Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#76 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/11/2017 - 11:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sách giáo khoa 100 năm trước

08:01 AM - 19/11/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa sách Ấu học bị thể, Thiệt hành điển học, Mông học thê giai
Ảnh: L.M.Q
Theo sách Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1918, sau khi chiếm nước ta, ngày 21.9.1861 tại Nam kỳ, Phó thủy sư đô đốc Charner lập Trường Thông ngôn (Collège des Interprètes).
Thời gian này, người Pháp còn ra nghị định thành lập một số trường tiểu học ở các tỉnh để dạy chữ Quốc ngữ và toán.
Trong sách Gò Công cảnh cũ người xưa (xuất bản năm 1969 tại miền Nam), cụ Việt Cúc cho biết từ thập niên 1870, nhà cầm quyền ra lệnh cho các thầy dạy chữ Nho phải đi học thêm chữ Quốc ngữ và chữ Tây. Họ phải vứt bút lông, thay vào đó là bút sắt và uốn lưỡi đánh vần: a, b, c, d, đ… a sắc á, ơ sắc ớ... Tất nhiên, bấy giờ việc biên soạn sách giáo khoa (SGK) chưa để thống nhất chương trình giảng dạy, các thầy giáo làng tự soạn để dạy học trò.
Những người tiên phong soạn SGK
Sách Giáo dục Việt Nam thời cận đại của Phan Trọng Báu (NXB Giáo dục - 2006) trang 73 ghi: “Cho đến những năm 1880, Trương Vĩnh Ký và một số người Pháp của Cơ quan Học chánh Nam kỳ đã biên soạn được một số SGK để dạy trong các trường tiểu học”. Những bài học trong SGK của ông Trương Vĩnh Ký nhìn chung tập trung giáo dục con trẻ về đạo lý làm người, nhớ ơn cha mẹ, biết ơn thầy cô, làm việc thiện, sống phải có ích... Chẳng hạn, bài Khuyến học: “Ngon là mật mỡ tốt vàng son/Vì học mà nên ớ các con/Kinh sử kệ ca là của tốt/Văn chương chữ nghĩa ấy mùi ngon/Cơm cha áo mẹ sâu tày biển/Nợ nước nợ nhà tợ nước non/Hai chữ công danh tua gắng chí/Tôi ngay con thảo nước nhà còn”.
Bên cạnh đó còn có các ông Trương Minh Ký, Trần Phong Sắc, Huỳnh Tịnh Của... Riêng nhà giáo Trần Phong Sắc đã soạn quyển Ấu viên tất độc (1924) dành dạy cho các học trò nữ: “Các trò nữ, đừng nhượng chí trai, vì trai gái cũng vậy, bền chí dày công thời hơn, việc chi người làm đặng, thời mình phải đặng”, trong sách có chữ Hán, kèm theo phiên âm và dịch nghĩa.
Đặc biệt có một số nhà giáo khác đã soạn và in ấn SGK theo kỹ thuật hiện đại. Xin giới thiệu Morale pratique à l’usage des Élèves des Écoles de l’Indochine (Luân lý thực hành dùng (dạy) cho học trò các trường ở Đông Dương). Phía trên có ghi dòng chữ tiếng Hán Phong hóa thực hành, khổ 15 x 24 cm, ấn hành năm 1914 do ông J.C.Boscq - giáo sư ngôn ngữ phương Đông - biên soạn với sự cộng tác của ông Nguyễn Văn Tâm - giáo sư Trường Trung học Mỹ Tho. Sách gồm 108 bài tập đọc, cuối mỗi bài đều có câu kết luận: “Sách có câu rằng” hoặc: “Tục thường nói rằng” với một câu chữ Hán có phiên âm, dịch nghĩa; kết thúc mỗi bài học là phần “Bài tập đối đáp”.
SGK Ấu học bị thể, ngoài bìa ghi: “Các sách học mới để các trường ở Đông Dương dùng - Henri le Bris, Đốc học trường Pháp - Việt Thừa Thiên soạn. Sửa lại theo tiếng Nam kỳ đặng thông dụng trong các trường làng và trường tổng”. Sách khổ 13 x 21,5 cm, 136 trang, do Imprimerie Commerciale, C.Ardin et Files in năm 1916 tại Sài Gòn, gồm 160 bài học, chia làm 8 phần: Thân thể, vệ sinh; Loài vật; Cây cối; Đất, đá, kim loại; Trời, đất, địa cầu; Xứ Nam kỳ và các xứ lân cận đại Pháp; Xứ Nam kỳ, dân số, sử ký; Nói về cách chánh trị trong Nam kỳ. Ở cuối mỗi bài viết dễ hiểu, ngắn gọn đều có câu hỏi dành cho học trò; những bài địa lý đều có in bản đồ.
SGK Morale et lecons de choses a l’usage des élèves des écoles de l’ Indochine (Luân lý và bài học cách trí dùng (dạy) cho học trò các trường ở Đông Dương) của J.c.Boscq, do Imprimerie de l’Union tại số 157 đường Catinat, Sài Gòn in năm 1919, dày 51 trang dạy bổn phận làm con; thú vật nuôi trong nhà, trái đất, thân thể người, đồng hồ, biển... Văn phong ngắn gọn dễ hiểu và có tranh minh họa đẹp mắt, lấy từ SGK của Pháp.
Nhà nho Nguyễn An Khương, thân sinh nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, cũng biên soạn SGK Mông học thê giai, ngoài bìa sách ghi “Cours de morale et lecons de choses à l’usage des écoles et des familles Annamites” (Những bài giảng đạo đức và những bài học thường thức dùng trong nhà trường và gia đình người An Nam), do Phát Toàn, Libraire - Imprimeur, 55 - 57 - 59 đường Ormay, Sài Gòn in tháng 10.1910.
Học cả kỹ nghệ thực hành
Không chỉ học về đạo lý, học trò còn được tiếp thu môn học rất mới từ nền giáo dục Pháp: toán và kỹ nghệ thực hành. Chẳng hạn, SGK Thiệt hành điển học của Alexis Lân, Ingénieur Electricien biên soạn, Imprimerie F.H Schneider in năm 1917 tại Sài Gòn ghi: “Sách dạy những điều cần kíp cho những thợ An Nam làm các máy điển khí và những học trò các trường bá nghệ”. Sách in hai thứ tiếng Pháp - Việt, dạy tương đối đầy đủ về điện mà học trò cần phải biết. Do chưa có vốn từ nên hầu hết các thuật ngữ đều dùng tiếng Pháp.
Dù chữ Quốc ngữ “thắng thế” nhưng nhu cầu học chữ Nhu (Nho) vẫn còn. Dấu vết ấy còn ghi dấu trong ca dao miền Nam: “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu/Anh về học lấy chữ Nhu/Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ”. Theo Quy chế chung về ngành giáo dục ở Đông Dương do Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký ngày 21.12.1917, chữ Nho không phải là môn học bắt buộc, trường nào muốn dạy thì phải có sự thỏa thuận của phụ huynh học sinh, hội đồng kỳ mục xã và hiệu trưởng. Thầy đồ mỗi tuần chỉ được dạy một tiếng rưỡi đồng hồ, được ấn định vào sáng thứ năm.
Ngày 14.6.1919 triều Nguyễn ra chỉ dụ tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn các trường chữ Nho và thay thế vào đó bằng hệ thống giáo dục Pháp - Việt, công cuộc “cải cách” của thực dân Pháp lúc ấy mới thật sự hoàn thành sứ mệnh - tất nhiên chỉ trên mặt công văn, pháp lý.
SGK tại Sài Gòn đặt nền móng cho Quốc văn giáo khoa thư

hoảng thập niên 1920, Nha học chính Đông Pháp giao các nhà giáo Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận biên soạn bộ Quốc văn giáo khoa thư, dành cho các lớp sơ đẳng, dự bị, đồng ấu; nhà giáo Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước soạn Hán văn tân giáo khoa thư, dành cho các lớp đồng ấu, trung đẳng và cao đẳng để chính thức sử dụng tại các trường học VN trong suốt các năm thuộc nửa đầu thế kỷ 20. Về SGK, sự kiện này được ghi nhận: “Đến đây đã hoàn chỉnh và đem vào giảng dạy thống nhất trong toàn quốc” (Giáo dục Việt Nam thời cận đại - Phan Trọng Báu - NXB Giáo dục - 2006, tr.166).

Khi biên soạn, các nhà giáo trên cũng biên soạn theo hướng các bộ SGK đã phổ biến ở Nam kỳ. Nghĩa là bài tập đọc dành cho học sinh được viết ngắn gọn, dễ hiểu, những mẩu chuyện trong sách thỉnh thoảng nhân vật có đối đáp qua lại để nêu rõ ý nghĩa giáo dục. Và không thể phủ nhận rằng những mẩu chuyện như thế đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ học sinh. Nhiều người đến nay đầu đã bạc mà vẫn còn nhớ những bài học trong Quốc văn giáo khoa thư là một minh chứng.

Lê Minh Quốc


Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)

nam ky
TP H.C.M - 19/11/2017
Trương Vĩnh Ký là nhà bác học lừng danh được thế giới công nhận, tiếc thay trường Pétrus Ký không còn và nhà mồ của ông bà cũng không được giữ gìn, bảo quản tương xứng........... 3 thích

Thanked by 2 Members:

#77 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/11/2017 - 12:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trường thuốc Sài Gòn ngày tháng cũ

26/11/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trường Y khoa Đại học Sài Gòn trên đường Hồng Bàng trước năm 1975
Ảnh: T.L
Đi ngang góc đường Võ Văn Tần - Lê Quý Đôn (TP.H.C.M) ai cũng biết số nhà 28 Võ Văn Tần là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhưng ít người rõ nơi này ngày xưa là chùa Khải Tường, được lập theo lệnh vua Minh Mạng để ghi dấu tích nơi ngài chào đời và sau đó là Trường thuốc Sài Gòn.
Nơi tập hợp những giáo sư cự phách
Người Pháp đã chiếm ngôi chùa để lập đồn lính. Đến tháng 12.1860 viên đại úy Barbet, chỉ huy trú đóng, bị nghĩa quân phục kích giết chết. Khoảng năm 1947 thì số nhà 28 này tấp nập sinh viên (SV) trường thuốc. Trường thuốc ngày xưa mang tên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hỗn hợp Đại học đường (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie) được thành lập sau Hiệp định Genève. Trước năm 1947, đây là chi nhánh của Trường Y khoa Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương đặt ở Hà Nội.
Trường thuốc y dược hỗn hợp này ít được biết đến vì chẳng có ngôi trường to đùng như bây giờ. Trường thuốc ngày ấy được đặt trong một tòa nhà cũ kỹ, trước kia là nhà của một bà bác sĩ, lùi mình vào giữa một sân rộng với rào cây xanh tươi, mang số 28 ở góc đường Testard - Barbet một vùng yên tĩnh, ít ai qua lại. Vì trường đặt trong một ngôi biệt thự, chẳng cải tạo lại nên giảng đường là những phòng nhỏ bé, chật hẹp.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Y khoa Đại học đường tại số 28 đường Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần ẢNH: T.L


Bài phóng sự Trường thuốc Sài Gòn của báo Đời Mới (năm 1959) cho biết: “Chỉ có ba gian ở tầng lầu trên dùng cho cả hai trường y dược nên nhiều khi không đủ, SV phải đi học nhờ ở những nơi khác như Viện Pasteur, ở phòng thí nghiệm vật lý học đường hay ở ngay nhà xác Chợ Rẫy khi học giải phẫu. Tại trường, lớp học chỉ vừa đủ để chứa một ít SV nên mỗi năm vô thêm người là cả vấn đề. Lúc sơ khai, nhà trường đóng những bàn nhỏ vừa cho hai người ngồi. Gặp phải “nạn nhân mãn”, ông viện trưởng nghĩ ra một diệu kế là cưa ngay mặt bàn làm hai theo chiều dài để tăng số bàn gấp đôi...”. Các “ông thầy” Nguyễn Chấn Hùng, Đỗ Hồng Ngọc, Trần Đông A, Ngô Thế Vinh, Trương Thìn.... thuở SV chắc đã từng ngồi trên những cái bàn này?
Dù nhỏ và chật hẹp như vậy nhưng vào đầu năm 1960, Trường Y Dược hỗn hợp có một dàn giáo sư (GS) cự phách. Được biết đến là GS Khoa trưởng Phạm Biểu Tâm, Phụ tá khoa trưởng là GS Ngô Gia Hy và 83 GS - bác sĩ (BS) Việt lẫn nước ngoài như GS Trần Quang Đệ, GS Nguyễn Đình Cát, GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Ngọc Huy, BS giảng sư Trần Lữ Y, Bùi Duy Tâm, Nguyễn Phước Đại... Khoảng đầu thập niên 1960, Trường Y Dược hỗn hợp tách ra và đổi tên thành Y khoa Đại học đường.
Thời nào cũng vậy, mộng ước của cha mẹ của các cô gái là kiếm được chàng rể “BS, kỹ sư” cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Tôi thì không dám mơ trở thành BS vì chỉ ham chuyện văn chương còn những thằng bạn tôi, khi còn học trung học đã mơ đời BS nên từ khi lên lớp đệ tam (lớp 10) đã chọn ban A để dễ dàng thi lấy chứng chỉ SPCN (Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles) hoặc chứng chỉ sinh lý - sinh hóa. Khi có chứng chỉ này được xem như vào lớp dự bị y khoa. SV phải vượt qua kỳ thi tuyển vì sĩ số có hạn. Niên khóa 1971 - 1972, 952 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 203 người vượt vũ môn (trong đó 65 nữ SV). Sau 6 năm học tập và thực tập tại các bệnh viện (chưa kể năm dự bị), SV được xem là y sĩ và có thể hành nghề tại các bệnh viện. Nhưng nếu muốn có được bằng BS y khoa, y sĩ phải trình một luận án trước một hội đồng gồm 5 thành viên. Bằng BS y khoa do trường y khoa cấp được xem là tương đương với văn bằng y khoa nước ngoài.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


GS Phạm Biểu Tâm nói chuyện với SV tại tòa nhà số 28 đường Testard, sau đổi lại là Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) ẢNH: LIFE



Ngôi trường mới của thầy thuốc
Ngày 9.5.1963 là ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng trung tâm giáo dục y khoa (TTGDYK) tại đường Hồng Bàng (Chợ Lớn), nay là Đại học Y Dược TP.H.C.M, với thiết kế của công ty kiến trúc Mỹ Smith, Hinchman&Grylls và đoàn kiến trúc sư VN do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ hướng dẫn. Bắt đầu từ năm 1961, hai bên đã cộng tác để thiết lập đồ án kiến trúc nói trên. Khoảng tháng 6.1962, hai bên đã hoàn thành đồ án xây cất TTGDYK với đầy đủ các chi tiết. Trường có nhiều phòng thí nghiệm, những giảng đường với 200 chỗ ngồi, một đại thính đường với 450 chỗ ngồi, một thư viện 200 chỗ ngồi, một quán cà phê và một bệnh viện y khoa. Với cơ sở lớn như vậy, hằng năm có độ 200 BS y khoa và 50 nha sĩ tốt nghiệp.
Sau ba năm xây dựng, ngày 16.11.1966, chính quyền Sài Gòn đã làm lễ khánh thành TTGDYK với kinh phí xây dựng là 150 triệu đồng. GS Phạm Biểu Tâm đã đọc một bài diễn văn khai mạc trong đó có đoạn đáng chú ý: “Trung tâm này sẽ xứng danh là một TTGDYK vào bậc nhất nhì vùng Đông Nam Á”.
Sau này, trường được gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Trong gần 10 năm cộng tác giữa hai phía, trường đã hợp tác chặt chẽ với 20 bộ môn của 19 trường y tại Mỹ. Ngoài việc 140 giảng viên VN được huấn luyện tại Mỹ từ 6 tháng đến 6 năm, phía Mỹ đã gửi đến VN lượng sách, báo đồ sộ cho thư viện và một lực lượng ban giảng huấn hùng hậu với 171 giảng viên, trong đó 22 chủ nhiệm bộ môn, 37 giảng viên hợp tác dài hạn, 112 hợp tác ngắn hạn, với những tên tuổi lớn của y khoa Mỹ lúc bấy giờ. Từ ngôi trường y khoa này, xuất hiện một loạt BS tài ba, những GS - tiến sĩ y khoa đầu ngành nổi tiếng tại VN hiện tại. Nhiều thế hệ BS kế tục, đã và đang được đào tạo bởi các GS-BS thi đậu vào TTGDYK năm đầu tiên.
Năm 1976, các trường Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường Đào tạo cán bộ y tế miền Nam hợp nhất thành Trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế.
Từ năm 1947 đến nay, 70 năm qua, Trường đại học Y Dược TP.H.C.M ngày càng phát triển, cũng nên nhớ lại địa chỉ 28 Võ Văn Tần - nơi xưa kia đã có một trường đào tạo những sinh viên trường thuốc “sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo và không bao giờ đòi hỏi một thù lao quá đáng so với công việc làm” (trích lời thề Hippocrates do BS Nguyễn Đình Cát dịch).

Lê Văn Nghĩa



Thanked by 3 Members:

#78 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/12/2017 - 21:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn từng có thuốc Ông Tiên

09:32 AM - 31/12/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một bài đăng quảng cáo nhà thuốc trên báo
Đầu thế kỷ 20, ở Phú Nhuận có một hiệu thuốc nổi tiếng là nhà thuốc Ông Tiên. Không chỉ là một hiệu thuốc bình thường, đây còn là một doanh nghiệp rất mạnh ở Đông Dương.
Thời đó, Tây y do người Pháp đưa qua chưa phổ biến rộng khắp vì chi phí cao, thường dành cho người Pháp và một số người Việt tầng lớp trên. Đa số dân chúng dùng thuốc đông y. Nhà thuốc Ông Tiên, với đầu óc nhạy bén của những người quản lý rất chú trọng đến việc quảng cáo tên tuổi và sản phẩm, đã chiếm vị trí lớn về thuốc chữa bệnh bằng đông y trong xã hội VN lúc đó.
Họ đăng báo quảng cáo thuốc rất nhiều, từ báo Công Luận trong Nam đến Hà Thành Ngọ Báo ngoài Bắc. Họ tham gia hội chợ để mở gian hàng giới thiệu sản phẩm. Để thu hút người đến xem, họ thuê người đến diễn hoạt cảnh hài hước, diễn xiếc tại gian hàng. Thuốc ở hội chợ bán rẻ hơn ở tiệm. Nhà thuốc còn tặng sách để quảng cáo cao đơn hoàn tán, kèm thêm bài vè để chơi “lô tô”.
Ngoài Sài Gòn - Gia Định, nhà thuốc Ông Tiên mở ra các chi nhánh khắp nơi, từ Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Bắc Giang, Nam Định, Đáp Cầu, Bắc Ninh, Yên Bái, Cần Thơ, Bạc Liêu, Châu Đốc, Phnom Penh (Campuchia)... và có tới 850 đại lý trên khắp mọi miền đất nước, con số không nhỏ !




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài quảng cáo nhà thuốc Ông Tiên trên báo Công Luận xuân 1936 Ảnh: TL


Năm 1936, trên báo Công Luận số xuân quảng cáo nhà thuốc Ông Tiên ghi rõ địa chỉ là số 82 đến 92 đường Paul Blanchy nối dài (Rue Paul Blanchy prolongée) ở Phú Nhuận, nay là đường Phan Đình Phùng. Hình nhà thuốc chiếm hết bề ngang trang báo, đó là một dãy nhà dài, gồm tất cả sáu gian. Nếu tính trung bình một gian là 3 m thì mặt tiền nhà thuốc là 18 m, rất bề thế.
Tiệm chia thành nhiều bộ phận (gọi là “sở”), bao gồm: gửi thuốc, bút toán, thơ tín, phòng khách, bào chế và khám bệnh. Thầy thợ và nhân công trên 400 người. Các sở đều có người kiểm soát kỹ lưỡng do hai ông “học sĩ y khoa” là Tống Văn Viết và Nguyễn Ngọc Châu làm giám chế. Ông Nguyễn Hoàng Hoanh chủ trương.

Không chỉ mở các đại lý rộng khắp, nhà thuốc Ông Tiên còn có xe quảng cáo chạy đến các làng xóm và bán thuốc. Một chiếc xe chạy vào khu An Nhơn, nay thuộc Q.Gò Vấp, được mô tả như sau: “Đó là một chiếc xe hơi kiểu chở đồ, bít bùng, mở cửa phía sau, hai bên hông có sơn “Nhà thuốc Ông Tiên” và hình nhãn hiệu ông Tiên cầm phất trần. Trên mui xe có gắn một cái loa lớn.
Đàng sau xe có để một cái bàn, trên đó bày đầy hộp thuốc đủ thứ” (Tiền Vĩnh Lạc - Làng cũ người xưa). Xe chưa đến, đã phát từ xa các bài vọng cổ thịnh hành thuở đó. Bài vọng cổ để gây chú ý trước, sau đó người bán sẽ giới thiệu các loại thuốc hiệu Ông Tiên. Hết lô tô lại đến ca vọng cổ cho đến khi vãn người đến xem, xe mới chạy đi bán nơi khác.
Khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế, từ 1929 đến 1933, nhà thuốc Ông Tiên tổ chức một đoàn ra tới tận Hà Nội để quảng bá thuốc. Hà Thành Ngọ Báo, số 2409 ra ngày 22.9.1935 đánh giá: “Đối với năm kinh tế quẫn bách này mà nhà thuốc Ông Tiên ở Phú Nhuận, Sài Gòn dám tổ chức một đoàn quảng cáo rất lớn lao mà từ xưa đến nay chưa từng có để phô trương các thuốc hiệu “Ông Tiên” đã được trăm nghìn người dùng đều khen tặng.
Cuộc hành trình này tốn kém trên một vạn đồng bạc, nào xe ô tô, nào máy truyền thanh và trăm ngàn lộ phí khác”. Trên tấm hình đăng kèm, trong đó có đám đông người vây quanh một chiếc ô tô. Tờ báo rất lịch sự viết: “Vậy chúng ta xin cầu chúc cho đoàn quảng cáo Ông Tiên đi đường được bình yên và được kết quả mỹ mãn, như vậy là dám hy sinh với nghề nghiệp một cách mới mẻ”.
Hai tháng sau sự kiện đó, tháng 11.1935, nhà thuốc này mở thêm chi nhánh tại Hà Nội ở số 68 phố Hàng Giấy, khu Đồng Xuân. Nhân sự kiện đó, nhà thuốc thông báo các đại lý ở Hà Nội sẽ bán một và biếu một sản phẩm của nhà thuốc.
Tất nhiên, khi một doanh nghiệp làm ăn được thì họ không chỉ nhận được lời khen tặng. Khi nhà thuốc đăng lời của một độc giả từ Marseille bên Pháp khen là thuốc dùng có công hiệu, nhà thuốc bị tố là bịa ra bức thư đó. Nhà thuốc phải đăng trên báo Tân văn hình biên nhận của bưu điện khi gửi thuốc đi Pháp và tờ thanh toán của bên Pháp để chứng minh sự minh bạch của mình.
Hơn 80 năm trước, nhà thuốc Ông Tiên tại Phú Nhuận, ngoại ô Sài Gòn khi đó, đã tỏ rõ sự năng động trong làm ăn, phát triển và quảng bá thương hiệu có thể nói là bắt kịp thời đại. Đó là tấm gương đáng tự hào của một doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh đất Sài Gòn - Gia Định trong thời Pháp thuộc.

Đăng Thuyên



Thanked by 1 Member:

#79 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/01/2018 - 19:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phố sách Sài Gòn xưa

14/01/2018 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường sách Lê Lợi
Ảnh: T.L
TP.H.C.M ngày nay hãnh diện vì có đường sách Nguyễn Văn Bình thành công về văn hóa lẫn tài chính, trở thành không gian văn hóa, du lịch, nơi gặp gỡ của những người yêu sách.
Sài Gòn ngày trước cũng đã có những con đường sách tự phát do nhu cầu của người mua và người bán.
Món ăn tinh thần của người Sài Gòn
“Các khu bán sách báo cũ nằm rải rác nhiều nơi ở Sài Gòn ngày nay đã trở nên gần gũi với một phần lớn dân chúng thành phố. Thường lệ và đặc biệt vào các chủ nhật và ngày lễ, khách hàng thuộc đủ giai cấp xã hội tấp nập đến các khu sách báo cũ chọn mua những món ăn tinh thần với giá rất hạ”. Đoạn trích này từ báo Đời (tháng 5.1972) nói về khu vực bán sách báo cũ ở ngã tư Lê Lợi và Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - nằm sau bờ tường của Bộ Công chánh. Ngoài khu Lê Lợi, Sài Gòn còn có những điểm bán sách nổi tiếng như Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám), bên cạnh rạp Nam Quang, Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu)...

Theo tư liệu, khoảng thời gian ký Hiệp định Genève, các khu bán sách cũ tập trung ở đường Cao Thắng rồi tiến lên khu vực chợ Cũ, bày bán từng đống hỗn tạp tại lề đường Tôn Thất Đạm thông ra đường Nguyễn Huệ. Cũng trong thời gian này, các quầy sách cũ còn xuất hiện trên lề đường Phạm Ngũ Lão, trông sang bến xe buýt, kéo dài xuống tận ngã tư Ký Con. Sau này, nhờ sự tiếp tay của một số dân bán sách cũ kiểu hàng rong, các gian hàng dần dần ào ạt tràn về đường Lê Lợi, giới hạn từ bót cảnh sát Lê Văn Ken (Bệnh viện đa khoa Sài Gòn) đến đường Pasteur. Từ vài gian hàng nhỏ, thị trường sách báo cũ đã bành trướng mạnh mẽ, lấn ra lề đường cản trở lưu thông nên cảnh sát đến giải tán triệt để. Song những gian hàng sách “chạy” chỉ tản mác khi có bóng dáng cảnh sát rồi lại trở về vỉa hè khi cảnh sát rút đi như chơi cút bắt. Rất kiên nhẫn đối phó với cảnh sát nên một thời gian sau, khu bán sách này được Tòa Đô chánh chấp thuận cho tồn tại, có đóng thuế đất hằng năm vài ngàn đồng và vài chục đồng thuế chỗ ngồi mỗi ngày. Khu sách Lê Lợi đã vô sổ bộ từ ngày ấy.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường sách Đặng Thị Nhu Ảnh: T.L


Phố sách “thượng vàng hạ cám”
Học trò, sinh viên, những người mê sách thường tìm đến đường Lê Lợi ngày trước là nơi tập trung những nhà sách lớn mà không ai có thể quên như Khai Trí (Fahasa ngày nay), Thanh Tuân, Phúc Thành, Vân Hữu, Nguyễn Trung, Vĩnh Bảo... chuyên bán những sách mới ra lò. Hầu như muốn tìm sách mới, sách hay, người đọc phải đến khu “đầu não” này. Và ngược lại, khi muốn tìm sách cũ, giá rẻ không nơi nào khác là khu chợ sách đối diện nhà sách Khai Trí.
Bên khu bán sách cũ có những quyển sách rất hiếm, giá cao; nhưng cũng có những quyển sách của các tác giả VN vừa xuất bản chừng một hai tháng đã trở thành sách cũ và bán với giá rẻ chừng phân nửa giá bìa. Lý giải hiện tượng này, báo Đời cho biết: “Đáp các câu hỏi trong trường hợp nào các tác phẩm văn chương giá trị đã bị đày ải đến chốn tục lụy sỗ sàng này, các bạn hàng cho biết: các loại tiểu thuyết - kể cả của các tác giả tên tuổi, hiếm khi bán hết số ấn bản tiên liệu và các khu sách báo sôn chính là nơi tiêu thụ phần thặng dư, sau khi sách bị phá giá nặng nề”.
Ngoài việc được mua sách Việt giá rẻ, sinh viên, học sinh, người mê sách có thể tìm được sách ngoại ngữ mới nhất được thải ra từ các công sở, nhà ở của người nước ngoài. Các loại tạp chí góp phần mời gọi các đấng mày râu từ trẻ đến sồn sồn ra khu sách cũ Lê Lợi là Playboy, Penthouse, Playmate... Nam thanh niên đến đó để xem ké, để dấm dúi mua vì không đâu ngoài chợ sách này có bán. Có cả sách khiêu dâm... in roneo, dù sai be bét chánh tả nhưng vẫn bán chạy. Phải nói là khu này bán sách đủ chủng loại thượng vàng hạ cám từ nội dung đến giá cả
Những ngày sau 30.4.1975, khu sách này tự động giải tán và một số chủ quầy trở thành những người bán sách dạo ở đường Lê Lợi gần thư viện Abraham Lincoln (khu khách sạn Rex bây giờ). Họ tản mạn ở nơi đây một thời gian, sau đó tập trung vào khu đường sách Đặng Thị Nhu. So với khu sách cũ Lê Lợi thì khu Đặng Thị Nhu có vẻ bề thế hơn, là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết. Chỉ là một con đường nhỏ, dài chừng 200 m nối liền hai đường Ký Con và Calmette mà có nhiều sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ. Hằng ngày con đường này tấp nập người mua và bán sách. Sau một thời gian, theo nhịp độ phát triển kinh tế, khu chợ sách lộ thiên này biến mất. Khu vực trung tâm Sài Gòn bây giờ chỉ còn lại hai nhà sách Fahasa, một ở đường Lê Lợi - phát triển từ nhà sách Khai Trí và một ở đường Nguyễn Huệ. Nhà sách Xuân Thu biến mất, nhường phần đất đắc địa cho Trung tâm thương mại Vincom. Các tiệm sách và đường sách đã bị “đuổi” về con đường nhỏ như Trần Huy Liệu, Trần Nhân Tôn, Trần Hưng Đạo… Một vài hiệu sách nhỏ rải rác ở khu Nguyễn Thị Minh Khai do các ông chủ tư nhân quản lý.
Lê Văn Nghĩa

Thanked by 2 Members:

#80 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/02/2018 - 11:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhị Thiên Đường lừng danh một thuở

Giờ đây, những người từ nội đô TP.H.C.M, nhất là khu vực Chợ Lớn (các quận 5, 6, 8) đi sang H.Bình Chánh theo quốc lộ 50 không phải chịu cảnh chen chúc, giành nhau từng bánh xe trên cây cầu Nhị Thiên Đường khoác tấm áo màu xanh lá cây nổi tiếng nữa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu Nhị Thiên Đường cũ khi chưa bị phá để xây lại
Ảnh: Vũ Phượng




Nhà nước đã làm cầu mới, 2 cầu song song theo 2 chiều lưu thông, vẫn mang cái tên thân thương ấy. Cầu mới thứ nhất được thông xe giữa năm 2005, cầu mới thứ hai hoàn thành việc nối hai bờ vào cuối tháng 10.2017. Đi trên khối bê tông sắt thép hoành tráng bệ vệ chắc chắn này, tất nhiên là vui, nhưng nhiều lúc không khỏi ngẫm nghĩ đến cuộc đời và số phận của cây cầu gắn bó với đô thị này cả thời gian dài mấy thế hệ.
Hồi cuối năm 2016, khi thành phố quyết định chấm dứt sự tồn tại của cầu cổ, nhiều người thấy bâng khuâng. Ngày nào tôi cũng đi ngang qua đại công trình phá cầu Nhị Thiên Đường trăm tuổi để lấy chỗ xây cầu mới. Nhìn cảnh cầu bị đập phá, dù biết sẽ có cầu mới, cứ bồi hồi thương thương làm sao.

Những năm đầu sau 1975, cầu Nhị Thiên Đường vẫn còn đẹp lắm. Cây cầu cong cong khoác áo màu xanh lá cây mềm mại vắt ngang một nhánh kênh Đôi rộng gần 100 m (còn gọi là kênh Tàu Hủ) nối hai bờ Q.8, với những hàng trụ đèn được thiết kế thật thanh thoát, mỹ thuật. Nếu nó không nằm ở Sài Gòn, ta sẽ liên tưởng đang được chiêm ngưỡng một cây cầu bắc ngang dòng sông Seine thủ đô Paris nước Pháp. Mà cũng phải, nghe kể rằng cầu do ông chủ hãng dầu nóng Nhị Thiên Đường bỏ tiền xây để người làm công của ông ở bờ phía đông kênh đi lại ra vào nội đô cho đỡ vất vả, thuê nhà thầu là Công ty xây dựng Levallois Perret (Pháp) thiết kế, thi công, hoàn thành năm 1925. Trên 2 tấm biển đúc bằng gang gắn ở 2 trụ hai đầu cầu có ghi rõ năm khánh thành và công ty xây dựng. Nhà văn Sơn Nam hồi còn sống kể rằng khắp xứ Đông Dương hồi ấy người ta chỉ làm cầu sắt, đây là cây cầu đầu tiên làm bằng xi măng cốt thép. Toàn bộ nguyên vật liệu thép, xi măng... được đưa từ Pháp sang, chỉ có nhân công người bản địa. Họ làm kỹ lưỡng đến mức suốt gần trăm năm, sau bao nhiêu vật đổi sao dời, mưa nắng gió bão, nó cứ sừng sững trơ gan cùng tuế nguyệt. Và đẹp một cách kiêu hãnh.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tấm biển đúc bằng gang gắn ở trụ đầu cầu ghi rõ năm khánh thành.
Ảnh: Phạm Hữu


Sau năm 1975, do kinh tế khó khăn, cây cầu không được chăm sóc, tu bổ bảo dưỡng nên xuống cấp rất nhanh. Những lan can gỉ sét chẳng ai sơn phết lại, mục dần. Đèn chiếu sáng bị tháo trộm chỉ còn trơ trụ. Màu xanh nguyên thủy mát mắt của cầu biến thành màu bạc phếch. Trụ đèn từng một thời kiêu hãnh nay đứng buồn trầm mặc. Ban đêm tối om. Cầu cứ mỗi ngày một thảm hại, như một chứng tích về thời khó khăn thiếu thốn sau giải phóng.
Hồi những năm thời bao cấp, cầu Nhị Thiên Đường nổi tiếng với trò người ta cá cược mưa nắng. Hồi ấy dân Chợ Lớn, nhất là mấy người Hoa ngày nào cũng kéo nhau lên cầu Nhị Thiên Đường cá cược thời tiết, khi đang nắng chang chang mà vẫn có người quả quyết rằng đến khoảng mấy giờ sẽ mưa. Nếu mưa thì thắng cuộc, thấy bảo tiền cược to lắm. Họ là những người đầy kinh nghiệm thời tiết, có khi còn hơn cả trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của nhà nước. Không nhớ từ khi nào trò cá mưa cá nắng này không còn nữa.



Lê Phiêu

Thanked by 2 Members:

#81 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/02/2018 - 20:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phong vị báo xuân xưa: Phụ Nữ Tân Văn và cuộc thi bìa báo xuân năm 1933


05/02/2018Thanh Niên
Phụ Nữ Tân Văn Tết 1930 là một trong những tờ báo xuân phát hành sớm nhất ở miền Nam mà chúng tôi xem được đầy đủ. Trang đầu tờ báo ghi rõ “Số báo mùa xuân 1930”.







Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bìa báo xuân Phụ Nữ Tân Văn các năm 1932


Tên tờ báo đặt trên nền mai vàng ẩn hiện và bài thơ bốn câu man mác: “Nghe nói xuân vừa đến/Tìm xuân chẳng thấy xuân/Đầu nhành mai chiếng (?) trổ/Xuân đã vẹn mười phân”. Bài vở bên trong đã có màu sắc báo xuân, như bài Nam Âm thi thoại của Chương Dân (Phan Khôi) viết về thơ xuân của Tú Xương, truyện vui xuân mới, trang nhi đồng...
Năm 1931, Phụ Nữ Tân Văn không ra báo xuân. Đến số báo xuân 1932, bằng kỹ thuật in màu đơn giản, tờ báo danh tiếng này đã trình bày một bìa báo có màu đỏ rực rỡ làm nền cho hình vẽ bình hoa đặt cạnh tờ báo xuân. Nội dung bài vở bên trong đã rõ phong cách báo tết, như có tới hai trang ảnh quê hương đất nước từ nam ra bắc, có những bài mang tính “nhìn lại” như bài điểm qua thơ xuân các nhà thơ từ Tây, Tàu, Nhật đến ta, hay bài viết về phụ nữ Việt bước vào năm 1932 và ngoái nhìn lại năm cũ. Bên cạnh đó, có bài về một nhân vật lớn là Alexandre de Rhodes, về nhân tài đất Việt sống ở hải ngoại là Nguyễn Chấn Nam, một nhà ảo thuật. Tờ báo này dùng minh họa khá nhiều, có trang tới ba, bốn tranh.
Giữa năm 1933, báo Phụ Nữ Tân Văn mặc dù mới ra được 3 số báo xuân đã mở một cuộc thi vẽ bìa báo xuân năm 1934. Đến số báo 229 (ra ngày 21.12.1933), báo đăng danh sách người dự thi và thông báo là đến ngày 25.12 chấm xong sẽ trưng bày các mẫu tranh dự thi tại nhà in Jh Nguyễn Văn Viết. Danh sách gửi tranh dự thi gồm 42 người, có đủ thí sinh các nơi, xa nhất có 2 người ở tận Cao Bằng, 7 người ở Hà Nội, vài người ở Hà Đông, Phúc Yên. Trong nam đông hơn, tập trung nhiều nhất ở Gia Định 7 người, Sài Gòn 3 người và từ các nơi khác như Chợ Lớn, Tây Ninh, Sa Đéc, Tân An, Cần Thơ… Cuối cùng, tòa soạn chấm bức tranh của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, tự Lemur, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương giải nhất. Giải nhì trao cho ông Nguyễn Duy Tân, Trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một. Bìa báo xuân năm đó rất thơ mộng, với 3 cô gái mặc áo dài ngồi trên thuyền ngang qua bóng của một cây mai trắng cổ thụ đang nở đầy hoa. Dù trong điều kiện in ấn đơn giản của thời đó, dưới tay người họa sĩ có tiếng từng sáng tạo ra chiếc áo dài, bức tranh hiện lên cảnh chơi xuân êm đềm bằng tông màu nhẹ nhàng, hài hòa như trong một giấc mơ xuân êm ả. Có thể nói đây là một trong những bìa báo đẹp trong làng báo xuân Việt trăm năm qua.
Đọc lại 4 tờ báo xuân Phụ Nữ Tân Văn năm 1930, 1932, 1933 và 1934, ta thấy có điều đáng lưu ý là không tờ báo xuân nào nhắc đến năm âm lịch của tết đó, không chỉ trên bìa báo, mà toàn bộ bài vở bên trong. Chi tiết tuy nhỏ nhưng thể hiện chủ trương canh tân mà báo nhắm tới.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bìa báo xuân Phụ Nữ Tân Văn các năm 1933




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bìa báo xuân Phụ Nữ Tân Văn các năm 1934


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#82 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/02/2018 - 21:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phong vị báo xuân xưa: Bài vở trên giai phẩm xuân

06/02/2018 Thanh Niên


Các giai phẩm xuân ở miền Nam từ khoảng giữa thế kỷ 20 đến sau này, thường thấy bài bản tổ chức nội dung na ná nhau, với các mục như Thơ ông Táo, xuân con gì kể chuyện con đó, trang thiếu nhi, tử vi cả năm... Phần văn nghệ, nhất thiết phải có kể chuyện ăn tết khắp nơi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Bài tết đặc sắc trên báo xuân thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 thường là chuyện “Tết khổ sở”, trong đó kể những trải nghiệm ăn tết trong tù: hết ăn tết trong khám Chí Hòa, ở Côn Đảo lại ăn tết ở khám lớn Sài Gòn, ở Hỏa lò Hà Nội. Ăn tết trong tù chưa đủ, đến chuyện ăn tết với người Thượng trên cao nguyên, ăn tết kháng chiến trong rừng



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bìa báo giai phẩm Xuân báo Sóng Thần 1973 với chuyên đề “Chung sống” giật ra ngoài bìa


U Minh… Kiểu bài thứ hai là bài “xông đất”. Hết xông đất các tòa soạn báo, rồi lại xông đất các nghệ sĩ với những dự định diễn xuất trong và sau tết. Có báo như Đời Mới thì quan tâm đến người nghèo, đi hỏi chuyện người nghèo ăn tết, hỏi từ viên công chức ở Bàn Cờ đến anh thợ hớt tóc ở Phú Nhuận. Đặc biệt, các báo xuân miền Nam rất chuộng đăng bài giai thoại về nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, nhất là về nhà thơ Tản Đà. Đại thi sĩ này rất được yêu quý nên chỉ trong thời gian ngắn ông vào Gia Định viết cho báo Thần Chung và Đông Pháp Thời Báo cũng đủ nảy sinh những chuyện thú vị về ông đăng dài dài trên một số tờ báo xuân sau này. Bên cạnh đó còn có các giai thoại về các nhà thơ, nhà văn khác như Phan Khôi, Nguyễn Bính, Hồng Tiêu, Bùi Thế Mỹ, Lê Văn Trương...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Minh họa bài Đêm 30 tết - thi sĩ biến thành du côn vào bót ăn tết của Bang Gia (báo xuân Đời Mới 1955)


Báo xuân thường có những bài tổng kết có giá trị, như Nhìn về văn chương VN trong năm 1969 (Nguyễn Nhật Duật - Khởi Hành 1970), Làng báo Sài Gòn 21 năm về trước - Trần Tấn Quốc (báo Hương Xuân, năm Đinh Dậu 1957)... Hoặc có những bài báo chỉ đọc tựa là thấy hấp dẫn như: bài Toàn quyền Decoux vác bạc Mỹ của quân đội Pháp đã vứt bỏ xuống sông Kỳ Kùng (Lạng Sơn) hồi Tết 1885 của A Mi, báo Việt Thanh số xuân 1952; bài Ngày xuân nghe chim hót hay là đi xem những cô Thanh Nga tập sự của Sơn Nam (Tin Sớm - xuân Bính Ngọ 1966); bài Một đêm 30 tết rùng rợn, chuyện có thật xảy ra năm 1928 của Nhã Hiền (Thời Cuộc - Canh Dần 1950); bài Người Việt miền Nam có lắm tật xấu đáng yêu của Sơn Nam (Thời Nay - Kỷ Dậu 1969).
Đặc biệt, có những tờ báo làm khá bài bản một tờ báo xuân tập trung chuyên đề riêng. Ví dụ: giai phẩm Xuân báo Sóng Thần số xuân 1973 làm chuyên đề Chung sống, trong đó, hầu hết bài vở xoay quanh câu chuyện những đối tượng khác nhau, đối lập nhau, đặt vấn đề liệu họ có thể chung sống yên bình, hài hòa với nhau không. Đề tài cho chủ đề này khá đa dạng, như “Nghệ sĩ và chung sống”, “Thế giới sắp chung sống và hòa bình”, “Cuộc trao đổi sinh hoạt nghệ thuật cải lương Bắc Nam hồi tiền chiến”... và những bài báo về triển vọng kinh tế và viện trợ cả hai miền sau khi chiến tranh chấm dứt, chuyện sống chung của hai mẹ con, hai thế hệ cách xa với hai cách nghĩ khác nhau. Giai phẩm Đuốc Nhà Nam số xuân 1971 chuyên đề đặc biệt Tiền được coi là “công trình sưu khảo” có các bài viết khá hấp dẫn từ các ký ức thời xa xưa về đồng tiền Đông Dương, chuyện đồng tiền những năm Đại khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đến giá trị đồng bạc đương thời. Chuyên đề về kinh tế Hoa Kỳ trên giai phẩm Thần Chung của báo Đại Dân Tộc năm 1975 chiếm 70% số trang báo. Trên giai phẩm Thời nay xuân Bính Ngọ năm 1966, phụ trang đặc biệt “100 năm báo chí VN” có nhiều bài hay như Lịch trình tiến hóa, Tiếng Việt qua 100 năm báo chí, 50 năm làng báo đất Thần kinh, Giở chồng báo cũ, Gia Định báo, Bút chiến, hí họa. Các chuyên đề trên báo xuân là nguồn tư liệu tham khảo rất đáng quý cho người viết thế hệ sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#83 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/02/2018 - 21:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nữ hoàng hủ tíu cà phê

13/02/2018
Ở vùng ngã tư Bình Hòa có chuyện kể rằng hồi thập niên 1930, vài đàn ông trong làng thường rủ nhau ra mấy cái tiệm nước ở Bà Chiểu hay Đa Kao.
Họ ở đó, rề rà uống cà phê, ăn tô hủ tíu, cái bánh bao rồi kêu ấm trà ngồi đến trưa. Bà con thời đó thắc mắc vì sao mấy ông chịu khó đi xa ăn sáng như vậy. Mấy ông bảo: “Ra đó ăn điểm tâm, ủng hộ người Nam mình!”.
“Người Nam mình”, ở đây là người Việt. Câu chuyện đi ăn sáng kể trên của mấy ông diễn ra trong phong trào người Nam hô hào dùng hàng nội hóa hay dịch vụ của người mình, tẩy chay hàng hóa, tiệm quán của người Hoa trên đất Sài Gòn - Gia Định. Trong bối cảnh đó, một người Việt xuất hiện trên thương trường, hình thành một chuỗi nhà hàng mang tên Đức Thành Hưng, đứng vững trong một thời gian dài trên dưới hai thập niên từ khi thành lập.
Trong một lần dự đám giỗ ở hẻm 104 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP.H.C.M, tôi gặp cô Ba Nguyễn Thoại Anh, năm nay đã 84 tuổi. Nghe nhắc về những cái quán mang tên Đức Thành Hưng, cô như reo mừng vì đã lâu lắm rồi không nghe ai nhắc đến nó. Đối với cô, nó gợi kỷ niệm từ hồi nhỏ cho đến thời thiếu nữ, lúc còn học Nữ tiểu học Gia Định và sau đó là Trường Gia Long.
Cô Ba kể: Tiệm Đức Thành Hưng ở Bà Chiểu do bà Ba Truyện, nhà ở khu vực cầu Băng Ky, quản lý. Đó là một tiệm bán hủ tíu cà phê và vài món khác. Nó có tiếng ai cũng biết. Tiệm nằm ở góc chợ Bà Chiểu, nay là khu vực bán trái cây. Hồi đó, cô bé Thoại Anh học giỏi nên hay được giấy khen. Mỗi lần như vậy, ông nội của cô là ông Nguyễn Văn Chỏi, giữ chức Bang biện làng Bình Hòa dùng xe đạp chở đi chơi ngày cuối tuần. Ông chở cháu đến xem chiếu bóng ở rạp ASAM hay rạp CASINO ở Đa Kao, xem xong thì thế nào cũng ghé tiệm Đức Thành Hưng. Ông Chỏi ăn hủ tíu, uống cà phê còn cô cháu gái ăn bánh pâté chaud, uống sữa. Cà phê lúc đó lược bằng vợt vải như cái vớ, dọn ra trong cái ly sành tráng men màu vàng nâu. Bài trí trong quán hoàn toàn khác với tiệm nước của người Hoa vốn cũ kỹ và tối. Đây là quán kiểu Tây, có quầy cho người bán, thu ngân, mua bánh. Nền quán lót gạch bông vuông nhỏ đỏ trắng xen lẫn. Bàn ghế trong quán là loại bàn vuông có trải khăn trắng, ghế gỗ bày bốn góc. Bồi bàn ăn bận lịch sự.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tranh vẽ lại chân dung bà Lê Thị Ngọc đăng trên báo Phụ nữ Tân Văn (tác giả Phạm Công Tâm)


Ông Ba, có lẽ là chủ quán, dáng người phương phi, hớt tóc cao và chẻ ngang, mặc quần tây áo sơ mi tiếp khách và lần nào cũng ra chào ông Chỏi.
Câu chuyện về cái tên Đức Thành Hưng được nhắc lại nhiều lần như một huyền thoại, cho đến khi tôi đọc được vài bài viết đăng trên báo Phụ nữ Tân Văn năm 1933. Theo bài báo, bà Lê Thị Ngọc, một phụ nữ nghèo khó ít học đã làm nên kỳ tích hình thành chuỗi quán này để được gọi là “Nữ hoàng hủ tíu cà phê” trên tờ Phụ nữ Tân Văn, một tờ báo có uy tín trong ba kỳ, và trên nhiều tờ báo khác. Có tất cả chín tiệm do bà sáng lập ra, cùng mang tên chung là Đức Thành Hưng, chuyên bán nước trà, cà phê, hủ tíu và cơm Tây, rải rác từ Sài Gòn, Tân Định, Gia Định, chợ Bà Chiểu, chợ Đũi, Gò Vấp, Bình Hòa và Thủ Dầu Một. Hầu hết là những tiệm khang trang, mang phong cách tiệm ăn của Tây.
Trước năm 1919, nghề bán hủ tíu cà phê là độc quyền của người Hoa, nơi nào có tiệm hủ tíu cà phê thì đương nhiên là của họ, người Việt không chen vô được. Trong khi đó, người Việt lại thích ra quán ăn sáng bằng hủ tíu cà phê, trưa tráng miệng bằng nước trà, bánh ngọt.
Thường cái gì độc quyền dễ sinh ra kiêu ngạo và bắt chẹt, thế là các tiệm của người Hoa cùng lên giá loại thức uống mà người Việt đã trót ghiền. Ở chợ Cũ đường de la Somme (Hàm Nghi), tháng 6 năm 1919, một ly cà phê bỗng dưng vọt lên từ hai xu thành ba xu. Khu này đông công chức làm cho Tây, nhân viên hãng xưởng và phu phen. Họ uống cà phê mỗi ngày, nay bị tăng giá nên tức giận, hô hào tẩy chay các tiệm nước của người Hoa rồi cả các loại hàng hóa khác, đồng thời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, tiệm quán của người Việt. Báo Lục Tỉnh Tân Văn Thời Báo bèn vào cuộc ủng hộ chuyện đó. Từ đốm lửa nhỏ, thành phong trào, lan dần từ Nam ra Trung, Bắc.
Lúc đó, bà Lê Thị Ngọc đang góa chồng, nách có ba con nhỏ. Nhà rất nghèo, để nuôi con, bà lập ra một quán nhỏ bán đồ lặt vặt ở ga Đất Hộ (Đa Kao). Lưng vốn của bà chỉ có năm ba chục đồng.
Nhưng bà Ngọc là người biết tính toán. Biết đang có phong trào vận động dùng hàng nội, bà tận dụng ngay cơ hội. Bà cầm hết đồ tư trang ít ỏi của mình, về làng Bình Hòa tìm bà con vay mượn thêm, tổng cộng được tất cả bốn, năm trăm đồng. Thoạt đầu, bà mở tại Đa Kao tiệm lấy tên Đức Thành Hưng trên đường Albert 1er (Đinh Tiên Hoàng), mà theo báo Phụ nữ Tân Văn đây là tiệm hủ tíu cà phê đầu tiên của người Việt. Cái tên của tiệm nói lên ước nguyện của bà “Có đức mặc sức mà ăn” và sẽ hưng thịnh. Ban đầu, bốn mẹ con cùng nhau lo bán quán. Nhờ đồng bào ủng hộ, tiệm đắt khách dần. Bà tiếp tục mở thêm tiệm thứ hai, thứ ba... qua mỗi năm, lên tới chín tiệm cùng tên Đức Thành Hưng trong 15 năm sau đó, tính đến năm 1933.
Thật ra, lúc đó không chỉ có bà Lê Thị Ngọc biết tranh thủ làm ăn. Nhiều người cũng lập tiệm bán hủ tíu cà phê y như vậy. Tuy nhiên, các tiệm này không trụ được lâu. Tiệm Hòa Mỹ do vài người có máu mặt lập ra, đặt tại vị trí một tiệm cầm đồ trước đây cũng ở Đa Kao. Vốn của họ khoảng 2.000 đồng, gấp bốn lần tiệm bà Ngọc nhưng chỉ đứng được một năm rưỡi rồi hết vốn, đóng cửa. Tiệm Vĩnh Đa ở đường Amiral Courbert (Nguyễn An Ninh) buôn bán phát đạt được chục năm, rồi thất bại.
Có lần, bà Lê Thị Ngọc giao một tiệm trong chuỗi Đức Thành Hưng cho một người thân tín trông coi. Họ quản lý kém, mang nợ, nên bà lại ra vốn và tiếp tục duy trì. Các chi nhánh lập ra, bà quán xuyến như một tổng giám đốc điều hành, chi nhánh nào sắp đi xuống là bà lập tức tiếp sức, quyết giữ uy tín thương hiệu Đức Thành Hưng. Bà nói: “Sống chết giàu nghèo gì tôi cũng phải bảo bọc cho cái tên của tôi đã khai sinh ra!”.
Xuất thân là người nghèo, bà Lê Thị Ngọc có lòng trắc ẩn với những người làm việc cho bà và khi có điều kiện, bà giúp họ “ra riêng” mở tiệm, một hình thức nhượng quyền thương mại sơ khai. Trong số chín tiệm Đức Thành Hưng, bà và các con nắm ba tiệm ở trung tâm Sài Gòn, cầu Băng Ky và Đa Kao. Sáu tiệm còn lại, trong đó có tiệm của ông Ba ở chợ Bà Chiểu, đều của những người từng làm cho bà hoặc có quen biết, do bà giúp vốn lập tiệm. Cách thức này, người Hoa thường áp dụng để giúp đồng hương hay cộng sự thân thiết của họ, và bà đã thực hiện như họ. Điều kiện tiên quyết của bà là phải lấy tên Đức Thành Hưng dù đặt tiệm ở đâu. Các tiệm được bà hỗ trợ phía sau nên dần phát triển tốt. Phát triển nhất là chi nhánh Đức Thành Hưng ở Bà Chiểu với vốn của chủ chi nhánh lên tới 10.000 đồng năm 1933.
Khi bắt đầu kinh doanh tiệm hủ tíu cà phê, thấy đến Tết Trung thu, chỉ có bánh trung thu của người Hoa có mặt trên thị trường, bà quyết tâm sản xuất loại bánh này để bán trong chuỗi tiệm Đức Thành Hưng. Người Hoa nổi tiếng về việc giữ bí mật nghề nghiệp, chỉ truyền trong dòng họ và cho con trai. Đến giữa thập niên 1920, bà Ngọc gặp anh Võ Văn Thêm, một người từng làm trong xưởng bánh của người Hoa ở Phan Thiết. Bà mời anh về làm, bỏ vốn ra xây lò nướng, sắm chảo nướng, tốn tổng cộng 120 đồng. Bánh ra lò nhưng ban đầu chưa được biết tiếng, mỗi kỳ trung thu chỉ bán được từ 200 đến 300 kg. Dần dà, tiếng đồn bánh của người Nam làm ngon không thua bánh người Hoa lan rộng, khách mua đông dần và bảy năm sau, mỗi kỳ trung thu bán được khoảng 2.000 đến 3.000 kg bánh. Tuy vậy, báo chí còn cho rằng nếu quảng cáo tốt hơn thì số bánh bán ra còn cao hơn.
Người già ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) còn nhớ tiệm Đức Thành Hưng ở góc đường Lý Thường Kiệt, sát bên tiệm bánh bao Mai Viên. Cho đến năm 1937, dấu vết của chuỗi tiệm này còn trong câu chuyện kể về nghệ sĩ Út Trà Ôn, Năm Cần Thơ khi đến tiệm Đức Thành Hưng đường Lê Thánh Tôn gần chợ Bến Thành ca hát với nhau.
Những tiệm hủ tíu cà phê Đức Thành Hưng khi nào ngưng hoạt động? Cô Ba Thoại Anh không trả lời được câu hỏi này. Khi cô lớn lên, không còn nghe ai nhắc đến cái tên Đức Thành Hưng nữa. Có thể chuỗi tiệm này ngưng bán từ 1945, khi chiến tranh nổ ra ở thành phố này.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#84 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/02/2018 - 22:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


XỨ NÀY ĂN TẾT
Khó khăn sớm nhất của người di dân từ miền Bắc, miền Trung khi vào Nam từ nhiều năm nay chắc chắn phải là chuyện khẩu vị. Chuyện ăn uống là chuyện thiết thân nhất, tưởng nhỏ mà không nhỏ, sinh ra lắm nỗi lôi thôi, những chuyện tức cười và những điều cần suy ngẫm.
Trên báo Trung Bắc Chủ nhật số Tết 1941, một độc giả, bà L.T.Minh gốc bắc không hình dung được khi một món trái cây mùa hè ngoài bắc lại đầy ắp mọi nhà trong ngày tết miền Nam:
“Món ăn Tết đặc biệt nhất của dân Saigon là dưa hấu, có khi đắt tới 2 đồng một quả. Tết ở Saigon vào mùa nóng nên hay có dưa hấu. Mỗi nhà phải trữ ít ra vài chục quả. Dưa hấu nhiều người ăn với muối chứ không ăn với đường như ở Bắc. Ít khi uống rượu mùi, phần nhiều họ uống la-de (bia) hoặc li-mô-nát (nước chanh), nước cam.
Rượu la-de dân Saigon nhắm với tôm khô bóc vỏ, ớt tươi, đậu phộng (lạc rang). Dân Saigon thích món nhắm này vô cùng. Vào một nhà của một người Saigon trong ba ngày Tết thường thấy có một bàn dài bầy la liệt nào là la-de, dưa hấu, tôm khô, vân vân... Họ mời nhau:
- Ăn chơi chút xíu, anh Hai? Rồi la-de mở ra, dưa hấu bổ, họ ăn đại, uống đại không làm khách một tí nào.
Còn món ăn ngày Tết thường có thịt kho cắt miếng kho với nước dừa, có nhiều chỗ kho thịt và cá bằng nước dừa lẫn hột gà (trứng gà) luộc rồi bóc vỏ bỏ lẫn cả quả vào nồi thịt hay nồi cá.
Họ làm ít vây bóng - trừ những nhà ăn Tết theo lối Tàu - họ hay ăn bánh hỏi và bánh đập”.
Có vẻ bà Minh chỉ là khách vãng lai. Ở đâu trên đất Sài Gòn khiến bà thấy ăn tết với món bánh đập, món ăn bình dân ngày thường của người miền Trung?
“Ngoài hai thứ đó ra nhiều nơi còn ăn hai món thịt vịt phơi khô (lạp lạp) của khách trú bán mua về chặt ra từng miếng xào với củ cải, lạp xường, tỏi và ớt tươi đừng quên ớt. Một món nữa là gà xé phay tức thịt gà luộc xé miếng nhỏ trộn với dầu giấm, hành tây và rau răm.
Mứt thì có mứt thèo lèo tựa như mứt thập cẩm ngoài Bắc, mứt gừng, mứt hạt sen, mứt bí, mứt phật thủ, vân vân... trộn lẫn với nhau. Ăn vừa ngọt vừa thơm, vừa bùi nhưng có khi nhai phải miếng mứt gừng cay ứa nước mắt ra. Đôi chỗ ăn bánh gio chấm với đường.
Dân Saigon ăn không kể bữa, đói lúc nào ăn lúc nấy”.
Có vẻ bà L.T.Minh xem sự khác lạ của ẩm thực miền Nam như điều hiển nhiên vì bà không sống hẳn ở đây. Nhưng đối với một nhà văn giàu cảm xúc, có tâm hồn tinh tế thì khó khăn hơn, nhất là khi họ là người tha hương. Điều gì đẹp khi mất đi càng đẹp đến huyền ảo và những hoài niệm riêng tư càng khiến quá khứ thêm lung linh.
Nhà văn Vũ Bằng khi viết Thương nhớ mười hai đã đưa độc giả đến được một chân trời huyễn mộng về Hà Nội với những món ăn tinh tế và bên cạnh đó, thấp thoáng có cái nhìn xét nét và châm biếm của ông khi nói về món ăn miền Nam khi dạo bước trên đường phố Sài Gòn.
Ẩm thực miền Nam trong ngày xuân trở nên ồn ào trong lòng người sầu xứ, càng thiếu vẻ tinh tế so với “miếng bánh chưng rán với cá kho, giò thủ và tráng miệng với chè đậu đãi, uống trà mạn ướp sen” ăn trong tháng giêng “có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc...” có trăng tháng giêng “non như người con gái mơn mởn đào tơ”.
Sài Gòn giờ đây là thành phố của người tứ xứ và là nơi đa dạng ẩm thực nhất so với bất cứ nơi nào trên đất nước này. Những câu chuyện cũ, kể lại vài phản ứng, ngạc nhiên, lạ lẫm với kiểu cách ẩm thực miền Nam trong buổi ban đầu của những người mới đến với Sài Gòn đọc lại chỉ thấy thú vị.
Từ góc bếp căn nhà mới của người di cư, họ nấu món ăn quê gốc của mình, giã giò, gói bánh chưng, làm giò thủ, trước là ăn để nhớ quê, sau là mời người hàng xóm xởi lởi dùng thử, sau nữa là bày một sạp bán món ăn trong chợ bán cho người đồng hương, rồi mở nhà hàng cho mọi người thưởng thức. Ẩm thực, cũng giống như con người, vừa giữ căn tính, vừa hòa vào dòng chảy cuộc sống trên đất mới, cho đến khi “sống được” với nhau, nhân nhượng nhau, chín bỏ làm mười cho nhau, như cho giá và rau sống vào phở riết rồi cũng quen, lại thấy là không thể thiếu. Đến thế hệ sau và sau nữa, quá trình hội nhập gần như hoàn thành, các ông bố bà mẹ dần dà không còn thấy lạ lẫm khi đến ngày tết, các con mình nhai miếng vịt lạp, dùng nĩa cắm miếng dưa hấu đỏ mọng nước lóng lánh tuyết bỏ vào miệng thấy mát rượi, hoặc cảm nhận được cái dịu dàng của nắng tháng giêng trên cành mai và không hiểu vì sao người ta lại thích ngày tết mà có mưa xuân ướt lạnh, cho dù nó phơi phới bay rất đẹp.
Khi ăn hoài món ăn của vùng đất mới, đến khi “đất đã hóa tâm hồn” thì món ăn quen thuộc chính là phong vị chứ còn gì nữa!
PHẠM CÔNG LUẬN

Thanked by 1 Member:

#85 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/02/2018 - 19:30

Phong vị báo xuân xưa: Hồi ức tết và thơ xuân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- 07/02/2018
Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là hồi ức tết xưa và thơ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài trên báo Tiếng Chuông 1963



Người đọc xem báo xuân vẫn thường đọc được những hồi ức rất hay của một số tác giả viết về những cái tết ngày xưa. Người viết có thể là một nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, một người hoạt động chính trường, một họa sĩ... Họ kể về chính mình, một kỷ niệm đã trải qua ở một khoảng đời, một tuổi thơ xa lắc lơ, một cái tết đáng nhớ...
Nhà văn Mai Thảo, trong Khởi Hành số xuân Canh Tuất 1970 viết tùy bút Thăm nhà một buổi thể hiện tâm trạng u hoài sau 16 năm gia đình ông di cư vào nam. Trong 16 năm, có những người già đã ra đi và những em bé trong dòng họ được khai sinh. Khi về Phú Nhuận thăm cha mẹ ở một căn chung cư, ông thấy ở đó bầu không khí lặng lẽ, tịch mịch như trong một tản văn của Alphonse Daudet viết về cõi của người già. Khi soi vào tấm gương mà gia đình mang từ miền Bắc vào, ông đã từng soi những ngày thơ, ông thấy bên kia gương “sự truyền tiếp vô hình mà rực rỡ... tự động, hiển hiện trên từng xó góc một”. Nhà văn - họa sĩ Tạ Tỵ cũng trong tờ báo này, có bài hồi ức Quê ngoại viết rất chi tiết, giọng văn chân thật. Ông kể về một dịp tết ngày còn bé, được mẹ đưa về thăm quê ngoại ở một vùng biển nghèo gần Yên Tử. Chuyện vất vả tàu xe ngày tết thuở xưa đi từ Hà Nội qua mấy chặng tàu lửa, tàu thủy, đi bộ dưới mưa rét mới đến quê.
Những ngày xuân ở quê nghèo vùng biển Bắc bộ, những đối đãi trong người thân ở gia đình ngày tết đọc sao mà xúc động, mà buồn cho những con người và một quê hương nghèo khó. Hoặc bài viết Cái tết cuối cùng trên đất Pháp của nghệ sĩ Kim Cương trong giai phẩm Sống xuân con gà Tết Kỷ Dậu 1969. Bà kể chuyện trong thời gian sống bên Paris, một đêm giao thừa nghỉ diễn, bà cùng em gái là Kim Quang nắm tay nhau dạo chơi trong ánh đèn rực rỡ của kinh đô ánh sáng mà cảm thấy nhớ nhà da diết. Cả hai hướng về quê nhà, không chỉ nhớ má và em, nồi thịt kho dưa giá mà còn nhớ quê hương, sân khấu, khán giả. Khi hai chị em vào quán cà phê gọi hai tách trà nóng uống cho ấm bụng, lấy ra mấy thứ mứt mang theo để nhấm nháp thì cảnh quê hương trên máy truyền hình được bật lên với bom rơi đạn nổ khiến cả hai vội vã ra về, lòng đau xót. Về tới nhà, nằm nghe khúc dân ca lại trào nước mắt và bà thấy một niềm thương dâng trào như men say, như sóng ngầm, xao động từ trong sâu kín của tâm hồn. Sau đó bà đánh điện xin má cho trở về ngay và lòng nguyện gắn bó không bao giờ rời bỏ quê hương.
Mảng thơ trên báo xuân, có bài nằm trong trang mục hẳn hoi, có bài được đệm vào chỗ trống của trang. Đọc báo xuân xưa, thường nhặt được những bài thơ hay, nhiều câu thơ hàm súc, cảm động. Thơ của các tác giả như Tạ Ký, Viễn Châu, Lê Minh Ngọc, Thanh Nam, Đinh Hùng, Kiên Giang (Hà Huy Hà), Hoàng Hương Trang... luôn buồn, cái buồn man mác trước một mùa xuân đẹp khi con người còn nặng nỗi hoài hương, thương xót cho quê nhà đang cảnh chiến tranh hay nhớ về cảnh sum họp đã không còn. Xin trích dẫn vài khổ thơ hay: “Lòng riêng nào những xuân hay tết/Dứt áo ra đi một chuyến này/Những chuyện tâm tình không tỏ được/Hoa đào trước cửa lả lơi bay...” (Xuân về thương nhớ với ai đây - Tạ Ký. Đời Mới - xuân 1955); “Tôi vẫn lái cuộc đời tôi trên những con đường quen thuộc/không mây/Dù mùa lá rụng hay dù tiếng kèn nửa đêm có căng buồm thổi/đến Honolulu nhiều gió/Xa rồi Việt Nam Đà Lạt và cà phê Tùng cuối năm/ Anh gục đầu trong hầm cà phê Figaro Nữu Ước/Chuyến ô-tô-buýt của đời tôi vẫn chạy hoài/ Trên những con đường Mỹ châu trống rỗng”... (New York, tháng 11, 1965 - Phạm Công Thiện. Văn - xuân 1966); “Ngõ hẹp đêm nay trên gác trống/Nhớ vô cùng nhớ tuổi hai mươi!/Dây nào kéo được thời gian lại/Để tóc này xanh miệng ấy tươi?” (Gửi nhau tâm sự - Hà Thượng Nhân. Tiền Tuyến - xuân 1972)...
Hầu hết những bài này được viết bằng giọng văn rất chân thành, đầy cảm xúc nên càng đọc càng thấm. Các cây bút nổi tiếng thường viết cho báo xuân miền Nam trước đây có: Vương Hồng Sển, Tùng Lâm, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Bà Tùng Long, Việt Tha, Tô Nguyệt Đình, Song Thao, Ngọa Long... Các báo Tự Do, Sáng Dội Miền Nam, Tiền Tuyến... có nhiều bài vở của các cây bút gốc bắc. Một số cây bút thường thấy xuất hiện trên báo xuân thập niên 1970 như Trường Kỳ chuyên viết về nhạc trẻ và đời sống giới trẻ, Trần Trọng Thức viết về kinh tế và bình luận thời cuộc...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#86 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/02/2018 - 20:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Muôn sắc bìa báo xuân

08/02/2018

Bìa loại ấn phẩm này hầu hết là tranh vẽ hoặc ảnh chân dung các nữ tài tử, diễn viên. Tranh vẽ luôn thể hiện những gì tượng trưng cho tết như nhành mai vàng, bộ lư đồng và mâm ngũ quả, ngôi chùa cổ với người đi hái lộc...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một số bìa báo xuân xưa
Ảnh: Tư liệu
Nhiều bức tranh gợi lại không khí êm đềm của cuộc sống ngày xưa như thiếu nữ đẹp bận áo dài bên hoa xuân, thôn nữ bên hàng dừa, gia đình tưng bừng bên nhau ngày tết với mai vàng, đào thắm, thủy tiên xinh, bao lì xì. Dù tranh hay ảnh, nhân vật trung tâm hầu hết là các thiếu nữ, nhân vật gắn liền với mùa xuân, duyên dáng trong tà áo dài. Hiếm có bìa báo gắn với chuyện thời sự đang diễn ra, trừ vài bìa báo những năm đầu thập niên 1970 liên tục đưa hình ảnh chim bồ câu, tượng trưng cho sự khát khao hòa bình. Dù sao, báo xuân là dịp tạm quên những trăn trở, nhọc nhằn của cuộc sống trần trụi mà tờ báo đã phản ánh cả năm qua.
Chúng tôi không có điều kiện xem được nhiều báo xuân phát hành ở miền Nam trong khoảng thời gian 1930 - 1940, trừ vài tờ như các số Phụ Nữ Tân Văn Xuân đầu thập niên 1930 đến khi đình bản năm 1935, cùng vài tờ khác như Công Luận, Nam Kỳ Tuần Báo, Kiến Thiết… Ở báo Phụ Nữ Tân Văn, có thể thấy báo chí miền Nam lúc ấy đã mời các họa sĩ miền Bắc như Trần Quang Trân, Lê Yên, Nguyễn Cát Tường tham gia phần mỹ thuật. Báo Công Luận năm Bính Tý 1936 thể hiện trên bìa hình ảnh người phụ nữ miền Nam bới đầu trong trang phục áo dài ôm sát thân hình. Bìa báo thể hiện một bài “đinh” đứng tên bổn báo có tít là Y phục của phụ nữ có cần cải cách không? và khẳng định là có. Thời điểm đó, áo dài Lemur chỉ mới phổ biến không lâu từ bắc vô nam, chứng tỏ tư duy làm báo nhanh nhạy và quan điểm cổ vũ sự tân tiến của tòa báo.

Qua giai đoạn đầu những năm 1950, bìa báo xuân ở Sài Gòn đã cố gắng cuốn hút độc giả với nhiều màu sắc rực rỡ. Có nhiều bìa báo như một bức tranh xinh tươi như báo Tiếng Dội, Thần Chung, Dân Quí cùng ra Tết Tân Mão 1951. Báo Dân Quí Xuân Tân Mão 1951 mời được họa sĩ học trường mỹ thuật Đông Dương là Mai Trung Thứ vẽ bìa cho mình dù ông ở Paris. Từ năm 1954, ở Sài Gòn, sau những năm chiến tranh là khoảng thời gian kiến thiết miền Nam. Kinh tế khởi sắc hơn, làm ăn thông thoáng hơn, giáo dục phát triển và sách báo phát hành nở rộ với nhiều nhà xuất bản và tòa báo mới thành lập. Báo xuân giai đoạn này xuất hiện những tờ có manchette lạ, sau này không còn thấy nữa, như các tờ Dân Quí, Việt Thanh, Xuân Việt Nam, Thanh Bình... bên cạnh các báo quen thuộc như Tiếng Chuông, Thần Chung, Mới, Tiếng Dội. Lúc đó, bìa báo hầu hết sử dụng tranh vẽ, nhiều bìa rất đẹp, trang nhã như báo Tự Do (họa sĩ Phạm Tăng vẽ), báo Tin Điển (họa sĩ Tú Duyên vẽ), Tiếng Chuông… Đặc biệt, các báo có tranh của họa sĩ Lê Trung bán rất chạy.
Nửa đầu thập niên 1960 là thời kỳ phong phú nhất về cách thể hiện bìa báo xuân. Các báo như Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Phụ Nữ Ngày Mai, Phụ Nữ Diễn Đàn tiếp tục khai thác mạnh mẽ tranh bìa của họa sĩ Lê Trung rồi Lê Minh. Báo Tự Do in tranh bìa của họa sĩ Phạm Tăng, Nguyễn Gia Trí, có cả kiểu tranh trổ giấy lạ mắt. Tạp chí Ánh Đèn Dầu dùng tranh lập thể của họa sĩ Tạ Tỵ làm tranh bìa. Các họa sĩ vẽ tranh bìa đắt giá của thời kỳ này là Lê Trung, Lê Minh, Duy Liêm, Thái Văn Ngôn. Ảnh nữ nghệ sĩ lúc này đã in màu đẹp hơn, đưa nhiều chân dung các nghệ sĩ có tiếng như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga. Tiệm ảnh Bình Minh ở đường Bùi Thị Xuân (của đạo diễn Lê Dân) và tiệm ảnh Viễn Kính của ông Đinh Tiến Mậu ở đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) cung cấp nhiều chân dung đẹp để làm bìa báo.
Từ năm 1965 - 1975, nhìn chung mỹ thuật trên bìa báo xuân không còn đặc sắc như trước, dù vẫn thấy thấp thoáng những bìa báo đẹp. Điều đó phản ánh sự thiếu ổn định của nền kinh tế, chiến cuộc leo thang nên nhiều người tài ở mọi lãnh vực phải ra chiến trường, sự thiếu hụt giấy in ảnh hưởng đến hình thức báo chí Sài Gòn.
Tuy nhiên, 5 năm đầu thập niên 1970 lại đánh dấu sự phát triển về hình thức, bao gồm kỹ thuật trình bày, bìa báo, minh họa của các tạp chí, tuần báo dành cho thiếu nhi, học sinh như Tuổi Hoa, Thiếu Nhi, Tuổi Ngọc, Ngàn Thông... với những họa sĩ có tài được hỗ trợ bởi kỹ thuật in ấn đã rất phát triển. Nổi bật trong đó có họa sĩ ViVi, một họa sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định có kỹ thuật hình họa rất vững, tạo hình đẹp, sinh động và sáng tạo, rất gần gũi với thị hiếu thẩm mỹ giới học trò đô thị miền Nam. Ông vẽ bìa báo, minh họa, tranh vui… trên các tuần báo Tuổi Hoa, Thiếu Nhi, Ngàn Thông. Trên báo Tuổi Ngọc, họa sĩ đồng thời là nhà văn Đinh Tiến Luyện vẽ nhiều tranh bìa, minh họa đẹp và dễ thương, gây cảm xúc, đặc biệt đáng nhớ là hình tượng thiếu nữ với đôi mắt nai to tròn. Cho đến giờ, tranh vẽ của hai họa sĩ này vẫn được nhắc nhớ, lưu truyền trên các trang báo điện tử và mạng xã hội.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#87 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/02/2018 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

14/02/2018


TTO - 0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.H.C.M) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu
Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.
Một trong ba ga trên đường đó mang tên ga Xóm Gà, khu xóm rộng khoảng 3-4km2 thời nhà Nguyễn thuộc xã Bình Hòa, thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc hai quận Gò Vấp, Bình Thạnh, TP.H.C.M).
Xóm tập trung quanh ngã tư Xóm Gà (ngã tư Lê Quang Định và Nguyễn Văn Đậu, thời Pháp mang tên đường làng 15, đường làng 20). Thời Pháp cho đến tận đầu những năm 1950, đường làng 20 (Nguyễn Văn Đậu ngày nay) còn nhiều cây sao rất lớn, gió thổi bay bông xoay tròn mà con nít khu này thời đó thường chơi giỡn bằng cách lượm ném tung lên cho nó rớt xuống, xoay tít trong gió.
Và xung quanh ngã tư này xưa là rất nhiều quán ăn hủ tíu mì, bánh bao, cơm tấm... bình dân, rẻ tiền nổi tiếng của người Hoa lẫn người Việt. Nhưng độc đáo nhất là một quán ăn bán đủ món thịt dơi có lẽ đầu tiên trên đất Sài Gòn - Gia Định (trước 75 đã không còn). Không biết có phải do khu này xưa vốn nhiều vườn cây rậm rạp, nhiều dơi nên có quán?...


Cũng như vậy, có người nói Xóm Gà là nơi xuất phát đầu tiên của Sài Gòn - Gia Định món bơ trộn hột gà, patê quệt vô bánh mì Sài Gòn mà hiện nay hầu như không tiệm bánh mì Sài Gòn nào không có.
Xã Bình Hòa nói nghe xa chứ thật ra chỉ cách quận 1 một cây cầu Bông (trên đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Đinh Tiên Hoàng) và cầu Sắt trên đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa chỉ dành cho tuyến xe lửa).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chợ Gò Vấp gần Xóm Gà xưa - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một quán ăn khu Xóm Gà, Gò Vấp xưa thời thuộc Pháp - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngã tư Xóm Gà ngày nay, giao lộ Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, TP.H.C.M - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Xóm Gà văn nghệ sĩ
Xóm Gà là một xóm nổi tiếng với trường đá gà, chứ không phải nuôi gà nhiều. Ngày nay, người ta kể cho nhau nhiều về chuyện một sư trụ trì xưa nơi đây xưa vốn là một tay anh chị ở Xóm Gà. Xóm từng đón các danh nhân như: Đông định vương Nguyễn Lữ, Tả quân Lê Văn Duyệt đến thưởng lãm trong các quãng thời gian mà các ông là quan lớn của lục tỉnh Nam kỳ.
Xóm ven đô dân cư đất rộng người thưa chủ yếu toàn bà con lao động nghèo mưu sinh buôn bán đủ món ăn từ sang tới khuya, đến nay vẫn còn sầm uất với hàng trăm tiệm quán bán rất khuya.
Khu lao động giá cả sinh hoạt không cao như Sài Gòn nên xóm cũng từng là nơi dừng chân của khá nhiều văn nghệ sĩ và nhà báo. Tên gọi Xóm Gà đã đi vào thơ ca của Tản Đà: "Xóm Gà tan giấc rạng vừng ô" hay của Bùi Giáng: Sài Gòn bất tận ngoại ô - Xóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng Bò - Ghé thăm Chuồng Ngựa quanh co - Chạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.
Chúng ta có thể kể ra hàng loạt những văn sĩ, thi sĩ, nhà báo tên tuổi xưa khác đã từng ở đây, đến đây như Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên, Trần Tấn Quốc (sáng lập giải Thanh Tâm mà một trong những nghệ sĩ đoạt giải là Thanh Nga), Trang Thanh Lan, Tùng Lâm, Hùng Cường…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tịnh xá Ngọc Phương, cơ quan lãnh đạo ni giới của đạo Phật Khất sĩ Việt Nam - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Xóm Gà của những ngôi chùa lớn đất Gia Định - Sài Gòn
Chùa Già Lam xưa ở khu Xóm Gà vẫn còn hôm nay và là nơi đặt di cốt nhiều nhân vật nổi tiếng: nhạc sĩ Y Vân (với các nhạc phẩm nổi tiếng: Sài Gòn đẹp lắm, Lòng Mẹ, 60 năm cuộc đời…), Năm Châu - Kim Cúc…
Và xóm không chỉ có chùa Già Lam, đường Lê Quang Định đi qua Xóm Gà, hướng về Gò Vấp, bên phải có chùa Dược Sư, Tịnh thất Liên Hoa, hẻm vào chùa Linh Ứng. Bây giờ có thêm Châu An tự, Tịnh xá Ngọc Phương. Ngoài những chùa kể trên, trong xóm còn có chùa Vạn Đức (không còn), chùa Pháp Vân…
Trong đó, từ 1957 - 1965, đạo Phật Khất sĩ Việt Nam đã lần lượt chọn Xóm Gà để xây dựng cơ quan trung ương của hệ phái. Trước hết là Tịnh xá Ngọc Phương, Tổ đình của hệ phái Khất sĩ Ni giới, trụ sở Trung ương của hơn 150 ngôi tịnh xá ở miền Trung và miền Nam; mang lại cho sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Việt một hệ phái Phật giáo mới: đạo Phật Khất sĩ.
Những ngôi chùa ở Xóm Gà còn là hai ngôi chùa cổ tới giờ vẫn còn: Sắc tứ Tập Phước (sắc phong từ thời Gia Long, đầu thế kỷ 19; do chùa cưu mang Nguyễn Ánh thời tẩu quốc) và Bảo An – hai ngôi chùa linh thiêng nằm giữa khu mồ mả hoang vắng trên đường Phan Văn Trị (khu mồ mả hiện đã giải tỏa).
Trước 75, nhiều người ngại qua khu chùa cổ giữa các ngôi mộ này vì… sợ ma. Nhà chúng tôi nhìn xéo qua chùa Sắc tứ Tập Phước - ngôi chùa cổ mà một vị sư từng trụ trì nơi đây thời Pháp vốn là tay giang hồ Ba Giáp, sau sám hối đi tu khi còn rất trẻ 25 tuổi (mất năm 1947). Thỉnh thoảng, chúng tôi đi các dãy mồ mả cỏ mọc um tùm ra chùa chơi để nghe kể chuyện chú tiểu ở đây ngủ bị bóng người nào đó đưa võng…
Chú tiểu kể chuyện tỉnh bơ và hồn nhiên, hồn nhiên như cách sống xưa nay của dân cư đất Gia Định xưa tới giờ vẫn còn đó, tới giờ còn tên gọi: ngã tư Xóm Gà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tịnh xá Trung Tâm, cơ quan lãnh đạo tăng giới của đạo Phật Khất sĩ Việt Nam - Ảnh: HỒ TƯỜNG


Xóm Gà cũng là nơi dựng nghiệp của dòng họ Trương nổi tiếng Gia Định xưa, như tri phủ Tân Bình Trương Văn Lánh.
Năm 1860, dòng họ Trương đã xây dựng nên ngôi từ đường lớn trên diện tích khoảng 1000 mét vuông. Điểm độc đáo nhất của căn nhà này: trên tất cả thân kèo đều chạm nổi hình một loại nhạc cụ của nền cổ nhạc Việt Nam…
Những năm 2000, ngôi nhà đã bán đi dưới hình thức "nhà cũ", phân chia tài sản cho con cháu.

TS HỒ TƯỜNG - M.C

Thanked by 1 Member:

#88 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/02/2018 - 20:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Năm nào cũng vậy, tết bắt đầu từ chợ Bến Thành'...

12/02/2018



TTO - Để chuẩn bị đón tết cho thật 'đàng hoàng', mẹ tôi cũng như những người phụ nữ lãnh đạo gia đình khác đều phải đi chợ tết.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chợ hoa tết ở Sài Gòn năm 1971 - Ảnh: Philip Jones Griffiths
Đi chợ tết như là một thủ tục đầu tiên để đưa ông Táo, đón ông bà và nghinh xuân thật chu đáo.
Cái sự "đàng hoàng" chỉ mang tính ước lệ tùy theo hầu bao to nhỏ, sự chắt chiu chia sẻ ngân sách nho nhỏ của gia đình.
Nhưng dầu sao cũng phải ráng có cho được nồi thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, con gà cúng mùng 3. Và tùy theo cái túi này, các bà nội trợ sẽ đi chợ Sài Gòn, Chợ Lớn hay những chợ nho nhỏ gần nhà.


Năm nào cũng vậy, tết bắt đầu từ chợ Bến Thành khi những nhà “mại dô” chuyên nghiệp và những ông hàng bánh kẹo được họp chợ công khai trên vỉa hè đường Lê Lợi và quanh bốn bức tường chợ Bến Thành...
Tạp chí Bách Khoa (1960)
Đi chợ tết Bến Thành


Chợ Sài Gòn - Bến Thành gần như là ngôi chợ tiêu biểu cho sự mua sắm tết. Đâu đâu người ta cũng đến chợ Bến Thành - một ngôi chợ sang trọng bậc nhất đô thành.
Khi chợ tết Bến Thành mở cửa thì gần như không khí mua sắm tết đã bắt đầu khắp nơi trong thành phố. Thật vậy, bao quanh khu vực cổng chính của chợ là những sạp bán bánh mứt, đồ khô. Họ bán từ sáng đến tận nửa đêm dưới ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn neon nhiều màu sắc.
Khu vực Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn tấp nập sạp hàng bán quần áo trẻ con và người lớn. Đủ loại hàng hóa như quầy thực phẩm khô bán lạp xưởng, thịt lạp, mứt gừng, mứt bí, mứt me, thèo lèo...


Chợ tết Sài Gòn xưa không thể thiếu văn nghệ đường phố.
Đó là chiếc xe ba bánh, có gắn một thùng loa to tướng hát những bản nhạc xuân kiểu "Tết... Tết... Tết đến rồi...".
Năm nay mới hơn là có thêm bản "Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi..." kèm theo lời giới thiệu "Phim hài vui tết, cười lấy hên, tiền vào như nước sông Đà, nếu ra thì chảy như cà phê phin...
Phim, nhạc mừng "xưng" mới đê... đê". "Chợt thấy vui như trẻ thơ" (Trịnh Công Sơn) với những cái đầu lân, mặt nạ ông Địa nho nhỏ, làm thủ công không đẹp bằng những loại đầu lân thứ thiệt nhưng cũng đủ làm vui các em nhỏ bằng tiếng trống tùng cắc tùng tùng, tiếng lẻng xẻng của xập xỏa.
Những gian hàng bán rượu tây như Martel, Cognac, Ngũ Gia Bì, Mai Quế Lộ làm những ông khách đi ngang nhìn mà muốn xỉn.
Không thiếu những loại hàng hóa khác như quần áo, khăn trải bàn; gian hàng đồ chơi "xanh xanh đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng", những trái cây "cầu, dừa, đủ, xài" dưa hấu, quýt, đu đủ; hoa nhựa, hoa thật như vạn thọ, cúc, mồng gà, hướng dương... đã bao quanh chợ.
Tiếng rao hàng, trả giá, giành mối, trêu đùa náo nhiệt vô cùng. Tụi con nít chúng tôi lại càng khoái vì chợ Sài Gòn là cái gì diệu vợi xa xăm với dân chánh hẩu Chợ Lớn quê rất là một cục. Tụi tôi ngon lắm là đến Chợ Lớn Mới - Bình Tây ngắm tượng ông Thông Hiệp là cùng.
Những ngôi chợ tết xóm nhỏ
Tuy nhiên, đâu hẳn phải ra chợ Bến Thành hay vào Chợ Lớn Mới - Bình Tây mới có chợ tết. Những gia đình nghèo, ở những xóm xa khu thị tứ thường đến những ngôi chợ tết xóm nhỏ.
Những ngôi chợ này trong những ngày gần tết lại có thêm những gian hàng đổ đống những thứ dành riêng cho tết. Nói gian hàng có vẻ to tát, chứ thực ra chỉ là một tấm nilông trên một khoảnh đất nhỏ đầy những mặt hàng mà nhiều gia đình người Việt thường hay dùng trong ba ngày tết.
Nào là những củ dưa kiệu, củ hành tươi còn cả gốc và màu đen của đất được đổ thành từng đống nhỏ. Rồi nào là mứt gừng, mứt bí, mứt me, hột dưa được đựng trong những bao nilông to, hoặc cao cấp hơn một chút xíu thì được bao bì trong những cái hộp vô cùng bắt mắt...
Nào là những cây hoa mai, hoa đào, cúc bằng nhựa đủ màu sắc chỉ phù hợp cho những gia đình nghèo, bình dân muốn tìm màu tươi của mùa xuân cho ngôi nhà được rực rỡ trong ba ngày xuân.
Này là tấm áo, manh quần mới dành cho trẻ thơ để chúng có được cái rạo rực của tuổi nhỏ đón cái tết về. Đâu đó tiếng rao mời chào khách hàng mua những "bao lì xì đỏ cho em nhỏ nó mừng"...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những nhánh hoa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được bán tại chợ Ngã Bảy, Hậu Giang - Ảnh : Gia Tiến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mua hoa chưng tết ở chợ Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam - Ảnh: Gia Tiến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mua bánh mứt ở chợ Đông Ba, Huế - Ảnh: Gia Tiến
"Hồn chợt ngang xương nỗi nhớ nhà"
Dù bây giờ đã có siêu thị lo hàng tết, mua hàng tết qua online, nhưng người ta vẫn thấy thiêu thiếu khi không đi chợ tết.
Đi chợ tết không phải chỉ đi mua sắm, mà để hưởng cái không khí tết bắt đầu từ chợ tết. Lúc nhỏ đi chợ tết để mong mau trở thành người lớn để ăn tết cho thật bảnh tỏn, cho đã đời vân tiên.
Khi có tuổi, người ta đi chợ tết để hoài niệm bao bóng hình tuổi thơ gắn liền với phiên chợ tết, để nhớ lại bóng mẹ ngày xưa thân cò lặn lội để cho con có được ngày tết...
Bởi vậy không lấy gì làm ngạc nhiên lắm khi thấy ảnh một số chợ tết Việt Nam được dựng chung quanh khu Phước Lộc Thọ (quận Cam - Orange County, California) giống như những sạp bán hàng tết chung quanh chợ Bến Thành ngày xưa.
"Lòng vòng trong chợ nhìn thiên hạ / Hồn chợt ngang xương nỗi nhớ nhà" (Dương Quan). Người Việt trong nước và ở nước ngoài lúc nào cũng chuẩn bị tết từ cái chợ. Chợ tết không chỉ là chợ tết, mà đó là men để gợi nhớ miền quê xa!
LÊ VĂN NGHĨA

Thanked by 1 Member:

#89 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/02/2018 - 17:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tân Định nay trên đất Sài Gòn xưa

15/02/2018



TTO - Tân Định xưa vốn là thôn mới hình thành từ cuộc hồi cư của người dân Việt sau khi Pháp chiếm Gia Định năm 1859; mang cả nét Việt lẫn nét Pháp trong sinh hoạt lẫn kiến trúc…



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt tiền chợ Tân Định (xây dựng từ năm 1926), thuở đầu được mệnh danh là chợ nhà giàu, vì ba mặt còn lại của chợ là nơi đậu xe hơi của khách hoặc xe ngựa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Thoạt nhìn cảnh, người ta dễ nghĩ đây là khu vực dân cư ảnh hưởng văn hóa Pháp với hai công trình đến nay cả trăm năm: nhà thờ Tân Định và chợ Tân Định; gần như đối diện nhau trên đường Hai Bà Trưng (TP.H.C.M).
Trong đó, nhà thờ Tân Định có lẽ một trong những công trình đẹp nhất thành phố; khởi công năm 1870 và hoàn thành ngày 16-12-1876; mang phong cách Gothic kết hợp Roman, pha chút Baroque ở những nét trang trí.
Nhìn phía trước nhà thờ, người ta có thể thấy tòa tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp là chóp hình bát giác với cây thánh giá bằng đồng cao 3m. Trong tháp có 5 quả chuông, nặng tổng cộng 5,5 tấn. Bên trong thánh đường khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính. Hàng cột bên trái các tượng thánh nữ, bên phải các tượng thánh nam.
Còn chợ Tân Định xây dựng sau 50 năm, 1926; một trong những ngôi chợ lâu đời nhất Sài Gòn với nét nổi bật khi mặt trước được thiết kế ba tháp chuông, một tháp nằm giữa, hai tháp hai bên...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Mã Lộ hôm nay - Ảnh: HỒ TƯỜNG


Tháp chuông ở giữa vẫn còn giữ được quả chuông xưa và đồng hồ cổ ở trên cổng chợ.
Chợ Tân Định xưa nay có tiếng là chợ nhà giàu với nhiều món hàng giá cao hơn các chợ khác một chút. Bù lại, hàng về chợ gì cũng tươi ngon và chất lượng.
Hai bên có bãi đậu xe hơi, phía sau là bến xe ngựa mang tên là đường Mã Lộ.
Thế nhưng, ẩn sau vẻ Tây ấy, thật thú vị khi đến nay, khu này vẫn còn tràn ngập nét Việt xưa…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đình Xuân Hòa (129 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3, TP.H.C.M), một trong những ngôi đình cổ ở Tân Định - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Thâm nghiêm đình thôn xưa
Tân Định là tên thôn mới lập từ hai thôn cũ là Xuân Hoà và Phú Hòa. Do đó, trên vùng đất Tân Định còn hai di tích mang dấu ấn hai thôn xưa cũ này: đình Xuân Hòa và đình Phú Hòa.
Đình Xuân Hòa ở 129 Lý Chính Thắng (P.7, Q.3), còn đình Phú Hòa ở 159 Trần Quang Khải (P.Tân Định, Q.1). Cả hai đều có bộ khung nhà gỗ, mái lớp ngói âm dương; trang trí đỉnh mái bằng những tượng gốm men màu rất mỹ thuật: lưỡng long tranh châu, cá hóa long…
Cả đình Xuân Hòa và đình Phú Hòa đều còn lưu giữ được chiếc bình phong chạm hình Ông Hổ uy nghi trước cổng đình.
Giống như hầu hết ngôi đình ở Nam Bộ, đình Xuân Hòa và đình Phú Hòa đều thờ thần thành hoàng bổn cảnh phù hộ cư dân thôn làng. Ngoài ra, cả hai đình còn thờ phụng thêm nhiều vị thần thánh dân gian: Ngũ hành nương nương, Quan thánh đế quân, Bạch mã thái giám…
Tân Định còn có 4 ngôi đình cổ khác: Sơn Trà (113A Nguyễn Phi Khanh), Nghĩa Hòa (124 Trần Quang Khải), Phú Hòa Vạn (4 Trần Quang Khải), Nam Chơn (29 Trần Quang Khải).
Đình Sơn Trà và đình Nam Chơn vốn là hai ngôi đình của cư dân xứ Quảng Nam, Đà Nẵng mang theo vào đất Gia Định từ những năm 1860, sau khi vùng đất này đã thuộc về tay người Pháp. Đình Phú Hòa Vạn là ngôi đình của cư dân sống với nghề chài lưới dựng lên làm nơi gửi gấm tâm linh.
Riêng đình Nghĩa Hòa thờ Quan thánh đế quân (thần thành hoàng) được những cư dân Quảng Ngãi dựng lên để phù hộ nghề phục vụ bàn ở các nhà hàng Tây tại Sài Gòn lúc đó, nên đình còn có tên gọi là chùa Dọn Bàn.
Tân Định ngày trước còn nổi tiếng với chùa Cô Hồn (188 Trần Quang Khải) có lễ cúng cô hồn rất linh đình, diễn ra suốt 3 ngày đêm dịp rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, có rước Ông Tiêu và nghi thức Tống Bè (thả thuyền cúng đầu heo trôi sông) rất lớn.
Theo thời gian, ngày nay chỉ còn 3 ngôi đình duy trì được hoạt động văn hóa tâm linh:Nam Chơn, Phú Hòa và Xuân Hòa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dãy nhà mặt tiền đường Lý Chính Thắng, quận 3, TP. H.C.M, đối diện đình Xuân Hòa, vốn là bến Tắm Ngựa xưa - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Lối xưa xe ngưa hồn thu thảo
Sau chợ Tân Định ngày nay vẫn còn một con đường tên Mã Lộ: đường (dành cho) ngựa, một trong những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Cách đây 50, 60 năm, đường còn là bến xe ngựa chở khách đi chợ Tân Định hoặc chở hoa tết từ Gò Vấp lên.
Lúc đó, hàng chục chiếc xe ngựa chờ khách trên đường Mã Lộ; mỗi xe có thể chở tối đa 6 người ngồi co chân đối mặt nhau .Cách đường Mã Lộ khoảng 500 mét, khu vực bờ kênh Nhiêu Lộc, phía trước đình Xuân Hòa (nay thuộc phường 8, quận 3) xưa là bến Tắm Ngựa. Cứ giữa trưa, khi vắng khách, các chủ xe ngựa thường chạy xe từ đường Mã Lộ sang đây, dẫn ngựa xuống bến tắm…
…Sáng 15-2 (30 tết), đi trong chợ Tân Định nhộn nhịp xe cộ ngày giáp tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi không khỏi bồi hồi về chốn cũ cảnh xưa – nơi giao thoa hai nền văn hóa Việt – Pháp của khu Tân Định. Như mới hôm nào còn nghe tiếng xe ngưa lóc cóc chở đầy ắp những cánh hoa tết rực rỡ từ làng hoa Gò Vấp đưa về…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Mã Lộ (sau chợ Tân Định) - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xe ngựa trước 1975 ở Sài Gòn - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Nguyễn Hữu Cầu bên hông chợ Tân Định sáng 15-2-2018 (30 tết), thời Pháp đây là nơi đậu xe hơi đi chợ - Ảnh: M.C

TS HỒ TƯỜNG

Thanked by 1 Member:

#90 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/02/2018 - 11:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


100 năm ra đời sân khấu cải lương: Nguyễn Ngọc Cương người khai sáng
Theo soạn giả Nguyễn Phương trong cuốn Tứ đại gia sân khấu cải lương xuất bản tại Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Cương (từ đây viết là Tư Cương) là “một nhà trí thức, từng du học bên Pháp, về xây dựng một đoàn hát cải lương theo mô hình những đoàn hát bên Pháp.
Ông là người góp phần khai sáng ra nghệ thuật sân khấu cải lương và đã đào tạo, nâng cao nghề nghiệp cho những ngôi sao sân khấu cải lương lúc ngành nghệ thuật này mới được tạo thành. Đó là những tài danh như Năm Phỉ, Sáu Ngọc Sương, Bảy Nam, Năm Nghĩa, Bảy Nhiêu, Năm Châu, Ái Liên, Thanh Tùng, Duy Lân”.
Theo ông, nghệ sĩ tiền phong Năm Châu nhờ học hỏi từ ông Tư Cương nên mạnh dạn đề ra chủ trương một sân khấu Việt Kịch “Thật” và “Đẹp”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Tư Cương đem bài bản ở Pháp về kịch nghệ, hướng dẫn cho những nghệ sĩ trong gánh hát biết phân biệt: hát bội theo phong cách Á Đông là loại hình sân khấu tượng trưng, lời ca điệu bộ chủ yếu là tả ý. Cải lương, gần gũi với kịch phương Tây, lời ca, điệu bộ chú trọng tả thực. Cô Năm Phỉ trở nên một thiên tài diễn xuất chính là nhờ sự đào luyện của ông.
Học giả Vương Hồng Sển, tác giả cuốn Hồi ký 50 năm mê hát - 50 năm cải lương, viết chi tiết hơn: “Ông Tư Cương là người đầu tiên biết áp dụng các điệu bộ tuồng tích của ngành “hát bóng nói”, ông cũng biết phổ biến qua cải lương những gì ông thâu thập được trong tiểu thuyết và tuồng hát Tây ông từng đọc hoặc đi xem diễn.
Chính ông vừa rút các tuồng cụp lạc gay cấn của hát bội cải biên qua cải lương, điển hình nhứt là tuồng Xử án Bàng Quý Phi... khéo phỏng theo tuồng Pháp mà diễn các tuồng xã hội trước tiên như Tứ đổ tường, Tơ vương đến thác...
Ông cũng là người sáng trí, biết và giỏi tài kinh doanh, nên thuở đó duy gánh ông biết đánh mạnh vào túi tiền khán giả bằng cách bày ra loại “thượng hạng” 1$20, hơn hạng nhứt hai cắc bạc và gồm ba hàng ghế gần sân khấu nhứt...”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tìm hiểu về cuộc đời của nghệ sĩ Tư Cương, chúng tôi thấy ông đã đi được những bước quan trọng ban đầu để đưa sân khấu cải lương miền Nam phát triển, chỉ trong vòng 20 năm, từ 1925-1945.
Nghệ sĩ Ba Vân kể có lần đến chơi nhà cô Ba Ngoạn, “một người rất tân thời, con nhà giàu có, lịch sự, giao thiệp rộng”. Ở nhà cô, ông thấy có treo bằng lái xe số 11 mang tên cô (cô được xem là người phụ nữ đầu tiên lái xe hơi thời Pháp thuộc) và hai thanh gươm đặt chéo nhau trên tường, là cặp gươm kỷ niệm của vua Thành Thái ban tặng cho một lần đến dự tiệc ở nhà cô. Đó là người phụ nữ sinh ra ông Tư Cương.
Xuất thân từ một gia đình như vậy, tất nhiên ông Tư Cương thừa hưởng tính cách phong lưu của mẹ, từng là đào hát, bầu gánh và chủ rạp hát, có bà ngoại cũng là bầu gánh hát bội. Ông được gọi là “công tử hột xoàn” vì trên nút áo ở cổ luôn có hột xoàn cỡ lớn.
Sang Pháp, Tư Cương học y khoa một năm, sau đó chuyển sang học sân khấu cho đến khi về nước năm 1918. Ở mấy thập niên đầu thế kỷ 20, giới sân khấu ở miền Nam hầu hết là người có năng khiếu ca diễn nhưng ít học hành, diễn xuất chưa có bài bản chuyên nghiệp thì sự có mặt của ông, một người học thức lại học nghề sân khấu bên Pháp là điều quý giá.
Là con nhà nòi nghệ sĩ, Tư Cương đi vào con đường sân khấu như một lẽ tự nhiên. Năm 1926, ông thành lập gánh cải lương Phước Cương, thời điểm mà gánh hát cải lương đầu tiên trên nền “ca ra bộ” thành lập chỉ tám năm (gánh Thầy Năm Tú).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi lập gánh, ông Tư Cương tìm cách đưa nền sân khấu còn phôi thai đi vào chuyên nghiệp. Theo nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu, ông Tư Cương muốn sân khấu diễn xuất phải có bài bản từ kịch bản, trang phục, cảnh trí phù hợp với nội dung tuồng tích và không gian diễn ra câu chuyện.
Ông Bảy Nhiêu kể chi tiết: “Đây là lần thứ nhứt nghề hát cải lương đã xoay chiều về tuồng Tàu, có “thượng mã”, “hạ mã” hươu thương đá giáp, xốc mảng sửa mão vô trào theo điệu cổ điển nửa Quảng Đông nửa hát bộ mà ông (Tư Cương) thường giải thích điệu nghệ cho đào kép hiểu biết cái nghề hát không phải dễ. Ông rước kép Quảng Đông về dạy đào kép, văn lên ngựa cách nào và võ lên ngựa cách nào thật tỉ mỉ, chớ ông không bằng lòng hát tuồng Tàu mà y phục chế biến sai hết...”.
Ông Tư Cương đã dám làm ba việc trên sân khấu Phước Cương từ 1925:
- Một: diễn tuồng Tàu phải đúng bài bản.
- Hai: thờ thánh tổ (có bàn thờ và cốt ông tổ để ngay trong sân khấu chính giữa, sau tấm phông mỗi rạp). Đến ngày 11, 12 và 13-8 Âm lịch, gánh nghỉ hát đêm 11 để toàn thể lễ bái thánh tổ. Tối 12 hát xong cúng ra mắt, đào kép và nhạc sĩ đờn ca từng người đứng trước bàn thờ tổ. Tối 13 cho tiền thưởng mỗi người tùy theo chính phụ và cho chơi cờ bạc suốt đêm.
- Ba: người trong đoàn được trả lương tháng, ăn ngủ có giờ giấc và mỗi ngày đúng 9 giờ phải có đủ mặt tập tuồng tại rạp hoặc dưới ghe (gánh Phước Cương có ghe chài lớn). Khi lên rạp đào kép phải âu phục cho đàng hoàng. Cấm cờ bạc (trừ ngày giỗ tổ và ba ngày Tết). Cấm cho vay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Bảy Nhiêu nhìn nhận: “Đi hát cho gánh Phước Cương thêm một bước hiểu biết chút ít về sân khấu ca hát: biết được cái khó... hết sức khó của nghề hát, tôi rất say mê tự tìm học hỏi...”.
Ông Hương Anh Kiệt, một ký giả thời Pháp thuộc, đã có dịp dạo chơi với ông Tư Cương một chuyến quanh Sài Gòn năm 1944. Có lẽ đó là chuyến về lại Sài Gòn cuối cùng của ông Tư Cương vì sau đó ông lại đưa đoàn lưu diễn và mất năm 1946 tại Phan Thiết. Năm 1972, ông Hương Anh Kiệt hồi tưởng lần gặp cuối cùng đó và kể trong một cuốn hồi ký mỏng.
Trong chuyến này, ông Tư Cương muốn xem lại bộ mặt sân khấu Sài Gòn lúc ấy ra sao. Bốn năm trước đó (1940), ông đã viết vở tuồng giả tưởng về Sài Gòn 1950 do đoàn Phước Cương trình diễn tại rạp Moderne đường Lê Thánh Tôn, nội dung là mộng tưởng về sân khấu 15 năm sau. Vở này có dàn nhạc và các danh ca sân khấu phụ họa, trong đó lần đầu tiên ông lăngxê mốt vọng cổ tân thời khi vọng cổ chưa từng xuất hiện trên sân khấu.
Khi đến khu Xóm Củi bên kia cầu Chà Và, họ xem đoàn Tiến Hóa của bầu Trúc Viên diễn tuồng Tàu. Ở đoàn này, tuồng tích do một soạn giả viết tuồng Tàu rất ăn khách là ông Sáu Hải. Bên cạnh đó, họ có các nghệ sĩ như kép Paul Tấn, đào Năm Nam thu hút khán giả đến xem rất đông.
Tuy nhiên, ông Tư Cương có góc nhìn khác: “Soạn giả xứ mình có nhiều người tài như Sáu Hải nhưng vì trình độ văn hóa còn kém cỏi, không đọc được sách báo hữu ích của ngoại quốc như L’illustration Théâtre thì làm sao khai thác, sáng tạo thêm được những cái hay, cái đẹp mới lạ theo trào lưu tiến hóa của sân khấu quốc tế và xưa nay chỉ quanh quẩn trong phạm vi truyện Tàu, các tuồng và tiểu thuyết được phiên dịch ra Việt ngữ. Hoặc xem để phóng tác bừa bãi thiếu phương pháp và kỹ thuật của một ngòi bút chuyên nghiệp viết tuồng”.
Có thể thấy ông Tư Cương thật sự nắm bắt được bước đi và những vấn đề đặt ra xung quanh nghệ thuật sân khấu hiện đại. Ông có nhiều suy nghĩ đầy trăn trở và có ý hướng nghiên cứu để tìm hướng đi thích hợp. Tuy nhiên, sự chia sẻ đó không dễ có trong giới nghệ sĩ đương thời, ngoài các nghệ sĩ có học thức như Năm Châu, Năm Nở, Tư Chơi...
Theo Hương Anh Kiệt, khi còn sống, ông Tư Cương đã làm một việc quan trọng là xin chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ cho thành lập Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ tại Sài Gòn để đào tạo đội ngũ nghệ sĩ Việt Nam như bên Pháp và đã được thống đốc Hoeffel chấp thuận trên nguyên tắc, chỉ đợi sự phê chuẩn ngân sách nữa là xong.
Các ông bầu Trúc Viên, các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Bảy Nhiêu đều đồng ý ủy quyền cho ông Tư Cương thay mặt trong việc xây dựng và quản lý trường khi hình thành trên thực tế. Nhưng hoài bão đó đã không tiến triển vì qua năm sau, ông Tư Cương từ giã cõi đời khi nước nhà đang trong cơn loạn lạc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mất cha khi mới lên tám, cô Kim Cương còn giữ lại chút ký ức sâu đậm về cha mình. Cô nhớ cha luôn bận âu phục lịch sự khi ra ngoài, đặc biệt thường khoác áo tussor trắng, đúng như Hương Anh Kiệt mô tả: “Ông Tư Cương bận bộ đồ rất lịch lãm với bộ tussor complet, thắt cà vạt đỏ, mang giày da trắng xám láng bóng, đầu chải brillantine, túi áo nhỏ nhét khăn pochette thoang thoảng mùi nước hoa Champagne trông rất sang trọng phong lưu”.
Kim Cương nhớ đã từng xem bức ảnh cha chụp chung với ba người nữa, trong đó có Georges Phước mà người ta gọi là Bạch công tử. Bức hình ghi chú phía sau: “Bốn công tử Sài Gòn”. Tên đoàn Phước Cương chính là tên ghép giữa Nguyễn Ngọc Cương và Bạch công tử Lê Công Phước khi hai người chung nhau lập gánh trong vòng một năm.
Sau hai đời vợ là nghệ sĩ Năm Nhỏ và nghệ sĩ Năm Phỉ, ông kết duyên với nghệ sĩ Bảy Nam khi đã lớn tuổi. Hơn 40 tuổi ông mới có cô con gái đầu tiên nên rất thương yêu. Kim Cương nhớ những lần bị nóng sốt hồi nhỏ, ông sốt ruột mướn xích lô, lên xe ngồi ôm con cho chạy cả đêm ngoài đường để con hạ sốt.
Lên sân khấu lúc chỉ dăm tuổi, bé Kim Cương biết là vai diễn con nít thường xuất hiện cuối tuồng, sau những màn đào kép quen nhau, yêu thương, cưới nhau rồi con cái mới xuất hiện. Ban ngày, cô ham chơi không ngủ trưa, đến tối làm mặt xong là lủi vào một góc khuất để ngủ. Cha cô biết tính con, đi tìm, cho ăn hay uống sữa cho tỉnh rồi bồng đến bàn thờ tổ, đốt nhang, xá rồi mới vô diễn.
Đất diễn của đoàn là miền Trung và miền Tây. Về miền Tây đi ghe, còn ra Trung đi xe lửa. Đêm có trăng, không diễn, các cô chú lên mui ghe chơi bài, uống trà ăn bánh ngọt ca hát. Kim Cương nằm gọn trong lòng cha nghe đàn hát. Giữa trăng thanh gió mát, chất lãng mạn thấm dần vào tâm hồn của cô từ lúc ấy.
Cô nhớ những lần trước khi mở màn, khách chưa đến, ông Tư Cương đi một vòng quan sát các hàng ghế xem có sạch sẽ không. Ông dẫn cô đi cùng, chỉ vào những chữ cái ở ghế đầu hàng, dạy con đọc từng chữ rồi tập ghép vần tên của mình. Kim Cương học chữ từ cách rất riêng của con nhà sân khấu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một câu chuyện do má Bảy Nam kể. Khi đoàn đến diễn ở Tourane (Đà Nẵng), vợ chồng viên chánh án có máu mặt trong tỉnh rất quý nghệ sĩ nên mời ông bà Tư Cương - Bảy Nam về nghỉ ở nhà trong suốt thời gian diễn, nhường hẳn phòng ngủ của mình cho khách quý.
Đến ngày chuẩn bị rời đi, bà Bảy Nam bị mất tờ giấy bạc bộ lư 100 đồng, hốt hoảng định báo với chủ nhà thì ông Tư Cương ngăn lại: “Không được nói, giữ tiền bạc được hay không là phần của mình, tình nghĩa của người ta đối với mình quý hơn, mình không được để mất!”.
Nửa tháng sau, ông bà chánh án thấy con trai tiêu xài vung vít nên truy hỏi và biết con đã làm bậy. Hai ông bà lập tức bao xe chạy đi tìm đoàn hát. Lúc đó đoàn đã qua tỉnh khác cách vài trăm cây số nhưng họ vẫn tìm được để nhận lỗi và xin hoàn lại tiền. Đây là câu chuyện mẹ kể mà nghệ sĩ Kim Cương khắc sâu trong lòng về tinh thần trượng nghĩa của cả hai phía và rất tự hào về cách cư xử của cha mình.
Chuyện ông Tư Cương mất trong khốn khổ, bị chủ rạp hát ở Phan Thiết hắt hủi lúc hấp hối là nỗi ám ảnh lớn đối với nghệ sĩ Kim Cương mãi sau này. Gia đình giàu có, học y khoa nhưng bỏ hết để theo nghề sân khấu, cả đời hi sinh cho sân khấu nhưng xin chết ở sân khấu cũng không được. Nghĩ lại cô cảm thấy kinh sợ cho sự éo le và bạc bẽo của nghiệp diễn qua cuộc đời cha mình.
Cho đến tận sau này, mở đầu cuốn hồi ký Sống cho người sống cho mình (xuất bản năm 2016), nghệ sĩ Kim Cương không bắt đầu từ lúc còn nhỏ mà lại từ câu chuyện bi thảm ở Phan Thiết khi cha sắp mất.
Có người hỏi vì sao? Câu hỏi khiến cô nhớ về một ý nghĩ luôn có trong đầu mình từ nhỏ cho đến giờ: “Sự ra đi của cha đã chia đời tôi làm hai giai đoạn, trước và sau khi ông mất. Sau tuổi lên tám, mọi hạnh phúc đến với tôi đều không toàn vẹn khi không còn bóng dáng người cha thương yêu. Tuy vậy, tôi đã có thời gian hạnh phúc dù rất ngắn ngủi khi còn cha, đủ để tạo những dấu ấn làm nên con người Kim Cương”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Năm 1932, sau khi dự đấu xảo tại Paris (1931) trở về, gánh Phước Cương liền mở cuộc lưu diễn xa ở Trung và Bắc Việt. Nhờ tiếng tăm đã dự cuộc đấu xảo tại Pháp năm trước nên đoàn được khán giả nô nức ủng hộ suốt dọc đường từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Trong 15 đêm liền tại phòng hòa nhạc Bờ Hồ không đêm nào còn chỗ trống! Đoàn diễn đi diễn lại ba tuồng: Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quý PhiÁo người quân tử. Báo chí Bắc Hà lúc bấy giờ đã phỏng vấn các nghệ sĩ trong đoàn như Bảy Nhiêu, Năm Phỉ, Tám Danh... Nhiều khán giả ái mộ mỗi đêm đứng chực ở hậu trường chờ vãn hát để xem mắt cho được các nghệ sĩ của đoàn!
Năm 1932 đoàn Phước Cương lại Trung, Bắc du lần nữa. Lần này đoàn mang theo nhiều tuồng xã hội và vẫn được khán giả miền ngoài hoan nghênh. Thời ấy, khán giả Trung, Bắc khoái nhất là bài xàng xê. Mỗi lần diễn viên trên sân khấu vô bài là được khán giả vỗ tay gần vỡ rạp, giống như hoan nghênh bản vọng cổ sau này.
Trong thời gian Phước Cương lưu diễn tại Hà Nội thì gánh Trần Đắt cũng ra đó. Gánh này gồm các nghệ sĩ gạo cội miền Nam lúc đó như các cô Phùng Há, Tư Sạng, Năm Kim Thoa và các nam nghệ sĩ Năm Châu, Tư Út, Từ Anh, Tư Chơi... Hai đoàn gặp nhau vào một đêm thứ Bảy nhằm tháng 6 dương lịch.
Gánh Trần Đắt tung ra vở chủ lực Tội của ai. Đoàn Phước Cương đối phó bằng vở Tơ vương đến thác!, đã diễn đi diễn lại nhiều lần tại Hà thành. Ba giờ chiều, bên Trần Đắt đã hết vé (đoàn diễn tại rạp Trung Quốc, Hàng Bạc), gánh Phước Cương diễn tại nhà hát lớn (Theatre Municipate).
Ông bầu Phước Cương tung chiến thuật lạ là cho đi rao bằng một chiếc xe tang do cặp ngựa Bắc thảo kéo: “Đêm nay, sân khấu Phước Cương có xe tang của Trà Hoa Nữ (cô Năm Phỉ) và trường đua ngựa!”. Ông còn tuyên bố: Đêm nay nếu Tơ vương đến thác mà không comlê (complet) thì ông sẽ đem gánh về Sài Gòn cho rã luôn!
Đến 5 giờ chiều, khán giả kéo đến nhà hát lớn, lớp trong lớp ngoài chen nhau mua vé. Chỉ trong hơn tiếng đồng hồ không còn một chỗ trống. Bầu Cương khoái chí hô to: Vậy là Phước Cương vẫn ở lại đất Bắc và sẽ chơi hết mình với Trần Đắt! Sau đó, ông lập tức đi xuống Hải Phòng chiếm nhà hát lớn để đem đoàn xuống và cũng để chắn trước đường đi của gánh Trần Đắt.
Bốn năm sau (1936), đoàn đổi bảng hiệu là Đại Phước Cương ra diễn ở Bắc Hà lần nữa. Lần này lực lượng còn mạnh hơn trước, gồm có Năm Châu, Từ Anh, Tám Danh, Ba Du… Các cô Năm Phỉ, Thanh Tùng, Sáu Ngọc Sương... Đoàn ra Hà Nội diễn vở chủ lực Túy Hoa Vương Nữ của Nguyễn Thành Châu (tức Năm Châu) phóng tác theo Marie Tudor của đại văn hào Pháp Victor Hugo được khán giả Trung, Bắc hoan nghênh nhiệt liệt.


Nội dung:
PHẠM CÔNG LUẬN

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |