Jump to content

Advertisements




Tầm nhìn “Thiển Cận và Ấu Trĩ” của Vương Khánh


67 replies to this topic

#1 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 17/06/2016 - 05:04

Tầm nhìn “Thiển Cận và Ấu Trĩcủa Vương Khánh

Trong chủ đề “Trăm năm mệnh lý què quặt – tác giả Vương Khánh do Durobi dịnh bên trang web “Kim Tử Bình” ở mục “Bàn luận tổng quát” tại trang 12 đã viết :

“1. Tỉnh ngộ
Học mệnh 15 năm, nghi hoặc và tìm kiếm mất đủ 11 năm, khoảng thời gian sung sức nhất đời người thế là lãng phí mất. Tôi (VK) vẫn còn may, hãy còn chưa bị hói hết tóc thì thấy ánh sáng cuối đường hầm của mệnh học…..
……………………………………..

4. Giới thiệu đôi nét về vượng suy pháp và cách cục pháp

Vượng suy pháp chính là lấy nhật chủ làm trung tâm, định ra sự vượng suy cường nhược của nhật chủ và thập thần, sau đó dùng phép tắc cân bằng định ra hỉ kỵ, đoán cát hung.

Cách cục pháp luận mệnh dùng chủ khí trong mệnh cục làm trung tâm (thần nắm lệnh của tháng là chủ khí của trời, thập thần tích cực nổi trội nhất trong thiên can là chủ khí của đất).
……………………………………

Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh.

Cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh.

Trên thực tế là sự khác biệt cực lớn của 2 loại nhân sinh quan, nhân sinh lấy "ta" làm trung tâm, hay là lấy "tự nhiên trời đất" làm trung tâm.
………………………….. ”.

Qua đoạn trích dẫn này cho thấy Vương Khánh đã coi:
Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh”, tức chỉ lấy hành của can ngày – Nhật chủ để luận.

Cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh, tức lấy “hành của lệnh tháng là chủ khí của trời“ và hành của “thiên can nào thấu lộ nổi trội nhất làm chủ khí của đất“.

Vậy thì ở đây Vương Khánh mới đề cập tới nhiều nhất là 3 hành, còn 2 hành nữa thì sao ? Chả nhẽ trong 5 hành thì chỉ có 2 hành là của “Đất và Trời“ còn 3 hành kia không phải của “Đất và Trời“ ?

Rõ ràng đây là một cách nhìn “Thiển Cận““Ấu Trĩ“ vô vùng của Vương Khánh.

Đấy là chưa xét đến hành nắm lệnh hay hành của thiên can nổi trội có mấy khi là hành thống trị trong Tứ Trụ (tức hành mạnh nhất trong 5 hành) và lại càng hiếm trường hợp Nhật can phải Tòng theo 2 hành này. Cho nên theo tôi Ta làm trung tâm hay Đất Trời làm trung tâm không có ý nghĩa gì cả mà cả 5 hành đều phải là của Đất và Trời thì mới đúng theo nghĩa thực sự của nó.

Lệnh tháng chỉ có tác dụng xác định độ vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ theo tháng đó mà thôi. Nhật can được xác định là hành và vị trí của người có Tứ Trụ đó thì phải xét sự tác động của tất cả các can chi khác trong Tứ Trụ đó lên hành này ở tại vị trí này thì mới có thể biết nó vượng hay nhược so với 4 hành còn lại. Từ đây mới có khái niệm Thân vượng hay nhược của từng Tứ Trụ khác nhau so với 4 hành còn lại.

Khi đã biết Thân vượng hay nhược so với 4 hành kia thì mới xác định được hỷ kỵ của các hành, sau đó khi vào tuế vận thì từ sự tác động qua lại giữa các can chi trong Tứ Trụ và tuế vận với nhau mới có thể dự đoán cát hung được. Nói đơn giản là Can Chi của cả 5 hành đều là Trời Đất đã tác động với nhau mà Ta chỉ là 1 hành trong 5 hành này mà thôi. Cho nên xét cát hung của Ta là xét sự tác động của cả 5 hành với Ta chứ không phải chỉ xét 2 hành như Vương Khánh nói (hành lệnh tháng và hành của thiên can nổi trội) tới Ta như vậy.

Qua bài viết này tôi hy vọng các bạn mới nhập môn Tử Bình sẽ tránh được cách nhìn Thiển Cận Ấu Trĩ của Vương Khánh

Sau đây là 6 yếu tố bắt buộc cho bất kỳ một "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược" nào muốn thành công là :

1 - Phải xác định được chính xác điểm vượng của các can chi trong Tứ Trụ theo lệnh tháng.
2 - Phải xác định các tổ hợp trong Tứ Trụ hoá hay không hoá (điều này là khó nhất vì nó liên quan tới sự tranh phá hợp giữa các địa chi, giữa các tổ hợp và các Thiên Khắc Địa Xung... cũng như khi nào nó hoá cục được còn khi nào thì không ?).
3 - Phải xác định được các can chi trong Tứ Trụ khắc gần, trực tiếp và xa bị giảm ra sao ?
4 - Phải xác định được sự sinh của các can với can, chi với chi và giữa can chi trong cùng trụ với nhau như thế nào ?
5 - Phải triệt tiêu được sự xa hay gần của các can chi trong Tứ Trụ so với Nhật can.
6 - Phải xác định được các trường hợp hành của Kiêu Ấn sinh được cho hành của Thân.

Sửa bởi VULONG777: 17/06/2016 - 05:14


#2 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 17/06/2016 - 07:44

Cha VULONG này đọc mà không hiểu ý tác giả nói gì lại suy diễn bậy bạ hết sức.
Vương Khánh viết "hành của thiên can nào thấu lộ nổi trội nhất làm chủ khí của đất" người biết tử bình ai cũng hiểu là: sau khi tổng hợp "cộng trừ nhân chia" 5 hành trong tứ trụ,hành nào có thế lực nhất thì VK gọi đó là nổi trội nhất. Như vậy nguyệt lệnh và hành nổi trội nhất, cùng nhật can phải là tâm điểm để ta theo đó mà luận.
Thôi thì cái chủ đề này phải sửa lại "Tầm Nhìn "Thiển Cận và Ấu Trĩ" của VULONG" để đúng tầm đúng con người VULONG vậy.

Sửa bởi longkiet: 17/06/2016 - 07:53


#3 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 17/06/2016 - 11:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 17/06/2016 - 07:44, said:

Cha VULONG này đọc mà không hiểu ý tác giả nói gì lại suy diễn bậy bạ hết sức.
Vương Khánh viết "hành của thiên can nào thấu lộ nổi trội nhất làm chủ khí của đất" người biết tử bình ai cũng hiểu là: sau khi tổng hợp "cộng trừ nhân chia" 5 hành trong tứ trụ,hành nào có thế lực nhất thì VK gọi đó là nổi trội nhất. Như vậy nguyệt lệnh và hành nổi trội nhất, cùng nhật can phải là tâm điểm để ta theo đó mà luận.
Thôi thì cái chủ đề này phải sửa lại "Tầm Nhìn "Thiển Cận và Ấu Trĩ" của VULONG" để đúng tầm đúng con người VULONG vậy.


"hành nào có thế lực nhất thì VK gọi đó là nổi trội nhất" thì nó vẫn chỉ là 1 hành mà Vương Khánh gọi là "chủ khí của đất" có khác gì câu tôi viết:

"là hành thống trị trong Tứ Trụ (tức hành mạnh nhất trong 5 hành) ".

Như vậy Vương Khánh vẫn chỉ có động trạm tới 3 hành, còn lại 2 hành là cái gì ngoài Trời, Đất và Ta ? Chắc 2 hành còn lại là cái đầu đất thó của longkiet chắc ?

Đúng là một thằng Ngố có khác.

Sửa bởi VULONG777: 17/06/2016 - 11:27


#4 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 18/06/2016 - 16:55

Bây giờ ta thử xét ví dụ số 1 mà Vương Khánh dùng để chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng ra sao ?

“Ví dụ 1: Càn tạo: Giáp Dần-Đinh Mão-Ất Sửu-Ất Dậu

Đại vận: Tân Mùi Lưu niên: Kỷ Sửu

Thân vượng Kiếp vượng, vượng suy pháp nhất định sẽ cho rằng địa chi Sát có Tài sinh có thể dùng được, nhưng trên thực tế vấn đề xảy ra ngay chỗ Sát này. Thất Sát là hung thần, không có chế hóa mà lại có nguồn; mà xung quanh nhật chủ không có Ấn tinh hộ vệ, Thực Thần thì yếu nên khó dùng, không hề có chút lực để kháng kích Thất Sát, điềm đại hung.
Đại vận Tân Mùi Sát thấu, ứng kỳ đến, lưu niên Kỷ Sửu bị ung thư không chữa khỏi mà chết“.

Ví dụ này Vương Khánh luận theo Cách Cục pháp cho ta thấy cái cốt tủy mà Vương Khánh sử dụng là coi Sát, Thương, Kiêu, Kiếp luôn luôn là các hung thần nên cần được chế ngự, nếu không được chế ngự sẽ là “điềm đại hung“.

Ở ví dụ này vì Sát không được chế ngự, cho nên Vương Khánh cho rằng vào đại vận Sát (Tân) đương số bị ung thư chết thì đó chính là bằng chứng để chứng minh cho lý thuyết mà Vương Khánh đã đưa ra là đúng.

Vậy thì ta thử xem có đúng là Sát (Tân) ở ví dụ này đã gây ra tai họa hay không ?

Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn năm Kỷ Sửu theo phương pháp của tôi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Qua kết quả tính toán này ta thấy Thân là Mộc hơn Thổ và Kim gần 30đv nên gọi là ngũ hành thiên lêch, nó thường là xấu (trừ ngoại cách). Theo lý thuyết của tôi thì Tứ Trụ này có Mộc là hành kỵ vượng và điểm hạn của nó được tăng gấp đôi.

Nhưng may mới chỉ đượi coi là thiên lệch chứ chưa phải tới mức độ xấu nhất là thiên khô (thường được gọi là Mệnh thiên khô) vì có Thực thần Đinh xì hơi Thân.

Ví dụ này cái xấu nhất không phải là “Sát không có chế hóa còn được Tài sinh“ như Vương Khánh nói mà là Thân quá cường vượng nhưng lại không thể Tòng nên thành cách cực xấu. Tài Sát ở đây có thể nói là vô dụng đối với Thân cho nên dụng thần đầu tiên phải lấy là Thực Thương (ở đây Thực Thương mới thực sự được gọi là Thọ tinh).

Năm Kỷ Sửu thuộc đại vận Tân Mùi, có 2 tiểu vận là Canh Thân và Tân Dậu. Ta thấy vào đại vận Tân Mùi có Mão trụ tháng hợp với Mùi đại vận hóa Mộc và Sửu trụ ngày hợp với Dậu trụ giờ hóa Kim. Kim cục không khắc được Mộc cục (vì Kim cục chỉ có các chi trong Tứ Trụ) nên không gây ra Đại Chiến.
Đến năm Kỷ Sửu có Giáp trụ năm hợp với Kỷ lưu niên không hóa Thổ (vì Kỷ tọa Sửu) và Kim cục trong Tứ Trụ hợp với Sửu thái tuế hóa Kim đã gây ra đại chiến (vì lúc này Kim cục khắc được Mộc cục). Do Kim cục gây ra Đại Chiến nên điểm vượng trong vùng tâm không phải tính lại (?).

Qua sơ đồ tính toán này thì Sát đại vận là Tân nhược cả ở tuế và vận nên không những không khắc được 2 Ất trong Tứ Trụ mà ngược lại còn bị Đinh trụ tháng là Thực thần vượng ở đại vận khắc chế. Nếu theo Vương Khánh thì Sát là hung thần bị Thực thần vượng chế ngự thì phải là tốt chứ sao lại bị ung thư mà chết như vậy ? Điều này quá đủ để khẳng định lý thuyết mà Vương Khánh đưa ra là Sát không có chế hóa mới là hung thần gây ra tai họa này là sai.

Rõ ràng cái chết này hoàn toàn không dính dáng gì tới Sát đại vận cả, kể cả khi không có Thực thần Đinh chế Sát đại vận (vì Sát đại vận không khắc được 2 Ất).

Vậy thì cái gì mới là nguyên nhân chính gây lên cái chết này ?

Nhìn vào sơ đồ ta có thể biết ngay không chỉ có tới 3,25đh do Đại Chiến gây ra là quá đáng sợ rồi mà (2.0,5).4 đh = 4đh của kỵ vượng còn đáng sợ hơn là vì do Thân mộc quá cường vượng nên Mộc không những có điểm kỵ vượng mà điểm này còn được nhân gấp đôi (do Thân có tới 20đv lớn hơn hỷ dụng thần). Nếu không có 4đh này thì tổng số không phải là 6,75đh mà chỉ là 2,75đh thì không thể gây ra bất kỳ tai họa nào cả, cho dù có gây ra Đại Chiến.

Đại chiến nó chỉ là một điều không may xẩy ra cho bất cứ Tứ Trụ nào, cho dù Tứ Trụ đó thuộc cách cục thấp hay cách cục cao, là mệnh nghèo hèn hay mệnh phú quý nhưng ngũ hành thiên lệch như của Tứ Trụ này thì nó đã tiềm ẩn tai họa ngay trong Tứ Trụ từ khi mới sinh và nó sẽ theo người đó đến hết cuộc đời.

Nói về ngũ hành thiên lệch hay mệnh thiên khô thì ai ai nghiên cứu Tử Bình đều biết cả nhưng thời điểm nó gây ra tai họa như ví dụ này thì mấy ai dự đoán được. Bằng chứng ở đây là chính Vương Khánh sau 26 năm nghiên cứu Tử Bình vẫn “Mù Văn Tịt“.

Nếu ai đó không tin, vậy thì thử hỏi có cuốn sách nào hay người nào đã nói tới khái niệm về điểm kỵ vượng này bao giờ chưa ?


Bây giờ chúng ta thử áp dụng lý thuyết Ta với Đất và Trời của Vương Khánh vào ví dụ này xem sao ?

Vương Khánh viết :
“thần nắm lệnh của tháng là chủ khí của trời“, ý nói là hành của lệnh tháng là Mộc ở đây sẽ là “khí chủ về Trời“.

“thập thần tích cực nổi trội nhất trong thiên can là chủ khí của đất“, ý nói Kiếp tài là Giáp mang hành Mộc là hành nổi trội nhất trong các thiên can ở ví dụ này sẽ được gọi là “chủ khí của Đất“

Và Vương Khánh đã viết :

“Vượng suy pháp và cách cục pháp có 3 điểm lớn khu biệt với nhau:

A. Trung tâm điểm luận mệnh (thái cực điểm) không giống nhau.


Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh,cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh. Trên thực tế là sự khác biệt cực lớn của 2 loại nhân sinh quan, nhân sinh lấy "ta"làm trung tâm, hay là lấy "tự nhiên trời đất" làm trung tâm”.


Ý câu này Vương Khánh muốn nói ”Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm - Ta làm trung tâm” tức lấy hành của Nhật can làm trung tâm mà hành của Nhật can là Ta ở ví dụ này là Mộc.

Rõ ràng ở ví dụ này Ta với ĐấtTrời đều là Mộc cả, vậy thì Vương Khánh sẽ phải giải thích ra sao ?

Và càng rõ ràng là các điểm kỵ vượng ở ví dụ này chính là Ta đã phản lại Ta để gây ra tai họa cho chính Ta thì còn nghi ngờ gì nữa ?

Cho nên tôi mới nói Ta, Đất và Trời đều là ngũ hành của trời đất cả là ý như vậy. Chứ không thể nhìn một cách Thiển Cận và Ấu Trĩ như Vương Khánh được.

Sửa bởi VULONG777: 18/06/2016 - 17:08


#5 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 00:02

đã coi:
“Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh”, tức chỉ lấy hành của can ngày – Nhật chủ để luận.

“Cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh”, tức lấy “hành của lệnh tháng là chủ khí của trời“ và hành của “thiên can nào thấu lộ nổi trội nhất làm chủ khí của đất“.

Vậy thì ở đây Vương Khánh mới đề cập tới nhiều nhất là 3 hành, còn 2 hành nữa thì sao ? Chả nhẽ trong 5 hành thì chỉ có 2 hành là của “Đất và Trời“ còn 3 hành kia không phải của “Đất và Trời“ ?

Rõ ràng đây là một cách nhìn “Thiển Cận“ và “Ấu Trĩ“ vô vùng của Vương Khánh.

Đấy là chưa xét đến hành nắm lệnh hay hành của thiên can nổi trội có mấy khi là hành thống trị trong Tứ Trụ (tức hành mạnh nhất trong 5 hành) và lại càng hiếm trường hợp Nhật can phải Tòng theo 2 hành này. Cho nên theo tôi Ta làm trung tâm hay Đất Trời làm trung tâm không có ý nghĩa gì cả mà cả 5 hành đều phải là của Đất và Trời thì mới đúng theo nghĩa thực sự của nó.

Lệnh tháng chỉ có tác dụng xác định độ vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ theo tháng đó mà thôi. Nhật can được xác định là hành và vị trí của người có Tứ Trụ đó thì phải xét sự tác động của tất cả các can chi khác trong Tứ Trụ đó lên hành này ở tại vị trí này thì mới có thể biết nó vượng hay nhược so với 4 hành còn lại. Từ đây mới có khái niệm Thân vượng hay nhược của từng Tứ Trụ khác nhau so với 4 hành còn lại.

Khi đã biết Thân vượng hay nhược so với 4 hành kia thì mới xác định được hỷ kỵ của các hành, sau đó khi vào tuế vận thì từ sự tác động qua lại giữa các can chi trong Tứ Trụ và tuế vận với nhau mới có thể dự đoán cát hung được. Nói đơn giản là Can Chi của cả 5 hành đều là Trời Đất đã tác động với nhau mà Ta chỉ là 1 hành trong 5 hành này mà thôi. Cho nên xét cát hung của Ta là xét sự tác động của cả 5 hành với Ta chứ không phải chỉ xét 2 hành như Vương Khánh nói (hành lệnh tháng và hành của thiên can nổi trội) tới Ta như vậy.

Qua bài viết này tôi hy vọng các bạn mới nhập môn Tử Bình sẽ tránh được cách nhìn Thiển Cận và Ấu Trĩ của Vương Khánh
-------------------------
TUI cho rằng Vương Khánh nói là đại khái chưa tổng quát hết về mục cách cục pháp , và Ngài VuLong đây đã hiểu một cách nhầm lẫn về cách cục pháp . Bởi cứ như quan điểm luận của ngài suy diễn ra từ ý của vương khánh về cách cục pháp : nguyệt lệnh và hành nổi trội nhất trong bát tự , rồi định cách tìm hướng đi thích hợp thì có khác gì vượng suy pháp đi tìm cân bằng trong tứ trụ . Hệt kiểu thay thang không đổi thuốc .
Câu của Vương Khánh phải được hiểu rộng ra là nguyệt lệnh tại thiên , nhật trụ tại nhân , hành nổi trội nhất là địa , hai hành còn lại là mấu chốt để quyết định thượng trung hạ cách , tức hai thứ còn lại là chỗ chế hoá của thiên địa nhân .
Giả dụ :
Thanh thánh tổ ái tân giác la huyền hoa : 1654-1722
Càn tạo : giáp ngọ , mậu thìn , mậu thân , đinh tị
Tạo này lệnh tại Thìn tức thiên
Nổi trội nhất rõ rệt nhất sau lệnh là hoả
Nhật can mậu chi thân
Hỏi rằng kim thuỷ mộc thế nào thì đắc ?
Ất quan tinh đắc độn trong lệnh
Quý thuỷ tài tinh đắc mậu tại can mà thành bền vững .
Kim ngộ trường trường sinh lộc nhận .
Quy lộc tại tị , hoả kẹp hai đầu , ngũ hành tú khí .

Lại như Minh Thần Tông :
Quý hợi , tân dậu , quý hợi , tân dậu
Đường Thái Tông :
Bính ngọ , canh tý , nhâm ngọ , bính ngọ
Càn long :
Tân mão , đinh dậu , canh ngọ , bính tý

Đây là những ví dụ đơn giản và dễ dàng nhất về việc thiên địa nhân khí .
Dù là phép nào chăng nữa thì cũng quy về một đường . Không nói không có nghĩa là không liên quan , không nhắc đến không có nghĩa là bỏ qua . Gọi là ngũ hành là phải liên quan đến nhau , chứ đếm số hành tính toán thì chỉ có ở " cháo hành " .


Thanked by 2 Members:

#6 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 05:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThichNguNgay, on 19/06/2016 - 00:02, said:

đã coi:
“Vượng suy pháp lấy nhật chủ làm trung tâm điểm luận mệnh”, tức chỉ lấy hành của can ngày – Nhật chủ để luận.

“Cách cục pháp lấy chủ khí của trời và đất làm trung tâm điểm luận mệnh”, tức lấy “hành của lệnh tháng là chủ khí của trời“ và hành của “thiên can nào thấu lộ nổi trội nhất làm chủ khí của đất“.

Vậy thì ở đây Vương Khánh mới đề cập tới nhiều nhất là 3 hành, còn 2 hành nữa thì sao ? Chả nhẽ trong 5 hành thì chỉ có 2 hành là của “Đất và Trời“ còn 3 hành kia không phải của “Đất và Trời“ ?

Rõ ràng đây là một cách nhìn “Thiển Cận“ và “Ấu Trĩ“ vô vùng của Vương Khánh.

Đấy là chưa xét đến hành nắm lệnh hay hành của thiên can nổi trội có mấy khi là hành thống trị trong Tứ Trụ (tức hành mạnh nhất trong 5 hành) và lại càng hiếm trường hợp Nhật can phải Tòng theo 2 hành này. Cho nên theo tôi Ta làm trung tâm hay Đất Trời làm trung tâm không có ý nghĩa gì cả mà cả 5 hành đều phải là của Đất và Trời thì mới đúng theo nghĩa thực sự của nó.

Lệnh tháng chỉ có tác dụng xác định độ vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ theo tháng đó mà thôi. Nhật can được xác định là hành và vị trí của người có Tứ Trụ đó thì phải xét sự tác động của tất cả các can chi khác trong Tứ Trụ đó lên hành này ở tại vị trí này thì mới có thể biết nó vượng hay nhược so với 4 hành còn lại. Từ đây mới có khái niệm Thân vượng hay nhược của từng Tứ Trụ khác nhau so với 4 hành còn lại.

Khi đã biết Thân vượng hay nhược so với 4 hành kia thì mới xác định được hỷ kỵ của các hành, sau đó khi vào tuế vận thì từ sự tác động qua lại giữa các can chi trong Tứ Trụ và tuế vận với nhau mới có thể dự đoán cát hung được. Nói đơn giản là Can Chi của cả 5 hành đều là Trời Đất đã tác động với nhau mà Ta chỉ là 1 hành trong 5 hành này mà thôi. Cho nên xét cát hung của Ta là xét sự tác động của cả 5 hành với Ta chứ không phải chỉ xét 2 hành như Vương Khánh nói (hành lệnh tháng và hành của thiên can nổi trội) tới Ta như vậy.

Qua bài viết này tôi hy vọng các bạn mới nhập môn Tử Bình sẽ tránh được cách nhìn Thiển Cận và Ấu Trĩ của Vương Khánh
-------------------------
TUI cho rằng Vương Khánh nói là đại khái chưa tổng quát hết về mục cách cục pháp , và Ngài VuLong đây đã hiểu một cách nhầm lẫn về cách cục pháp . Bởi cứ như quan điểm luận của ngài suy diễn ra từ ý của vương khánh về cách cục pháp : nguyệt lệnh và hành nổi trội nhất trong bát tự , rồi định cách tìm hướng đi thích hợp thì có khác gì vượng suy pháp đi tìm cân bằng trong tứ trụ . Hệt kiểu thay thang không đổi thuốc .
Câu của Vương Khánh phải được hiểu rộng ra là nguyệt lệnh tại thiên , nhật trụ tại nhân , hành nổi trội nhất là địa , hai hành còn lại là mấu chốt để quyết định thượng trung hạ cách , tức hai thứ còn lại là chỗ chế hoá của thiên địa nhân .
Giả dụ :
Thanh thánh tổ ái tân giác la huyền hoa : 1654-1722
Càn tạo : giáp ngọ , mậu thìn , mậu thân , đinh tị
Tạo này lệnh tại Thìn tức thiên
Nổi trội nhất rõ rệt nhất sau lệnh là hoả
Nhật can mậu chi thân
Hỏi rằng kim thuỷ mộc thế nào thì đắc ?
Ất quan tinh đắc độn trong lệnh
Quý thuỷ tài tinh đắc mậu tại can mà thành bền vững .
Kim ngộ trường trường sinh lộc nhận .
Quy lộc tại tị , hoả kẹp hai đầu , ngũ hành tú khí .

Lại như Minh Thần Tông :
Quý hợi , tân dậu , quý hợi , tân dậu
Đường Thái Tông :
Bính ngọ , canh tý , nhâm ngọ , bính ngọ
Càn long :
Tân mão , đinh dậu , canh ngọ , bính tý

Đây là những ví dụ đơn giản và dễ dàng nhất về việc thiên địa nhân khí .
Dù là phép nào chăng nữa thì cũng quy về một đường . Không nói không có nghĩa là không liên quan , không nhắc đến không có nghĩa là bỏ qua . Gọi là ngũ hành là phải liên quan đến nhau , chứ đếm số hành tính toán thì chỉ có ở " cháo hành " .

Tôi không thể hiểu được đoạn viết dài dòng này của bác. Do vậy xin bác hãy diễn tả những ý tưởng mà bác muốn trình bầy của bác bằng việc cụ thể là bác hãy luận ví dụ số 1 của Vương Khánh như tôi đã luận ở trên. Đó là cách dễ dàng nhất để mọi người hiểu về bác đã hiểu lý thuyết mà Vương Khánh đã đưa ra như thế nào ?

Xin cám ơn bác trước.

#7 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1766 Bài viết:
  • 5312 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 06:55

nguyệt lệnh tại thiên, nhật trụ tại nhân, hành nổi trội nhất tại địa, đúng là như thế, tuy nhiên thiên thời vẫn là quyết định toàn diện.

vượng suy hay cách cục gì gì đó chỉ là phương tiện, chưa nói lên được gì, cái tổng thể cuối cùng bát tự hình thành nên mới là mục tiêu, có bát tự hình thành nên cái tổng thể của nó, đó là bát tự mạnh, ngược lại, có khi chúng chẳng ra cơm cháo gì, đó là bát tự yếu.

Thanked by 2 Members:

#8 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 13:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 19/06/2016 - 06:55, said:

nguyệt lệnh tại thiên, nhật trụ tại nhân, hành nổi trội nhất tại địa, đúng là như thế, tuy nhiên thiên thời vẫn là quyết định toàn diện.

vượng suy hay cách cục gì gì đó chỉ là phương tiện, chưa nói lên được gì, cái tổng thể cuối cùng bát tự hình thành nên mới là mục tiêu, có bát tự hình thành nên cái tổng thể của nó, đó là bát tự mạnh, ngược lại, có khi chúng chẳng ra cơm cháo gì, đó là bát tự yếu.

Ở đây rõ ràng lý thuyết về "Cách Cục Pháp" của Vương Khánh đưa ra, mỗi người hiểu mỗi cách. Cho nên cách đơn giản nhất là hieuthuyloi hãy luận ví dụ 1 của Vương Khánh theo cách hiểu của mình để cho mọi người biết.

#9 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18599 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 19:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 19/06/2016 - 06:55, said:

nguyệt lệnh tại thiên, nhật trụ tại nhân, hành nổi trội nhất tại địa, đúng là như thế, tuy nhiên thiên thời vẫn là quyết định toàn diện.

vượng suy hay cách cục gì gì đó chỉ là phương tiện, chưa nói lên được gì, cái tổng thể cuối cùng bát tự hình thành nên mới là mục tiêu, có bát tự hình thành nên cái tổng thể của nó, đó là bát tự mạnh, ngược lại, có khi chúng chẳng ra cơm cháo gì, đó là bát tự yếu.

Mạnh hay yếu, vượng hay suy chỉ là cách nhận định .

Quan trọng là tui muốn biết tứ trụ của tui tốt xấu ra sao .

Sửa bởi Hoa Cái: 19/06/2016 - 21:20


#10 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 19/06/2016 - 21:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 19/06/2016 - 06:55, said:

nguyệt lệnh tại thiên, nhật trụ tại nhân, hành nổi trội nhất tại địa, đúng là như thế, tuy nhiên thiên thời vẫn là quyết định toàn diện.

vượng suy hay cách cục gì gì đó chỉ là phương tiện, chưa nói lên được gì, cái tổng thể cuối cùng bát tự hình thành nên mới là mục tiêu, có bát tự hình thành nên cái tổng thể của nó, đó là bát tự mạnh, ngược lại, có khi chúng chẳng ra cơm cháo gì, đó là bát tự yếu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 19/06/2016 - 19:39, said:

Mạnh hay yếu, vượng hay suy chỉ là cách nhận định .

Quan trọng là tui muốn biết tứ trụ của tui tốt xấu ra sao .


Nhiều ví dụ trong thực tế cho biết "bát tự hình thành nên cái tổng thể của nó, đó là bát tự manh"(như hieuthuyloi viết) hay "Quan trọng là tui muốn biết tứ trụ của tui tốt xấu ra sao" (như bác Hoa Cai viết) thì theo "Vượng Suy Pháp" được gọi là "Tổ hợp của Tứ Trụ đẹp" còn "Cách Cục Pháp" gọi là "Tứ Trụ có cách cục cao". Nhưng các Tứ Trụ có cách cục cao hay có tổ hợp đẹp này thường là mệnh phú quý nếu gặp các vận đẹp năm đẹp, còn xấu nếu gặp các vận xấu và năm xấu.

Vậy thì làm sao biết được vận nào xấu hay cụ thể vào năm nào xấu ?

Điều này "Cách Cục Pháp" hầu như không làm được mà chỉ có "Vượng Suy Pháp" mới có thể làm được. Muốn làm được điều này thì đầu tiên "Vượng Suy Pháp" phải xác định được chính xác Thân vượng hay nhược, rồi sau đó phân hỷ, kỵ, dụng thần, cuối cùng mới xét đến mọi tác động qua lại của tất cả các can chi, nạp âm... giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận với nhau mới có thể biết được vận đó hay năm đó là xấu hay đẹp.

Nếu đa số các năm của 1 vận thấy tốt nhiều hơn xấu thì có thể gọi vận đó là vận hỷ dụng thần còn ngược lại thì coi vận đó là vận kỵ thần (thực tế cho thấy can đại vận mang hành dụng thần thì thường đẹp nhiều hơn xấu nên được gọi là vận dụng thần).

Chính vì vậy mà ta thường thấy vào vận dụng thần (can đại vận mang hành dụng thần) vẫn có năm có thể gây ra tai họa cực nặng như tử vong, phá sản, tù đầy... (bằng chứng là ví dụ số 2 của Bành Khang Dân mà tôi đã luận ở chủ đề "Tìm hiểu cách luận mệnh của Manh Phái" hay ví dụ số 1 của Vương khánh ở đây).

Cho nên tôi mới nói cả 5 hành đều của Trời và Đất là như vậy.

Sửa bởi VULONG777: 19/06/2016 - 21:18


#11 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 20/06/2016 - 05:55

Nói trước với ngài VULONG rằng tôi vào đây để trao đổi học thuật, tôi rất không thích ai đó lời lẽ dung tục với tôi, với tiền nhân lại càng không nên, nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Xin cám ơn trước.
Vd1: Càn tạo Giáp dần- đinh mão- ất sửu- ất dậu.
Nhật can ất nguyệt lệnh mão chính là lộc cách, có thể dụng thực chế sát, nhưng mà trụ năm giáp dần trụ giờ thấu ất nên bát tự có khuynh hướng muốn tiến về chuyên vượng cách (mộc). Không may dậu (sát) chi giờ khắc phá. Mệnh này muốn phấn đấu đạt đến tầng lớp cao quý (chuyên vượng cách) thì phải dụng thực khử sát (cần nhấn mạnh ở đây là dụng thực để chế sát chứ không phải dụng thực để xì hơi thân cường).Vận tân mùi, lưu niên kỉ sửu: sửu mùi xung mộc hỏa bị tổn thương, tân thấu ra khắc thân. Vấn đề ở đây không phải là tân khắc được hay không khắc được 2 ất mà chính là con đường tiến về thuần túy chuyên vượng của nhật chủ đã bị tân cản trở khiến thành mệnh thiên khô.

Sửa bởi maianha: 20/06/2016 - 05:56


#12 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 20/06/2016 - 11:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 20/06/2016 - 05:55, said:

Nói trước với ngài VULONG rằng tôi vào đây để trao đổi học thuật, tôi rất không thích ai đó lời lẽ dung tục với tôi, với tiền nhân lại càng không nên, nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Xin cám ơn trước.
Vd1: Càn tạo Giáp dần- đinh mão- ất sửu- ất dậu.
Nhật can ất nguyệt lệnh mão chính là lộc cách, có thể dụng thực chế sát, nhưng mà trụ năm giáp dần trụ giờ thấu ất nên bát tự có khuynh hướng muốn tiến về chuyên vượng cách (mộc). Không may dậu (sát) chi giờ khắc phá. Mệnh này muốn phấn đấu đạt đến tầng lớp cao quý (chuyên vượng cách) thì phải dụng thực khử sát (cần nhấn mạnh ở đây là dụng thực để chế sát chứ không phải dụng thực để xì hơi thân cường).Vận tân mùi, lưu niên kỉ sửu: sửu mùi xung mộc hỏa bị tổn thương, tân thấu ra khắc thân. Vấn đề ở đây không phải là tân khắc được hay không khắc được 2 ất mà chính là con đường tiến về thuần túy chuyên vượng của nhật chủ đã bị tân cản trở khiến thành mệnh thiên khô.
Bổ sung thêm: mệnh lâm trạng thái thiên khô là Tượng đại hung, điều gì khiến Tượng thành Hình chính là Mộc Kim đại chiến Thổ tai ương, thổ ở đây là Sửu chi ngày nên tôi đồ rằng ông ta bị ung thư ruột hay lá lách gì đó.

#13 anhphongkiem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 21/06/2016 - 01:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 20/06/2016 - 05:55, said:

Nói trước với ngài VULONG rằng tôi vào đây để trao đổi học thuật, tôi rất không thích ai đó lời lẽ dung tục với tôi, với tiền nhân lại càng không nên, nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Xin cám ơn trước.
Quan điểm này rất tốt, nhưng không thực tiễn. Cứ cái gì thực tế do bản thân ta nhìn nhận thấy đúng thì ta tạm chấp nhận. Không phải cứ tiền nhân nào cũng để lại cái tốt, rất nhiều tiền nhân xấu. Sau 100 nữa thì Bác VuLong cũng là tiền nhân, và mọi người cũng vậy. Bản thân tôi nghĩ nên đề cao thực tiễn. Tôi chỉ sợ người không biết nói và viết ra gì thôi và không biết phản bác cho logic và khoa học.

#14 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 21/06/2016 - 09:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

anhphongkiem, on 21/06/2016 - 01:34, said:

Quan điểm này rất tốt, nhưng không thực tiễn. Cứ cái gì thực tế do bản thân ta nhìn nhận thấy đúng thì ta tạm chấp nhận. Không phải cứ tiền nhân nào cũng để lại cái tốt, rất nhiều tiền nhân xấu. Sau 100 nữa thì Bác VuLong cũng là tiền nhân, và mọi người cũng vậy. Bản thân tôi nghĩ nên đề cao thực tiễn. Tôi chỉ sợ người không biết nói và viết ra gì thôi và không biết phản bác cho logic và khoa học.
Nói trước với ngài VULONG rằng tôi vào đây để trao đổi học thuật, tôi rất không thích ai đó lời lẽ dung tục với tôi, với tiền nhân lại càng không nên, nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Xin cám ơn trước.

#15 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 322 thanks

Gửi vào 21/06/2016 - 10:56

Cha VULONG này làm đau đầu không biết bao nhiêu nhân vật ... Cái này mới chính xác là số mệnh ..Trời đã định vậy rồi , nên phải diễn ra thôi !






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |