Jump to content

Advertisements




chém Gió thành Bão


161 replies to this topic

#31 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 15/09/2016 - 10:57

Người ta chém gió thành tỷ tiền, lão xí Quách cứ ở đó mà lo chém gió thành bão.

Thanked by 2 Members:

#32 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 15/09/2016 - 16:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 15/09/2016 - 10:57, said:

Người ta chém gió thành tỷ tiền, lão xí Quách cứ ở đó mà lo chém gió thành bão.

Bây giờ QNB cũng quản lý các sản phẩm mà đơn vị tính bằng tỷ, nhưng tiền là của boss, không phải của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nên đành phải đi chém gió đoán bão

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguoiHmong, on 15/09/2016 - 08:49, said:

Quả này phải mời thầy Bội cùng thành lập công ty, vẽ dự án rồi xin tiền chính phủ thực hiện dự án !

Em đặt tên cho dự án là "Buôn vịt trời"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trích dẫn




BUÔN VỊT TRỜI



Xưa có anh chàng siêng ăn biếng làm. Vợ nó thấy thế mắng rằng:
-Người ta thì có công có việc, làm cho vợ con được nhờ, còn mình chỉ nằm ăn nhờ vợ.
Chồng hỏi:
-Thế bu mày bảo t*o làm việc gì bây giờ?
-Người ta buôn đông buôn tây, nuôi vịt, chăn gà. Trông người ta đấy bắt chước mà làm.
-Thế bu mày đưa t*o năm quan tiền, t*o đi mua vịt về t*o nuôi.
Sáng hôm sau, anh ta được vợ giao cho năm quan tiền. Anh ta đi đến một nơi có một đàn vịt đang ăn giữa đồng, anh ta hỏi lũ trẻ con chăn trâu gần đấy:
-Vịt ai ăn đó?
Lũ trẻ nhận láo:
-Vịt của chúng tôi.
-Chúng mày có bán không?
-Có bán.
-Giá bao nhiêu?
-Bán cả đàn vịt chỉ lấy mười quan.
Anh ta mặc cả:
-Năm quan thôi? Có bán ta mua.
Lũ trẻ bằng lòng và dặn:
-Bán rẻ cho bác để bác nuôi mà sinh lợi. Bác trả tiền ngay cho chúng tôi. Chúng tôi đi khỏi đã, rồi hãy đuổi vịt về. Bác đuổi vịt ngay thì sợ vịt quen lối cũ theo gót chúng tôi về nhà mất.
Anh ta đưa tiền, lũ trẻ chia nhau rồi chạy biến đi đâu mất hết. Một lúc sau, anh chàng xuống đồng đuổi vịt về nhà. Nào hay đó là đàn vịt trời, thấy người đuổi bay vù cả lên trời xanh. Anh ta mới ngã ngửa ra là đã bị lũ trẻ lừa.
Ngay tối hôm đó, anh ta lẻn vào nhà một nhà trong làng. Chui xuống nằm ở gậm giường chờ đến khuya sẽ làm một mẻ để gỡ lấy tiền về trả nợ cho vợ.
Một chốc, hai vợ chồng chủ nhà đem nhau lên giường trò chuyện, đùa cợt với nhau. Anh chồng thủ thỉ với vợ:
-Trời ơi ! Anh sướng, anh sướng quá ! Anh lên đến tận trời xanh em ạ !
Anh ta ở gậm giường vội vàng lóp ngóp bò ra hỏi:
-Anh ơi ! Anh lên tận trời xanh, anh có thấy đàn vịt của tôi ở trên ấy không hả?
Hai vợ chồng nhà kia vừa sợ, vừa thẹn, vùng dậy vác gậy đuổi đánh cho anh chàng buôn vịt trời một trận nên thân.



Thanked by 1 Member:

#33 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 15/09/2016 - 23:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 15/09/2016 - 16:56, said:

Em đặt tên cho dự án là "Buôn vịt trời"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thầy Bội chưa vợ mà chém gió khiếp !

Ngày trước, khi nhà nước chưa cấm trồng cây anh túc, người H'Mông vô địch về việc trồng cây này, loại cây ưa mọc trên núi cao đất đai cằn cỗi, nơi người H'Mông định cư. Nhựa cây này xuất khẩu sang Liên Xô làm dược liệu, đóng góp cực lớn vào ngân sách nhà nước đúng vào thời kỳ khó khăn sau thống nhất, đến tận lúc khoan được dầu ngoài biển đem bán và cải cách mở cửa nhà nước mới cấm trồng.
Người H'Mông thời đó có tập quán: Đàn bà lên nương trồng cấy, đàn ông ở nhà cơm nước, trông con, hút thuốc phiện - đó là trước đây.

Không biết thầy Bội đá bóng có hay bật tường, đánh gót không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đàn bà lên nương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đàn ông ở nhà trông con


============================
============================


Báo chí bây giờ giật tít câu viu, tranh cãi một hồi mới bồi thêm 1 bài, làm mình hiểu sai vấn đề, nghĩ sai về bác Phương:

Gặp "dị nhân" của dự án 5.000 tỷ đồng “lên trời gọi mưa”

“Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức đưa bạn đi từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng đưa bạn đến khắp nơi”, ông Phương lẫn lại danh ngôn của Einstein để nói về ý tưởng táo bạo khi đề xuất triển khai dự án “Lên trời gọi mưa” của mình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Phan Đình Phương, Tổng giám đốc Công ty CP Khoa học công nghệ An Sinh Xanh (tại Đà Nẵng) vừa có đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 Bộ để bàn riêng về dự án “Lên trời gọi mưa” của ông. Bên cạnh đó “cha đẻ” của dự án có tên gọi khác lạ này cũng xin tạm ứng khẩn số tiền khổng lồ 5.000 tỷ đồng để kịp triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào 10/10 tới.

Dự án nhằm mục đích chống nắng hạn trong chu kỳ El Nino, đồng thời cũng chống ngập trong những tháng mưa bão.

Ông Phương cho biết, ý tưởng của dự án xuất phát từ việc ông thấy người dân khốn khổ khi ruộng đồng nứt nẻ, lúa chết khô.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ồng Phương chia sẻ về dự án "Lên trời gọi mưa" của mình


“Khoảng tháng 4, tháng 5, tôi xem ti vi thấy người dân than khóc vì ruộng đồng nứt nẻ, lúa chết khô. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm vì nghĩ mình có giúp được gì đâu. Sau một đêm trăn trở, suy nghĩ, tôi quyết định bắt mây phải mưa để người dân có nước chống hạn từ việc vận dụng kiến thức phun nước ở cầu Rồng”, ông Phương nhớ lại.

Theo ông Phương, nó cũng giống như công trình cầu Rồng, thay vì phun nước ở dưới thấp thì sẽ phun nước trên cao. Trong khi đó, Việt Nam mình có ưu thế lớn đó là nhiều núi. Mây rất thích núi nên sẽ sử dụng núi để gọi mưa.

Ông Phương cũng cho biết, trời trong veo nhưng vẫn có nhiều nước. Những phân tử nước bay qua bay lại. Lúc đó sẽ phun I-ốt bạc vào để nước dịch lại với nhau, dần dần sẽ to dần và tạo thành mưa rớt xuống. Tuy nhiên, theo ông Phương I-ốt bạc đắt đỏ nên có thể sử dụng hóa chất khác và những hóa chất đó Việt Nam đều có thể sản xuất được. Còn nguyên liệu gì thì ông Phương vẫn chưa “bật mí” .

Đối với việc chống ngập lụt, sẽ chặn không cho mây vào đất liền bằng cách sẽ hút nước biển phun lên cho mây ướt và tạo thành mưa rớt xuống biển.

“Để chống ngập cho trung tâm thành phố Đà Nẵng, mình có thể chặn và cho mưa ở các vùng nông thôn như thế, trung tâm thành phố không bị ngập mà nông dân lại có nước để sản xuất”, ông Phương lấy ví dụ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Phương tự tin dự án của mình sẽ thành công 100%


Nói về cái tên của dự án, ông Phương cho biết, đây là một cái tên rất thật nhưng cũng hơi tếu tếu. Sở dĩ ông đặt tên “Lên trời gọi mưa” vì lúc đầu dự án nhằm mục đích chống hạn. Nhưng sau đó, ông lại thấy các thành phố chìm trong cảnh ngập lụt khi mưa bão đến nên ông tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp dự án thêm theo hướng chống ngập. Đáng lẽ ông sẽ sửa tên dự án thành “Điều hòa mưa” nhưng ông thấy cái tên “Lên trời gọi mưa” cũng hay mà thực chất cũng là gọi mưa, tức là gọi mưa ít hay mưa nhiều thôi nên ông quyết định vẫn giữ cái tên ban đầu.

Ông Phương cho biết, Văn phòng Chính phủ đã liên hệ và cho biết sẽ bố trí thời gian để vào làm việc với ông. 7 Bộ mà ông đề nghị gồm có Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Nguyên – Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó sẽ có một Bộ làm chỉ huy. Với số tiền mà ông xin cấp là 5.000 tỷ đồng đó cũng không phải do cho ông quản lý mà là Bộ chỉ huy quản lý.

Theo ông Phương, hiện chưa thể tính toán được kinh phí cho dự án này. Vì thế, cần phải có các Bộ ngồi lại để bàn bạc. Nếu kết hợp với các Bộ, ngành thì kinh phí nó khác, không thì chi phí lại khác.

“Nếu bây giờ có tàu Hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển tuần tra ngoài biển kết hợp phun nước thì kinh phí sẽ giảm đi. Nhưng nếu họ nói không được thì cũng kinh phí sẽ tăng lên”, ông Phương lấy ví dụ.

Ông Phương tự tin dự án sẽ thành công 100% khi triển khai nhưng thành công ở mức độ nào là tùy thuộc vào tài chính.

“Nếu có tiền thì có thể làm nhiều trạm, hứng được nhiều mưa. Còn ít tiền sẽ làm được ít trạm, hứng được ít mưa thì nhiều chỗ sẽ ngập hơn”, ông Phương giải thích.

Trước ý kiến của nhiều người về dự án không tưởng của mình, ông Phương cho rằng: “Tất cả những ý tưởng nào mà người ta phản đối thì càng hiệu quả”. Rồi ông đọc câu danh ngôn của Einstein “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức đưa bạn đi từ điểm A đến điểm B. Trí tưởng tượng đưa ta đến khắp nơi”.

Được biết, ông Phương là nhà sáng chế của nhiều công trình, trong đó có nhiều công trình được ứng dụng trong thực tiễn.

Khánh Hồng


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nguoiHmong: 15/09/2016 - 23:22


Thanked by 2 Members:

#34 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 16/09/2016 - 05:36

"Trí tưởng tượng hay bánh vẽ đưa ta đến xã hội thiên đàng trong khi kiến thức hiện thực chứng tỏ rõ là ta đang sống trong địa ngục . "
Ranh ngôn của nhà bác học tưởng tượng VDTĐ .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 15/09/2016 - 16:56, said:

Bây giờ QNB cũng quản lý các sản phẩm mà đơn vị tính bằng tỷ, nhưng tiền là của boss, không phải của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nên đành phải đi chém gió đoán bão
[b]

Trí tưởng tượng mình là boss thì tiền tỷ là của mình .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguoiHmong, on 15/09/2016 - 23:15, said:

Thầy Bội chưa vợ mà chém gió khiếp !

Ngày trước, khi nhà nước chưa cấm trồng cây anh túc, người H'Mông vô địch về việc trồng cây này, loại cây ưa mọc trên núi cao đất đai cằn cỗi, nơi người H'Mông định cư. Nhựa cây này xuất khẩu sang Liên Xô làm dược liệu, đóng góp cực lớn vào ngân sách nhà nước đúng vào thời kỳ khó khăn sau thống nhất, đến tận lúc khoan được dầu ngoài biển đem bán và cải cách mở cửa nhà nước mới cấm trồng.
Người H'Mông thời đó có tập quán: Đàn bà lên nương trồng cấy, đàn ông ở nhà cơm nước, trông con, hút thuốc phiện - đó là trước đây.

Không biết thầy Bội đá bóng có hay bật tường, đánh gót không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đàn bà lên nương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

[color=#000080]Đàn ông ở nhà trông con


============================
============================

Tui như thầy Bội giao ngay cặp khúc xương cho mấy cô Hmong để tha hồ ngồi trông vợ.

Thanked by 3 Members:

#35 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 16/09/2016 - 15:23

“Lên trời gọi mưa”: Lộng ngôn, ảo tưởng hay sự viển vông của lòng tốt?

“Vỹ cuồng", “hoang tưởng”, “phi thực tế”… là những nhận xét được độc giả Dân Trí thể hiện trong hàng trăm bình luận gửi về đối với kiến nghị xin ứng khẩn 5.000 tỷ đồng của ông Phan Đình Phương, trong khi ông Phương cho biết, ý tưởng đơn thuần xuất phát từ việc thấy người dân khốn khổ vì ruộng đồng nứt nẻ, lúa chết khô.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ là chiêu trò?


Như đã đưa tin, trong văn bản trình lên Thủ tướng và các cơ quan chức năng, ông Phương đề nghị Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ xem xét chủ trì tổ chức cuộc họp với 7 Bộ để bàn riêng về dự án “

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

”. Đồng thời, xin ứng “khẩn” 5.000 tỷ đồng cho việc triển khai mua sắm trang thiết bị hóa chất thử nghiệm đợt 1 vào đầu tháng 10 tới.


Với kế hoạch “giảm mây bay”, “điều tiết mưa đúng nơi đúng lúc” được đưa ra trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của công ty ông Phương, độc giả Phamduc đã thốt lên rằng “Việt Nam có ý tưởng tiên phong trên toàn cầu, không biết giống ai không”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thay vì tạm ứng 5.000 tỷ đồng cho một dự án chưa rõ khả thi hay không, độc giả cho rằng nên đầu tư đúng mức hơn cho công tác dự báo thời tiết và hạ tầng thoát nước hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập


Theo độc giả Water Tree thì đây rõ ràng là một kiến nghị “điên rồ” bởi khi mà thiết bị phải nhập ngoại thì các nước phát triển họ cần gì phải để dân chúng phải chịu nắng hạn và lũ lụt.

Thậm chí, độc giả Vy Nguyen nhận định đây chỉ là một “chiêu trò lừa đảo” và “bịp bợm” vì cho rằng nếu Công ty An Sinh Xanh tự cho mình là “siêu nhân có thể điều tiết, điều khiển thời tiết”, “đòi làm cha mẹ của thiên nhiên”, thì quả là “lộng ngôn” khi mà một sự việc bình thường như thông báo cho mọi người dân biết diễn biến thời tiết hàng ngày còn chưa xong.

Sự nghi ngờ của các độc giả chủ yếu đến từ thực tế là ngay cả như cường quốc “nhiều tiền lắm của” và có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản còn hạn hán, ngập lụt, sóng thần… thì nếu làm được, các nước đã làm rồi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chủ nhân đề án xin tạm ứng ngay 5000 tỷ đồng để triển khai


Nhiều độc giả Sỹ Tuan, Nam, Tây Môn Xuy Tuyết, Truong Minh, Đỗ Văn Phóng… để lại bình luận, hẳn rằng ông Phương muốn trở thành Tôn Ngộ Không hay Gia Cát của Việt Nam chăng mà tham vọng thâu mây đoạt gió.

Không ít độc giả đang sinh sống tại nước ngoài như độc giả Tang Mary cho biết, tại New York (Mỹ), người dân vẫn đang phải hàng giờ hàng phút ngóng tin dự báo thời tiết, chính quyền phải vất vả cảnh báo cho người dân về các sự cố thời tiết thông qua mọi phương tiện thông tin, truyền thông. Có lẽ rằng “Mỹ chưa có công nghệ cao như Việt Nam nên Chính phủ phải làm vậy để bảo vệ dân mình”, vị độc giả hài hước bình luận.

“Đài Loan và Trung Quốc mấy ngày nay không biết đến ông này. Nếu biết họ đã nhờ ông ngăn chặn ngay siêu bão vừa gây tổn thất rất lớn”, độc giả Nam Ngọc dí dỏm khi siêu bão Meranti với sức gió lên tới 370km/h mới đây đổ bộ vào Đài Loan, Trung Quốc khiến người dân địa phương phải sơ tán và gây thiệt hại lớn về người và của trong khi nước này cũng không thể “hô phong hoán vũ”.

Độc giả Duy Lý cảm thán: “Người Việt giỏi thật” khi mà nền kinh tế, khoa học kĩ thuật chưa phát triển... nhưng lại có những dự án mà “các nước phát triển hàng đầu thế giới cũng phải học tập”.

Chỉ khả thi với việc gây mưa ở phạm vi nhỏ

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến ghi nhận mục đích tốt đẹp của người đề xuất dự án và cho rằng, cần nghiêm túc xem xét về dự án này, bởi những ý tưởng của ông Phương không phải là không có căn cứ thực tế.

Theo quan điểm của một độc giả có tài khoản Cười Cả Ngày thì đây là một ý tưởng hay. Và thời chiến tranh, Mỹ đã từng bắn hóa chất lên trời gây mưa để kéo dài mùa mưa trên đường Trường Sơn nhằm cản trở sự tiếp viện từ Bắc vào Nam.

Cho biết, là người nghiên cứu thiên nhiên 40 năm tại Bình Định, độc giả Trần Thị Hồng Anh khẳng định việc tạo ra những cơn mưa hay không cho mưa hoạt động trên nhánh lưu vực từ thiên nhiên dễ như một trò chơi nhưng chắc chắn rằng không thể có máy móc hay phương pháp hóa học nào có thể đẩy những đám mây hội tụ gây mưa từ vùng này đem đến cho một vùng khác gây mưa được.
Vị này phân tích: Thứ nhất, việc hơi nước hội tụ thành những đám mây phải do 2 tâm gây mưa tạo thành: một tâm có nhiệm vụ hút và một tâm sẽ hỗ trợ đẩy nước (mây) đi toàn lưu vực, chính tương tác này sẽ tạo thành trường gió phân phát nguồn nước cho vùng lưu vực đó.


“Bạn phải hiểu rằng thiên nhiên là sức mạnh tổng hợp, việc tạo mưa giúp cho mưa hài hòa tôi thấy rất vất vả bởi chỉ một sơ xuất là hình thành mưa xấu”- độc giả Hồng Anh cho hay.

Thứ hai, nguồn mưa của lưu vực chỉ chi phối nguồn nước cho chính lưu vực đó; bởi thế khi ta đem mây đi từ nhánh lưu vực này cho một nhánh lưu vực khác, hơi nước không đủ no sẽ tan mất, sẽ không gây mưa được. Một nguyên lý trong hình thành mưa, thì 2 tâm gây mưa phải cùng hoạt động nếu chỉ một trong 2 tâm gây mưa đưa nước lên sẽ không gây mưa được. “Bạn phải hiểu rằng hình thành gây mưa là do chính lưu vực chi phối hình thành, và chính nó sẽ bảo vệ nó để tồn tại” – độc giả này lưu ý thêm.

Chiều qua (15/9), trao đổi với phóng viên Dân Trí, một đại diện của Bộ Khoa học Công nghệ cho biết, thực tế trên thế giới đã từng áp dụng gây mưa nhân tạo tại một số nơi, cho một số sự kiện nhưng phạm vi áp dụng chỉ trong khu vực nhỏ chứ không phải phạm vi toàn quốc như trong đề án mà Công ty An Sinh Xanh đề cập.

“Do đây là một dự án trình lên để xin được triển khai chứ không phải là một đề tài khoa học, nên phải có đánh giá và sự chấp thuận của nhiều bên, Bộ Khoa học Công nghệ mới chỉ hướng dẫn công ty làm việc với các cơ quan phụ trách các lĩnh vực liên quan chứ chưa thể đánh giá, bình luận gì thêm về tính khả thi của dự án này”, vị đại diện Bộ KHCN cho hay.

Bản thân ông Phương trong cuộc trao đổi với báo chí ngày hôm qua, ông này chia sẻ: ý tưởng của dự án xuất phát từ việc ông thấy người dân khốn khổ khi ruộng đồng nứt nẻ, lúa chết khô. “Sau một đêm trăn trở, suy nghĩ, tôi quyết định bắt mây phải mưa để người dân có nước chống hạn từ việc vận dụng kiến thức phun nước ở cầu Rồng”, ông chủ An Sinh Xanh nói.

Đưa ra những luận cứ khoa học để làm điểm tựa cho ý tưởng của mình, ông Phương tự tin, dự án này sẽ thành công 100%.
Tuy nhiên, theo độc giả Lê Văn Lợi, đề xuất của ông Phương chưa chi tiết và chưa ổn. Cần mời các chuyên gia kinh tế, các công ty độc lập nước ngoài thẩm định dự án và phải làm rõ được trách nhiệm của người phụ trách từng bộ phận hay toàn bộ dự án này.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến Thủ tướng gửi các Bộ về đề xuất trên


Trước khi "lên trời" hãy lo xong dưới đất

Về đề xuất xin ứng trước “khẩn cấp” khoản tiền khổng lồ lên tới 5.000 tỷ đồng chỉ trong chưa đầy 1 tháng tới của Công ty An Sinh Xanh, độc giả Trần Cường bày tỏ ngạc nhiên “ngân sách hình như dễ xin lắm nên toàn xin cái vớ vẩn, không thực tế”, trong khi ở Việt Nam “con ốc còn làm không xong” huống chi là “hô phong hoán vũ”.

Độc giả Đỗ Hữu Diên không khỏi ngạc nhiên bởi trong lúc nợ công đang vượt kế hoạch thì vì sao ông Phương lại có thể “tham mưu” mà gần như thúc ép Chính phủ một khoản tiền tới 5.000 tỷ đồng tạm ứng cho một dự án chưa từng được nước nào áp dụng để có thể “lên trời gọi mưa” một cách dễ dàng.

Cũng có độc giả vui tính đồng ý tạm ứng nhưng chỉ mức “50 nghìn ăn sáng” đối với một ý tưởng có dụng ý tốt. Theo độc giả Sỹ Tuan, cứ tạm ứng 5.000 tỷ đồng cho ông Phương nếu ai đó có tiền, còn mang tiền của dân ra ứng thì phải xem ý người dân thế nào. Hơn nữa, hết 5.000 tỷ tạm ứng này, rồi còn bao nhiêu nghìn tỷ tiếp theo mới đưa ý tưởng trên hiện thực?

Độc giả Hoa Tran thì hào phóng khi cho biết, nếu ông Phương điều tiết được thì nhân dân sẽ biếu không ông 1.000 tỷ đồng, còn độc giả Thuc Hoang cho rằng, “mỗi năm nên trả cho ông Phương 10.000 tỷ” nhưng với điều kiện ông Phương phải chứng minh mình làm được, bởi đây là tiền của dân, mà nếu dự án thành hiện thực thì dân sẽ được nhờ lắm.

Góp ý về đề xuất này, độc giả Dat cho rằng, “mưa gió bão là việc của trời, nên thuận theo tự nhiên” và nếu có đầu tư thì nên đầu tư vào hệ thống cảnh báo cho chính xác hơn, đầu tư vào quy hoạch đô thị, hệ thống tiêu thoát nước tốt hơn. “Những cái dưới đất còn chưa làm được hẳn hoi mà đã lo lên trời”, theo vị độc giả này, là việc làm “vô nghĩa, không có tầm nhìn”.

Với giả định Chính phủ đồng ý cho Công ty An Sinh Xanh tạm ứng 5.000 tỷ đồng như đề xuất của ông Phương, độc giả Manhhung và Hoàng Mạnh Hùng coi đây là một hình thức “làm giàu không khó”, “làm giàu quá dễ”.

Trong hàng trăm bình luận gửi về Dân trí, cũng có người đã góp ý cho ông Phương rằng, có thể bán luôn ý tưởng dự án cho những quốc gia nhiều tiền như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, sẽ “dư tiền để xài”. Theo độc giả Nguyen Huu Han, với bước đột phá mạnh mẽ, nếu đề án thực sự hiệu quả và bán cho các nước phát triển thì sẽ lãi ròng hàng ngàn tỷ!

Bích Diệp



Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



======================
======================

Thiết nghĩ, chỉ cần dự đoán, dự báo đúng rồi tăng cường phòng chống thì đã giảm được nhiều thiệt hại.

Tỷ như:

- Cơn bão số 1 dự báo sai về cường độ gió mà nhà đèn bị đổ hàng ngàn cột điện nên kêu trời.

- Cơn bão số 3 tương đối to mà do tích cực phòng chống nên thiệt hại giảm tương đối kể.

- Cơn bão số 4 đã được dự báo là mưa nhiều, nhưng phòng chống kém mà xảy ra sự cố hầm thủy điện sông Bung 2, lũ cuốn ở Nghệ An,...

VTV.vn - Theo Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai, tính đến sáng 15/9, bão số 4 đã làm 41 người thiệt mạng, mất tích và bị thương.

Thanked by 1 Member:

#36 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 17/09/2016 - 15:42

Bão số 4 gây thiệt hại thế nào cho miền Trung

Đổ bộ vào Quảng Nam - Quảng Ngãi sớm 13/9, gió bão cấp 8 hầu như không gây thiệt hại. Tuy nhiên, mưa lớn sau bão khiến lũ quét xuất hiện ở nhiều nơi, làm 7 người chết, 9 người mất tích.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việt Chung - Phạm Hương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=============================
=============================

Chuyên gia: Sự cố thủy điện Sông Bung 2 không phải do bão lũ

Sự cố thủy điện Sông Bung 2 khiến nước chảy ồ ạt xuống hạ lưu, một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại về quy hoạch và an toàn của các đập thủy điện.
Trước việc lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nước lũ tràn về làm "bục cửa van số 2, hầm dẫn dòng", ông Hoàng Xuân Hồng (Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam) cho rằng: "Về nguyên tắc và kinh nghiệm làm thủy điện, không nên đóng van cửa ống dẫn dòng vào mùa lũ, phải mở ra để thoát lũ".

Còn theo TS Tô Văn Trường, chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường, lũ gây ra sự cố vừa qua chỉ 560 m3/giây, không thể đổ lỗi cho lũ lớn. Về kỹ thuật, đường ống dẫn dòng là phần kết cấu chuyển nước, không phải hạng mục chịu sức ảnh hưởng của lũ hay mực nước lớn. "Nếu vỡ hay tràn đập mới có thể nhận định do lũ lớn đột ngột. Các đường ống đều có thông số cụ thể, lưu lượng qua đường ống muốn tăng thêm cũng không được".

"Phải kiểm tra lại hồ sơ thiết kế cửa van đã chuẩn xác chưa? Đặc biệt là chất lượng thi công như thế nào?", ông Trường đặt nghi vấn.
Một chuyên gia khác cũng loại bỏ nguyên nhân bão lũ. Ông lưu ý trước khi có lũ, hồ Sông Bung 2 mới tích được khoảng 1/3 dung tích trong tổng số 92 triệu m3 thiết kế, tức là hồ vẫn còn khả năng tích nước thêm.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Sơn Thủy.


Sự cố thủy điện Sông Bung 2, theo các chuyên gia một lần nữa cảnh báo về quy hoạch và an toàn đập thủy điện ở Việt Nam. Đặc biệt miền Trung và Tây Nguyên là địa bàn nhiều công trình thủy điện, các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắc Nông với hàng trăm thủy điện lớn nhỏ đã và sẽ triển khai.

Các chuyên gia cho rằng, không phủ nhận vai trò đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia, nhưng việc phát triển thủy điện ồ ạt đang ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là hệ lụy từ việc xả lũ khiến người dân hạ lưu ở vùng hồ, đập thủy điện luôn sống trong nỗi lo sợ mỗi mùa mưa bão về.

Để hạn chế việc phát triển đập tràn lan mà không chú trọng đến chất lượng, các chuyên gia đề nghị cơ quan quản lý cần quy định rõ trách nhiệm từng bên như chủ đầu tư, chính quyền địa phương trong việc quản lý và giám sát sự vận hành của nhà máy, đặc biệt trong tích và xả nước.

"Tôi không phản đối việc xây dựng thủy điện, nhưng quan trọng là con người phải quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý như thế nào để không gây ra hậu quả đáng tiếc", ông Hồng nói.

Sự cố thủy điện Sông Bung 2 diễn ra như thế nào

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân ban đầu của sự cố là do ảnh hưởng của bão số 4 và áp thấp nhiệt đới từ ngày 11/9. Nước lũ về hồ chứa với lưu lượng rất lớn, khoảng 560m3/s.

16h25 ngày 13/9, các công nhân của nhà thầu đang múc bùn đọng ở hầm dẫn dòng, chuẩn bị đổ bê tông thì nước lũ tràn về làm bục cửa van số 2 nặng 120 tấn. Hầm dẫn dòng ngập, hai công nhân lái máy đào bị nước cuốn trôi. Nước lũ sau đó cũng đổ xuống ảnh hưởng đến các khu dân cư, trong đó có làng Pà Ooi, xã La Ê (Nam Giang, Quảng Nam) nằm dưới chân đập thủy điện Sông Bung 2, cách khoảng 5 km.

Phạm Hương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#37 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 17/09/2016 - 23:32

Bão bé tẹo mà công tác đối phó quá kém nên khổ dân.


Thanked by 2 Members:

#38 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 19/09/2016 - 21:59

Những hiện tượng tự nhiên có sức mạnh hủy diệt nhất

Bão, động đất, phun trào núi lửa là những hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nguồn năng lượng khổng lồ, có thể gây ra thảm họa tồi tệ cho con người.
Bão

Một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại là bão Haiyan đổ bộ vào Philippines năm 2013, với sức gió 314 km/h, theo IFL Science. Ở Tây bán cầu, Patricia là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mexico năm 2015 với sức gió cực đại 325 km/h.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh vệ tinh của siêu bão Haiyan. Ảnh: NOAA.


Năm 1961, siêu bão Nancy, một xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có vận tốc gió cao nhất trong lịch sử, khoảng 346 km/h. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính cơn bão giải phóng mức năng lượng trung bình khoảng 600 nghìn tỷ jun (J) mỗi giây trong đám mây gây mưa và 1,5 nghìn tỷ J dưới dạng động năng của gió.

Trên thực tế, những cơn bão trung bình tạo ra mức năng lượng tương đương 600 triệu cú sét mỗi giây.

Động đất

Ngày nay, các nhà khoa học đo sức mạnh của chúng dựa trên thang độ lớn mô-men (Mw). Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử diễn ra vào ngày 22/5/1960 tại miền nam Chile với độ lớn 9,5 Mw, giải phóng năng lượng khoảng 8,3 tỷ tỷ J chỉ trong vài giây.

Phun trào núi lửa

Một số núi lửa phun trào có thể hình thành những cột khói bụi và dung nham khổng lồ. Núi lửa St. Helens nổi tiếng với vụ phun trào khiến nhiều người thiệt mạng nhất trong lịch sử nước Mỹ năm 1980. Tro bụi từ vụ phun trào trải rộng gần 1.600 km, khiến 57 người tử vong. Ngọn núi lửa tiếp tục thức giấc năm 2004, phun ra cột tro bụi cao trên 9.000 m.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Núi lửa Calbuco, Chile, phun trào tháng 4/2015. Ảnh: IFL Science.


Vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong 500 triệu năm qua được cho là xảy ra tại La Garita, siêu núi lửa đã ngừng hoạt động ở Colorado, Mỹ. Cách đây 28 triệu năm, núi lửa này phun ra 5.000 km3 khói bụi và dung nham chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, đủ để chôn vùi tiểu bang California dưới 12 m tro bụi, với năng lượng giải phóng vào khoảng 1.050 tỷ tỷ J.


Va chạm với tiểu hành tinh

Khi sao chổi hoặc tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất, chúng có thể gây ra bão lửa, sóng thần khổng lồ, làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Khói bụi từ vụ va chạm che lấp ánh sáng Mặt Trời, ngăn cản quá trình quang hợp của cây xanh, tiêu diệt toàn bộ chuỗi thức ăn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sự sống trên Trái Đất bị đe dọa nếu va chạm với tiểu hành tinh có kích thước lớn. Ảnh: Alamy.


Một tiểu hành tinh đường kính 10 km trong quá khứ có thể là thủ phạm tiêu diệt toàn bộ loài khủng long va chạm với Trái Đất, giải phóng năng lượng 543.000 tỷ tỷ J, gấp 1.000 lần so với năng lượng mà một cơn bão tạo ra trong suốt một ngày.

Theo các nhà khoa học, Mặt Trăng hình thành sau vụ va chạm giữa Trái Đất thuở sơ khai với một hành tinh nhỏ tên là Theia cách đây khoảng 4,5 tỷ năm.

Xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Lê Hùng


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#39 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 23:56

PGS.TS Vũ Thanh Ca: Dự án 'lên trời gọi mưa' không khả thi

Nghiên cứu về mưa nhân tạo trên thế giới không giải thích rõ cơ chế tăng lượng mưa tới mức thương mại và chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ chứ không tạo thành trận mưa để thay đổi tình trạng khô hạn. PGS.TS Vũ Thanh Ca, chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường "Nghiên cứu cơ sở khoa học để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam" năm 2006 có bài viết gửi VnExpress sau khi Công ty cổ phần khoa học công nghệ An Sinh Xanh (Đà Nẵng) đưa ra dự án "lên trời gọi mưa" với kinh phí 5.000 tỷ đồng.

Thí nghiệm đầu tiên về tác động lên mây được thực hiện cuối những năm 1940. Vào những năm 1950, nhiều quốc gia đặc biệt là Mỹ và Liên Xô đã tập trung nghiên cứu vấn đề này. Khi đó, người ta bắt đầu nghĩ tới một buổi sáng có thể tỉnh giấc và bấm nút quyết định hôm nay trời mưa hay nắng, hy vọng con người có thể điều khiển được thiên nhiên.

Năm 2005, Nga rất tự tin về nghiên cứu mưa nhân tạo. Một số nhóm khoa học tại Mỹ và Israel cũng công bố phương pháp và công nghệ mới tác động lên mây làm mưa nhân tạo. Cạnh Việt Nam có Trung Quốc, Thái Lan cũng đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và triển khai nhiều dự án như vậy nhằm chống hạn, sạch không khí và nhiều mục đích khác. Nga, Trung Quốc và Thái Lan tuyên bố đã thành công dự án gây mưa nhân tạo với giá thành rất rẻ.

Thực hiện đề tài cấp bộ với kinh phí không lớn, chúng tôi nhận được hỗ trợ của nhiều cơ quan, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc liên hệ, sắp xếp chương trình hợp tác với các nước. Đề tài đã mời được nhiều chuyên gia nổi tiếng thế giới về tác động lên mây và làm mưa nhân tạo từ Mỹ, Nga sang Việt Nam phối hợp nghiên cứu, tổ chức hội thảo. Ngược lại, chúng tôi cũng sang Nga, Trung Quốc và Thái Lan để học tập kinh nghiệm.

Không chỉ Trung Quốc, Nga và Thái Lan cùng hai nhóm nhà khoa học Mỹ hợp tác với chúng tôi tuyên bố công nghệ của họ rất hiệu quả trong việc làm mưa nhân tạo và sẵn sàng chuyển giao cho Việt Nam. Một nhóm nhà khoa học Israel cũng chuyển giao miễn phí cho chúng tôi mô hình số trị mã nguồn mở về mô phỏng chi tiết quá trình vi vật lý mây và tác động lên mây làm mưa nhân tạo. Nó có thể được sử dụng để thực hiện các thực nghiệm số trị, tìm phương án tốt nhất để làm mưa nhân tạo.

Các nhà khoa học Mỹ ngoài việc tự túc kinh phí để sang Việt Nam hỗ trợ, còn chuyển giao miễn phí cho chúng tôi một mô hình số trị dự báo thời tiết với thời hạn cực ngắn (2 đến 3 giờ) với độ chính xác cao sử dụng các số liệu của ra đa số hóa, phục vụ nghiên cứu và tác nghiệp làm mưa nhân tạo cũng như để cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Tuy nhiên, để thực hiện "lên trời gọi mưa" trong thực tế cần lượng kinh phí rất lớn nên thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên, đặc biệt là Thứ trưởng Nguyễn Công Thành lúc bấy giờ cần đánh giá công nghệ của các nước và báo cáo với Bộ một cách trung thực, nhóm đã tập trung vào các nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực sự của các dự án làm mưa nhân tạo.

Chúng tôi rà soát tất cả kết quả đánh giá, chủ yếu là từ Mỹ về làm mưa nhân tạo. Theo đó, việc này chỉ thành công nếu thỏa mãn ba điều kiện: Một là giải thích được cơ chế vật lý của việc tăng lượng mưa do tác động làm mưa nhân tạo; hai là kết quả phải đảm bảo độ tin cậy thống kê; ba là kết quả làm mưa nhân tạo phải được lặp lại với các điều kiện mây và tác động tương tự nhau, hay nói cách khác, công nghệ được nghiên cứu và phát triển tại vùng này phải áp dụng được một cách hiệu quả tại vùng khác.

Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với một số nhà khoa học Mỹ để làm rõ và đánh giá các kết quả, thực nghiệm làm mưa nhân tạo trước đó. Kết quả, hầu như các nghiên cứu trên thế giới đều giải thích rõ cơ chế tác động để biến mây thành mưa, nhưng không giải thích rõ được cơ chế tăng lượng mưa tới mức thương mại được khi tác động, tức là không khẳng định được hiệu quả kinh tế của việc làm mưa nhân tạo.

Khi đó các nhà khoa học Thái Lan đã xây dựng và áp dụng một công nghệ có thể tạo mây trong điều kiện trời không mây và tác động tiếp để đám mây phát triển, gây mưa. Tại một cuộc họp ở Thái Lan, trên cơ sở kết quả nghiên cứu chung với các nhà khoa học Mỹ, tôi đã chỉ ra rằng các trận mưa có lượng mưa đủ để cải thiện đáng kể tình trạng hạn hán phải có nguồn cung cấp lượng ẩm từ quá trình hoàn lưu quy mô lớn. Tác động làm mưa nhân tạo tại một quy mô rất nhỏ không thể huy động đủ lượng ẩm để tạo ra một trận mưa để làm thay đổi đáng kể tình trạng khô hạn. Hay nói một cách khác, có thể tạo mưa từ tác động, nhưng lượng mưa tạo được không hiệu quả về mặt kinh tế.

Ông Giám đốc văn phòng làm mưa nhân tạo Hoàng gia của Thái Lan đã không trả lời được câu hỏi này của tôi. Trên thực tế, phân tích các kết quả làm mưa nhân tạo tại Thái Lan cho thấy nhận định của chúng tôi là đúng.

Vì không có số liệu tại Trung Quốc, giới khoa học Mỹ đánh giá hiệu quả làm mưa nhân tạo tại các thí nghiệm, dự án thực hiện tại Mỹ, Nga, Thái Lan và Cu Ba (do Liên Xô thực hiện) không đủ độ tin cậy thống kê để khẳng định các tác động làm mưa nhân tạo làm tăng lượng mưa. Hơn nữa, cùng một công nghệ nhưng áp dụng tại các khu vực lại cho kết quả khác nhau.

Chúng tôi hợp tác với 3 nhóm nhà khoa học Mỹ. Hai nhóm đầu đề xuất công nghệ và sẵn sàng chuyển giao để làm mưa nhân tạo ở Việt Nam. Nhóm thứ ba lại nêu ra nghi ngờ về kết quả làm mưa nhân tạo và khuyến nghị chưa nên làm vì không có đủ cơ sở khoa học.

Khi chúng tôi sử dụng các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả làm mưa nhân tạo của nhóm thứ ba để trao đổi với nhà khoa học Mỹ thuộc hai nhóm đầu, Thái Lan và Trung Quốc, tất cả đều không phản bác các kết quả này. Tuy vậy, một số nhà khoa học Nga nói với chúng tôi rằng đã và đang có những nghiên cứu đủ cơ sở khoa học để bác bỏ kết luận về hiệu quả làm mưa nhân tạo của nhóm khoa học Mỹ. Nga cũng khẳng định công nghệ của họ là hiệu quả và hứa chuyển giao cho chúng tôi các kết quả này. Về sau chúng tôi đã nhiều lần liên hệ đề nghị họ cung cấp các kết quả nhưng không thấy. Chúng tôi theo dõi rất kỹ các tạp chí quốc tế từ đó đến nay nhưng cũng không thấy các nhà khoa học Nga phản bác Mỹ.

Chúng tôi đã báo cáo kết quả nghiên cứu với Bộ Tài nguyên, lãnh đạo Bộ nhận thấy rằng hiện trình độ khoa học, công nghệ của ta còn hạn chế, phương tiện, thiết bị còn lạc hậu, trong khi phải đầu tư lượng kinh phí rất lớn nhưng chưa khẳng định được hiệu quả. Vì vậy, Bộ chỉ đạo chưa triển khai ngay dự án làm mưa nhân tạo mà tiếp tục nghiên cứu cho tới khi khẳng định được hiệu quả kinh tế.

Từ năm 2006, năm kết thúc đề tài đến nay, tôi tiếp tục theo dõi các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới về tác động nhân tạo biến đổi thời tiết. Tôi khẳng định rằng các nghiên cứu chưa cung cấp được kết quả nào khác hơn với những nhận định của chúng tôi. Vì vậy, tôi cho rằng đầu tư nghiên cứu làm mưa nhân tạo hiện nay ở Việt Nam là lãng phí vì chắc chắn là không hiệu quả.

Cách hiệu quả nhất để tác động tới tự nhiên là nghiên cứu kỹ các quy luật của nó để có tác động phù hợp, giúp quá trình tự nhiên xảy ra theo hướng có lợi cho mình. Trường hợp này, khi đủ độ ẩm hoặc có mây nhưng không mưa, tác động tạo mưa nhân tạo như một que diêm gây nên một đám cháy trên lớp cỏ khô. Nhưng khi mưa to hoặc bão thì tác động của con người không còn có tác dụng nữa vì quá trình tự nhiên gây mưa đã cực kỳ hiệu quả. Lúc này tác động của con người là quá nhỏ bé so với tự nhiên, cũng như vứt một que diêm vào một đám cháy lớn không làm đám cháy lớn hơn. Vì vậy, ý tưởng dùng tác động của con người để điều khiển các quá trình mưa lớn và bão là hoàn toàn không có cơ sở khoa học và không thể thực hiện được.

Ông Phan Đình Phương gửi đề án "lên trời gọi mưa" cho Văn phòng Chính phủ từ tháng 5/2016. Một dự án khác có tên "gọi nắng" cũng đã được ông gửi đi. Để ý tưởng được thực hiện, ông Phương cùng đồng nghiệp sẽ đặt hệ thống đường ống ở dưới đất hoặc trên biển, sau đó trực thăng hoặc khinh khí cầu sẽ đưa ống dẫn lên cao. Ông sẽ dùng công nghệ bùng nổ thủy khí biến nước thành hơi nước, bắn lên không trung. Hơi nước sẽ làm tích tụ các ion nước trong không khí và tạo mây gây mưa. Nếu có mây thì phun thẳng vào những đám mây này, mây nặng sẽ rơi xuống làm mưa.

PGS.TS Vũ Thanh Ca


Bạn có thể quan tâm

Thanked by 1 Member:

#40 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 16:31

Xuất hiện cơn bão mạnh giật cấp 14 gần Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay (25/9), trên vùng biển ngoài khơi xa phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines) một cơn bão mạnh có tên quốc tế là MEGI, đang hoạt động.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí và hướng di chuyển của bão MEGI (Ảnh: NCHMF).


Hồi 13h ngày 25/9, vị trí tâm bão MEGI ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 130,3 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 1.000km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (tức là khoảng từ 150 - 165km một giờ), giật trên cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 13h ngày 26/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 125,5 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 500km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là khoảng từ 165 - 185km một giờ), giật trên cấp 15.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13h ngày 27/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc; 120,8 độ Kinh Đông, trên đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là khoảng từ 120 - 135km một giờ), giật trên cấp 12.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông từ đêm mai (26/7) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão dịch chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km.



Nguyễn Dương


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



======================================

Cơn bão này hơi khó đoán, mời các bác vào cùng dự đoán !

Hiện nay nó đang di chuyển tương đối nhanh: 20-25 km/h.

Theo tôi, nếu nó di chuyển chậm lại 1 chút, khoảng 10-15 km/h thì có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta, cụ thể là Miền Bắc nước ta !

Sửa bởi nguoiHmong: 25/09/2016 - 16:40


#41 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 17:07

Bão Megi cấp 14 gần biển Đông

Cơn bão Megi đang hoạt trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines), khả năng ngày 27/9 đi vào biển Đông.

13h ngày 25/9, bão Megi cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 1.000 km về phía đông nam, sức gió mạnh nhất 165 km/h (cấp 14). Với vận tốc 20-25 km/h hướng tây tây bắc, đến chiều 26/9, Megi cách đảo Đài Loan khoảng 500 km phía đông nam, mạnh thêm thành cấp 15.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dự báo của Trung tâm khí tượng và thủy văn trung ương lúc 14h20. Ảnh: NCHMF.


Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn trung ương cho biết, ngày 27/9, bão trên đảo Đài Loan và cường độ gió giảm còn 135 km/h, tương đương cấp 12. Hoàn lưu bão gây gió mạnh ở vùng biển đông bắc biển Đông từ đêm 26/9.

Nếu đi vào biển Đông thì Megi sẽ là cơn bão số 6. Cơ quan khí tượng nhận định, năm nay bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông xuất hiện muộn và ít hơn trung bình nhiều năm. Trong đó khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dự báo của đài khí tượng Hong Kong. Ảnh: HKO.


Phạm Hương

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#42 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 26/09/2016 - 21:06

Trong hơn 24 giờ qua, cơn bão Megi này nó vẫn cứ phi ầm ầm, mỗi giờ vẫn cứ đi được 20-25 km, dường như nó không có cơ hội ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

===============

TIN VỀ CƠN BÃO MEGI

Hồi 13 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão MEGI ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 126,2 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 580km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 13 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 121,0 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Đài Loan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (165-185km/giờ), giật trên cấp 17.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông từ sáng mai (27/9) có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,5 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, trên đất liền 2 tỉnh Quảng Đông-Phúc Kiến (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 15-16. Biển động dữ dội.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 2h30 ngày 27/9.
Tin phát lúc: 14h30


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nguoiHmong: 26/09/2016 - 21:07


#43 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/09/2016 - 21:36

Chưa cần bão đâu, mưa thôi mà Tp. .... đã thất thủ thế này đây (hôm nay 26/9/2016)


Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/09/2016 - 21:46

Tòa nhà trái bắp bitexco ngập nước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#45 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 16:12

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, hiện nay, một vùng áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí vùng tâm áp thấp nhiệt đới.


Hồi 13h ngày 5/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc; 125,2 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông khoảng 390km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 13h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông. Trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8-9.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ sáng mai (6/10) vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 7-8 trở lên): phía Bắc Vĩ tuyến 190N và phía Đông Kinh tuyến 1170E. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Ngoài ra do hoạt động của gió mùa Tây Nam, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa giông kèm gió giật mạnh. Sóng biển cao từ 1.5-2.5 mét. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

Nguyễn Dương


Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |