Jump to content

Advertisements




TỬ BÌNH-TỨ TRỤ : Tính xác thực trong quan hệ giữa Đại Vận và Lưu niên Tiểu Vận


25 replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 21:40

TÍNH XÁC THỰC TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠI VẬN VÀ LƯU NIÊN TIỂU VẬN
I. Khái quát về quan hệ giữa Đại Vận và lưu niên Tiểu Vận

- Theo quan điểm của Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn Tứ Trụ Dự Đoán Học . Đại Vận của Tứ Trụ được xác định dựa vào tháng sinh của mỗi con người . Trong trường hợp Nam sinh năm dương , nữ sinh năm âm các Đại Vận sẽ được an theo chiều thuận , lấy tên tháng sinh làm chuẩn :
- Ví dụ : Nam mệnh sinh vào các năm như Tý - Dần - Thìn - Ngọ - Thân - Tuất là các năm dương và Mệnh Nữ sinh vào các năm như Sửu - Mão - Tỵ - Mùi - Dậu - Hợi . Thì đại vận sẽ an theo chiều thuận của 60 hoa giáp tính theo tháng . Giả sử Nam mệnh sinh năm dương vào tháng Canh Thìn ( tháng 4 âm lịch ) , thì các đại vận sẽ như sau : V1-Tân Tỵ . V2-Nhâm Ngọ . V3- Quí Mùi ...
- Mỗi Đại Vận sẽ quản 10 năm Lưu niên tiểu hạn .
- Chẳng hạn , Nam Mệnh sinh năm Giáp Dần , Tháng Đinh Mão vào Đại vận từ 1 tuổi sẽ được tính như sau : V1-Mậu Thìn , quản 10 năm lưu niên tiểu hạn từ năm Giáp Dần đến hết năm Quý Hợi . V2-Kỉ Tỵ , quản 10 năm từ năm Giáp Tý đến hết năm Quý Dậu ,...

II. Mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa Đại Vận và Lưu niên Tiểu Vận

- Trong Tú Trụ Dự Đoán Học , Thiệu Vĩ Hoa cho rằng mỗi Đại Vận quản 10 năm và coi trọng ảnh hưởng của cả Thiên Can và Địa Chi của Đại vận đến lưu niên Tiểu Vận . Tuy nhiên , Thiệu Vĩ Hoa cũng nhắc đến cách đánh giá về mối quan hệ giữa Đại Vận và Lưu niên Tiểu vận ở các thuyết khác mà không chỉ rõ là của ai và trường phái nào . Cụ thể là có 2 quan điểm lớn về mối quan hệ này :
- Quan điển thứ nhất cho rằng : Mỗi Đại Vận quản 10 năm Lưu niên Tiểu vận . Trong đó . Thiên Can của Đại vận quản 5 năm đầu , Địa Chi quản 5 năm sau . Cũng có quan điểm cho rằng Thiên Can của đại vận quản 3 hoặc 4 năm đầu , địa chi quản 7 hoặc 6 năm sau .
- Quan điểm thứ hai cho rằng : Mỗi Đại Vận chỉ quản 5 năm .
- Tóm lại , Tứ Trụ Dự Đoán Học mới chỉ nêu ra mà không xác định được quan điểm nào là chính xác . ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT PHẢN ÁNH SỰ BẾ TẮC VỀ MẶT LÍ LUẬN CUẢ TỬ BÌNH - TỨ TRỤ . Điều này , càng làm sáng tỏ nguyên nhân vì sao Thiệu Vĩ Hoa coi trọng cả THIÊN CAN VÀ ĐỊA CHI CUẢ ĐẠI VẬN để xác định ảnh hưởng của nó đến Lưu niên Tiểu vận trong quá trình dự đoán .

III. Cơ sở xác định mối quan hệ giữa Đại Vận và Lưu niên Tiểu vận

- Để làm rõ mối quan hệ giữa Đại Vận và Lưu niên Tiểu vận , trước hết cần làm rõ vì sao trong Tử Bình - Tứ Trụ lại LẤY TRỤ THÁNG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐẠI VẬN .
Trụ Tháng phản ánh tiết lệnh đang ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm sinh mênh của con người bắt đầu gia nhập vào thế giới . Tứ Trụ Dự Đoán Học rất coi trọng thời điểm này , coi dó là thời điểm khí gốc ( Cái mốc đầu tiên của Vận Mệnh ) . Khí ngũ hành trong tự nhiên không ngừng vận động , nhưng chúng có đặc điểm là vận động theo chu kì . Cụ thể là sau 5 năm sẽ trở lại điểm bắt đầu đó ( vì Giáp kỉ hoá thổ ,..) . Nghĩa là mỗi vận sẽ là một chu kì của Khí ngũ hành .
- Nếu căn cứ vào chu trình vận động của Khí Ngũ Hành thì mỗi Đại Vận chỉ quản 5 năm Lưu niên tiểu vận mà không phải là 10 năm như các sách đang phổ biến .
- Điều này có thể rất đơn giản để chứng minh tính hợp lí : Mỗi đại vận tương ứng với 5 năm tức là 60 tháng . Nếu chúng ta dùng Ngũ Hổ Độn để xác định từng tháng trong các năm Lưu niên tiểu vận , thì sẽ thấy tính chính xác và hợp lí so với tên Đại Vận .
- Ví dụ :Nam sinh năm Giáp Dần , Tháng Đinh Mão , Vào vận năm 1 tuổi sẽ như sau : Đại Vận 1 Mậu Thìn , quản 5 năm là Giáp Dần , Ất Mão , Bính Thìn , Đinh Tỵ ,Mậu Ngọ. Sang đại vận 2 là Kỷ Tỵ , quản 5 năm , bắt đầu từ năm Kỉ Mùi . THÁNG TỴ của năm KỈ MÙI sẽ trùng với tên của Đại Vận giống như sự trùng hợp giữa tên đại vận thứ nhất và tháng Mão của năm Giáp Dần.
- Hơn nữa chữ VẬN trong Dịch Học luôn được dùng chỉ sự vận hành của Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ .

RẤT MONG ĐƯỢC CHỈ GIÁO

#2 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 00:13

Dạo này lý thuyết Tử Bình đang được quan tâm dữ dội hay sao mà bác ThaiThangNhu hỏi rồi giờ bác BanChatDichHoc hỏi, mà hỏi toàn những cái mấu chốt, cần phải giấu. Hè hè.

Bác ThaiThangNhu hỏi về Vòng Trường Sinh, là cái mấu chốt để cân đo ngũ hành trong bát tự. Cái này đã có 1 topic cũng tranh cãi tưng bừng. Còn câu hỏi của bác BanChatDichHoc thì liên quan đến gốc rễ của Tử Bình, đó là phép khởi đại vận, đồng thời sẽ giúp trả lời được đúng sai đối với quan điểm dùng đại vận / lưu niên để luận lại VTS cho ngũ hành bát tự.

Chỉ sợ với tình hình lộn xộn như hiện nay, khó có ai toàn tâm toàn ý muốn chia sẻ với bác kỉ lưỡng về vấn đề này. Tôi chỉ có 1 số chia sẻ nhỏ, không thoả mãn được câu hỏi của bác, nhưng xem như là phe Tử Bình đãi khách đi, chứ chỉ giáo thì không dám. Còn lại tuỳ tình hình.

Đầu tiên là Tử Bình khác với Tử Vi ở chỗ lưu niên không phải là tiểu vận (tôi không có nghiên cứu Tử Vi nên nói sai thì bác thông cảm). Về vấn đề hành vận, Tử Bình có 3 loại: đại vận, tiểu vận, và lưu niên. Đại vận thì bác nói rồi, khởi từ nguyệt trụ. Tiểu vận khởi từ thời trụ. Lưu niên là can chi thực của năm đang xét đến, ví dụ năm nay là lưu niên Bính Thân. Theo cụ Thiệu, thì trước khi vào đại vận, có thể dùng tiểu vận để luận. Ví dụ 4 tuổi vào đại vận đầu tiên Tân Mùi chẳng hạn. Thì các tuổi 1, 2, 3 (không thuộc đại vận nào), có thể kết hợp giữa tiểu vận và lưu niên để xem hạn. Từ tuổi khởi vận trở đi (trong ví dụ này là 4 tuổi) thì xem đại vận và lưu niên, không xem tiểu vận nữa (hoặc có xem nhưng là thứ yếu).

Nói thì nói như vậy, nhưng tôi thấy cụ Thiệu khi luận vận hạn, có trường hợp vẫn dùng tiểu vận như bình thường. Chắc là trong những trường hợp đó, đại vận và lưu niên không nói lên được hạn đó, nên cần phải kết hợp thêm tiểu vận.

Tôi thì có cách phi đại vận và lưu niên vào bát tự, nên việc phi 2 đối tượng đó vào để luận đã là nhiều. Tức là nó thành 6 trụ. Nếu thêm tiểu vận nữa thì nó thành 7 trụ. Lúc đó các mối quan hệ ngũ hành càng thêm phức tạp, việc cân đo chúng rất khó khăn.

Bác thấy chỉ mới có 4 trụ mà cân đo ngũ hành để xác định nhật chủ vượng nhược, và cách cục, mà đã cãi nhau tưng bừng. Bây giờ 6 trụ là rất nhiều. 7 trụ là quá nhiều, sẽ còn cãi nhau đến mức độ nào? Ví dụ dụng thuỷ, hỷ kim đi. Nhưng gặp năm Thân có khi lên bờ xuống ruộng. Đó là vì phải phi nó vào bát tự. Khi gia nhập bát tự, nó sẽ thay đổi các mối quan hệ sẵn có của bát tự đó (nguyên cục), có khi những thay đổi này là rất lớn. Đây chính là luận dụng thần biến hoá, rất nhiều vị học Tử Bình mà không luận vận hạn cho các bát tự xa lạ, và chỉ gọt lại những hạn đã biết, thì khó lòng thấy sự biến hoá này. Luận dụng thần biến hoá mới thấy được sự kì diệu và mênh mông của Tử Bình.

Do 7 trụ là vô cùng phức tạp, nên bản thân tôi chỉ giới hạn lại 6 trụ, đó là bát tự + đại vận + lưu niên, hoặc bát tự + tiểu vận + lưu niên. Tôi không dám luận 7 trụ 1 lúc, không kham nổi.

Thứ hai là đại vận quản 5 năm, tiểu vận quản 5 năm. Cụ Thiệu dùng kết hợp cả can và chi đại vận là đúng với cả vượng suy và manh phái; tôi không có duyên học cách cục phái nên tôi không rõ họ luận thế nào. Và đó là đúng đối với cách xem cơ bản, dành cho người mới nhập môn, vì rõ ràng quyển sách đó đã nói rất rõ là Nhập Môn Tứ Trụ. Đối với cách xem cho người có kinh nghiệm, thì sẽ phân chia sự mạnh yếu. Ví dụ nếu đang ở 5 năm do can quản, thì tác dụng của chi sẽ yếu đi; 5 năm do chi quản, thì tác dụng của can sẽ yếu đi. Yếu như thế nào thì tôi không nói ở đây. Đây là đề nghị của Manh Phái, tuy nhiên nếu tôi nhớ không lầm thì đọc sách của 1 số tác giả theo trường phái vượng suy ít danh tiếng hơn, vẫn có vài vị đề cập đến phương pháp này.

Ngoài ra, tác dụng của can chi cũng khác, để biết sự khác nhau như thế nào, cần phải thấu hiểu sự vận động của ngũ hành trong bát tự. Cùng là thuỷ, nhưng Nhâm sẽ tác động vào bát tự khác Hợi, tác động của Hợi lại khác Tý. Cá biệt có trường hợp gặp Nhâm là cát, gặp Hợi là hung; hoặc gặp Hợi là cát, gặp Tý là hung, hoặc ngược lại. Cho nên trước khi luận tương lai, cần luận hạn quá khứ để hiểu rõ bát tự đó vận động như thế nào. Đó là cách luận có trách nhiệm theo quan điểm của tôi. Còn đối với các bậc thầy trình độ thần sầu thì tôi không dám có ý kiến.

Phía trên là 2 lí do vì sao muốn công thức hay toán hoá Tử Bình là điều hầu như không thể, đồng thời cũng giải thích tại sao luận vận hạn sắc nét rất khó khăn, cần kết hợp rất nhiều kỉ thuật với nhau.

Còn những điều bác đề cập trong ví dụ nam sinh Giáp Dần chỉ là sự trùng hợp. Vì không phải bát tự nào cũng khởi vận từ 1 tuổi.

Vận trong Tử Bình cũng giống như Dịch Học, cũng dùng để chỉ sự vận hành của ngũ hành. Tuy nhiên, có thực có hư. Đối chiếu giữa Trích Thiên Tuỷ và Manh Phái Đoàn Kiến Nghiệp, sẽ thấy rõ chỗ nào là thực, chỗ nào là hư, và tác động của nó đối với bát tự là như thế nào.

Sửa bởi ThienKhanh: 04/08/2016 - 00:14


Thanked by 4 Members:

#3 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 01:45

Hỏi thế này thì ... ít ai chia sẻ .
Nếu ai đã trót theo vượng suy pháp , tôi trước có đọc qua tài liệu nào đó :
- cần cẩn thận 2 năm đầu hoặc 2 năm cuối đại vận , ví như từ vận dần tới sửu hược thân tới tuất , đó là sự chuyển giao của ngũ hành , từ mộc sang thổ có thể vẫn còn dư khí hay tới chậm hoặc nhanh .
- năm chuyển vận cần suy xét kỹ .
-------------------
Cách cục
Can chi quản năm liệu thế nào cho đúng , chỉ có can chi đại vận 10 năm là chắc chắn đúng , can chi đại vận là một cặp thống nhất .
thân và dậu , nhâm thân và quý dậu , nhâm thìn và nhâm tuất , nhâm thân và nhâm tuất , làm sao để so sánh để định số ?

Thanked by 1 Member:
HTV

#4 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1792 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 10:04

báo cáo với các bác là tôi học tử bình 4 năm rồi mà còn mông lung quá, dù tôi cũng hay luận tử bình bởi thật sự có những bát tự tôi không biết nên luận như thế nào cho đúng, bởi vậy khi gặp bát tự khó quá tôi liền sử dụng đến Tử vi hoặc lục hào để xem.

thực tế tôi xem thì thấy lưu niên quan trọng hơn tiểu vận, cho nên tôi đã bỏ qua tiểu vận trọng luận đoán, nên chỉ có 6 trụ như bác ThienKhanh trình bày. Mối quan hệ giữa Tứ trụ, Đại vận và lưu niên ít sách đề cập đến và có thì cũng chỉ qua loa, đa phần là luận về Cách cục vương suy chứ ít nói về lưu niên. toàn nói đến đại vận là hết, như Trích Thiên Thuỷ cũng vậy. Tôi có đọc sách Thiệu Vĩ Hoa nhưng mà thấy cũng sơ sài lắm, Tử Bình Chân Thuyên, Tam mệnh thông hội cũng vậy, cho nên đa phần phải dựa vào kinh nghiệm là chính, mà người có kinh nghiệm thì xem nó như bí quyết vậy.

trong Tử vi thì Đại vận có phân chia, ví dụ bắc đẩu quản 5 năm đầu, nam đẩu quản 5 năm tiếp theo, nói là quản nhưng bắc đẩu 5 năm đầu thì hoạt động mạnh rồi yếu dần, nam đẩu hoạt động mạnh 5 năm sau nhưng 5 năm trước nó vẫn hoạt động nhưng yếu thôi. vậy tại sao Tử bình lại không thể có chuyện phân chia 5-5 như vậy? cho nên tôi nghỉ Thiên Can quản 5 năm đầu, Địa chi quản 5 năm tiếp theo cũng là hợp lý. còn khi đi vào chi tiết thì tuỳ vào cách cục, vượng suy, thấu hay không thấu, xung khắc hình hại hợp mà quyết định.

trong Tích Thiên Thuỷ chỉ thấy nói đến Cái đầu và tiệt cước mà đọc qua cũng thấy ngắn gọn, sơ lược chứ không có nói 5-5.

Thanked by 1 Member:
HTV

#5 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 21:05

Trước hết xin gửi lời cảm ơn đến các vị đã có ý kiến phản hồi , chia sẻ

Sở dĩ đặt ra vấn đề này vì tôi ngờ rằng đã có sự sai lầm trong các sách hoặc tôi không hiểu . Nay thêm một vài ý , mong quý vị chỉ bảo thêm .

- ThiênKhanh cho rằng tôi sử dụng ví dụ một tuổi vào vận để chứng minh chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên có tạo ra sự trùng lập hợp lí . Đây chính là vấn đề tôi ngờ rằng có sự sai lầm . Cụ thể là một tuổi thì tên của đại Vận thứ nhất tất là THIÊN CAN ĐỊA CHI TIẾP THEO CUẢ TRỤ THÁNG . Nhưng nếu 5 tuổi mới vào vận thì tên của đại vận sẽ phải là tên của can chi thứ 5 tính từ trụ tháng mà không phải tên can chi liên tiếp của trụ tháng cho nên không có gì sai lầm ( Theo ý kiến riêng ). Vấn đề tiểu vận thì ok .

- Tôi thấy rằng , bất kì ai dù mới học , hay đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu như các vị hẳn cũng thấy ngay được đặc điểm quan trọng nhất của Tử Bình - Tứ Trụ là coi trọng sự dung hoà hợp của 5 yếu tố Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ . Chính vì thế mà nêu nên vấn đề THÔNG QUAN - ĐIỀU HẦU . Tuy nhiên , năm yếu tố này vốn được dùng để chỉ tính chất của 5 vận nối tiếp nhau thông qua sự hoá hợp của 10 Thiên can là Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỉ - Canh - Tân - Nhâm - Quí . Trong khi đó địa chi vốn được Dùng để chỉ tính chất của Lục Khí . Do đó sự kết hợp giữa thiên can và địa chi hình thành hệ thống lí luận Lục Khí - Ngũ Vận . Đây là lí luận cơ bản nhất , là cơ sở hình thành các môn thuật trong đó có Tử Bình - Tứ Trụ . Nghĩa là Tử bình - Tứ Trụ vốn sử dụng THIÊN CAN của các trụ làm nền tảng luận về cách cục , hỉ , kị . Sử dụng địa chi để xét tính chất vượng suy, cường nhược của Thiên Can . Điều này được xét tương tự đối với Đại vận và Lưu niên .
Chẳng hạn : Đại vận Giáp thân là hỉ thần của một cách cục , nhưng rõ ràng rằng Giáp ở vị trí Dần thì lực sẽ khác với Giáp ở vị trí Thân .

- Việc phân chia rõ cách sử dụng Thiên Can và Địa Chi trong Tử Bình - Tứ Trụ như vậy sẽ gíúp chúng ta không bị rối loạn bởi chỗ nào cũng phân chia là Tỷ ,Kiếp , Tài, Ấn , Thực , Thương , Quan , Sát ở cả Thiên Can và Địa Chi và cũng giúp chúng ta làm rõ sự thống nhất của chúng .
Nếu như điều trên là đúng thì rõ ràng mỗi đại vận chỉ quản 5 năm , không phải 10 năm theo đúng quy luật Hợp hoá của 5 Vận .

- Giả thiết rằng ý kiến của tôi đúng chúng ta sẽ có một con số ấn tượng . Nếu mỗi ddaij vận quản 5 năm , thì dù dự đoán theo Quẻ dịch hay theo Tử vi chúng ta đều có được một chu kì của đại vận bằng với 1 chu kì hoa giáp . Cụ thể là nếu mỗi hào của quái quản 5 năm thi tổng quái chính và quái biến là 60 . Nếu mỗi cung trên lá số Tử vi quản 5 năm thì qua một chu kì sẽ là 60 . Đúng bằng 60 hoa giáp .

#6 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 23:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 04/08/2016 - 21:05, said:

Cụ thể là một tuổi thì tên của đại Vận thứ nhất tất là THIÊN CAN ĐỊA CHI TIẾP THEO CUẢ TRỤ THÁNG . Nhưng nếu 5 tuổi mới vào vận thì tên của đại vận sẽ phải là tên của can chi thứ 5 tính từ trụ tháng mà không phải tên can chi liên tiếp của trụ tháng cho nên không có gì sai lầm ( Theo ý kiến riêng ). Vấn đề tiểu vận thì ok .

Không biết tôi có hiểu lầm ý của bác không. Nhưng ví dụ như tháng sinh là Bính Thìn. Dương nam, âm nữ thì dù cho khởi vận lúc bao nhiêu tuổi, đại vận đầu tiên vẫn là Đinh Tỵ. Cho nên khởi vận năm 5 tuổi thì đại vận đầu tiên vẫn là Đinh Tỵ chứ không phải Canh Thân.

Âm nam, dương nữ thì dù cho khởi vận lúc bao nhiêu tuổi thì đại vận đầu tiên vẫn là Ất Mão.

BanChatDichHoc said:

Tuy nhiên , năm yếu tố này vốn được dùng để chỉ tính chất của 5 vận nối tiếp nhau thông qua sự hoá hợp của 10 Thiên can là Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỉ - Canh - Tân - Nhâm - Quí . Trong khi đó địa chi vốn được Dùng để chỉ tính chất của Lục Khí .

Tử Bình sử dụng thực ngũ hành của hành vận, tức là nếu gặp đại vận Bính Thìn thì Bính vẫn là Bính hoả, chứ không xét Bính trong mối quan hệ Bính - Tân ngũ hợp thuỷ cục. Chỉ có 1 trường hợp duy nhất mặc định các thiên can phải được đặt trong mối quan hệ ngũ hợp là sử dụng Ngũ Thử Độn và Ngũ Hổ Độn.

Nhờ bác giải thích thêm Lục Khí là gì. Cám ơn bác.

BanChatDichHoc said:

Việc phân chia rõ cách sử dụng Thiên Can và Địa Chi trong Tử Bình - Tứ Trụ như vậy sẽ gíúp chúng ta không bị rối loạn bởi chỗ nào cũng phân chia là Tỷ ,Kiếp , Tài, Ấn , Thực , Thương , Quan , Sát ở cả Thiên Can và Địa Chi và cũng giúp chúng ta làm rõ sự thống nhất của chúng.

Luận thập khí là mệnh pháp. Khi "gắn nhãn" thập thần cho thập khí thì nó không còn là mệnh pháp, mà nó bước qua 1 phạm trù khác là tượng pháp. Cho nên không thể nói "nhãn" của thập thần làm rối loạn sự thống nhất của thập khí.

BanChatDichHoc said:

Giả thiết rằng ý kiến của tôi đúng chúng ta sẽ có một con số ấn tượng . Nếu mỗi ddaij vận quản 5 năm , thì dù dự đoán theo Quẻ dịch hay theo Tử vi chúng ta đều có được một chu kì của đại vận bằng với 1 chu kì hoa giáp . Cụ thể là nếu mỗi hào của quái quản 5 năm thi tổng quái chính và quái biến là 60 . Nếu mỗi cung trên lá số Tử vi quản 5 năm thì qua một chu kì sẽ là 60 . Đúng bằng 60 hoa giáp .

Tử Bình xem 1 đời người là (làm tròn thành) 100 năm, không phải 60 năm. Chỗ này tôi không muốn giải thích chi tiết, mong thông cảm. Vì vậy cho nên việc đại vận có phản ánh chu kì lục thập hoa giáp hay không, theo tôi là không có ý nghĩa nhiều.

KimCa said:

Mối quan hệ giữa Tứ trụ, Đại vận và lưu niên ít sách đề cập đến và có thì cũng chỉ qua loa, đa phần là luận về Cách cục vương suy chứ ít nói về lưu niên. toàn nói đến đại vận là hết, như Trích Thiên Thuỷ cũng vậy. Tôi có đọc sách Thiệu Vĩ Hoa nhưng mà thấy cũng sơ sài lắm, Tử Bình Chân Thuyên, Tam mệnh thông hội cũng vậy, cho nên đa phần phải dựa vào kinh nghiệm là chính, mà người có kinh nghiệm thì xem nó như bí quyết vậy.

Luận hỷ kỵ chỉ cần sử dụng mệnh pháp là đủ. Để luận được vận hạn sắc nét của từng năm, cần sử dụng tượng pháp và kĩ pháp trên cái nền của mệnh pháp.

Tượng pháp là tượng loại ngũ hành, tượng loại can chi, tượng loại thập thần, nạp âm, cung tinh, thần sát.

Kĩ pháp là cách sử dụng tượng pháp theo kiểu đặc biệt. Ví dụ, ông Đoàn Kiến Nghiệp có phần kĩ pháp là hỗ hoán. Đó là kĩ thuật hoán đổi thập thần, tức là nó thao tác trên thập thần của phần tượng pháp. Ông Bành Khang Dân có phần kĩ pháp là kết hợp thất chính tứ dư vào bát tự. Đó là kĩ thuật dùng cung chức kết hợp với thần sát, tức là nó thao tác trên thần sát của phần tượng pháp.

Như bác ThichNguNgay có ý định chia sẻ 1 phần lí luận không dựa vào hỷ kỵ bên topic bên kia, đó là 1 loại kĩ pháp. Vì vậy tôi mới đề nghị bác ấy không nên chia sẻ đại trà, vì các vị đang nghiên cứu phần mệnh pháp sẽ bị lẫn lộn, nghĩ nó là mệnh pháp thì dễ gặp khó khăn.

Bản thân tôi sử dụng phi cung thần sát, là 1 kĩ thuật thao tác trên thần sát bát tự nhưng phi theo 1 trật tự riêng biệt trên hư bàn, nên cũng thuộc loại kĩ pháp.

Dĩ nhiên những phần kĩ pháp này thì nên bí truyền. Lọt vào tay các vị bị hoang tưởng vĩ cuồng thì thiên hạ đại loạn. Hoặc nếu không đại loạn thì sẽ có nhiều người tức chết. Hè hè.

Phía trên tôi đề cập đến 3 khái niệm mệnh pháp, tượng pháp, kĩ pháp, được giải thích trong sách của ông Đoàn Kiến Nghiệp.

Theo tôi, điều làm cho Tử Bình phong phú, thiên biến vạn hoá chính là cách sử dụng tượng pháp và kĩ pháp của từng người để luận đoán vận hạn. Còn mệnh pháp thì mặc dù lí giải của mỗi người là khác nhau, không ai hoàn toàn giống ai, nhưng các qui luật thì nó cũng chỉ có bao nhiêu đó: cân bằng, lưu thông, sinh hoá.

KimCa said:

trong Tích Thiên Thuỷ chỉ thấy nói đến Cái đầu và tiệt cước mà đọc qua cũng thấy ngắn gọn, sơ lược chứ không có nói 5-5.

Không biết tôi có nhớ lầm không, nhưng 2 khái niệm cái đầu và tiệt cước hình như là đề cập trong cuốn của ông Lý Hư Trung hoặc Tam Mệnh Thông Hội. Trích Thiên Tuỷ không sử dụng cái đầu, tiệt cước mà sử dụng thiên phúc, địa tái. Tôi thích dùng thiên phúc, địa tái hơn vì nó bao gồm cả cái đầu, tiệt cước, nhưng nó phản ánh cách nhìn hình tượng khí cục (khí tượng / hình tượng), thành ra nó áp dụng được rộng rãi hơn.

Manh Phái thì dùng thực thấu, hư thấu. Tức là lấy thiên can làm trung tâm.

Sửa bởi ThienKhanh: 04/08/2016 - 23:38


Thanked by 1 Member:

#7 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 05/08/2016 - 01:03

Có cái này , tôi không định nói , nhưng mà cảm giác nhiều người sai lầm hoặc không nghiên cứu rõ ràng chỗ này :"
- bát tự là bát tự , không nên đem logic tử vi sang bát tự , từ bát tự lý luận qua tử vi thì có thể , tử vi là môn đẩu số dụng số rõ ràng và dụng lý chế hoá ngũ hành , bát tự không có như thế , chỉ có ngũ hành mà thôi .
- ngày giờ và năm tháng là 2 tồn tại riêng biệt , không có cái nào chi phối nhau .
- thứ 3 : điều mà mọi người nhầm lẫn rất lớn , đa phần cho rằng 60 năm tử vi quay vòng một lần , lại có những lá số trùng nhau . Và bát tự chắc là cũng vậy . Bát tự không có như thế . Giả như năm bính thân , tháng canh dần , vòng lục thập hoa giáp đợt này xuất hiện ngày mậu dần , nhưng không thể chắc chắn rằng 60 năm sau 120 , 180 năm sau hay 240 năm trước , cũng có xuất hiện ngày mậu dần vào năm bính thân tháng canh dần đó , có bát tự vài trăm năm mới xuất hiện một lần , tiết khí chỉ bằng một nửa hoa giáp mà thôi , xuất hiện là mang tính tương đối . Không đơn giản mà bát tự nó cổ lão như thế .

Thanked by 1 Member:

#8 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 05/08/2016 - 01:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThichNguNgay, on 05/08/2016 - 01:03, said:

- thứ 3 : điều mà mọi người nhầm lẫn rất lớn , đa phần cho rằng 60 năm tử vi quay vòng một lần , lại có những lá số trùng nhau . Và bát tự chắc là cũng vậy . Bát tự không có như thế . Giả như năm bính thân , tháng canh dần , vòng lục thập hoa giáp đợt này xuất hiện ngày mậu dần , nhưng không thể chắc chắn rằng 60 năm sau 120 , 180 năm sau hay 240 năm trước , cũng có xuất hiện ngày mậu dần vào năm bính thân tháng canh dần đó , có bát tự vài trăm năm mới xuất hiện một lần , tiết khí chỉ bằng một nửa hoa giáp mà thôi , xuất hiện là mang tính tương đối . Không đơn giản mà bát tự nó cổ lão như thế .

- Em thấy là thường thường sau 120 năm sẽ có bát tự năm tháng ngày trùng nhau, vì tháng tiết khí có khoảng 30 ngày mà hoa giáp có 60.

- Nhưng vào tầm tháng 7 dương hàng năm thì tháng tiết khí là tháng Mùi có số ngày nhiều nhất so với các tháng còn lại trong năm, hơn 31 ngày kể từ thời điểm vào tiết Tiểu Thử đến thời điểm hết khí Đại Thử. Vì vậy vào tháng Mùi thì có thể chỉ cần 60 năm đã có sự trùng lặp can chi năm tháng ngày giống nhau.

Ví dụ: Ngày 23/7/1956 DL và ngày 8/7/2016 DL đều là ngày Tân Mão, tháng Ất Mùi, năm Bính Thân

- Ngược lại, vào tầm tháng Giêng DL (tháng Sửu), số ngày trong tháng ít nhất, có khi không đủ 29 ngày tính từ thời điểm vào tiết Tiểu Hàn đến thời điểm hết khí Đại Hàn, vì vậy có khi 240 năm bằng 3 vòng hoa giáp mới có năm tháng ngày trùng can chi.

Sửa bởi nguoiHmong: 05/08/2016 - 01:48


#9 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 05/08/2016 - 02:20

- 1 năm có 365,2425 ngày, chia cho 60 hoa giáp thì được 6, dư 5,2425 ngày. Như vậy mỗi năm can chi ngày nó tụt đi khoảng 5 ngày.

Ví dụ: ngày 1/8/2016 là ngày Ất Mão, thì ngày 1/8/2017 là ngày Canh Thân (Ất Mão -> Bính Thìn -> Đinh Tị -> Mậu Ngọ -> Kỷ Mùi -> Canh Thân = thêm 5 ngày)

- 60 năm nó tụt đi = 5,2425 x 60 = 314,55. Đem chia cho 60 hoa giáp ta được 5 lần dư 14,55 ngày

Ví dụ; ngày 1/8/1956 là ngày Canh Tý thì 60 năm sau vào ngày 1/8/2016 là ngày Ất Mão. Đếm thứ tự trong bảng 60 hoa giáp thì từ Canh Tý thêm 15 vị trí nữa thì đến Ất Mão, trùng với kết quả 14,55 ở trên làm tròn thành 15.

- Vậy cần bao nhiêu vòng hoa giáp năm thì can chi các ngày trong tháng dương gần như trùng nhau ?

Chỉ cần lấy 60 chia cho 14,55 ta được khoảng ~ 4. Nghĩa là 4 x 60 = 240 năm.

Vậy sau 240 năm thì can chi của 1 tháng dương bất kỳ nào đó gần như trùng nhau. Tiết khí thì ít xê dịch so với dương lịch nên sau 240 năm ta dễ tìm thấy can chi năm tháng ngày trùng nhau.

Ví dụ: Ngày Lập Thu 7/8/2016 là ngày Tân Dậu, sau 240 năm sau, ngày Lập thu 7/8/2256 là ngày Kỷ Mùi. Mà thứ tự Kỷ Mùi và Tân Dậu chỉ vênh nhau có 2 ngày trong bảng 60 hoa giáp, tức là đến ngày 9/8/2256 lại là ngày Tân Dậu.

Vậy 2 tháng 8 DL (tháng Thân) đó của 2 năm 2016 và năm 2256 ta có 29 ngày trùng can chi năm tháng ngày.

7/8/2016 = 9/8/2256 = ngày Tân Dậu, tháng Bính Thân, năm Bính Thân
8/8/2016 = 10/8/2256 = ngày Nhâm Tuất, tháng Bính Thân, năm Bính Thân
.........
31/8/2016 = 2/9/2256 = ngày Ất Dậu, tháng Bính Thân, năm Bính Thân

Sửa bởi nguoiHmong: 05/08/2016 - 02:31


Thanked by 2 Members:

#10 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 05/08/2016 - 23:17

Cám ơn @Người H'Mông đã diễn giải .
Tặng :

Tiết khí thâm thiển

Mọi môn mệnh lý nghiên cứu tới chỗ sâu nông đều có thể suy đoán vận thế .
Hoa giáp xoay vần , thế sự biến đổi , có những bát tự không tồn tại trong thời đại này mà chỉ có thể tồn tại trong thế sự khác .
Tiết khí thâm thiển cũng như một tồn tại của số mệnh lọc bỏ đào thải những thứ không còn phù hợp với sự phát triển của sự sống .

Kỹ thuật đoán mệnh cho đến bây giờ đa phần đã vô hình chung loại bỏ sự không cần thiết của tiết khí , đây là một sai lầm trầm trọng . Tiết khí là thứ quan trọng nhất trong tử bình . Có nhiều trường hợp trùng số cách nhau 60,120 năm nhưng hạn xảy ra hoàn toàn khác nhau , mặc dù cùng đại vận đó năm đó , bào chữa cũng khá hay , nào là phúc đức phong thuỷ môi trường , những yếu tố bên ngoài , trong khi vấn đề nằm chình ình trong bát tự mặc nhiên coi như không thấy . Cùng một bát tự , một người 2 tuổi khởi vận và 5 tuổi khỏi vận khác nhau như thế nào ?
Liệu rằng cùng một bát tự , đại vận x năm y chết , vậy với lá số trước sau 60 năm liệu cũng có đến đó chết không ??? Ai dám khẳng định vậy ????
Cái gì nên quả quyết thì quả quyết , cái gì có thể thì cũng chỉ là có thể .
Cái phép tiết khí này đa phần đã thất truyền hoặc dấu nghề , người hiểu cũng chỉ hiểu ít lông da . Đa phần còn lại tìm thêm một phương pháp khác bù vào chỗ yếu kém khi xem vận hạn , ThienKhanh vậy , mấy thầy manh phái vậy ... tôi cũng vậy .

Suy cho cùng chũng chỉ là gọt số .

Vương khánh viết trăm năm mệnh lí què quặt , còn tôi cho rằng nó vẫn què , què ở trong một thế giới không có người lành lặn thì rất bình thường , có người lành lặn mới là bất bình thường .

Thân !

Thanked by 2 Members:

#11 ThienKhanh

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1397 Bài viết:
  • 2267 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 00:06

Mệnh lý mà lành lặn thì ai học mệnh lý cũng thành tiên thành phật hết. Vị nào không dùng ngoại cảm, chỉ dùng mệnh pháp và tượng pháp mà có thể đoán vận hạn sắc nét thì đã đạt đến trình tông sư. Mình lò dò học nên cần phải thêm kỹ pháp hỗ trợ. Tuy nhiên quá ỷ lại vào kỹ pháp dễ làm người ta bị lười hoặc tự mãn, không muốn nghiên cứu sâu mệnh pháp và tượng pháp.

Ồ, nhưng mà kỹ pháp nó có sức hấp dẫn ghê gớm lắm à. Hè hè.

Còn chủ đề trăm năm mệnh lý què quặt, theo tôi là hơi quá sức đối với ông Vương Khánh. Nhưng mình trọng cái tâm tốt của ông ấy, nên thôi, không nên vạch lá tìm sâu làm gì.

Sửa bởi ThienKhanh: 06/08/2016 - 00:07


#12 tiachop007

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 72 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 08:49

Khi mà bản thân không nắm nổi các kiến thức về Tử Bình truyền thống mà đòi phán "Mệnh Lý Què Quặt" thì thật nực cười....

#13 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 20:08

xin cảm ơn quí vị .

#14 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 21:00

Nhờ sự chỉ bảo tận tình của ThiênKhanh tôi đã nhận ra những sai lầm của mình . Cảm ơn rất nhiều.
Cũng như các vị đã khẳng định tiết khí là quan trọng nhất trong mọi môn thuật cổ truyền , nên bất kĩ kĩ thuật nào cũng chỉ là một hình thức vận dụng tiết khí mà thôi. Nhưng tôi không đồng quan điểm với ThiênKhanh và ThichNguNgay khi cho rằng MỆNH LÍ KHÔNG THỂ LÀNH LẶN . Vấn đề nằm ở chỗ cách hiểu của chúng ta về mệnh lí . Ở đây tôi xin nêu vài vấn đề để mọi người dễ hình dung :

1. Các môn thuật nói về Mệnh Lí trong đó có Tử Bình - Tứ Trụ là nói về NHÂN MỆNH hay THIÊN MỆNH ?
- Nếu cho rằng nó nói Nhân Mệnh cụ thể ( mỗi con người cụ thể ) , thì có thể khẳng định nó sẽ mãi què quặt . Vì nguyên nhân cơ bản là các môn thuật vận dụng tiết khí - tức là các quy luật của tự nhiên . Trong khi đó ngoài các yếu tố tự nhiên con người còn vận động theo các quy luật xã hội .
- Nếu cho rằng nó giảng về THIÊN MỆNH - tức là các quy luật cơ bản của tự nhiên , thì rõ ràng nó không hề què quặt mà rất toàn diện và có giá trị vô cùng to lớn . Các vị hãy đặt các môn thuật này trong hoàn cảnh mà nó nảy sinh thì thấy ngay điều đó . Tức là nó chỉ ra cho con người những nhiệm vụ chính xác cần phải giải quyết để đảm bảo sự tồn tại của mình và xã hội .
- Tôi đọc và tìm hiểu các môn thuật theo nghĩa thứ 2 nên chưa bao giờ dùng nó để quyết đoán những việc mà không chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên .

2. Ngay cả khi cho rằng nó què quặt , nên chăng xem xem nó què ở chỗ nào ?

a) Què quặt ở kĩ pháp :
Cách lấy tiểu vận , đại vận , lưu niên cũng chỉ là một loại kĩ pháp ( Xin lỗi cứ nhắc mãi vấn đề này ). Nếu không chỉ ra cơ sở thực tế của nó và sự thống nhất có tính Logic chặt chẽ thì kĩ pháp này chính là một sự què quặt .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Què quặt ở tượng pháp :
Thần sát là một loại tượng pháp . Nêu ra một loại thần sát và cho rằng nó là HUNG - CÁT dựa trên cơ sở nào , có đáng tin cậy không ? VD tại sao Giáp lại lộc tại Dần ?....

* Thật lòng mà nói ở đây tôi không giám coi thường bất kể môn thuật nào . Vì về cơ bản là do mình chưa khám phá ra tính hợp lí của nó mà thôi . Cũng như vấn đề mà tôi đã đặt ra các vị mới chỉ cho tôi cái sai mà chưa chịu nói ra cái tính hợp lí của nó .




#15 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 22:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 06/08/2016 - 21:00, said:

Nhờ sự chỉ bảo tận tình của ThiênKhanh tôi đã nhận ra những sai lầm của mình . Cảm ơn rất nhiều.
Cũng như các vị đã khẳng định tiết khí là quan trọng nhất trong mọi môn thuật cổ truyền , nên bất kĩ kĩ thuật nào cũng chỉ là một hình thức vận dụng tiết khí mà thôi. Nhưng tôi không đồng quan điểm với ThiênKhanh và ThichNguNgay khi cho rằng MỆNH LÍ KHÔNG THỂ LÀNH LẶN . Vấn đề nằm ở chỗ cách hiểu của chúng ta về mệnh lí . Ở đây tôi xin nêu vài vấn đề để mọi người dễ hình dung :

1. Các môn thuật nói về Mệnh Lí trong đó có Tử Bình - Tứ Trụ là nói về NHÂN MỆNH hay THIÊN MỆNH ?
- Nếu cho rằng nó nói Nhân Mệnh cụ thể ( mỗi con người cụ thể ) , thì có thể khẳng định nó sẽ mãi què quặt . Vì nguyên nhân cơ bản là các môn thuật vận dụng tiết khí - tức là các quy luật của tự nhiên . Trong khi đó ngoài các yếu tố tự nhiên con người còn vận động theo các quy luật xã hội .
- Nếu cho rằng nó giảng về THIÊN MỆNH - tức là các quy luật cơ bản của tự nhiên , thì rõ ràng nó không hề què quặt mà rất toàn diện và có giá trị vô cùng to lớn . Các vị hãy đặt các môn thuật này trong hoàn cảnh mà nó nảy sinh thì thấy ngay điều đó . Tức là nó chỉ ra cho con người những nhiệm vụ chính xác cần phải giải quyết để đảm bảo sự tồn tại của mình và xã hội .
- Tôi đọc và tìm hiểu các môn thuật theo nghĩa thứ 2 nên chưa bao giờ dùng nó để quyết đoán những việc mà không chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên .

2. Ngay cả khi cho rằng nó què quặt , nên chăng xem xem nó què ở chỗ nào ?

a) Què quặt ở kĩ pháp :
Cách lấy tiểu vận , đại vận , lưu niên cũng chỉ là một loại kĩ pháp ( Xin lỗi cứ nhắc mãi vấn đề này ). Nếu không chỉ ra cơ sở thực tế của nó và sự thống nhất có tính Logic chặt chẽ thì kĩ pháp này chính là một sự què quặt .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Què quặt ở tượng pháp :
Thần sát là một loại tượng pháp . Nêu ra một loại thần sát và cho rằng nó là HUNG - CÁT dựa trên cơ sở nào , có đáng tin cậy không ? VD tại sao Giáp lại lộc tại Dần ?....

* Thật lòng mà nói ở đây tôi không giám coi thường bất kể môn thuật nào . Vì về cơ bản là do mình chưa khám phá ra tính hợp lí của nó mà thôi . Cũng như vấn đề mà tôi đã đặt ra các vị mới chỉ cho tôi cái sai mà chưa chịu nói ra cái tính hợp lí của nó .
Muốn hiểu và nhận xét về thuật số thì trước hết bạn phải giỏi nó đã rồi mới có thể xem nó hay dở như thế nào. Bạn cứ nghiên cứu để xem đi, khi đã đi sâu vào lúc đấy bạn sẽ ko còn hỏi những vấn đề như trên nữa. Tử bình nói có quy luật cũng đúng mà nói không có quy tắc cũng đúng, khi đi đến tận cùng thì các trường phái sẽ hội tụ lại!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |