Jump to content

Advertisements




Lạc Việt độn toán - Nhìn lại quá trình nghiên cứu Dịch Học ở Việt Nam


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 29/08/2016 - 10:07

Việt Nam cũng như nhiều nước Châu Á khác như Nhật Bản , Hàn Quốc , Singapo ,... Dịch Học có vai trò rất lớn tác động vào đời sống văn hóa . Việc nghiên cứu , tìm hiểu về Dịch học cũng diễn ra sôi nổi không kếm gì Trung Quốc , cội nguồn của Dịch Học . Thời gian gần đây , quá trình nghiên cứu về Dịch Học ở Việt nam chúng ta có nhiều thây đổi . Điều đó thể hiện trong các xu hướng mới . Cơ bản được thể hiện ở 3 xu hướng sau :
1. Xu hướng tiếp nhận và vận dụng
- Đặc điểm của xu hướng này là thừa nhận các giá trị mà dịch học nêu nên trong quá trình phát triển của nó . Sự thừa nhận thể hiện ở chỗ ; Con người ta đặt niềm tin vào các tư tưởng của Dịch Học mà không hiểu tường tận về cơ sở , nguồn gốc sinh ra các tư tưởng đó . Theo hướng này biến Dịch Học thành Huyền Học theo nghĩa HỌC THUYẾT THẦN BÍ KHÔNG THỂ DÙNG LÍ CHÍ ĐỂ GIẢI THÍCH . Đây là xu hướng lớn nhất , cuốn hút nhiều người . Cho nên , các sách như Tử Vi , Lục Nhâm , Kinh Dịch , Tử Bình ,.... Được xuất bản ngày càng nhiều . Người đọc thì có thử nghiệm các lí thuyết đó để phán đoán tương lai , chứng minh tính thần bí , linh nghiệm . Tất nhiên , khi thất bại thì ý nghĩ cho rằng mình chưa thật tường tận nên phán đoán sai .
- Sai lầm cơ bản nhất của xu hướng này là ở chỗ không hiểu nguồn gốc hình thành của các nguyên lí trong các dòng tư tưởng có liên quan đến Dịch Học . Cho nên , không xác định được giới hạn , phạm vi mà các tư tưởng đó đạt đến . Dẫn đến việc đòi hỏi quá nhiều vượt qua năng lực của học thuyết mình đang nghiên cứu .
- Với tinh thần CÓ THỜ CÓ THIÊNG , CÓ KIÊNG CÓ LÀNH . Cái hay nhất của xu hướng này là nó duy trì được toàn bộ các tư tưởng Dịch Học đã xuất hiện trong lịch sử . Do đó các sách vốn được lưu giữa trong dân gian dần xuất hiện trở lại , cung cấp cho chúng ta nguồn tư liệu ngày một phong phú hơn .

2. Xu hướng tiếp nhận có chọn lọc
- Những người đi theo xu hướng này thường là những nhà tri thức trong xã hội . Trong xu hướng này các nhà tri thức đi vào nghiên cứu Dịch Học ở 3 phương diện cơ bản là : Thế giới quan , nhân sinh quan ( Triết học ) - Luân lí đạo đức - Các quy luật tự nhiên .

- Lê Văn Sửu với tác phẩm THỜI SINH HỌC CỔ PHƯƠNG ĐÔNG xuất bản năm 2000 là một biểu hiện điển hình của việc xem xét Dịch học theo phương diện thế giới quan . Tuy nhiên trong tác phẩm này Lê Văn Sửu không hiểu được cơ sở của quá trình khái quát ra HÀ ĐỒ - LẠC THƯ , quá trình khái quát nên NGŨ VẬN LỤC KHÍ nên có nhiều yếu tố sai lầm . Trong đó có 2 sai lầm sau :
+ Coi các con số của LẠC THƯ là con số biểu hiện của độ ẩm , coi LẠC THƯ là bản đồ độ ẩm của Châu Á . Có lẽ Lê Văn Sửu đã không liên hệ LẠC THƯ với hoàn cảnh lịch sử nó được tạo ra . Vì trong điều kiện lịch sử của giai đoạn con người mới bắt đầu thoát khỏi cuộc sống của bầy người nguyên thủy và số lượng cũng rất ít lại sống ở một khu vực nhỏ , thì không thể khái quát độ ẩm cho cả Châu á được .
+ Sai lầm lớn nhất của Lê Văn Sửu là đưa ra một mô hình vũ trụ không tưởng . Trong vũ trụ đó THÁI CỰC là trung tâm . BÁT QUÁI quay quanh thái cực , CỬU CUNG quay quanh Bát Quái giống như mặt trăng quay trái đất , NGŨ VẬN quay quanh Cửu Cung , LỤC KHÍ quay quanh Ngũ Vận , Mặt trời quay quanh Lục Khí , trái đất quay quanh mặt trời , mặt trăng quay quanh tráu đất .

- Nguyễn Hiến Lê và tác phẩm KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ là tiêu biểu cho xu hướng xem xét Dịch Học ở phương diện đạo đức luân lí . Xu hướng này có những đặc điểm sau :
+ Đồng nhất KINH DỊCH - CHU DỊCH - DỊCH HỌC làm một .
+ Không thừa nhận ý nghĩa của các THẦN SÁT trong dịch học .
+ Lấy tư tưởng của NHO GIÁO để giải thích .
Xết về mặt luân lí đạo đức xu hướng này có những giá trị nhất định . Tuy vậy xu hướng này có nhiều thiếu xót , làm mất đi giá trị cơ bản của Dịch Học . Cụ thể là :
+ Không lí giải được cơ sở hình thành các THẦN SÁT trong Dịch Học .
+ Không thấy được rằng các nguyên lí cơ bản của Dịch Học vốn chỉ quy luật tự nhiên , không phải quy luật xã hội .

- Vũ trụ Quan Phương Đông , Nguyên lí Nhị Phân ,...là những tác phẩm tiêu biểu cho cách nhìn triết học . Tuy nhiên , cách nhì này mang tính tổng hợp và không thu hút được sự quan tâm của nhiều người . Đặc điểm nổi bật là tổng hợp các phương diện của Dịch Học .

3. Xu hướng xem xét Dịch Học một cách khoa học qua tư duy phê phán .
- Đặc điểm của xu hướng này là xem xét toàn diện và tường tận nguồn gốc hình thành các nguyên lí cơ bản của Dịch Học . Qua đó tìm ra giá trị thực sự và phạm vi ứng dụng của nó .
- Lạc Việt Độn Toán và các bài viết theo chủ đề : KINH DỊCH - NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC vào năm 2008 của 2 tác giả lớn là Trần Quang Bình và Nguyễn Vũ Tuấn Anh là điển hình tiêu biểu .
- Theo quan điểm của 2 tác giả thì Kinh Dịch do người Việt . Tuy nhiên quan điểm của 2 tác giả hàm chứa rất nhiều sai lầm nghiêm trọng . Trong đó , nổi lên 2 sai lầm cơ bản là :
* Thiếu cơ sở khi khẳng định Kinh Dịch do người Việt sáng tạo ra và được minh chứng bằng tính chất của Dịch Học thể hiện trên các tác phẩm tiêu biểu và mang đậm tính văn hóa của người Việt như Trống Đồng , tranh Đông Hồ , ... Việc người Việt coi trọng Dịch Học không có nghĩa là người Việt sáng tạo ra nó . Cũng như việc chúng ta xây dựng đất nước theo con đường XÃ HỘI CHỦ NGHĨA không có nghĩa là chúng ta sáng tạo nên Chủ Nghĩa Xã Hội . Việt Nam có rất nhiều xe máy không có nghĩa là chúng ta sáng tạo ra loại xe này .
* Sai lầm nghiêm trọng nhất là ở chỗ thay đổi phương vị của các quẻ trong bát quái . Nguồn gốc của sai lầm này nằm ở chỗ không hiểu được ý nghĩa thực của nó . Không hiểu được ý nghĩa của HÀ ĐỒ - LẠC THƯ , không hiểu được vì sao trong lạc thư số 10 đã biến mất .
* Việc thây đổi này làm đảo lộn ý nghĩa của các thần sát trong Dịch Học



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |