Jump to content

Advertisements




THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN VÀ THẬT SỰ MÊ TÍN LÀ THẾ NÀO?


1 reply to this topic

#1 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 20/09/2016 - 09:31

Trước hết phải hiểu như thế nào là thế giới siêu nhiên?
Theo quan điểm của người viết, khi nói về thế giới siêu nhiên là ý nói đến sự màu nhiệm, sự huyền vi vi tế của thế giới tự nhiên vượt thoát ra khỏi sự thấy biết thông thường và phổ biến của con người. Thật không dễ gì để ai đó có thể khẳng định rằng tôi là người đã hiểu rõ, đã thấy biết hết cả vũ trụ này. Kê cả Phật Thích Ca, một đấng toàn giác - Vô thượng Bồ đề cũng chưa bao giờ Ngài tự nhận là Ngài đã thấy biết hết cả vũ trụ.
Cụm từ "Thế giới siêu nhiên" không nên được quy chụp và hiểu một cách máy móc rằng đó là ý chỉ về những lực lượng siêu nhiên, siêu hình, về một đấng tạo hóa, đấng toàn năng sắp đặt nào.
Trong cái thế giới siêu nhiên này luôn tồn tại những điều huyền vi mà con người cũng là một thành phần trong cái thế giới siêu nhiên đó. Bởi vậy nên khả năng của con người cũng là vô tận, đó là siêu nhiên chưa được khám phá.
Chúng ta thử hình dung, tại sao một người đi trên lửa mà chân không bị cháy phỏng, dao chém vào thịt mà không bị đứt, mũi giáo nhọn đâm vào cổ mà không bị thủng, gỗ, đá, gạch, ngói đập vào cánh tay, ống chân mà không bị dập, xe cán qua người mà không bị bẹp, một ngón tay có thể đâm thủng một trái dừa? Tại sao một người dùng răng mà có thể kéo được cả một chiếc xe du lịch chở đầy hành khách, kéo cả một chiếc phi cơ hay cả một chiếc xe tăng nặng 37 tấn, trong khi ngay cả loài voi cũng không làm được điều này? Đó chính là siêu nhiên mà khoa học vẫn chưa thể lý giải một cách rõ ràng được.
Từ những hiện tượng siêu nhiên này nói lên rằng vũ trụ vạn vật này còn quá nhiều điều huyền vi, mầu nhiệm mà loài người vẫn chưa thể khám phá hết.

Bây giờ chúng ta lại nói về "mê tín".
Xưa này hầu hết người ta đều ngộ nhận cho rằng những gì thuộc về thế giới siêu nhiên thì đó là mê tín. Trong đó có rất nhiều tu sĩ Phật giáo thời nay đều lên tiếng mạnh mẽ để phản đối cái gọi là "mê tín" này.
Từ "mê tín" có nguồn gốc từ nhận thức về khái niệm "tà kiến" và "tà tín" trong Đạo Phật. Tà tín, tà kiến thường được người nay hiểu là mê tín.
Theo từ điển Phật học của ông Đoàn Trung Còn, một nhà Phật học xuất sắc:
Chánh tín là lòng tin chân chính, trong sạch, cao minh. Như tin Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn. Trong sạch đúng mực, tin Pháp mà Phật truyền bá và để lại trong Tam Tạng, Tin Tăng là bậc trong sạch, giữ gìn ngôi Chánh pháp. Trái với chánh tín, mê tín là sự tin những bọn sư giả dối, ác trược, tin những lý dị đoan, mê hoặc, những chuyện hoang đường.
Chánh kiến là ý kiến chân thật, chỗ thấy (sự quan sát) chính đáng, không có ý tà khúc, điên đảo. Cũng viết: chánh tri kiến. Trái với chánh kiến là tà kiến.
Chánh kiến là điều thứ mười trong Thập thiện.
Tà kiến là điều thứ mười trong Thập ác.
Chánh kiến có hai thứ: về thế gian và xuất thế gian, tức là có chánh kiến hữu lậu và có chánh kiến vô lậu.
Chánh kiến là một trong Bát chánh đạo. Bậc đắc chánh kiến nhận thấy rằng thế giới và vạn vật đều là:
Vô thường: không trường tồn, nay vầy mai khác, biến chuyển luôn luôn.
Vô lạc (Khổ): không có chi gọi là vui sướng, toàn là khổ não.
Vô ngã: không thật, chỉ là giả hiệp thôi.
Vô tịnh: không có chi là tinh sạch.
* Theo tôi nên sửa lại điều thứ tư này là "Bất tịnh" chứ không phải "Vô tịnh". Bất tịnh có nghĩa là không an ổn (tức bất ổn), chứ không phải có nghĩa là "dơ bẩn" đối lập với "sạch sẽ - tịnh". Thế giới vật chất này không phải là dở bẩn - không tinh sạch, mà thế giới vật chất là không an ổn, không bền vững nên gọi là bất tịnh. Khái niệm này cụ Đoàn Trung Còn nên xem xét lại.

Đó là chánh kiến hữu lậu.
Đắc cái chánh kiến đó, bèn lo thoát mình ra khỏi vòng luân hồi khổ não, trông lên nền Chân lý giải thoát. Đó là Chánh kiến vô lậu.
.
Trái với chánh kiến là tà kiến:
Tà kiến là kiến giải sai lầm, nhận thức sai lầm, chi phối lối sống và ứng xử con người. Ví dụ, tà kiến cho rằng không có nhân quả, không có đời sau, tà kiến cho rằng mọi sự việc xảy ra ở đời này đều do ý chí của thần linh sắp xếp, an bài, mọi nỗ lực tu nhân tích đức của con người đều vô ích. Vì có tà kiến, nên sinh ra ý nghĩ tà, lời nói tà, hành động tà.

Có tám điều nhận thức là bất chánh kiến:
Tám thứ kiến giải trái ngược với chính lí là : Ngã kiến, chúng sinh kiến, thọ mạng kiến,sĩ phu kiến, thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến và vô kiến.

Đại Minh Tam Tạng Pháp Số 33 giải thích :
1. Ngã kiến: tức chúng sinh vọng chấp trong pháp năm ấm có ngã và ngã sở.
2. Chúng sinh kiến: tức chúng sinh vọng chấp năm ấm hòa hợp năng sinh là quyết định thật có.
3. Thọ mạng kiến: tức vọng chấp nơi năm ấm có quả báo trong một kì hạn hoặc thọ mạng dài ngắn.
4. Sĩ phu kiến: tức vọng chấp ta có cái dụng kiến thức, có thể làm các việc Thương, Công, Nông.
5. Thường kiến: Tức vọng chấp thân năm ấm trong đời này và đời sau vẫn còn tương tục không biến đổi.
6. Đoạn kiến: Tức vọng chấp thân năm ấm trong đời này, sau khi diệt không còn tái sinh.
7. Hữu kiến: tức vọng chấp các pháp do nhân duyên sinh là thật có.
8. Vô kiến: Tức vọng chấp tự tính các pháp quyết không có.
(Theo Kinh Đại Phương Đẳng Tập 25.)

Qua đây chúng ta thấy rằng Đạo Phật không khẳng định tất cả những gì thuộc về siêu nhiên là tà tín, là mê tín. Khi nói về chánh kiến và chánh tín, Đức Phật chỉ đề cập tới những niềm tin chân chính vào chân lý, bởi chỉ có như vậy thì con người mới thoát Khổ. Đức Phật khẳng định niềm tin tự giải thoát của con người. Con người muốn giải thoát thì phải có niềm tin và nỗ lực để xa lìa khổ ách vào chính bản thân mình, không dựa dẫm ỷ lại vào một đấng quyền năng siêu hình nào.
Đây cũng là một trong những lý do mà Đức Phật không bao giờ chê bai tôn giáo khác.
Bây giờ chúng ta hình dung, xưa kia khi khoa học công nghệ chưa phát triển, nếu nói con người không cần dùng dầu mà vẫn có đèn sáng, cho đến con người có thể lên mặt trăng, có thứ vũ khí sát sinh có thể cách xa cả hàng nghìn ki lô mét, có thể giết hại cùng một lúc hàng triệu người và phá hủy vạn vật, v.v..., khi đó chắc chắn người đời sẽ cho là hoang đường, ảo tưởng, là mê tín. Nhưng thực tế cuộc sống ngày nay đã chứng minh thế nào?
Những hiện tượng về các nhà tiên tri, ví dụ như nhà tiên tri Nostradamus, nhà tiên tri Vanga, hay như ở Việt Nam ta là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta cũng cho là mê tín dị đoan, là hoang đường, ảo tưởng cả sao?
Các nền triết học như tử vi lý số, nhân tướng học, v.v.... người ta cũng đều cho là mê tín dị đoan, là hoang đường, ảo tưởng cả sao?
Thực tế cho thấy rằng, không một quan điểm thế giới quan, nhân sinh quan nào có thể tồn tại trong đời sống loài người nếu như nó vô giá trị.
Vì thế không thể nói rằng những gì thuộc về siêu nhiên là mê tín.

Trong con đường thực hành đạo Giác ngộ giải thoát, Đức Phật đã cấm các đệ tử của Ngài, đứng đầu là các bậc đã đắc Thánh quả A La Hán, đã chứng đắc tam minh lục thông, không được tiên tri cho người đời đó là vì hai mục đích giữ gìn chánh niệm của hành giả và không để người đời ỷ lại, nương tựa vào những lời tiên tri mà buông thả cuộc sống của mình, từ đó không còn sức tinh tấn phát tâm Bồ đề, thực hành giải thoát tự thân. Đức Phật làm vậy không phải vì Ngài phủ nhận thế giới siêu nhiên, phủ nhận sự huyền vi của tạo hóa.
Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã sai lầm khi nhìn nhận về thế giới siêu nhiên và chụp cho nó cái "mũ" mê tín khi chỉ dựa vào sự thấy biết không thật sự thấu suốt về những lời dạy của Đức Phật.

Qua đây, theo quan điểm của người viết thì mê tín là những niềm tin, những hành động mang tính chất tin tưởng, dựa dẫm, ỷ lại, cầu nguyện vào các thế lực siêu hình như các hương linh hay đấng tạo hóa, đấng toàn năng có khả năng ban phúc giáng họa.
Những gì thuộc về siêu nhiên, huyền vi của tạo hóa, của tự nhiên mà con người chưa thể khám phá hết thì không nên được xem là mê tín.

Sửa bởi tigerstock68: 20/09/2016 - 09:32


Thanked by 1 Member:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/09/2016 - 13:37

Có khi nào có chánh tín rồi mà vẫn mê hay không?






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |