mình từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn đến nhà phát minh của mọi thời đại.

Có nhiều câu chuyện chưa rõ tính xác thực xoay quanh thời thơ ấu của nhà phát minh bóng đèn điện, song tất cả đều dựa trên sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu của Thomas Edison và vai trò của người mẹ vĩ đại.


Một giai thoại được kể lại từ khoảnh khắc giáo viên tiểu học của Thomas Edison viết thư cho mẹ cậu bé. Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: "Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình".

Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: "Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa".

Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Edison được giáo dục tại nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ sau khi rời trường học.


Thomas Edison biết mình bị giáo viên xem là có vấn đề về tâm thần. Trong lớp học của những năm 1800, Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. Rất ít người biết về chứng bệnh này vào thời điểm đó. Phải đến đầu những năm 1900, tức hàng chục năm sau khi Edison rời trường, những nghiên cứu đầu tiên về chứng khó đọc mới được thực hiện.

Theo ghi chép của Quỹ Giáo dục Kinh tế, năm 1854, thầy Reverend G. B. Engle đã miệt thị học sinh 7 tuổi Thomas Alva Edison là kẻ đần độn, tâm thần. Edison đã rời trường Port Huron, Michigan, ngôi trường chính thức đầu tiên cậu bé theo học.

Mẹ cậu, Nancy Edison, đã đưa cậu trở lại vào ngày hôm sau để thảo luận với thầy Reverend, tuy nhiên bà nổi giận với sự cứng nhắc của ông. Bà quyết định sẽ giáo dục con trai tại nhà, từ bỏ ngôi trường mà Edison mới theo học 3 tháng. Mặc dù Edison dường như có tham dự 2 trường học khác trong thời gian ngắn, song thiên tài này dành phần lớn tuổi thơ học tập ở nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ.

Trong cuốn tiểu sử "Thomas Alva Edison: Nhà phát minh vĩ đại người Mỹ", Louise Betts đi vào chi tiết, giải thích vì sao Edison gặp vấn đề với phong cách giảng dạy của thầy Reverend. Theo đó, đối với một đứa trẻ thường tìm hiểu mọi thứ theo cách của riêng mình và tự chơi một mình ngoài trời cả ngày dài, việc ngồi yên trong phòng học là điều rất khổ sở.

Reverend G. Engle, thầy giáo của Edison đã cùng vợ mình dạy bọn trẻ nhớ bài bằng cách đọc to lên. Khi một đứa trẻ quên mất câu trả lời, hoặc không học thuộc đủ tốt, thầy Reverend đánh nó bằng roi da. Vợ ông cũng tán thành cách giáo dục này với suy nghĩ đòn roi sẽ giúp hình thành thói quen học tập cho bọn trẻ. Đòn roi của bà thậm chí còn nặng hơn cả chồng.

Edison bối rối bởi cách dạy học này. Cậu bé không thể học trong nỗi sợ hãi. Cậu cũng không thể ngồi yên và ghi nhớ. Cậu thích nhìn ngắm mọi thứ bên ngoài và đặt câu hỏi. Nhưng Reverend Engle bực tức với các câu hỏi của Edison. Vì lý do này, cậu không học được bao nhiêu từ trường học trong mấy tháng đầu và luôn đạt điểm kém.

Sau này, khi chia sẻ về kinh nghiệm học tập, ông cho biết: "Tôi nhớ rằng mình chưa bao giờ tiến bộ ở trường. Tôi luôn đội sổ, cảm thấy các giáo viên không có cảm tình với mình, và bố tôi nghĩ tôi thật sự ngu ngốc".

Tuy nhiên, cũng theo cuốn tiểu sử này, khi Edison nói với mẹ về việc thầy giáo gọi mình là kẻ đần độn, cả hai đã đến trường để tìm kiếm một lời xin lỗi. "Con trai tôi không đi thụt lùi, tôi tin như thế", bà Edison nói. Bất chấp những nỗ lực của mẹ, vợ chồng ông Reverend không thay đổi suy nghĩ về học trò. Cuối cùng, bà Edison nhận ra mình nên làm gì. "Được rồi, tôi sẽ tự dạy nó ở nhà", bà tuyên bố.

Edison không tin vào tai mình. Cậu bé nhìn mẹ, người phụ nữ đã đặt niềm tin ở mình và tự hứa với bản thân sẽ khiến mẹ tự hào. Cuối đời, Edison đã nói: "Mẹ là người tạo ra tôi. Bà khiến tôi cảm thấy có động lực sống, là người khiến tôi luôn cố gắng để không gây thất vọng".

Phiêu Linh (theo truthorfiction.com)


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



======================
======================

Bình luận:

- Ở phương đông vào thời cổ đại cũng có nhiều câu chuyện về những bà mẹ tuyệt vời của những vĩ nhân tuyệt vời.

- Dưới nhãn quan lý số, giải thích tại sao cùng một giờ sinh nhưng có người lại trở thành thiên tài, có người trưởng thành chỉ là người bình thường, có lẽ một phần do giáo dục mà nên.

- Ngoài giáo dục ra, có lẽ còn có một số nguyên nhân khác nữa để giúp một người trở thành thiên tài...

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/10/2016 - 22:20

"Tetsuko-Cô bé bên lề cửa sổ"

Là 1 cô bé hiếu động, trong giờ học ko bao giờ ngồi yên. Trong giờ học, cô có thể hỏi 2 con chim nhỏ: bạn đang làm gì thế? Thế là bị đuổi ra khỏi lớp. Cô bé thích các người hát rong, thế là cô kêu các bác hát rong cùng hát bên ngoài cửa sổ lớp học. Thế là bị đuổi học. Nếu cô ko có ng mẹ tốt, hiểu con thì sẽ ko có 1 nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật và viết lên câu chuyện này.

Đó chính là cuốn Totto-chan: cô bé bên cửa sổ của NXB Kim Đồng, 227 trang, do Phí Văn Gừng và Phạm Duy Trọng dịch từ bản tiếng Anh, vào năm 1989, in xong và nộp lưu chiểu tháng 4/1990, giá 1.500 đồng. Điều thú vị là trong cuốn này có những hình ảnh của cô khi sang thăm Việt Nam và có cả lời tác giả gửi đến bạn đọc Việt Nam.
Trước đó, cô Tetsuko đã sang thăm Việt Nam (Hà Nội, Hà Nam Ninh, tp.....) vào cuối năm 1988 với tư cách là Sứ giả Thiện chí UNICEF. Cô Tetsuko sinh năm 1933 là 1 diễn viên truyền hình nổi tiếng của Nhật.
Tôi thích đọc theo cách như vầy: đọc từ chương đầu trước (Nhà ga) cho đến hết truyện rồi mới quay trở lại những đầu tiên của cuốn truyện (giới thiệu về tác giả, minh họa, lời tác giả, lời nói đầu...) và thật sự truyện đã cuốn hút từ những trang đầu tiên. Và tôi tự đặt thêm 1 cái tựa: "Tetsuko-Cô bé bên lề cửa sổ", thật sự đây là một cô bé cực kỳ hiếu động, tốt bụng, biết quan tâm đến người khác, "em thật là một cô bé ngoan" như lời Thầy Kobayashi nói.
Tôi rất ngưỡng mộ Thầy vì thầy thật là kiên nhẫn nghe 1 cô bé nói chuyện suốt 4 tiếng đồng hồ! Ngưỡng mộ cách giáo dục của trường Tomoe, khi mà các em mong mỗi sáng được đến trường và chiều thì lại không muốn về nhà. Ngưỡng mộ thầy đã cho bé Totto mượn 20xu mua vỏ cây và bé đã thể hiện sự quan tâm của mình đến tất cả mọi người, kể cả chó nữa, và bật cười với cảnh Totto-chan nhảy lò cò xung quanh con chó lạ khi biết nó khỏe. Tôi chỉ tiếc là trường không có bài hát để đáp lại sự háo hức của cô bé đứng bên cửa toa tàu để đến trường đón nhận bài hát, nhưng hơn hết là sự cảm nhận của Totto về tình thương của thầy hiệu trưởng đối với các em và nhà trường. Tôi chỉ không thích 'tắm tiên' ở trường Tomoe khi đi bơi và thử thách lòng dũng cảm ở nghĩa trang thôi và tiếc là bé Totto không được dạy nhiều bài hát để hát cho các chú thương binh... Ngoài ra thì tôi thấy rất là tuyệt. Khi đọc đến trang cuối cùng, tôi tiếc sao truyện không dài thêm nữa?
Khi đọc truyện lúc nào tôi cũng thấy như trước mắt mình là 1 cô bé nhỏ nhắn dễ thương tóc ngắn (hoặc với 2 cái bím tóc nhỏ) cùng chú chó Rocky. Nhưng cũng công nhận Totto-chan là một cô bé hiếu động, nhất là cái trò chui qua hàng rào kẽm gai và Mẹ của Totto-chan cũng là 1 người mẹ rất hiểu con. Tôi rất ngưỡng mộ Totto-chan nhất là lúc dùng hết sức để giúp Yasuakichan leo lên cây nhìn những cảnh vật mà Yasuakichan chưa từng được thấy. Đúng là truyện rất vui, vui từ những trang đầu tiên của một cô bé ngây thơ nhưng truyện lại gây xúc động và lấy nước mắt của tôi từ chương 'Yasuakichan đã mất' cho đến hết truyện.
Truyện có 2 chương được đưa vào SGK tiểu học của Nhật: 'Ông giáo nhà nông' và 'Ngôi trường cũ đổ nát'. Mới thấy sức hút và ảnh hưởng của truyện lớn như thế nào đối với giáo dục. Cho nên từ 1 cô bé bị đuổi học vì quá hiếu động Totto-chan đã trở thành 1 diễn viên truyền hình nổi tiếng.
Ngưỡng mộ Totto-chan và người mẹ của cô ấy. Vì:

Sau khi cô bé bị đuổi học, người Mẹ đã lặn lội đi tìm trường phù hợp với con mình và Totto-chan hoàn toàn ko biết mình bị đuổi học, mãi đến khi cô là 1 phát thanh viên nổi tiếng, tình cờ gặp lại cô giáo lớp bên cạnh thì cô mới vỡ lẽ ra tại sao mình ko dc học trường cũ mà phải đi học ở trường mới (trường Tomoe), khi đó cô về nhà hỏi Mẹ thì cô mới biết chính xác là mình bị đuổi ra khỏi trường vì quá hiếu động. Chính cái tựa truyện đã nói lên điều đó, 1 cô bé ở bên cửa sổ-nghĩa là sắp bị đuổi học đấy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |