Jump to content

Advertisements




Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej mất vào ngày giờ trùng tang


6 replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 13/10/2016 - 22:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Ảnh: Reuters


Ông Bhumibol Adulyadej, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, qua đời tại bệnh viện vào lúc 15h52 (8h52 GMT) hôm nay, thông cáo của cung điện cho hay.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo 2 trang tính dưới đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chuyện này có ảnh hưởng gì đến vận mệnh hoàng tộc Thái Lan và đất nước Thái Lan?
Xin ý kiến từ các vị thành viên diễn đàn,

Sửa bởi danhkiem: 13/10/2016 - 22:03


Thanked by 1 Member:

#2 hoangdinhdao88

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 138 thanks

Gửi vào 14/10/2016 - 07:49

À đây này,ở cái topic thầy gấu niệm chú lấy vợ chết luôn anh trai,có vị hỏi tuổi ngày giờ chết của anh trai người niệm chú để xem tang - di - mộ,thì thầy ấy giấu không nói.

Thanked by 1 Member:

#3 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 14/10/2016 - 17:25

KT có sưu tầm được tài liệu này, gởi các bạn tham khảo và tùy nghi sử dụng.

CÁCH TÍNH NGÀY TRÙNG TANG – NHẬP MỘ – THIÊN DI


Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống.
Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “thiên di”, “trùng tang”.

- “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn , không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.

- “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.

- “Trùng tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Cách tính trùng tang phổ biến như sau:
- Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
- Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
- Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
- Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
- Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.

Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
- Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang.

Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi.


Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di.
Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.
Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.

Đây là bãng tính trùng tang :


Tuổi người chết Năm chết Ngày chết Giờ chết Liệm ,chôn, cải tang kỵ ngày Tháng chết
Thân Tý Thìn Tỵ Tỵ Tỵ(9>11) Tỵ Tỵ
Tỵ Dậu Sửu Dần Dần Dần(3>5 Dần Dần
Dần Ngọ Tuất Hợi Hợi Hợi(21>23) Hợi Hợi
Hợi Mão Mùi Thân Thân Thân(15>17) Thân Thân
Trùng Tang còn là ngày phục nhật: tháng 1 ngày Giáp tháng 2 ngày Ất tháng 3 ngày Mậu tháng 4 ngày Bính tháng 5 ngày Đinh thnấg ngày Kỷ tháng 7 ngày Canh tháng 8 ngày Tân tháng 9 ngày Mậu tháng 10 ngày Nhâm tháng 11 ngày Quý tháng 12 ngày Kỷ

Tính Trùng tang như nncuong vừa trình bày là cách tính được nhà Phật hay dùng, Chùa Liên Phái (Quận Hai Bà trưng Hà Nội) hoặc chùa Liên phái ở Bắc Ninh là hai chùa chuyên xử lý vấn đề này. Trong đó chùa ở Bắc Ninh thì thấy bảo là chứa hàng trăm ngàn vong bị giữ lại đó do bị chết Trùng.
Thực tế có trùng tang hay không? Bản chất nó là gì? Tác hại đến đâu … toàn chỉ được nghe kể lại thôi, chưa được trực tiếp chứng kiến bao giờ, và có lẽ hơi khó chứng kiến, vì chẳng nhà nào dám làm ẩu khi thầy phán bị trùng tang.
Đám tang được coi là đẹp khi tất cả được chữ Nhập Mộ, ý nói người chết đã mồ yên mả đẹp, linh hồn được siêu thoát … nên không có gì phiền não ngưòi còn sống.
Nhập mộ là thế nào: Là cả xác cả hồn đều chui tọt vào Mộ. Đừng có Xác thì trong Mộ mà Hồn lại lang bang ở ngoài không nơi không chốn nương nhờ.
Đã nói đến Nhập Mộ, tức là động chạm đến vòng Tràng Sinh. Vì Tràng Sinh thì gồm 12 giai đoạn là Tràng Sinh (cái mới mới sinh ra trên cơ sở cái cũ vừa chết đi) Mộc Dục (được tắm rửa, còn yếu ớt) Quan đới (được đi học, hoặc khi chết thì bắt đầu tẩm liệm) Lâm Quan (Vào việc/ Vào áo quan) Đế vượng (Lúc cực thịnh trong đời/Khi kèn trống nổi lên) Suy (Khi bước qua bên kia của danh vọng, của tuổi trẻ/ Khi người nhà thuơng nhớ cố nhân) Bệnh (Hết tuổi làm việc về hưu thì ngã bệnh) Tử (Chết, Hồn lìa khỏi Xác) Mộ (Cả hồn cả xác đều nhập vào trong lòng đất) Tuyệt (Mọi thứ tan tành, Xương ra xương, thịt ra thịt) Thai (Hồn đi đầu thai nơi khác) Dưỡng (9 tháng 10 ngày dưỡng dục thai nhi) … Trong 12 thời nói trên, khi ứng dụng cho tang ma, người ta quan trọng nhất các kỳ: Mộc dục = Tắm rửa cho người chết trước khi tẩm liệm; Quan đới/Lâm Quan: Tẩm liệm, bỏ vào quan tài mà phát tang và cuối cùng là Mộ = đưa người chết về nhà mới của họ.
Dựa vào việc xác định ngày, giờ nào hợp với Kỳ nào của vòng tràng sinh, có thể định giờ tẩm liệm, phát tang, chôn cất cho phù hợp.
Chú ý là Vòng sao Thái Tuế cũng nói đến cái mả của người chết: Thái tuế = lúc chết; Thiếu Dương = Lạnh dần chân tay; Tang Môn = Cái cửa sinh tử/cửa mả mở ra đón nhận người ta; Thiếu Âm: Dương đi đằng dương thì Âm cũng đi đằng âm => Hồn xác tách rời …. Ở đây còn hàm ý: Chết hôm Nay (Thái Tuế hôm nay) thì thường là đến ngày Kia (ngày Tang Môn), việc tang lễ mới hoàn thành, tức là tục lệ mà chay 3 ngày chăng?
Vài dòng liên tưởng, mong các bạn tiếp tục bổ sung.

Trong phép tính trùng tang ta phải biết tiên lượng: trùng ngày nặng nhất – Trùng thất xa; trùng tháng nặng nhì – Trùng tam xa; trùng giờ nặng 3 – trùng nhị xa; trùng năm nhẹ nhất – trùng nhất xa.

Ngoài ra cứ chết vào năm tháng ngày giờ Dần, thân, tỵ, hợi thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên. Năm tính năm, ngày tính ngày… Còn phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa để tính, nếu chết chôn:

- Tháng giêng: ngày 7-19

- Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30.

- Tháng tư :ngày 4-16-28.

- Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.

- Tháng bảy: ngày 1-12-25.

- Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.

- Tháng mười: ngày 10-22.

- Tháng 11- tháng chạp: ngày 9 -21.

Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết nữa. Bài này khá linh nghiệm xin nhớ kỹ. Khi thấy bị phạm những điều trên rồi, gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay, nên tìm các thầy tu, cao tăng, ngoài đời thường rất hiếm. Chớ coi thường.

LIÊN QUAN GIỮA CÁC TUỔI CẦN TRÁNH KHI PHẠM TRÙNG TANG.

Trùng tang Nhất xa – Ba người chết theo.

Trùng tang Nhị xa – Năm người chết theo

Trùng tang Tam xa – Bẩy người chết theo.

Sinh năm Kỷ Dậu nên bị Phục tang tại Địa hộ Tỵ – Tam xa.

Phục – Sự quay trở lại của Vong hồn.

Trùng – Sự nhập của Vong hồn vào người sống, bắt đi theo.

Trùng tang ngày là nặng nhất.

Trùng tang Tháng là nặng nhì.

Trùng tang Giờ là nặng thứ ba.

Trùng tang Năm là nhẹ nhất.

KIÊNG KỴ: Người nhà kiêng người Tam hợp tuổi, kiêng tuổi xung, kiêng tuổi Hình với Vong mệnh.

Kỵ Long – Hổ – Kê – Xà tứ sinh Nhân ngoại (Người khách các tuổi Thìn – Dần – Dậu – Tỵ không được có mặt khi khâm liệm).

Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh.
Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm.

Cách Tính Trùng Tang

Thư Mục Thực Hành Tâm Linh

Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “Thiên di”, “Trùng Tang”.

- “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn , không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.


- “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.


- “Trùng Tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Cách Tính Trùng Tang Theo Lòng Bàn Tay Như Sau :

Trước tiên dù là Nam hay Nữ mất cũng cần phải biết rõ chết vào Ngày, Tháng, Năm nào và lúc chết bao nhiêu tuổi ( tính theo âm lịch ). Sau đó nếu là Nam thì tính bắt đầu từ Dần ( Theo chiều kim đồng hồ ) Nữ thì bắt đầu tính từ Thân ( ngược chiều kim đồng hồ ).Tính theo thứ tự Tuổi Mất, Tháng Mất, Ngày Mất, Giờ Mất.

- Cứ 10 năm thì được tính là 1 cung, các tuổi lẻ thì mỗi tuổi là 1 cung. Cứ thế xoay theo chiều cho đến số tuổi qua đời. VD : Nam mất năm 32 tuổi

Năm : Đàn ông bấm từ cung Dần là 10, Mão 20, Thìn 30, Tị 31, Ngọ 32. dừng tại đó xem cung Ngọ thuộc cung nào để biết là Năm ra sao

-Tiếp đó bấm đến Tháng mất : VD mất tháng 2 thì bấm tiếp là Mùi 1, Thân 2 dừng tại đó xem cung Thân thuộc cung nào để biết Tháng ra sao.

- Tiếp đó bấm đến Ngày mất : VD mất Ngày 6 thì bấm tiếp là Dậu 1, Tuất 2, Hợi 3, Tý 4, Sửu 5, Dần 6 dừng tại đó xem cung Dần thuộc cung nào để biết Ngày đó ra sao.

- Tiếp đó bấm đến Giờ mất : VD mất 3h sáng ( Giờ Dần ) thì bấm tiếp là Mão ( tý ) Thìn ( sửu ) Tị ( Dần ) dừng tại đó xem Tị rơi vào cung nào để biết Giờ đó ra sao.



Nếu rơi vào các cung

Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Nhập Mộ.( Rất tốt )

Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thiên Di. ( Không tốt )

Dần, Thân, Tị, Hợi là Trùng Tang ( Rất xấu )

Ví dụ Nam 74 tuổi, chết tháng 4, ngày 3, giờ Mão thì ta bấm như sau

Bấm Năm : bắt đầu từ cung Dần là 10, Mão 20, Thìn 30, Tị 40, Ngọ 50, Mùi 60, Thân 70, Dậu 71, Tuất 72, Hợi 73, Tý 74. vậy là chết 74 tuổi vào Cung Tý. so với bảng tính ở trên Cung Tý là Thiên Di vậy là Năm Thiên Di.

Bấm Tháng : bắt đầu từ tháng 1 vào cung Sửu, tháng 2 dần, tháng 3 Mão, tháng 4 Thìn.vậy là chết tháng 4 vào cung Thìn. So với bảng tính ở trên là Nhập Mộ vậy là Tháng Nhập Mộ.

Bấm Ngày : Bắt đầu từ mồng 1 vào cung Tị, mồng 2 Ngọ, mồng 3 Mùi, vậy là chết ngày mồng 3 vào cung Mùi, so với bảng tính ở trên là Nhập Mộ vậy là Ngày Nhập Mộ.

Bấm Giờ : Bắt đầu từ giờ Tý vào cung Thân, giờ sửu (Dậu ), Giờ Dần ( Tuất ), giờ Mão ( Hợi ) vậy là chết vào giờ Mão rơi vào cung Hợi, so với bảng tính ở trên là Trùng Tang vậy là Giờ Trùng Tang.

Tổng Kết là : Năm: Thiên Di.

Tháng : Nhập Mộ.

Ngày : Trùng Tang.

Giờ : Trùng Tang.

Đối với Nữ thì tính ngược lại theo chiều Kim đồng hồ bắt đầu từ Thân.


( sưu tầm )

Thanked by 1 Member:

#4 KhangTuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 69 thanks

Gửi vào 14/10/2016 - 17:37

KT bổ sung đồ hình bàn tay tính Tang - Mộ - Di

Xin lỗi các bạn! KT có copy đồ hình, khi pass vào thì có, nhưng khi gởi đi thì không thấy. Mong các bạn chỉ giùm cách nào để gởi được.
Chân thành cảm ơn!

Sửa bởi KhangTuong: 14/10/2016 - 17:47


#5 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 11/01/2018 - 08:50

THẮC MẮC VỀ TRÙNG TANG


H: Tôi nghe nói nếu nhà có người chết, hoặc chôn vào ngày trùng thì trong gia đình sẽ có người chết theo. Anh có thể cho biết những ngày đó là gì? Và tại sao nó có thể gây tai họa như thế?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đồ hình bàn tay tính Tang - Mộ - Di


TL: Khi nói “ngày trùng” là gộp chung các ngày Trùng nhật (tức ngày trùng), Phục nhật, Trùng tang, Phục tang…Nhưng trước khi muốn biết vì sao nó có thể gây tai họa thì cần biết cách xác định những ngày đó như bảng dưới.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như vậy, ngày trùng (tức Trùng nhật) là các ngày TỴ, HỢI trong mỗi tháng. Sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư trích lời của Tào chấn Khuê viết: “HỢI là vị trí âm cực, quẻ KHÔN mở ra ở đó. TỴ là vị trí dương cực, quẻ CÀN mở ra ở đó. Đấy là âm ở trong âm, cũng như dương ở trong dương, nên mới gọi là “Trùng” (tức lập lại, chồng chất). Ngày này kỵ làm việc dữ, vì sợ phạm trùng. Lợi cho làm những việc tốt lành, vì sẽ gặp lại nhiều lần”.
Về ngày Phục nhật thì Hiệp Kỷ Biện Phương Thư cũng trích lời của Tào chấn Khuê viết như sau: “Phục tức là trùng lập, là thời lệnh của tháng trùng với Can của ngày. Như tháng Giêng là tháng DẦN, mà DẦN tức là GIÁP, nếu còn gặp ngày GIÁP thì như thế là Phục. Hoặc như các tháng THÌN, TUẤT (tức tháng 3 và 9 ÂM LỊCH) là MẬU (vì THÌN, TUẤT là dương THỔ), các tháng SỬU, MÙI (tức tháng 12 và 6 ÂM LỊCH) là KỶ (vì SỬU, MÙI là âm THỔ), mà còn gặp ngày MẬU hay KỶ thì như thế là Phục. Ngoài ra cứ phỏng theo như thế”. Lại cũng trích “Thiên bảo lịch” viết rằng: “Ngày đó (tức Phục nhật) kỵ làm việc dữ, lợi làm việc tốt lành”.
Vì vậy, Trùng hay Phục nhật là do khí âm – dương, hay ngũ hành của Thiên Can chồng chất, tái lập mà ra. Nếu trong những ngày đó có công việc hoặc biến cố gì xảy ra thì những điều đó có thể lập lại nhiều lần. Do đó, người xưa mới khuyên nên làm những việc tốt lành như thu nạp (tiền của, nhân khẩu, gia súc), khai trương, mở chợ, ký hợp đồng giao dịch, cúng tế, cầu phúc, tuyển chọn nhân tài… để càng gặp nhiều may mắn. Đồng thời tránh làm những việc dữ như xuất quân chinh phạt, chém giết, kiện tụng, tranh chấp…, vì những việc đó có thể tái diễn sau này. Cho nên khi trong nhà có người chết, hoặc phải chôn cất thì đều là những hiện tượng hoặc công việc xấu, nếu làm hoặc xảy ra thì dễ bị tái lập, tức trong nhà sẽ có thêm người chết hoặc tang chế.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ngày Trùng hay Phục nhật nào nếu làm việc tốt hay xấu thì chúng cũng đều tái lập lại cả, mà còn tùy thuộc vào các thần sát của ngày, giờ (cũng như tháng, năm) đó nữa mà có khi làm cho cát càng thêm cát, hoặc hung càng thêm hung. Có như vậy thì những việc tốt, xấu xảy ra ngày hôm đó mới có thể tái diễn. Còn nếu có những thần sát tốt chế giải bớt tai họa của việc xấu, hoặc thần sát xấu phá mất sự may mắn của những việc tốt thì sẽ không có gì tái lập cả. Riêng với vấn đề nhà có người chết vào những ngày đó thì còn tùy thuộc vào Phong thủy nhà của những người liên hệ còn đang sống là vượng, hay bị suy bại về nhân đinh mà mới xảy ra hiện tượng có người chết theo, hoặc có tang chế nhiều lần hay không. Chứ không phải hễ gia đình có người chết vào ngày Trùng hay Phục nhật là trong nhà sẽ có người phải chết theo cả, như 1 số trường hợp dưới đây:

1/ Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt mất vào ngày 12 tháng 4 năm 1945 (tức ngày 01 tháng 3 ÂM LỊCH). Đó là ngày TÂN HỢI, tháng CANH THÌN, năm ẤT DẬU, nên ông mất vào ngày Trùng nhật (HỢI). Vì ông là con độc nhất trong gia đình, cha mẹ đều đã mất trước đó, nên những người thân trực tiếp còn lại là vợ và các con, nhưng họ vẫn sống bình thường, khỏe mạnh. Vợ ông (tức bà Eleanor Roosevelt) mãi đến năm 1962 mới mất, còn các con thì đến những thập niên 70, 80 hoặc 90 mới qua đời, nên trong gia đình hoàn toàn không có ai bị ảnh hưởng bởi ngày qua đời của ông.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Franklin D. Roosevelt, vị TT tài ba lỗi lạc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (Nguồn: amerika.org)

2/ Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon mất ngày 22 tháng 4 năm 1994 (tức ngày 12 tháng 3 ÂM LỊCH). Đó là ngày MẬU DẦN, tháng MẬU THÌN, năm GIÁP TUẤT, nên phạm vào ngày Phục nhật. Nhưng cho đến nay (2017) các con ông (ông có 2 người con gái), cũng như chồng và con cái họ đều vẫn còn sống, nên không có hiện tượng chết chóc trùng lập gì cả.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TT Richard M. Nixon, tuy bị tai tiếng về vụ Watergate và phải từ chức, ông vẫn được nhiều người công nhận là có tầm mắt chiến lược sâu sắc nhất trong các TT Mỹ (Nguồn: wikepidia)

3/ Công chúa Diana nước Anh bị tai nạn xe cộ và mất vào ngày 31 tháng 8 năm 1997 (tức ngày 28 tháng 7 ÂM LỊCH). Đó là ngày ẤT TỴ, tháng MẬU THÂN, năm ĐINH SỬU, nên mất vào ngày Trùng nhật (TỴ). Đám tang của bà được cử hành vào ngày 06 tháng 9 (là ngày 05 tháng 8 ÂM LỊCH, nhưng vì chưa qua tiết Bạch Lộ, nên vẫn thuộc tháng 7). Đó là ngày TÂN HỢI, phạm Trùng nhật. Nhưng sau đó vẫn không có tai họa gì xảy ra cho gia đình hay thân thuộc của bà. Các con bà (là 2 hoàng tử William và Henry) vẫn sống khỏe mạnh, các chị và em bà (Diana có 2 người chị và 1 em trai), cũng như gia đình họ đều bình an. Chỉ có mẹ của bà qua đời năm 2004 (tức 7 năm sau), nên cũng không thể nói là do ảnh hưởng của Trùng nhật được. Còn cha bà đã mất từ năm 1992.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công chúa Diana, 1 trong những người đàn bà đẹp và duyên dáng nhất Thế kỷ XX (Nguồn: fanpop.com)

4/ Bà Jacqueline Kennedy (vợ của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy) mất ngày 19 tháng 5 năm 1994 (tức ngày 09 tháng 4 ÂM LỊCH). Đó là ngày ẤT TỴ, tháng KỶ TỴ năm GIÁP TUẤT, nên phạm vào ngày Trùng nhật. Hơn 5 năm sau, người con trai của bà là John F. Kennedy Jr. cùng với vợ anh ta bị tử nạn trong 1 chuyến bay đêm. Vì anh ta còn quá trẻ (lúc đó mới được 39 tuổi), cái chết quá đột ngột, bất ngờ, lại trong khoảng 5 năm sau khi bà mất, nên có thể cho là do bà mất vào ngày Trùng nhật mà ra.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Jacqueline Kennedy, 1 trong những Đệ nhất phu nhân khả ái và được mến mộ nhiều nhất của nước Mỹ (Nguồn: fanpop.com)

5/ Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Carrie Fisher – người đóng vai Công chúa Leia trong loạt phim Star Wars – đột nhiên bị tắt thở trên chuyến bay từ London về Los Angeles, rồi qua đời vào ngày 27 tháng 12 năm 2016 (tức ngày 29 tháng 11 ÂM LỊCH). Đó là ngày QUÝ MÙI, tháng CANH TÝ, năm BÍNH THÂN, nên phạm vào ngày Phục nhật. Qua ngày hôm sau, mẹ của bà (tức bà Debbie Reynolds, cũng là 1 nữ tài tử lừng danh của Hollywood trước đây) đột nhiên qua đời vì tai biến mạch máu não. Trường hợp này có thể nói là do bà Carrie Fisher mất vào ngày Phục nhật mà ra.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Carrie Fisher đóng vai Công chúa Leia trong loạt phim Star Wars (Nguồn: chockblock.wordpress.com)

Qua những trường hợp trên, có thể thấy không phải cứ hễ ai mất vào những ngày Trùng hay Phục nhật là thân nhân trong gia đình sẽ có người phải chết theo. Mà còn phải do vận số của những người đó cũng đã tới lúc tận tuyệt (hay nói 1 cách khác là Phong thủy nhà của những người đó cũng gặp phải cách suy bại nặng về nhân đinh) thì vấn đề tái diễn sự chết chóc, tang chế mới có thể xảy ra. Còn nếu vận số của những người đó đều đang tốt (tức Phong thủy nhà của họ được cách vượng về nhân đinh) thì những chuyện đó sẽ không thể nào xảy ra được. Vì vậy, việc mất người, hoặc chôn cất vào các ngày Trùng hay Phục nhật chỉ là “điều kiện cần”, và đòi hỏi phải có thêm những “điều kiện đủ” khác nữa.
Một điều cần nói thêm là qua bảng tính các ngày Trùng nhật, Phục nhật…ở trên, có thể thấy ngày Trùng Tang thật ra cũng chỉ là Phục nhật, ngoại trừ trong tháng 3 (THÌN) và 9 (TUẤT) thì đổi thành KỶ (thay vì MẬU như Phục nhật). Nhưng như Tào chấn Khuê đã vạch ra những tháng đó là MẬU (vì THÌN và TUẤT là dương Thổ), nên cách tính của những ngày Trùng Tang là sai.

Còn ngày Phục Tang (có tang chế nhiều lần) thật ra chỉ là Can ngày xung với Can của lệnh tháng. Như tháng 1 ÂM LỊCH là tháng DẦN, mà DẨN là GIÁP, nên CANH xung với GIÁP mà gọi là “Phục” thì hơi vô lý. Hơn nữa, nếu đã tính Can ngày xung Can của lệnh tháng là hung, nhưng đến các tháng 6 (MÙI) và 12 (SỬU) ÂM LỊCH mà dùng MẬU là sai. Bởi vì những tháng đó là âm Thổ (tức là KỶ), nên chỉ có KỶ mới xung với KỶ (tức âm xung âm), chứ MẬU không thể xung KỶ được. Cho nên nếu nguyên lý tạo dựng đã sai thì những ngày đó cũng không đáng tin, nhưng tôi vẫn đưa ra để mọi người tham khảo.
Ngoài ra, người ta còn nói đến ngày Tam Tang, tức nếu trong gia đình có người mất (hoặc chôn cất) vào những ngày đó thì sẽ có tang 3 lần. Cách tính những ngày đó là mùa Xuân (tức các tháng 1, 2, 3 Âm lịch) ngày THÌN; mùa Hạ (tháng 4, 5, 6) ngày MÙI; mùa Thu (tháng 7, 8, 9) ngày TUẤT; mùa Đông (tháng 10, 11, 12) ngày SỬU. Cách tính này chỉ là dựa vào ngũ hành suy thoái của 4 mùa (mùa Xuân thuộc Mộc, Mộc suy ở THÌN; mùa Hạ thuộc Hỏa, Hỏa suy ở MÙI…) nên càng khó tin hơn nữa, vì vậy tôi không đưa vào bảng tính ở trên. Hơn nữa, trong thực tế cũng rất hiếm có trường hợp nhà có người mất là sau đó sẽ có tang liên tiếp 3 lần, trừ khi trong tình trạng chiến tranh, loạn lạc, đói khát mà thôi. Còn trong điều kiện bình thường thì người mất vào những ngày đó cũng không hề gì. Thí dụ như nữ Thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời vào ngày 08 tháng 4 năm 2013 (tức ngày 28 tháng 2 Âm lịch). Vì lúc đó đã qua tiết Thanh Minh, nên là ngày GIÁP THÌN, tháng BÍNH THÌN, năm QUÝ TỴ, tức bà mất vào ngày Tam Tang. Nhưng cho đến nay (2017) gia đình bà vẫn chưa có thêm đám tang nào cả, 2 con bà (1 trai, 1 gái) vẫn còn sống, cũng như không có chuyện chết chóc xảy ra cho gia đình họ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Margaret Thatcher, “Người đàn bà sắt” (The Iron Lady), 1 trong những Thủ Tướng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh (Nguồn: ibtimes.co.uk)

Nói tóm lại, trong những ngày kể trên thì chỉ có ngày Trùng nhật và Phục nhật là đáng tin, vì nó có cơ sở rõ ràng, nhưng cũng không phải bất cứ ai mất (hoặc chôn cất) vào những ngày đó sẽ có tai họa xảy đến cho gia đình họ. Ở trên tôi đã nói qua vấn đề nó còn tùy thuộc vào Phong thủy nhà ở (hay vận số của người sống), ở đây xin nói thêm Phong thủy ngôi mộ của người chết nữa. Nếu mộ đắc cách vượng nhân đinh, mà địa thế chung quanh lại ứng hợp thì trong nhà cũng không thể có thêm tang chế được. Ngược lại, nếu mộ bị cách suy bại nặng về nhân đinh, hoặc chôn vào lúc gặp những hung sát tinh cực mạnh tới tọa – hướng mộ…thì những chuyện chết chóc mới có thể tái diễn. Vì vậy, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, chứ không phải hoàn toàn do những ngày Trùng hay Phục nhật có thể chi phối hết được. Còn những ngày Trùng Tang, Phục Tang, Tam Tang có thể do những thuật sĩ giang hồ tự đặt ra, nên hoặc là sai lầm, hoặc nguyên lý thiếu vững chắc, nên không đáng tin. Có lẽ vì vậy mà sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư đã gạt bỏ những ngày đó và không nói tới chúng.

Một điểm sau cùng, nhưng đáng chú ý là những danh nhân, tài tử nổi tiếng, được nhiều người tôn sùng, đam mê, ngưỡng mộ, hoặc sự nghiệp đang lên thì thường dễ qua đời vào những ngày Trùng hay Phục nhật, như những trường hợp đã nói ở trên, hay ca sĩ Elvis Presley (mất ngày 16 tháng 8 năm 1977, tức ngày ẤT TỴ), tài tử Lý tiểu Long (hay Bruce Lee, mất ngày 20 tháng 7 năm 1973, tức ngày ĐINH TỴ), Marilyn Monroe (mất ngày 05 tháng 8 năm 1962, tức ngày ẤT HỢI), TT Mỹ John F. Kennedy (mất ngày 22 tháng 11 năm 1963, tức ngày KỶ TỴ), hoặc con trai của ông, John F. Kennedy Jr. (mất ngày 16 tháng 7 năm 1999, cũng là ngày KỶ TỴ)…


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Marilyn Monroe, 1 trong những người đàn bà đẹp và quyến rũ nhất Thế kỷ XX (Nguồn: reddit.com)

Sự ra đi của họ thường làm chấn động dư luận đương thời, cũng như gây thương tiếc cho biết bao nhiêu người khác. Điều này cũng phù hợp với nguyên lý của các ngày Trùng và Phục nhật là cực dương hay cực âm, hoặc ngũ hành của Thiên Can trùng lập mà khiến cho ảnh hưởng của sự việc càng lớn, nên càng làm cho tên tuổi của họ thêm vang dội, và mọi người khắp nơi càng thêm thương nhớ, luyến tiếc. Do đó, việc mất vào các ngày Trùng hay Phục nhật cũng chưa hẳn đã là xấu.

H: Em thấy ở miền Bắc Việt Nam các thầy và mọi người thường hay nói tới trùng tang làm chết nhiều người thân. Em tìm hiểu trên mạng thấy nói ghê quá. Em phân vân chưa biết điều này có đúng không? Nếu đúng thì có cách nào hóa giải không? Mong anh chỉ dẫn.
TL: Tôi cũng chưa bao giờ gặp trường hợp bị trùng tang mà gia đình lại có người chết theo, nhưng cũng thấy nói nhiều về nó trên 1 số trang web, và thấy có đưa ra những cách hóa giải cho 1 số trường hợp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những gia đình bị như thế là do căn nhà mà họ đang ở phải bị cách suy bại nặng về nhân đinh, nên mới có thể chết người liên tục được. Vì vậy, cách hóa giải tốt nhất là dùng Phong thủy, vì nhà đã đắc cục vượng đinh thì không thể mất người được, và đó mới là cách hóa giải hữu hiệu, cũng như lâu dài và tốt nhất. Còn tạm thời mới dùng những cách hóa giải trùng tang mà thôi. Cho nên nếu em muốn biết những cách hóa giải Trùng tang thì có thể vào những trang web đó mà đọc thêm. Ngoài ra, khi gặp trường hợp xấu thì không nên chỉ nghĩ đến những cách hóa giải trực tiếp, mà cần suy luận đến nhiều khía cạnh khác để tìm ra nguyên nhân, cũng như biện pháp hóa giải gián tiếp nhưng có hiệu quả hơn khác.

Nguồn: phongthuyhuyenkhonghoc.net

Thanked by 2 Members:

#6 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 22/03/2018 - 13:58

Phan Văn Khải (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

); tên thường gọi là Sáu Khải,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thứ năm của nước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhiệm kỳ từ ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đến ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông từ trần vào lúc 1h30 ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thọ 84 tuổi. Lễ tang được tổ chức theo nghi thức

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, lễ viếng tổ chức vào các ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), lễ truy điệu tổ chức vào ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, sau đó an táng tại quê nhà theo di nguyện của ông.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo 2 trang tính:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...... C.m/tool/tinhtrungtang?dd=25&mm=12&yy=1933&th=2&td=17&tm=3&ty=2018&sex=True

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 22/03/2018 - 14:06


#7 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 21/09/2018 - 15:11

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời lúc 10 giờ 5 phút ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ý nghĩa

Nhập mộ

Nghĩa là người chết bởi đến đó hết số rồi nên phải chuyển kiếp. Người ra đi được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần khi tính trùng tang mà gặp năm tuổi là nhập mộ, nghĩa là người chết đã hết số, thì không còn oan ức gì mấy, trùng tang được giảm nhẹ tối thiểu, tùy thuộc vào hạn trùng tang của người chết trước đó trong dòng họ đã được hóa giải hay chưa. Người chết mà được năm, tháng, ngày, giờ đều nhập mộ thì được coi là cái chết phúc đức để đời cho con cháu.


Thiên di

Là dấu hiệu ra đi số do "Trời định", người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. Số này thường được giải thích theo hai lý do là do kiếp trước hoặc là tiên, hoặc là quỷ sứ bị đầu thai dáng làm kiếp người, hết thời gian tu luyện, bị Trời bắt đem về lại.




Theo trang tính:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

...... C.m/tool/tinhtrungtang?dd=12&mm=10&yy=1956&th=10&td=21&tm=9&ty=2018&sex=True

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 21/09/2018 - 15:17







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |