Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#346 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/05/2018 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn sang mùa mưa, nhớ lần dắt bộ và lời dặn của người lạ

18/05/2018


TTO - Câu chuyện của tôi đã diễn ra cách đây đã 4 năm, giờ diễn tả lại vẫn còn nguyên cảm xúc.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà tôi ở quận 9, đi làm ở Thủ Đức, ngày ngày phải chạy qua ngã tư Thủ Đức. Ngã tư Thủ Đức thì chắc hẳn ai cũng đã biết tình trạng giao thông như thế nào, mùa mưa thì thôi rồi, kẹt xe, ngập nước!
Buổi tan tầm hôm đó, mưa như trút, chờ tạnh mưa thì lâu quá nên tôi mặc áo mưa chạy về. Gần đến ngã tư thì không ngoài dự đoán: xe kẹt cứng!
Xem chừng không thể thoát khỏi cảnh đứng dưới mưa, vừa lạnh, vừa bụi bặm, lại đang mang thai, tôi quyết định đổi hướng chạy ra hướng ngã tư Bình Thái rồi quay ngược lại đi tắt qua UBND quận 9 ra Lê Văn Việt về nhà.
Vượt qua được ngã tư Bình Thái quay đầu lại chạy một đoạn rồi rẽ phải vào UBND thì hỡi ôi: nước ngập!


Vậy mà tôi vẫn cố chạy tiếp, càng ngập! Bản chất ngoan cố không thèm quay ra mà cứ cắm đầu chạy tiếp.
Và rồi, chạy được thêm một đoạn thì xe bị... nghẹt luôn do nước vô bugi máy!
Tôi xuống xe dắt bộ, vừa đi vừa tự "rủa" mình. Một, hai, ba... chiếc xe chạy vượt qua tạt nước thấm ướt cả áo, vừa lạnh mà vừa tức.
Ngẫm trong bụng thôi ráng dẫn qua đoạn nước này rồi gọi điện kêu người nhà ra đón, chứ trời mưa thế này không thể mong ai đó giúp đỡ mình. Ngu thì ráng chịu! Nghĩ vậy rồi bấm bụng dắt đi tiếp.
Bỗng, một chiếc xe từ sau chạy chậm chậm đến bên cạnh, trong bụng cũng hơi sợ vì đoạn đường này khá là vắng.
Anh ấy chậm rãi bảo tôi: "Chị dựng xe lại đi, tôi sửa giúp cho"!
Bán tín bán nghi nhưng cũng liều dừng lại, nghĩ bụng: chắc không sao đâu, mình không mang theo tài sản gì đáng giá cả, chiếc xe thì cũng cà tàng lắm rồi, nếu có ý xấu thì đã ra tay rồi vì mình dẫn bộ mà!
Thế rồi mình dừng lại, còn anh ấy chạy lên đậu xe trước xe mình, anh đến rút bugi ra. Lấy sức phùng mang thổi thật mạnh, chừng 4-5 lần thì nổ máy được.
Sau đó, anh còn dặn dò mình: "Chị rà thắng chứ đừng hạ ga xuống không thôi là nước lại vô nữa đó, ra khỏi đoạn đường này là hết ngập rồi".
Nói xong là anh ấy lên xe đi, mình chỉ kịp lí nhí: "Cảm ơn anh!"
Mình làm theo cách anh chỉ và về đến nhà an toàn!
Tình người ấm áp lắm, Sài Gòn đẹp lắm!
PHAM TU

Thanked by 1 Member:

#347 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/05/2018 - 20:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người chuyên sửa 'đồ chơi' đại gia cả chục ngàn USD hơn nửa thế kỷ

Những chiếc hộp quẹt có giá từ 1.500 đến vài ngàn USD, là biểu tượng của 'dân chơi', giới thượng lưu thời trước. Do vậy, nghề sửa hộp quẹt cũng đòi hỏi người làm nghề này phải tỉ mỉ, đặc biệt là phải "liều".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Phạm Thần Phong đang tỉ mẩn và hết sức tập trung để “bắt bệnh” cho loại đồ chơi đắt tiền này
ẢNH: TIẾN HUY
Bỏ nghề giáo để… sửa hộp quẹt
Mặc dù tuổi đã cao, trò chuyện không còn lưu loát nữa nhưng khi nói về cơ duyên đến với nghề, ông Paul Sáng (Phạm Sáng, 85 tuổi, ngụ quận 1, TP.H.C.M) hào hứng cho biết, ông vốn là người gốc miền Bắc, những năm 1950 cùng gia đình di cư vào miền Nam sinh sống.
Theo lời ông Sáng, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ nên ông đã trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh và tiếng Pháp khi còn rất trẻ. Khoảng thời gian ấy, một người bạn của ông có hộp quẹt Dupont bị hư hệ thống mồi lửa nên đã tặng lại. Cái thời ngày xưa ấy thì hộp quẹt Dupont thuộc hàng "quý tộc" trong các loại hộp quẹt sành điệu" vì giá ngất ngưỡng cả cây vàng và chỉ dân chơi cao cấp mới dám bỏ theo người.
Với bản tính thích khám phá tìm tòi nên ông đã tự tháo rời các bộ phận bên trong hộp ra để sửa, sau vài ngày mày mò ông đã “hồi sinh” lại được chiếc Dupont đắt tiền này.
Năm 1955 ông đã chính thức mở riêng cho mình một quầy sửa hộp quẹt Dupont ở đường Nguyễn Thiệp (nay là đường Ngô Đức Kế, Q.1) và lấy tên là Paul Sáng. Lúc này ông vừa đi dạy học vừa sửa hộp quẹt để kiếm thêm thu nhập.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Paul Sáng đang cầm chiếc Dupont hàng limited (phiên bản giới hạn) có giá hàng chục USD. Ông đã giữ chiếc hộp quẹt này hơn 30 năm
Ảnh: Tiến Huy


Ông Sáng cho biết lúc bấy giờ làm nghề giáo rất bấp bênh, mức lương khá thấp mà lại tốn nhiều thời gian nên ông đã quyết định nghỉ hẳn việc dạy học để tập trung vào việc sửa chữa hộp quẹt, dành thời gian tìm tòi nghiên cứu về những chiếc Dupont đầy mê hoặc sau những đắn đo, nuối tiếc về nghiệp truyền đạt kiến thức của mình.
Ông Sáng tiết lộ, những chiếc hộp quẹt Dupont thường có giá trị rất cao, không chỉ đơn thuần là vật chất mà còn là biểu tượng của “dân chơi”. Những ai sở hữu được chiếc hộp quẹt này đều nằm trong giới thượng lưu, có tiền chưa chắc đã mua được bởi nhiều loại chỉ sản xuất giới hạn, không đại trà.
Nhớ lại một kỉ niệm khó quên trước đây, ông Sáng bồi hồi: “Hồi ấy cỡ 1955 1956, có một người lính Sài Gòn đem hộp quẹt tới cho tôi sửa, sau khi sửa thành công tôi mới biết hộp quẹt đó của ông Ngô Đình Diệm. Vì sửa thành công nên ông Diệm đã tặng cho tôi một chiếc Zippo cực hiếm, do ổng đặt riêng và tôi vẫn còn giữ nó đến tận bây giờ”.
“Ăn tiền hay không là ở tiếng kêu coong-coong khi mở nắp hộp quẹt, tiếng kêu càng sắc lẹm thì càng quý và đắt tiền”, ông Paul Sáng hào hứng.
Đến nay, tiệm của ông đã chuyển cơ sở qua đường Trần Quang Khải (Q.1) do con trai ông là Phạm Thần Phong (51 tuổi, ngụ Q.1) tiếp tục kế thừa sự nghiệp.
Nghề không thể bỏ
Mặc dù ông Paul Sáng có đến 10 người con nhưng chỉ duy nhất ông Phạm Thần Phong là nối nghiệp cha sửa chữa hộp quẹt đến tận bây giờ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những loại hộp quẹt “sang chảnh” bật nhất, có loại lên đến cả chục ngàn USD
Ảnh: Tiến Huy

Ông Phong chia sẻ: “Hồi nhỏ tôi suốt ngày quấn cha, thấy ông sửa mấy loại hộp nhỏ quẹt ra lửa nên tôi thích thú, một mực đòi cha chỉ dạy, 18 tuổi đã biết sửa kiếm tiền rồi. Qua nhiều thăng trầm, trở ngại nhiều lúc tôi cũng muốn thôi nhưng nghĩ lại cái nghề này nó theo tôi từ lúc mới lớn, với lại khách người ta “không cho”, vì họ bảo tôi nghỉ rồi thì ai sửa hộp quẹt cho họ nữa. Có nhiều người đam mê ở tít ngoài Hà Nội vào tận đây để học hỏi kĩ năng và kinh nghiệm sửa chữa”.
Giải thích về nguyên do có rất ít người sửa loại đồ chơi “quý tộc” này, ông Phong cho rằng vì khá hiếm linh kiện để thay và đặc biệt là phải có sự “can đảm” bởi hộp quẹt và linh kiện đều ít phổ biến và giá cũng khá cao.
Những loại hộp quẹt rẻ nhất tầm vài triệu đồng, còn những loại Dupont limited (phiên bản giới hạn) có giá từ 1.500 USD đến hàng chục ngàn USD tùy theo loại. Vậy nên chỉ cần bất cẩn là có thể phải bồi thường số tiền lớn cho khách hàng nên không nhiều người dám đánh đổi để theo nghề.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồ nghề sửa chữa có khá nhiều loại, được tìm mua khắp nơi ở Việt Nam và cả nước ngoài
Ảnh: Tiến Huy


Ông Phong còn cho biết, người anh cả đã sang Mỹ định cư lúc 25 tuổi cũng rất thích mày mò và sửa chữa hộp quẹt nên hay tìm mua những linh kiện thay thế, dụng cụ sửa chữa mà ở Việt Nam không có để gửi về.
Em họ của ông Phong là chị Nguyễn Thị Hồng (35 tuổi, ngụ Q.1) cũng rất thích “khám phá” loại đồ chơi này nên được anh Phong hướng dẫn, đến giờ chị cũng biết làm những khâu đơn giản như tháo lắp, lau chùi những linh kiện nhỏ bên trong hay là bơm nhiên liệu…
“Là phụ nữ nhưng không hiểu sao tôi lại mê mẩn những hộp quẹt này, làm kinh doanh nhưng mỗi khi có thời gian rảnh tôi lại chạy ra tiệm để phụ giúp anh Phong”, chị Hồng chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tâm (55 tuổi, ngụ Q.3) là một người rất thích sưu tầm những loại Dupont cho hay: “Tôi thường xuyên đến đây để kiểm tra lỗi và săn tìm những loại hộp quẹt hiếm. Tôi cũng biết 1 - 2 người nữa ở TP.H.C.M có nhận sửa nhưng họ rất ít đồ thay, không đa dạng về mẫu mã nên tôi hay đến đây để giao lưu”, ông Tâm cho hay.

Cho đến nay, có những chiếc hộp quẹt “quý tộc”, những dụng cụ sửa chữa cũng như cái thùng đựng đồ nghề từ thuở “sơ khai” gắn cái tên Paul Sáng đã đi qua hơn nửa thế kỉ và là địa chỉ quen thuộc của nhiều người chơi hộp quẹt "đại gia" ở TP.H.C.M.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những hình ảnh về thuở sơ khai, bắt đầu sửa chữa hộp quẹt của ông Paul Sáng
ẢNH: TIẾN HUY




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hằng ngày có khá đông khách ra vào để sửa hộp quẹt, nhiều người sẵn sàng ngồi vài tiếng đồng hồ để theo dõi anh Phong làm việc
ẢNH: TIẾN HUY




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bộ sưu tập hộp quẹt mà bất kì ai mê mẩn món đồ chơi xa xỉ này cũng đều mong muốn được sở hữu
ẢNH: TIẾN HUY




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì là hôp quẹt đắt tiền nên người sửa càn phải tỉ mỉ và thật cẩn thận
Ảnh: Tiến Huy




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngoài hộp quẹt, tiệm Paul Sáng còn sửa chữa, sưu tầm bút máy
ẢNH: TIẾN HUY




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông cũng sưu tầm những loại đồ cổ quý hiếm từ xa xưa
ẢNH: TIẾN HUY



TIẾN HUY

Thanked by 1 Member:

#348 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/05/2018 - 20:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Châu Á giữa mối lo từ du khách Trung Quốc

22/05/2018
Các nước châu Á lo ngại du khách Trung Quốc dù mang đến lợi ích kinh tế nhưng lại đe dọa môi trường và trở thành công cụ chính trị.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới của LHQ, du khách Trung Quốc chi 258 tỉ USD (5,8 triệu tỉ đồng) trong năm 2017, chiếm 1/5 tổng doanh thu ngành du lịch toàn cầu. Tổng cộng 130,5 triệu người Trung Quốc du lịch nước ngoài, tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước.
Công cụ quyền lực mềm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung Quốc xem du lịch là công cụ quyền lực mềm. Bất kỳ nơi nào công dân nước này đặt chân đến, sức ảnh hưởng càng sâu rộng
Ông Wolfgang Georg Arlt,
Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu về du lịch Trung Quốc Thế nhưng, chính phủ nhiều nước nhận thấy du khách Trung Quốc có nhiều hành vi kém văn minh, xả rác gây ô nhiễm môi trường. “Họ đi đến đâu là xả rác bừa bãi đến đó, bất chấp bị nhắc nhở nhiều lần”, một quan chức ngành du lịch Bali (Indonesia) nói với tờ The Nikkei Asian Review. Ngoài Bali, nơi nào thu hút nhiều du khách Trung Quốc đều gánh chịu hậu quả môi trường, như vịnh Maya (Thái Lan) và đảo Boracay (Philippines) đã bị đóng cửa 6 tháng để dọn rác. Còn ở CH Palau, du khách Trung Quốc gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mức chính phủ phải hạn chế chuyến bay từ nước này.
Ngoài ra, chính phủ nhiều nước lo ngại Trung Quốc lợi dụng du lịch làm công cụ gây sức ép chính trị hoặc trả đũa kinh tế. Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu về du lịch Trung Quốc (COTRI) Wolfgang Georg Arlt nhận định: “Bắc Kinh xem du lịch là công cụ quyền lực mềm. Bất kỳ nơi nào công dân nước này đặt chân đến, sức ảnh hưởng càng sâu rộng”.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên rút ra bài học. Quan hệ Seoul - Bắc Kinh xấu đi kể từ tháng 3.2017 do Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Để trả đũa, chính quyền Trung Quốc buộc các công ty không được bán tour đến Hàn Quốc. Kết quả là tổng số du khách đến Hàn Quốc năm 2017 giảm 22,7%, xuống còn 13,3 triệu lượt. Du khách Trung Quốc, chiếm 1/3 tổng số, sụt giảm 48%.
Tránh phụ thuộc
Trước thực trạng kể trên, chính phủ nhiều nước châu Á thay đổi chiến lược ngành du lịch, đa dạng hóa dịch vụ nhằm tránh phụ thuộc Trung Quốc, theo tờ Asia Times. Chẳng hạn, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đẩy mạnh “chính sách hướng nam mới”, nhắm vào du khách Đông Nam Á cùng lúc tăng cường hợp tác kinh tế - chính trị.

Hồi tháng 4, Tổng thống CH Palau Tommy Remengesau tuyên bố mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng để “đón tiếp những người văn minh, có ý thức bảo vệ môi trường” và thu hút thêm du khách từ nhiều nước khác nhau. Còn ở Indonesia, Tổng thống Joko Widodo lên kế hoạch mở 10 “Bali mới”, phục vụ du khách khắp thế giới.
Riêng Thái Lan đang quyết liệt loại trừ tour giá rẻ của các công ty du lịch ủy nhiệm do người Trung Quốc làm chủ nhưng đăng ký kinh doanh ở nước này. Du khách đi tour giá rẻ phản ánh họ bị ép vào hàng quán của người Trung Quốc, nếu phản đối sẽ bị chửi rủa và trả đũa bằng cách lấy lại phòng khách sạn, theo tờ Financial Times. Sau một thời gian cho phép tour giá rẻ vì giúp mang đến nhiều du khách, chính phủ Thái kể từ cuối năm 2016 quyết định dẹp bỏ do lo ngại chúng làm xấu hình ảnh ngành du lịch, nhưng đến nay vẫn chưa triệt để.
PHÚC DUY

Thanked by 1 Member:

#349 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/05/2018 - 21:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhân viên ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc mắc bệnh vì âm thanh lạ

23/05/2018
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc ngày 23.5 thông báo một nhân viên tòa lãnh sự ở Quảng Châu bị chấn thương não nhẹ do những âm thanh “bất thường”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc
Reuters
Đại sứ quán Mỹ cho biết nhân viên này bắt đầu có triệu chứng bất thường kể từ cuối năm 2017 cho đến tháng 4 năm nay.
“Đây là triệu chứng bị MTBI và nhân viên sẽ được đưa về Mỹ để tiếp tục kiểm tra sức khỏe”, theo thông báo.
Đại sứ quán Mỹ đồng thơi đưa ra lệnh cảnh báo y tế về âm thanh bất thường đối với công dân nước này tại Trung Quốc.
“Trong lúc ở Trung Quốc, nếu nghe thấy bất kỳ âm thanh, tiếng ồn hoặc hiện tượng bất thường nào thì vui lòng đừng cố xác định nguồn gốc. Hãy di chuyển đến bất kỳ nơi nào không có âm thanh bất thường”, theo cảnh báo.
Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành điều tra vụ việc còn phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì.
Hồi năm 2017, chính phủ Mỹ đã cáo buộc Cuba tấn công bằng sóng âm các nhân viên đại sứ quán tại Havana khiến 22 người mắc chứng bệnh lạ với triệu chứng mất thính giác, chóng mặt và thường xuyên mệt mỏi.

Washington đã trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba với lý do Havana không thể bảo vệ các nhân viên tòa đại sứ Mỹ.
Sau đó, Canada tuyên bố đưa thân nhân các nhà ngoại giao ở Havana về nước sau khi nhân viên đại sứ quán có triệu chứng tương tự. Cuba bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ và đến nay, bí ẩn này vẫn chưa có lời giải đáp.
PHÚC DUY

#350 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/05/2018 - 19:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người nước ngoài đập trụ ATM đánh cắp thông tin

27/5/2018
NGUYỄN CHUNG
Chiều 26.5, Công an TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết đang củng cố hồ sơ để xử lý Leksii Vackvasaki (36 tuổi, nam, quốc tịch Nga) về hành vi sử dụng thiết bị điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản và hủy hoại tài sản.
Rạng sáng 24.5, Leksii Vackvasaki đập phá một trụ ATM đặt trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP.Nha Trang), bị người dân phát hiện, báo cơ quan chức năng. Thấy công an tới, Leksii Vackvasaki chạy trốn nhưng bị vây bắt, đưa về trụ sở làm việc. Công an tạm giữ 1 laptop, 1 USB, 2 tuốc nơ vít, 1 cuộn băng keo.
Leksii Vackvasaki khai đến trụ ATM trên, dùng băng keo dán camera an ninh, sau đó đập phá trụ ATM để kết nối dữ liệu tại trụ ATM với laptop, nhằm đánh cắp thông tin các chủ thẻ đã giao dịch trước đó, bán cho các “đối tác” ở nước ngoài.

#351 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/05/2018 - 20:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Malaysia xem lại dự án với Trung Quốc

28/05/2018

Ngày 27.5, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad thông báo tái đàm phán với Trung Quốc về dự án tuyến đường sắt bờ biển phía đông có vốn đầu tư 55 tỉ ringgit (hơn 314.000 tỉ đồng), theo Reuters.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Đây là tuyến đường sắt dài 688 km kết nối Malaysia với Thái Lan, do các công ty Trung Quốc thực hiện với vốn vay từ Bắc Kinh.
“Chúng tôi đang tái đàm phán những điều khoản gây thiệt hại cho nền kinh tế Malaysia”, ông Mahathir khẳng định, đồng thời chỉ trích người tiền nhiệm Najib Razak phê duyệt dự án mà không mang đến lợi ích gì cho đất nước.
“Mục tiêu trọng tâm hàng đầu của chính phủ là cắt giảm nợ công. Chúng ta có thể cắt giảm 200 tỉ ringgit nợ công bằng cách hủy bỏ những dự án như thế này”, nhà lãnh đạo nhận định. Bên cạnh đó, ông Mahathir cho hay xem xét lại dự án 17 tỉ USD xây tuyến đường sắt kết nối với Singapore, nhằm cắt giảm chi phí.

Thanked by 1 Member:

#352 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/05/2018 - 18:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người trồng mía lao đao vì đường lỏng

CHÍ NHÂN
29/5/2018
Đường nội tồn kho, mía không tiêu thụ được, nông dân gặp khó vì đường lỏng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh. Loại đường này đang trở thành nguyên liệu phổ biến trong ngành thực phẩm.
Giá rẻ lại không phải chịu thuế
Anh K., đại diện doanh nghiệp hóa chất ở Q.Tân Bình (TP.H.C.M), giới thiệu: Thùng thiếc này là nước đường Hàn Quốc, còn thùng nhựa của Thái Lan, trọng lượng 25 kg/thùng. Hai loại này chất lượng và giá đều tốt, giá bán lẻ chỉ 15.000 đồng/kg, tương đương 375.000 đồng/thùng. Các loại đường lỏng của Trung Quốc giá thấp hơn một chút nhưng hiện đang hết hàng. Nếu mua đơn hàng trên 1 tấn sẽ có giá ưu đãi và giao hàng miễn phí trên toàn quốc. Theo anh K., khách hàng chủ yếu của loại đường mới này là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bánh kẹo, nước ngọt... Gần đây một số đại lý mua mỗi lần vài chục thùng về bán lẻ cho các nhà hàng, quán ăn. “Sử dụng đường lỏng có nhiều cái lợi. Giá thường rẻ hơn đường thông thường 2.000 - 3.000 đồng/kg mà độ ngọt lại cao hơn nên có lợi về kinh tế cho những người sản xuất”, anh K. nói.
Với nhiều người, đường lỏng rất mới, thậm chí lần đầu mới nghe thấy nhưng trên thị trường loại đường này đang được bán khá nhiều. Đây là lý do khiến sức tiêu thụ đường nội bị ảnh hưởng mạnh. Thống kê của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Tính đến ngày 15.4, tổng lượng đường tồn kho lên đến 681.000 tấn, tăng thêm 37.000 tấn so với cùng kỳ năm 2017. Tồn kho luôn đi cùng với giảm giá, giá đường tại kho hiện cũng chỉ còn 11.000 - 12.000 đồng/kg, giảm đến 5.000 - 6.000 đồng/kg so với cùng thời điểm này năm 2017. Đường giảm, giá thu mua mía nguyên liệu từ ruộng cũng giảm trung bình 200.000 đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2017. Nhiều nơi mía quá lứa, trổ cờ không tiêu thụ được, người trồng mía lại rơi vào cảnh khốn khó.
Theo Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), sản phẩm đường lỏng nhập khẩu đang cạnh tranh gay gắt với đường cát nội địa. Hiện nay VN nhập khẩu đường lỏng nhiều nhất từ Trung Quốc. Giá đường lỏng nhập khẩu về tới cảng TP.H.C.M chỉ khoảng 9.000 - 12.000 đồng/kg. Loại đường này chịu thuế nhập khẩu 0% nên đang tạo nên sức ép rất lớn lên đường sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp bánh kẹo giảm lượng tiêu thụ đường đến 30% để chuyển sang đường lỏng.
Không tốt bằng đường truyền thống
Theo VSSA, năm nay mía trúng mùa trên quy mô toàn thế giới khiến cung vượt cầu, giá giảm, nên các nhà sản xuất đường trong nước đang bị tác động kép. Ngoài xu hướng trên, họ còn phải cạnh tranh với đường nhập lậu từ các nước lân cận, đặc biệt là Thái Lan và bây giờ thêm đường lỏng. Với nguyên liệu chính từ bắp, năm nay bắp trúng mùa nên giá đường lỏng ngày càng rẻ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường lỏng được chào bán trên nhiều trang mạng
Ảnh: Chụp màn hình



Một doanh nghiệp trong ngành mía đường bức xúc: “Mấy năm trước thuế nhập khẩu đường lỏng xuống 0%, chúng tôi kiến nghị các bộ ngành đã điều chỉnh tăng nhưng không hiểu sao bây giờ lại giảm xuống 0%. Vẫn biết VN đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với quốc tế, nhưng nhà nước phải có chiến lược, chính sách cho ngành đường trong nước chứ thế này thì không doanh nghiệp nào cạnh tranh nổi”.

Một doanh nghiệp trong ngành mía đường bức xúc: “Mấy năm trước thuế nhập khẩu đường lỏng xuống 0%, chúng tôi kiến nghị các bộ ngành đã điều chỉnh tăng nhưng không hiểu sao bây giờ lại giảm xuống 0%. Vẫn biết VN đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với quốc tế, nhưng nhà nước phải có chiến lược, chính sách cho ngành đường trong nước chứ thế này thì không doanh nghiệp nào cạnh tranh nổi”.

Sửa bởi tuphuongsg: 29/05/2018 - 18:35


#353 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/05/2018 - 18:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phòng khám Trung Quốc về Tiền Giang lừa đảo

9/05/2018 06:50
Sau nhiều tai tiếng vẽ bệnh ăn tiền, hù dọa người bệnh ở TP H.C.M, phòng khám Trung Quốc bắt đầu xuất hiện ở Tiền Giang và đã có hàng chục người bệnh tố cáo bị lừa


Chiều 28-5, đoàn thanh tra liên ngành Sở Y tế tỉnh Tiền Giang và Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Tiền Giang đã đến kiểm tra Phòng khám Đa khoa (PKĐK) Tân Mỹ Âu (phường 5, TP Mỹ Tho).
Nhân viên tự xưng bác sĩ
Trước đó, từ hàng chục đơn tố cáo của bệnh nhân khi vào phòng khám này (mỗi người bị lừa từ vài triệu đồng đến hơn 30 triệu đồng cho một lần tiểu phẫu và nằm điều trị 1 ngày), phóng viên Báo Người Lao Động trong vai người bệnh đã vào đây tìm hiểu. Một phụ nữ mặc áo blouse tự xưng là bác sĩ đã tư vấn và khám bệnh cho chúng tôi. Nghe chúng tôi khai "bị tiểu khó", "bác sĩ" kêu vào phòng thăm khám và kết luận: "Bệnh này chỉ sau HIV/AIDS, cần tiểu phẫu". Sau đó, người này thu tiền xét nghiệm hơn 1,4 triệu đồng.
Trong sổ khám bệnh, nữ "bác sĩ" ký tên "bác sĩ Trần Văn Liệt" rồi đưa chúng tôi xuống bên dưới thu tiền tiểu phẫu 3 triệu đồng, tiền viện phí hơn 5 triệu đồng. Bị phản ứng và đề nghị trả lời vì sao không phải là bác sĩ Liệt nhưng trong sổ khám bệnh ký tên bác sĩ Liệt, nữ "bác sĩ" trở giọng: "Anh không muốn thì đi phòng khám khác". Sau một hồi đôi co, đuối lý, nữ "bác sĩ" thừa nhận chỉ là nhân viên, đồng thời chỉ tay qua một người đang ngồi, giới thiệu là bác sĩ Hàn Quốc sẽ điều trị cho chúng tôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi thu thập chứng cứ, chúng tôi đã trình báo cho cơ quan chức năng. Chiều 28-5, khi đoàn thanh tra liên ngành đến PKĐK Tân Mỹ Âu, nhiều nhân viên phòng khám lần lượt đeo khẩu trang rời đi. Gần 2 tiếng kiểm tra, đoàn yêu cầu người đứng tên giấy phép và ký tên trong toa thuốc là bác sĩ Trần Văn Liệt (theo tìm hiểu của phóng viên, bác sĩ Trần Văn Liệt trước đây công tác ở tỉnh Đồng Tháp và hiện đã nghỉ hưu) ra làm việc với đoàn nhưng không có người nào ra.
Cuối cùng, một người đàn ông nói tiếng Trung Quốc xuất hiện (có phiên dịch - PV) tự xưng là người điều trị và xuất trình một giấy photocopy tên Jiang Linfeng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang cấp cho phép được lao động tại phòng khám này. Trong khi đó, theo một thành viên đoàn kiểm tra, giấy phép hoạt động ở phòng khám này chỉ có 1 người nữ quốc tịch Trung Quốc được cấp phép hành nghề y.
Mất 70 triệu đồng cho một lần tiểu phẫu
Đó là trường hợp vợ chồng anh Lê Thanh T. và chị Lê Thị Cẩm T. (cùng ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Theo chị T., ngày 14-8-2017, do vợ chồng cưới nhau đã lâu mà chưa có con nên bàn nhau đến PKĐK Tân Mỹ Âu để kiểm tra. Tại đây, vợ chồng chị T. được một người xưng bác sĩ Trung Quốc khám và hứa sẽ điều trị cho họ có con. Chỉ sau vài phút tư vấn, vợ chồng chị T. được đưa vào phòng làm tiểu phẫu trong 15 phút. Khi qua nằm phòng theo dõi, nhân viên phòng khám đưa hóa đơn yêu cầu nộp tiền viện phí với tổng số tiền hơn 50 triệu đồng.
Do không có tiền, vợ chồng chị T. phải điện thoại cho người nhà vay nợ để nộp. Theo đó, chị T. phải nộp 23,5 triệu đồng, anh T. phải nộp 27,9 triệu đồng (trong đó phí tiểu phẫu cắt da bao quy đầu 24,6 triệu đồng). Chưa hết, vợ chồng anh T. phải nằm điều trị tại đây thêm 1 ngày với số tiền thêm gần 20 triệu đồng, bao gồm tiền phòng, thuốc... Như vậy, tổng chi phí vợ chồng chị T. phải trả hơn 70 triệu đồng.
Uất ức vì chỉ phẫu thật 15 phút mà phải trả viện phí hơn 70 triệu đồng nhưng gần 1 năm qua cũng không có kết quả, mới đây, anh Lê Thanh T. đến Bệnh viện Bình Dân (TP H.C.M) khám lại thì được bác sĩ chẩn đoán dương vật bị viêm nhẹ.
"Lúc chúng tôi vào phòng khám, mấy người Trung Quốc nói gì đó rồi có người dẫn đi làm tiểu phẫu. Cứ tưởng họ có phương pháp nào điều trị để vợ chồng có con, ai ngờ... Chúng tôi đi khám bệnh nhiều nơi, bác sĩ cho biết chồng tôi chỉ tiểu phẫu cắt da bao quy đầu, còn tôi thì không biết họ tiểu phẫu cái gì nữa. Hai vợ chồng làm công nhân, lương chỉ đủ sống, giờ mang nợ không biết khi nào mới trả xong..." - chị T. bức xúc phản ánh với phóng viên Báo Người Lao Động.


Sẽ xử lý
Tối 28-5, một lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Tiền Giang cho biết bước đầu đoàn kiểm tra ghi nhận người khám bệnh không phải là bác sĩ Trần Văn Liệt. Do chiều 28-5 không nhận được hợp tác của phòng khám, đoàn kiểm tra ra về nhưng sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật nếu có vi phạm.

Minh Sơn - Lê Dũng



Thanked by 1 Member:

#354 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/05/2018 - 19:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tàu Trung Quốc lại bí mật bán dầu cho Triều Tiên?

29/05/2018



TTO - Tàu Trung Quốc tiếp tục bị phát hiện mua bán qua lại trái phép với tàu Triều Tiên, trong bối cảnh lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm vào Bình Nhưỡng vẫn chưa được dỡ bỏ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tàu chở dầu JI SONG 6 có treo cờ Triều Tiên xuất hiện trên biển Hoa Đông hôm 19-5. Ảnh này được Nhật Bản công bố ngày 29-5 - Ảnh: REUTERS
Nhật Bản hôm nay (29-5) cho biết nước này gần đây phát hiện một tàu có treo cờ Trung Quốc đã bí mật tiến hành các trao đổi phi pháp với một tàu của Triều Tiên. Địa điểm diễn ra hoạt động này nằm cách bờ biển thành phố Thượng Hải 350km, theo hãng tin Reuters.
"Theo sau một đánh giá toàn diện, chính phủ Nhật Bản dám nghi ngờ họ (tàu Triều Tiên và tàu Trung Quốc) đã tiến hành các trao đổi giữa tàu với tàu vốn bị nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cấm" - Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu rõ trong thông cáo phát ngày 29-5.
Theo thông cáo này, máy bay tuần tra biển P-3 của Nhật Bản đã phát hiện vụ việc trên hôm 19-5. Một trong hai tàu này thời điểm đó có treo cờ Trung Quốc. Hai tàu này thực hiện các mua bán gì thì không rõ.
Thông tin của Nhật Bản được công bố giữa bối cảnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong quá trình chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore vào tháng tới, sau các "sóng gió" khiến ông Trump tuyên bố hủy thượng đỉnh.


Nhật Bản kêu gọi Mỹ cùng các nước khác tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nghị quyết trừng phạt của LHQ nhằm vào Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh chụp vệ tinh cho thấy tàu hàng Trung Quốc và tàu hàng Triều Tiên mua bán dầu trái phép trên Hoàng Hải hồi năm ngoái - Ảnh: CHOSUN ILBO
Trung Quốc liên tục khẳng định nước này tuân thủ hoàn toàn các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an LHQ. Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ trừng phạt bất kỳ công ty Trung Quốc nào vi phạm.
Tuy nhiên, cuối tháng 12-2017, các ảnh chụp vệ tinh được tình báo Mỹ công bố cho thấy Trung Quốc đã bán dầu cho tàu Triều Tiên trên Hoàng Hải khoảng 30 lần tính từ tháng 10 cùng năm. Đơn cử, ảnh chụp ngày 19-10-2017 cho thấy tàu Trung Quốc bán dầu cho một tàu hàng của Triều Tiên có tên Ryesonggang 1.
Hồi tháng 4 vừa qua, Hội đồng Bảo an LHQ đã liệt vào "danh sách đen" trừng phạt 27 tàu, 21 công ty vận tải biển và 1 doanh nhân Đài Loan với lý do giúp Triều Tiên lẩn tránh các lệnh trừng phạt của LHQ. Trong số này có 5 công ty đến từ Trung Quốc.
Việc mua bán giữa tàu sang tàu với Triều Tiên ở vùng biển quốc tế là hoạt động bị nghiêm cấm trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Tuy nhiên, những vi phạm này rất khó phát hiện, nếu không muốn nói là không thể, trừ khi chính quyền Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn.
BÌNH AN

#355 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/05/2018 - 19:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dự án “nuốt” trường học ở Phú Quốc

24/05/2018,

NDĐT - Khi đất đai ở Phú Quốc (Kiên Giang) khan hiếm và giá cả tăng cao, thì giới đầu tư và chính quyền bắt đầu nhắm đến những trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan… đang tọa ở những vị trí đẹp, đắc địa. Đã có 15 trường, điểm trường trên “đảo ngọc” bị các dự án “nuốt chửng”.

Nơi xóa sổ, nơi di dời
Huyện đảo Phú Quốc nơi sẽ là một trong ba đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt của cả nước có 32 trường từ mầm non đến Trung học cơ sở (chưa tính trường THPT), với tổng cộng 65 điểm trường, nhưng duy nhất chỉ có một trường đạt chuẩn quốc gia.
Phú Quốc xưa dân cư thưa thớt, đất đai hoang sơ rộng lớn, nơi nào dân cư đông đúc, nơi nào giao thông thuận tiện, chính quyền dành đất xây dựng trường học. Nhưng hiện tại kinh tế-xã hội phát triển “tấc đất tất vàng” nên nơi nào thuận tiện, nơi nào đẹp đẽ chính quyền dành để giao cho nhà đầu tư. Điều này vô tình khiến nhiều ngôi trường ở “đảo ngọc” Phú Quốc rơi vào diện phải di dời khẩn cấp vì những nơi trường học tọa lạc là những địa điểm có thể hái ra tiền.
Theo một báo cáo giám sát của Ban Văn hóa-Xã hội, HĐND tỉnh Kiên Giang, từ năm 2015 trở về trước trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc có năm điểm trường nằm trong các dự án quy hoạch là: Trường tiểu học (TH) Dương Đông 2, Trường TH Cửa Dương 2, Trường TH Dương Tơ 2, Trường TH Dương Tơ 1 (điểm chính), Trường TH-THCS Gành Dầu (điểm Rạch Vẹm). Trong năm điểm trường bị dự án “nuốt”, bốn đã triển khai. Trường nằm trong quy hoạch dự án nhưng chưa triển khai là Trường TH-THCS Gành Dầu (điểm Rạch Vẹm), diện tích 3.094 m2 có năm phòng học, nằm trong khu quy hoạch của Dự án ITC.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Quốc, Trường TH Dương Đông 2, bị giải tỏa trắng 1.842m2, có bốn phòng làm việc và 10 phòng học mới vừa xây dựng xong để cho một doanh nghiệp xây dựng chợ Dương Đông. Dù đã bị giải tỏa trắng nhưng trường không được cấp đất để tái lập mà phương án giải quyết của chính quyền là lấy điểm phụ của Trường TH Dương Đông 3 đề làm Trường TH Dương Đông 2. Để dồn học sinh, chính quyền cho xây mới Trường TH Dương Đông 4, gồm 12 phòng học để học sinh của Trường TH Dương Đông 2 về đây. Do Trường TH Dương Đông 4 gánh thêm học sinh của Trường TH Dương Đông 2 đã tạo ra áp lực về quy mô số lớp, vì vậy Trường TH Dương Đông 4 không thể nào đạt chuẩn quốc gia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trường TH-THCS Hàm Ninh đã bị dự án "nuốt".
Còn Trường TH Cửa Dương 2 bị giải tỏa bốn phòng học ở điểm chính, với diện tích hơn 900m2 để làm đường giao thông, số đất còn lại không đủ để tái lập trường nên từ năm 2008 đến nay trường này phải ở nhờ trên đất của dân. Trong khi Trường TH Dương Tơ 2 bị giải tỏa đến ba điểm, với diện tích 13.285m2 nằm ở những vị trí đắc địa nhường cho dự án Nam Bắc Bãi Trường nhưng chính quyền bố trí cho trường tái lập tại khu tái định cư Suối Lớn (12 phòng), và ấp Đường Bào (6 phòng).
Ở lại… trong thoi thóp
Từ 2015 đến nay do đất đai tại huyện đảo ngày một hiếm, giá ngày một tăng nên số lượng trường và điểm trường học rơi vào miệng các dự án tăng gấp đôi thời điểm trước. Nhưng trong số 10 điểm trường bị dự án “ăn thịt”, chỉ duy nhất có một điểm trường là Trường TH An Thới 2 (điểm Ruộng Muối) được nhà đầu tư triển khai. Điểm trường này có diện tích 9.057 m2, được Công ty Trung Sơn đền bù với số tiền 3,9 tỷ đồng. Điểm trường đã không còn hiện diện vì chưa được chính quyền bố trí đất để tái lập.
Chín điểm trường khác thì rơi vào những dự án “treo” nên chưa có phương án bồi hoàn và chưa có phương án bố trí xây dựng thay thế. Thầy và trò tại các điểm trường này đã và đang dạy và học trong điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp nhưng không được quyền sửa chữa lớn hay xây mới.
Nằm trong hoàn cảnh này ở xã Bãi Thơm có bốn điểm trường, gồm: điểm Vũng Trâu Nằm có diện tích 981m², có ba phòng học, nằm trong khu quy hoạch thuộc dự án của Công ty Nam Bá. Điểm Rạch Tràm có diện tích 13.275 m² với bảy phòng học, nằm trong khu quy hoạch của Dự án City Land. Điểm Trường Mầm non diện tích 1.860 m², có sáu phòng học, nằm trong dự án của Công ty cổ phần Viễn thông HTI Việt Nam. Điểm Đá Chồng, diện tích 15.286 m², có chín phòng học và tám nhà công vụ, vừa được công bố quy hoạch thuộc dự án của tập đoàn Xuân Thành.
Trong bốn điểm trường của xã Bãi Thơm bị các dự án “nuốt”, điểm Rạch Tràm hiện đã xuống cấp rất tồi tệ nhưng thày và trò vẫn phải dạy và học, chưa biết cảnh này kéo dài đến bao giờ, khi phương án di dời vẫn chưa có.
Tại thị trấn Dương Đông với giá đất thị trường lên đến cả trăm triệu đồng cho mỗi mét vuông đất nên 6.541m2 trong tổng số gần 10.000m2 của Trường TH Dương Đông 3 có quy mô 32 phòng học đã bị quy hoạch thành Khu dân cư và du lịch Thành phố con đường Tơ lụa (The Silk Path City).
Ở phía Bắc đảo, xã Gành Dầu có Trường TH-THCS Gành Dầu (điểm Mũi Dương) diện tích 4.069 m², 5 phòng học cũng bị dự án Khu dân cư Du lịch làng nghề Gành Dầu xí phần.
Còn ở xã Hàm Ninh, Trường Mầm non Hàm Ninh có diện tích 3.623 m2, 9 phong học đã bị Dự án khu dân cư Hàm Ninh quy hoạch bỏ đó. Trường TH-THCS Hàm Ninh (điểm Bãi Vòng) có diện tích 4.000 m² cũng đã bị Công ty Dịch vụ-Thương mại-Du lịch Sài Gòn xí phần khi đưa ngôi trường đã xuống cấp trầm trọng này vào diện chỉ được gia cố tạm hàng năm.
Tại xã đảo Hòn Thơm (nằm tách biệt với đảo Phú Quốc), Trường TH-THCS Hòn Thơm có 4.460 m2, gồm 13 phòng học, 14 nhà công vụ đã bị dự án đình đám Cáp treo và quần thể vui chơi giải trí biển Hòn Thơm “nuốt” mất. Duy nhất chỉ có điểm trường này, chính quyền huyện Phú Quốc “ưu ái” khi cho khảo sát thiết kế, ứng vốn để tái lập trường, trong khi dự án này chưa lên phương án đền bù. Tuy nhiên quỹ đất giáo dục dành cho ngôi trường này đã sụt giảm từ 4.460m2 xuống còn 3.876m2.
Phú Quốc đứng chót
Những năm qua, tỷ lệ dân số và học sinh của huyện đảo Phú Quốc tăng đều. Số học sinh ngày một tăng cao, nhưng cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp thì teo tóp. Năm học 2017-2018, số lượng học sinh phổ thông toàn huyện tăng đến 1.337 học sinh so với năm học trước, nhưng ngành giáo dục cố gắng chỉ tăng được 13 lớp, thay vì phải tăng 38 lớp.
Học sinh tăng, phòng học không đáp ứng nên nhiều trường ở Phú Quốc không thể tổ chức dạy học hai buổi/ngày, tỷ lệ học sinh trên lớp vượt, không bố trí được các phòng chức năng, phòng học bộ môn, điều kiện không bảo đảm về diện tích, khuôn viên, sân chơi, bãi tập…
Vì vậy, Phú Quốc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ đạt rất thấp, không thể xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao. Phú Quốc là huyện có mức thu ngân sách cao nhất tỉnh, nhưng về thực trạng mạng lưới trường lớp học lại đứng thấp nhất.
Tại buổi làm việc về tình hình giáo dục của huyện đảo Phú Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh chỉ đạo, trước mắt giao UBND huyện Phú Quốc giải quyết ngay những khó khăn về cơ sở vật chất tại Trường TH-THCS Gành Dầu (điểm Rạch Vẹm).
“Ban Quản lý khu kinh tế Phú Quốc xem xét lại dự án này, nếu nhà đầu tư không thực hiện sẽ tiến hành thu hồi dự án, nếu thực hiện thì tập trung phương án xây dụng trường mới”- ông Mai Văn Huỳnh chỉ đạo.
Về định hướng lâu dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao ngành, địa phương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất gắn với đề án quy hoạch hệ thống trường, lớp trên địa bàn huyện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án quy hoạch hệ thống trường, lớp tầm nhìn đến năm 2020, 2025 và 2030. Phú Quốc phải dự báo nhu cầu trường chất lượng cao, trường quốc tế và có lộ trình phát triển cụ thể. Từ đó quy hoạch hợp lý quỹ đất sử dụng cho giáo dục gắn với không gian phát triển đô thị và quy mô dân số. Những năm tới, tỉnh, huyện phải ưu tiên vốn ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của huyện đảo Phú Quốc.
VIỆT TIẾN

#356 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/05/2018 - 20:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỹ siết visa với nhóm dân Trung Quốc thuộc ngành 'nhạy cảm'

30/05/2018



TTO - Chính quyền của Tổng thống Donald Trump công bố sẽ rút ngắn thời hạn visa với một số loại visa cấp cho công dân Trung Quốc thuộc nhóm làm việc có thể đánh cắp bản quyền sáng chế.

Theo hãng tin AP, việc thay đổi chính sách này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11-6 tới. Theo đó, thay vì cấp thời hạn dài tối đa cho các visa như thông thường, các nhân viên lãnh sự của Mỹ có thể hạn chế thời gian cho phép trên các visa cấp cho công dân Trung Quốc trong một số trường hợp.
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa công bố những thông tin cụ thể liên quan chính sách mới. Tuy nhiên một quan chức Mỹ cho biết, căn cứ theo các văn bản hướng dẫn gửi tới các đại sứ quán và lãnh sự quán của Mỹ, các sinh viên Trung Quốc đã tốt nghiệp sẽ chỉ được cấp visa thời hạn một năm nếu họ đang học trong các ngành như robotics, hàng không và kỹ thuật công nghệ cao.
Đáng chú ý đây đều là các ngành được xếp vào diện ưu tiên trong kế hoạch sản xuất "Made in China" của chính quyền Bắc Kinh.
Văn bản hướng dẫn cũng nêu rõ các công dân Trung Quốc xin cấp visa cần phải được nhiều cơ quan Mỹ phê chuẩn đặc biệt nếu họ đang làm việc ở các vị trí là các nhà nghiên cứu hay các quản lý cho những công ty nằm trong danh sách các thực thể cần có sự rà soát an ninh kỹ lưỡng của Bộ Thương mại Mỹ.


Thủ tục phê chuẩn cho mỗi trường hợp xin cấp visa như vậy có thể mất nhiều tháng, vị quan chức giấu tên cho biết.
Những kế hoạch thay đổi trong chính sách cấp visa với công dân Trung Quốc được công bố trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ra sức tìm kiếm những giải pháp ứng phó với hoạt động thương mại của Trung Quốc tại Mỹ, nhất là những hoạt động liên quan tới các ngành công nghiệp công nghệ cao mà Bắc Kinh đang muốn vươn lên chiếm ưu thế.
Cũng trong ngày 29-5, ông Trump tuyên bố chuẩn bị xúc tiến việc áp thuế 25% với 50 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để đáp trả cho cái mà chính quyền của ông gọi là những hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc.
D. KIM THOA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà báo Nga giả chết ở Ukraine

Cơ quan An ninh Ukraine Vasyl Grytsak tuyên bố vụ giả chết là “chiến dịch đặc biệt nhằm ngăn chặn âm mưu sát hại thực sự”.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gặp nhà báo Nga Arkady Babchenko tại Kiev ngày 30.5
Reuters
Chưa đầy 24 giờ sau khi truyền thông quốc tế đưa tin nhà báo Arkady Babchenko “chết vì bị bắn 3 phát vào lưng” trước căn hộ tại thủ đô Kiev của Ukraine, người này tối 30.5 bất ngờ xuất hiện hoàn toàn khỏe mạnh trong một cuộc họp báo.

CNN dẫn lời lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine Vasyl Grytsak tuyên bố vụ giả chết của Babchenko, vốn thường xuyên chỉ trích chính phủ Nga, là “chiến dịch đặc biệt nhằm ngăn chặn âm mưu sát hại thực sự”. “Nhờ chiến dịch này, chúng tôi đã có thể phá một âm mưu thâm độc và có chứng cứ về sự dính líu của lực lượng an ninh Nga”, ông Grytsak nói.
Tại cuộc họp báo, nhà báo Nga còn xin lỗi vợ mình vì đã khiến bà tin rằng ông đã chết. Trong khi đó, Moscow phản đối mọi cáo buộc có liên quan tới bất cứ kế hoạch nào nhằm vào ông Babchenko. Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov chỉ trích toàn bộ vụ việc là âm mưu tuyên truyền chống lại Nga.


H.G

#357 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/06/2018 - 20:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Myanmar xét lại dự án cảng biển do Trung Quốc tài trợ

Chính phủ Myanmar đang xét lại dự án cảng nước sâu hơn 9 tỉ USD được Trung Quốc hỗ trợ do lo ngại nó quá tốn kém và có thể cuối cùng nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh nếu Naypyidaw không trả được nợ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dự án cảng Kyaukpyu đang bị đánh giá là quá tốn kém
Ảnh: Reuters
Theo báo Financial Times, hai người trực tiếp am hiểu các cuộc thảo luận trong nội bộ chính quyền của bà Aung San Suu Kyi nói rằng các quan chức phụ trách kinh tế đang tìm cách thương thảo để giảm bớt chi phí cho dự án cảng tại Kyaukpyu, bang miền tây Rakhine.
Cảng trên sẽ cho khu vực tây nam Trung Quốc một hành lang giao thương trực tiếp đến Ấn Độ Dương thông qua Myanmar, cho phép các công ty tránh eo biển Malacca nếu cần. Thế nên dự án là một phần nỗ lực trị giá 1.000 tỉ USD của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các tuyến đường cung cấp năng lượng và giao thông vận tải xuyên Á - Âu trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường do Bắc Kinh chủ xướng. Cảng tại Kyaukpyu sẽ là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử Myanmar.
Dự án “nên được hoan nghênh như một sự bổ sung hữu ích cho nguồn lực cơ sở hạ tầng của đất nước”, ông Sean Turnell, một chuyên gia kinh tế Úc làm cố vấn cho chính quyền Myanmar về chính sách kinh tế, nhận định. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Thoạt nhìn, dường như đó cũng là một dự án có chi phí tài chính quá mức và vì điều này, nó đặt Myanmar vào những rủi ro mà nước này có thể buộc phải chấp nhận để tham gia”.
Ước tính chi phí cho dự án trên, vốn tọa lạc tại trạm cuối của những tuyến đường ống dầu khí được xây dựng gần đây hướng đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, là khoảng 7,5 tỉ USD, cùng 2 tỉ USD khác được dự trù cho một khu kinh tế kế cận.
Dự án sẽ được thi công bởi một liên danh do Citic Group, một trong những tập đoàn nhà nước lớn và mạnh nhất Trung Quốc. Citic đã thắng thầu hồi năm 2015, trong đó phía Trung Quốc giữ 70% và chính quyền Myanmar cùng các công ty bản địa giữ khoảng 30%.
Một quan chức nước ngoài ở Myanmar được nghe báo cáo về những cuộc thảo luận bên trong chính phủ, tỏ ra thẳng thừng hơn khi nói rằng dự án sẽ mang đến “những cơn ác mộng” cho các nhà lập chính sách Myanmar, trong bối cảnh có những lo ngại cảng sẽ rơi vào tầm kiểm soát của Trung Quốc một khi Myanmar không thể thanh toán nợ.
“Nếu dự án không được triển khai suôn sẻ, có rủi ro xảy ra vỡ nợ và trở thành cảng của Trung Quốc”, quan chức giấu tên phát biểu.

Các vấn đề tương tự đã nảy sinh ở những nơi khác ở châu Á. Sri Lanka hồi năm ngoái đã trao quyền kiểm soát cảng tại Hambantota cho Trung Quốc trong một hợp đồng thuê kéo dài 99 năm sau khi không thể trả các khoản nợ của dự án.
Chính phủ nước này hồi năm 2011 đã “chọc giận” Trung Quốc khi đình chỉ dự án đập Myitsone ở miền bắc Myanmar do tác động môi trường và xã hội.
KHANG HUY
05/06/2018

Thanked by 1 Member:

#358 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/06/2018 - 18:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đi xem World Cup 2018, đừng đổi tiền ở sân bay Nga

10/06/2018



TTO - Lời khuyên đầu tiên dành cho du khách đến Nga trong việc quản lý túi tiền - tuyệt đối không đổi tiền ở sân bay.

Hôm 4-6, tôi đặt chân đến sân bay Sheremetyevo của Moscow để chuẩn bị cho việc tác nghiệp mùa World Cup 2018. Việc đổi tiền rúp là không dễ ở VN nên theo thói quen, tôi chờ khi đến sân bay địa phương sẽ đổi.
Nhưng khi nhìn lên bảng tỉ giá quầy đổi tiền ở đây thì mới giật mình.
Tỉ giá ở đây chênh lệch quá khủng khiếp. Trên thị trường, tỉ giá lúc này là 1 USD bằng 62,1 rúp. Nhưng ở quầy đổi tiền Exchange Expresss ở các sân bay của Nga, bạn sẽ phải bỏ ra 65 rúp để mua lại 1 USD, và chỉ thu về 40 rúp cho 1 USD.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bảng tỉ giá đổi tiền ở sân bay Sheremetyevo - Ảnh: H.Đ.
Điều đó có nghĩa nếu bạn đổi 1.000 USD thì chỉ nhận được 40.000 rúp thay vì 62.000 như hầu hết các điểm đổi tiền khác. Cứ đổi 1.000 USD, bạn sẽ thiệt 350 USD.
Nhưng không có tiền rúp, làm sao có thể đi taxi rời sân bay cũng như trả những khoản chi phí sau đó, trước khi tìm được một quầy đổi tiền giá cả hợp lý hơn? Tôi đành đổi vài trăm USD để phòng thân trước. Nhưng khi ra khỏi sảnh sân bay mới biết mình thêm một lần "hố".
Có rất nhiều cách để bạn rời sân bay về đến khách sạn mà không cần phải dùng tiền rúp. Đầu tiên là đi tàu điện ngầm AeroExpress và trả bằng thẻ. Tất nhiên, sử dụng tàu điện ngầm với du khách vừa chân ướt chân ráo lần đầu đến Nga là không dễ chút nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bên ngoài một kiốt đổi tiền ở chợ - Ảnh: H.Đ.
Bạn vẫn có thể đi taxi bằng cách thỏa thuận giá và nhờ họ chở đến một kiốt hoặc ngân hàng trên đường để đổi tiền. Đây là cách mà nhiều người vẫn khuyên. Tất nhiên, nhớ trả giá vì tài xế ở sân bay Nga cũng nổi tiếng "chặt chém" gấp 3-4 lần so với giá thật.
Ở các kiốt (trong những khu trung tâm mua sắm hoặc khu phố đi bộ), du khách có thể đổi tiền với tỉ giá gần như tương đương trên thị trường, và việc này cũng khá dễ. Nếu không biết địa điểm, bạn có thể nhờ người bản địa hỗ trợ, người dân Nga rất nhiệt tình.
Vậy vì sao tỉ giá trong sân bay lại chênh lệch khủng khiếp đến thế? Trên khắp diễn đàn Tripadvisor, đây là điều được tranh luận khá nhiều, nhưng không nhiều người giải đáp được điều này.
Anh Đào Tuấn Dũng - một hướng dẫn viên du lịch người Việt tại Moscow - cho biết: "Có thể vì để vào được sân bay, đơn vị đổi tiền này phải đóng thuế khá cao. Họ cũng thường tận dụng được một số du khách có tâm lý sợ sệt, e ngại khi lần đầu tới Nga nên cứ thoải mái hét giá cao thôi. Nói chung việc đổi tiền trong thành phố ở Nga rất dễ dàng nên không việc gì phải đổi ở sân bay".


HUY ĐĂNG

#359 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/06/2018 - 19:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mumuso là thương hiệu Hàn Quốc hay Trung Quốc ?




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




19/06/2018
Sau nghi án "giả thương hiệu Hàn Quốc", Bộ Công thương cũng bác việc nhận nhượng quyền thương hiệu và xử phạt do có nhiều vi phạm nhưng đến nay Mumuso tại Việt Nam vẫn "sống khỏe".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các cửa hàng của Mumuso tại TP.H.C.M vẫn "sống khỏe"
Ngọc Dương
Khéo léo “che mờ” xuất xứ
Sáng cuối tuần 17.6, tại cửa hàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong Vạn Hạnh Mall (Q.10, TP.H.C.M), khách vào mua sắm chủ yếu giới trẻ. Có 3 sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạnh đang lựa chọn mua một số phấn và cây kẻ mắt. Các bạn đều cho biết đây là mỹ phẩm của Hàn Quốc mà họ ưa chuộng vì giá rẻ và màu sắc hợp thời trang. Hỏi tiếp có biết chắc đây là thương hiệu của Hàn Quốc không khi thông tin nghe là hàng Trung Quốc. Nữ sinh viên tên H.B.Trân nói ngay: “Trên nhãn mác có ghi “Korea” mà cô. Gu mỹ phẩm này là chỉ của Hàn thôi cô ạ. Trung Quốc đã là công xưởng của thế giới rồi, nên họ không chỉ gia công mỹ phẩm Hàn mà nhiều mỹ phẩm Pháp, Mỹ cũng sản xuất tại đấy”.
Các sản phẩm tại đây được bán giá thấp nhất 43.000 đồng cho một cái ly, 4 viên pin 2A, bộ lô tóc 3 cái, cặp móc dán tường… cho đến con thú nhồi bông lớn hơn triệu đồng. Gần như 100% sản phẩm được bán trong chuỗi cửa hàng này đều được sản xuất tại Trung Quốc. Nhân viên bán hàng tại đây cũng khẳng định, sản phẩm được bán có nguyên liệu và thiết kế từ Hàn Quốc, chỉ gia công tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi khách hàng thắc mắc chính người Hàn Quốc không biết thương hiệu này thì người bán từ chối trả lời và cho biết có gì liên lạc với văn phòng công ty.

Rõ ràng, Mumuso tại Việt Nam đang “làm mờ” các yếu tố Trung Quốc thông qua việc chỉ giới thiệu thương hiệu đến từ Hàn Quốc hay thiết kế phong cách Hàn. Đồng thời trên các sản phẩm luôn ghi “Mumuso-Korea”. Ngoài ra, có rất nhiều sản phẩm trong chuỗi cửa hàng này đều có thiết kế và bao bì na ná các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc.
Đặc biệt trong khi bao bì các nhãn hàng có thương hiệu ở Hàn Quốc viết bằng tiếng Anh và tiếng Hàn song song thì các sản phẩm trong Mumuso đều chi chít tiếng Hàn. Chẳng hạn, chai sữa dưỡng thể của A’Pieu (Hàn) với gam màu xanh trắng có hình con bò sữa thì Mumuso cũng có sản phẩm hình thức gần như vậy được ghi toàn tiếng Hàn bên ngoài. Hay hộp mặt nạ nha đam của Nature Republic và Mumuso giống y nhau về kích cỡ, màu sắc và một số thông số bên ngoài. Chưa hết, tuýp kem rửa mặt hiệu TheFaceShop (Hàn) với hình hai trái cherry bên ngoài, Mumuso cũng có sản phẩm tương tự y chang và cũng toàn chữ Hàn với hình hai trái cherry màu đỏ sậm hơn...

Giá bán không rẻ so với chất lượng
Không chỉ bị truyền thông Hàn Quốc chỉ mặt Mumuso là “mạo danh thương hiệu Hàn Quốc để bán hàng ra thế giới” mà đài MBC còn cho rằng, điều đáng lo ngại là hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều đang mua sản phẩm giả mạo mà không biết. Bởi đài này chỉ ra rằng rất nhiều dòng chữ tiếng Hàn trên các sản phẩm của Mumuso đang bán ở Việt Nam không hề có ý nghĩa gì cả. Chuyên gia về ngôn ngữ học Hàn Quốc khẳng định: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng của các sản phẩm này. Ngay cả người Hàn còn chẳng hiểu những chữ tiếng Hàn viết trên sản phẩm là gì thì người Việt sao biết được?
Đặc biệt, hệ thống cửa hàng này luôn tự hào là mang đến những sản phẩm có thiết kế trẻ trung theo phong cách Hàn cho người Việt với giá thấp. Tuy nhiên nhiều sản phẩm cũng có giá cao ngất ngưỡng. Ví dụ bộ lô tóc 3 cái có giá 43.000 đồng - đây là giá thấp nhất tại cửa hàng Mumuso thì ở chợ, sản phẩm này có giá chưa đến 20.000 đồng. Hay một cái gối cổ có giá 165.000 đồng trong khi hàng Việt Nam tương tự ở một siêu thị trong nước chỉ có 100.000 đồng...
Huyền, một khách hàng sau khi dạo một vòng cửa hàng Mumuso tại Trung tâm thương mại SC Vivo (Q.7, TP.H.C.M) vào chủ nhật vừa qua đã lắc đầu đi ra mà không mua món nào. Bởi theo Huyền, toàn hàng sản xuất tại Trung Quốc thì “có gì cao siêu so với hàng của Việt Nam mà giá đều mắc hơn”.

Bằng cách quảng bá mạnh mập mờ về xuất xứ thương hiệu, chỉ sau hơn 1 năm ra đời đơn vị này đã có 27 cửa hàng ở TP.H.C.M và Hà Nội và kế hoạch mở 80 cái cũng tại 2 thành phố lớn này. Vì vậy câu chuyện Mumuso được một chuyên gia bán lẻ ví von là “hồn Trương Ba, da hàng thịt” . Vị chuyên gia này nhận định: Nếu họ không nói thương hiệu, sản phẩm có liên quan từ Hàn Quốc thì làm sao hút được người mua? Thậm chí cũng không thể bán được giá như hiện tại. Vì nếu nói là hàng sản xuất ở Trung Quốc thì phải bán thấp hơn mới hy vọng có khách hàng... Kiểu lập lờ này là lừa dối khách hàng.
Ông Lê Phụng Hào, chuyên gia marketing phân tích thêm: Mumuso đánh vào tâm lý thích thương hiệu Hàn Quốc của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, nhất là giới trẻ và điều đó giúp đơn vị này nhanh chóng mở rộng hàng loạt cửa hàng. Tuy nhiên từ việc công bố và sản phẩm hay nguồn gốc công ty thì khá lập lờ. Thử hỏi yếu tố Hàn Quốc thật sự là chỗ nào? Là nguyên liệu sản xuất hay thiết kế có đăng ký bản quyền từ Hàn Quốc? Vì vậy theo ông Lê Phụng Hào, khi thị trường có độ mở càng lớn thì người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về thương hiệu, sản phẩm trước khi chấp nhận trả tiền để mua hàng. Để tránh “sập bẫy” của những thương hiệu tự phong nổi tiếng và phải trả giá đắt cho sản phẩm dù chất lượng không cao.

Hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc, tự xưng là thương hiệu của Hàn Quốc nhưng không có ở xứ xở kim chi. Nói nhượng quyền thương hiệu vào VN thì không đúng. Rốt cuộc thì Mumuso là Hàn Quốc, Trung Quốc...vẫn chưa có câu trả lời.
Tổng hợp báo cáo của Cục Quản lý thị trường tại TP.H.C.M, từ đầu năm 2018 đến nay, cơ quan này đã phát hiện nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh hàng tiêu dùng, mỹ phẩm. Cơ quan này đã xử phạt vi phạm hành chính 322,5 triệu đồng, tịch thu và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Ngoài ra là vi phạm về ghi nhãn hàng hóa với trị giá hàng hóa vi phạm trên 5,6 tỉ đồng. Còn tại Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường cũng phát hiện một số dấu hiệu vi phạm kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn phụ ghi không đủ nội dung bắt buộc với trị giá hàng hóa vi phạm 140 triệu đồng. Lực lượng chức năng đã tạm giữ 219 sản phẩm mỹ phẩm chưa công bố chất lượng...


Thanked by 1 Member:

#360 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/06/2018 - 20:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng nhái, giả ngập chợ điện tử

21/06/2018
Sau nhiều quy định, nhắc nhở lẫn xử phạt, trên các chợ điện tử lớn như Lazada, Sendo, Shopee... hàng giả, nhái vẫn được bán công khai.
Hàng hiệu giá bèo
Dạo một vòng trên Lazada, nhiều chai nước hoa hàng hiệu giá chỉ từ 100.000- 200.000 đồng, thậm chí rẻ hơn. Ví dụ chai nước hoa nữ Chance Eau Fraiche Eau de Toilette 100 ml được rao bán giá 199.000 đồng. Trong khi giá chính hãng trên trang bán lẻ Sephora của Pháp giá tới 102 USD. Hay chai nước hoa nam Lacoste Red 100 ml cũng có giá 199.000 đồng, quá rẻ so với giá 75 USD chính hãng. Rồi nước hoa Goodgirl 80 ml hình chiếc giày nhưng chỉ có giá 99.000 đồng trong khi giá gốc là 90 USD...
Lướt trên Shopee cung tương tự, hàng loạt mỹ phẩm nổi tiếng được bán giá bèo như bộ mỹ phẩm 5 món Chanel gồm son, phấn, má hồng, chì kẻ mắt... giá chỉ 130.000 đồng. Trong khi thực tế một cây son Chanel giá không dưới 600.000 đồng. Hoặc thử gõ tìm kiếm “giày Gucci”, khách hàng sẽ choáng ngợp với hàng trăm đôi giày hiệu này từ nữ đến nam, từ bệt đến cao gót... Giá bán cũng phong phú không kém, từ 50.000 đồng đến hơn 300.000 đồng. Ai là tín đồ thời trang cũng cũng biết, một đôi giày hiệu này giảm giá mạnh cũng sẽ không dưới 2 triệu đồng.
Còn trên sàn Sendo, nhiều loại mắt kính được rao bán giá chỉ vài trăm ngàn đồng như kính mát Tommy Hilfiger gọng màu nâu có giá 550.000 đồng. Người bán còn ghi rõ “Đảm bảo 100% hàng xách tay từ Mỹ. Nếu phát hiện hàng giả shop sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Đó là chưa kể vô số quần áo, mỹ phẩm, túi xách, mắt kính khác được đặt tên na ná các thương hiệu nổi tiếng và bán suốt ngày suốt đêm với giá rẻ không thể tưởng tượng. Chẳng hạn "kính mát nam - rb237" với hình ảnh sản phẩm là chiếc mắt kính Raybank, có xuất xứ Hồng Kông và giá bán chỉ 200.000 đồng và cũng kèm theo câu “cam kết hàng chất lượng, chính hãng” ...

Chủ sàn phải lọc hàng dỏm?
Theo quy định tại Thông tư số 47/2014 của Bộ Công thương, chủ sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh. Nhưng như nói trên, chính các sàn này đang công khai bán hàng nhái, giả.
Trước đó, trả lời Thanh Niên đại diện sàn Sendo vẫn khẳng định: “Với vai trò kết nối người mua và người bán, công ty luôn nỗ lực để ngăn cấm người bán kinh doanh các loại hàng hóa vi phạm pháp luật. Công ty có quy trình kiểm duyệt đối với người bán hàng và các tin đăng bán sản phẩm một cách chủ động, đưa ra nhiều quy định xử phạt cụ thể với các hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của các cửa hàng và nghiêm túc thực hiện các chế tài này”. Thế nhưng, sáng 20.6 khi quay lại sàn này thì những món hàng giả, hàng nhái vẫn được bày bán công khai.
Theo ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái được bán công khai trên các chợ điện tử đang xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên rất nhiều người biết sản phẩm mình mua là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn mua vì giá thành rẻ, phù hợp. Điều này vô hình chung đã tiếp tay cho vấn nạn này càng lan rộng hơn.

Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý cần có chế tài nghiêm với những sàn giao dịch bán hàng nhái, hàng giả chứ không nên để tình trạng vi phạm công khai, phổ biến như hiện nay.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), trong thời gian qua đơn vị này tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mua hàng tại website Lazada.vn của Công ty TNHH Recess. Dù Lazada giải quyết thỏa đáng các trường hợp khiếu nại, nhưng do người tiêu dùng tiếp tục phản ánh các vấn đề lặp lại trong quá trình kinh doanh nên cơ quan này sẽ tiến hành thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này trong thời gian tới. Các vấn đề mà người tiêu dùng phản ánh chủ yếu liên quan đến chậm giao hàng, giao hàng không đúng như quảng cáo, giao hàng cũ/đã qua sử dụng, không xuất hóa đơn, tự động hủy đơn hàng, quảng cáo giảm giá nhưng người tiêu dùng phải mua với giá chưa giảm…

MAI PHƯƠNG


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |