Jump to content

Advertisements




thêm mắm thêm muối


32 replies to this topic

#16 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 17:21

Man thư, theo nghĩa mà tư tưởng đại hán ghán cho man thư không còn quan trọng nữa, nhưng có một nghĩa khác của Man thư mà tôi muốn gợi ý đến bạn đọc, là nghĩa gốc thật của Man thư. Bạn đọc nhận thức nghĩa thật của man thư, sẽ giúp bạn đọc nhận thức hoc thuật phương đông hay Đạo học rất lớn. Để gợi mở cho bạn đọc nhận biết nghĩa thật của man thư, tôi sẽ diễn giải dưới đây các ý sau:
_ không ai nhận thức được đạo mà nội tại của nó được trình bày qua thuyết Âm Dương ngũ hành. Không ai nhận thức được Đạo không phải là không nhận thức được Đạo, mà là Người đã nhận thức được Đạo không thể trình bày cho người khác hiểu, Đạo là gì. Vì Đạo quá lớn nhưng lại quá đơn giản, cực đại mà lại siêu giản.
_ Mọi Cái trình bầy hoặc diễn tả về Đạo, hay bạn đọc đọc thấy đâu đó viết về đạo, nghe thấy đâu đó nói về Đạo, hay Ai đó chỉ bảo cho bạn thông hiểu về Đạo, đều được coi bằng khái niệm Man thư. Trừ khi, bạn nhận thức được Đạo của bạn. Khi Đạo trong bạn, nó mới là chính thư. vì Bạn nhận thức được "Cái gì đó", đó là hậu thiên khí hay nội lực, và "cái gì đó" mà bạn được nghe, được đọc hay được chỉ bảo, chưa chắc trở thành "Cái gì đó" của Bạn, tiên thiên khí hay ngoại lực, là hai thể khác nhau; hai trạng thái khác nhau. Tất nhiên, bản chất vẫn là của bạn.
_ Không có hai Đạo. Một số người cho là Đạo mà tôi viết trên thớt đây, với Đạo mà một số người đó nghiệm lý ra, khác nhau hoàn toàn, hay khác nhau một chút do tính đa dạng tự nhiên ( như tính đa dạng sinh học của Darwin) . Dẫn đến, khái niệm Man thư đúng là từ người hán tạo ra để giết học thuật Việt Nam, phản bác trực tiếp, khái niệm Man thư diễn đạt trạng thái nhận thức của người học khi người học học Đạo ẩn chứa trong các môn học thuật phương đông.
Đạo là cực đại nhưng tối giản. Nghĩa là bất kể cái gì cũng hàm chứa Đạo, diễn giải được Đạo, vì Đạo tối giản. Vì tối giản nên muốn nhận thức, thì cường độ hay khối lượng nhận thức của Người học đạo là rất lớn. Bạn đọc hay bất kỳ Ai đều phải thông qua ba trạng thái của Đạo để nhận thức Đạo đó là :
1_ Âm Dương phân biệt hay đúng sai phận biệt. đẹp xấu phân biệt. có không phân biệt. trên dưới phân biệt, trong ngoài phaan biệt, động tĩnh phân biệt, lớn bé phân biệt, nội lực và ngoại lực phan biệt, sống chết phận biệt, nhân quả phân biệt ,..vv..là âm.dương phân biệt.
2_ Âm sinh dương, cùng cực Dương lại sinh Âm. Âm sinh dương vì âm hàm chứa dương, cùng cực dương sinh âm vì dương hàm chứa âm. Có hóa không,rồi không thành có. Hư hóa thực , thực lại hóa hư. Đúng dẫn đến sai , sai mãi rồi cũng đúng. Hết đẹp là xấu, hết xấu là đẹp..v.vv.. âm.dương tương tác mà sinh hóa vạn vật.
3_ không có Âm không có dương vì Âm dương là một. không xấu không đẹp vì xấu đẹp là một.
không có đúng sai vì đúng sai là một,
khong có lớn nhỏ vì lớn nhỏ là một...vv..
vạn vật đồng nhất thể.
như tay trái tay phải là một thể, tách trà và ấm trà là một thể, mặt trời mặt trăng là một thể, trái đất mặt trăng là một thể, trái đất mặt trời là một thể, anh và em là một thể, vợ chồng là một thể, bố mẹ và con cái là một thể..không phân biệt..vv..
Bạn đọc học các môn học thuật sẽ nhận thức về Đạo tùy cường độ, Đạo lại giúp người học học các môn học thuật tốt hơn ở cường độ mới, và việc học cứ vậy tiến đến.
Man thư, với nghĩa là công cụ giết học thuật Dân việt để thuần phục và cai trị Việt Nam. Nhưng ai cũng thấy việc thuần phục và cai trị là không hoàn toàn, nó chỉ diễn ra cục bộ và ngắn hạn. Trong khoảng không thời gian nhất định, dân hán tiêu diệt học thuật các dân tộc khác, tôi không bàn kế hoạch vĩ đại bao nhiêu, mà là kế hoạch đó ghắn với việc cấm học thuật chính danh dân hán truyền bá ra ngoài dân tộc hán. Như ai cũng thấy, Việt Nam vẫn có lịch sử Việt Nam, vãn có học thuật, và man thư được tạo ra làm nhiễu loạn điều đó. Nhưng ai cũng thấy, thoát ra khỏi khoảng không thời gian truy sát tiêu diệt, Việt Nam vẫn là Việt Nam. Đó là sự chứngs minh hùng hồn nhất, Man thư không phải là cong cụ dùng tiêu diệt học thuật dân Việt. Man thư với nghĩa mà tư tưởng đại hán ghán ghép cho nó, dùng để đánh lừa dân việt, là giả tạo. Man thư mà tư tưởng đại hán ghán ghép cho nó, nếu bạn đọc nào đủ tinh tế, đã ảnh hưởng ngược lại dân tộc hán.

#17 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 18:30

Kính tiền bối cauBao !

1_ Âm Dương phân biệt hay đúng sai phận biệt. đẹp xấu phân biệt. có không phân biệt. trên dưới phân biệt, trong ngoài phân biệt, động tĩnh phân biệt, lớn bé phân biệt, nội lực và ngoại lực phan biệt, sống chết phận biệt, nhân quả phân biệt ,..vv..là âm.dương phân biệt.
- Trong Kinh Pháp Bảo Đàn phẩm thứ 10, Lục Tổ có nói tới 36 phép Đối, Tổ bảo: “Ba mươi sáu pháp đối này nếu hiểu mà dùng tức là ĐẠO, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, tự tánh động dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà lìa không..."
- Kính tiền bối: Phân Biệt tức Thế gian, hành giả vượt ra ngoài quán tất cả các Pháp phân biệt nơi thế gian, đối Tướng mà lìa Tướng, đối Không lìa Không giống Như Sen mọc trong Bùn nhưng không nhiễm mùi hôi của Bùn...đó là Đạo chăng?

2_ Âm sinh dương, cùng cực Dương lại sinh Âm. Âm sinh dương vì âm hàm chứa dương, cùng cực dương sinh âm vì dương hàm chứa âm. Có hóa không,rồi không thành có. Hư hóa thực , thực lại hóa hư. Đúng dẫn đến sai , sai mãi rồi cũng đúng. Hết đẹp là xấu, hết xấu là đẹp..v.vv.. âm.dương tương tác mà sinh hóa vạn vật.
- Cái này theo Phapkhong hiểu là cho thấy tiến trình tiến hóa, tụ tán, sinh diệt vô thường của vạn hữu.


3_ không có Âm không có dương vì Âm dương là một. không xấu không đẹp vì xấu đẹp là một.
không có đúng sai vì đúng sai là một,
khong có lớn nhỏ vì lớn nhỏ là một...vv..
vạn vật đồng nhất thể.

Cái này gọi là Đắc Nhất chăng?
Sau khi đã trải qua hết 3 trạng thái trên rồi thì tiếp theo sẽ như thế nào ạ ?
- Như vậy theo Tiền bối mọi vật ngoài Thân đều là giả, là man thư cả. Thậm chí ngay cái hình tướng của bản thân ta cũng là giả tạm, là man thư nốt, nhưng ẩn trong cái giả đó có cái Thật, có điều ta chưa Nhận ra được nó chăng ?

Xin đa tạ tiền bối !

Thanked by 1 Member:

#18 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 23:44

Man thư, hiểu đúng nghĩa rất quan trọng .Nên tôi sẽ cố gắng gợi mở nhiều khía cạnh cho bạn đọc dễ nắm bắt.
Lại nói, người hán không hiểu Đạo là gì. Vì không hiểu Đạo, nên Đường Tăng mang kinh điển Phật Giáo từ Ấn độ về Trung Quốc, thì mọi tằng lớp dân tộc hân hoan, tạo hẳn chuyền kỳ Tây Du kí. Dân hán cho, Đạo lão khác Phật giáo,khác Nho giáo, khác đạo Mẫu..vv.., vì khác nhau nên có giá trị khác nhau. Nên dân hán dần không đánh giá cao Đạo thuật phương đông, có nhiều dẫn chứng cho việc dân hán không hiểu đạo học.
Như :
+ nhà Tần Trung Quốc chở về sau( trước tần không biêt) chỉ có một con rồng làm biểu tượng hoàng tộc,
+ nhà Tần không hiểu phép tu tiên, xuống miền nam tìm thuốc trường sinh
+dùng trường phái triết lý pháp gia trị quốc, vì con người thời này chỉ có nhân tính mà không hiểu thiên tính.
Trước Tần, thời Xuân thu và chiến quốc thì Đạo giaó đã dần mất chỗ đứng trong xã hội, các môn học thuật mất sự kết nối. Các môn học thuật tự xây dựng triết lý riêng để phát triển, cái này cũng như tôn giáo phương tây. Tôn giáo phương tây mất gốc sinh ra nào hồi giáo, cơ đốc giáo, thiên chúa giáo, lại chính thống giáo phương đông, tin lành và vài cái nữa, bản chất ban đầu đều một gốc. Cả Phật giáo cũng không thoát, mất gốc là mạnh anh nào anh đấy chạy, nguyên thủy với đại thừa cãi nhau như mổ bò, hơn chục anh xuất hiện ,anh nào cũng kêu chính danh. Đạo giáo thì có khác chút, pháp của Đạo giáo hay quy trình giảng dạy là hư chứ không thật, nen khi mất gốc chỉ thấy các môn học thuật ( gọi đủ : học thuật phương đông) mạnh thằng nào.thằng đấy chạy. Cái này phải nói rõ chút, không thì bạn đọc sẽ không hiểu, các pháp của Đạo giáo, Đạo giáo ở đây ý chỉ các tôn giáo lấy thuyết Âm dương ngũ hành làm chỉ nam để giải thích thế giới quan và cuộc sống, thì các pháp này là hư, còn các tôn giáo hiện đại bây giờ có đặc điểm các pháp là thực. Thế nào là hư, nghĩa là học giả phải phân biệt được thiên tính và nhân tính, bằng quá trình cân bằng âm dương trong cơ thể ,khi cân bằng âm dương học giả sẽ tự nhận thức các pháp do thiên tính chỉ bảo thông qua khái niệm các "Điềm báo ".
Còn tại phía nam sông Dương tử, nơi cư trú các tộc việt, sự hiện diện các tôn giáo mà nội hàm của tôn giáo được biểu diễn bởi thuyết âm dương ngũ hành vẫn còn rõ, được nhận thức qua các điểm như :
+ Hình tượng Hoang gia được biểu hiện bởi một cặp âm dương như: rồng và phượng, rồng và chim âu, hùng và thư.v.v...
+ phép tu tiên và các chuyền thuyết về tiên
+ các bộ tộc là anh em, không có tư tưởng triết lý nhà nước chuyên chế pháp trị thống nhất
+ nhà sàn, cuộc sống giữa thời không, không gắn với âm, không gắn với dương( viết đoạn này lại nghĩ đến việc nhà sàn để tránh động vật ăn thịt, nhà sàn tránh động vật ăn thịt được thì dân châu phi chết hết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì châu phi không có nhà sàn ) ,ngược với nhà sàn là sống trong hang lưng trừng núi, gắn với ngũ hành (thiên hạ thành sơn ,địa thăng thành phong.)
+ Mẫu hệ, người phụ nữ làm chủ gia đình, quán xuyến cuộc sống của gia đình. Bạn đọc kì quái, vậy đàn ông làm gì ? , câu hỏi ngắn nhưng câu trả lời không ngắn, đàn ông tu luyện Đạo thuật. Tương lai, khi Việt Nam là tâm điểm của sự tu luyện toàn thế giới, bạn đọc sẽ thấy phụ nữ việt lại làm chủ gia đình, nhưng họ rất nhàn nhã chứ không vất vả như bây giờ, vì Đạo là tối giản mà.
Nếu nói, dân hán không hiểu biết học thuật, thì phải chỉ rõ những điểm bất hợp lý trong triết lý học thuật trung hoa. Bài sau tôi sẽ chình bầy những diểm nhấn bất hợp lý lý thuyết học thuật trung hoa.

Thanked by 1 Member:

#19 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 17/08/2016 - 13:39

gửi pháp không.
Cái ý nào bạn hỏi mà tôi không trả lời trực tiếp có nghĩa là bạn và tôi đều hiểu. Cấu xé câu chữ chỉ tạo ra thêm man thư.
bạn hỏi "Sau khi đã trải qua hết 3 trạng thái trên rồi thì tiếp theo sẽ như thế nào ạ ?"
tôi viết : tiếp theo là thấy ba cái trên diễn ra đồng thời ở bất kì cái gì. Nhưng tất cả mọi Cái mà tôi viết ở trên, thời hiện tại gọi là lý thuyết, thời xa xưa lại gọi là man thư. Và đối với lý thuyết là thực hành, đối man thư là chính thư. Tôi không biết bạn đang học tập thế nào, nên tôi sẽ viết cái mà tôi cho là bạn cần nhận thức nhất, giúp bạn nhiều nhất, với bạn quan trọng nhất.
_ trích Đại-Bát Niết-Bàn kinh, Phẩm
“Chánh-Tà”.
đức Phật có dạy:
“Như-lai thì thường trụ, chẳng dời,
chẳng đổi, rốt ráo an vui. Tất thảy
chúng sanh đều tự sẵn có Như-lai
tánh, cũng là Phật tánh.
Nếu có người biết được pháp tạng
thâm mật và biết Như lai thường
trụ không biến đổi, thì người này
chẳng bao giờ vì chỗ lợi dưỡng mà
nói Như-lai là vô thường”.
“Này Ca-Diếp ! Pháp, chính là
Pháp-tánh. Y theo pháp, đó chính
là Như-lai Đại Bát Niết-bàn, tất cả
Phật pháp tức là Pháp-tánh. Pháp
tánh ấy tức là Như-lai. Thế nên
Như-lai thường trụ, không biến
đổi. Như-lai không bao giờ vô
thường biến đổi. Nếu ai đó bảo
rằng Như-lai vô thường, biến đổi
thì người này không biết, không
thấy Pháp-tánh. Nếu là người
không biết, không thấy Pháp-tánh,
thì không nên nương tựa kẻ ấy.”
Tôi muốn phapkhong, đặc biệt chú ý hai chữ "thường trụ ". Các chữ Phật tính, Như lai Đại bát Niết bàn, là chỉ một cái, và các vị Phật thường trụ ở cái đó. Thường trụ nghĩa là luôn luôn trụ, mãi mãi trụ, trong đó từ "trụ" nghĩa là tại đó, tại cái gì đó, thường trụ là luôn luôn tại đó.
Bình thường, con người không biết Pháp tánh ( các bộ kinh khác nhau có các danh từ khác nhau để chỉ nhưng cùng nghĩa với Pháp tánh) , khi con người tu Phật pháp nghĩa là biết pháp tánh và con người luyện phật pháp nghĩa là thường trụ pháp tánh. Khi thường trụ như lai bát đại niết bàn, bất kì Ai cũng thông hiểu hết cả, vậy ai chưa thông hiểu hết cả mà biết pháp tánh là gì thì được hiểu là chưa thường trụ, hay nói càng ít thường trụ thì cái biết càng ít là đúng với ý cảnh này. Bạn làm sao để thường trụ thì bạn tìm hiểu ở nơi bạn đang học tập. thân
Giả định là bạn biết khái niệm : phật tánh, pháp tánh, như lai bát đại nết bàn.

Thanked by 1 Member:

#20 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 17/08/2016 - 18:23

Kính tiền bối !
Nhân đọc bài Âm dương Ngũ hành Tiền bối viết, PK có liên tưởng tới đoạn trích dưới đây của Tiền bối Hiền Huynh, rất mong nhận được đôi lời nhận xét của Tiền bối. PK chỉ mới chập chững bước vào con đường học thuật, Xin đa tạ Tiền bối chỉ bảo.

Trích:
"Những gì tôi viết dưới đây là kinh nghiệm luận vận mệnh của riêng tôi lần mò từ tự nhiên đại đạo mà ra nên các bạn nếu chưa bao giờ nghe thấy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, nay đem công khai chia sẻ với các bạn, hi vọng nhận được nhiều góp ý hay

Đạo pháp tự nhiên chia vận mệnh ra làm ngũ vận, mỗi vận chiếm 20 năm

Vận 1 gọi là mộc vận mệnh, từ lúc chân linh nhập xác tới hết 19 năm đầu của sinh mệnh, lúc mới sinh ra thì tính là 1 tuổi, 10 năm đầu thuộc giáp mộc, 10 năm sau thuộc ất mộc, là được 20 cái xuân xanh

Vận 2 gọi là hỏa vận mệnh, 10 năm đầu thuộc bính hỏa, 10 năm sau thuộc đinh hỏa

Vận 3 gọi là thổ vận mệnh, 10 năm đầu thuộc mậu thổ, 10 năm sau thuộc kỷ thổ. Đến đây thì kết thúc 60 năm cuộc đời khi phối lục thập giáp tý. Nguyên tắc luận mệnh của tôi đề cao nhất là nguyên tắc đồng thanh tương ứng hội hợp. Mậu còn đọc là "mồ", mậu thổ còn gọi là mồ thổ, ý nói sau khi một sinh mệnh đã sống đủ 50 năm thì sẽ xuống mồ. Chữ "tý" trong 60 giáp tý còn đọc là "tử", ý nói 60 năm cuộc đời là hết, nhưng chữ tử còn có nghĩa là "tử tôn", một hàm ý về sự sinh sôi của sinh mệnh nên tưởng là hết nhưng chưa phải hết. "Tử phục sinh" đọc là "tý phục sinh", ý nói tý là nhất dương sinh, quẻ phục của 12 quẻ tiêu tức. "Phục" là phục hồi sinh khí. "thập tử nhất sinh" ý nói 9 chết 1 sống, tức là 59 chết 60 sống. "49 chưa qua" cần đọc là chưa qua tới 49, tức là 48, 48 là tý, là tử mà cũng là sinh, "53 đã tới" đọc là "53 đã tới 54", 53 là "hưởng dương", 54 là xử trảm giờ ngọ 3 khắc; nguyên câu "49 chưa qua 53 đã tới" là nói "trục" tý ngọ tương xung.

Vận 4 gọi là kim vận mệnh, 10 năm đầu thuộc canh kim, 10 năm sau thuộc tân kim. " nhân sinh thất thập cổ lai hy", người sống xưa nay tới 70 hiếm, chữ "cổ" của 10 năm canh ở đây dùng đối với chữ "tân" của 10 năm tân kim, 20 năm canh tân, nói sống tới 70 hiếm nghĩa là khó qua 69, 69 là dậu thuộc canh vận 4, canh dậu là canh gà, "gà gáy canh năm" báo hiệu giờ thức dậy, cuộc đời như một giấc mộng, gà gáy tỉnh mộng, không sống trong mộng thì không sống trong đời. 69 ứng quẻ quan, quan là quan sát nên tới 69 thì gặp sát kiếp.

Vận 5 gọi là thủy vận mệnh, 10 năm đầu thuộc nhâm thủy, 10 năm sau thuộc quý thủy. "bà già tuổi 84" đọc là "phát tử phục tý", 84 là quẻ phục, phục hồi thanh xuân, cải lão bà khôn hoàn đồng phục bé tý xá nữ nên mới bói quẻ xem có lấy chồng anh nhi được không, lão cũng không răng mà đồng nhi cũng không răng, tự nhiên trùng hợp. "Bà già tuổi tám mươi hai, nằm trong quan tài hát ghẹo ông sư.", bà già tuổi tám mươi hai là quẻ bác, ông sư quẻ khôn, ông sư là 83, 83 đọc là "phát tài", quan tài quẻ khôn, quan tài là phát tài, ý nói muốn từ 82 qua 83 cũng như từ quẻ bác qua quẻ khôn thì bà già phải nằm vào quan tài thuần âm để người ta tưởng (người là nhân là tâm, tâm tưởng) là bả chết mới mời ông sư tới tụng kinh gõ mõ siêu độ, tức là bác mất thì khôn mới tới. Tưởng chết hóa ra sống, hoạt tử nhân hát ghẹo người đời, nào ai học được chữ ngờ.

Hết ngũ vận thì hết 10 can, "quý tử" ý nói hết vận 5 (ngũ vận) thì mệnh tử, đây là cái gọi là "thiên nhân đệ ngũ suy", tự nhiên tận số 2 con, đủ số tiên thiên lẫn lục thập tứ quái, không thể miễn cưỡng thêm bớt thành cửu vận như những người khác lập ngôn tác thuyết tính toán. Người tính sao bằng trời tính, trời tính sao bằng nổi tự nhiên ? "Tam nguyên cửu vận" không phải nói số lượng mà nói số thứ tự, sai một ly đi một dặm, chỗ cần hiểu là số thứ tự thì hiểu là số lượng, chỗ cần hiểu là số lượng thì hiểu là số thứ tự, vậy thì làm sao mà đồng quy tam hợp với cửu tinh được, bút chiến là không thể tránh khỏi; thôi nôi là thôi 2, mới sinh ra tính 1 tuổi tính là tý, 1 năm sống tới thôi nôi là 2 tính là sửu, thôi nôi là thôi 2, thôi 2 là bỏ hai cái này đi, bắt đầu tính từ dần, tháng giêng kiến dần, một năm bắt đầu từ tháng giêng cũng giống như mệnh tính từ 3 tuổi là dần, tam nguyên ý nói dần, dần thân âm dương tổ, xuất vu dần nhập ư tuất, cửu vận nói tới vận số của con số 9 là tận số tỉnh mộng, là cảnh giới chân nhân ngủ không mơ, là bí số mà Nam hoa lão tiên công khai truyền thụ cho một số ít người tới nay. "Tam nguyên cửu vận" đọc đầy đủ là " tam dần nguyên mệnh đệ cửu vận", tức là chân mệnh xuất ra từ dần nhập rốn tuất, mà trung tâm là huyền quan, vị sinh thân xứ hạ công phu, không được tổ truyền thì giống như bắn bia ban đêm; "đệ cửu vận" là vận số của con số 9.

Đạo pháp tự nhiên trùng hợp bất ngờ. Bí quyết luận mệnh này không chỉ linh nghiệm sinh lão bệnh tử của con người mà còn linh nghiệm thiên địa vạn vật, đem ra tỏ bày cùng các bạn.

Đồng danh xuất dị huyền hựu huyền,
Cao sơn lưu thủy thiểu tri âm,
Tu hành diệu lý hấp như nhiên.


Hôm nay tôi viết về ngũ hành và cửu tinh, những gì tôi viết dưới đây đều do tôi hiểu ra từ tạo hóa, tôi nghĩ ít người biết mà nếu có biết cũng là do hâm mộ đại đạo mà biết tới, nhưng không biết sử dụng làm sao cho hợp lý.

Chính ngũ hành theo thứ tự là kim mộc thủy hỏa thổ.

Ngũ hành thuận sinh là thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy.

Ngũ hành điên đảo thì thủy sinh kim, kim sinh hỏa, hỏa sinh mộc, mộc sinh thủy, tuần hoàn chu lưu khép vòng đúng theo thứ tự thứ nhất là thủy, thứ hai là kim, thứ ba là hỏa, thứ tư là mộc trải đủ ngũ vận 10 can rồi lại bắt đầu lại từ đầu. Dù là ngũ hành thuận sinh hay ngũ hành điên đảo thì thủy vẫn là gốc, cái mở đầu cho tất cả. Trong ngũ hành điên đảo, tuần hành hết một vòng thiên đạo thập can thì mở đầu là thủy mà kết thúc vẫn là thủy. Mở đầu là vô 0 mà kết thúc cũng là vô 0, đây là cái gọi là vô thủy vô chung mà Nam Hoa chân nhân nói, là đạo lý thủy chung trước sau như một của tự nhiên.

Cửu tinh theo thứ tự nhất bạch thuộc thủy, nhị hắc thuộc thổ, tam bích và tứ lục thuộc mộc, ngũ hoàng thuộc thổ, lục bạch và thất xích thuộc kim, bát bạch thuộc thổ, cửu tử thuộc hỏa. Sự vận hành của cửu tính theo pháp tắc nhất bạch tới nhị hắc, nhị hắc tới tam bích, tam bích tới tứ lục,..., bát bạch tới cửu tử, cửu tử lại quay về nhất bạch, tiếp tục như thế cho đủ ngũ vận thập can.

Ngũ hành điên đảo nghịch vận thì cửu tinh mới thuận hành tự nhiên theo đúng thứ tự số tự nhiên.Tự nhiên đại đạo chỉ sanh không sát, chỉ sinh không khắc, nhìn theo sự vận hành của cửu tinh gặp gỡ 12 địa chi phối với ngũ hành thì sẽ đạt tới cảnh giới quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỹ"

#21 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 18/08/2016 - 01:43

Tôi ngừng diễn giải ngũ hành rồi nên không ứng dụng điều gì liên quan đến ngũ hành, vì khối lượng tri kiến về ngũ hành là rất lớn.
Điều bạn hỏi tôi không trả lời được vì dữ kiện bạn đưa ra ít quá, quá ít để thấy được cái gì đó.
Học thuật phương đông lấy ngũ hành lý giải thế giới quan, một học giả thâm nhập một môn phù hợp chấp niệm của học giả để nguyên cứu, đến một thời điểm nhất định, trong quá trình nguyên cứu học thuật, đột nhiên học giả tự sinh các câu hỏi, học giả cố gắng trả lời câu hỏi. Một thời gian sau, học giả nhìn lại và nhận thấy, các câu hỏi đã đưa học giả đến chân trời tu Đạo... Đấy là ý nghĩa thật sự của học thuật Phương đông.
Hãy loại bỏ sự lo lắng, ham muốn, khát khao, trả lời các câu hỏi, học giả nhận thấy, hình như, có Ai đó đang dẫn dắt học giả đến gần câu trả lời. Lắng đọng, thoát khỏi thói đời, chấp nhận hiện thực xung quanh, phá vỡ thói quen thường ngày, học giả thấy, câu trả lời đưa học giả tới một thế giới tuyệt diệu. Thế giới đó, tràn đầy hạnh phúc, như dành riêng chờ học giả khám phá. Đó, là thật, không mơ hồ. Cuộc sống thật sự...tu Đạo. Mục đích tối thượng của học thuật phương đông, chiến đấu với bản thân, và chiến thắng.
về ngũ hành, tôi cần tu cao hơn lý giải mới thấu đáo, hiện tại chỉ thấy được ngũ hành hợp mười thiên can như sau :
khí thổ, dương thổ,sinh
hành thủy là âm thủy rồi dương thủy.
tiếp là hành hỏa là âm hỏa rồi dương hỏa.
thứ ba đến hành kim là âm kim rồi dương kim.
thư tư hành mộc là âm mộc lại dương mộc
thứ năm hành thổ là âm thổ, tròn đầy và tỏa sáng.
Hết không thấy gì nữa. trên là chu kỳ tạm gọi vì khắc nên sinh, còn một chu kỳ ngũ hành nữa. Đành hẹn bạn khi khác

Thanked by 1 Member:

#22 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 08:46

Gửi PhapKhong
Tôi thấy đoạn viết của PK gần giống như lí luận của ĐẠO CAO ĐÀI trong cuốn CHÂU DỊCH XIỄN CHÂN , nên tóm tắt tư tưởng của cuốn sách này để PK tham khảo . Cụ thể có mấy điểm cơ bản sau :
1. Sự vận động biết đổi của con người - Vũ trụ nhỏ . Có quan hệ mật thiết với vũ trụ lớn - Các quy luật của âm dương , ngũ hành .
2. âm dưng , ngũ hành và mối quan hệ của ngũ hành của ĐẠI VŨ TRỤ thể hiện qua HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ .Trong đó :
- Hà đồ phản ánh trạng thái ban đầu của âm dương , ngũ hành là trạng thái bản nguyên , vĩnh viễn .
- Lạc thư phản ánh tình trạng THỐ LOẠN CUẢ NGŨ HÀNH KHI NÓ RỜI KHỎI BẢN NGUYÊN BAN ĐẦU .
3 . Mối quan hệ giữa Hà đồ và Lạc thư :
- Hà đồ phản ánh quan hệ tương sinh của âm dương , ngũ hành . Hệ quả của sự vận động này chính là sự THỐ LOẠN của âm dương ngũ hành trong Lạc thư . Kết cục tất yếu của sự vận động này là hướng tới sự tiêu diệt của vận vật .
- Lạc thư vốn là kết quả vận động của sự thố loạn , nhưng qua đó , chúng ta biết rằng để không bị diệt vong vận vật tất yếu phải vận động nghịch hành để trở lại trạng thái ban đầu - tức là trạng thái của Hà đồ .
4. Trong tiểu vũ trụ - Con người : Ngũ hành đó được đồng nhất với NGŨ THƯỜNG : NHÂN-LỄ-NGHĨA-CHÍ-TÍN .

Đây là ngững nội dung cơ bản nhất hình thành lí luận tu thân của Cao Đài giáo . Nếu muốn tường tận hãy tham khảo cuốn sách tôi đã nêu . Theo quan điểm của tôi quan điểm này hoàn toàn sai lầm ở phương diện khoa học . Nhưng lại có giá trị cao ở phương diện luân lí đạo đức .


Thanked by 1 Member:

#23 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 10:24

Man thư. Tôi viết đến bài này, tôi cảm thấy bản thân đang dấn vào một con đường mà tôi không muốn đi trên đó, tự tôi đang dấn thân tôi vào một Cuộc chiến không tránh khỏi. Mỗi một bài viết được viết ra, hình bóng một Cuộc chiến hiện ra càng rõ ràng. Để làm gì chứ, nhận thức không thể thông qua bởi một cuộc chiến. Tôi không tranh luận với bất kì ai, tôi viết ra chỉ để dành cho bạn đọc nào đủ duyên để hiểu, đủ duyên để nhận thức được cái tôi viết. Tại sao, bạn đọc hãy tưởng tượng một chút, giả sử bạn đọc đang đứng trước tòa nhà bốn tầng, man thư ở tàng một, chính thư ở tàng bốn. Mỗi bước chân bạn đọc bước lên một bậc thang, đồng dạng tiến gần đến chính thư, rời xa man thư. Bạn đọc quan sát, khi đến tầng hai, nghĩa là gần chính thư hơn so với tầng một, man thư. Khi bước lên tầng ba, nhìn lên tầng bốn, thấy tầng ba là man thư, nhưng nhìn xuống tàng hai lại thấy, tầng ba chính thư hơn tầng hai. Tại sao cũng đứng một tầng, ở đây là tàng ba, lại thấy cả man thư và chính thư chỉ với góc nhìn khác nhau. Lại giả sử, chính thư không ở tầng bốn, mà ở tầng cao hơn, ở vô tận tầng. Và bạn tiếp tục bước, bạn đọc thấy, mỗi một tầng được tiếp dẫn bởi tầng man thư thấp hơn lên tầng chính thư cao hơn, và tầng chính thư đó lại là tầng man thư thấp tiếp dẫn lên tầng chính thư cao hơn nữa. Rõ là cùng một tầng, nhìn xuống thấy tầng ta đang đứng là chính thư, nghĩa man thư không thấy, lại nhìn lên thấy tầng ta đang đứng là man thư, nghĩa chính thư không thấy. Vậy, xem xét tại một tầng, bạn đọc thấy, mỗi tầng đều hàm chứa chính thư và man thư, chỉ là ta thấy man thư thì nghĩa chính thư ẩn đi, thấy chính thư thì nghĩa man thư ẩn đi. Tranh luận chỉ làm tòa nhà sụp đổ, mà không thấy đâu là chính thư đâu là man thư. Ví dụ khác, con gà và quả trứng gà, khi thấy quả trứng bên trong có con gà, bạn đọc nhìn thấy con gà không, không, nhưng rõ ràng trong quả trứng có con gà, chỉ là bạn đọc không thấy con gà mà thôi. Cũng vậy, sau khi quả trứng nở ra con gà, không ai nhìn thấy quả trúng gà trong con gà mới nở, không thấy không phải không có, mà nhìn thấy con gà thì không thể thấy quả trứng gà bên trong. Có bạn lý luận, cắt con gà ra vẫn không thấy quả trứng gà, nếu có phải ở trong con gà, cắt con gà không thấy trứng gà nghĩa là không có trứng gà. Không thấy không phải không có, mà quả trứng chưa hiện rõ trong con gà để bạn thấy, chứ quả trứng có sẵn ở đó rồi. Thật đúng là thấy con gà biết quả trứng gà ẩn trong con gà, và thấy quả trứng biết con gà ẩn trong quả trứng gà.

Thanked by 1 Member:

#24 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 10:44

MỘT TÂM CHẲNG SANH, MUÔN PHÁP KHÔNG LỖI.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org

#25 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 11:23

Hạnh Bồ Tát là CẢM HÓA chứ không phải là GIÁO HÓA, vì :

- Giáo hóa chỉ khi nào chính bản thân mình đã giác ngộ rốt ráo rồi mới đi giáo hóa cho mọi người đều giác ngộ.
- Khi chưa giác ngộ rốt ráo, cái tâm tranh đấu sẽ che mờ bản thân và để biện minh rằng hành động đánh vào Vô minh là nhằm mục đích chỉ ra cái sai lầm của người khác, nào biết rằng, cái tâm tranh đấu đang điều khiển, giựt dây mình y như một con rối trên sân khấu cuộc đời.
- Chuyển Pháp Luân là chuyển từ mê sang ngộ, nào phải lấy ngộ để đánh vô minh ( mê lầm ). Tâm tràn ngập ý niệm đấu tranh đã lộ rõ.

NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI

Thanked by 1 Member:

#26 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 11:59

Man thư với chính thư đồng tồn tại, chỉ là nếu thấy man thư thì không thấy chính thư, và thấy chính thư thì không thấy man thư, nhưng man thư là cơ sở để tạo ra chính thư. Như con gà và quả trứng gà, trứng gà là cơ sở sinh ra con gà, và con gà là cơ sở sinh ra quả trứng gà. Chúng, con gà và quả trứng gà là đồng thời có, không phải con gà có trước hay quả trứng có trước, mà con gà với quả trứng gà có đồng thời. Tôi viết một ví dụ khác, gợi mở cho bạn đọc thấy, Âm dương hiện hữu đồng thời .
_ Điểm, không thể xác định được một điểm, nếu không dựa vào một điểm thứ hai. Không thể các định được Dương nếu không có Âm, và ngược lại, hay Âm với Dương phải hiện hữu đồng thời mới xác định được Âm Dương, nếu Âm có trước Dương sẽ không có Dương để xác định Âm tại thời điểm chưa có Dương, hay tại thời điểm chưa có Dương đó, không có "cái" gọi là Âm.


#27 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 12:26

Dừng lại là bờ, hừ... Dừng, tưởng dễ sao. Dừng lại giữa đoàn người cứ đi, nhòe nước mắt máu tràn cổ áo, ôi dân tộc tôi, Dừng cùng tôi đi nào


Thanked by 1 Member:

#28 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 12:29

OK ! Rất vui. Một mùa Vu Lan tràn ngập tình yêu thương.
NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY HƯỚNG VỀ KHẮP TẤT CẢ, ĐỆ TỬ VÀ CHÚNG SINH ĐỀU TRỌN THÀNH PHẬT.
NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
Vĩnh biệt hết tất cả.

Sửa bởi ChanhAnQuan: 19/08/2016 - 12:42


Thanked by 1 Member:

#29 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 19/08/2016 - 20:53

Kính các vị tiền bối !
- PK trộm nghĩ, mỗi người, mỗi vật đều có 1 hành trình riêng của mình. Hành giả trên bước được tụ hành trừ mê phá chấp trải qua hàng loạt sự Đắc và Hoặc, mỗi lần ĐẮC là 1 lần phá Nghi để đưa mình lên cao hơn, nhưng khi lên "Tầng" cao hơn lại gặp cái HOẶC mới rồi lại phá Hoặc để Đắc quả vị mới, lúc nhìn xuống thì đã thấy PHÁP mà mình cho là đúng trước đây nay đã không còn đúng nữa rồi. Cũng tựa như Man Thư mà tiền bối CauBao đã nói ở trên, vì thế nên "Pháp pháp bổn vô Pháp" chăng? Thế nên Gạt qua Đúng, Sai thì ai ai cũng đều Quý cả.

- Hà Đồ, Lạc Thư là phạm trù quá sâu sắc và rộng lớn mà PK chưa thể lĩnh ngộ được, Hiện thời PK đang tìm tòi trong lĩnh vực Điạ lý Phong Thủy, cảm ơn các Tiền bối chia sẻ và khai sáng cho hậu học.
Nhân đi qua vòng cung Đông Triều, thăm Chùa Ba Vàng và Yên Tử, chợt nhớ bài thơ Cư Trần lạc Đạo của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Phapkhong xin chép ra đây góp vui cũng các tiền bối.

Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.

Kính bút !

Thanked by 1 Member:

#30 cauBao

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 37 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 20/08/2016 - 17:03

Thiên hạ Thái bình
Thiên thăng Loạn binh.
Vài bài trước, tôi có ý chỉ rõ các điểm bất hợp lý trong lý thuyết học thuật chính danh Trung Hoa. Nhưng học thuật chính danh Trung Hoa là Nho giáo, lấy giáo lý dậy con người làm người quân tử. Nho giáo hình thành từ thời Chu, qua nhiều thời, thành triết lý chính danh Trung Hoa. Tới nhà Đường, Phật giáo nổi lên, Nho giáo hỗ trợ Phật giáo, tạo nền tảng triết lý Trung Hoa. Qua quá trình tiến xuống phía Nam, từ thời nhà Tần, triết lý học thuật phương Nam Trung Hoa được thu thập bởi các tướng sỹ quân sự, họ thấy được các giá trị của triết lý học thuật Phương Nam. Tôi viết vậy, không có nghĩa Trung Hoa trước thời nhà Chu không có Đạo giáo, có, nhưng thoái hóa từ thời nhà Chu. Bạn đọc cũng thấy Nho giáo có tư tưởng Đạo giáo trong đó. Đến thời nhà Tần trở đi ở Trung Hoa , tư tưởng của Nho giáo là chính danh Hoàng gia dùng trị quốc. Tư tưởng Đạo giáo, chỉ còn rải rác trong xã hội, trong nhóm tướng sỹ chinh phục phương nam. Các triều đại Trung Hoa từ sau thời nhà Chu, tư tưởng triết lý Đạo giáo không có tính chính danh. Đến thời nhà Tống, triết lý Đạo giáo được hồi phục chút ít, điển hình ta thấy được qua sự phục hồi "Thái cực đồ thuyết " của Chu tôn Di, hay Võ đang phái của Trương tam Phong ở cuối thời nhà Nguyên. Nhưng thái cực đồ thuyết cũng không có tính chính danh, thuyết này phục hồi để thỏa mãn câu hỏi : có sự gắn kết không của các môn học thuật phương đông lấy nội hàm của thuyết âm dương ngũ hành làm cơ sở triết lý lý thuyết. Triết lý Đạo giáo tuy không chính danh nhưng nó vẫn tồn tại trong dân gian, Trung Hoa hay Đông Á nói chung , qua các môn học thuật phương đông. Do chúng không có chính danh nên các môn học thuật phát triển độc lập với nhau, chúng tự tạo ra các điểm riêng biệt, tồn tại đến nay.
Có điểm bạn đọc chú ý, Đạo giáo tôi viết ở đây, chỉ các tổ chức lấy thuyêts âm dương ngũ hành làm kim chỉ nam giải thích thế giới quan cuộc sống, không có ý chỉ Đạo giáo mà Lão tử làm trưởng giáo. Vì Đạo giáo cũng dùng thuyết âm dương ngũ hành nên tôi viết đạo giáo cho tiện.
Vì đạo giáo mà nội hàm của nó được biểu diễn qua thuyết âm dương ngũ hành không có tính chính danh, thoái hóa từ thời nhà Chu, nên tôi không thể chỉ ra diểm bất hợp lý trong triết lý lý thuyết học thuật Trung Hoa, nói Trung Hoa không có triết lý lý thuyết học thuật phương đông thống nhất là đúng. Triết lý lý thuyết học thuật không chính danh, không đại diện cho toàn thể, tôi có chỉ ra điểm sai cũng không chứng minh điều gì .
Tôi đã gợi mở cho bạn đọc thấy khái niệm Man thư, mang tư tưởng nhà hán là giết tận gốc triết lý học thuật Việt nam, là không có cơ sở. Do dân Hán không hiểu một nguyên tắc trong Đạo, là : "Âm sinh dương, đến cùng Dương lại sinh Âm".






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |