Jump to content

Advertisements




Các nước có thể đòi Trung Cộng hàng trăm tỉ USD tiền thuê biển


3 replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 12:58

Khi Tàu suy yếu thì các nước sẽ đòi chúng phải trả nợ này .


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Các nước có thể đòi Trung Cộng hàng trăm tỉ USD tiền thuê biển




T7, 07/16/2016 - 07:44



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: CSIS





Một chuyên gia Mỹ về ngành tình báo quân sự vừa có bài viết trên tạp chí Forbes, gợi ý rằng các nước Đông Nam Á có thể kiện Trung Cộng để đòi tiền thuê biển và tiền bồi thường thiệt hại môi trường biển lên tới hàng trăm tỉ Mỹ kim.
Bài phân tích của ông Anders Corr xuất hiện trên trang mạng của tạp chí Forbes hôm Thứ Sáu ngày 15 tháng 7. Theo tính toán của ông Corr, Trung Cộng nợ Philippines và các nước khác hơn 177 tỉ Mỹ kim tiền thuê và bồi thường cho những gì Trung Cộng đã làm trên Biển Đông. Vì không có chủ quyền Biển Đông mà dọn vào cư ngụ trong thời gian dài, nên Trung Cộng phải trả tiền thuê đảo và bãi đá. Vì gây ra thiệt hại cho những rạn san hô do các công trình bồi lấp và xây cất, nên Trung Cộng phải bối thường thiệt hại cho các nước yêu sách theo phán quyết mới đây của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ông Corr tính toán dựa trên những khoản tiền mà Hoa Kỳ đã trả cho Philippines để thuê các căn cứ quân sự, và khoản tiền bồi thường khi một tàu Mỹ bị mắc cạn trong một rạn san hô của Philippines.
Vào năm 2015, Hoa Kỳ trả gần 2 triệu Mỹ kim cho Philippines để bồi thường cho 0.58 mẫu san hô bị phá hủy, khi tàu USS Guardian bị mắc cạn. Năm 1988, Philippines đòi Hoa Kỳ trả 1.2 tỉ Mỹ kim tiền thuê 6 căn cứ quân sự. Từ các con số này, ông Corr tính ra rằng chỉ riêng với Philippines, Trung Cộng đã nợ khoảng 176.6 tỉ Mỹ kim tiền thuê đảo và bãi đá và tiền bồi thường thiệt hại.
Tác giả cũng nhắc đến việc 64 binh sĩ Việt Nam tại đảo Gạc Ma đã bị Trung Cộng bắn theo kiểu hành quyết như thế nào. Tác giả kết luận rằng, chỉ khi nào Trung Cộng rút ra khỏi các đảo nhân tạo trên Biển Đông và trả tiền phạt và tiền thuê cho các nước yêu sách, cộng thêm những khoản tiền bồi thường cho gia đình của những người bị giết, các công dân quan tâm mới nên nhìn nhận công lý đã được thực thi.

Huy Lam / SBTN


Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 15/08/2016 - 12:59


Thanked by 2 Members:

#2 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 15/08/2016 - 14:57

Ngay cả khi Tàu bị Mông Cổ làm thịt rồi mà ta cũng không đòi được 2 tượng vàng cho 2 Vua Trưng nữa là bây giờ (và tương lai).

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 21:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CaspianPrince, on 15/08/2016 - 14:57, said:

Ngay cả khi Tàu bị Mông Cổ làm thịt rồi mà ta cũng không đòi được 2 tượng vàng cho 2 Vua Trưng nữa là bây giờ (và tương lai).
Mông Cổ mần Tàu xong thì cái gì của Tàu thành của Mông, ngu gì trả . Thế cuộc mổi lúc một khác, nếu ta vẩn ngu yếu thì thằng khác dành phần đòi của ta từ Tàu .

#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 16/08/2016 - 21:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trung Quốc bối rối trước bản đồ cổ của Việt Nam

Thông tin về bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Chính quyền im lặng nhưng cư dân mạng bàn luận rất sôi nổi.


Trung Quốc bối rối trước bản đồ cổ của Việt Nam

Thông tin về bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Chính quyền im lặng nhưng cư dân mạng bàn luận rất sôi nổi.


Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như nhiều báo Việt Nam đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết.
Đây là bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.
Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng.

Đủ cách “đầu độc”
Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.
Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trênReadnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.

Lập trang web Tam Sa sai trái
Bất chấp những phản đối gay gắt của quốc tế về việc thành lập phi pháp cái gọi là TP.Tam Sa, Trung Quốc còn leo thang trắng trợn trong việc lập ra vô số trang web thông tin riêng về Tam Sa nhưSansha.hinews.cn (thuộc Tập đoàn nhật báo Hải Nam), Hq.xinhuanet.com/sansha (thuộc Tân Hoa xã).
Với hình ảnh đảo Phú Lâm, nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, làm hình nền trang chủ, trang Tam Sa của Tân Hoa xã có nhiều mục như: tin nóng, văn hóa, du lịch, cuộc sống, quan sát, quan điểm, phỏng vấn chuyên đề… Đây là nơi những thông tin tuyên truyền sai trái, những hành động phi pháp của Trung Quốc được phát tán, càng khiến người dân nước này bị “đầu độc” về vấn đề biển Đông.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 16/08/2016 - 21:51


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |