Jump to content

Advertisements




TU LÀ “TRỞ VỀ”, KHÔNG PHẢI LÀ “TU SỬA”.


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 17:23


Bản chất của hồ nước vốn là tĩnh lặng, trong sạch và trong suốt. Sở dĩ nó đục, nhơ bẩn hay dợn sóng là do nhân duyên giả hợp mà tạo thành. Khi những nhân duyên ấy tan hoại rồi thì hồ nước lại trở về với trạng thái ban đầu vốn có của nó là tĩnh lặng, trong sạch và trong suốt.
Cũng vậy, bản chất của hư không là trong sạch, trống rỗng và trong suốt. Sở dĩ có mây, có khói, có bụi, có sương mù, có sấm, cớ chớp, có mưa, có tuyết, có nóng, có lạnh là do nhân duyên giả hợp mà tạo thành. Khi những nhân duyên ấy tan hoại rồi thì hư không lại trở về với trạng thái ban đầu vốn có của nó là trong sạch, trống rỗng và trong suốt.

Đặc tính trong sạch của hồ nước là GIỚI, đặc tính tĩnh lặng của hồ nước là ĐỊNH, còn đặc tính trong suốt của hồ nước là TUỆ.
Cũng vậy, đặc tính trong sạch của hư không là GIỚI, đặc tính trống rỗng của hư không là ĐỊNH, còn đặc tính trong suốt của hư không là TUỆ.
Bản chất vốn có của hồ nước hay hư không vốn đã đầy đủ Giới, Định, Tuệ. Không cần phải đặt để ra cái gọi là Giới, Định, Tuệ rồi áp đặt cho nó thì mới được gọi là có Giới, Định, Tuệ. Trái lại, đó lại là một sự ràng buộc hữu vi và đương nhiên là không thể giải thoát khỏi thế gian pháp.
Cũng như bản chất của hồ nước là tĩnh lặng, trong sạch và trong suốt. Không cần phải đặt để ra cái gọi là tĩnh lặng, trong sạch và trong suốt rồi gán nó cho cái hồ nước thì hồ nước mới có tính tĩnh lặng, trong sạch và trong suốt. Không cần phải đặt để ra cái gọi là trong sạch, trống rỗng và trong suốt rồi gán cho hư không thì hư không mới có tính trong sạch, trống rỗng và trong suốt.

Vì thế, Giới, Định, Tuệ là bản chất vốn có, là thực tính của tất cả các pháp. Giới, Định, Tuệ là một thể thống nhất, không thể tách rời, không thể xác định được rằng cái nào có trước, cái nào có sau. Nếu có sự phân biệt, chấp trước là phải có cái này trước, rồi sẽ có cái kia sau thì đó chính là sự dính mắc, ràng buộc trong hữu vi pháp, trong tục đế.

Cũng vậy, bản chất vốn có của con người vốn đã đầy đủ Giới, Định, Tuệ. Do nhân duyên sinh khởi mà con người trở nên tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến. Bản chất của con người vốn không phải là sát sinh, trộm cắp, tà dâm, dối trá và nghiện ngập. Do những duyên khởi mà con người ta có những đức tính đó.
Vì vậy, tu không phải là “sửa đổi” mà tu là “trở về”. Bản chất vốn tốt đẹp thì làm sao phải sửa đổi? Do sai lầm, lầm đường lạc lối mà trở nên xấu xa, nay muốn tốt đẹp trở lại thì phải “quay trở về” với bản chất thật của mình.
Khái niệm “quay trở về” này có ý nghĩa khác hoàn toàn với “sửa đổi”, nó khiến cho người tu có được chánh kiến, chánh tư duy, thấy được bản chất của sự việc và con đường tu hành thực chất là gì. Quan trọng hơn cả, nó chỉ thẳng ra con đường tu chính là con đường buông xả để trở về với sự tốt đẹp vốn có. Khác hoàn toàn với quan điểm tu là “sửa đổi”, đó là một quan điểm thể hiện sự gò ép, chấp trước, ràng buộc vào hữu vi, đây là điều tối kỵ trên bước đường tu hành. Nó cũng không giúp cho con người thấy được bản thất thực của con người nói riêng và vạn pháp nói chung vốn dĩ là tốt đẹp và tịch tĩnh. Nó không giúp cho người hành giả thấy được tính bình đẳng của vạn pháp. Cũng như vì tư duy phải “sửa đổi” nên phần lớn người tu thường phân biệt, tách biệt giữa Giới, Định và Tuệ. Phần lớn đều cho rằng phải tu tập Giới trước tiên rồi mới tu tập đến Định, và cuối cùng mới tu tập Tuệ. Đầu tiên phải lấy Giới để chế ngự, sửa đổi các đức tính xấu. Khi nào sửa đổi được tính xấu rồi thì mới có thể ngồi im mà tu tập thiền định. Khi nào đã ngồi yên được rồi tức là đã có Định thì mới tu tập tới trí tuệ. Đây là quan điểm, là phương pháp thực hành tu tập hết sức sai lầm. Nó không thể hiện được sự buông xả mà trái lại, đây chỉ là một sự thay đổi, chuyển đổi những vướng mắc, chấp trước mà thôi. Nó vẫn hoàn toàn nằm trong chấp ngã, chấp ngã sở và chấp pháp. Nó đương nhiên còn hoàn toàn nằm trong thế gian pháp và chịu sự ràng buộc của vật lý, không đưa đến sự giải thoát.GH


Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |