Jump to content

Advertisements




Sự thật về Cửu Thiên Huyền Nữ - Bản chất của dịch học


2 replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 11/06/2016 - 21:20

CỬU THIÊN HUYỀN NỮ
1. Các quan điểm về Cửu Thiên Huyền Nữ

Trong các giai thoại , truyền thuyết Cửu Thiên Huyền Nữ là một vị thần có công rất lớn khi giúp Hoàng
Đế ( Hiên Viên ) đánh bại chiến thuật quân sự trong sương mù của Xuy Vưu . Cửu Thiên Huyền Nữ còn dạy cho
Hoàng Đế cách chế ra xe chỉ nam , sử dụng tiếng trống làm hiệu lệnh trong quân , trao cho Hoàng Đế thuật
Thái Ất , ... Quan điểm này được Đạo Giáo coi trọng và coi Cửu Thiên Huyền Nữ là một trong các vị thần
trong giáo .

Ở Việt Nam chúng ta , cũng có tục thờ thần Cửu Thiên Huyền Nữ trong tôn giáo Cao Đài , ngay cả
dân gian cũng có tục thờ Cô Chín . Điều đó cho chúng ta thấy rằng ; Cửu Thiên Huyền Nữ thực sự có ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của con người tư rất sớm trong lịch sử .

Xem lại trong các phương thuật của người xưa , ngoài tư tưởng của Đạo Giáo ,thì thấy khái niệm
Cửu Thiên Huyền Nữ xuất hiện nhiều nhất và phổ biến nhất là trong thuật Độn Giáp Kì Môn . Đặc biệt trong các
thuật xuất hành , Bộ vũ ,... và thường được gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ luật lệnh . Từ đây giúp chúng ta có một
số gợi mở để tìm ra bản chất và sự ra đời của Cửu Thiên Huyền Nữ .

2. Sự thật về Cửu Thiên Huyền Nữ

- Theo Lí giải về phương diện chữ nghĩa : Cửu nghĩa là chín tầng hay tầng thứ chín , Thiên là trời ,
Huyền là sự kì diệu , Nữ là người đàn bà . Theo đó Cửu Thiên Huyền Nữ là người phụ nữ kì diệu ngự trên chín
tầng trời . Tất nhiên chẳng có nguời phụ nữ , hay đàn ông nào ngự trên chín tầng trời trong điều kiện xã
hội thời kì Hoàng Đế Hiên Viên cả ( Không phải vì ở thời kì này ngườ ta chưa phát minh ra máy bay )
- Tuy nhiên , nếu căn cứ vào thuật Độn Giáp Kì Môn , thì sự tồn tại của Cửu Thiên Huyền Nữ là có cơ
sở . Vì Độn Giáp Kì Môn có một số đặc điểm cơ bản
+ Trước hết cần phải thấy rằng Độn Giáp Kì Môn lấy đồ hình Lạc Thư ( Cửu cung ) làm bầu trời cố định
, Lấy các số của Lạc Thư làm phương hoá khí của 4 mùa .


#2 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 11/06/2016 - 21:46

+ Lấy sự phi cung của khí trong từng thời điểm để xác định tính chất mạnh yếu của của nó trong từng thời điểm
+ Đặc điểm của Phi cung là đặt số của hoá khí ( Số phương hoá khí của 24 tiết khí )vào Trung cung -Cung số 5 của
Lạc Thư . Tuỳ vào Độn Âm hay Độn Dương mà phi thuận hay phi nghịch theo thứ tự các số của Lạc Thư : 5-6-7-8-9-1-
2-3-4 .

- Nếu chúng ta sử dụng các đoạn thẳng nối các cung này lại với nhau theo thứ thự trên , thì chúng ta sẽ thấy các đoạn
thẳng này có hình tượng giống như chữ Nữ , giống như chữ Huyền . Hình tượng chữ Huyền và chữ nữ xuất hiện trên cử
cung của Lạc Thư vốn là hình tượng của bầu trời được chia thành chín cung . Như vậy Cửu Thiên Huyền Nữ là
hình tượng phản ánh một quy luật của Dịch Học được Độn Giáp Kì Môn khái quát .

- Một quy luật được mô tả bằng hình ảnh của một vị thần có quyền năng vô cùng to lớn . Điều đó chứng tỏ quy luật này
có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cuả con người .

- Cửu Thiên Huyền Nữ xuất hiện từ bao giờ ?
Theo sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư , người đầu tiên áp dụng quy luật này trong dịch học là Trương Hoành đời Hán
khi ông tạo ra mối quan hệ giữa cửu tinh với 60 hoa giáp ( cửu tinh trong tư tưởng của Trương Hoành là : nhất bạch,
nhị hắc , ...
Do vậy có thể nói Trương Hoành là người khai sinh ra Cửu Thiên Huyền Nữ .


#3 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 11/06/2016 - 22:00

Từ ví vụ trên có thể thấy Dịch Học có vai trò thực sự trong cuộc sống , chứ không phải là một thứ học thuyết viển vông
hư nhiều người vẫn nghĩ . Điều kghos nhất khi nghiên cứu dịch học là ở chỗ ; phải gạt bỏ được các phương hướng sai lầm
hiện đạng tồn tại , phải có niềm tin vào tính chất khoa học của nó .

- Một ví dụ điển hình là : Nội dung của Hà đồ , Lạc Thư

Người nghiên cứu Dịch Học hiện nay bị ám ảnh bởi quan niệm của Đạo Giáo kh họ cho rằng Hà đồ nói về sự tương sinh
của ngũ hành . Lạc thư nói về sự tương khắc . Gần như tất cả mọi người đều chấp nhận quan niệm này , mà không thấy
rằng điều đó rát vô lí :

+ Nếu thực sự Hà đồ phản ánh sự tương sinh của ngũ hành thì ngườita phải đặt hành thổ ra để tạo thành một vòng tròn
khép kín . Nghĩa là phải sử dụng hình tròng chứ không phải hình vuông . Nếu lạc thư phản ánh tính tương khắc của ngũ
hành thì người ta phải sử dụng hình ngôi sao năm cánh mà diễn tả mới đúng .
+ Điều đó cho thấy Hà đồ Lạc thư không liên quan đến sự tương sinh hay tương khắc của ngũ hành .

Rất mong ý kiến phản hồi của mọi người .


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |