Jump to content

Advertisements




Tính dụng thần tự động trong tử bình


52 replies to this topic

#1 huyk

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 123 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 11:23

Dụng thần luôn là vấn đề khó khăn phức tạp nhất của tử bình, tìm được dụng thần thì coi như đã qua được khó khăn ban đầu. Từ trước đến nay việc tìm dụng thần thường dựa vào kinh nghiệm là chính nên gây nhiều khó khăn cho người học bởi phải rất lâu mới có đủ năng lực để mà có kinh nghiệm. Một số tác giả đã đề ra các phương pháp tính điểm vượng ngũ hành để từ đó tìm dụng thần. Như Thiệu Vĩ Hoa trong Dự đoán theo tứ trụ của mình đã nêu ra cách cho điểm, tính toán xác định thân vượng nhược nhưng phương pháp này sai lầm từ lý thuyết đến thực tế. Ông Thiệu cho can có điểm là 36, chi có điểm 30, trong 30 điểm của chi gồm cả chính khí, dư khí. Vậy giả sử can giáp sinh vào tháng mão thì hai can chi này có điểm mộc là 66, can ất sinh vào tháng dần, do dần chỉ có 18 điểm mộc nên hai can chi này có điểm mộc là 54, điều này vô lý bởi vì giáp ở mão là đế vượng, ất ở dần cũng đế vượng nên thực tế điểm vượng phải như nhau chứ không thể khác xa nhau thế. Một điểm nữa là lấy lẽ trời có 360 độ mà chia cho các can chi ra điểm là gượng ép mà sai. Gượng ép là thực tế 360 độ ấy bao gồm ngũ hành can chi và cả 8 quẻ Dịch nữa, lấy lý do 360 độ có thể khiến người không biết gật gù cảm thấy có lý chứ không thể giải thích cho câu hỏi vậy khí của 8 quẻ đã vứt đi đâu rồi? Sai là từ 360 độ suy ra can có 36 độ, chi có 30 độ là rất lầm. Trong tử bình thì can không nặng bằng chi, được một can tỷ kiếp không bằng được một chi lộc nhận, thế mà ban đầu đã cho can hơn chi đến 6 điểm. Với các chi có dư khí thì ông Thiệu cho chính khí 18 điểm dư khí 9 và 3, điều này sai vì dư khí không thể nào lại làm tổn hại chính khí như thế, trong khi dư có ý là thừa ra, thêm ra, mở rộng ra, cái sai này làm cho tính toán càng về sau càng sai. Điểm nữa là cách tính sinh khắc, gần xa quá phức tạp rối rắm, tưởng như là xét hết các khả năng nhưng thực tế càng tính càng loạn, kết quả chồng chéo sai lệch không dùng được.
Điều sai nữa là ông Thiệu cho rằng nếu nhật can cộng ấn có tỷ lệ trên 40% là xem như thân vượng, chọn dụng thần theo hướng thân vượng. Điều này sai nặng, cụ thể, nếu tỷ và ấn 41%, còn thương quan đến 50% thì biết tính sao đây, có còn vượng để mà dụng tài quan nữa chăng ? Chính vì sai lầm như thế nên phương pháp của ông Thiệu đề ra cho có còn thực tế không dùng được. Điều này rất đúng với bản chất con người ông Thiệu là người viết sách không có thực tâm muốn truyền đạt kiến thức cho người khác, mọi thứ đều rất khó hiểu, bí rối, những gì hay trong sách ông đều là tổng hợp từ các sách cổ, điều này bạn đọc Việt Nam đã biết từ lâu.
Nay tôi đề ra phương pháp tính điểm mới như sau. Vì tính điểm để suy ra tỷ lệ % nên việc cho điểm ban đầu can chi chỉ là tượng trưng, cốt sao công bằng hợp lý chứ không cần bám vào độ số nào hết, vì thế để đơn giản tôi cho can ban đầu tất cả đều có 10 điểm. Vì chi có dư khí, dư có ý là thừa ra, thêm ra, mở rộng ra nên sửu thì thổ có 10 điểm, thủy 4, kim 2, dần mộc 10, hỏa 5, thổ 2, thân có kim 10,thủy 5, thổ 2. Sở dĩ thủy trong thân hơn thủy trong sửu vì trong thân thủy trường sinh. Các chi khác tương tự, vậy ban đầu chính khí của chi đều là 10 như can. Ngũ hành lệnh tháng luôn mạnh nên tăng 10%, ngũ hành tử tuyệt ở lệnh tháng bị giảm 10%, tháng kim thì mộc giảm, tháng thủy hỏa giảm, mộc kim giảm, hỏa thủy giảm. Riêng hành thổ, vì thổ bao chứa tất cả các hành khác, nên tháng thổ thì thổ tăng 10% nhưng không hành nào bị giảm điểm, ngược lại thổ cũng không bị giảm ở bất cứ tháng nào. Có tam hội cục, tam hợp cục thì hành đó được tăng 10%. Sinh khắc để tìm dụng thần thì xét số lượng can chi và lệnh tháng.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có thể lập trình tính tự động và quan trọng là ứng dụng thực tế cho kết quả đúng, nếu kết quả chưa đúng thì có thể căn chỉnh linh hoạt cho tất cả các trường hợp. Tôi đã sửa phần mềm tổng hợp để thêm phần dụng thần tử bình tự động vào, sau đây là một số lưu ý.
Khi các hành đồng đều khoảng 20% thì tứ trụ cơ bản cân bằng, phần mềm sẽ chọn “quan ấn” là dụng thần. Quan ấn tức là trong quan nên có ấn, người ấy nên có bằng cấp trình độ, có quan cùng ấn tất đắc lợi. Người ấy khi hành quan vận là tốt vì coi như gặp dụng thần, gặp ấn vận cũng được, chỉ gặp vận tài nhiều thì cẩn thận vì tài phá ấn, vì tiền mất chức, học sinh thì tài đè ấn nên học dốt... Nhiều trường hợp khác phần mềm sẽ ghi dụng thần là “ấn tỷ”, “tài quan”, tức là cả hai thần đó đều tốt nhưng nghiêng về chọn cái đứng trước làm dụng thần. Hoặc có khi do trong mệnh khuyết một hành đáng ra là dụng thần thì dùng cái thay thế trong hai thần đưa ra để làm dụng thần.
Tôi đã xét 120 trường hợp, có thể nói là hầu như không sót trường hợp nào. Nhưng vì ví dụ thực tế tôi có không đủ cho tất cả các trường hợp nên có những trường hợp tôi phải xét chay, hoặc bịa ra tứ trụ để xét, điều này làm cho kết quả có thể chưa chuẩn. Vậy khi bạn thấy lựa chọn của phần mềm khác ý bạn thì trước hết hãy xem kỹ tỷ lệ % ngũ hành được kê ra. Có thể bạn đánh giá nhầm do cảm quan của bạn không đúng bởi rất nhiều hành tàng ẩn trong chi thường bị bỏ quên khi tính bằng mắt, ví dụ Thân kim có 10 điểm kim nhưng cũng có 5 điểm thủy, nếu có 2 Thân kim là đã có 10 điểm thủy, bằng 1 can thủy lộ rõ rồi. Nếu vẫn nghĩ phần mềm sai thì bạn đưa tứ trụ lên, ta cùng trao đổi, nếu sai tôi sẽ sửa lại cho đúng. Trong trường hợp tôi với bạn có mâu thuẫn thì tất nhiên tôi giữ ý kiến của mình, nhưng tôi sẽ đưa công thức cho bạn để bạn tự sửa, tự căn chỉnh theo ý mình để có một kiểu đánh giá riêng theo kinh nghiệm của bạn. Vì trong tử bình ngay cả các bậc thầy nhiều khi vẫn cãi nhau như mổ bò nên hi vọng chúng ta không đặt nặng chuyện bất đồng quan điểm.
Với các trường hợp chuyên vượng và tòng cường thì tôi theo các sách cổ, nếu phần mềm đã kết luận là chuyên hay tòng thì thường là đúng. Nhưng vì chuyên vượng và tòng cách rất phức tạp, có trường hợp chưa hẳn tòng nhưng đến vận làm cho hành đó vượng quá thì lại phải tòng, hoặc có khi chính tôi cũng không biết là có chuyên hay không, ví dụ ngày Giáp Ất sinh tháng Thân, Dậu, trong tứ trụ có 6, 7 can chi là mộc thì có chuyên không? Vì tôi không chắc nên phần mềm sẽ trả kết quả là “Dụng thần là quan sát hoặc chuyên vượng”, “Dụng thần là ấn hoặc tòng cường”, hoặc có ghi chú “Có thể là tòng cách”…May thay thực tế các ví dụ như vậy rất hiếm gặp, nên nếu có gặp phải thì bạn tự cân nhắc đánh giá.
Cuối cùng, khó khăn nhất là trường hợp dụng thần biến đổi, khi có 2,3 hành đồng đều, không có hành nào nổi bật, hành vận làm cho một hành nào đó nổi lên thái quá thì dụng thần có thể phải thay đổi tùy hành vận cụ thể. Đã cân bằng thì dụng quan ấn lúc nào cũng khả dĩ, gặp vận tài nhiều thì dụng tỷ kiếp, tỷ kiếp nhiều dụng quan sát, quan sát nhiều dụng ấn hoặc thực thương. Trường hợp dụng thần biến đổi cũng hiếm gặp nên bạn phải tự đánh giá, dựa vào kinh nghiệm thực tế mà vận dụng tương tác với phần mềm cho phù hợp.
Khi phần mềm chọn hành nào đó làm dụng thần ví dụ hỏa ấn nhưng trong tứ trụ không có hỏa thì sẽ phải chọn dư khí, không có dư khí thì tức là tứ trụ xấu không có dụng thần, bạn phải tự chọn phương án thay thế hoặc tìm trên vận. Các trường hợp đặc biệt như Kim thần, dùng điều hậu vào mùa hè, mùa đông cũng đã được lưu ý.
Tôi để mở công thức, các vùng tô màu nền dù trống nhưng có công thức ở đó, cẩn thận không sửa chữa.
Trong tương lai tôi tin là phần mềm này sẽ đúng cho 95% các trường hợp, còn bây giờ bạn có thể tự kiểm nghiệm.
Tải phần mềm tại blog cá nhân của tôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 MJKN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 32 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 11:40

Cho dù phần mềm của bác hiệu quả ra sao thì em cũng xin cám ơn bác vì công sức đã bỏ ra và tinh thần chia sẻ trong học thuật.

#3 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 12:21

cái này nói ngay đừng buồn...
đếm số cộng trừ nhân chia là sai rồi...
lại thêm nhiều "nhưn nhị" quá... (nếu mà kiểu này:

Trích dẫn

Vì tôi không chắc nên phần mềm sẽ trả kết quả là “Dụng thần là quan sát hoặc chuyên vượng”, “Dụng thần là ấn hoặc tòng cường”, hoặc có ghi chú “Có thể là tòng cách”…May thay thực tế các ví dụ như vậy rất hiếm gặp, nên nếu có gặp phải thì bạn tự cân nhắc đánh giá.

thì thiệt tình là mất công...uống aspirin trừ nhức đầu...

#4 huyk

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 123 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 14:01

TyTy : Bạn đọc không kỹ đã viết bừa, tôi có thêm câu ở dưới là những trường hợp có ghi chú như thế chỉ rất ít thôi, hay rơi vào tòng cách, chuyên vượng vì nó cá biệt khó quyết đoán. Còn nếu bạn sùng bái Thiệu Vĩ Hoa thì xin thông báo với bạn rằng tôi đã thử với 40 ví dụ chọn dụng thần của ông Thiệu, chỉ sai có 2 trường hợp, trong đó 1 tôi sai, 1 ông Thiệu sai vì cách chọn dụng thần của ông mâu thuẫn với cách luận đại vận. Thêm nữa hoàn toàn không phải đếm cộng trừ nhân chia, tôi căn lệnh tháng và số can chi đó. Bạn quên là tôi xét 120 trường hợp à. Chớ nên vội vàng!

Sửa bởi anh033: 12/08/2011 - 14:03


Thanked by 1 Member:

#5 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 14:34

tyty thấy sao nói vậy...
kô bao giờ sùng bái 1 ai...
cho dù là khâm phục...vì dù sao người ta cũng giỏi hơn mình!
anh xét tới 120 trường hợp...
có khi nào vẫn là 1 phần trăm của Thiệu vĩ hoa?
ậy, nói thì nói vậy...
tyty kô xài phép tính điểm đó của ông ta bao wờ...

#6 TiemLong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 5 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 14:40

@anh033

Cám ơn bác đã chia sẻ.

Gã tyty này dịch vài đoạn tài liệu đã vội bibô chê bai người khác, lời văn dịch đọc không thấy trôi chút nào. Kém bác thất sát xa.

#7 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 14:48

này tiemlong: ăn nói cẩn thận đó nhe!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


nịnh nọt cũng phải đúng chứ?
tui có sao nói liền...
kô phải là chê bai ai cả...
tui đang nói tới phần xét điểm của tài liệu...
chứ kô nói tới dịch dọt gì hết...
còn tui dịch kém hay kô kém vẫn còn hơn kẻ muốn học mà lủi thủi đọc...!
tui muốn tự dịch tự học...
thấy dzui thì tui gửi lên..
kô dzui thì tội tình gì?

#8 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 15:28

Kỳ lạ nhỉ ! Trước PhieuDieu đang dịch ngon lành sao dưng có kẻ chen vào...khiến bác mất hứng bèn "cưỡi trâu về núi" bỏ dở mấy chương chơ vơ bên HKLS. Nay tyty có lòng tiếp nối thật đáng trân trọng khích lệ,sao lại...Mà thôi tyty cứ làm những việc mình thích. Tinh hay thô gì cũng được,dù sao vẫn hơn cái "lủi thủi đọc mà chẳng hiểu gì hết",ban đầu thô rồi sao sẽ tinh,chủ yếu là mình tự dịch tự học mà. Sát đại ca chắc cũng phải qua quá trình này.

#9 thanhcuibeo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 15:49

Bác anh033: phần mềm bác chia sẻ giúp ích rất nhiều cho những nghiên cứu của tôi. Tôi có 1 thắc mắc là phần tử vi bác để 2 sheets là tuvi và tv2,tôi chưa thấy sự khac biệt nào về nội dung mà chỉ thấy khác về , vậy bác có thể cho biết dụng ý của bác là gì không?

Cảm ơn bác nhiều lắm.

#10 MJKN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 32 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 15:49

Một lời chê bằng nhiều lời khen! Nhưng mà nếu "tôi" chia sẻ để rồi mọi người "chê" thì cũng có chút thất vọng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Thôi thì dĩ hòa vi quý. Khen chê đều có lợi ích riêng. Tốt nhất Tyty nêu ra " cộng trừ sai " ở điểm nào để cùng bàn luận xem sao ? Còn chuyện tyty dịch sách thì mình cũng cùng quan điểm như maianha.

#11 huyk

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 123 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 15:57

Sheet Tuvi dùng cho excel 2007 trở đi, tv2 dùng cho excel 2003 vì nó chỉ hiển thị được 3 màu thôi, sao kim sao thủy đều có màu đen.Chỉ có sheet Tuvi đủ màu ngũ hành. Vì nhiều bạn ở Vietnam vẫn dùng Office cũ, nếu để sheet Tuvi chạy excel 2003 sẽ không ra màu. Các phần mềm khác như halac, qdich, pthuy, hoten xem chi tiết tại blog của tôi.

#12 thanhcuibeo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 12/08/2011 - 16:31

Anh033:
Xin cho TCB hỏi thêm chút nữa là phần tính dụng thần của anh đã xét tới các trường hợp ngoại cách như hóa khí?
Vì mới nghiên cứu chưa sâu nên có gì ngây ngô mong anh bỏ quá. Cảm ơn anh nhiều.

#13 huyk

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 123 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 13/08/2011 - 08:43

Tòng cách và chuyên vượng đã được xét cẩn thận, riêng hóa khí vì mệt quá nên tôi chưa làm. Vì phải căn cả 5 cặp thiên can, địa chi, rồi hóa thật hóa giả nên khá phức tạp. Đành để sau vậy.

#14 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 14/08/2011 - 06:20

@ anh033 : trên trang dichhoc.Wordpress.com bác có đưa ra 2 tứ trụ để chứng minh phương pháp "phần mềm chọn dụng thần" là khả dụng.Qua cách luận của bác,mah có cảm giác: chắc vì phần mềm đã chọn sẵn dụng thần nên bác cứ thế căn cứ vào đó mà luận...,việc này rất dễ dẫn dắt bác theo cách luận "gọt chân cho vừa giày" lắm bác ạ . Sau đây là 2 tt do bác đưa ra,và mah sẽ đóng vai phản biện nhá.
1/ Nhạc Phi : Quí mùi-ất mão-giáp tí-kỉ tị
Bác cho rằng ở vận Tân hợi,tiểu vận Canh dần,năm Tân dậu NP chết là vì : vận Hợi hợp cục mộc hóa xuất khắc mạnh vào Kỉ thổ dụng thần(Kỉ thổ theo cách chọn dụng thần của bác).Canh,Tân,dậu không khắc được mệnh cục,mà còn làm tiết khí Thổ dụng thần.Tức Nhạc Phi chết không phải vì Giáp nhật bị Canh Tân Dậu khắc.
Theo mah : tt đạt Kình dương cách,dùng Sát phối Tài Ấn (Tài sinh Sát,Ấn hộ Sát) .Dùng Sát cho cách cục Kình dương là hợp lý, vì vai trò tướng soái quân đội không thể thiếu Sát. Ông chết ở thời điểm trên vì vận Hợi: chữ hợi là đất tuyệt của Tị. Tị tuyệt thì Kỉ can trên cũng mất đất theo,lại bị hợp. Chữ Hợi hợp cục mão mùi, bát tự trên lúc này biến hóa thành tòng cường cách (Khúc trực cách).Chỉ cần có thế các Kị thần liền hẹn nhau hội tụ ở Phong Ba Đình (nơi NP thọ hình),lấy thời điểm:đại vận (Tân))+tiểu vận (canh)+ năm (dậu) là biến thành Kim đao giáng xuống mệnh mộc Khúc trực cách.
mai an hạ .
(còn tiếp)

#15 huyk

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 123 Bài viết:
  • 212 thanks

Gửi vào 14/08/2011 - 09:16

Không phải phần mềm chọn thế mà luận như vậy. Khi viết phần mềm thì tôi phải biết dụng thần đã thì mới viết được chứ.
Tôi theo cách truyền thống, dụng thần luôn là cốt lõi trong mệnh và vận. Nhạc Phi tôi tin mình luận đúng, bóc mẽ được ông Thiệu. Còn bạn bảo Tỵ tuyệt ở Hợi là sai, tỵ âm hỏa xét ngũ hành như Đinh, Ngọ mới tuyệt ở Hợi, điều này sách đã viết và thực tế đúng như vậy.
Mấu chốt vấn đề là ở hợp cục mộc trường sinh đế vượng quá mạnh mẽ. Nếu bảo thành tòng cách bị kim khắc thì tôi cho là không đúng, vì có 3 thủy rất mạnh, nhất là quí trường sinh đế vượng thì kim làm gì được, bởi kim đã tuyệt lại nhược ở đại vận, tức là dù kim số lượng nhiều nhưng lực thua xa mộc và thủy.
Dụng thần vẫn quyết định, mộc kỵ thần hợp thành rừng tranh hết đất nên chết. Nếu đại vận Tân dậu thì lại tốt, khắc được kỵ thần mộc. Ví dụ Nhạc Phi cần chú ý mộc là bản thân nhưng mộc cũng là kỵ thần, kỵ thần quá vượng bị khắc là tốt nên bám vào lý kim khắc mộc xấu là chỉ thấy ngũ hành bề nổi, quên mất vấn đề cơ bản của tử bình.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |